BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG
CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG NĂM THỨ TƯ
(Năm học 2012-2013)
Bộ môn: DỊCH TỄ HỌC
Sinh viên: PHẠM THỊ THU THỦY, tổ 40, lớp Y4N, đại học Y Hà Nội
ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP:
Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Địa chỉ: Số 1 – Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
THỜI GIAN THỰC TẬP: 25/2/2013- 8/3/2013.
MỤC TIÊU CỦA ĐỢT THỰC TẬP:
1
2
3
4
5
Hiểu được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của dự án
TCMR .
Mô tả được công tác chuẩn bị, tổ chức một buổi tiêm chủng thường
xuyên tại trạm y tế xã.
Tham gia thực hiện được các hoạt động được giao tại văn phòng TCMR
Quốc gia.
Tham dự đầy đủ các buổi trao đổi chuyên đề với các cán bộ Văn phòng
TCMR.
Viết báo cáo thu hoạch chi tiết của đợt thực tập.
NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Dự án TCMR.
1.1. Cơ cấu tổ chức.
Cấu trúc hệ thống của chương trình bao gồm:
• Ban Điều hành và Văn phòng Quốc gia đặt tại Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương.
• Có 4 văn phòng dự án khu vực đặt tại 4 viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur
của 4 khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên.
• Tại tuyến tỉnh có bộ phận chuyên trách TCMR nằm trong khoa Kiểm
soát bệnh truyền nhiễm hoặc khoa Dịch tễ thuộc TT YHDP của 63
tỉnh/thành trên cả nước.
• Tuyến huyện có cán bộ chuyên trách TCMR nằm tại khoa Kiểm soát
bệnh truyền nhiễm thuộc TTYT của 696 huyện trên cả nước.
• Tại tuyến xã, Trạm Y tế xã là đầu mối chịu trách nhiệm về công tác
TCMR ở 11.358 xã.
Tổng số nhân lực tham gia hoạt động của Dự án TCMR khoảng 5.000
người, chủ yếu là cán bộ y tế và một số thành phần khác như nhân viên
kỹ thuật, nghành luật, truyền thông, cung ứng dịch vụ vận tải…hoạt
động ở tất cả các tuyến y tế trên cả nước.
Các ban quản lý dự án TCMR và các cán bộ chuyên trách ở các cấp chịu
trách nhiệm xây dựng kế hoạch định kỳ và đột xuất, tổ chức thực hiện,
giám sát và đánh giá các hoạt động TCMR tại các tuyến Trung ương,
khu vực, tỉnh, huyện đến xã và cộng đồng.
Bộ Y tế chỉ đạo và điều hành công tác TCMR thông qua các cơ quan
chức năng là Cục Y tế Dự phòng, Vụ Kế hoạch- Tài chính, Cục Quản lý
Dược và Ban Điều hành TCMR Quốc gia.
Việc quản lý và điều hành Chương trình tại từng địa phương cũng chủ
yếu dựa trên hoạt động của các cơ quan Y tế dự phòng, Kế hoạch/Tài
chính, Dược cùng cấp và bộ phận, các nhân chuyên trách TCMR.
Sơ đồ 2. Hệ thống tổ chức Chương trình TCMR của Việt Nam
BỘ Y TẾ
Cục Y tế Dự phòng
Viện VSDTTƯ
Ban điều hành Dự án TCMR Quốc Gia
Viện VSDTTƯ
VPTCMR Miền
Viện Pasteur Nha
Trang VPTCMR
Viện Pasteur HCM
VPTCMR Miền Nam
Viện VSDT TN
VPTCMR Tây
Nguyên
TTYTDP 28 tỉnh
TTYTDP 11 tỉnh
TTYTDP 20 tỉnh
TTYTDP 4 tỉnh
TTYT huyện
TTYT huyện
TTYT huyện
TTYT huyện
Trạm Y tế xã
Trạm Y tế xã
Trạm Y tế xã
Trạm Y tế xã
Sơ đồ: Hệ thống tổ chức Chương trình Tiêm chủng Mở rộng của Việt Nam.
1.2. Nhiệm vụ.
•
•
•
•
•
•
Duy trì tỉ lệ tiêm chủng cao cho trẻ em và phụ nữ là đối tượng chính
của chương trình TCMR.
Giảm tỉ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em trong
chương trình TCMR.
Duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ uốn ván sơ sinh.
Giảm tỉ lệ mắc bệnh sởi, tiến tới mục tiêu loại trừ sởi.
Kiểm soát thành công các bệnh truyền nhiễm khác trong chương trình
Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ tiêm chủng, đặc biệt tại các
địa phương còn gặp nhiều khó khăn.
1.3. Hoạt động.
1.3.1. Duy trì và hoàn thiện hệ thống mạng lưới nhân viên chuyên trách
TCMR từ Trung ương đến cơ sở.
• Kiện toàn ban chỉ đạo và Văn phòng TCMR tuyến Trung ương, khu
vực, tỉnh, bộ phận chuyên trách và cán bộ chuyên trách TCMR tuyến
huyện và xã.
• Tham mưu cho bộ Y tế và lãnh đạo chính quyền/nghành y tế các địa
hương ra các văn bản chỉ đạo, củng cố, tăng cường về tổ chức cho
hệ thống mạng lưới TCMR, cải thiện chế độ phụ cấp cho nhân viên
TCMR.
1.3.2. Duy trì tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi ở mức trên
90% và tăng cường chất lượng dịch vụ tiêm chủng
• Mở rộng và tăng cường hình thức tiêm chủng thường xuyên trên địa
bàn toàn quốc, kết hợp tổ chức các chiến dịch tiêm chủng theo mục
tiêu chuyên biệt.
• Thực hiện đồng bộ và có chất lượng các nội dung và hình thức hoạt
động khác của chương trình như tập huấn chuyên môn cho cán bộ y
tế, truyền thông, giáo dục cộng đồng, tăng cường công tác an toàn
tiêm chủng, cung ứng đầy đủ vắc xin và vật tư tiêm chủng, tăng
cuonhf hợp tác quốc tế, hỗ trợ vùng khó khăn…để duy trì tỷ lệ tiêm
chủng đầy đủ ở mức cao thường xuyên trên 90%.
• Hoàn thiện và triển khai sử dụng có hiệu quả Chương trình quản lý
số liệu TCMR tuyến tỉnh, khu vực và trung ương, thực hiện theo dõi
kịp tiến độ tiêm chủng thường xuyên. Trên cơ sở đó, đưa ra các biện
pháp can thiệp kịp thời nhằm đạt tỉ lệ tiêm chủng.
• Đảm bảo trên 80% số quận/huyện đạt tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ trên
90%.
1.3.3. Tăng cường năng lực của hệ thống giám sát các bệnh bại liệt, uốn
ván sơ sinh, sởi và các bệnh khác trong chương trình TCMR.
Tăng cường giám sát các trường hợp liệt mềm cấp
• Đảm bảo trên 80% số trường hợp liệt mềm cấp được điều tra và lấy
đủ 2 mẫu phân theo quy định.
• Thường xuyên giám sát tích cực liệt mềm cấp tại các bệnh viện
tuyến huyện.
Tăng cường giám sát uốn ván sơ sinh
• Tăng cường công tác giám sát chết sơ sinh, uốn ván sơ sinh đảm bảo
tỉ lệ giám sát chết sơ sinh > 4/1000 trẻ đẻ sống.
• 100% trường hợp nghi uốn ván sơ sinh được điều tra qua phiếu.
• Lồng ghép giám sát tích cực chết sơ sinh tại các bệnh viện với giám
sát liệt mềm cấp, sởi và các bệnh khác trong TCMR.
Tăng cường giám sát sởi
• Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp nghi sởi: đạt tỉ lệ
phát hiện ≥ 2/100.000 dân, tỷ lệ trường hợp nghi sởi được điều tra
và lấy mẫu huyết thanh, vận chuyển đến phòng thí nghiệm theo
đúng quy định đạt trên 80%.
• Giám sát các trường hợp nghi sởi tại các bệnh viện, phòng khám.
Giám sát các bệnh khác trong tiêm chủng mở rộng.
• Giám sát tích cực, lồng ghép phát hiện các bệnh trong tiêm chủng
tại các tuyến.
Nâng cao năng lực mạng lưới các phòng thí nghiệm tại các Viện
VSDT/Pasteur phục vụ công tác giám sát.
• Nâng cao chất lượng xét nghiệm, duy trì các phòng xét nghiệm bại
liệt, sởi, rubella chuẩn thức được WHO công nhận tại Viện VSDT TƯ
và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh.
Tổ chức tập huấn công tác giám sát bệnh cho cán bộ chuyên trách các
tuyến, huy động sự tham gia của các cơ sở khám chữa bệnh.
1.3.4. Bảo vệ vững chắc thành quả thanh toán bệnh bại liệt.
• Duy trì tỉ lệ uống vắc xin OPV trong TC thường xuyên cho trẻ đạy
trên 90%.
• Chủ động tổ chức chiến dịch uống bổ sung vắc xin OPV tại các vùng
nguy cơ cao.
• Tăng cường công tác giám sát liệt mềm cấp để phát hiện vi rút bại
liệt hoang dại xâm nhập sớm nhất.
• Luôn sẵn sàng để đáp ứng với sự xâm nhập của vi rút bại liệt hoang
dại.
1.3.5. Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh.
Duy trì tỉ lệ tiêm vắc xin uốn ván (UV2+) cho phụ nữ có thai trên
toàn quốc là trên 80% và tiêm vắc xin uốn ván cho nữ tuổi sinh đẻ
đạt trên 90%.
• Tăng cường công tác giám sát chết sơ sinh, nghi uốn ván sơ sinh,
tiến hành phân tích các trường hợp uốn ván sơ sinh từ đó đưa ra
các hoạt động tăng cường hỗ trợ kịp thời đối với từng trường hợp.
• Tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin uốn ván bổ sung cho phụ nữ có thai
và nữ độ tuổi sinh đẻ ở những xã/phường có trường hợp mắc uốn
ván sơ sinh.
• Xây dựng chiến lược tiêm vắc xin uốn ván ở trẻ nhỏ và trong trường
học.
1.3.6. Triển khai các hoạt động tiến tới mục tiêu loại trừ sởi.
• Triển khai tiêm chủng thường xuyên 2 mũi vắc xin sởi cho trẻ 9
tháng và 18 tháng đạt tỉ lệ >95%.
• Tăng cường chất lượng công tác giám sát sởi, đặc biệt phát hiện
sớm các ca nghi sởi, lấy đủ mẫu huyết thanh về phòng xét nghiệm
khu vực.
• Thực hiện đáp ứng kịp thời khi xảy dịch, hạn chế dịch lan rộng. Chủ
động tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ sung cho các đối tượng
nguy cơ trong vùng nguy cơ cao khi cần thiết.
1.3.7. Bảo đảm an toàn trong tiêm chủng.
• Tập huấn, giám sát và đánh giá thường xuyên việc thực hiện các quy
định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị
( theo Quyết đinh số 23/2008/QĐ-BYT 07/07/2008 của Bộ trưởng
Bộ Y tế ) cũng như các văn bản khác của Bộ Y tế về thực hiện an
toàn trong sử dụng vắc xin và thực hành an toàn tiêm chủng.
• Tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ tiêm
chủng ở các tuyến, tiến tới chuẩn hóa về nhân lực cho Chương trình
TCMR.
• Ban hành áp phích quy định về tiêm chủng an toàn: tổ chức truyền
thông sâu rộng về các quy định thực hành an toàn tiêm chủng cho
cộng đồng.
1.3.8. Duy trì, củng cố và phát huy hiệu quả của hệ thống giám sát phản
ứng sau tiêm chủng.
• Báo cáo nhanh trong vòng 24h tất cả ác trường hợp phản ứng nặng
hoặc tử vong sau tiêm chủng.
• Tiến hành điều tra kịp thời,đầy đủ mọi phản ứng nặng sau tiêm
chủng, phối hợp chặt chẽ giữa các tuyến và quốc gia trong quá trình
điều tra.
• Thành lập hội đồng chuyên môn điều tra PƯSTC của tỉnh, gồm: lãnh
đạo Sở Y tế, đại diện Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur, Trung tâm YTDP,
•
các cơ sở điều trị và các đơn vị liên quan, các chuyên gia tư vấn
trong trường hợp cần thiết.
• Gửi báo cáo chi tiết các PƯSTC cho Ban Điều hành Dự án Tiêm
chủng mở rộng Quốc gia và Ủy ban Khắc phục sự cố sau tiêm chủng.
1.3.9. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các loại vắc xin, vật tư tiêm chủng. Duy trì
tốt hệ thống dây chuyền lạnh từ Trung ương tới các điểm tiêm chủng.
• Lập kế hoạch toàn diện, khoa học về cung ứng vắc xin, vật tư thiết
yếu cho Chương trình định kỳ hàng năm cũng như đột xuất tại tất
cả các tuyến của Dự án.
• Hướng dẫn, tập huấn, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
cung ứng vắc xin và vật tư tiêm chủng ở tất cả các tuyến, đặc biệt
tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
• Duy trì và từng bước bổ sung, đổi mới các trang thiết bị trong hệ
thống dây chuyền lạnh ở từng tuyến của Dự án.
1.3.10. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nâng cao hiệu quả TCMR
• Huy động kinh phí hàng năm cho công tác nghiên cứu khoa học
nhằm xác định và giải quyết các vấn đề tồn tại, cần được ưu tiên,
thiết thực nâng cao chất lượng TCMR cho các nhóm đối tượng của
Chương trình.
• Lồng ghép và chia sẻ kết quả nghiên cứu khoa học của dự án TCMR
với các nghiên cứu khác của Bộ Y tế, Bộ Khoa học & Công nghệ, các
nghiên cứu cấp cơ sở và các nguồn kết quả nghiên cứu khác.
• Tổ chức theo dõi, giám sát, đánh giá các công trình nghiên cứu của
Dự án. Sử dụng hiệu quả những kết quả nghiên cứu đã coa từ Dự án
và các nguồn khác có liên quan.
1.3.11. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tăng cường chất lượng tiêm
chủng, tăng nguồn viện trợ từ chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế.
• Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật trong triển khai công tác TCMR.
• Tăng cường và củng cố hệ thống dây chuyền lạnh.
• Tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả viện trợ vắc xin và vật tư tiêm
chủng.
• Cung cấp trang bị và sinh phẩm thiết yếu cho các PTN chẩn đoán
và đánh giá chất lượng tiêm chủng.
• Hỗ trợ kinh phí triển khai hoạt động nhằm tăng tỷ lệ, chất lượng
tiêm chủng tại một số địa phương khó khăn và các chiến dịch tiêm
chủng bổ sung.
• Tập huấn nâng cao kỹ năng thực hành tiêm chủng của nhân viên
trong Dự án.
II. Tham gia thực hiện được các hoạt động được giao tại văn phòng
TCMR Quốc gia.
1. Tập huấn chuyên môn về Tiêm chủng và Chương trình Tiêm chủng
mở rộng.
Thời gian: Từ 26/2 - 4/3/2013.
Địa điểm: Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương.
Hình thức học tập: Trao đổi và thảo luận nhóm.
Nội dung tập huấn:
Ngày
26/2/2013
Nội dung
Cán bộ phụ trách
Giới thiệu về hệ thống quản lý TS. Dương Thị Hồng
TCMR. Sơ lược về tiêm chủng
và Vắc xin.
27/2/2013
Giới thiệu về vắc xin, dây BS. Nguyễn Thị Loan
chuyền lạnh.
Giám sát bệnh TCMR.
Giám sát bệnh TCMR
Giám sát bệnh TCMR: An toàn ThS. Nguyễn Đắc Trung
tiêm chủng.
28/2/2013
4/3/2013
Kết quả thu được:
Chương trình Tiêm chủng mở rộng:
Chương trình tiêm chủng mở rộng ( tên tiếng Anh là Expanded
Programme on Immunization- EPI), bắt đầu được triển khai ở Việt Nam
từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế
giới-WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc – UNICEF. Chương trình có mục
tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1
tuổi, bảo vệ trẻ em khỏi 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong
cao. Sau một thời gian thí điểm, Chương trình từng bước được mở rộng
dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng, để từ năm 1985 tới nay toàn
bộ trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng của Chương trình trên toàn quốc có cơ
hội được tiếp cận với Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đến năm 2010,
đã có 11 loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến,nguy hiểm cho trẻ
em được đưa vào Chương trình. Các giai đoạn phát triển:
-
Giai đoạn thí điểm (1981-1984)./
-
Giai đoạn mở rộng dịch vụ tiêm chủng trong cả nước (1985-1990).
-
Giai đoạn xóa xã trắng về tiêm chủng mở rộng ( 1991-1995).
-
Giai đoạn duy trì và nâng cao chất lượng Chương trình (1996 đến nay).
Vắc xin và tiêm chủng:
• Đinh nghĩa : Là những chế phẩm đặc biệt từ vi sinh vật gây bệnh đã bất
hoạt hoặc còn sống nhưng giảm độc lực hoặc từ một phần cấu trúc của
vi sinh vật gây bệnh, được sử dụng đưa vào cơ thể nhằm kích thích sự
sinh kháng thể hoặc miễn dịch tế bào giúp cơ thể chống lại tác nhân
gây bệnh .
• Phân loại vắc xin:
-
Vắc xin sống giảm độc lực (virus hoặc vi khuẩn) .
-
Vắc xin bất hoạt (toàn tế bào hoặc một phần cấu trúc của tế bào vi
khuẩn hoặc virus) hoặc giải độc tố hoặc vắc xin tổng hợp .
•
Đặc tính của Vắc xin:
-
Vắc xin là một sản phẩm sinh học rất dễ bị phá huỷ nếu không được
bảo quản đúng cách.
-
DCL giữ cho vắc xin được duy trì từ +2 độ C đến +8 độ C. Nhiệt độ cao
và đông băng đều làm hỏng vac xin.
-
Đông băng là nguyên nhân thường gặp nhất làm hỏng vắc xin Viêm
gan B, DPT, AT, Hib, HPV, Rotavirus.
-
Nhiệt độ cao có thể làm hỏng tất cả các loại vắc xin, tuy nhiên những
loại nhạy cảm với nhiệt độ cao nhất là: Bại liệt (OPV), các vắc xin sau
khi pha hồi chỉnh (sởi, rubella, quai bị, rota virus, varicella (thuỷ đậu),...
-
Ánh sáng dễ làm hỏng các vắc xin sống, giảm độc lực: BCG,Sởi,Bại liệt,
Rubella, quai bị, rotavirus.
•
Lợi ích của tiêm chủng mở rộng:
-
Phòng ngừa được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ
em.
-
Chi phí cho việc dùng văc-xin rẻ hơn rất nhiều so với chi phí để chữa
bệnh của gia đình.
-
Tiêm chủng là phương pháp rẻ tiền, an toàn và hiệu quả nhất để phòng
bệnh
•
Một số lưu ý:
-
Các vắc xin an toàn, ít phản ứng phụ.
-
Vắc xin khi sử dụng phải đảm bảo những tiêu chuẩn về an toàn, hiệu
lực và chất lượng.
-
Vắc xin trước khi sử dụng đã được các cơ quan chuyên môn kiểm định
chặt chẽ về độ an toàn và chất lượng, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
-
Vắc xin đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới: mỗi năm trên thế
giới có khoảng 120 triệu trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng.
-
Vắc xin cũng như thuốc, khi tiêm chủng cũng sẽ có phản ứng với một tỷ
lệ nhất định. Các phản ứng cần được theo dõi và xử trí kịp thời.
•
Các bệnh phòng được bằng vắc xin:
Bạch hầu; Ho gà; Uốn ván; Lao; Sởi; Bại liệt; Rubella; Viên gan B; Viêm
não Nhật bản; Thương hàn; Viêm phổi và viêm màng não do Hib;
Nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung.
Dây chuyền Lạnh.
• Định nghĩa: Hệ thống bảo quản, vận chuyển và phân phối vắc xin gọi là
hệ thống dây chuyền lạnh.
• Thiết bị của dây truyền lạnh:
-
Tủ lạnh: Chức năng bảo quản vắc xin trong một thời gian dài; làm đông
băng bình tích lạnh
-
Hòm lạnh: Chức năng bảo quản vắc xin khi vận chuyển từ kho trung
ương, khu vực tới tỉnh, huyện và các trạm y tế; bảo quản vắc xin khi tủ
lạnh hỏng; bổ sung vắc xin trong buổi tiêm chủng ngoài trạm và lưu
động.
-
Phích vắc xin: Chức năng bảo quản vắc xin và dung môi tới các điểm
tiêm chủng ngoài trạm y tế, trong buổi tiêm chủng và mang vắc xin,
dung môi sau buổi tiêm chủng về trạm; vận chuyển vắc xin hàng tháng
từ huyện về xã; bảo quản vắc xin khi tủ lạnh hỏng hoặc xả băng
Dụng cụ theo dõi dây truyền lạnh : Nhiệt kế và chỉ thị nhiệt độ đông
băng điện tử,chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin.
• Cách sắp xếp vắc xin trong tủ lạnh.
• Bảo quản dụng cụ trong dây truyền lạnh.
•
Giám sát bệnh TCMR.
• Định nghĩa giám sát TCMR.
• Phân loại giám sát.
2. Hoạt động 2: Thống kê dây chuyền lạnh.
Thời gian: 27/2 – 8/3/2013.
Địa điểm: Tại Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia.
Cán bộ phụ trách: CN.Nguyễn Thành Trung.
Phương tiện hỗ trợ: Máy tính xách tay.
Mô tả hoạt động: Kiểm tra số serial và ngày tháng năm bắt đầu sử
dụng của tủ lạnh bảo quản vắc xin từ danh sách do các tỉnh gửi về văn
phòng theo các năm, đối chiếu với danh sách tại quốc gia và sửa lại vào
cột ghi chú. Khi hoàn thành, gửi lại kết quả qua email cho cán bộ phụ
trách.
• Số tỉnh chịu trách nhiệm đối chiếu : Bao gồm 11 tỉnh sau: TT-Huế; Tp.
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
Bình Thuận, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai.
• Kết quả công việc: Danh sách dây chuyền lạnh đã bổ sung và đã gửi báo
cáo qua email cho CN.Nguyễn Thành Trung.
•
•
•
•
•
Hoạt động 3: Thăm điểm tiêm chủng tại một trạm y tế xã.
Thời gian: 5-6/3/2013.
Cán bộ phụ trách: BS. Nguyễn Thị Loan.
Địa điểm thưc địa: Trạm Y tế xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Thành phố
Hà Nội.
Phương tiện hỗ trợ: Ô tô do Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia
bố trí.
Mô tả hoạt động:
-
Chào hỏi, gặp gỡ ban lãnh đạo trạm y tế xã Cao Viên.
-
Trực tiếp quan sát quy trình tiêm chủng tại trạm: Bao gồm các phòng:
Phòng nhận sổ và khám phân loại; Phòng tiêm; Phòng theo dõi phản
ứng sau tiêm chủng và vào sổ tiêm chủng.
-
Ghi chép lại những ưu điểm và sai sót trong quá trình tổ chức buổi tiêm
chủng tại trạm y tế xã Cao Viên.
-
Tham gia buổi thảo luận giữa cán bộ y tế xã Cao Viên, đoàn cán bộ
chuyên trách của các xã khác trong địa bàn huyện Thanh Oai, đoàn
giám sát của Y tế dự phòng Hà Nội, Cán bộ và sinh viên thực tập tại Văn
phòng Tiêm chủng mở rộng Miền Bắc và Văn phòng Tiêm chủng mở
rộng Quốc gia.
-
Chào hỏi, cảm ơn ban lãnh đạo trạm y tế xã Cao Viên và ra về.
-
Trao đổi về buổi thực địa với BS Loan tại Văn phòng tiêm chủng mở
rộng Quốc gia.
Một số nét về buổi TC:
- Một số nét chung về xã Cao Viên:
Tổng số dân: 17.000 người.
Số trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng: Trung bình 380 trẻ.
- Đợt tiêm chủng định kỳ này tại xã Cao Viên được tiến hành trong hai
ngày: 5 và 6/3/2013.
- Các vắc xin được tiêm trong đợt này bao gồm: Sởi, Viêm gan B, DPT4,
Uốn ván cho phụ nữ có thai, Lao.
Thực trạng buổi TC:
Công tác chuẩn bị :
Thông báo : gửi giấy mời đến các đối tượng (có ngày, giờ, đối tượng,
địa điểm tiêm chủng).
• Phân công nhân lực và cơ sở vật chất:
- Có 2 phòng khám phân loại, 1 phòng tiêm chủng và 1 phòng giám sát
sau tiêm chủng (TC).
- Cán bộ y tế khám phân loại và tư vấn trước TC: 2.
- Cán bộ chuyên trách tiêm chủng: 5.
- Cán bộ chuyên trách giám sát phản ứng sau TC: 2.
• Điểm tiêm chủng:
- Tiêm chủng 1 chiều.
•
Có dán áp phích “ quy định về tiêm chủng” và “ các bà mẹ khi đưa con đi
tiêm chủng cần thực hiện”.
- Có chỗ ngồi chờ trước và sau khi TC. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ vì số lượng
đối tượng quá đông.
- Có bàn chỉ định và tư vấn trước TC cho đối tượng TC và ghi chép.
- Có bàn để vắc xin và dụng cụ TC.
• Các dụng cụ cần thiết cho buổi tiêm chủng.
-
Tên dụng cụ
Có
Không
Bông, cồn 70 độ
Cưa lọ vắc xin
Khay, panh
Hộp chống sốc
Sổ, phiếu tiêm chủng
Phác đồ chống sốc
Giấy bút
Xà phòng, nước rửa tay
Thùng đựng rác
Quần áo blu, khẩu trang
Khăn trải bàn
•
-
-
Sắp xếp bàn tiêm chủng
Có 1 bàn TC được ghép lại từ 4 bàn nhỏ. Ghế cho cán bộ (CB) và bà mẹ
ở ngay cạnh bàn TC. Tuy nhiên vì phòng nhỏ nên việc đi lại của các bà
mẹ không đươc thuận tiện.
Các dụng cụ cần cho TC được sắp xếp trên bàn.
Hộp an toàn, thùng rác được đặt cạnh nhau dưới gầm bàn.
Kim tiêm được vứt vào hộp an toàn ngay sau khi sử dụng. Tuy nhiên,
vẫn còn trường hợp vứt rác không đúng quy định: vứt bông thấm máu
vào thùng đựng rác, vứt bông sát trùng ra sàn.
Tổ chức.
-
Quá trình tiêm chủng:
Đã thực hiện
Chưa thực hiện/Vấn đề
1.Hỏi tiền
sử.
•
Xác định tên, tuổi, địa chỉ của
trẻ và ghi vào phiếu/sổ TC.
• Lập phiếu tiêm chủng cho trẻ
(nếu chưa có).
• Hỏi loại vắc xin, số mũi từng
loại vắc xin, thời gian đã tiêm
chủng?
•
Chưa hỏi tiền sử dị ứng với
thuốc hay thức ăn đặc
biệt.
• Chưa hỏi về các phản ứng
nặng như: sốt cao, quấy
khóc dai dẳng, co giật,
sưng lan rộng….sau lần
tiêm chủng trước.
• Có thể hỏi thêm tiền sử
bệnh tật hay dị ứng của
người thân của trẻ nếu trẻ
tiêm vắc xin lần đầu.
2.Quan
sát tình
trạng sức
khỏe hiện
tại.
•
Nghe tim phổi và cặp nhiệt
độ cho tất cả các trẻ.
• Hỏi về tình hình sức khỏe
hiện tại :
Có đang bị ho,
sốt, tiêu chảykhông?
Có
đang dùng thuốc/kháng sinh
gì không?
•
Không cần thiết nghe tim
phổi.
3.Chỉ định
tiêm.
•
Chỉ định tiêm chủng khi trẻ
đủ tiêu chuẩn.
•
Không hỏi tiền sử dị ứng
của trẻ nên gây nguy cơ
cho trẻ.
•
Phần giải thích không kĩ:
không hướng dẫn nếu trẻ
sốt phải dùng thuốc hạ sốt,
Hoãn tiêm khi :
+Trẻ đang ốm, sốt .
+Trẻ đang mắc các bệnh
nhiễm trùng cấp tính.
•
4.Tư vấn
tiêm
chủng.
Thông báo các vắc xin trẻ
được tiêm chủng.
• Yêu cầu trẻ ở lại theo dõi 30
•
phút tại điểm tiêm chủng.
• Giải thích những phản ứng có
thể xảy ra sau tiêm chủng
như : sôt <38.5OC, quấy khóc,
sung nhẹ tại vị trí tiêm, đưa
trẻ đến CSYT nếu sốt >38.5oC.
• Hẹn ngày tiêm chủng tiếp
theo.
5. Vắc xin
và Tiêm
chủng vắc
xin
an
toàn.
•
•
•
•
•
•
•
•
•
6.Ghi sổ
và phiếu
tiêm
chủng.
VX được bảo quản trong
phích VX.
Có kiểm tra vắc xin, dung môi
và sử dụng theo đúng tiêu
chuẩn.
Có rửa tay sạch bằng xà
phòng trước khi tiêm chủng.
Lấy vắc xin vào bơm tiêm.
Dùng bơm tiêm tự khóa .
Các bước pha hồi chỉnh vắc
xin đúngtiêu chuẩn.
Đường tiêm, liều lượng, vị trí
tiêm của từng loại vắc xin
trong TCMR: đúng tiêu
chuẩn.
Có người kiểm soát lượng
người vào TC.
Có dặn dò/ tư vấn sau tiêm
chủng.
Ghi đầy đủ các thông tin vào
phiếu hoặc sổ tiêm chủng và
trả lại cho bà mẹ và hẹn lần
tiêm chủng sau .
• Nhắc bà mẹ giữ phiếu/ sổ
tiêm chủng cẩn thận và luôn
mang theo khi đưa trẻ tới cơ
sở y tế hoặc bệnh viện.
• Ghi ngày tiêm chủng đối với
từng loại vắc xin đã tiêm
chủng cho trẻ vào sổ tiêm
•
không được chườm đắp
lên vị trí tiêm.
Có trường hợp không cố
định trẻ tốt nên tư thế tiêm
chưa đúng.
• Kiểm soát lượng người vào
chưa tốt nên số lượng các
bà mẹ vẫn đông.
• Dặn dò sau tiêm chủng
chưa kĩ: không dặn bà mẹ
xử lý thế nào khi trẻ có
phản ứng mạnh, nói thông
tin không cần thiết (các
hậu quả của trường hợp
không điển hình).
• Có trường hợp không kiểm
tra lượng vắc xin mà đã
mở bao kim tiêm.
•
chủng của cơ sở y tế.
7.Giám
sát (GS)
phản ứng
sau tiêm
chủng.
•
Có phòng và cán bộ phụ trách
riêng.
•
•
8.Kết thúc
buổi tiêm
chủng.
•
Phòng GS đông và ồn ào.
Không GS chặt vì có đối
tượng về trước 30 phút.
• Phòng GS và TC thông
nhau nên có tình trạng lẫn
lộn giữa người đã và chưa
TC hoặc đi nhầm phòng.
Bảo quản vắc xin dung môi
chưa sử dụng.
• Hủy dụng cụ tiêm chủng an
toàn báo cáo .
•
Chưa quan sát được.
Bài học kinh nghiệm.
Nhìn chung, buổi TCMR của TYT Cao Viên được thực hiện khá tốt, tuy
nhiên vẫn còn 1 số thiếu sót. Từ đó, ta có thể rút ra các bài học kinh nghiệm
sau:
Đối với TYT Cao Viên:
Tổ chức:
• Chia thành nhiều đợt TC trong 1 ngày để giảm số người qua đông trong
1 lần TC.
• Sắp xếp lại phòng tiêm và phòng GS phản ứng sau TC hợp lí hơn để
tránh tình trạng nhầm lẫn/đi lại không đúng trình tự giữa 2 phòng.
• Sắp xếp lại trong phòng tiêm hợp lí để việc di chuyển của các bà mẹ
được thuận lợi.
• Có thể phát thêm băng hình, đài về nội dung TC trong buổi TC.
• Chuyên môn: Thực hiện đào tạo lại kĩ hơn cán bộ y tế trong trạm hoặc
cử cán bộ đi tập huấn các tuyến trên.
Chương trình cho người dân:
• Có thể tổ chức các buổi truyền thông cho người dân về TC, chứ không
nhất thiết chỉ dành cho các bà mẹ.
• Phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các buổi tập huấn cho các bà mẹ
mang thai về kiến thức TC ,Dinh dưỡng và chăm sóc trẻ & bà mẹ .
Đối với tuyến trên (TTYT Hà Nội, văn phòng TCMRQG…).
• Xây dựng mô hình mẫu về bố trí các bàn/phòng trong tiêm chủng bên
cạnh các văn bản.
•
Hỗ trợ tuyến dưới về đâò tạo nhân lực và các nguồn lực khác (băng đĩa
TC…) trong điều kiện có thể.
Đối với người dân.
• Chủ động tìm hiểu kĩ hơn về kiến thức & thông tin TC.
•
Nâng cao ý thức khi đến TC ở TYT như : giữ gìn vệ sinh , trật tự , không
chen lấn xô đẩy…
•
Tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.