Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.94 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỀ
CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM


I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Công tác chủ nhiệm là một trong những công tác quan trọng trong
nhà trường. Công tác chủ nhiệm giúp cho việc giáo dục học sinh đạt kết
quả cả về đạo đức lẫn tri thức. Mà nhiệm vụ của nhà trường xã hội chủ
nghóa là giáo dục học sinh vừa có tài vừa có đức, như chủ tòch Hồ Chí
Minh đã dạy :“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó”.Là giáo viên ai cũng biết được tầm
quan trọng của công tác chủ nhiệm và được sự nhắc nhỡ của BGH công
tác chủ nhiệm trong những năm qua có sự tiến bộ đã góp phần không nhỏ
vào quá trình nâng cao chất lượng giáo dục và giáo dục đạo đức cho học
sinh. Song kết quả đạt được là còn khiêm tốn còn nhiều hạn chế chưa đáp
ứng với yêu cầu và sự phát triễn của xã hội, mà theo tôi có những nguyên
nhân cơ bản như sau:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Nhà trường đã có những kế hoạch lớn cho cơng tác chủ nhiệm nhưng
còn thiếu kiểm tra thường xun .
+Kĩ năng quản lí của người giáo viên còn hạn chế như trong việc xây
dựng tổ chức lớp, khả năng phân tích, đánh giá chưa tốt.
+Sự quan tâm giúp đỡ từ phía gia đình của các em học sinh còn thiếu.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Nhà trường chưa xây dựng các biện pháp thực hiện cụ thể cho giáo
viên, việc chỉ đạo kiểm tra chưa sâu sát.
+Sự phối hợp chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách chưa
nhịp nhàng.
+Một số cán bộ giáo viên còn xem nhẹ cơng tác chủ nhiệm, ý thức, trách
nhiệm chua cao; chưa thường xun xây dựng kế hoạch 15 phút đầu giờ


cũng như kế hoạch sinh hoạt cuối tuần.
+Cha mẹ học sinh chưa quan tâm nhiều đến các em.
+Học sinh tiểu học còn ham chơi, ý thức chưa cao trong việc rèn luyện
đạo đức, tri thức.
Xuất phát từ những vấn đề trên, bản thân tôi là một giáo viên trong
những năm qua được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm lớp,


nên tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp và sáng kiến của mình về công
tác chủ nhiệm lớp.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận :
Chủ nhiệm là một trong những công tác không thể thiếu trong nhiều
công tác khác của nhà trường.
Làm tốt công tác chủ nhiệm là góp phần cho việc giáo dục học sinh
về đạo đức và tri thức đạt kết quả cao.
2. Cơ sở thực tế:
Trường TH Khánh Bình Đông I là trường thuộc vùng sâu vùng xa.
Đời sống của nhân dân ở đây phần lớn là gia đình nghèo nên việc học tập
của con em còn gặp nhiều hạn chế. Từ đó cho thấy trình độ dân trí của
đòa phương là rất thấp, đối tượng học sinh có những lối sống và suy nghó
rất phức tạp. Vì vậy việc giáo dục học sinh ngày càng đòi hỏi giáo viên
phải hết sức khéo léo và có những phương pháp giáo dục phù hợp.
Từ những cơ sở trên,trong những năm qua được nhà trường phân
công chủ nhiệm lớp tôi đã rút ra được một số việc cần làm để công tác
chủ nhiệm ngày càng có hiệu quả.
3. Nội dung cụ thể :
+ Nhà trường phải có những kế hoạch lớn, cụ thể cho cơng tác chủ nhiệm
và kiểm tra nhắc nhở thường xun .
+Giáo viên phải xây dựng tổ chức lớp,nhạy bén trong mọi hoạt động

nâng cao khả năng phân tích, đánh giá .
+Kết hợp với Tổng Phụ Trách,giáo viên chun để tổ chức giáo dục các
em.
+Gần gũi , hòa đồng với học sinh để hiểu tâm tư, nguyện vọng của các
em giúp cho việc giáo dục đạt hiệu quả.
+ Phối hợp chặt chẽ với gia đình các em để hỗ trợ giáo dục.
a. Những quan điểm của tôi về công tác chủ nhiệm:
- Phải tôn trọng học sinh, không được xúc phạm đến danh dự của
các em.
- Tôi không bao giờ sử dụng câu từ làm tổn thương đến các em.
- Phải có niềm tin đối với tất cả các em, phải tin tưởng vào khả năng
của các em.


- Tôi thường mạnh dạn giao việc cho các em, tạo điều kiện để các
em thể hiện bản lónh trước tập thể.
- Phải tạo được niềm tin đối với các em, các em phải có niềm tin đối
với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm là chổ dựa tinh thần cho
các em.
- Tôi hứa điều gì với các em là tôi cố gắng thực hiện cho bằng được
dù chỉ là một chuyện nhỏ, có những vấn đề các em thú thật với tôi, tôi
vẫn giữ kín cho các em.
- Giáo viên chủ nhiệm phải vừa là người thầy vừa là người anh,chò,
vừa là người bạn trong tâm hồn của các em.
- Có đôi lúc tôi xử lý sự việc rất nghiêm khắc. Có lúc tôi phải bảo
ban chỉ dạy ân cần như một người anh dạy bảo em. Từ đó các em dễ gần
gũi với thầy mà bộc bạch bày tỏ tâm tư tình cảm với tôi. Qua đó, tôi nắm
bắt được thông tin về bản thân của từng em hay những bạn bè xung
quanh .
- Phải thẳng thắn, trung thực, không bao che dung túng cho bất cứ

em nào trong lớp. Điều này rất cần thiết, để tạo niềm tin đối với các em.
- Phải dân chủ,tôn trọng ý kiến của các em. Có như vậy các em mới
mạnh dạn trình bày những suy nghó của mình với giáo viên chủ nhiệm.
- Nói và làm phải đi đôi, phải nghiêm khắc xử lý sai phạm của học
sinh đến nơi đến chốn.
- Phải tận tình giúp các em tự nhận thấy những lỗi lầm mà bản thân
của các em vi phạm.
- Phải nắm bắt được tâm sinh lý của từng em.
- Phải xây dựng được trung tâm đoàn kết trong lớp thông qua cán bộ
lớp.
- Xây dựng được phong trào thi đua một cách lành mạnh trong lớp,
giáo dục các em thấy được lợi ích của lớp, không vì lợi ích cá nhân mà
phá vỡ phong trào thi đua.
- Phải có lòng vò tha, nhân hậu đối với những em học sinh cá biệt
biết sửa đổi.
b. Xây dựng nề nếp, kỷ cương của lớp:
* Ổn đònh về tổ chức:
- Vào đầu năm học tôi nghiên cứu sắp xếp chổ ngồi, chỉ đònh ban
cán sự lớp để lãnh đạo lớp, đảm bảo lớp hoạt động đúng theo quy đònh
của nhà trường.
- Sau khi vào học khoảng 2 -3 tuần thì tiến hành Hội nghò lớp ,do
ban cán sự lớp chủ trì nội dung gồm:


+ Báo cáo sơ lược về kết quả năm học qua.
+ Phương hướng chỉ tiêu biêïn pháp của năm học mới.
+ Bầu Ban cán sự lớp do học sinh bỏ phiếu .
+ Thông qua thang điểm thi đua.
- Chỉ tiêu và thang điểm thi đua phải được tập thể lớp tham gia đóng
góp ý kiến lấy biểu quyết và xem đó là nghò quyết của lớp.

+ Phân công trách nhiệm cho từng chức danh cụ thể một cách rõ
ràng, rạch ròi để trách sự đùng đẩy công việc cho nhau. Tất cả những nội
dung trên đều do tôi chỉ đạo.
* Những biện pháp và hình thức giáo dục về đạo đức để xây
dựng nề nếp, kỷ cương trong học sinh.
- Giáo dục đạo đức thông qua các tiết dạy .
+ Trong các tiết lên lớp, tôi rất chú ý đến việc giáo dục đạo đức
nhằm cho các em luôn có ý thức thực hiện đúng nội quy của nhà trường.
Tôi thường xuyên nhắc nhở các em là chính, thấy các em có biểu hiện sa
sút về phong cách đạo đức và phong độ học tập tôi chấn chỉnh ngay. Bởi
vì phong trào học tập bò sa sút thì kéo theo sự sa sút về đạo đức.
+ Cách giáo dục của tôi là thường dạy các em nhiều hơn là trách
mắng, quát tháo, phạt vạ. Tôi thường giúp các em thấy cái sai của mình
bằng cách đưa ra cách xử lý sự việc mà các em đã vi phạm.
+ Thông qua các tiết dạy trên lớp tôi thường quan sát tìm hiểu tâm
tư, tình cảm, tính cách của từng em để phát hiện đẩûy mạnh điểm yếu của
chúng. Từ đó tôi phát huy được biện pháp giáo dục của mình.
- Giáo dục các em qua các trò chơi :
Thông qua các trò chơi tạo cho các em có tinh thần đoàn kết, ham
thích đến trường học tập.
Thí dụ : Tổ chức cuộc thi đố vui để học, bóng đá, cầu lông… .Qua đó tôi
đã giải quyết được một số mâu thuẫn, hiềm khích của các em. Cụ thể có
hai em trong lớp xích mích với nhau, tôi chia hai em đó cùng một đội
bóng khi ghi được bàn thắng chúng đã quên mất sự gây cấn trước đây,
chúng ôm chầm lấy nhau ăn mừng chiến thắng.
- Giáo dục các em thông qua bè bạn :
Đây là một phương pháp mang lại hiệu quả rất cao đối với những
em cá biệt, có khi chúng ta nói các em không có sửa đổi nhiều, chúng ta
nhờ một bạn có quan hệ gần gũi , thân mật thì kết quả nhanh hơn.
- Giáo dục các em học sinh cá biệt :

Tôi tìm hiểu rất kỹ về những em này kể cả các quan hệ bạn bè,
hoàn cảnh gia đình, sở thích, phát hiện được điểm mạnh điểm yếu của
các em mà chọn lựa phương giáo dục thích hợp.


Đối với những em này tôi thường tác động đến tình cảm của các em
là chính.
Thí dụ: Biết được hoàn cảnh của em đó nghèo, cha mẹ phải vất vả, dãi
nắng dầm, tha phương cầu thực để kiếm tiền nuôi con ăn học. Tôi khai
thác sâu ở điểm này mỗi khi em không lo học.
Tôi thường gọi những em này đến nhà để tâm sự , qua những lần như
thế, tôi thấy các em tiến bộ rất nhiều.
III. Kết quả và những phổ biến ứng dụng vào thực tiển.
Qua những kinh nghiệm của tôi về công tác chủ nhiệm lớp, tôi
nhận thấy các em học sinh của tôi đã có những tiến bộ rõ rệt trong đạo
đức tác phong cũng như trong việc lónh hội kiến thức. Các em đoàn kết
giúp đỡ nhau trong học tập , luôn luôn là lá cờ đầu trong phong trào thi
đua của trường.
Tuy nhiên công tác chủ nhiệm là công việc đòi hỏi giáo viên phải
có sự sáng tạo, đổi mới phương pháp giáo dục cho phù hợp với từng đối
tượng học sinh. Công tác này cũng cần có sự chia sẻ kinh nghiệm của các
đồng nghiệp và sự đóng góp, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo.
Khánh Bình Đông, ngày 15 tháng 09 năm 2010
Người viết

Nguyễn Đại Lợi


PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỀ
CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM
Tác giả:
Nguyễn Đại Lợi
TỔ CHUYÊN MÔN
Nội dung
Xếp loại
-Đặc vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến ứng dụng.
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung ……………………………
Ngày …… tháng ….. năm 20….

TRƯỜNG
Nội dung
Xếp loại
- Đặc vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến ứng dụng.
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung ……………………………
Ngày …… tháng ….. năm 20….

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRẦN VĂN THỜI
Nội dung

Xếp loại


-Đặc vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến ứng dụng.
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung ………………………………………………………………………………………………………
Trần Văn Thời, ngày….. tháng ….năm 20….
Trưởng phòng


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRẦN VĂN THỜI
TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH BÌNH ĐÔNG I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: MỘT

SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG VỀ CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM

Đề tài thuộc lónh vực chuyên môn: chủ nhiệm lớp
Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Đại Lợi
Chức vụ: Giáo viên
Sinh hoạt khối 5

Khánh Bình Đông, ngày 15 tháng 9 năm 2010




×