Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Khoa học tự nhiên 6 bài 19 đến 28

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 10 trang )

3. Các loại cân thông dụng

a) Cân tạ

b) Cân đòn

c) Cân đồng hồ

d) Cân y tế

4. Một số dụng cụ đo thời gian thông dụng

a) Đồng hồ kim

b) Đồng hồ số

c) Đồng hồ bấm giây
hiện số

d) Đồng hồ bấm giây

Hình 2.13. Một số dụng cụ đo

Ghi tên dụng cụ đo mà em biết và hoàn thành theo bảng 2.1.
Bảng 2.1. Bảng các dụng cụ đo
STT

Tên dụng cụ đo

GHĐ


ĐCNN

Đại lượng cần đo

1

Thước thẳng

1m

1 cm

Độ dài

2
3
4
5
19


Trình bày cấu tạo và cách sử dụng một dụng cụ đo mà em biết.
– Thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến của nhóm.
– Báo cáo với thầy (cô) giáo về kết quả hoạt động.
– Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo.

1. Nêu cấu tạo (các bộ phận chính) của cân đồng hồ, cách sử dụng cân và thực hành
đo khối lượng của một vật.
2. Hãy xem các kí hiệu trên hình 2.14, chỉ ra và ghi vào vở nội dung các kí hiệu
đó nói gì.


1. Chất độc (T) và
rất độc (T+)

4. Chất gây nổ (E)

2. Chất dễ cháy (F)
và rất dễ cháy (F+)

5. Chất oxi hóa mạnh (O)

6. Chất ăn mòn (C)

Hình 2.14
20

3. Chất dễ bắt lửa (Xi )
và độc (Xn )

7. Chất gây nguy hiểm
với môi trường (N)


1. Trao đổi với người thân để tìm hiểu thêm về an toàn cháy nổ, an toàn điện, sơ
cứu bỏng hoá chất, vệ sinh môi trường trong phòng thí nghiệm hoặc phòng học bộ môn
của nhà trường. Viết một bài nói về điều này để chia sẻ với bạn thông qua “góc học tập”
của lớp.
2. Làm một bảng nội quy phòng thí nghiệm, chia sẻ với các bạn thông qua “góc
học tập” của lớp.
3. Đọc các bài viết của các bạn khác và có lời khen bạn mình qua hộp thư “những điều

em muốn nói”.

21


CHỦ ĐỀ 2

CÁC PHÉP ĐO
VÀ KĨ NĂNG THÍ NGHIỆM

22


Bài 3. ĐO ĐỘ DÀI, THỂ TÍCH, KHỐI LƯỢNG

Mục tiêu
– Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
– Đo được thể tích một lượng chất lỏng, thể tích vật rắn không thấm nước
bằng bình chia độ, bình tràn, đo được khối lượng bằng cân.
– Biết cách xác định khối lượng riêng của vật.
– Hình thành tác phong, năng lực thực hành thí nghiệm, nghiên cứu
khoa học.

Trong cuộc sống hằng ngày, rất nhiều trường hợp mà con người muốn biết được kích
thước, thể tích và khối lượng của các vật ở xung quanh. Làm thế nào để xác định được
các đại lượng này ?
Cùng bạn nghiên cứu và tìm hiểu bài toán sau đây :
Hai vật kim loại hình hộp chữ nhật có kích thước khác nhau như hình 3.1. Làm thế nào
để đo được kích thước, thể tích và khối lượng của nó ?


Vật A

Vật B
Hình 3.1. Vật kim loại hình hộp chữ nhật

23


Trao đổi với bạn để đưa ra phương án đo đối với vật A hoặc vật B. Ghi vào vở ý kiến
của em theo gợi ý ở bảng 3.1 dưới đây :
Bảng 3.1
Đại lượng đo

Giá trị
ước lượng

Dụng cụ
đo

GHĐ

ĐCNN

Cách đo
như thế nào

dài
1. Kích thước
của vật


rộng
cao

2. Thể tích của vật

3. Khối lượng của vật

– Mỗi bạn trình bày ý kiến của mình trước nhóm.
– Trao đổi với các bạn trong nhóm để đưa ra ý kiến của nhóm.
– Báo cáo kết quả với thầy (cô) giáo.
– Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo.

1. Đo độ dài
– Thảo luận để lựa chọn thước và phương án đo kích thước của vật.
– Chuẩn bị : Một số thước đo độ dài, vật kim loại hình hộp chữ nhật.
– Tiến hành đo : chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật.
– Ghi lại kết quả theo bảng 3.2
24


Bảng 3.2. Nhận xét về kết quả khi đo ba lần, giống hay khác nhau ?
Đại lượng
đo

Lần
thứ

Chiều dài
(mm)


Chiều cao
(Bề dày)
(mm)

Chiều rộng
(mm)

Nhận xét

1
Kích thước
của vật A

2
3

2. Đo thể tích
– Thảo luận nhóm để đưa ra phương án đo thể tích của vật rắn không thấm nước
thông qua việc đo thể tích của chất lỏng trong trường hợp vật có kích thước nhỏ hơn
bình chia độ.
– Chuẩn bị : Một số bình chia độ đo thể tích chất lỏng, một số ca đong, bình tràn, vật
rắn kim loại có kích thước nhỏ hơn bình chia độ, bình đựng nước, nhíp gắp, khăn bông.
– Tiến hành đo, ghi kết quả theo bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả đo thể tích
Đại lượng
đo

Thể tích
ước lượng
(cm3)


Dụng cụ đo
GHĐ

ĐCNN

Lần
đo

Thể tích
nước trong
bình chia độ
khi có vật A
nhúng chìm

1

Thể tích
nước trong
bình chia độ
khi kéo vật A
ra khỏi bình

1

2

Thể tích
đo được
(cm3)


Kết quả
trung bình (cm3)

V1 =

3

2

V2 =

3

– Thể tích của vật rắn : V = .....................
– Thực hiện phương án đo khác (nếu có).
25


3. Đo khối lượng
– Chuẩn bị : Cân đồng hồ hoặc cân điện tử, vật kim loại hình hộp chữ nhật.
– Thảo luận để lựa chọn dụng cụ và phương án đo khối lượng của vật.
– Tiến hành đo.
– Ghi lại kết quả theo bảng 3.4
Bảng 3.4. Kết quả đo khối lượng
Đại lượng
đo

Khối lượng
ước lượng

(g)

Dụng cụ đo
GHĐ

ĐCNN

Lần
đo

Khối lượng
đo được
(g)

Kết quả
trung bình (g)

1
Khối lượng
vật A

2

m=

3

– Báo cáo kết quả với thầy (cô) giáo.
– Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo.


1. Đọc thông tin trong khung dưới đây. Ghi tóm tắt vào vở.
Trong hệ thống đo lường hợp pháp :
– Độ dài có các đơn vị đo là kilômét (km), mét (m), đềximét (dm), xentimét (cm),
milimét (mm),...
– Thể tích có đơn vị đo là mét khối (m3), đềximét khối (dm3), xentimét khối (cm3),
milimét khối (mm3)…
– Khối lượng có đơn vị đo là kilôgam (kg), gam (g), miligam (mg),...
Hai vật (hoặc chất lỏng) có thể tích như nhau nhưng khối lượng có thể khác
nhau. Người ta so sánh chúng bằng cách đo khối lượng của cùng một đơn vị thể
tích của nó, và gọi là khối lượng riêng của vật (hoặc chất lỏng).
26


Gọi m là khối lượng, V là thể tích của vật (hoặc chất lỏng) thì khối lượng riêng
D được tính bằng công thức :
m
D=
V
Nếu khối lượng m tính bằng kilôgam (kg), thể tích V tính bằng mét khối (m3)
thì đơn vị của khối lượng riêng tính là kilôgam trên mét khối (kg/m3). Ngoài ra
khối lượng riêng còn có đơn vị là gam trên xentimét khối (g/cm3).
Tra cứu bảng 3.6, thực hiện :
– Đổi đơn vị chiều dài, chiều rộng, chiều cao của vật ra mét.
– Đổi đơn vị khối lượng của vật ra kilôgam, thể tích ra mét khối.
– Tính khối lượng riêng của vật.
2. Đưa ra quy trình đo theo gợi ý bảng 3.5 dưới đây :
Bảng 3.5. Ghép các nội dung ở cột bên phải sang cột bên trái để có quy trình đo
đúng nhất.
Quy trình đo


Nội dung

Bước 1 : .......................................................

– Tiến hành đo các đại lượng.

Bước 2 : .......................................................

– Xác định dụng cụ đo, thang đo, điều chỉnh

Bước 3 : .......................................................

– Ước lượng đại lượng cần đo.

Bước 4 : .......................................................

dụng cụ đo về vạch số 0.

– Thông báo kết quả.

3. Trong hình 3.2 và hình 3.3 là cách đặt vật, đặt bình và đặt mắt khi đo. Cách nào
là đúng nhất ?

Hình 3.2. Cách đặt vật và đặt mắt đọc kết quả đo độ dài
27


Hình 3.3. Cách đặt bình và đặt mắt đọc kết quả đo chất lỏng trong bình chia độ

4. Đọc thông tin trong khung dưới đây. Ghi tóm tắt cách tính giá trị trung bình

và cách ghi kết quả đo.
Những giá trị đo được thông thường bị sai lệch với giá trị thực của nó một
lượng nhỏ, người ta gọi là độ sai lệch của phép đo hay sai số của phép đo.
Sai số của phép đo bị ảnh hưởng bởi khoảng cách các vạch chia trên dụng cụ
đo gọi là sai số của dụng cụ đo. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến
sai số của phép đo, chẳng hạn như cách đặt mắt đọc số liệu, sự dính ướt, cong
vênh dụng cụ đo, vật đo, những tác động của môi trường xung quanh trong quá
trình đo,…
Để đo chính xác nhất (sai số nhỏ nhất) phải bố trí các vật cần đo, dụng cụ đo
tuân theo các bước đo và chú ý đến cách đọc kết quả.
Quy ước viết kết quả đo :
Giá trị đại lượng đo = Trung bình cộng các kết quả các lần đo ± sai số
Trong chương trình THCS ta bỏ qua sai số, và quy ước giá trị đại lượng đo
bằng trung bình cộng các kết quả của các lần đo, lấy sau dấu phảy một chữ số
thập phân.
Ví dụ : Dùng thước GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm để đo chiều dài l của một vật, ba lần
đo với kết quả lần lượt là 78 cm, 79 cm, 79 cm. Giá trị trung bình của đại lượng cần
đo là : (78+79+79)/3 = 78,666 (cm). Giá trị đo được biểu diễn như sau :

l 78,7 (cm)
28



×