Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.68 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

BÙI DANH CÔNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH
CUNG ỨNG ĐIỆN CỦA CÔNG TY
ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Ái Đoàn

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tổng hợp từ nhiều nguồn
tài liệu tham khảo. Qua số liệu thu thập thực tế, tổng hợp tại Công ty Điện lực Hưng
Yên - nơi tôi đang làm việc, không sao chép bất kỳ luận văn nào trước đó và dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn Ái Đoàn, Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội.
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đánh giá, kiến
nghị đưa ra đều xuất phát từ thực tiễn sản xuất và kinh nghiệm của bản thân, chưa
từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận
bởi “Hội Đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế”.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên./.
Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2015


Tác giả

Bùi Danh Công


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu chương trình cao học quản lý kinh tế
của trường Đại học Mỏ - Địa chất đã giúp tác giả nhận thức sâu sắc về cách thức
nghiên cứu, phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu và lựa chọn đề tài luận văn
tốt nghiệp cao học; đồng thời góp phần củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn
được vững vàng, nâng cao năng lực thực hành, khả năng thích ứng trước sự phát
triển của khoa học, kĩ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện, giải quyết độc lập
những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo và phục vụ cho công tác hàng ngày
được tốt hơn. Việc thực hiện nhiều bài tập nhóm trong thời gian học đã giúp tác giả
sớm tiếp cận được cách làm, phương pháp nghiên cứu, tạo tiền đề cho việc độc lập
trong nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy giáo hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Ái Đoàn đã giúp đỡ, hướng dẫn hết
sức chu đáo, nhiệt tình trong quá trình thực hiện để tác giả hoàn thành luận văn thạc
sĩ này;
Các Thầy giáo, Cô giáo, các CBCV khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh, phòng
đào tạo sau đại học và Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất, đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tác giả trong quá trình tiến hành thực nghiệm đề tài và bảo vệ luận văn thạc sĩ;
Các đồng chí lãnh đạo và tập thể CBCNV thuộc Công ty Điện lực Hưng
Yên đã giúp đỡ tác giả thực hiện việc nghiên cứu, thu thập các số liệu để hoàn thành
luận văn thạc sĩ này; các đồng nghiệp là những người đã hoàn thành chương trình
cao học, đã dành thời gian đọc, đóng góp, chỉnh sửa và hiệu chỉnh cho luận văn thạc
sĩ này được hoàn thiện tốt hơn;
Những người trong gia đình, bạn bè của tác giả đã giúp đỡ, tạo điều kiện về
thời gian, động viên trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này;

Tác giả mong muốn được tiếp tục nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ và tạo mọi
điều kiện quan tâm giúp đỡ của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, các bạn bè, đồng
nghiệp và người thân.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................2
MỤC LỤC........................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................................6
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG ĐIỆN....4
1.1. Tổng quan lý luận về quản lý quá trình cung ứng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.....4

1.1.1. Khái niệm về quản lý quá trình cung ứng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.............................4
1.1.2. Đặc điểm hàng hóa “điện” ảnh hưởng đến công tác quản lý quá trình cung ứng điện..................7
1.1.3. Nội dung của công tác quản lý quá trình cung ứng điện tại các doanh nghiệp điện.......................8
1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng quản lý quá trình cung ứng điện................................................9
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý cung ứng điện.........................................................9


1.2. Kinh nghiệm về quản lý cung ứng điện của một số công ty điện lực trong ngành điện......9
1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý cung ứng điện của Công ty điện lực Điện lực Bắc Ninh............................9
1.2.2. Kinh nghiệm về quản lý cung ứng điện của Công ty điện lực Điện lực Hà Nam............................11
1.2.3. Kinh nghiệm về quản lý cung ứng điện của Công ty điện lực Điện lực Vĩnh Phúc........................12

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan.............................................................13
Kết luận chương 1..............................................................................................................14

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CUNG ỨNG ĐIỆN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC
HƯNG YÊN...................................................................................................................15
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Điện lực Hưng Yên........................................................15
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................................................................15
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực Hưng Yên.............................................................................16
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của Công ty Điện lực Hưng Yên.......................17
2.1.4. Đặc điểm lưới điện tỉnh Hưng Yên.................................................................................................19

2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên giai
đoạn 2010-2014..................................................................................................................21


2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý cung ứng điện...................................................................21
2.2.2. Phân tích các nội dung quản lý cung ứng điện..............................................................................25
2.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý cung ứng điện........................................59

2.3. Kết luận chung về công tác quản lý cung ứng điện tại Công ty Điện lực Hưng Yên...........63

.....................................................................................................................................66
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CUNG ỨNG ĐIỆN CỦA CÔNG TY
ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN....................................................................................................67

3.1. Những định hướng phát triển điện lực tại tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015 có xét đến
2020................................................................................................................................... 67
3.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật định hướng phát triển..............................................................67
3.1.2. Dự báo nhu cầu phụ tải và quy hoạch lưới điện đến năm 2020...................................................68
3.1.3. Mục tiêu tổng quát.........................................................................................................................74

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên.................74

3.2.1. Nhóm giải pháp để hoàn thiện lưới điện.......................................................................................74
3.2.2. Nhóm giải pháp về nhân sự...........................................................................................................81
3.2.3. Nhóm giải pháp giảm tổn thất điện năng......................................................................................85
3.2.4. Nhóm giải pháp về nâng cao sự hài lòng của khách hàng.............................................................91

Kết luận chương 3..............................................................................................................95

KẾT LUẬN......................................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................1
PHỤ LỤC.........................................................................................................................3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CBCNV

Cán bộ công nhân viên.

CNKT

Công nhân kỹ thuật.


CMIS

Hệ thống thông tin quản lý khách hàng. (Customes Management
Information System)

DMS

Các ứng dụng đi cùng với hệ thống SCADA phục vụ quản lý lưới
điện phân phối. (Distribution Management System)

ĐTXD

Đầu tư xây dựng.

ĐZ

Đường dây.

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam. (Electricity Viet Nam)

GIS

Hệ thống thông tin địa lý. (Geographic Information System)

MBA

Máy biến áp.


MAIFI

Chỉ số tần suất mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân
phối. (Momentary Average Interruption Frequency Index)

MVAR

Công suất phản kháng.

MW

Công suất tác dụng.

NPC

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. (Northern Power Corporation)

OMS

Hệ thống quản lý trực tuyến. (Online Management System)

PCHY

Công ty Điện Hưng Yên (Power Company Hưng Yên).

PSS/E

Hệ thống điện mô phỏng kỹ thuật. (Power System Simulator for
Engineering)


QLVH

Quản lý vận hành.

SAIDI

Thời gian gián đoạn cung cấp điện trung bình của lưới điện. (System
Average Interruption Duration Index)

SAIFI

Số lần gián đoạn cung cấp điện trung bình của lưới điện. (System
Average Interruption Frequency Index)

SAS

Hệ thống tự động hóa trạm. (Substation Automation System)

SCL

Sửa chữa lớn.


SCADA

Hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu. (Supervisory
Control And Data Acquisition)

SCTX


Sửa chữa thường xuyên.

TBA

Trạm biến áp.

TKKTTC

Thiết kế kỹ thuật thi công.

TSCĐ

Tài sản cố định.

RMU

Tủ điện RMU (Ring Main Unit)

SXKD

Sản xuất kinh doanh.


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang


Bảng 2.1: Các phòng chức năng của Công ty Điện lực Hưng Yên...................................16
Bảng 2.2: Các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty Điện lực Hưng Yên............................16
Bảng 2.3: Phân bổ lao động tại Công ty Điện lực Hưng Yên giai đoạn 2010-2014..........17
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh điện năng giai đoạn 2010 - 2014....................................22
Bảng 2.5: Chỉ tiêu các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện...................................................23
Bảng 2.6: Chỉ tiêu tổn thất điện năng giai đoạn 2010 - 2014.........................................24
Bảng 2.7: Kế hoạch thực hiện công tác ĐTXD năm 2015................................................28
Bảng 2.8: Kế hoạch thực hiện công tác SCL năm 2015...................................................28
Bảng 2.9: Kế hoạch thực hiện công tác SCTX năm 2015.................................................28
Bảng 2.10: Kế hoạch thực hiện các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện năm 2015...............34
Bảng 2.11: Thống kê sự cố lưới điện tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2014.....................37
Bảng 2.12: Chỉ số độ tin cậy SAIDI và SAIFI lưới điện phân phối một số thành phố trên
Thế giới năm 2014........................................................................................................46
Bảng 2.13: Kết quả giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2010 - 2014..............................47
Bảng 2.14: Các đường dây trung thế có tỷ lệ tổn thất thực hiện cao hơn TTKT.............47
Bảng 2.15: Các đường dây trung áp có tỷ lệ tổn thất thực hiện lớn hơn 3%..................48
Bảng 2.16: Các TBA công cộng có tỷ lệ tổn thất thực hiện cao hơn TTKT (trên 2.5%).....48
Bảng 2.17: Số khách hàng mua điện trực tiếp giai đoạn 2010 - 2014............................52
Bảng 2.18: Qui định thời gian và hình thức kiểm tra lưới điện......................................57
Bảng 3.1. Bảng cung ứng lưới điện của công ty Điện lực Hưng Yên...............................73


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT

Tên bảng

Trang

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực Hưng Yên..............................................17

Hình 2.2: Kết quả kinh doanh điện năng giai đoạn 2010 - 2014.....................................22
Hình 2.3: Chỉ tiêu tổn thất điện năng giai đoạn 2010-2014...........................................25
Hình 2.4: Công suất sử dụng cực đại các năm từ 2010 đến 2014...................................31
Hình 2.5: Điện thương phẩm các năm từ 2010 đến 2014..............................................31
Hình 2.6: Công suất sử dụng cực đại các năm từ 2010 đến 2014...................................35
Hình 2.7: Tỷ lệ vụ sự cố thoáng qua đường dây phát hiện nguyên nhân và không phát
hiện nguyên nhân.........................................................................................................40
Hình 2.8: Chỉ số SAIDI tổng hợp năm 2012, 2013 và 2014..............................................43
Hình 2.9: Chỉ số SAIFI tổng hợp năm 2012, 2013 và 2014..............................................44
Hình 2.10: Chỉ số MAIFI tổng hợp năm 2012, 2013 và 2014...........................................44
Hình 2.11: Tỷ lệ chỉ số SAIDI tương ứng các trường hợp ngừng cấp điện......................45
Hình 2.12: Tổn thất điện năng giai đoạn 2010-2014......................................................47
Hình 2.13: Số lượng khách hàng mua điện trực tiếp giai đoạn 2010-2014....................52
Hình 2.14: Tỷ trọng khách hàng của 09 Điện lực............................................................53
Hình 2.15: Tỷ trọng số thu tiền điện của các Điện lực năm 2014....................................56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Điện năng là một loại hàng hóa mang tính đặc thù, là động lực để phát triển
sản xuất và đời sống xã hội, là sản phẩm thiết yếu và được sử dụng rộng rãi nhất
trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế và đời sống của con người. Từ khi
chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành
điện nói chung và Công ty Điện lực Hưng Yên nói riêng đã phải cố gắng, nỗ lực,
củng cố rất nhiều để thích nghi trong điều kiện mới.
Ngày nay, cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, đời sống xã hội không ngừng được nâng

cao; các khu công nghiệp, khu đô thị, dân cư ngày càng nhiều, đòi hỏi việc cấp điện
cho khách hàng sử dụng điện phải đảm bảo các chỉ tiêu về mặt kinh tế, cung cấp
điện an toàn, liên tục, ổn định; chất lượng điện năng phải đảm bảo, linh hoạt trong
cấp điện ở khu vực và cả hệ thống điện.
Từ khi Việt Nam hội nhập nền kinh tế Thế giới (WTO), yêu cầu đổi mới
ngành điện, thay đổi cơ chế vận hành điện ngày càng trở nên cấp bách để hướng
đến thị trường điện phân phối cạnh tranh vào năm 2022 (theo Quyết định số
26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ). Thị trường phát điện
cạnh tranh đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2012, cơ chế bao cấp cho
ngành điện dần được loại bỏ và vị thế độc quyền của các Tổng Công ty phân phối
điện dần được xóa bỏ, môi trường kinh doanh điện năng ngày càng khó khăn, đối
mặt với nguy cơ cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường điện ngày càng cao.
Chính vì vậy, đòi hỏi cần phải xây dựng và quản lý vận hành tốt hệ thống lưới điện
nói chung và hệ thống lưới điện phân phối nói riêng nhằm đảm bảo cấp điện cho
khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cả bề rộng lẫn chiều sâu, tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng điện và tính cạnh tranh trong việc
cung ứng điện cho khách hàng.


2

Là một cán bộ gần 15 năm công tác trong ngành điện, hơn bao giờ hết, tác
giả ý thức được rằng cần có nhũng giải pháp tăng cường trong công tác quản lý
cung ứng điện cho phù hợp với điều kiện mới, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế
thế giới, đáp ứng đầy đủ hơn nữa nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và thị
trường. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện
của Công ty Điện lực Hưng Yên” làm Đề tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện của Công
ty Điện lực Hưng Yên dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản

lý quá trình cung ứng điện của Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác cung ứng điện của Công ty
Điện lực Hưng Yên.
- Đối tượng nghiên cứu là một quá trình vận động đòi hỏi phải quan sát, phân
tích việc tổ chức và quản lý kinh doanh trong một thời gian nhất định. Để có thể đi
sâu và làm rõ, theo qui mô luận văn này, học viên sẽ cố gắng tập trung ở phạm vi
cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên, từ đó sẽ cố gắng đưa ra các giải
pháp tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên.
- Số liệu phân tích thực trạng được lấy trong giai đoạn (2010 - 2014).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở kiến thức cơ bản đã tiếp thu được ở khóa Cao học và qua kinh
nghiệm thực tế trong quá trình công tác tại Công ty Điện lực Hưng Yên. Để đạt
được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của việc cung ứng điện đối với ngành
điện nói chung và đối với Công ty Điện lực Hưng Yên nói riêng.
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng vấn đề cung ứng điện của Công ty Điện
lực Hưng Yên giai đoạn từ 2010 - 2014.
- Từ đó, đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý quá trình cung ứng điện
của Công ty Điện lực Hưng Yên.


3

5. Phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận được dựa trên các yếu tố cơ bản của:
- Chiến lược cung ứng điện năng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Những kiến thức thu được qua khóa học và thực tiễn công tác quản lý của
bản thân.
* Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, để thực hiện các nội dung

luận văn, học viên sử dụng phương pháp khảo sát, phân tích để đánh giá cho đúng
được thực trạng công tác cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Phạm vi nghiên cứu và áp dụng đối với đề tài là Giải pháp quản lý quá trình
cung ứng điện của Công ty Điện lực Hưng Yên. Tuy nhiên, do tính thống nhất của
ngành điện về chức năng, nhiệm vụ cung ứng điện, thì nội dung cung ứng điện của
một Công ty Điện lực có nhiều điểm tương đồng cơ bản, nên có thể nghiên cứu áp
dụng cho các Công ty Điện lực khác.
Ngoài ra, còn xem xét kinh nghiệm về công tác quản lý quá trình cung ứng
điện của một số Công ty Điện lực trong ngành điện.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội
dung chính của luận văn được bố cục thành 3 chương trong 97 trang, 18 bảng biểu
và 15 hình vẽ.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý quá trình cung ứng điện
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty
Điện lực Hưng Yên
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý cung ứng điện của Công ty
Điện lực Hưng Yên


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG ĐIỆN
1.1. Tổng quan lý luận về quản lý quá trình cung ứng hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về quản lý quá trình cung ứng hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm về hàng hóa, cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệp
a. Khái niệm về hàng hóa, dịch vụ:
+ Khái niệm về hàng hóa: Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả
mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
+ Khái niệm về dịch vụ: Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên
(người bán) có thể cung cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang
tính sở hữu. Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất.
b. Khái niệm về cung ứng hàng hóa, dịch vụ:
+ Khái niệm về cung ứng hàng hóa: Cung ứng hàng hoá là việc tổ chức nguồn
hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
Trong bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào hoạt động kinh doanh cũng bắt
đầu từ việc tổ chức mua hàng và kết thúc bằng việc bán hàng. Nhưng muốn có hàng
để bán cho khách hàng thì trước hết doanh nghiệp luôn phải được cung ứng hàng hoá.
Để hiểu rõ hơn về cung ứng hàng hoá ta sẽ xem xét đến 3 khái niệm mua
hàng, thu mua và cung ứng:
*Mua hàng
Mua hàng là một trong những chức năng cơ bản của mọi tổ chức. Mua hàng
gồm những hoạt động có liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, máy móc, hàng
hoá, trang thiết bị, các dịch vụ…để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Các hoạt động đó bao gồm:


5

- Phối hợp các phòng ban, bộ phận để xác định nhu cầu hàng hoá, nguyên vật
liệu, máy móc cần cung cấp
- Tổng hợp nhu cầu của toàn bộ doanh nghiệp, xác định lượng hàng hoá thực
sự cần mua
- Xác định các nhà cung cấp tiềm năng
- Thực hiện nghiên cứu thị trường cho những hàng hoá nguyên vật liệu

quan trọng
- Đàm phán với nhà cung cấp tiềm năng
- Phân tích các đề nghị
- Lựa chọn nhà cung cấp
- Soạn thảo đơn đặt hàng, hợp đồng
- Thực hiện các hợp đồng và giải quyết vướng mắc gặp phải
- Thống kê theo dõi các số liệu mua hàng
*Thu mua
Thu mua là hoạt động thiết yếu của tổ doanh nghiệp, là sự phát triển, mở
rộng chức năng mua hàng. So với mua hàng thì trong thu mua người ta trú trọng nhiều
hơn đến các vấn đề mang tính chiến lược. Cụ thể thu mua bao gồm các hoạt động:
- Tham gia vào việc phát triển các nhu cầu nguyên vật liệu, dịch vụ, các chi
tiết kỹ thuật
- Thực hiện các nghiên cứu về nguyên vật liệu và quản lý các hoạt động phân
tích có giá trị
- Thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về thị trường hàng hoá nguyên vật liệu
- Thực hiện các hoạt động của chức năng mua hàng
- Quản trị chất lượng của các nhà cung cấp
- Quản trị quá trình vận chuyển
- Quản trị các hoạt động mang tính đầu tư như: tận dụng sử dụng lại các
nguyên vật liệu
*Cung ứng
Đây là sự phát triển ở một bước cao hơn của thu mua. Nếu mua hàng và thu


6

mua chủ yếu là các hoạt động mang tính chiến thuật thì cung ứng tập trung chủ yếu
vào các chiến lược. Những hoạt động cụ thể của cung ứng là:
- Đặt quan hệ trước để mua hàng và đặt quan hệ trước với các nhà cung cấp

ngay trong quá trình thiết kế sản phẩm và phát triển các chi tiết kỹ thuật kèm theo
của các sản phẩm quan trọng.
- Thực hiện chức năng mua hàng và các hoạt động của quá trình thu mua.
- Sử dụng nhóm chức năng chéo trong việc xác định và lựa chon nhà cung ứng.
- Sử dụng sự thoả thuận 2 bên khi mua hàng và các liên minh chiến lược với các
nhà cung cấp để phát triển mối quan hệ thân thiện và các mối quan hệ có lợi cho cả đôi
bên với những nhà cung cấp chủ yếu cũng như để quản lý chất lượng và chi phí.
- Tiếp tục xác định những nguy cơ và cơ hội trong môi trường cung ứng của
công ty.
- Phát triển các chiến lược.
- Tiếp tục quản lý việc cải thiện dây chuyền cung ứng.
- Tham gia năng động vào quá trình hoạch định chiến lược phối hợp.
Sau khi xem xét 3 khái niệm trên, ta nhận thấy giữa mua hàng, thu mua và
cung ứng có mối quan hệ mật thiết, là các bước tiến hoá của cung ứng. Hình thức
sau bao gồm hình thức trước và có phạm vi hoạt động rộng hơn, mang tính chiến
lược nhiều hơn.
+ Khái niệm về cung ứng dịch vụ: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương
mại, theo đó (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một
bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ
thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
1.1.1.2. Khái niệm về quản lý quá trình cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong
doanh nghiệp
Quản lý cung ứng hàng hóa, dịch vụ là sự phát triển ở một bước cao hơn của
thu mua. Nếu mua hàng và thu mua chủ yếu là các hoạt động mang tính chiến thuật
thì quản trị cung ứng tập trung chủ yếu vào các chiến lược. Những hoạt động cụ thể
của quản trị cung ứng hàng hóa, dịch vụ là:


7


- Đặt quan hệ trước để mua hàng (Early Purchasing Involvement - EPI) và
đặt quan hệ trước với các nhà cung cấp (Early Supplier Involvement - ESI) ngay
trong quá trình thiết kế sản phẩm và phát triển các chi tiết kỹ thuật kèm theo của các
sản phẩm quan trọng, việc làm này được thực hiện bởi nhóm chức năng chéo.
- Thực hiện chức năng mua hàng và các hoạt động của quá trình thu mua
- Sử dụng sự thỏa thuận 2 bên khi mua hàng và các liên minh chiến lược với
các nhà cung cấp để phát triển mối quan hệ với những nhà cung cấp chủ yếu cũng
như quản lý chất lượng và chi phí.
- Tiếp tục xác định những nguy cơ và cơ hội trong môi trường cung ứng của
doanh nghiệp.
- Phát triển các chiến lược, các kế hoạch thu mua dài hạn cho các nguyên
liệu chủ yếu.
- Tiếp tục quản lý việc cải thiện dây chuyền cung ứng.
- Tham gia năng động vào quá trình hoạch định chiến lược phối hợp.
1.1.2. Đặc điểm hàng hóa “điện” ảnh hưởng đến công tác quản lý quá trình cung
ứng điện
+ Đặc điểm hàng hóa “điện”: “Điện” là một loại hàng hoá đặc biệt, quá trình
kinh doanh điện năng bao gồm 3 khâu liên hoàn: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối
điện năng xảy ra đồng thời, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ không qua một khâu
thương mại trung gian nào. Để hệ thống điện vận hành tối ưu mang lại hiệu quả
kinh tế cao thì yếu tố rất quan trọng là cần có sự cân bằng giữa công suất phát ra và
công suất tiêu thụ. Vì điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt với các đặc điểm
riêng là không nhìn thấy, không có hàng hóa tồn kho, không có sản phẩm dang dở
và sản phẩm dự trữ.
Điện năng là một loại hàng hóa mang tính đặc thù, là động lực để phát triển
sản xuất và đời sống xã hội. Là sản phẩm thiết yếu và được sử dụng rộng rãi trong
tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế và đời sống của con người. Từ khi chuyển đổi
nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành điện nói chung



8

và Công ty Điện lực Hưng Yên nói riêng đã cố gắng, nỗ lực, củng cố rất nhiều để
thích nghi trong điều kiện mới.
1.1.3. Nội dung của công tác quản lý quá trình cung ứng điện tại các doanh
nghiệp điện
1.1.3.1. Công tác lập kế hoạch
Nhằm phục vụ cho công tác cung ứng điện đảm bảo việc ngăn ngừa và phát
hiện sớm các sự cố trên lưới điện, trạm biến áp có thể xảy ra nhằm cung cấp điện an
toàn, liên tục, ổn định cho khách hàng đồng thời nâng cao chất lượng điện áp, giảm
suất sự cố trên lưới điện và trạm biến áp, gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Lập kế hoạch kinh doanh điện năng.
- Lập kế hoạch giảm tổn thất điện năng.
- Lập kế hoạch xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.
- Phương án cung ứng điện khi thiếu điện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Lập kế hoạch và giải pháp thực hiện các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện.
1.1.3.2. Công tác tổ chức cung ứng điện
- Đảm bảo chất lượng điện cung ứng:
+ Quản lý vận hành mạng lưới điện.
+ Xử lý nhanh sự cố khi có sự cố xẩy ra.
+ Chất lượng điện áp.
+ Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện.
+ Cung cấp điện an toàn, ổn định cho khách hàng.
- Công tác giảm tổn thất điện năng.
- Công tác nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Công tác quản lý và thu nợ tiền điện.
1.1.3.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình cung ứng điện
Mục đích là nhằm phát hiện để ngăn ngừa, củng cố kịp thời các nguyên nhân
dẫn đến làm giảm khả năng cung cấp điện an toàn, liên tục của hệ thống điện. Đồng

thời có kế hoạch để khắc phục các khiếm khuyết đã được phát hiện trong công tác
kiểm tra, kiểm soát quá trình cung ứng điện.


9

1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng quản lý quá trình cung ứng điện
- Kết quả kinh doanh điện năng:
+ Doanh thu tiền điện.
+ Lợi nhuận đạt được.
- Chất lượng quản lý quá trình cung ứng điện:
+ Chất lượng điện áp.
+ Các chỉ số về độ tin cậy của lưới điện phân phối.
+ Sự cố lưới điện, trạm điện.
+ Tổn thất điện năng.
+ Mức độ hài lòng của khách hàng.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý cung ứng điện
1.1.5.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp:
- Nguồn điện
- Cơ sở hạ tầng
- Nhân lực
- Ứng dụng công nghệ thông tin
1.1.5.2. Các nhân tố bên ngoài:
- Pháp luật, các quy định của nhà nước
- Đặc điểm khách hàng
1.2. Kinh nghiệm về quản lý cung ứng điện của một số công ty điện lực trong
ngành điện
1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý cung ứng điện của Công ty điện lực Điện lực Bắc
Ninh
Công ty Điện lực Bắc Ninh được thành lập ngày 14/3/1997 trên cơ sở tách ra từ

Điện lực Hà bắc, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1997. Công ty hoạt động
theo cơ chế hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, có tài khoản riêng,
có con dấu riêng, được ủy quyền ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đơn
vị trong và ngoài ngành trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, phù hợp với phạm vi, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Tính


10

đến hết tháng 30/5/2015 Công ty Điện lực Bắc Ninh bán điện trực tiếp cho 379.257
khách hàng sử dụng điện. Trong quá trình hoạt động cung ứng điện cho khách hàng
trên địa bàn tỉnh, Công ty Điện lực Bắc Ninh có một số kinh nghiệm về quản lý quá
trình cung ứng điện:
* Trong công tác lập kế hoạch: Công ty Điện lực Bắc Ninh đã chỉ đạo các
đơn vị trực thuộc lập kế hoạch và phấn đấu tổ chức thực hiện tốt, cụ thể các kế
hoạch đó là:
- Lập kế hoạch kinh doanh điện năng.
- Lập kế hoạch giảm tổn thất điện năng.
- Lập kế hoạch xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.
- Phương án cung ứng điện khi thiếu điện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Lập kế hoạch và giải pháp thực hiện các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện.
* Trong công tác tổ chức cung ứng điện: Toàn Công ty đã cùng nhau thực
hiện tốt các mặt công tác sau:
- Đảm bảo chất lượng điện cung ứng:
+ Quản lý vận hành mạng lưới điện.
+ Xử lý nhanh sự cố khi có sự cố xảy ra.
+ Cung cấp điện an toàn, ổn định cho khách hàng.
- Công tác giảm tổn thất điện năng.
- Công tác nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Công tác quản lý và thu nợ tiền điện.

* Trong công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình cung ứng điện: Trong quá
trình sản xuất kinh doanh phát hiện để ngăn ngừa, củng cố kịp thời các nguyên nhân
dẫn đến làm giảm khả năng cung cấp điện an toàn, liên tục của hệ thống điện. Đồng
thời có kế hoạch để khắc phục các khiếm khuyết đã được phát hiện trong công tác
kiểm tra, kiểm soát quá trình cung ứng điện.
(Nguồn: Phòng Kinh doanh điện năng - Công ty Điện lực Bắc Ninh)


11

1.2.2. Kinh nghiệm về quản lý cung ứng điện của Công ty điện lực Điện lực Hà
Nam
Công ty Điện lực Hà Nam là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty
Điện lực miền Bắc, tiền thân là Điện lực Hà Nam được thành lập theo Quyết định số:
252 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 14/03/1997 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam nay
là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Điện lực Hà Nam chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 01/04/1997. Trong quá trình hoạt động cung ứng điện cho khách hàng
trên địa bàn tỉnh, Công ty Điện lực Bắc Ninh có một số kinh nghiệm về quản lý
quá trình cung ứng điện:
* Trong công tác lập kế hoạch: Công ty Điện lực Hà Nam đã chỉ đạo các
đơn vị trực thuộc lập kế hoạch và phấn đấu tổ chức thực hiện tốt, cụ thể các kế
hoạch đó là:
- Lập kế hoạch kinh doanh điện năng.
- Lập kế hoạch giảm tổn thất điện năng.
- Lập kế hoạch xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.
- Phương án cung ứng điện khi thiếu điện trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Lập kế hoạch và giải pháp thực hiện các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện.
* Trong công tác tổ chức cung ứng điện: Toàn Công ty đã cùng nhau thực
hiện tốt các mặt công tác sau:
- Đảm bảo chất lượng điện cung ứng:

+ Quản lý vận hành mạng lưới điện.
+ Xử lý nhanh sự cố khi có sự cố xảy ra.
+ Cung cấp điện an toàn, ổn định cho khách hàng.
- Công tác giảm tổn thất điện năng.
- Công tác nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Công tác quản lý và thu nợ tiền điện.
* Trong công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình cung ứng điện: Trong quá
trình sản xuất kinh doanh phát hiện để ngăn ngừa, củng cố kịp thời các nguyên nhân
dẫn đến làm giảm khả năng cung cấp điện an toàn, liên tục của hệ thống điện. Đồng


12

thời có kế hoạch để khắc phục các khiếm khuyết đã được phát hiện trong công tác
kiểm tra, kiểm soát quá trình cung ứng điện.
(Nguồn: Phòng Kinh doanh điện năng - Công ty Điện lực Hà Nam)
1.2.3. Kinh nghiệm về quản lý cung ứng điện của Công ty điện lực Điện lực Vĩnh
Phúc
Công ty Điện lực Vĩnh Phúc là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 1 - Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (Nay là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc - Tập đoàn Điện
lực Việt Nam). Được tách 1 phần cơ sở vật chất, kỹ thuật, con người của Điện lực
Vĩnh Phú và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 4 năm 1997 theo quyết định số:
245/ĐVN-TCCB-LĐ ngày 14/03/1997 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc
thành lập Điện lực Vĩnh Phúc. Công ty Điện lực Vĩnh Phúc có nhiệm vụ đáp ứng
năng lượng điện, viễn thông công cộng; truyền hình cáp & Internet phục vụ nhu cầu
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.
* Trong công tác lập kế hoạch: Công ty Điện lực Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các
đơn vị trực thuộc lập kế hoạch và phấn đấu tổ chức thực hiện tốt, cụ thể các kế
hoạch đó là:

- Lập kế hoạch kinh doanh điện năng.
- Lập kế hoạch giảm tổn thất điện năng.
- Lập kế hoạch xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.
- Phương án cung ứng điện khi thiếu điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Lập kế hoạch và giải pháp thực hiện các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện.
* Trong công tác tổ chức cung ứng điện: Toàn Công ty đã cùng nhau thực
hiện tốt các mặt công tác sau:
- Đảm bảo chất lượng điện cung ứng:
+ Quản lý vận hành mạng lưới điện.
+ Xử lý nhanh sự cố khi có sự cố xảy ra.
+ Cung cấp điện an toàn, ổn định cho khách hàng.
- Công tác giảm tổn thất điện năng.


13

- Công tác nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Công tác quản lý và thu nợ tiền điện.
* Trong công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình cung ứng điện: Trong quá
trình sản xuất kinh doanh phát hiện để ngăn ngừa, củng cố kịp thời các nguyên nhân
dẫn đến làm giảm khả năng cung cấp điện an toàn, liên tục của hệ thống điện. Đồng
thời có kế hoạch để khắc phục các khiếm khuyết đã được phát hiện trong công tác
kiểm tra, kiểm soát quá trình cung ứng điện.
(Nguồn: Phòng Kinh doanh điện năng - Công ty Điện lực Vĩnh Phúc)
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Ngày nay, cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, đời sống xã hội không ngừng được nâng
cao; các khu công nghiệp, khu đô thị, dân cư ngày càng nhiều, đòi hỏi việc cấp điện
cho khách hàng sử dụng điện phải đảm bảo các chỉ tiêu về mặt kinh tế, cung cấp
điện an toàn, liên tục, ổn định; chất lượng điện năng phải đảm bảo, linh hoạt trong

cấp điện ở khu vực và cả hệ thống điện.
Ngành điện đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác quản lý cung ứng
điện, công tác quản lý vận hành lưới điện, chiến lược kinh doanh điện năng,..cụ thể
như đề tài “Một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lưới điện phân phối của
Điện lực Thành Phố Vinh thuộc Công ty Điện lực Nghệ An” của tác giả Ông Xuân
Hùng dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà - Giảng viên Viện
Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Để thực hiện tốt hơn nữa
trong công tác cung ứng điện năng, yêu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới.
Các hướng nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào các nội dung chính sau: Cung cấp điện an
toàn, ổn định, liên tục cho các khách hàng sử dụng điện; Nâng cao chất lượng điện
năng, giảm suất sự cố của lưới điện; Thực hiện giảm các chỉ số SAIDI, SAIFI, MAIFI
nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng; Giảm tổn thất điện năng; Nâng cao
chất lượng công tác dịch vụ khách hàng.


14

Kết luận chương 1
Nội dung Chương 1 đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
nghiên cứu như: Các khái niệm về hàng hóa, dịch vụ; cung ứng hàng hóa, dịch vụ
trong doanh nghiệp; quản lý cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong doanh nghiệp; đặc
điểm hàng hóa “Điện” ảnh hưởng đến công tác quản lý quá trình cung ứng điện; nội
dung của công tác quản lý quá trình cung ứng điện; các chỉ tiêu phản ánh chất lượng
quản lý quá trình cung ứng điện; các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý cung
ứng điện làm cơ sở lý luận và căn cứ khoa học cần thiết cho việc thực hiện nghiên cứu
và phân tích thực trạng công tác quản lý quá trình cung ứng điện của Công ty Điện lực
Hưng Yên trong Chương 2 của luận văn này.


15


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CUNG ỨNG ĐIỆN
CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Điện lực Hưng Yên
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Điện lực Hưng Yên (tiền thân là Điện lực Hưng Yên) được thành
lập ngày 14/3/1997, trên cơ sở tách ra từ Điện lực Hải Hưng và là một trong 27 Điện
lực thành viên của Công ty Điện lực 1 (nay là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc).
Lúc mới được thành lập, chỉ có 14 đơn vị trực thuộc, với tổng số 239 CBCNV.
Đến tháng 6 năm 2010, thực hiện Đề án chuyển đổi mô hình hoạt động theo
chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Điện lực Hưng Yên được chuyển
đổi hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con, và được đổi tên là Công ty Điện lực
Hưng Yên.
Trước những thuận lợi và cơ hội mới, Công ty đã tranh thủ sự quan tâm, hỗ
trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc và tỉnh Hưng
Yên, với lợi thế về vị trí địa lý và nền công nghiệp trong tỉnh đang phát triển mạnh.
Công ty đã tham mưu với các cấp thực hiện kế hoạch đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm, chủ động đề xuất xây dựng thêm đường dây và các trạm biến áp 220kV; 110
kV, củng cố, mở rộng lưới điện trung, hạ thế, các trạm biến áp phân phối, đáp ứng
kịp thời nhu cầu điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.
Đến nay (tính đến hết ngày 30/6/2015), trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 2 trạm
biến áp 220KV, 8 trạm biến áp 110 kV với 17 MBA tổng dung lượng là 873 MW,
2475 trạm biến áp phân phối với tổng công suất là 1.166.589kVA với 1484,7km
đường dây trung thế và 3912,6 km đường dây hạ thế.
Sản lượng điện thương phẩm năm 2015 dự kiến đạt 2.645 triệu kwh tăng gấp
24,7 lần so với năm 1997 đứng thứ 4 trong Tổng Công ty Điện lực Miền bắc. Tỷ lệ
tổn thất điện năng phấn đấu đạt 6,5%. Doanh thu năm 2015 ước đạt trên 3,9 nghìn
tỷ đồng tăng hơn 78 lần so với năm 1997; Tỷ lệ tổn thất điện năng từ năm 1997 đến
năm 2015 đã giảm 8,55 %; Đây là mức giảm khá lớn trong các Công ty Điện lực



16

trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, mặc dù đã tiếp nhận và bán điện trực
tiếp đến 149/161 xã, phường, thị trấn với 390.584 khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực Hưng Yên
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Điện lực Hưng Yên hiện tại bao
gồm Ban Giám đốc, 12 phòng chức năng, 09 Điện lực và 01 Phân xưởng, cụ thể:
Bảng 2.1: Các phòng chức năng của Công ty Điện lực Hưng Yên
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Tên đơn vị
Văn phòng
Phòng Kế hoạch, vật tư
Phòng Tổ chức lao động
Phòng Kỹ thuật
Phòng Tài chính kế toán

Phòng Thanh tra bảo vệ và pháp chế
Phòng Điều độ
Phòng Quản lý xây dựng
Phòng Kinh doanh điện năng
Phòng Công nghệ thông tin
Phòng An toàn
Phòng Kiểm tra, giám sát mua bán điện

Từ viết tắt
VP
KHVT
TCLĐ
KT
TCKT
TTBV&PC
ĐĐ
QLXD
KDĐN
CNTT
TTAT
KTGSMBĐ

Ký hiệu
P1
P2
P3
P4
P5
P6
P7

P8
P9
P10
P11
P12

Bảng 2.2: Các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty Điện lực Hưng Yên
TT
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Tên đơn vị
Điện lực Ân Thi
Điện lực Khoái Châu
Điện lực Kim Động
Điện lực Mỹ Hào
Điện lực Thành phố Hưng Yên
Điện lực Phù Tiên
Điện lực Văn Giang
Điện lực Văn Lâm
Điện lực Yên Mỹ

Từ viết tắt

ĐLÂT
ĐLKC
ĐLKĐ
ĐLMH
ĐLTP
ĐLPT
ĐLVG
ĐLVL
ĐLYM

Ký hiệu
ĐAT
ĐKC
ĐKĐ
ĐMH
ĐTP
ĐPT
ĐVG
ĐVL
ĐYM


×