Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đánh giá tác động của hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Bình Phước đối với việc phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.71 KB, 85 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Khoa KTNT & PTNT
MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................4
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................4
Phát triển cây điều và tác động của tín dụng nông nghiệp đến...................4
sự phát triển cây điều.....................................................................................4
1.1 Một số vấn đề về cây điều và phát triển cây điều.........................................4
1.1.1. Vai trò của cây điều....................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm điều..........................6
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm điều. . .9
1.2 Tín dụng ngân hàng và những đặc điểm cơ bản của tín dụng nông nghiệp
đối với việc phát triển cây điều.........................................................................13
1.2.1. Tín dụng ngân hàng (TDNH)...................................................................13
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của tín dụng nông nghiệp..................................15
1.2.3. Các yêu cầu đối với hoạt động tín dụng và người sử dụng vốn tín dụng 17
1.2.4. Yêu cầu của vốn trong sự phát triển cây điều..........................................18
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tín dụng nông nghiệp đối với phát
triển cây điều......................................................................................................19

Tác động của tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sacombank chi nhánh
Bình Phước đến sự phát triển cây điều ở ...................................................22
tỉnh Bình Phước.............................................................................................22
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bình Phước................................22
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................22


2.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội...........................................................................24
2.1.3. Tác động của những đặc điểm trên tới sự phát triển cây điều của Tỉnh. .32
2.2. Khái quát tình hình phát triển cây điều tỉnh Bình Phước ......................34

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

2

Khoa KTNT & PTNT

2.2.1. Về bố trí sản xuất cây điều........................................................................34
2.2.2. Kết quả sản xuất cây điều.........................................................................38
2.2.3. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ điều......................................................40
2.3. Hoạt động tín dụng nông nghiệp của ngân hàng Sacombank đối với sự
phát triển cây điều.............................................................................................41
2.3.1. Giới thiệu về Ngân hàng ..........................................................................41
2.3.2. Quy chế cho vay nông nghiệp của Ngân hàng ........................................46
2.3.3. Kết quả cho vay sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng ..........................47
2.4. Đánh giá tác động của hoạt động tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng
đến sự phát triển cây điều.................................................................................49
2.4.1. Tình hình sử dụng vốn vay để phát triển cây điều...................................49
2.4.2. Đánh giá tác động của vốn vay đến phát triển cây điều...........................50
2.4.3. Các vấn đề còn tồn tại...............................................................................63

Chương 3........................................................................................................66

Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đối
với phát triển cây điều...................................................................................66
3.1. Các căn cứ xây dựng phương hướng và giải pháp...................................66
3.1.1. Tình hình tài chính tiền tệ trong thời gian gần đây..............................66
3.2. Phương hướng phát triển cây điều và cho vay........................................69
3.3. Giải pháp phát triển cây điều và sử dụng từ vay phát triển từ vay phát
triển cây điều......................................................................................................70
3.3.1. Đối với ngân hàng.....................................................................................70
3.3.2. Đối với người sử dụng vốn.......................................................................72
3.3.3. Đối với các ban ngành có liên quan.........................................................74

KẾT LUẬN....................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa KTNT & PTNT

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

SGTT :

Sài Gòn Thương Tín

CN:


Chi nhánh

NN &PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

ĐNB:

Đông Nam Bộ.

UBND:

Uỷ Ban Nhân dân.

HTX:

Hợp tác xã.

KTTĐPN:

Kinh tế trọng điểm phía Nam

CBCVN:

Cán bộ công nhân viên.


KTCB:

Kiến thiết cơ bản.

NH:

Ngân hàng

NHNN:

Ngân hàng nhà nước.

TMNN:

Thương mại nhà nước

TMCP:

Thương mại cổ phần.

TTD:

Tổ tín dụng.

TDNH:

Tín dụng ngân hàng.

Trđ:


Triệu đồng.

P. DVKH:

Phòng dịch vụ khách hàng.

P. QLTD:

Phòng Quản lý tín dụng.

P. KT& Quỹ:

Phòng kế toán và quỹ.

GTSX :

Giá trị sản xuất.

TT:

SV: Hoàng Thị Xoa

Trồng trọt

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp


Khoa KTNT & PTNT

DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC........................................................................................................1
MỤC LỤC........................................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................2
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................4
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................4
Phát triển cây điều và tác động của tín dụng nông nghiệp đến...................4
sự phát triển cây điều.....................................................................................4
1.1 Một số vấn đề về cây điều và phát triển cây điều.........................................4
1.1.1. Vai trò của cây điều....................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm điều..........................6
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm điều. . .9
1.2 Tín dụng ngân hàng và những đặc điểm cơ bản của tín dụng nông nghiệp
đối với việc phát triển cây điều.........................................................................13
1.2.1. Tín dụng ngân hàng (TDNH)...................................................................13
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của tín dụng nông nghiệp..................................15
1.2.3. Các yêu cầu đối với hoạt động tín dụng và người sử dụng vốn tín dụng 17
1.2.4. Yêu cầu của vốn trong sự phát triển cây điều..........................................18
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tín dụng nông nghiệp đối với phát
triển cây điều......................................................................................................19

Tác động của tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sacombank chi nhánh

Bình Phước đến sự phát triển cây điều ở ...................................................22

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

5

Khoa KTNT & PTNT

tỉnh Bình Phước.............................................................................................22
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bình Phước................................22
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................22
2.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội...........................................................................24
2.1.3. Tác động của những đặc điểm trên tới sự phát triển cây điều của Tỉnh. .32
2.2. Khái quát tình hình phát triển cây điều tỉnh Bình Phước ......................34
2.2.1. Về bố trí sản xuất cây điều........................................................................34
2.2.2. Kết quả sản xuất cây điều.........................................................................38
2.2.3. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ điều......................................................40
2.3. Hoạt động tín dụng nông nghiệp của ngân hàng Sacombank đối với sự
phát triển cây điều.............................................................................................41
2.3.1. Giới thiệu về Ngân hàng ..........................................................................41
2.3.2. Quy chế cho vay nông nghiệp của Ngân hàng ........................................46
2.3.3. Kết quả cho vay sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng ..........................47
2.4. Đánh giá tác động của hoạt động tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng
đến sự phát triển cây điều.................................................................................49
2.4.1. Tình hình sử dụng vốn vay để phát triển cây điều...................................49

2.4.2. Đánh giá tác động của vốn vay đến phát triển cây điều...........................50
2.4.3. Các vấn đề còn tồn tại...............................................................................63

Chương 3........................................................................................................66
Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đối
với phát triển cây điều...................................................................................66
3.1. Các căn cứ xây dựng phương hướng và giải pháp...................................66
3.1.1. Tình hình tài chính tiền tệ trong thời gian gần đây..............................66
3.2. Phương hướng phát triển cây điều và cho vay........................................69
3.3. Giải pháp phát triển cây điều và sử dụng từ vay phát triển từ vay phát
triển cây điều......................................................................................................70
3.3.1. Đối với ngân hàng.....................................................................................70
3.3.2. Đối với người sử dụng vốn.......................................................................72
3.3.3. Đối với các ban ngành có liên quan.........................................................74
SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

6

Khoa KTNT & PTNT

KẾT LUẬN....................................................................................................78
KẾT LUẬN....................................................................................................78

SV: Hoàng Thị Xoa


Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

1

Khoa KTNT & PTNT

LỜI NÓI ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bình Phước là tỉnh có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của cây
điều. Trong 10 năm qua, kết quả sản xuất cây điều liên tục có sự gia tăng cả về số
lượng và chất lượng. Năm 2007, diện tích điều đạt 171.942 ha tăng 170,26% so với
năm 1997, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 11,64 %/năm; diện tích điều cho thu
hoạch là 121.267 ha chiếm 57% tổng diện tích trồng điều; năng suất bình quân đạt
1,283 tấn/ha tăng 457,8% so với năm 1997, tốc độ tăng bình quân hàng năm là
21,05%/năm, sản lượng đạt 155.623 tấn (năm 1997 chỉ đạt 10.594 tấn), tốc độ tăng
bình quân hàng năm là 34,79%/năm. Đặc biệt trong những năm gần đây (2005 –
2007) diện tích tăng đáng kể, tốc độ tăng bình quân là: 21%/năm, năng suất tăng từ
1,263 tấn/ha lên 1,283 tấn/ha, tăng 3,8%, sản lương tăng 7,3% (từ 144.985 tấn lên
155.623 tấn).
Có được những thành tựu đó là do nhiều yếu tố tác động, trong đó có sự tác
động đáng kể của nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn vay của ngân hàng Sài Gòn
Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Bình Phước.
Mặc dù mới thành lập chi nhánh được 2 năm (trước kia là Tổ tín dụng) nhưng
Ngân hàng đã có bước tiến vượt bậc về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động
tín dụng nông nghiệp nói riêng. Được thành lập vào ngày 22/02/2006, đến nay được
hơn hai năm hoạt động nhưng chi nhánh đã chiếm hơn 30% thị phần trên địa bàn

tỉnh. Trong đó nguồn vốn vay cho phát triển cây điều khá lớn, riêng đối với các hộ
trồng điều, dư nợ đạt gần 30 tỷ đồng, chiếm 10,2 % tổng dư nợ của ngân hàng.
Sử dụng vốn vay của ngân hàng đã góp phần tăng hiệu quả sản xuất của các
nông hộ trồng điều. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả hơn nữa đẩy mạnh phát triển
cây điều theo hướng bền vững cần có những nghiên cứu cụ thể hơn.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá tác động của hoạt động tín
dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh
Bình Phước đối với việc phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước” làm
khoá luận tốt nghiệp.
Do trình độ và thời gian có hạn nên khoá luận không tránh khỏi thiếu sót, em

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

2

Khoa KTNT & PTNT

rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Văn Khôi và sự giúp đỡ, chỉ bảo của các anh
chị trong Phòng Dịch vụ khách hàng – NH Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Bình
Phước đã giúp em hoàn thành khoá luận này.

II. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn tín dụng đối với nông nghiệp và tác động
của nó đến sự phát triển cây điều của tỉnh Bình Phước.

- Đánh giá thực trạng tín dụng nông nghiệp và tác động của tín dụng nông
nghiệp đến sự phát triển cây điều.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh cho vay và phát triển hiệu quả
sử dụng vốn vay phát triển cây điều trong những năm tới.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tương: Hoạt động tín dụng nông nghiệp đặc biệt là nguồn vốn cho vay
phát triển cây điều
- Phạm vi:
+ Nguồn vốn từ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho vay phát
triển cây điều.
+ Thời gian: trong 2 năm sử dụng vốn 2006 và 2007.

IV. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp diễn giải, thống kê, so sánh.
- Điều tra chọn mẫu; phân tích hồi quy.
Tiến hành điều tra 30 hộ nông dân trồng điều trong những hộ có sử dụng vốn
vay của ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Phước, trong đó chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Gồm 15 hộ chỉ chuyên canh trồng điều.
Nhóm 2: Gồm 15 hộ có trồng thêm một số cây khác+ chăn nuôi.
-Mục đích điều tra:
+ Xác định nhu cầu vay vốn của hộ nông dân trồng điều
+ Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn vay của ngân hàng.

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp


3

Khoa KTNT & PTNT

+ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ trồng điều.
-Phạm vi điều tra:
Các nông hộ trồng điều trong địa bàn tỉnh Bình Phước cụ thể là:
- Trên địa bàn các huyện Đồng Phú, Phước Long và thị xã Đồng Xoài có sử
dụng vốn vay của ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Phước.
- Vườn điều trong thời gian cho thu hoạch (tức là cây điều từ năm thứ 4 trở
lên)

V. Kết cấu
Khoá luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Phát triển cây điều và tác động của tín dụng nông nghiệp đến sự
phát triển cây điều
Chương 2: Tác động của hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng
Sacombank chi nhánh Bình Phước đến sự phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình
Phước
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn
đối với phát triển cây điều.

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp


4

Khoa KTNT & PTNT

Chương 1
Phát triển cây điều và tác động của tín dụng nông nghiệp đến
sự phát triển cây điều
1.1 Một số vấn đề về cây điều và phát triển cây điều
1.1.1. Vai trò của cây điều
Cây điều (còn gọi là cây đào lộn hột) tên tiếng anh là Cashew, tên khoa học là
Anacardium Occidentale L; có nguồn gốc ở vùng ven biển Đông Bắc Brazin, được
di thực sang châu Phi, châu Á, trong đó có Việt Nam từ thế kỷ XVI. Cây Điều ở
Việt Nam được quan tâm trồng từ năm 1980 và chế biến hạt điều xuất khẩu từ năm
1988; được trồng chủ yếu từ khu vực Quảng Nam trở vào. Cây điều được biết đến
và trở thành một cây có giá trị kinh tế cao của nhiều nước như Ấn Độ, Brazil, …
với 3 sản phẩm chính: nhân điều, dầu vỏ hạt điều và nước giải khát từ trái điều.
Trong đó giá trị nhân điều là chính.
Nhân điều là sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, sản phẩm chính là
nhân điều xuất khẩu. Và các sản phẩm sau nhân điều như: nhân điều rang muối,
nhân điều chiên dầu, kẹo, bánh.
Vỏ hạt Điều được dùng để chế biến ra 32 loại sản phẩm khác nhau như: pha
chế mực in, thuốc nhuộm, pha chế vecni, chế sơn chống thấm, chế tạo mỹ phẩm.,
thuốc trừ sâu, pha vào mỡ để bôi trơn động cơ và chế tạo một số sản phẩm.
* Vai trò của cây điều:
Cây điều có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội và
bảo vệ, cải tạo môi trường. Các vai trò được phân tích cụ thể như sau:
- Về mặt kinh tế:
+ Góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống cho hộ nông dân.
Theo thống kê của tỉnh Bình Phước, diện tích trồng điều năm 2007 là 171.942
ha tăng 40,36% (tăng 49.379 ha), diện tích cho sản phẩm 121.267 ha tăng 17,4%,

diện tích trồng mới 7.642ha tăng 27,5%, năng suất 12,83 tạ/ha tăng 20,51%, sản

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

5

Khoa KTNT & PTNT

lượng 155.623 tấn, tăng 41,41% so với năm 2006. Thu nhập bình quân hiện nay
trên 1ha điều năm thu hoạch là 8.095,32 (nghìn đồng) (Theo thống kê của Sở
NN&PTNT tỉnh Bình Phước), đã góp phần cải tạo chất lượng cuộc sống cho người
dân trồng điều nơi đây.
+ Là loại cây công nghiệp lâu năm, nhưng thời gian KTCB không dài như các
loại cây trồng khác (đặc biệt là so với cây cao su). Cây điều bắt đầu cho quả từ năm
thứ ba đối với điều kiện trồng hạt và năm thứ hai với giống điều ghép. Trong thời
gian KTCB, nguời dân có thể trồng các cây hàng năm như đậu đỗ các loại... cũng
cho một khoản thu nhập đáng kể từ các cây trồng xen.
- Về mặt xã hội
+ Theo số liệu thống kê năm 2006 (giá hiện hành) thì tổng sản phẩm trong tỉnh
là 4.717.141 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ ngành điều là 1.330.444 triệu đồng,
chiếm tỷ lệ khoảng 28,2% đây là một tỷ lệ rất quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.
+ Tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Chỉ tính riêng năm 2006
(thống kê Bình Phước) thì số lượng lao động hoạt động trong ngành điều là 223.604
người, chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 27,5% dân số toàn tỉnh, trong đó 11,8% dân
số tham gia trong ngành điều là người nghèo.

+ Cây điều có lợi thế hơn cho những vùng sâu, vùng xa có cơ sở hạ tầng, trình
độ dân trí thấp và đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi điều là cây
trồng yêu cầu về đầu tư và kỹ thuật canh tác không cao, dễ trồng, dễ thu hoạch, dễ
bảo quản và dễ tiêu thụ. Đặc biệt là loại cây trồng không cần tưới nước, yêu cầu đầu
tư thâm canh thấp, có khả năng chịu nắng hạn cao.
- Về mặt môi trường:
Điều là cây lâu năm có tán cây lớn, có thể đảm nhận chức năng làm tăng độ
che phủ, góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường, nhất là ở các vùng khô hạn và đất
đồi núi dốc. Theo các nghiên cứu đất sau khi trồng điều trên 10 năm kết hợp chăm
sóc điều đúng quy trình kỹ thuật, đất có hàm lượng chất hữu cơ tăng, kết cấu đất
cũng được cải thiện.

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

6

Khoa KTNT & PTNT

1.1.2. Đặc điểm của sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm điều.
* Đặc điểm sản xuất:
- Yêu cầu sinh thái:
Cây Điều thích hợp cho nhiều loại đất khác nhau (đất đồi trọc, đất triền đồi
hoang hóa, đất kém phì nhiêu đất xám, đất đỏ vàng, đất phù sa...), nhưng sinh
trưởng và phát triển tốt trên tầng đất xám, đất đỏ vàng, đất phù sa và kém phát triển
trên tầng đất bị úng thủy.

Điều sinh trưởng tốt với khí hậu nhiệt đới, chịu được biên độ dao động từ 7 0C460C (thích hợp nhất là 240C-280C). Trong năm, tháng nào nhiệt độ dưới 15 0C Điều
sinh trưởng và phát triển giảm rõ rệt. Điều thích nghi với độ cao từ 500m hoặc
600m trở xuống so với mặt nước biển. Độ cao từ 700m trở lên cây Điều ghép sẽ
sinh trưởng và phát triển kém.
Việt Nam có diện tích đất đai khí hậu thích hợp cho cây điều từ Quảng Nam Đà
Nẵng trở vào Đông Nam Bộ. Từ năm 1993 trở lại đây, giá điều thế giới tăng, nông dân
tự phát đầu tư dẫn đến sản lượng điều ở Việt Nam tăng mạnh; Việt Nam trở thành
nước có diện tích và sản lượng điều đứng thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ và Brazil.
- Đặc điểm canh tác.
+ Đối với bất kỳ cây trồng nào, khâu giống vẫn là quan trọng, là một trong những
nhân tố quyết định tới năng suất cây trồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước đa
số sử dụng giống điều ghép (giống điều cao sản), giống điều này cho năng suất cao hơn
giống điều cũ được trồng bằng hạt. Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng
trong sản xuất điều, vấn đề khó khăn nhất là về giống. Trên 80% diện tích điều là trồng
bằng hạt, giống cũ, đã thoái hoá dẫn đến năng suất thấp, nên Bộ NN & PTNT đã đầu tư
cho Dự án nghiên cứu giống điều: 13.957 tỷ đồng để có được giống tốt. Tuy nhiên
khâu quản lý giống lại buông lỏng, thiếu kiểm tra và xử lý kiên quyết các hộ, doanh
nghiệp ở các địa phương vi phạm pháp lệnh giống cây trồng, nên số lượng giống điều
ghép không rõ nguồn gốc, chất lượng cây giống điều ghép không đạt tiêu chuẩn đã
được đem trồng khá phổ biến, gây hậu quả khó khắc phục.
+ Kỹ thuật canh tác điều: Để cây điều tăng trưởng, phát triển và cho năng suất
SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

7


Khoa KTNT & PTNT

chất lượng cao thì việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc điều đúng quy
trình là rất quan trọng. Đối với quy trình kỹ thuật trồng điều có 6 biện pháp quy
trình như sau: Sử dụng giống điều mới; Bón lót khi trồng mới; Bón phân vô cơ (SA,
Urê,…); Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh; Đánh nhánh, tỉa cành, tạo tán điều; Làm
cỏ, chống cháy cho vườn điều. Việc áp dụng 6 biện pháp kỹ thuật này chính là yếu
tố làm tăng năng suất cho điều. Thực tế đã cho thấy: các huyện có năng suất điều
cao là Bù Đăng (1.09 tấn/ha), Bình Long (0.98 tấn/ha), Phước Long (1.09 tấn/ha)
(năm 2006) là các huyện có tỷ lệ số hộ áp dụng 6 biện pháp kỹ thuật nhiều hơn. Do
vậy, việc nâng cao nhận thức cho các nông hộ và phổ biến chuyển giao kỹ thuật là
đặc biệt quan trọng trong phát triển cây điều.
* Đặc điểm chế biến:
Hạt điều được các thương lái thu mua và cung ứng cho các cơ sở chế biến. Tại
đây hạt điều đựơc chế biến thành các sản phẩm: nhân điều thô xuất khẩu (đây là sản
phẩm chính), sản phẩm được chế biến từ dầu vỏ hạt điều, sản phẩm sau nhân điều
(nhân điều rang muối, chiên dầu, kẹo, bánh).
Chế biến là một trong những khâu quan trọng của chuỗi giá trị hạt điều. Mỗi
quốc gia đều có những cách chế biến và công đoạn chế biến điều riêng. Trong khi ở
Braxin cơ giới hóa chế biến điều thì Ấn Độ vẫn phụ thuộc nhiều vào lao động thủ
công, thậm chí ở Ấn Độ, mỗi vùng khác nhau có phương pháp chế biến khác nhau,
chẳng hạn như ở khu vực Mangalore của bang Karnataka sử dụng phương pháp hấp
và những khu vực Orissa và Andhra Pradesh thì sử dụng phương pháp chiên.
Sau khi chế biến, nhân điều được tách khỏi vỏ và được phân loại theo kích cỡ,
hình dáng, màu sắc như nhân nguyên (wholes), nhân vỡ dọc (split), nhân bể
(brokens), nhân vụn (butts), nhân vụn sém (scorched butts)... Nhân nguyên sau đó
được phân loại tiếp thành những loại W320, loại W180, loại W450… căn cứ số
lượng hạt trên mỗi pound (tương đương 0,45 kg). Nhân điều được phân thành 23
đến 26 loại (grades). Nhân nguyên được bán như thực phẩm ăn nhanh (snack) trong
khi nhân vỡ dọc thường được dùng làm nguyên liệu chế biến các thực phẩm khác

Trong số những nước sản xuất điều, Ấn Độ, Braxin và Việt Nam tiếp tục là

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

8

Khoa KTNT & PTNT

những nước chế biến điều lớn nhất thế giới. Những nước châu Phi chế biến rất ít và
hơn 90% lượng điều thô của châu Phi được xuất khẩu sang Ấn Độ. Việt Nam chế
biến được 400 ngàn tấn điều thô mỗi năm trong khi đó Braxin chỉ chế biến được
khoảng 250 ngàn tấn.
Chế biến điều ở nước ta ngoài 2 khâu: cắt tách vỏ cứng và bóc vỏ lụa còn đang
thủ công, các khâu khác đã áp dụng cơ khí; tuy nhiên mức độ hiện đại của các khâu
còn hạn chế. Vì vậy tổng quát mà nói thiết bị - công nghệ chế biến điều nước ta hiện
nay vẫn là thủ công - lạc hậu. Song, với công nghệ và thiết bị hiện nay có ưu điểm :
+ Tỷ lệ thu hồi nhân nguyên cao (đạt 85-90%), trong khi áp dụng cơ giới như
Brazin, Ấn Độ, tỷ lệ nhân nguyên chỉ 60%.
+ Đầu tư thấp, nhanh thu hồi vốn.
+ Tạo được nhiều việc làm cho lao động phổ thông.
Hiện nay, tổng công suất chế biến của Việt Nam đạt 731.700 tấn điều thô mỗi
năm nhưng nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng đủ 50% công suất chế biến. Hàng năm
chúng ta nhập khẩu hơn 50.000 tấn điều nhưng cũng không đủ cho các nhà máy
hoạt động. Dẫn đến tình trạng thừa nhà máy thiếu nguyên liệu.
* Đặc điểm tiêu thụ:

Trong chuỗi giá trị điều gồm có nhiều nhân tố tham gia gồm nhà sản xuất và
kinh doanh điều thô, nhà chế biến điều, nhà trung gian bán nhân điều và nhà bán lẽ
hoặc người mua cung cấp hàng cho người tiêu dùng.
Các sản phẩm từ điều được tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu; chủ
yếu là xuất khẩu nhân điều thô. Nhân điều thô chế biến của Việt Nam chủ yếu dành
xuất khẩu chiếm 98,18 - 99,5% so với tổng sản lượng nhân điều; như vậy, điều phải
được xem là hàng nông sản xuất khẩu. Hạt điều Việt Nam hiện có mặt tại 40 quốc gia
và vùng lãnh thổ, vẫn tiếp tục duy trì vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều, thị trường
xuất khẩu chủ yếu là Mỹ và EU; năm 2007 chúng ta đã xuất khẩu được 153.000 tấn
nhân điều. Ngành điều Việt Nam có một bước tiến nhảy vọt khi xuất khẩu hạt điều đã
qua sơ chế và hiện chiếm tới 50% thị trường nhân điều thô thế giới.

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

9

Khoa KTNT & PTNT

Hiện nay các sản phẩm từ điều đang hướng vào xuất khẩu là chính mà bỏ ngỏ
thị trường nội địa. Nguyên nhân chính là:
+ Do thói quen tiêu dùng của người dân Việt, người miền Bắc thích ăn Lạc
(đậu phộng) hơn; một phần là do giá bán của hạt điều cao hơn, một phần là do lạc
quen thuộc với họ hơn.
+ Các doanh nghiệp còn ít quan tâm đến thị trường trong nước. Sản phẩm
hàng hoá đơn điệu (điều rang muối, chao dầu, kẹo hoặc bánh có nhân điều), mẫu mã

sản phẩm chưa phong phú, tiếp thị quảng bá sản phẩm còn kém. Hơn nữa giá bán
nhân điều đã qua chế biến tại siêu thị, cửa hàng cao cấp có giá cao hơn nhân điều
thô xuất khẩu.
Đối với sản phẩm dầu vỏ hạt điều và gỗ cây điều còn mang tính nhỏ lẻ, các cơ
sở chế biến dầu vỏ hạt điều chưa nhiều và sản lượng không đáng kể. Dầu chế biến
từ vỏ hạt điều dùng làm nguyên liệu chế biến sơn cao cấp.Dầu vỏ hạt điều có xu thế
tăng sản lượng và giá bán, do cung thấp hơn nhiều so với cầu.Gỗ điều chủ yếu sử
dụng với mục đích làm chất đốt, thân cây điều đã được sử dụng để chế biến ván ép
nhưng vẫn còn mang tính nhỏ lẻ.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm điều
Tuy nhận thức về cây điều là cây thích nghi rộng, có khả năng chịu hạn, không
kén đất, cây của nhà nghèo. Song, để trở thành cây kinh tế (cây công nghiệp, cây ăn
quả lâu năm), sản xuất ra nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhất là chế biến hạt
và dầu điều xuất khẩu, nông hộ luôn gặp phải không ít khó khăn; trong đó khó khăn
lớn nhất là sâu bệnh phá hoại (82,73% ) số hộ, kế đến là thiếu vốn đầu tư (81,32%),
giống, thời tiết, khí hậu, thiếu thông tin thị trường, các chính sách ban hành của nhà
nước, các ban ngành có liên quan…
* Ảnh hưởng của sâu bệnh:
Có nhà khoa học đã cho rằng điều là cây ít bị sâu bệnh và sâu bệnh chỉ tác
động gây hại làm giảm năng suất điều, đây là nhận định chưa sát thực tế. Mười năm
qua (1995-2006) đã cho thấy: sâu bệnh hại điều diễn biến phức tạp với quy mô gây
hại và mức độ thiệt hại ngày một lớn hơn.

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp


10

Khoa KTNT & PTNT

Năm 1999 là năm năng suất và sản lượng điều thấp nhất trong vòng 6 năm
(1999-2005) chính bởi do sâu bệnh gây hại. Loại sâu gây hại chính là: bọ xít muỗi
và bệnh thán thư ở giai đoạn điều ra hoa, kết quả, đã làm giảm 30-40% năng suất,
nhiều vườn điều ở Đông Nam Bộ bị mất trắng.
Theo báo cáo của Chi cục bảo vệ thực vật về sâu bệnh hại điều: Năm 2006
điều bị gây hại bởi: bọ xít muỗi, bọ trĩ, sâu đục thân, sâu đục chồi, bệnh thán thư
với diện tích nhiễm bệnh là tương đối lớn, chiếm khoảng 25% diện tích điều. Ngoài
ra còn xuất hiện một loại bệnh phổ biến chiếm 30-35% diện tích trồng điều, nhất là
điều trồng ở các vùng đất xấu, điều trồng ở rừng phòng hộ được xác định là bệnh
sinh lý (đói dinh dưỡng), biểu hiện rõ nhất là lá điều màu huyết dụ hoặc màu vàng,
lá nhỏ nổi gân rõ, cành ngắn, thân nhỏ, dẫn đến điều ít hoa, tỷ lệ đậu quả thấp, quả
dễ rụng non và hạt nhỏ.
Tóm lại, sâu bệnh hại điều đã đến mức báo động, đặc biệt do thời tiết (mưa
muộn, độ ẩm không khí thời kỳ ra hoa cao), tạo cơ hội sâu bệnh gây hại càng mạnh.
Hai niên vụ điều năm 1999 và 2006 năng suất và sản lượng điều một số nơi bị giảm sút
và có những vườn mất mùa là do ảnh hưởng của sâu bệnh. Do đó, nên ưu tiên nghiên
cứu và phải tiến hành thật kiên quyết các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại điều.
* Ảnh hưởng của khí hậu - thời tiết đối với sản xuất điều.
Điều được trồng chủ yếu nhờ vào nước mưa. Tuy cây điều có thích nghi rộng,
chịu hạn, chịu được đất xấu; song trên thực tế, sự sinh trưởng, phát triển và năng
suất, chất lượng hạt điều phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của khí hậu - thời tiết
và giai đoạn nhạy cảm nhất là khi điều thay lá, phân hoá mầm hoa, thụ phấn, hình
thành quả và hạt điều.
Mối quan hệ giữa yếu tố khí hậu - thời tiết với sinh trưởng, phát triển và năng
suất điều có thể khái quát như sau:
- Nhiệt độ thấp (vùng núi trên 600m, gió mùa đông bắc): điều rất ít ra hoa và

đậu quả.
- Mưa muộn kéo dài hơn bình thường (giai đoạn chuyển tiếp mùa mưa sang
mùa khô không rõ rệt) làm cho điều thay lá không đồng loạt, ra hoa nhiều đợt, đặc
biệt là tỷ lệ đậu quả thấp và tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

11

Khoa KTNT & PTNT

- Sương muối, sương mù rơi vào các tháng 1, 2, 3 là điều kiện thuận lợi cho
các vi sinh vật gây hại hoa điều, dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp, dễ phát sinh sâu bệnh
hại điều.
- Mưa kết thúc sớm và hạn đầu mùa làm cho điều trồng trên đất thành phần cơ
giới nhẹ hoặc mực nước ngầm sâu bị khô héo hoa và gây rụng quả, tỷ lệ hạt điều lép
cao và hạt nhỏ.
- Độ ẩm không khí cao ở thời kỳ ra hoa sẽ giảm tỷ lệ hoa được thụ phấn và dễ
phát sinh bệnh thán thư.
Như vậy, các yếu tố khí hậu cực đoan ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
và giảm năng suất điều. Cần có những biện pháp kịp thời để giảm tối thiểu những
tác động xấu của thời tiết bất thường.
* Giống.
Theo điều tra năm 2004 tại tỉnh Bình Phước và Đồng Nai của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (Đề tài KC 06-04 NN) về các giải pháp kỹ thuật
nông dân trồng điều cần phải làm, đã nhận được câu trả lời: số 1: giống ; số 2: bảo

vệ thực vật; số 3: phân bón. Đây chính là 3 biện pháp kỹ thuật chính nếu muốn
trồng điều kinh tế đem lại hiệu quả cao. Giống là khâu vô cùng quan trọng, là nhân
tố quyết định ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Giống tốt, đảm bảo đúng yêu cầu
chất lượng thì cây sẽ cho năng suất và chất lượng hạt cao.
Bộ NN & PTNT cho ghép cây giống với các tiêu chuẩn sau: Bầu đất có kích
thước 15 x 33 cm hay 15 x 25 cm; đường kính gốc từ 0,7cm trở lên; chiều cao chồi
ghép từ 10cm trở lên. Cây giống phải có từ 1 đến 2 tầng lá đã phát triển hoàn chỉnh;
tuổi xuất vườn ít nhất là 45 ngày trở lên kể từ sau khi ghép.
Hiện nay, diện tích vườn điều trồng bằng giống điều ghép còn hạn chế, nguyên
nhân một phần là do người dân chưa nhận thấy được chất lượng của cây điều ghép,
một phần cũng do việc quản lý cây giống chưa tốt, dẫn đến hiện tượng bán những
giống điều có chất lượng không tốt, bán cả giống điều ghép lẫn điều được nhân bằng
hạt. Giá bán giống điều ghép cao hơn giống điều được nhân bằng hạt, một số bà con
tham rẻ, mua giống điều cũ, làm chất lượng vườn điều không cao.

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

12

Khoa KTNT & PTNT

* Vốn.
Vốn ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu của sự phát triển ngành điều, từ canh tác,
chế biến đến tiêu thụ.
Thiếu vốn, việc đầu tư ban đầu cho trồng điều không được chu đáo, đầu tiên là

việc chọn giống. Vốn ít, chọn những giống rẻ, cho chất lượng và năng suất thấp.
Trong thời kỳ KTCB, thời kỳ điều cho thu hoạch, lượng vốn đầu tư cho phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc xịt cỏ, thuốc kích thích đậu quả…)
không phải là nhỏ. Nếu không được chăm sóc chu đáo, tỷ lệ đậu quả thấp, dẫn tới
năng suất thấp, chất lượng hạt không cao.
Trong chế biến, các doanh nghiệp chế biến cần vốn để thu mua nguyên liệu,
để mua sắm, đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến. Cần đầu tư vào khâu marketing
sản phẩm, làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
* Thông tin thị trường.
Thông tin về giá cả rất quan trọng đối với cả người trồng, thu mua và chế biến
điều. Thông tin đến với mọi người nhanh, chính xác sẽ khiến người trồng điều yên
tâm sản xuất, không bị thương lái ép giá làm giảm thu nhập.
Theo điều tra nông hộ trồng điều tháng 10/2006 của Sở NN & PTNT tỉnh
Bình Phước, thiếu thông tin thị trường, thiếu thông tin về tiêu thụ hạt điều là một
khó khăn của nông hộ trồng điều trong tỉnh, tỷ lệ số hộ gặp khó khăn do nhân tố này
chiếm 61,35%. Hơn nữa, sự biến động giá cả hạt điều cũng là mối lo ngại của nông
hộ trồng điều, giá cả ổn định, có xu hướng tăng dần thì nông dân sẽ chú trọng đầu
tư thâm canh sản xuất, cho cây trồng năng suất cao hơn. Còn nếu giá cả biến động
thất thường, gây tâm lý hoang mang cho người dân, gây tâm lý so sánh với các cây
trồng khác và chuyển sang lĩnh vực canh tác khác. Điều này làm ảnh hưởng tới
nguồn nguyên liệu chế biến của các nhà máy, sẽ gây tình trạng cạnh tranh mua bán
giữa các doanh nghiệp chế biến, tạo “giá ảo” , tạo điều kiện cho thương lái ép giá
người dân.
Đối với doanh nghiệp, ngoài việc tìm kiếm thông tin về nguồn nguyên liệu,
các doanh nghiệp phải tìm hiểu thông tin thị trường tiêu thụ, để có đầu ra cho sản

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A



Khoá luận tốt nghiệp

13

Khoa KTNT & PTNT

phẩm ổn định; tìm hiểu thông tin về công nghệ dây chuyền chế biến để kết hợp giữa
sản xuất và chế biến một cách hiệu quả, nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu
dùng, đem lại lợi nhuận cao. Lúc đó mới khuyến khích nông dân trồng điều mở
rộng diện tích, nâng cao chất lượng hạt điều.
* Các chính sách của nhà nước, các ban ngành có liên quan.
Cơ chế, chính sách của nhà nước là những hành lang để ngành điều bước trên
đường phát triển. Các cơ quan ban ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho
người sản xuất, chế biến, tiêu thụ điều, tháo gỡ các khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy việc
phát triển cây điều đem lại lợi ích cho chính người sản xuất.
1.2 Tín dụng ngân hàng và những đặc điểm cơ bản của tín dụng nông nghiệp
đối với việc phát triển cây điều
1.2.1. Tín dụng ngân hàng (TDNH)
- Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi
vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng là một phạm trù kinh
tế hàng hóa, có quá trình ra đời tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh
tế hàng hóa.
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay
(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và
các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng
trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô
điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Mặc dù tín dụng có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình thái
kinh tế xã hội với nhiều hình thức khác nhau, song đều có tính chất quan trọng sau: Tín

dụng, trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản
(hịên vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu của
chúng. Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và được hoàn trả. Giá trị của tín dụng không
những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng.
Dựa vào chủ thể của quan hệ tín dụng, trong nền kinh tế – xã hội tồn tại các
hình thức tín dụng sau đây: tín dụng thương mại (tín dụng hàng hóa); tín dụng ngân
hàng; tín dụng nhà nước; tín dụng quốc tế.

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

14

Khoa KTNT & PTNT

- Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các xí
nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân
hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với các đối
tượng nói trên. TDNH là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt quan
trọng trong nền kinh tế.
* Đặc điểm của TDNH:
+ Đối tượng của TDNH là vốn tiền tệ nghĩa là ngân hàng huy động vốn và cho
vay bằng tiền.
+ Trong TDNH các chủ thể của nó được xác định một cách rõ ràng, trong đó
ngân hàng là người cho vay, còn các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cá nhân là
người đi vay.

+ TDNH vừa là tín dụng mang tính chất SXKD gắn với hoạt động SXKD của
các doanh nghiệp vừa là tín dụng tiêu dùng, không gắn với hoạt động SXKD của
các doanh nghiệp, vì vậy quá trình vận động và phát triển của TDNH không hoàn
toàn phù hợp với qúa tình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
* Phân loại TDNH.
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm dựa trên một
số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết
lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.
Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây:
+ Mục đích cho vay:
Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng
bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và
dịch vụ.
Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn
lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như
phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu.....
Cho vay các định chế tài chính bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công
ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định
chế tài chính khác.

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

15


Khoa KTNT & PTNT

Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua
sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông
thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
Cho thuê: cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại cho thuê vận
hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản,
trong đó chủ yếu là máy móc – thiết bị.
+ Thời hạn cho vay:
Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử
dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi
tiêu cá nhân.
Cho vay trung hạn: có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ
yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị,
công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ
và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay trung hạn để
đầu tư vào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây
công nghiệp như cà phê, điều,…máy bơm điện...
Cho vay dài hạn: có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa đến 20 -30 năm. Tín
dụng dài hạn là tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng
nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
+ Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc sự bảo lãnh của người thứ 3, mà việc cho vay chỉ dựa vào bản thân uy tín của
khách hàng.
Cho vay đảm bảo là cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc
cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ 3.
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của tín dụng nông nghiệp
Vốn tín dụng trong nông nghiệp chịu sự tác động của sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tính chất thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật:
SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

16

Khoa KTNT & PTNT

Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh
trưởng của động thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các ngành nghề cụ
thể mà ngân hàng tham gia cho vay. Thường tính thời vụ được biểu hiện ở những
mặt sau:
− Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu
nợ. Nếu ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số
cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất định
của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch/tiêu thụ, tiến hành thu nợ.
− Chu kỳ sống tự nhiên của cây con là yếu tố quyết định để tính toán thời hạn
cho vay. Chu kỳ ngắn hay dài phụ thuộc vào loại giống cây hoặc con và quy trình
sản xuất. Ngày nay, công nghệ sinh học cho ghép lai tạo nhiều loại giống mới có
năng suất, sản lượng cao hơn và thời gian sinh trưởng ngắn hơn.
Thứ hai, môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ
của khách hàng.
Đối với khách hàng sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nguồn trả nợ vay ngân
hàng chủ yếu là tiền thu bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan đến
nông sản. Như vậy, sản lượng nông sản thu về sẽ là yếu tố quyết định trong xác
định khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên sản lượng nông sản chịu ảnh

hưởng của thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là những yếu tố như: đất, nước, nhiệt độ, khí
hậu, thời tiết…
Bên cạnh đó, yếu tố tự nhiên cũng tác động tới giá cả của nông sản (thời tiết
thuận lợi cho mùa bội thu, nhưng giá nông sản lại hạ), làm ảnh hưởng tới khả năng
trả nợ của người đi vay.
Thứ ba, chi phí tổ chức cho vay cao.
Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức
mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng / món vay, chi phí
phòng ngừa rủi ro. Cụ thể là:
Chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay nông nghiệp thường cao do quy mô
món vay nhỏ.
Số lượng khách hàng đông, phân bổ ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường
SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

17

Khoa KTNT & PTNT

liên quan đến việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ (mở chi nhánh, phòng giao
dịch, tổ tín dụng….)
Ngành nông nghiệp là một ngành có độ rủi ro tương đối cao nên chi phí dự
phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.
Lãi suất thu hồi vốn cho vay nông nghiệp cao do bị giới hạn bởi các nguồn
vốn vay tại chỗ, phải chuyển dịch vốn từ nơi khác làm chi phí vốn tăng lên.
Dựa vào đặc điểm của sản xuất nông nghiệp để thấy được đặc điểm của tín

dụng nông nghiệp, từ đó đưa ra chính sách tín dụng phù hợp với từng địa phương,
từng đối tượng để hoạt động tín dụng nông nghiệp thu được kết quả cao nhất, để
nguồn vốn sử dụng có hiệu quả.
1.2.3. Các yêu cầu đối với hoạt động tín dụng và người sử dụng vốn tín dụng
- Đối với hoạt động tín dụng:
+ Ngân hàng có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quyết định trong hoạt
động cấp tín dụng của mình. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái
pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.
+ Việc phân tích cấp tín dụng, trước hết phải dựa trên cơ sở khả năng quản lý,
thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoạt động kinh doanh, khả năng phát triển trong tương
lai, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng, sau đó mới dựa vào tài
sản đảm bảo của khách hàng.
+ Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và
hoàn trả vốn gốc và tiền lãi đúng kỳ hạn đã thoả thuận.
+ Khi cho vay bằng ngoại tệ, ngân hàng và khách hàng phải thực hiện đúng
quy định của nhà nước và hướng dẫn cảu ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý
ngoại hối.
- Đối với người sử dụng vốn tín dụng:
+ Có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

18


Khoa KTNT & PTNT

+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu
quả hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy
định của pháp luật; và có kế hoạch vay vốn, trả nợ vốn vay.
+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và
hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.2.4. Yêu cầu của vốn trong sự phát triển cây điều
Để ngành điều phát triển toàn diện, yêu cầu các khâu hoạt động trôi chảy, từ
khâu canh tác, thu mua, chế biến đến tiêu thụ. Mỗi khâu có đặc điểm sản xuất riêng
và yêu cầu đối với lượng vốn cũng khác nhau:
- Đối với canh tác điều:
+ Trồng mới + KTCB (điều từ 1-3 tuổi): ở giai đoạn này thường tiến hành
trồng xen mỳ (sắn).
Yêu cầu về lượng vốn là khá lớn: mua cây giống, cải tạo đất, trồng, chăm
sóc….Nhưng đối với các ngân hàng TMCP ít cho vay vào hoạt động này vì độ rủi
ro ở giai đoạn này cao.
+ Chăm sóc điều trong thời kỳ cho thu hoạch (điều từ 4 tuổi trở lên): Trong
thời kỳ này bón phân cho điều 2 lần/năm vào thời điểm điều thu hoạch xong và vào
thời điểm trước khi điều ra hoa. Khi điều ra hoa phải phun thuốc đậu quả cho điều.
Yêu cầu lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phải đựơc cung cấp đầy đủ, để
đảm bảo tỷ lệ đậu trái và chất lượng nhân điều.
Yêu cầu vốn: vào thời điểm chăm sóc điều.
- Đối với các hộ , cơ sở thu mua điều:
Lượng vốn cần vào thời điểm thu hoạch điều.Thường vào khoảng thời gian tết
nguyên đán điều cho thu hoạch.
- Đối với các cơ sở, nhà máy chế biến điều:
Lượng vốn cần trong mua sắm trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, nhưng nhu
cầu về vốn cần thiết nhất trong thời điểm thu mua nguyên liệu.


SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa KTNT & PTNT

19

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tín dụng nông nghiệp đối với phát triển
cây điều
1.3.1. Về phía ngân hàng
Dư nợ là một khái niệm quan trọng trong biểu hiện khả năng sử dụng vốn của
mỗi ngân hàng. Dư nợ cho vay nông nghiệp, dư nợ cho vay cây điều càng cao thì
biểu hiện quy mô hoạt động của ngân hàng càng lớn.
Dư nợ cho vay nông nghiệp
- Tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp =

——————————

x 100

Tổng dư nợ
Dư nợ cho vay cây điều
- Tỷ lệ dư nợ cho vay cây điều =

——————————


x 100

Tổng dư nợ
Nợ xấu là những khoản nợ có vấn đề, đặc trưng của những khoản nợ này là:
Cam kết trả nợ đã đến hạn mà khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tài
chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn tới khả năng ngân hàng không
thu hồi được cả vốn và lãi. Tài sản đảm bảo được đánh giá lại mà giá trị phát mãi
không đủ trang trải cả gốc lẫn lãi. Thông thường về thời gian các khoản nợ quá hạn
ít nhất từ 60 – 90 ngày. Các khoản nợ này được chuyển về cho bộ phận chuyên môn
hoá (quản lý rủi ro hoặc truy hồi tài sản).
Nợ xấu cho vay nông nghiệp
- Tỷ lệ nợ xấu cho vay nông nghiệp =

———————————— x 100
Tổng số nợ xấu

Mỗi món vay đều có hạn trả vốn gốc và lãi xác định trong tương lai, khách
hàng không thực hiện nhiệm vụ hoàn trả đúng ngày mà chưa đựơc gia hạn nợ được
coi là nợ quá hạn.
Nợ quá hạn nông nghiệp
- Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay nông nghiệp =
—————————
x 100
Tổng số nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn càng nhỏ thì hiệu quả của TDNH càng cao.

SV: Hoàng Thị Xoa

Lớp : Nông Nghiệp 46A



×