Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

ĐÁNH GIÁ và một số ý KIẾN đề XUẤT về kế TOÁN với NGƯỜI MUA và NGƯỜI bán tại CÔNG TY TNHH THIẾT bị điện HÙNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.68 KB, 40 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải
CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI
MUA VÀ NGƯỜI BÁN TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại ảnh hưởng đến kế toán
thanh toán
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối
hàng hóa trên thị trường buôn bán hàng hóa của từng quốc gia riêng biệt
hoặc giữa các quốc gia với nhau.
Công ty thương mại cho ra đời sự phân công lao động và chuyên môn
hóa trong sản xuất, một bộ phận những người sản xuất tách ra chuyên đưa
hàng ra thị trường để bán, dần dần công việc đó được cố định vào một
nhóm người và phát triển thành các đơn vị, các tổ chức kinh tế chuyên
làm nhiệm vụ bán hàng, lưu thông hàng hóa. Công ty thương mại luôn bắt
đầu từ khâu mua hàng, ngoài ra còn có việc dự trữ hàng hóa để đảm bảo
cho quá trình kinh doanh được liên tục.
Tổ chức kinh doanh thương mạicó thể theo nhiêug mô hình khác nhau
như: tổ chức buôn bán, bán lẻ, công ty kinh doanh tổng hợp, công ty môi
giới, công ty xúc tiến thương mại…
Trong khâu mua hàng phát sinh tai công ty thì tài sản của công ty chuyển
từ hình thái hàng hóa, đối lập với việc công ty mất đi quyền sở hữu về
tiền tệ thì công ty lại có quyền sở hữu về hàng. Ngược lại ở khâu bán
hàng, khi hàng hóa được bán ra cho người mua và được người mua thanh
toán tiền thì vốn của công ty thương mại được chuyển từ hình thái hiện
vật sang hình thái tiền tệ. Cứ như vậy vòng quay hàng hóa được thực hiện
thông qua trung gian là công ty thương mại.
1.2 Đặ điểm của nghiệp vụ thanh toán trong hoạt động kinh doanh.
1.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ thanh toán


- Các nghiệp vụ thanh toán có liên quan đến nhiều đối tượng

SV: Lê Thị Phương

1

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

- Các nghiệp vụ này phát sinh nhiều, thường xuyên và yêu cầu phải
theo dõi chi tiết theo từng đối tượng thanh toán.
- Việc thanh toán ảnh hưởng lớn hình thái tài chính của doanh
nghiệp nên thường có các quy định rất chặt chẽ trong thanh toán,
vì vậy cần có sự giám sát, quản lý thường xuyên để các quy tắc
được tôn trọng
- Các nghiẹp vụ thanh toán phát sinh ở cả quá trình mua vật tư, hàng
hóa đầu vào và quá trình tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp kinh
doanh thương mại thì nó tham giá vào toàn bộ quá trình kinh
doanh.
1.2.2 Phương pháp thanh toán
Việc thanh toán trong doanh nghiệp thương mại ở các khâu được thực
hiện theo các phương thức khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm
giữa hai đơn vị. Thông thường việc thanh toán được thực hiện theo hai
phương thức.
- Phương thức thanh toán trực tiếp: Là sự vận động về hàng hóa và
tiền tệ gắn với nhau, nghiệp vụ mua hàng (bán hàng) và thanh toán

phát sinh cùng một lúc tại một thời điểm và không phát sinh công
nợ.
- Phương thức thanh toán sau: Là sự vận động của hàng hóa và tiền
tệ gắn liền với nhau, nghiệp vụ mua hàng (bán hàng) và thanh toán
không phát sinh cùng một lúc, cùng một thời điểm vì vậy sẽ phát
sinh công nợ.
1.2.3 Hình thức thanh toán
Hiện nay có hai hình thức thanh toán phổ biến như:
• Thanh toán bằng tiền mặt
Thanh toán bằng tiền mặt bao gồm các loại như hình thức thanh
toán: bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ các loại, hối phiếu ngân hàng, và
các loại giấy tờ có giá trị như tiền…..
SV: Lê Thị Phương

2

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

Đây là hình thức thanh toán trực tiếp giữa hai bên. Khi nhận được
vật tư hàng hóa, dịch vụ…thì bên mua xuất tiền mặt ở quỹ để trả
trực tiếp cho người bán. Hình thức thanh toán này trên thực tế chỉ
phù hợp với các loại hình giao dịch nhỏ, đoan giản bởi vì các khoản
mua có giá trị lớn việc thanh toán trở nên phức tạp và kém an toàn.
Thông thường hình thức này được áp dụng trong thanh toán với
công nhân viên, các nhà cung cấp nhỏ lẻ……

• Thanh toán không dùng tiền mặt
Đây là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách tính chuyển
khoản hoặc thanh toán bù trừ qua các đơn vị trung gian là ngân
hàng. Các hình thức cụ thể bao gồm:
- Thanh toán bằng sec
Séc là chứng từ thanh toán do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn
đặc biệt của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng tính tiền từ tài khoản
của mình trả cho đơn vị được hưởng có tên trong séc. Séc chỉ
phát hành khi tài khoản ngân hàng có số dư.
Séc thanh toán gồm có séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc tiền
mặt và séc định mức
Séc chuyển khoản: dùng để thanh toán và mua bán hàng hóa giữa
các đơn vị có mở sổ tài khoản. Séc có tác dụng để thanh toán
chuyển khoản không có giá trị để lĩnh tiền mặt, séc phát hành chỉ
có giá trị trong thời hạn quy định.
Séc bảo chi: là séc chuyển khoản được ngân hàng đảm bảo chi số
tiền trên từng tờ séc đó. Khi phát hàng séc đơn vị phát hành đưa
đến ngân hàng để đống dấu đảm báo chi cho tờ séc đó. Séc này
dùng để thanh toán chủ yếu giữa các đơn vị mua bán vật tư, hàng
hóa…..có mở sổ tài khoản nhưng chưa tín nhiệm lẫn nhau.
Séc định mức: là loại séc chuyển khoản nhưng chỉ được ngân
hàng đảm bảo chi tổng tiền nhất định trong quyển séc. Số séc
SV: Lê Thị Phương

3

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

định mức có thể dùng để thanh toán trong cùng địa phương hoặc
khác địa phương. Khi phát hành, đơn vị chỉ được phát hành trong
phạm vi ngân hàng đảo bảo chi. Mỗi lần phát hành phải ghi số
hạn mức còn lại vào mặt sau của tờ séc. Đơn vị bán khi nhận séc
phải kiểm tra hạn mức còn lại của quyển séc.
Séc chuyển tiền cầm tay: là loại séc chuyển khianr cầm tay, được
ngân hàng đảm bảo thanh toán.
- Thanh toán bằng ủy nghiệm chi (thu)
Ủy nhiệm thu là hình thức mà chủ tài khoản ủy nhiệm cho ngân
hàng thu hộ một số tiền nào đó từ khách hàng hoặc các đối tượng
khác. Ủy nhiệm chi là giấy ủy nhiệm của chủ tài khoản nhờ ngân
hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định để trả cho nhà
cung cấp, nộp ngân sách nhà nước và một số thanh toán
khác….Phương thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi thường được
các doanh nghiệp sử dụng đối với các đối tượng có quan hệ mua
bán với doanh nghiệp từ trước và trong cùng một quốc gia, đây
là phương thức thanh toán có thủ tục đơn giản và tiện ợi cho
doanh nghiệp. Chứng từ thanh toán xuất hiện trong phương thức
này bao gồm: Ủy nhiệm chi, giấy báo có….
- Thanh toán bù trừ
Áp dụng trong điều khiện hai tổ chức có quan hệ mua và bán
hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ lẫn nhau. Theo hình thức thanh
toán này, định kỳ hai bên đối chiếu số tiền được thanh toán và số
tiền phải thanh toán với nhau do bù trừ lẫn nhau. Việc thanh toán
giữa hai bên phải trên cơ sở thỏa thuận rồi lập thành văn bản để
làm căn cứ ghi sổ và theo dõi.
- Thanh toán bằng thư tín dụng – L/C

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó
một ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của người mở thư
SV: Lê Thị Phương

4

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

tín dụng trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc chấp
nhận hối phiếu do người này ký phát trọng phạm vi số tiền trong
thư tín dụng khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng,
các loai thư tín dụng.
Thư tín dụng có thể hủy ngang: là thư tín dụng mà ngân
hàng và người mua có thể tự ý sửa đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc
nào mà không cần thông báo trước cho người bán.
Thư tín dụng không thể hủy ngang: là loại thư tín dụng mà
ngân hàng khi đã mở thư tín dụng phải chịu trách nhiệm trả tiền
cho người bán trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng, không
được quyền sửa đổi, bổ sung hoăc hủy bỏ thư tín dụng đó nếu
chưa được sự đồng ý của các bên có liên quan.
Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận: là loại thư
tín dụng không thể hủy ngang được một ngân hàng đảm bảo trả
tiền thư tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng mở tín dụng. Ngân
hàng xác nhận đảm bảo trả tiền cho người bán nếu như ngân

hàng mở thư tín dụng không được trả tiền.
Thư tín dụng không thể hủy ngang không thể truy đổi: là
loại thư tín dụng không thể hủy bỏ mà sau kho người bán đã
được ngân hàng trả tiền rồi nếu về sau có sự tranh chấp chứng từ
thanh tians khi người bán không phải truy hoàn số tiền đã nhận.
Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng được sử dụng
rất rộng rãi và ưu việt hơn cả trong các phương thức thanh toán
thương mại quốc tế do đảm bảo được quyền lợi cho cả hai bên
bán và bên mua. Trong phương thức này ngân hàn không chỉ là
trung gian thanh toán như các phương thức thanh toán khác nữa.
Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này người mua và người
bán vẫn có thể gặp phải những rủi ro
SV: Lê Thị Phương

5

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

+ Về phía người xuất khẩu, việc thanh toán có thể không
thực hiện được do bộ chứng từ họ xuất trình không phù
hợp với quy định trong L/C. Khi đó nhà xuất khẩu phải tự
chịu chi phí lưu kho bãi, bán đấu giá….cho đến khi vấn đề
được giải quyết hoăc phải trở hàng về nước, nhà xuất khẩu
cũng có khả năng không được thanh toán nếu ngân hàng
phát hành hoặc ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh

toán.
+ Về phía nhà nhập khẩu: ngân hàng thanh toán dựa trên dự
đầy đủ về hợp lệ của bộ chứng từ do nhà xuất khẩu trình.
Nếu nhà xuất khẩu gian lận làm giả chứng từ thì họ vẫn có
khả năng được thanh toán mặc dù hàng hóa đã giao cho
nhà nhập khẩu không đảm bảo chất lượng, số lượng,
chủng loại.
Bộ chứng từ thanh toán trong hình thức này bao gồm: giấy
đề nghị mở thư tín dụng, hóa đơn, vận đơn, chứng nhận
xuất xứ hàng hóa, chứng nhận chất lượng hàng hóa….
Hình thức này áp dụng cho các đơn vị khác địa phương,
không tín nhiệm lẫn nhau. Tỏng thực tế, hình thức này ít
được sử dụng trong thanh toán nội địa nhưng lại phát huy
tác dụng và được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc
tế với đồng tiền thanh toán chủ yếu là ngoại tệ.
- Thanh toán bằng thẻ tín dụng: Hình thức này được sử dụng chủ yếu
cho các khoản thanh toán nhỏ.
- Thanh toán bằng hình thức chuyển tiền
Phương thức chuyển tiền là phương pháp thanh toán trong đó
người trả tiền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển số tiền nhất
định cho người hưởng lợi ở một điểm nhất định bằng phương
tiện chuyển tiền do khách yêu cầu hoặc bằng điện thư..
SV: Lê Thị Phương

6

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

Phương thức này đơn giản, dễ thực hiện nhưng chỉ nên thực hiện
với khách hàng quen vì có thể gặp phải rủi ro người bán không
thu được tiền hàng trong trường hợp thanh toán sau và không
đảm bảo người mua sẽ nhận được hàng trong trường hợp thanh
toán trước.
Bộ chứng từ thanh toán trong phương thức này gồm có: Hợp đồng
thương mại, Hóa đơn, Tờ khai hàng hóa nhập khẩu...
- Hình thức thanh toán nhờ thu
Phương thức nhờ thu là phương thức mà người bán sau khi giao hàng
thì ký rồi phát hối phiếu đòi tiền người mua sau đó đến ngân hàng thu
hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. Phương thức nhờ thu có hai loại:
o Phương thức nhờ thu phiếu trơn: người ký phát hối
phiếu nhờ ngân hàng thu hộ số tiền mà bán hàng ghi
trên hối phiếu người mua mà không gửi kèm bất cứ
chứng từ nào. Người bán sẽ gửi thẳng bộ chứng từ cho
người mua cùng lúc với việc gửi hàng hóa. Phương
thức này chỉ áp dụng trong trường hợp người bán và
người mua tin cậy nhau dưới dạng công ty mẹ và công
ty con hoắc giữa các chi nhánh. Do sự không đảm bảo
quyền lợi cho người bán nên phương thức này ít được
sử dụng trong thanh toán quốc tế.
o Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ: người
bán sau khi giao hàng, ký phát hối phiếu và gửi kèm bộ
chứng từ hàng để nhờ ngân hàng thu hộ số tiền từ
người mua. Với điều kiện là ngân hàng chỉ trao bộ
chứng từ cho người mua sau khi người này trả tiền
hoặc ký chấp nhận thanh toán. Phương thức thanh toán

này mặc dù đã khắc phục được nhược điểm của nhờ thu

SV: Lê Thị Phương

7

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải
phiếu trơn khống chế được quyền định đoạt hàng hóa
của người mua.

Phương thức thanh toán nhờ thu có nhược điểm là không
khống chế được việc người mua có trả tiền hay không.
Người mua có thể chậm trẽ hoặc không thanh toán bằng
việc trì hoãn nhận chứng từ hoặc không nhận hàng nữa.
Thanh toán theo hình thức này thường chậm chạp do ngân
hàng chỉ đóng vai trò thu tiền hộ còn không có trách nhiệm
đến việc trả tiền của người mua.
Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức thanh toán nhờ
bao gồm: Hối phiếu, Hóa đơn, Vận đơn, Bảng kê bao bì
chi tiết.
1.2.4 Thời điểm thanh toán
Căn cứ vào thời hạn thanh toán có thể chia ra các hình thức là:
- Nếu thanh toán trực tiếp: Thời điểm thanh toán chính là thời điểm
hàng hóa được chuyển quyền sở hữu tới người mua và người mua
phải thanh toán luôn tiền hàng hoặc khi hóa đơn bán hàng đã được

bên bán giao cho bên mua.
- Nếu thanh toán sau: Đây là hình thức chủ yếu được sử dụng khi các
bên tham gia đã là đối tác quen thuộc của nhau. Người mua sau khi
nhận được hàng hóa đầy đủ một thời gian sau theo thỏa thuận mới
chuyển tiền cho người bán. Khi ký hợp đồng mua bán hai bên sẽ
thỏa thuận về hình thức trả tiền, chiết khấu, và thời hạn thanh toán...
Ví dụ: Thời hạn thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng đã ký như
sau:
+ Trong vòng 15 ngày kể từ khi chấp nhận nợ, nếu bên mua thanh toán
hết tiền hàng thì sẽ được bên bán cho được hưởng chiết khấu thanh
toán là 3%.

SV: Lê Thị Phương

8

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

+ Quá ngày thanh toán từ 15 đến 20 bên mua phải có trách nhiệm thanh
toán toàn bộ số tiền hàng là “n”
+ Qua ngày thứ 20, nếu bên mua vẫn chưa thanh toán tiền hàng thì kể
từ ngày thứ 21 trở đi ngoài việc phải có trách nhiệm trả nợ tiền hàng thì
bên mua còn phải thanh toán thêm một khoản lãi.
1.3 Vai trò, nội dung và nhiệm vụ của các nghiệp vụ thanh toán trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.

1.3.1 Vai trò của nghiệp vụ thanh toán.
Nghiệp vụ thanh toán được hình thành là do sự chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa
các doanh nghiệp với các tổ chức, các nhân. Trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh thì doanh nghiệp có quan hệ thanh toán với rất nhiều tổ chức,
các nhân khác nhau. Quan hệ thanh toán là yếu tố quan trọng trong hoạt động
tài chính của doanh nghiệp, và là cơ sở cho công tác quản lý tài chính của
doanh nghiệp. Một số vai trò quan trọng được thể hiện qua những quan điểm
như sau:
- Quan hệ thanh toán là chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh và là cơ sở công tác quản lý tài chính của
doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp đảm bảo việc thanh toán được tiến
hành một cách hợp lý và hiệu quả thì điều đó sẽ góp phần nâng cao
khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Việc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán chi tiết theo đối tượng, thời
gian, và tình hình thanh toán sẽ cung cấp cho nhà quản lý các thông
tin cần thiết cho quản lý tài chính. Thông qua các thông tin này, các
nhà quản lý sẽ nắm bắt được tình hình thanh toán của doanh nghiệp
để từ đó đưa ra các chính sách thu hồi công nợ và thu hồi tài chính
doanh nghiệp giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng sao cho
hợp lý.
- Quan hệ thanh toán thúc đẩy mối quan hệ mua – bán giữa các doanh
nghiệp ngày càng phát triển tốt đẹp, việc thanh toán của doanh
SV: Lê Thị Phương

9

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

nghiệp diễn ra đúng hạn và đầy đủ sẽ tạo niềm tin cho các đối tượng
trong quan hệ làm ăn.
Với những lý do trên, ta thấy được vai trò quan trọng của công tác kế
toán thanh toán với người mua và người bán trong bất cứ một doanh
nghiệp thương mại nào. Quản lý tốt quan hệ này sẽ giúp cho doanh
nghiệp đảm bảo tình hình tài chính của mình luôn ổn định và đạt hiệu
quả cao trong kinh doanh.
1.3.2 Nội dung các nghiệp vụ thanh toán trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp thương mại.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh thường xuyên phát sinh các mối quan
hệ thanh toán giữa các doanh nghiệp với người mua và người bán, ngân sách
nhà nước, cán bộ nhân viên,....
• Phân loại theo tính chất của các mối quan hệ, nghiệp vụ thanh toán bao
gồm:
 Các khoản nợ phải thu: Công nợ phải thu là các khoản tiền và tài
sản doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm phải thu hồi từ phía
khách hàng, các đơn vị tổ chức kinh tế và các cá nhân khác
chiếm dụng. Các khoản phải thu trong doanh nghiệp gồm:
- Các khoản phải thu khách hàng
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Các khoản phải thu nội bộ
- Các khoản tiền tạm ứng
- Tài sản cầm cố, ký cược, ký quỹ.
 Các khoản nợ phải trả: Nợ phải trả là khoản nợ phát sinh trong
quá trình thanh toán mà doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả
cho các chủ nợ là các đơn vị, các tổ chức kinh tế và các cá nhân
khác,.... Các khoản phải trả bao gồm:

- Các khoản phải trả người bán
- Các khoản phải nộp nhà nước ( thuế, phí, lệ phí...)
SV: Lê Thị Phương

10

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

- Các khoản phải trả cho công nhân viên ( tiền công, tiền lương,
thưởng, trợ cấp, BHYT, BHXH...)
- Các khoản phải trả nội bộ
- Các khoản tiền, tài sàn nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.
 Phân lợi theo đối tượng phải trả”
- Quan hệ thanh toán với nhà cung cấp: Đây là mối quan hệ phát sinh
trong quá trình mua sắm vật tư, hàng hóa, dịch vụ,....doanh nghiệp
phải thanh toán với người bán vật tư, hàng hóa, người nhận thầu xây
dựng cơ bản, nhận thầu sửa chữa lớn.....
- Quan hệ thanh toán với khách hàng: Phát sinh trong quá trình doanh
nghiệp tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ bên
ngoài,...doanh nghiệp sẽ phải thanh toán với người mua.
- Quan hệ với ngân sách nhà nước: Trong quá trình sản xuất kinh
doanh doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ngân
sách nhà nước và các khoản phải trả, phải nộp theo quy định hiện
hành. Một số khoản phải trả, phải nộp thông thường là thuế GTGT,
thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, và các khoản phí, lệ phí

khác....
- Quan hệ thanh toán nội bộ: Là quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh
nghiệp, gồm có thanh toán giữa doanh nghiệp với các cán bộ công
nhân viên giữa doanh nghiệp với các đơn vị trực thuộc và các khoản
phân phối vốn, thu hộ, chi hộ lẫn nhau, mua bán nội bộ.
- Các quan hệ thanh toán khác nhau như quan hệ thanh toán với ngân
hàng, các tổ chức tài chính về các khoản tiền vay, quan hệ thế chấp,
ký cược, ký quỹ.
 Phân loại theo thời hạn thanh toán:
- Các khoản phải thu, phải trả ngắn hạn: là các khoản thanh toán có
thời hạn thu hoặc trả không quá một năm hoặc một chu kỳ kinh
doanh của doanh nghiệp.
SV: Lê Thị Phương

11

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

- Các khoản phải thu hoặc phải trả dài hạn: là các khoản thanh toán có
thời hạn phải thu hoặc phải trả từ một năm trở lên hoặc một chu kỳ
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.3 Nhiệm vụ của kế toán các nghiệp vụ thanh toán.
Để có được những thông tin chính xác, kịp thời tình hình thanh toán với
người mua, người bán trong doanh nghiệp thì kế toán đóng vai trò rất
quan trọng. Để làm tốt chức năng thông tin và kiểm tra của mình, kế

toán phải thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Kế toán phải tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác
rõ ràng nhằm theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, phải trả chi tiết
theo từng đối tượng, từng khoản nợ, từng thời gian, đôn đốc việc
thanh toán kịp thời, tránh chiếm dụng vỗn lẫn nhau.
- Đối với những khách hàng nợ có quan hệ giao dịch mua, bán thường
xuyên hoặc có số dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán.
Kế toán cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ phát sinh
số đã thanh toán và số còn nợ. Nếu cần có thể yêu cầu khách hàng
nhận nợ bằng văn bản.
- Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp
hành kỷ luật thanh toán.
- Tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn,
đến hạn, quá hạn và phải thu khó đòi để quản lý tốt công nợ, tránh
dây dưa công nợ và góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp.
- Kế toán cần tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán chi tiết,
sổ tổng hợp để phán ánh công nợ phải thu và phải trả. Đồng thời kế
toán cũng cần phải xây dựng các nguyên tắc, quy trình kế toán chi
tiết, kế toán tổng hợp thanh toán với người bán, người mua sao cho
khoa học và hợp lý, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mà vẫn
đảm bảo tuân thủ quy định và chế độ.
SV: Lê Thị Phương

12

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

1.4 Kế toán thanh toán với người mua và người bán
1.4.1 Kế toán thanh toán với người bán
1.4.1.1

Chứng từ kế toán sử dụng

- Các chứng từ về mua hàng: hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng
( hoặc hóa đơn VAT) do người bán lập, biên bản kiểm nghiệm vật
tư, sản phẩm, hàng hóa, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận
TSCĐ...
- Chứng từ ứng trước tiền hàng: phiếu thu (do người bán lập)
- Các chứng từ thanh toán tiền hàng mua: giấy báo Nợ, ủy nhiệm chi,
séc...
Tùy theo quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ
tở chức quản lý của doanh nghiệp mà lựa chọn số lượng, loại chứng từ
sao cho phù hợp. Trong từng trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng
loại chứng từ không có trong quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho công tác thanh toán thì cần có văn bản cho phép của nhà nước.
1.4.1.2

Tài khoản kế toán sử dung

• Tài khoản 331: Phải trả người bán
Tài khoản này dùng để phán ảnh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải
trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư hàng hóa, người cung cấp dịch
vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng được dùng để
phán ảnh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhậ thầu

xây lắp...
• Nguyên tắc hạch toán:
Khi hạch toán cần phải tôn trọng một số quy định sau:
- Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ, hàng hóa, sản
phẩm hoặc cho người nhận thầ xây lắp chính, phụ cần được hạch
toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối
tượng phải trả, tài khoản này phản ảnh số tiền đã ứng trước cho
người bán, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp nhưng
SV: Lê Thị Phương

13

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

chưa nhận được sản phẩm, hàng hoám dịch vụ, khối lượng xây lắp
hoàn thành bàn giao.
- Không phản ảnh vào tài khoản này của các nghiệp vụ mua vật tư,
hàng hóa, dịch vụ trả tiền ngay ( băng séc, hoặc đã trả qua ngân
hàng, tiền mặt).
- Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận nhập kho nhưng đến cuối
tháng vẫn chưa có hóa đơn sử dụng tạm tính để ghi sổ và phải điều
chỉnh vè giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá
chính thức của người bán.
- Khi hạch toán chi tiết các tài khoản này, kế toán phải hạch toán rõ
ràng, rành mạch các khoản chiếu khấu thanh toán, giảm giá hàng

bán cuả người bán, người cung cấp ngoài hóa đơn bán hàng.
• Kết cấu của TK 331 – Phải trả người bán
Bên nợ:
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch
vụ, người nhận thầu xây lắp.
- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu
xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng
sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao.
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã
giao theo hợp đồng.
- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán
chấp thuận cho các doan nghiệp giảm trừ và các khoản nợ phải trả
cho người bán.
- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhậ và
trả lại người bán.
Bên có:
- Số tiền trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ,
và người nhận thầu xây lắp.
SV: Lê Thị Phương

14

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của

số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, khi có hóa đơn hoặc thông báo
giá chính thức.
Số dư bên Có:
Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu
xây lắp.
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên nợ (nếu có) phản ánh
số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiêu hơn số
phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập
bảng cân đối kế toán, phaai lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản
ánh ở tài khoản này để ghi hai chỉ tiêu bên “tài sản: và bên “ nguồn
vốn”.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng người bán.
1.4.1.3

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu. (Phụ lục 01)
 Nghiệp vụ 1: Mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ chưa trả tiền cho
người bán về nhập kho, căn cứ vào các chứng từ như hóa đơn
bán hàng, hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, kế toán hạch toán:
Nợ TK 156, 153, 211:

Hàng hóa, CCDC, TSCĐ

Nợ TK 133(1):

Thuế GTGT đầu vào

Có TK 331:

Phải trả người bán


Mua chịu vật tư, dịch vụ sử dụng ngay không qua kho:
Nợ TK: 642(1), 642(2):

CPQL, CP bảo hiểm

Nợ TK 133(1):

Thuế GTGT đầu vào

Có TK 331:

Phải trả người bán

 Nghiệp vụ 2: Khi thanh toán số tiền phải trả cho người bán hàng
hóa, nhà cung cấp dịch vụ, hoặc tạm ứng trước tiền thanh toán
cho người bán, kế toán hạch toán:
Nợ TK 331:
Có TK 111,112:
SV: Lê Thị Phương

Phải trả người bán
Tiền mặt, TGNH...
15

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải


 Nghiệp vụ 3: Khi được nhà cung cấp chiết khấu, giảm giá, và
chấp nhận giảm nợ hoặc nhận nợ với doanh nghiệp, trừ vào
khoản phải trả, kế toán ghi:
Nợ TK331:

Phải trả người bán

Có TK 511: Doanh thu hoạt động tài chính
 Nghiệp vụ 4: Khi nhận tiền do người bán hoàn lại số tiền đã ứng
trước vì không có hàng hoặc do ứng tiền thừa, kế toán hạch toán
Nợ TK 111.112...
Có TK 331: Phải trả người bán
 Nghiệp vụ 5: Trường hợp hàng hóa mua về nhập kho nhưng
phải trả lại do nhiều lý do được trừ vào khoản nợ phải trả cho
người bán, kế toán hạch toán:
Nợ TK 331:

Phải trả người bán

Có TK 113(1):

Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Có TK 156:

Hàng hóa

 Nghiệp vụ 6: Trường hợp người bán chấp nhận giảm giá cho số
lượng hàng hóa công ty đã mua vì không đúng chất lượng, quy

cách mà hàng hóa vẫn còn trong kho, kế toán hạch toán:
Nợ TK 331:

Phải trả người bán

Có TK 133(1):

Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Có TK 156:

Hàng hóa

 Nghiệp vụ 7: trường hợp bù trừ công nợ giữa khoản phải thu của
khách hàng và phải trả cho người bán, được sự nhất trí của hai
bên, căn cứ vào chứng từ mua hàng và bán hàng để xác định số
tiền phải thu, phải trả.
- Trường hợp phải thu > phải trả:
Nợ TK 331: Chi tiết người bán: số tiền ghi theo số phải trả
Có TK 131: Chi tiết tương đối
- Trường hợp số phải thu < số phải trả:
SV: Lê Thị Phương

16

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp
Nợ TK 331:


GVHD: TS Nguyễn Thế Khải
Chi tiết người bán: số tiền ghi theo số phải

thu
Có TK 131: Chi tiết theo đối tượng.
1.4.2 Kế toán thanh toán với người mua
Các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng phát sinh khi doanh nghiệp bán sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo phương thức bán chịu hoặc trong trường hợp
mọi người mua trả tiền trước tiền hàng.
1.4.2.1

Chứng từ kế toán sử dụng

- Hóa đơn bán hàng ( Hóa đơn VAT do doanh nghiệp lập)
- Giấy nhận nợ hoặc lệnh phiếu do khách hàng lập
- Chứng từ thu tiền: phiếu thu, giấy báo có......
1.4.2.2

Tài khoản kế toán sử dụng

• TK 131: Phải thu của khách hàng
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh
toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán
sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này
còn dùng để phán ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với
người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành.
• Nguyên tắc hạch toán:
Khi hạch toán cần phải tôn trọng một số quy định sau:
- Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu,

theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải
thu dài hạn và ghi chếp theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu
là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản
phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản
đầu tư.....
- Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm,
hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay ( tiền
mặt, séc hoặc đã thu qua ngân hàng...)
SV: Lê Thị Phương

17

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

- Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kể toán phải tiến hành phân
loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó
đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số
trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với
khoản nợ phải thu không đòi được.
- Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo sự
thỏa thuận giữa các doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm,
hàng hóa, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo
thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu
doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.
- Số tiền phải thu từ khách hàng mua hàng, vật tư đã bán

- Số tiền thu thừa của khách hàng
- Nợ phải thu của khách hàng tăng do tỷ giá ngoại tệ tăng
- Số nợ phải thu từ khách hàng đã được thu
- Số nợ phải thu giảm do chấp nhận giảm giá, chiết khấu hoặc do
khách hàng trả lại hàng đã bán.
- Số tiền khách hàng ứng trước để mua hàng.
- Nợ phải thu của khách hàng giảm do tỷ giá ngoại tệ giảm.
• Kết cấu tài khoản:
Bên nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu
tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán
trong kỳ.
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
Bên có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước cho khách hàng.
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi giao hàng và
khách hàng có khiếu nại.
SV: Lê Thị Phương

18

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

- Doanh thu của hàng hóa đã bị người mua trả lại ( có thuế GTGT

hoặc không có thuế GTGT)
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người
mua.
Số dư bên Nợ:
Số tiền còn lại phải thu của khách hàng.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có, số dư bên Có phản ánh số tiền nhận
trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo
từng đối tượng cụ thể. Khi lập bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết
theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi lại cả hai chỉ tiêu
bên “ Tài sản” và bên “ Nguồn vốn”.
1.4.2.3

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ( Phụ lục 02).
 Nghiệp vụ 1: Khi bán chịu vật tư, hàng hóa cho khách hàng, căn
cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán ghi doanh thu bán chịu phải thu:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
 Nghiệp vụ 2: Khi chấp nhận giảm giá hàng bán cho khách hàng,
do hàng không hợp với quy cách, chất lượng hàng hóa trong hợp
đồng....nếu khách hàng chưa thanh toán tiền hàng, căn cứ vào
chứng từ xác nhận số tiền được giảm giá của số lượng hàng đã
bán cho khách hàng, kế toán ghi giảm số tiền phải thu của khách
hàng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 521(3):

Giảm giá hàng bán

Nợ TK 333(1):


Thuế GTGT của hàng hóa được bán ra

Có TK 131:

Phải thu của khách hàng

 Nghiệp vụ 3: Căn cứ vào bảng kê hàng hóa bị trả lại kế toán tập
hợp ghi doanh thu hàng bán bị trả lại trừ vào số nợ phải thu của
khách hàng, kế toán hạch toán:
SV: Lê Thị Phương

19

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

Nợ TK 521(2):

Hàng hóa bị trả lại

Nợ TK 333(1):

Thuế GTGT phải nộp

Có TK 131:


Phải thu của khách hàng

 Nghiệp vụ 4: Khi chấp nhận chiết khấu thương mại cho người
mua, kế toán ghi giảm khoản phải thu của khách hàng.
Nợ TK 521(1):

Chiết khấu thương mại

Nợ TK 331:

Thuế GTGT phải nộp

Có TK 131:

Phải thu của khách hàng

 Nghiệp vụ 5: Khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng, do
người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy định được trừ
vào khoản nợ phải thu của khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111.112:

Số tiền nhận được sau khi chiết khấu

Nợ TK 635:

Số tiền chiết khấu

Có TK 131: Phải thu của khách hàng
 Nghiệp vụ 6: Căn cứ vào phiếu thu, giấy báo có phản ánh số tiền
khách hàng trả nợ hoặc ứng trước tiền hàng, kế toán hạch toán:

Nợ TK 111.112:

Số tiền khách hàng nợ hoặc ứng trước tiền

hàng
Có TK 131: Phải thu của khách hàng
 Nghiệp vụ 7: Xử lý xóa sổ khoản nợ phải thu khó đòi.
Cuồi niên độ kế toán, tính số dự phòng phải thu khó đòi cho năm
nay
Nợ TK 642(2)
Có TK 159(2): Dự phòng phải thu khó đòi
Sang năm sau, tính ra số dự phòng phải lập trong năm và so sánh
với số dự phòng năm trước đã lập:
- Nếu không thay đổi thì không lập thêm dự phòng

SV: Lê Thị Phương

20

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

- Nếu số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm
trước thì tiến hành lập thêm theo số chênh lệch.
Nợ TK 642(2):
Có TK 159(2):


Số chênh lệch
Dự phòng phải thu khó đòi

- Nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm
trước thì hoàn nhập dự phòng theo số chênh lệch
Nợ TK 159(2):

Số dự phòng được hoàn nhập

Có TK 642(2):
Trường hợp có dấu hiệu chắc chắn không đòi được, kế toán ghi:
Nợ TK 642(2)
Có TK 159(2):

Số thực tế mất

Đồng thời ghi nợ TK 004- chi tiết cho từng đối tượng. Số nợ đã xóa sổ.
Trường hợp số nợ đã xóa sổ nhưng lại đòi được thì cho vào thu nhập
khác.
Nợ TK 111.112,...
Có TK 711: Số nợ đã xóa sổ được thu hồi
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI
MUA VÀ NGƯỜI BÁN TAI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN HÙNG
SƠN
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thiết bị điện
Hùng Sơn.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển


SV: Lê Thị Phương

21

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

Công Ty TNHH Thiết bị điện Hùng Sơn thành lập năm 2002 với số vốn
điều lệ 1.700.000.000 (VNĐ), (một tỷ bảy trăm triệu đồng VN), được chia
thành 170.000 cổ phần, mỗi cổ phần có mệnh giá là 10.000 (VNĐ), huy động
từ các cổ đông. Công ty được tổ chức và hoạt động theo luật Doanh Nghiệp
được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá X thông qua ngày
12/06/1999
Tên công ty : CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN HÙNG SƠN
Tên giao dịch quốc tế : HUNG SON EQUIPMENTS ELECTRIC
COMPANY., LTD
Tên viết tắ :

HUNG SON EQ Co, Ltd

Địa chỉ :

Số 200 -34A Trần Phú - Điện Biên Phủ - Ba Đình -

Hà Nội

Giám đốc :

Ông Phan Hùng

Điện thoạ : 043.8286584

Fax : 043.9287298

2.1.2 Đặc điểm ngành nghê kinh doanh
Công ty TNHH Thiết bị điện Hùng Sơn chuyên cung cấp các loại dây,
cáp và thiết bị điện cho các đại lý, cửa hàng, công ty trên khắp cả nước, với
những sản phẩm có uy tín như Cadisun, Trần Phú, Golcup, Thiên Phú, HS
Vina, LS, Sino.
* Ngành nghề kinh doanh cửa công ty là:
Cung cấp các loại dây và cáp điện, cáp điều khiển, cáp tín hiệu, cáp cao
su…
Cung cấp thiết bị điện chiếu sáng, và thiết bị đường ống nước……
Cung cấp các phụ tùng như Attomat, công tắc, khớp nối, ổ cắm…..
Cung cấp các hạt công tắc ổ cắm,dây mạng. Angten, biến tần....
2.1.3 Đặc điểm quy trình kinh doanh cung cấp sản sẩn của công ty.
Với đặc điểm là một doanh nghiệp thương mại, công việc kinh doanh là
mua vào bán ra nên công tác tổ chức kinh doanh là tổ chức luân chuyển

SV: Lê Thị Phương

22

MSV:12404516



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

hàng hóa. Hiện công ty đang áp dụng hai hình thức là mua bán hàng hóa
qua kho và mua bán hàng hóa không qua kho. Mọi sản phẩm, hàng hóa
của công ty được bán trực tiếp tại kho hoặc thông qua nhà máy trực tiếp
sản xuất để vận chuyển giao trực tiếp cho khách hàng với hình thức bán
buôn, bán lẻ, bán đại lý.
- Mua bán qua kho là hình thức kinh doanh mà công ty lấy hàng từ
nhà cung cấp về nhập kho của công ty sau đó mới xuất bán cho
khách hàng.
- Mua bán không qua kho là hình thức mà công ty lấy hàng từ nhà
cung cấp nhưng hàng không về kho tại công ty mà được xuất bán
trực tiếp cho khách hàng luôn.
Sơ đồ quá trình kinh doanh (phụ lục 03)
Chức năng của từng khâu:
- Đặt hàng: Hàng hóa được mua dưới sự bảo hộ của công ty đại diện trong
nước
- Nhập kho: Công ty lưu kho và bảo quản hàng hóa tại các kho,các kho
này đều được mã hóa trong các danh mục kho của công ty.
- Xuất kho: Sau khi hàng hóa được nhập kho, hàng hóa được công ty bán
ra qua hình thức bán buôn và bán lẻ cho các cửa hàng kinh doanh,các đại
lý có nhu cầu.
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong thời gian vừa qua khi nền kinh tế thị trường có nhiều biến động
có không ít các doanh nghiệp cung cấp cửa cuốn gặp khó khăn ảnh hưởng
không tốt tới kết quả sản xuất kinh doanh. Trong tình hình chung như vậy
doanh nghiệp đẩy mạnh việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và mở
rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Với những nỗ lực của toàn bộ

cán bộ công nhân viên đã góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

SV: Lê Thị Phương

23

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp năm 2012 & 2013 (phục lục 04) ta thấy:
Tổng doanh thu bán hàng & CCDV năm 2013 đạt 5.698.041.411đ tăng
378.863.576đ so với năm 2012. Tỷ lệ tăng tương ứng là 7.1%. Có sự tăng
trưởng này là do doanh nghiệp tích cực tìm kiếm khách hàng làm tăng số
lượng hàng xuất bán.
Các khoản giảm trừ doanh thu tăng 1.792.469 đ tương ứng với tỷ lệ
tăng 3.6%.Các khoản giảm trừ doanh thu tăng không đáng kể do doanh
nghiệp đã làm tốt khâu giao hàng và đảm bảo chất lượng hàng bán cho khách
hàng, giảm khối lượng hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán.
Giá vốn hàng bán năm 2013 tăng 213.330.895 đ. Tỷ lệ tăng tương ứng
là 4.9%. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV tăng 163.740.203đ tương ứng
với tỷ lệ tăng 17.1% so với năm 2012.
Chi phí QLDN giảm 1.992.305đ tương ứng với tỷ lệ giảm 3.1% cho
thấy doanh nghiệp đã dần dần từng bước làm tốt công tác quản lý .
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN năm 2013


đạt

986.681.051đ tăng 162.362.483đ so với năm 2012. Tỷ lệ tăng tương ứng
19.7% cho thấy sự phát triển và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp
đang mang lại những hiệu quả tích cực.
Thu nhập bình quân đầu người của công ty năm 2012 là 4.000.000đ và
đến năm 2013 con số này là 4.500.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 1.6 % . Điều
này chứng tỏ đời sống của công nhân viên trong công ty đã không ngừng
được cải thiện và nâng cao.
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty.
Công ty TNHH Thiết bị điện Hùng Sơn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực cung cấp và thương mại là chính nên bộ máy của công ty gọn nhẹ, quan
hệ chỉ đạo rõ ràng, quan hệ nghiệp vụ chặt chẽ, khăng khít. Sơ đồ các phòng
ban được bố trí hợp lý.
SV: Lê Thị Phương

24

MSV:12404516


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thế Khải

* Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty(Phụ lục 05)
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, của các phòng ban.
* Ban gián đốc: Gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc.
- Giám Đốc: Chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động của công ty,

Giám đốc có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động và tình hình sản xuất
kinh doanh của công ty trước hội đồng quản trị, thực hiện các nghĩa vụ đối
với nhà nước và pháp luật. Giám đốc có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của
công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc: Được phân công một số lĩnh vực công tác và chịu trách
nhiệm trước giám đốc về các lĩnh vực được giao và giải quyết các công việc
khi giám đốc cần hoặc khi giám đốc đi vắng.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm hiểu và khảo sát thị trường để phát
triển doanh số bán hàng, thực hiện nhiệm vụ dao dịch với khách hàng. Giúp
ban giám đốc tìm hiểu về thông tin thị trường để đè ra chiến lược kinh doanh
kịp thời. Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực và là cầu
nối giữa công ty với đối tác đảm bảo kế hoạch kinh doanh của công ty.
- Phòng kế toán: Kiểm tra đôn đốc công nợ, thực hiện các nghiệp vụ kế toán
trong quá trinh kinh doanh, thực hiện các việc thu chi nhập xuất hàng hóa cảu
công ty.
- Bộ phận kho hàng: Thực hiện việc nhập kho hàng hóa khi có đơn hàng của
công ty và xuất hàng theo chỉ đạo của lãnh đạo, ghi chép sổ sách nhập xuất và
đi giao hàng cho khách hàng.
2.2.3 Đặc điểm công tác kế toán của công ty TNHH thiết bị điện Hùng
Sơn
2.2.3.1 Đặc điểm lao động kế toán.
- Công tác kế toán là một bộ phận của hệ thống quản lý của công ty và là
công cụ quan trọng giúp Giám đốc năm bắt được tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty. Tất cả hoạt động của công ty đều gắn liền với hoạt động
của phòng kế toán, phòng kế toán được bố trí theo chức năng của từng phần
SV: Lê Thị Phương

25

MSV:12404516



×