Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

công tác kế toán tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng hà thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.74 KB, 47 trang )

Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
--------o0o--------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đơn vị thực tập:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
XÂY DỰNG HÀ THÀNH

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Hà Đức Trụ
Sinh viên thực hiện

: Phạm Thanh Sơn

Lớp

: 7CD - KT 06

MSV

: 7CD01710

HÀ NỘI - 2012



SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

MỤC LỤC

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG Ề.................................................................5
CÔNG TY CỔPHẦN ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG HÀ THÀNH. .5
1.1. Quát rình hình thành và phát triển của Công ty............................5
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh............................................6
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty..............................................6
1.4. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh...................7
PHẦN 2:........................................................................................................9
TÌNH HÌNH TỔCHỨC CÔNG TÁC KẾTOÁN TẠI CÔNG TY...................9
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty..............................................9
2.2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty
coorphaanf đầu tư và phát triển xây dựng Hà Thành...................................10
2.3. Tổ chức công tác kế toán và phương pháp k ế toán các ph ần h ành
kế toán............................................................................................................11
2.3.1. Kế toán Vốn bằng tiền............................................................11
2.3.2. Kế toán vật tư của công ty:.....................................................13
2.3.2.1. Kế toán chi tiết NVL, CCDC..........................................13
2.3.2.2. Phương pháp kế toán sử dụng.........................................14
2.3.2.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm NVL, CCDC.....................14

2.3.3.2. Kế toán chi tiết TSCĐ......................................................16
2.3.3.3. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ..................................16
2.3.3.4. Kế toán khấu hao TSCĐ..................................................17
2.3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương................18
2.3.4.1. Kế toán tiền lương...........................................................18
2.3.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng..................20

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

2.3.5.1. Kế toán bán hàng.............................................................21
2.3.5.2. Kế toán giá vốn hàng bán...............................................21
2.3.5.3. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh...............................22
2.3.5.4. Kế toán xác định kết quả bán hàng:...............................23
PHẦN 3.......................................................................................................24
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT...................................................................24
3.1. Thu hoạch:......................................................................................24
3.2. Nhận xét về công tác kế toán của Công ty:..................................24
3.2.1. Những ưu điểm:.......................................................................24
3.2.2. Những hạn chế........................................................................25
KẾT LUẬN..................................................................................................27

SV: Phạm Thanh Sơn


MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển cùng với nền kinh tế nhiều thành phần, cạnh
tranh công bằng. Theo đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng ngày càng
mở rộng và phát triển để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, giữ vững các
khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Sự phát triển không ngừng của các
doanh nghiệp kéo theo sự thay đổi sâu sắc về hoạt động quản lý và cơ chế
quản lý.
Kế toán luôn tồn tại, phát triển gắn liền với các hoạt động của doanh
nghiệp.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải biết cách bảo tồn
nguồn vốn và tạo ra nhiều lợi nhuận trong các hoạt động kinh doanh của
mình. Để làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một chế độ kế
toán hợp lý. Việc tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện công tác kế toán hợp lý
là vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, em đã xin được thực tập tại Công ty cổ phần
đầu tư và phát triển xây dựng Hà Thành để học hỏi và tìm hiểu những kinh
nghiệm thực tế. Sau một thời gian thực tập với các tài liệu thu thập được cùng
sự giúp đỡ của các cô, chú trong phòng kế toán của Công ty và đặc biệt là sự
chỉ bảo của Thầy giáo PGS.TS Hà Đức Trụ đã giúp em tìm hiểu và hoàn
thành báo cáo thực tập tốt nhiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!


SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG Ề
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG HÀ THÀNH

1.1. Quát rình hình thành và phát triển của Công ty
Tên Công ty: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng Hà Thành
Trụ sở: Số 54 tổ 36 phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Mã số thuế: 0101383422
Điện thoại: 04 7 222 373
Fax: 04.3 7222383
Vốn điều lệ: 8.000.000.000 đồng (Tám tỷ đồng VN)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103002310 do Phòng Đăng
ký Kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, cấp ngày 02
tháng 06 năm 2003.
Là một doanh nghiệp nằm trên đại bàn TP Hà Nội, Công ty cổ phần đầu
tư và phát triển xây dựng Hà Thành ra đời từ nền tàng của Trung Tâm Du
Lịch Hanoistartour trực thuộc công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Đầu
Tư Thương Mại và Dịch vụ Thắng Lợi và thương hiệu Hanoi Startour đã
được khẳng định trên thị trường số lượng khách đến vài nghìn lượt khách mỗi
năm.
Tháng 6 năm 2003 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng Hà

Thành được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của sở kế
hoạch và đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh nhưng chủ yếu là khai thác
dịch vụ du lịch, dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe taxi với thương hiệu
Vic Taxi Hanoi Statour 3.8.230.230 và 3.8434343 số lượng khách lên tới vài
nghìn lượt khách mỗi ngày. Với nền tảng đã có sẵn công ty mở rộng thêm lĩnh

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

vực nhà hàng với thương hiệu Gà 99, điểm dừng chân du lịch Tâm Việt,… tất
cả đã được khẳng định bằng chất lượng dịch vụ với dội ngũ cán bộ nhân viên
nhiệt tình và chuyên nghiệp.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Hiện nay Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng Hà Thành tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực:
- Tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế.
Kinh doanh khách sạn nhà hàng, lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế. Vận
chuyển hành khách (bao gồm vận chuyển khách du lịch, vận chuyển hành
khách bằng xe taxi xe buýt công cộng. Sản xuất, kinh doanh, khai thác đá các
loại, Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Tư vấn quản lý dự án đầu
tư….).
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Phụ lục 01)
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng Hà Thành là một tổ hợp

của đội ngũ các kỹ sư và kỹ thuật viên và nhân viên nhiều kinh nghiệm với
trình độ chuyên môn tót, và thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn.
- Với đội ngũ trên 500 cán bộ, nhân viên công ty gồm:
+ Cán bộ công nhân viên văn phòng: 30 người.
+ Nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh: 480 người
* Nhiệm vụ các phòng ban như sau:
• Tổng giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty, nắm quyền chỉ
đạo sản xuất kinh doanh chung. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm cao

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

nhất trước hội đồng quản trị về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
• Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc công ty,
điều hành sản xuất kinh doanh theo sự phân công và ủy quyền của Tổng giám
đốc.
• Giám đốc: Chỉ đạo trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh tại công
ty.
• Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính, kế
toán của công ty, hạch toán quản lý kinh tế.
• Phòng kinh doanh: Tham mưu cho bán giám đốc về kế hoạch, phương
hướng sản xuất và có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm nguồn mua bán

hàng hóa, đồng thời xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản
phẩm.
• Phòng tổ chức hành chính: Bao gồm các bộ phận: Tổ chức - lao động
tiền lương, văn phòng, bảo vệ, y tế, nhà ăn.
• Phòng dự án: Tìm hiểu và nghiên cứu các dự án đề có thể mang lại lợi
nhuận lớn nhất cho công ty.
1.4. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2010-2011
(Phụ lục 02)
Nhận xét chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ
phần đầu tư và phát triển xây dựng Hà Thành trong 2 năm 2010 - 2011.
+ Doanh thu của năm 2011 cao hơn năm 2010 nhưng chưa đạt được mức
độ cao, tổng lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 tăng lên

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

2.959.316 triệu tương ứng với tỉ lệ 11,09%. Trong đó chủ yếu là do sự tăng
của lợi nhuận gộp từ 43.007,216 triệu đến 54.480.647 triệu - 12,727%. Doanh
thu từ hoạt động tài chính có tăng nhưng không đáng kể 2.735,939 tr chỉ bằng
23% so với số tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 11.494,951
tr. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã triển khai tốt các chiến lược sản
xuất kinh doanh, mở rộng thị trường đầu tư, công tác quản trị tài chính tốt.
Mặc dù trong thời buổi khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những năm

2010, 2011 nhưng do sự cố gắng không ngừng hoàn thiện của cán bộ công
nhân viên toàn công ty đã vẫn duy trì và phát triển công ty để hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển và ổn định, bởi vậy công ty
đạt được những thành tích rất đáng tự hào.

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

PHẦN 2:
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 03)
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, điều kiện và
trình độ quản lý, công ty thực hiện tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập
trung. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của cán bộ phận kế toán như sau:
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tài chính thống
kê và bộ máy kế toán, công tác phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của
đơn vị, kế toán trưởng phải có mối quan hệ với chi cục thuế, ngân hàng tài
chính, để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán
trưởng phụ trách chung và phải chịu trách nhiệm trước công ty, các cơ quan
cấp trên và pháp luật về công việc thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình.
- Kế toán tổng hợp:
Giúp kế toán trưởng tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán. Nhiệm vụ, tập

hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Định kỳ tham gia kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang, vật tư chủ yếu
chưa dùng hết tại phân xương, tập hợp mọi chi phí phát sinh trong kỳ Báo
Cáo phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh theo các đối tượng tính giá thành sản
phẩm, lập các chứng từ vào sổ sách liên quan, ước tính, thông tin nhanh các
chi phí sản xuất kinh doanh theo yêu cầu quản lý của công ty. Phân tích và
thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất theo yếu tố, lập báo cáo tổng hợp, chi phí
sản xuất kinh doanh toàn Công ty - tính giá thành sản phẩm theo từng đối
tượng.

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

- Kế toán vốn bằng tiền kiêm thủ quỹ:
Nhân viên kế toán này có trách nhiệm quản lý các khoản thu chi bằng
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản thanh toán bằng tiền. Đồng thời các
chức năng, nhiệm vụ sẽ được cụ thể như sau:
* Đối với các khoản thanh toán thì kế toán có trách nhiệm mở sổ chi tiết
cho từng đối tượng, sổ theo dõi tổng hợp.
* Đối với kế toán tiền mặt thì phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền
mặt ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu chi,
xuất nhập quỹ tiền mặt và tính số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
* Đối với tiền gửi ngân hàng: Kế toán cũng có trách nhiệm mở sổ, ghi
chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản nhập xuất tiền gửi

ngân hàng và tính số tồn mọi thời điểm.
- Kế toán Tài sản cố định:
Lập kế hoạch trích khấu hao cơ bản TSCĐ hàng quỹ, Đăng ký kế hoạch
khấu hao cơ quan cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các Doanh Nghiệp,
cục thuế và tổng công ty hóa chất Việt Nam.Theo dõi mọi sự biến động về số
lượng, chất lượng và địa điểm sử dụng của tài sản cố định trong công ty, tham
gia kiểm kê định kỳ TSCĐ theo chế độ quy định.
- Kế toán kho:
Có trách nhiệm theo dõi số lượng tồn kho của mọi mặt hàng, theo dõi,
ghi chép phản ánh tình hình hiện có và tăng giảm các loại vật tư, hàng hóa.
Tham gia vào quá trình kiểm soát hàng mỗi khi nhập hoặc xuất kho.
2.2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty coorphaanf
đầu tư và phát triển xây dựng Hà Thành.
- Niệu độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 kết thúc 31/12 hàng năm.

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

- Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung (Phụ lục 04)
- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐHH: theo nguyên giá đánh giá

lại
- Phương pháp trích khấu hao: Phương pháp đường thẳng.
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế.
- Phương pháp xác định giá trị HTK cuối kỳ: Giá bình quân gia quyền.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
2.3. Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán các phần hành kế
toán.
2.3.1. Kế toán Vốn bằng tiền.
• Kế toán tiền mạt:
- Tài khoản sử dụng: Tài khaonr 111: Tiền mặt. Gồm 2 TK cấp 2.
+ TK 111 (1) "Tiền mặt Việt Nam" và TK 111 (2) "Tiền măt ngoại tệ"
- Chứng từ kế toán sử dụng: Biên lai thu tiền, Phiếu thu, phiếu chi.
- Sổ sách kế toán: Sổ nhật ký chung TK 111, sổ cái TK 111.
- Phương pháp kế toán:
* Kế toán giảm tiền mặt: Căn cứ phiếu chi và các chứng từ liên quan, kế
toán xác định nội dung chi và hạch toán:

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Ví dụ: Căn cứ vào phiếu chi 028 (phụ lục 06), ngày 25/7/2011 Công ty
thanh toán tiền vận chuyển cho lô hàng ngày 02/07/2011 của Công ty Bình
Phát, tổng giá thanh toán là 16.500.000 đồng, Thuế GTGT 10%.
Nợ TK 156:


15.000.000đ

Nợ TK 1331:

1.500.000đ

Có TK 111:

16.500.000đ

* Kế toán tăng tiền mặt: Dựa vào phiếu thu và các chứng từ có liên quan
để hạch toán:
Ví dụ: Căn cứ phiếu thu số 206 (Phụ lục 05), ngày 12/07/2011 - Công
ty Phú Hà thanh toán tiền mua thép tấm 10 ly, số tiền là 16.000.000 đồng. Kế
toán hạch toán.
Nợ TK 111:
Có TK 131 (Phú Hà):

16.000.000đ
16.000.000đ

• Kế toán tiền gửi NH.
- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hang. Gồm 2 TK cấp
2.
+ TK 112 (1) "Tiền Việt Nam", TK 112 (2) "Ngoại tệ".
- Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có, bảng sao kê của Ngân
hàng kèm theo các chứng từ gốc.
- Sổ sách sử dụng: Sổ nhật ký chung TK 112, sổ cái TK 112 (Phụ lục
12).

- Phương pháp kế toán:

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

* Kế toán tăng tiền gửi ngân hàng: Kế toán dựa vào giấy Báo có hoặc
bản sao kê của ngân hàng và các chứng từ có liên quan để xác định nội dung
thu, từ đó xác định TK ghi có đối ứng với TK 112.
Ví dụ: Công ty nhận được Giấy báo có Số 05 ngày 12/04/2011, Công ty
CP Vạn Xuân thanh toán tiền hàng 770.000.000đ thuế GTGT 10%. Căn cứ
nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán lập định khoản:
Nợi TK 112:

770.000.000đ

Có TK 511:

700.000.000đ

Có TK 33311:

700.000.000đ

* Kế toán giảm tiền gửi ngân hàng: Kế toán dựa vào Giấy báo nợ hoặc

Bản sao kê của ngân hàng và các chứng từ có liên quan để xác định nội dung
chi tiền gửi ngân hàng, từ đó xác định TK ghi Nợ đối ứng với TK 112.
Ví dụ: Giấy báo nợ Số 52 ngày 27/04/2011, thanh toán tiền mua hàng
cho Công ty Bình Phát 143.000.000 đ. Căn cứ nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế
toán lập định khoản:
Nợ TK 331 (Bình Phát): 143.000.000đ
Có TK 112:

143.000.000đ

2.3.2. Kế toán vật tư của công ty:
2.3.2.1. Kế toán chi tiết NVL, CCDC.
- Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, nhập kho, biên bản
kiểm kê vật tư……
- Các chứng từ phản ánh thanh toán tiền hàng: phiếu chi, phiếu nợ….
- Sổ sách liên quan: sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sổ cái TK 152, TK
153……

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

- Tài khoản sử dụng: TK 152 - Nguyên vật liệu
TK 153 - CCDC, và các TK liên quan: 111, 112,331
2.3.2.2. Phương pháp kế toán sử dụng

- Phương pháp tính giá trị thực tế của vật liệu nhập kho:
Giá trị thực tế nguyên vật

Giá mua ghi

=

liệu nhập kho

trên hóa đơn

=

Chi phí mua

- Phương pháp tính giá vốn thực tế của hàng xuất kho.
Công ty sử dụng phương pháp tính giá bình quân cuối kỳ để tính giá
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
Trị giá hh vật
Giá vốn hàng
xuất kho

=

tư tồn đầu kỳ
Trị giá hh vật
tư tồn đầu kỳ

+
+


Giá trị hh vật tư
nhập trong kỳ
Giá trị hh vật tư

x

Số lượng xuất
trong kỳ

tồn đầu kỳ

2.3.2.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm NVL, CCDC
- Kế toán tổng hợp tăng NVL, CCDC, tăng trong trường hợp: mua NVL,
CCDC về nhập kho, nhập kho từ công trường, phân xưởng sản xuất …..
VD: Ngày 30/07/2011 công ty nhận được hóa đơn mua hàng 2 băng tải
cao su trị giá 110.000.000đ trong đó thuế GTGT 10%, phiếu nhập kho 223
(Phụ lục 07).
Nợ TK 152:

100.000.000

Nợ TK 1331:

10.000.000

Có TK 331:

SV: Phạm Thanh Sơn


110.000.000

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

- Kế toán tổng hợp giảm NVL, CCDC, trong khi xuất dùng cho các phân
xưởng, phòng ban…..
VD: Ngày 12/07/2011, phiếu xuất kho 112 (Phụ lục 09), Công ty xuất
tôn tấm cho Công trình Khang Trào - Hòa Bình là 57.000.000đ
Nợ TK 154:

57.000.000đ

Có TK 152:

57.000.000đ

2.3.3. Kế toán Tài sản cố định
2.3.3.1. Đánh giá TSCĐ tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây
dựng Hà Thành.
TSCĐ tại công ty gồm nhiều loại như:
- TSCĐ HH dùng cho hoạt động văn phòng: máy tính, máy in, máy fax,
máy photo, máy scan….
- TSCĐ HH dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: ô tô Toyota, nhà
xưởng.
- TSCĐ VH: Thương hiệu, bản quyền.

- Đánh giá, xác định nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá của TSCĐ mua về
được xác định như sau:
Nguyên
giá
TSCĐ

Trị giá
=

mua
thực tế

Chi phí

Các loại thuế

+ liên quan + không được
trực tiếp

hoàn lại

Các khoản chiết
-

khấu, giảm giá
được hưởng

VD: Ngày 08/07/2011 mau một máy tính Sony Vaio, giá trị thực mua là
13.900.000đ, thuế GTGT 1.390.000đ, chi phí vận chuyển 50.000đ.
Nguyên giá TSCĐ = 13.900.000 + 1.390.000 + 50.000 = 15.790.000đ


SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Giá trị còn lại của TSCĐ = nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao lũy kế.
2.3.3.2. Kế toán chi tiết TSCĐ
- Kế toán chi tiết TSCĐ: Để quản lý, theo dõi TSCĐ công ty mở Sổ
TSCĐ theo đơn vị sử dụng cho từng bộ phận, nhằm theo dõi tình hình tăng
giảm TSCĐ trong thời gian sử dụng.
- Kế toán chi tiết TSCĐ tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng thẻ TSCĐ
theo dõi tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn trích hàng năm của
TSCĐ, căn cứ lập thẻ là Biên bản giao nhận TSCĐ, Bảng tính và phân bổ
khấu hao…..
2.3.3.3. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ
- Tài khoản sử dụng:
+ TK 211: "Tài sản cố định hữu hình".
+ TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình.
- Chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ,
hóa đơn GTGT.
- Sổ sách kế toán sử dụng: Sổ nhật ký chung TK 211, sổ cái TK 211
(Phụ lục 13), sổ theo dõi TSCĐ (Phụ lục 14).
* Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ: Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh tăng TSCĐ HH thì căn cứ vào các chứng từ liên quan như: Hợp đồng
kinh tế; Biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐ, các hóa đơn GTGT, kế toán

ghi tăng TSCĐ.
Ví dụ: Ngày 25/07/2011, hóa đơn GTGt số 002561 (Phụ lục 08), Công
ty mua 1 ô tô Toyota đưa vào sử dụng ngay, nguyên giá 620.000.000đ, thwofi
gian sử dụng 10 năm. Đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

chuyển do bên bán chịu. Dựa vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh toàn định
khoản:
Nợ TK 211 (Oto):
Nợ TK 1132:
Có TK 112:

620.000.000đ
62.000.000đ
682.000.000đ

Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ: Ngày 23/07/2011 Công ty thanh lý 1 Tài
sản cố định (phụ lục 10), Nguyên giá 35.000.000đ, Giá trị khấu hao
20.000.000đ (gồm GTGT vào), chi phí thanh lý thuê ngoài 2.000.000đ, thuế
GTGT 10%, trả bằng tiền gửi ngân hàng, thu từ thanh lý 5.500.000đ bằng tiền
gửi ngân hàng (gồm GTGT ra) kế toán ghi:
BT1: Ghi giảm nguyên giá Nợ TK 214.20.000.000đ

Nợ TK 811: 15.000.000đ
Có TK 211: 35.000.000đ
BT2: Phản ánh số chi phí về thanh lý TSCĐ: Nợ TK 811: 2.000.000đ
Nợ TK 1331: 200.000đ
Có TK: 112.2.200.000đ
BT3: Phản ánh số thu về TSCĐ: Nợ TK 112: 5.500.000đ
Có TK 711: 5.000.000đ
Có TK 3331: 500.000đ
2.3.3.4. Kế toán khấu hao TSCĐ
- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 214: Khấu hao TSCĐ HH.
- Phương pháp tính khấu hao: hiện nay, Công ty đang áp dụng việc khấu
hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng theo QĐ số 206/2003/QĐ-TBC

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

ngày 12/12/2003 dựa trên thời gian sử dụng của TSCĐ. Mức khấu hao được
tính như sau:
Mức trích khấu hao trung

=

bình hàng năm của TSCĐ


Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng (năm)

Ví dụ: Tính khấu hao cho 01 máy phát Điện may ngày 25/07/2011, cho
bộ phận quản lý DN nguyên giá 19.500.000đ, thời gian sử dụng 4 năm.
Mức trích khấu hao
Trung bình năm của TSCĐ

19.500.000

=

Mức trích khấu hao

4.875.000

=

Trung bình tháng của TSCĐ

= 4.875.000 đồng

4

= 406.250 đồng

12

Kế toán định khoản: Nợ TK 642.2: 406.250đ
Có TK 214: 406.250đ

2.3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.3.4.1. Kế toán tiền lương
- Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng Hà Thành áp dụng hình
thức trả lương theo thời gian.
- Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho CBCNV ở các
phòng ban của công ty. Việc theo dõi thời gian làm việc của CBCNV được
thực hiện từng phòng ban có một bảng chấm công được lập một tháng một
lần, công thức tính lương thời gian tại công ty như sau:

Lương

=

Hệ số lương

SV: Phạm Thanh Sơn

*

830.000

*

Số ngày công

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập


thời gian

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

cơ bản

26

thực tế đi làm

Hệ số lương Cb = hệ số cấp bậc + thâm niên +khu vực + bằng cấp ….
VD: Tính lương của bà Lê Thị Thanh Thủy có hệ số lương cơ bản là
5,33 trong đó hệ số cấp bậc là 2,34. Hệ số thâm niên là 1,9. Hệ số khu vực là
1,09 (theo bảng lương). Lương thời gian (bà Thủy) = 5,33 x 830.000 =
4.000.000đ
Lương của bà Thủy

=

4.000.000
26

x 26 = 4.000.000đ

Ví dụ: Tháng 07 năm 2011 kế toán tính lương, phụ cấp lương phải trả
cho CB CVN bộ phận quản lý văn phòng số tiền là 48.900.000đồng. kế toán
định khoản:
Nợ TK 642.2:
Có TK 334:


48.900.000đồng
48.900.000đồng

2.3.4.2. Kế toán các khoản trích theo lương
Việc trích lập các khoản trích theo lương được tính theo quy định hiện
hành, cụ thể:
+ BHXH được tính trên 22% lương cơ bản (trong đó 16% tính vào chi
phí kinh doanh của doanh nghiệp, 6% người lao động phải nộp).
+BHYT được tính trên 4,5% lương cơ bản (doanh nghiệp chịu 3%,
người lao động chịu 1,5%).
+ KPCĐ trích 2% tiền lương thực tế (doanh nghiệp chịu hết 2%)đ.
+ Ngoài ra, theo chế độ mới BHTN 2%, (doanh nghiệp chịu 1%, người
lao động chịu 1%).

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

* Chứng tư kế toán sử dụng: Bảng phân bổ lương và BHXH, bảng thanh
toán lương (Phụ lục 11).
* Sổ kế toán sử dụng: Sổ nhật ký chung TK338, sổ cái TK338.
* TK sử dụng: TK 338, phỉa trả, phải nộp khác.
VD: Căn cứ bảng lương tháng 07/2011 Công ty trích BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN, cho nhân viên văn phòng, kế toán ghi:
Nợ TK 642.2: 10.758.000đ (48.900.000 x 22%)

Có TK 338: 10.758.000đ
- Có TK 338. (2):

1.467.000đ (48.900 x 2%).

- Có TK 338. (3):

7.824.000đ (48.900.000 x 16%)

- Có TK 338. (4):

978.000đ (48.900.000 x 1,5%).

- Có TK 338. (9):

489.000đ (48.900.000 x 1%)

Căn cứ bảng lương tháng 07/2011. Kế toán phản ánh số tiền BHXH,
BHYT, BHTN, trừ vào lương của nhân viên:
Nợ TK 334

: 4.156.500đ (48.900.000 x 8,5%)

Có TK 338: 4.156.500đ
- Có TK 338 (3):

2.934.000đ (48.900.000 x 6%)

- Có TK 338 (4):


733500đ (48.900.000 x 1,5%)

- Có TK 338 (9):

489.000đ (48.900.000 x 1%)

Ngày 30/07/2011 Thanh toán lương cho nhân viên: Nợ TK 334:
44.734.000đ
Có TK 111: 44.734.000đ
2.3.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

2.3.5.1. Kế toán bán hàng
* Nội dung doanh thu bán hàng
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng Hà Thành danh thu bao
gồm: Doanh thu từ việc cung cấp các sản phẩm cho ngành công nghiệp, bán
hàng, cung cấp dịch vụ, xây lắp, bán thành phẩm là đá….
* Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn GTGT, sổ chi tiết bán hàng, sổ
theo dõi công nợ với khách hàng…..
* Sổ sách kế toán sử dụng: Sổ nhật ký chung TK 511, sổ cái TK511
(Phụ lục 16).
* Tài khoản kế toán sử dụng: TK511 Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ, một số có liên quan: TK111, 112, 131….
* Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng
VD: Ngày 26/07/2011 Công ty Á Đông thanh toán tiền mua 4 Atomat
600A. Tổng giá thanh toán 16.500.000đ.
Nợ TK 111:

16.500.000đ

Có TK 511: 16.000.000đ
Có TK 33311: 500.000đ
2.3.5.2. Kế toán giá vốn hàng bán
* Tài khoản sử dụng: TK 156: hàng hóa; TK 155: TP, TK 632: giá trị
vốn hàng bán:
* Sổ kế toán sử dụng: Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 632 (phụ lục 17)…
* Phương pháp kế toán: Sử dụng phương pháp bình quân cuối kỳ
VD: Theo kế toán tồn kho đầu tháng 07/2011 có số liệu sau:

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Số dư 2 cái Atomat 600A 2.500.000đ. Trong kỳ nhập 6 cái 3.000.000đ
xuất bán 4 cái
Đơn giá bình quân =


2 x 2.500.000 + 6 x 3.000.000
2+6

= 2.875.000

Kế toán hoạch toán: Nợ TK 632: 11.500.000đ
Có TK 156: 11.500.000đ
2.3.5.3. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
* Tài khoản sử dụng: TK 642, Có 2 TK cấp 2 - TK 642 (1) Chi phí bán
hàng.
- TK 642 (2) Chi phí QLDN
* Phương pháp kế toán:
- Chi phí bán hàng tập hợp được trong tháng 07/2011
Nợ TK 642 (1):

80.677.500đ

Có TK 334:

7.500.000đ

Có TK 338:

1.425.000đ

Có TK 214:

71.752.500đ

Tổng chi phí bán hàng trong tháng 07 là: 80.677.500đ.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp tập hợp được trong tháng 07/2011 là:
Nợ TK 642 (2):

179.622.500đ

Có TK 334:

10.000.000đ

Có TK 338:

2.200.000đ

Có TK 214: 167.422.500đ
Tổng chi phí QLDN trong tháng 07 là: 197.622.500đ

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

2.3.5.4. Kế toán xác định kết quả bán hàng:
* Phương pháp xác định kết quả
KQBH = DT bán hàng - Giá vốn hàng bán - Chi phí QLKD
* Tài khoản sử dụng:
Kết chuyển giá vốn hàng bán, kết chuyển doanh thu thuần, chi phí bán

hàng phân bổ, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ.
VD: Cuối tháng 7/2011 kết chuyển DT và CPBH
- Doanh thu: Nợ TK 511:

2.900.000.000đ

Có TK 911:

2.900.000.000đ

- Giá vốn hàng bán: Nợ TK 911:

1.764.622.914đ

Có TK 632:

1.764.622.914đ

Có TK 642 (2):

179.622.500đ

Kết quả bán hàng = 2.900.000.000 - 1.764.622.914 - 260.300.000
= 875.077.086đ
- Kết chuyển lãi trong tháng 07/2011:
Nợ TK 911:
Có TK 421:

SV: Phạm Thanh Sơn


875.077.086đ
875.077.086

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

PHẦN 3
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT

3.1. Thu hoạch:
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển
xây dựng Hà Thành, em càng nhận thấy tầm quan trọng của nội dung công tác
kế toán. Đây là một công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp có thể nắm
bắt được tình hình kinh doanh của mình để kịp thời có phương pháp khắc
phục những mặt hạn chế, đồng thời phát huy những mặt tích cực để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bán hàng là một khâu rất quan trọng trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc tổ chức bán hàng
cũng như công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đóng vai
trò quan trọng, giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác thu nhập và kết quả
hoạt động kinh doanh, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
Được sự hướng dẫn của Thầy giáo PGS.TS Hà Đức Trụ và sự giúp đỡ
của các cô chú phòng tài chính - Kế toán của công ty đã giúp em tiếp xúc
nhiều hơn với nghiệp vụ kế toán và vận dụng những kiến thức đã học và thực
tế. Qua đó em cũng hiểu thêm về các chế độ, chính sách kế toán, quy trình và
đối tượng hạch toán, với những kiến thức đã học và thực tiễn trong quá trình
thực tập là hành trang cho công việc sau khi tốt nghiệp.

3.2. Nhận xét về công tác kế toán của Công ty:
3.2.1. Những ưu điểm:
* Về nhân sự:
Sau rất nhiều đợt tuyển dụng và đào tạo, đội ngũ nhân viên kế toán của
công ty đã thực sự được sàng lọc với những cán bộ có năng lực và chuyên
môn cao đáp ứng nhu cầu quản lý kinh tế của công ty trong giai đoạn hiện
nay. Bên cạnh đó, thông tin kế toán tài chính được xử lý kịp thời, đầy đủ,

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


Báo Cáo Thực Tập

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

chính xác đã giúp cho ban lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn giúp
cho hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn.
* Về bộ máy kế toán:
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ là Nhật ký chung đây là
hình thức có ưu điểm là đảm bảo tính chuyên môn hóa cao việc thực hiện ghi
sổ và phân công lao động kế toán.
Bộ máy của công ty hiện nay được tổ chức phù hợp với yêu cầu của
công ty và phù hợp với chuyên môn của mỗi nhân viên kế toán.
Với quy mô tổ chức công tác kế toán tập trung đã tạo điều kiện thuận lợi
cho việc theo dõi quá trình tiêu thụ hạch toán kế toán một cách tổng hợp.
Kế toán bán hàng của công ty luôn ghi chép đầy đủ chính xác tình hình
tiêu thụ hàng hóa cũng như các khoản tiền do khách hàng thanh toán, cung
cấp kịp thời các số liệu cần thiết giúp cho công tác quản lý vốn và các công

tác kinh doanh đạt kết quả tối ưu.
* Về chứng từ sổ sách kế toán:
Việc hạch toán, lập báo cáo kế toán của công ty tuân thủ đúng pháp lệnh
kế toán thống kê của nhà nước, chấp hành chế độ kế toán hiện hành một cách
nghiêm chỉnh (công ty đã mở đầy đủ sổ theo dõi chi tiết từng tài khoản). Do
vậy đã phát huy được vai trò kế toán trong việc giám sát và quản lý đối với
tiền và tài sản của doanh nghiệp, đã phản ánh trung thực kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị.
3.2.2. Những hạn chế
Dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực hoàn thiện mình hơn những doanh
nghiệp vẫn còn những hạn chế nhất định cần phải khắc phục:

SV: Phạm Thanh Sơn

MSV: 7CD01710


×