SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ
Luận văn tốt nghiệp
Khóa 35
Đề tài
TẠO BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT
NAM CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11 (chương trình
chuẩn)
Cán bộ hướng dẫn
Th.s Trần Minh Thuận
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bích Thuyền
Mssv: 6095975
Cần thơ, 5/2013
5/2013 5/2013
1
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
MỤC LỤC
Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 04
Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 04
Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 05
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 05
Bố cục ... .............................................................................................................. 06
Phần nội dung
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về phương pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử
1. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của môn lịch sử ......................................... 08
2. Khái niệm, ý nghĩa và cách phân loại tạo biểu tượng ................................... 14
3. Các hình thức tạo biểu tượng nhân vật lịch sử ............................................. 16
Chương 2: Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử Việt Nam chương trình sách giáo khoa
lớp 11.
Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước
năm 1873)
2.1 Tạo biểu tượng nhân vật Trương Định ............................................................ 19
Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873
đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng.
2.2 Tạo biểu tượng nhân vật Nguyễn Tri Phương ................................................. 23
2.3 Tạo biểu tượng nhân vật Hoàng Diệu .............................................................. 29
Bài 21: Phong trào yếu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối
thế kỉ XIX.
2.4 Tạo biểu tượng nhân vật vua Hàm Nghi .......................................................... 32
2.5 Tạo biểu tượng nhân vật Phan Đình Phùng ..................................................... 35
2.6 Tạo biểu tượng nhân vật Hoàng Hoa Thám ..................................................... 38
Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914).
2.7 Tạo biểu tượng nhân vật Phan Bội Châu ......................................................... 39
2
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
2.8 Tạo biểu tượng nhân vật Phan Châu Trinh ...................................................... 42
Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
2.9 Tạo biểu tượng nhân vật Đội Cấn (Trịnh Văn Cấn)......................................... 44
Chương 3: Kết quả điều tra thực tế và nhận xét chung .......................................... 48
Phụ lục
Phụ lục 1 ......................................................................................................... 55
Phụ lục 2 ......................................................................................................... 58
Phụ lục 3 ......................................................................................................... 64
Phụ lục 4 ......................................................................................................... 65
Phụ lục 5 ......................................................................................................... 66
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 67
3
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đở rất nhiều từ gia
đình,quý thầy cô và bạn bè.
Đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn đến ba mẹ. Cảm ơn ba mẹ đã luôn động viên, an ủi
và cổ vũ cho con trong những lúc khó khăn không chỉ trong lúc làm luận văn mà cả
trong suốt 4 năm đại học. Đây chính là động lực lớn nhất giúp cho con phấn đấu trong
suốt 4 năm khó khăn vừa qua cũng như trong thời gian làm luận văn với nhiều áp lực.
Tiếp theo em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu. Đó không chỉ là những kiến thức về chuyên ngành mà cả những
cách ứng xử, giao tiếp trong xã hội….. thầy cô đã dạy cho em rất nhiều điều trong cuộc
sống. Em rất cảm ơn quý thầy cô. Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy
Trần Minh Thuận vừa là thầy cố vấn học tập của em trong suốt 4 năm đại học mà thầy
còn là người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho em rất nhiều để em có thể hoàn
thành tốt luận văn này.
Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn đến các bạn trong lớp lịch sử k35, các bạn đã ở
bên cạnh cho ý kiến, động viên tôi rất nhiều. Tập thể lớp chính là một gia đình thứ 2
của tôi trong suốt 4 năm qua. Cảm ơn các bạn đã cho tôi những hồi ức đẹp về thời sinh
viên.
Đồng thời cũng cho tôi gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô và các em học sinh trường
THPT Văn Ngọc Chính đã giúp đở tôi để tôi có được một luận văn hoàn chỉnh như
ngày hôm nay.
Cảm ơn tất cả mọi người.
Mặc dù tôi đã cố gắng để có được một luận văn hoàn chỉnh nhưng không thể nào
hoàn mỹ được nên có gì thiếu sót thì mong quý thầy cô, các bạn có thể góp ý thêm để
bài luận văn của tôi có thể tốt hơn.
4
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.
Lúc còn ngồi trên ghế nhà trường thì Lịch sử là môn học mà tôi rất yêu thích. Đó là
lí do mà tôi chọn con đường sư phạm để bước đi. Hiện nay môn Lịch Sử không được
mọi người trong xã hội nhìn nhận đúng vị trí của nó. Vấn đề này cần phải có sự chung
tay góp sức của nhiều người, nhiều ngành đặc biệt là ngành giáo dục.
Phần lớn các học sinh không đam mê học sử một phần là do phương pháp giảng dạy
của giáo viên không thu hút, hấp dẫn đối với các em. Để các em quan tâm nhiều hơn thì
người giáo viên cần linh hoạt trong cách giảng dạy, tìm ra nhiều phương pháp dạy mới
không nên gập khuôn trong một cách dạy nào hết. Làm sao để đổi mới? Phương pháp
nào đạt hiệu quả cao nhất? Đó là trăn trở của những người trong ngành giáo dục nói
chung và đối với những thầy cô giáo tương lai như chúng tôi nói riêng. Nhằm góp phần
tạo ra nhiều phương pháp giảng dạy mới và đem niềm đam mê lịch sử đến các thế hệ
học sinh. Đó là lí do mà tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tạo biểu tượng nhân
vật lịch sử Việt Nam chương trình lớp 11” (chương trình chuẩn).
Với đề tài này tôi mong sẽ góp một phần nhỏ vào việc tìm ra hướng đi và vị trí xứng
đáng dành cho môn Sử ở các trường phổ thông hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Việc sử dụng tài liệu tham khảo, kênh hình và các tác phẩm văn học để tạo biểu
tượng cho các nhân vật lịch sử trong dạy học Lịch sử hiện nay không phải là một vấn đề
mới. Tuy nhiên vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu cụ thể nào về “ Tạo biểu tượng nhân
vật lịch sử Việt Nam chương trình lớp 11” (chương trình chuẩn).
Hiện nay chỉ có một số ít nhà giáo dục lịch sử nêu lên khái quát và mang tính lí
luận. Điển hình phải kể đến “Phương pháp dạy học lịch sử, 2 tập” do Phan Ngọc Liên,
Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi biên soạn (nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, Hà Nội,
2002). Đây là bộ giáo trình được sử dụng rộng rãi, sửa chữa và bổ sung để tái bản nhiều
lần. Nội dung trong bộ sách được các tác giả đề cập rất rộng giúp cho giáo viên nâng
5
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
cao nhận thức lí luận về môn lịch sử ở trường phổ thông và cũng giúp cho sinh viên tự
rèn luyện khả năng sư phạm cho mình.
Trong bộ sách này tác giả cũng dành một phần để nói về việc tạo biểu tượng nhân
vật lịch sử nói chung chứ không riêng gì lịch sử Việt Nam. Đây là những cơ sở lí luận
cần cho việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1858-1918.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: thu thập tài
liệu, khái quát hóa những tài liệu từ sách, báo, tạp chí… Và tổng hợp tài liệu lại cho
hoàn chỉnh.
Khi đã tiến hành xong các bước trên tôi bắt đầu phân tích, so sánh và đối chiếu các
tài liệu với nhau. Để hoàn thành luận văn tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu câu hỏi và
xử lí kết quả đó bằng phương pháp thống kê toán học đơn giản. Bên cạnh đó tôi còn ghi
nhận trực tiếp ý kiến của một số giáo viên ở trường phổ thông và sinh viên thực tập
chung với mình để từ đó có những cái nhìn khách quan hơn.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là “tạo biểu tượng nhân vật lịch sử Việt Nam” nhằm phục
vụ cho việc giảng dạy và học tập lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Việc nghiên cứu thực nghiệm được triển khai tại lớp 11 A1 và 11A3
của trường THPT VĂN NGỌC CHÍNH.
+ Nội dung: Có nhiều cách để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử như:
♦ Sử dụng các tác phẩm văn học, thơ ca.
♦ Kể những câu chuyện về các nhân vật.
♦ Sử dụng kênh hình có trong SGK của lớp 11 (chương trình chuẩn).
Do hạn chế về thời gian và trình độ nhận thức nên tôi không nghiên cứu sâu một
cách nào mà chỉ nghiên cứu một cách đủ để bổ sung vào các tiết dạy sao cho phong phú
và hấp dẫn hơn, ở đây tôi tập trung nghiên cứu vào các nhân vật lịch sử Việt Nam trong
giai đoạn từ 1858 – 1918 trong chương trình chuẩn của lịch sử lớp 11.
5. Bố cục luận văn
6
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
Ngoài các phần mở đầu, nội dung, kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo, thì
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về phương pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử.
Chương 2: Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử Việt Nam chương trình sách giáo khoa
lớp 11.
Chương 3: Kết quả điều tra thực tế và nhận xét chung.
7
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
Phần nội dung
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP TẠO BIỂU
TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM.
1. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của môn lịch sử
1.1. Vai trò của môn lịch sử
Trong lịch sử, nhiều nhà chính trị đồng thời cũng là nhà sử học và hầu hết các nhà
chính trị đều sử dụng tri thức lịch sử để “kinh bang tế thế” (trị nước giúp đời). Do đó, từ
lâu lịch sử là một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục. Nó có vai trò quan
trọng, vừa là phương tiện bồi dưỡng kiến thức, vừa có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình
cảm. Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa nhân
loại, không hiểu biết lịch sử thì không thể xem là con người có văn hóa toàn diện, sâu
sắc và không thể xem việc giáo dục con người là hoàn thiện, đầy đủ.
Trong thực tế cuộc sống lao động và đấu tranh xã hội, sự cần thiết và tác dụng của
việc học tập, nghiên cứu lịch sử rất rõ.
Nhà văn dân chủ Nga thế kỉ XIX, G.tsecnusepxui đã viết: “Có thể không biết, không
cảm thấy say mê học toán, tiếng Hy Lạp hoặc chữ Latinh, hóa học, có thể không biết
hàng nghìn môn học khác, nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà không yêu thích
lịch sử thì chỉ có thể là một con người không phát triển đầy đủ trí tuệ”.
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông được xây dựng trên cơ sở lí luận và thực tiễn,
thể hiện tập trung ở việc quán triệt mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, thông qua
chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng, nội dung của môn học và tình hình, nhiệm vụ cụ thể
của đất nước trong những điều kiện cụ thể.
Mục tiêu giáo dục trường phổ thông quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà Nước về giáo dục, yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước đối với giáo dục.
Bộ môn sử ở trường trung học phổ thông được xây dựng trên cơ sở mục tiêu giáo
dục của cấp học, quan điểm, đường lối của Đảng về sử học và giáo dục. Mục tiêu môn
học cũng căn cứ vào nội dung, đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
8
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
Đảng Cộng Sản Việt Nam, qua nghị quyết các Đại hội đại biểu toàn quốc, Hội nghị
Ban Chấp hành Trung Ương, cũng như trong chỉ đạo công tác giáo dục, bao giờ cũng
xác định nhiệm vụ của giáo dục là giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện.
Luật giáo dục (1998) đã quy đinh: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản
nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao
động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.
Như vậy, khái niệm “phát triển” trong giáo dục nói chung, trong dạy học lịch sử nói
riêng được hiểu một cách đầy đủ về nhiều mặt, chứ không phải chỉ là trí lực. Điều này
không chỉ phù hợp với mục tiêu đào tạo mà còn xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của
khoa học, mà những cơ sở của nó được giảng dạy ở trường phổ thông. Khoa học nảy
sinh từ thực tiễn và trở về phục vụ thực tiễn.
Trong thế giới ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và xu thế
quốc tế hóa, toàn cầu hóa, việc giáo dục cần chú ý rèn luyện cho học sinh 4 điều cơ bản
mà UNESCO gọi là “4 cột trụ” của giáo dục. Đó là học để biết, học để làm, học để
chung sống và học để khẳng định mình. Đây là những nguyên tắc chung được nêu cho
các dân tộc, các môn học, nhưng việc vận dụng phải tiến hành trên cơ sở khoa học,
quan điểm tư tưởng của mỗi dân tộc, mỗi môn học. Bộ môn lịch sử có thể và cần thiết
góp phần vào thực hiện nhiệm vụ phát triển theo phương hướng trên, với việc quán triệt
quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bộ môn lịch sử có thể chứng minh bằng những sự kiện cụ thể về việc con người có
khả năng nhận thức tự nhiên, xã hội, bản thân mình và biết vận dụng những tri trức thu
nhận được vào giáo dục thế hệ trẻ vào đấu tranh xã hội và tự nhiên. Vì vậy, bản thân
quá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình phát triển biện chứng của hiện
thực khách quan và sự nhận thức lịch sử cũng là một quá trình biện chứng tuân theo
những quy luật khách quan. Nhận thức lịch sử là yêu cầu của bản thân cuộc sống.
Lúc đầu, ý thức lịch sử của con người mới chỉ là những quan niệm về nguồn gốc, tổ
tiên, quê hương…, được phản ánh trong các truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích...
9
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
Qua thời gian cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức của con người về lịch sử
ngày càng phong phú, chính xác và sâu sắc hơn.
Nhận thức về lịch sử, con người phải trải qua quá trình tư duy và hành động, vì lịch
sử bao hàm trong nó những con người cụ thể trong những thời kì khác nhau, với những
lối sống, cách suy nghĩ và kết quả hành động khác nhau.
Nhận thức lịch sử đúng là một yếu tố quan trọng để hoạt động có hiệu quả trong
hiện tại. Ngay từ thời nguyên thủy, con người đã nhận thức được điều này để xác định
sự phát triển của cộng đồng, như Ph.Enghen đã nói: “Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá
trình tư duy cũng bắt đầu từ đấy”. Các nhà sử học cổ trung đại khẳng định “lịch sử là cô
giáo của cuộc sống”, “lịch sử là bó đuốc soi đường đi đến tương lai”. Thời trung đại,
người ta đã xem lịch sử là “triết học của việc nêu gương”. Trong đấu tranh cách mạng,
các lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới cũng như trong nước coi trọng việc nghiên cứu
quá khứ, lịch sử là một trong những vũ khí đấu tranh sắc bén, có hiệu quả.
Như vậy, trong việc học tập lịch sử ở trường phổ thông, học sinh không chỉ biết mà
phải hiểu lịch sử để rút ra bài học kinh nghiệm cho hành động thực tiễn. Cũng như việc
học tập các môn khác ở trường phổ thông, học tập lịch sử là một quá trình nhận thức,
một quá trình thu nhận thông tin và sử dụng thông tin, mà mỗi học sinh phải tự thực
hiện cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn, điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung của thầy giáo và
việc tìm hiểu các loại tài liệu và những phương tiện học tập khác. Trong hai nhân tố của
quá trình học tập thì nhân tố học có ý nghĩa cực kì quan trọng, mang tính chất quyết
định đối với kết quả của hoạt động dạy học. Vì vậy, khi học lịch sử, học sinh không chỉ
dừng ở việc ghi nhớ sự kiện, mà điều quan trọng là trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ
bản của chương trình, sách giáo khoa, hiểu được bản chất của sự kiện, quá trình lịch sử,
rút ra quy luật, bài học, kinh nghiệm của quá khứ với hiện tại.
Các nhà giáo dục lịch sử nước ta, cũng như ở nhiều nước trên thế giới, đều quan
niệm đúng và cố gắng thực hiện việc phát triển tư duy của học sinh trong quá trình học
tập; hướng dẫn học sinh nhận thức từ hiện vật, các bằng chứng khoa học về quá khứ để
nhận biết chính xác và hiểu sâu sắc hơn những sự kiện đã xảy ra. Điều này góp phần
10
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
khắc phục các thiếu sót thường gặp trong dạy học lịch sử như: Bệnh “hiện đại hóa” lịch
sử, bệnh công thức, giáo điều, suy diễn chủ quan…
Trước hết, học sinh vẫn phải nhận thức những sự kiện, quá trình cụ thể của lịch sử
tạo nên những biểu tượng lịch sử. Ở đây học sinh tiến hành việc hình thành các khái
niệm, nắm hệ thống khái niệm.
Như vậy, quá trình học tập lịch sử được thực hiện theo quy luật chung của việc nhận
thức, phù hợp với đặc điểm của việc nhận thức lịch sử; không trực tiếp quan sát được
hiện thực quá khứ, không thể tiến hành thí nghiệm lịch sử như đối với các bộ môn tự
nhiên, công nghệ. Tuy nhiên không vì thế mà cho rằng học tập lịch sử không cần tư
duy, mà chỉ ghi nhớ thuộc. Quan niệm sai lầm này là một trong những nguyên nhân làm
cho chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông bị giảm sút.
Việc phát triển năng lực nhận thức và hoạt động học sinh trong quá trình học tập
lịch sử không chỉ làm cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn, mà còn tập luyện cho các em
trở thành những người có tư duy độc lập, chủ động, tích cực trong suy nghĩ và hành
động.
Việc phát triển nhận thức trong học tập lịch sử bao gồm nhiều mặt. Ở đây chúng ta
sẽ tập trung vào việc phát triển tư duy, tức là làm sao cho học sinh học tập thông minh,
tránh việc nhồi sọ, giáo điều để hiểu đúng bản chất sự kiện, quá trình lịch sử. Hành
động trong học tập lịch sử cần hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm việc thực hành bộ môn
trong nội khóa, ngoại khóa, việc tham gia các công tác công ích xã hội.
1.2. Chức năng của môn lịch sử.
Mỗi khoa học ra đời và tồn tại là để hoàn thành một sứ mệnh của mình.
Lịch sử với tư cách là một khoa học, có chức năng làm cho quá khứ sống trong hiện
tại và tăng thêm sức mạnh cho hiện tại, đặt cơ sở cho nhận thức về sự ra đời và phát
triển của tương lai.
Cũng như các bộ phận khoa học khác, sử học có chức năng riêng của mình.
Chức năng nhận thức, tức hiểu biết quá khứ đúng như nó đã diễn ra. Khoa học lịch
sử không trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất và phục vụ sản xuất như khoa học tự
nhiên và khoa học kĩ thuật. Nó là một cơ sở đáng tin cậy góp phần phát hiện những quy
11
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
luật này lại có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ xã hội. Chức năng nhận thức của
khoa học lịch sử là miêu tả một cách khoa học hiện thực quá khứ khách quan. Trên cơ
sở sự miêu tả này, phân tích tính phong phú và đa dạng các hình thức cụ thể của các quá
trình lịch sử để rồi phát hiện những quy luật về lịch sử xã hội loài người. Chức năng của
khoa học lịch sử là khôi phục lại lịch sử đúng như nó đã tồn tại trong những đường nét
chính.
Sử học có chức năng giáo dục, chức năng nêu gương. Chức năng này của sử học có
vai trò rất quan trọng. Đây là chức năng mang tính xã hội, là việc rút ra những bài học,
kinh nghiệm của quá khứ để phục vụ cho hoạt động thực tiễn ngày nay.
1.3. Nhiệm vụ của sử học
Do chức năng của nó và tình hình nhiệm vụ chính trị cụ thể ở mỗi giai đoạn lịch sử
của mỗi một nước quy định mà sử học có những nhiệm vụ cụ thể trong việc phục vụ lợi
ích của con người.
Những nhiệm vụ chủ yếu của sử học, theo quan điểm Macxit-Lêninnit:
- Trước hết, khi nghiên cứu vạch ra đường lối và sách lược cách mạng, Đảng của
giai cấp công nhân tìm trong lịch sử những kinh nghiệm, những hiểu biết cần thiết để
lấy câu trả lời cho những vấn đề cấp bách của hiện tại.
Sự hiểu biết lịch sử quá khứ một cách sâu sắc là một trong những cơ sở để xác định
tính đúng đắn của chính sách, sách lược mà Đảng và nhà nước đề ra.
- Minh họa cụ thể nội dung, chứng minh tính khoa học, tính cách mạng, tính thực
tiễn khách quan các đường lối, chính sách của Đảng là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của khoa học lịch sử. Khi nhà sử học dùng sự kiện lịch sử để chứng minh đường
lối, chính sách của Đảng thì không phải là việc miễn cưỡng mà là một công tác khoa
học, có ý nghĩa thiết thực nâng cao hiệu lực thực tế của đường lối, chính sách.
- Tri thức lịch sử là một phương tiện giáo dục hiệu quả về tư tưởng tiến bộ, phảm
chất, đạo đức cách mạng cho quần chúng. Việc phổ biến các kiến thức lịch sử trong
đông đảo quần chúng là nhiệm vụ cao quý và vô cùng quan trọng của tất cả những
người làm công tác sử học, nhà nghiên cứu, người giáo viên lịch sử. Do đó, công việc
này đòi hỏi chúng ta phải nâng cao trách nhiệm của mình, góp phần vũ trang thế giới
12
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
quan khoa học, nâng cao trình độ văn hóa chung của nhân dân qua việc phổ biến, giảng
dạy các tri thức lịch sử khoa học. Trong tình hình, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế
hiện nay, việc giáo dục lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc, có ý nghĩa to lớn đối với việc
bồi dưỡng giữ vững tinh thần, ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, kế thừa và
phát huy nền văn hóa dân tộc. Việc giáo dục lịch sử dân tộc bị giảm sút, coi nhẹ đã ảnh
hưởng không nhỏ đến việc thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa việc tiếp nhận kiến thức lịch sử, văn hóa các nước, nếu không có sự lựa chọn,
chắc lọc cũng tác động xấu đến việc giáo dục ý thức dân tộc.
Khi dạy môn sử ở trường trung học phổ thông phải thực hiện những nhiệm vụ cơ
bản sau đây:
- Giáo dưỡng, cung cấp những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử trên cơ sở
củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở trung học cơ sở, hợp thành nội
dung giáo dục lịch sử của bậc trung học phổ thông.
Ở bậc trung học phổ thông, học sinh được nâng cao những hiểu biết đã học một
cách có hệ thống, sâu sắc hơn, nắm được những quy luật chung và đặc thù thể hiện
trong xã hội Việt Nam.
Ở trung học phổ thông, học sinh được nâng cao và hoàn chỉnh hơn những nhận thức
Macxit – Lêninnit về lịch sử: Lịch sử là lịch sử của sản xuất, của các phương thức sản
xuất kế tiếp nhau một cách hợp quy luật và khi phân chia thành giai cấp đối kháng thì
lịch sử còn là lịch sử của đấu tranh giai cấp, nhận thức về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
vô sản và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội, như sự sụp đổ không tránh khỏi của
chủ nghĩa tư bản...
Học sinh trung học phổ thông còn được cung cấp những kiến thức sơ giản về
phương pháp tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử để nâng cao, cải tiến phương pháp học tập,
phát huy tính tích cực trong học tập lịch sử.
Như vậy, nhiệm vụ giáo dưỡng trong mục tiêu của môn lịch sử ở trường trung học
phổ thông là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, các khái niệm, thuật ngữ,
tên người, tên đất, niên đại, những hiểu biết về quan điểm lí luận sơ giản những vấn đề
phương pháp nghiên cứu và học tập, phù hợp với yêu cầu và trình độ học sinh.
13
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
- Giáo dục quan điểm tư tưởng, lập trường, phẩm chất, đạo đức, nhân cách, tình cảm
thông qua học tập lịch sử là một yêu cầu quan trọng cần chú ý thực hiện. Tri thức lịch
sử không chỉ có tác dụng giáo dục trí tuệ mà cả tình cảm, tư tưởng, góp phần đào tạo
con người Việt Nam toàn diện. Trên cơ sở những phẩm chất, đạo đức, tư tưởng được
giáo dục thông qua việc học tập lịch sử ở trường trung học phổ thông, học sinh được
bồi dưỡng một cách hệ thống, sâu sắc hơn ở những điểm chủ yếu sau:
+ Lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, lòng yêu quê hương. Một biểu hiện của lòng
yêu nước, trong lao động sản xuất cũng như trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo
vệ tổ quốc.
+ Tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập,
tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hòa bình, dân chủ.
+ Niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và dân tộc, dù
trong tiến trình lịch sử có những bước quanh co, khúc khuỷu, tạm thời thụt lùi hay dừng
lại.
+ Những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống cộng đồng.
Về nhiệm vụ phát triển, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành trên cơ sở hoàn
chỉnh và nâng cao những năng lực đã được hình thành ở trung học cơ sở. Cụ thể là bồi
dưỡng:
- Tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phân tích, đánh giá, liên
hệ...
- Kĩ năng học tập và thực hành bộ môn: sử dụng sách giáo khoa, các tài liệu tham
khảo khác, khả năng trình bày nói và viết, làm và sử dụng một số đồ dùng trực quan,
nhất là loại đồ dùng trực quan quy ước, những hoạt động ngoại khóa của môn học.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hiện nay.
2. Khái niệm, ý nghĩa và cách phân loại tạo biểu tượng.
2.1. Khái niệm.
Tạo biểu tượng là điều kiện để “biết” lịch sử trên cơ sở khôi phục đúng quá khứ như
nó tồn tại và là cơ sở quan trọng để hình thành khái niệm. Tiến hành như thế mới làm
cho học sinh “biết” để “hiểu” lịch sử, chứ không phải dừng lại ở việc ghi nhớ nhiều sự
14
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
kiện mà không có hình ảnh về quá khứ, càng không nhận thức sâu sắc để rút bài học,
kinh nghiệm và quy luật lịch sử, không đem những kiến thức đã học vận dụng vào hoạt
động thực tiễn.
Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh lại gặp không ít khó khăn phức tạp, do các
em không thể “trực quan sinh động” được sự kiện đã xảy ra, mà luôn luôn nhìn thấy
những gì đang xảy ra trong thực tế, nên dễ rơi vào sai lầm của việc “hiện đại hóa lịch
sử”, tức là đem hình ảnh, hiểu biết, suy nghĩ của người đời nay gán cho sự kiện, nhân
vật lịch sử.
2.2. Ý nghĩa.
Do đặc điểm của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt đầu từ trực quan
sinh động mà từ việc nắm sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Tuy vậy, việc học tập lịch
sử cũng tuân thủ quy luật chung của quá trình nhận thức: Qua hai giai đoạn nhận thức
cảm tính và nhận thức lí tính. Có thể nói tạo biểu tượng là giai đoạn nhận thức cảm tính
của quá trình học tập lịch sử.
Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí…
được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Như vậy,
nội dung của một sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tạo nên hình
ảnh về quá khứ bằng những hoạt động của các giác quan: Thị giác tạo nên những hình
ảnh trực quan, thính giác đem lại những hình ảnh về quá khứ thông qua lời giảng của
giáo viên…
Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là một vấn đề khó khăn vì yêu cầu cơ bản
của dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về các sự kiện đúng như nó tồn
tại, mà những sự kiện đó, học sinh không trực tiếp quan sát, xa lạ với đời sống hiện nay,
với kinh nghiệm và hiểu biết của các em. Vì vậy, trong việc tạo biểu tượng, giáo viên
phải làm cho các sự kiện lịch sử khách quan xích gần lại với khả năng hiểu biết của các
em. Ý nghĩa to lớn của việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử, trước tiên ở chổ nó là
cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử. Nội dung của các hình ảnh lịch sử, của bức tranh
quá khứ càng phong phú bao nhiêu thì hệ thống khái niệm mà học sinh thu nhận được
càng vững chắc bấy nhiêu.
15
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài
mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính chất của sự kiện. Vì vậy, biểu
tượng rất gần với khái niệm đơn giản. Việc tạo biểu tượng lịch sử có ý nghĩa giáo dục
lớn đối với học sinh, vì chỉ thông qua những hình ảnh cụ thể, sinh động, có sức gợi cảm
mới tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của các em.
2.3. Cách phân loại tạo biểu tượng.
Có nhiều cách phân loại biểu tượng lịch sử. Ta có thể phân biệt các loại biểu tượng
lịch sử tạo ra cho học sinh phổ thông sau đây:
- Biểu tượng về hoàn cảnh địa lí: Một sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một
không gian nhất định. Không gian của sự kiện có thể là một khu vực rộng lớn, hoặc
diễn ra ở phạm vi hẹp. Vì vậy, tạo biểu tượng về hoàn cảnh địa lí nơi xảy ra sự kiện là
yêu cầu trong dạy lịch sử để xác định không gian lịch sử.
- Biểu tượng về nền văn hóa vật chất: Đó là những hình ảnh về những thành tựu của
loài người trong việc chế ngự thiên nhiên, trong lao động sáng tạo sản xuất ra của cải
vật chất cũng như văn hóa, tinh thần của xã hội loài người.
- Biểu tượng về nhân vật chính diện cũng như phản diện, những đại biểu điển hình
của một giai cấp, một tập đoàn xã hội, những nhân vật kiệt xuất.
- Biểu tượng về thời gian, về những quan hệ xã hội của con người. Những biểu
tượng lịch sử nêu trên không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo
thành một hệ thống trọn vẹn về một bức tranh lịch sử.
Ví dụ khi nói về phong trào nông dân Yên Thế, học sinh phải có đầy đủ biểu tượng
về thời gian tồn tại của phong trào, về núi rừng Yên Thế, với những địa danh Phồn
Xương, Hố Chuối, về “con hùm xám” Hoàng Hoa Thám.
3. Các hình thức tạo biểu tượng nhân vật lịch sử.
3.1. Sử dụng tiểu sử của nhân vật.
Mỗi bài học lịch sử đều cần phải khắc họa cho học sinh những nhân vật lịch sử cụ
thể, kể cả nhân vật chính diện lẫn nhân vật phản diện, lịch sử là do con người tạo ra. Vì
vậy, không thể có được lịch sử mà thiếu yếu tố con người.
16
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
Mặt khác, sự hoạt động của các nhân vật lịch sử phản ánh ở mức độ nhất định lịch
sử của một dân tộc, của quần chúng nhân. Vì vây, tài liệu về tiểu sử nhân vật có tác
dụng cụ thể hóa một số sự kiện lịch sử. Việc sử dụng tài liệu tiểu sử của nhân vật lịch
sử được tiến hành bằng nhiều cách. Đối với những bài mà kiến thức cơ bản gắn bó chặt
chẽ với một nhân vật lịch sử thì phải khắc họa cho học sinh những nét tiểu sử quan
trọng của nhân vật đó, giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung của bài.
Ví dụ: khi dạy bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
đến chiến tranh thế giới (1918) khi dạy phần 1 Phan Bội Châu và xu hướng bạo động
thì ta cần nói cho các em hiểu về Phan Bội Châu như: Ông là một người tiêu biểu cho
tầng lớp sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông đã không ngại khó khăn gian
khổ để hoạt động cứu nước. Ông tranh thủ sự giúp đở của nhân dân trong nước và sự
ủng hộ của bên ngoài. Lúc đầu ông chủ trương thành lập chế độ quân chủ lập hiến
nhưng sao nhiều năm bôn ba hoạt động ông đã đoạn tuyệt với tư tưởng này và đi theo
con đường dân chủ. Bằng thơ văn của mình ông đã thức tỉnh được lòng yêu nước của
nhân dân và được nhân dân nhiệt tình ủng hộ.
Có trường hợp không cần thiết trình bày toàn bộ tiểu sử của nhân vật mà chỉ cần
nêu đặc trưng, tính cách của nhân vật đó.
Ví dụ như khi dạy bài 21 Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam
trong những năm cuối thế kỉ XIX khi dạy mục I phong trào Cần Vương bùng nổ. Ta chỉ
cần nói sơ qua về vua Hàm Nghi là được. Ta chỉ cần nói tuy ông lên làm vua khi tuổi
còn nhỏ nhưng tinh thần chống giặc của ông rất mạnh. Vì không chịu sự khống chế của
Pháp nên ông đã ra ngoài thảo chiếu Cần Vương.
3.2. Sử dụng tranh ảnh.
Trong dạy môn lịch sử tranh, ảnh có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc khôi
phục và hiểu đúng, hiểu sâu sắc quá khứ.
Tranh, ảnh ghi lại những sự kiện đang diển ra, nhân vật đang hoạt động. Đây là một
loại tài liệu cơ bản, trung thực, chính xác về quá khứ. Tranh lịch sử lấy chủ đề về một
sự kiện, nhân vật quá khứ qua cảm xúc và tài nghệ của họa sĩ cũng khôi phục được hình
ảnh quá khứ.
17
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
Tranh, ảnh là tài liệu lịch sử, nhưng cũng thể hiện quan điểm, ý thức của người cầm
máy, của học sĩ, cho nên có những bức tranh, tấm ảnh không phản ánh một cách trung
thực, đúng bản chất của sự kiện. Vì vậy, việc sử dụng tranh, ảnh phải thông qua việc
lựa chọn một cách khoa học (thẩm định tính đúng đắn, trình độ nghệ thuật), mang tính
khoa học (phù hợp với trình độ và yêu cầu nhận thức của học sinh, phù hợp với việc
trình bày lịch sử).
Tranh, ảnh trong sách giáo khoa đã được lựa chọn, đáp ứng những yêu cầu về khoa
học và sư phạm.
3.3. Sử dụng văn học, thơ ca.
Đây là hình thức sử dụng có hiệu quả cao trong việc cụ thể hóa sự kiện để tạo biểu
tượng lịch sử. Ví dụ khi đọc câu chuyện kể về nhân vật anh hùng Nguyễn Tri Phương
trong “Người Giữ Thành Hà Nội” ta đã thấy được tấm lòng kiên trinh của ông trong
việc cố gắng giữ thành Hà Nội.
Khi ta đọc bài thơ “Đập Đá Ở Côn Lôn” hay “Côn Lôn Tức Cảnh” ta sẽ giúp cho
các em hiểu thêm nhiều điều về Phan Chu Trinh. Đọc những bài thơ đó ta thấy được
một tình yêu nước dạt dào của ông. Dù trong thời gian ở tù nhưng ý chí của ông vẫn
không bị lung lay.
Nhưng ta cũng nên giúp các em phân biệt được những tác phẩm văn học, thơ ca đôi
khi cũng cường điệu lên sự thật. Không phải tác phẩm nào cũng đúng sự thật, đôi khi
các tác phẩm văn học, thơ ca cũng trừu tượng và nói quá. Vì vây, chúng ta nên giúp các
em vững vàng tư tưởng cũng như phải biết chọn lọc truyện hay các bài thơ để đọc. Khi
đọc bất kì một tác phẩm nào cũng nên có sự lựa chọn.
18
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
Chương 2: Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử Việt Nam chương trình lớp 11 (chương
trình chuẩn)
Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
(từ
năm 1858 đến trước 1873)
2.1 Tạo biểu tượng nhân vật Trương Định.
2.1.1 Mục đích của việc tạo biểu tượng nhân vật.
Trong bài này ta cần khắc họa cho các em thấy được hình ản của một Bình Tây đại
nguyên soái (Trương Định). Ông là một trong số ít người đã dám kháng lệnh của triều
đình để ở lại cùng nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp. Việc tạo biểu tượng này
nhằm giúp cho các em hiểu thêm về một vị tướng đã chấp nhận từ chối tất cả bổng lộc
của vua ban, ở lại nhận chức “Bình Tây đại nguyên soái” do nhân dân sắc phong mà khí
thế vẫn rất hiên ngang.
Để làm được điều này tôi cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nhằm giúp
cho các em hiểu thêm một cách sâu sắc hơn vị anh hùng dân tộc này. Từ đó khi nhắc
đên Bình Tây đại nguyên soái các em sẽ biết và hình dung ra được ngay đó chính là
Trương Định một vị tướng tài của nước ta.
2.1.2 Sử dụng tiểu sử để tạo biểu tượng cho nhân vật Trương Định.
Trương Định (1820 – 1864) sinh tại làng Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh,
tỉnh Quãng Ngãi. Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam rồi ông cưới vợ ở Gò
Công. Năm 1850, ông chiêu mộ dân nghèo, khai hoang, lập ấp ở vùng Gia Thuận. Năm
1859, quân Pháp đánh thành Gia Định, ông đánh trả và từng thắng nhiều trận ở Cây
Mai, Thị Nghè. Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem
nghĩa quân tới giúp Nguyễn Tri Phương phòng giữ đại đồn Kì Hòa.
Tháng 6/1862, triều đình Huế thăng chức cho Trương Định lên làm lãnh binh đều
ông ra vùng Phú Yên nhưng Trương Định đã khẳng khái từ quan để ở lại Gò Công mà
đánh Pháp và ông được nhân dân tôn là Bình Tây đại nguyên soái. Đây chính là mốc
thời gian đã đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời của Trương Định, từ nay ông sẽ
gắn liền với danh xưng Bình Tây đại nguyên soái, đồng thời sẽ trở thành kẻ đối lập với
19
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
triều đình và đem lại nỗi khiếp sợ cho quân Pháp tronh những trận đánh bất ngờ với lối
đánh du kích.
Tháng 12/1863, nhờ có viện binh, Pháp bao vây Gò Công nhưng Trương Định vẫn
ẩn nấp trong vùng Gò Công mà đánh trả. Ngày 19/8/1864, Huỳnh Công Tấn phản bội,
đã dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đại bản doanh ở Gò Công. “Đám lá tối
trời” thất thủ, Trương Định tự sát tại ao Dinh để bảo toàn khí tiết vào sáng ngày
20/8/1864.
Với hành động rút gươm tự sát sẽ giúp cho các em có thái độ khâm phục và ngưỡng
mộ ông. Thà ông tự sát chứ quyết không để mình rơi vào tay giặc, hành động này sẽ
cho các em thấy được lòng căm thù giặc của những người yêu nước lúc bấy giờ sâu sắc
như thế nào.
2.1.3 Sử dụng truyện kể để tạo biểu tượng nhân vật Trương Định.
Đây là một câu chuyện kể về cuộc đời của Trương Định từ lúc cha ông mất đến khi ông
hi sinh. Trong đó có kể ra một số trận đánh và cũng có một số đoạn cho thấy được tính
tình của ông. Để hiểu rỏ hơn thì chúng ta sẽ trực tiếp tìm hiểu câu chuyện:
BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI [7,7]
Từ khi cha là vệ úy Trương Cầm mất đi, Trương Định ở ngay trong trướng của cha.
Quan vệ úy mới về thay thấy Trương Định say mê binh pháp, giỏi võ nghệ nên cho làm
đội trưởng một đội thủy quân ở dinh Hữu thủy vệ.
Năm 1860, Nguyễn Tri Phương được cử vào Gia Định. Trương Định đem đám
người tâm phúc đến đầu quân. Nguyễn Tri Phương thấy người đĩnh đạc, đường hoàng
thì quý lắm, giữ ở lại vài ngày, hỏi han thật kĩ tình hình ở Gò Công và tỉnh Định Tường.
Sau vài ngày trò chuyện hỏi thăm tình hình xong thì Nguyễn Tri Phương nói:
- Hay lắm! Ông không nên ở đồn Kì Hòa của ta làm gì! Hãy về tập trung quân sĩ ở
Gò Công rồi phối hợp với quan tuần phủ Định Tường xây dựng phòng tuyến ở phía tây,
làm thế ỷ dốc với Gia Định và Biên Hòa, như thế có lợi về lâu dài hơn…
Định trở lại căn cứ, gặp các phú hào trong vùng, bàn việc chiêu mộ quân sĩ, ngày
đêm rèn luyện đánh phục kích. Chẳng bao lâu sau, nghĩa binh lên tới sáu ngàn người,
thanh thế khá mạnh…
20
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
Ở Gia Định, lúc này Nguyễn Tri Phương ra sức củng cố thế phòng thủ ở đồn Kì
Hòa. Trong khi đó, ở khu dừa nước Gò Tây, Trương Định thường cho quân đi đánh úp
những toán quân Pháp đi tuần liễu… Nhờ bố trí khôn khéo, lại dựa vào vùng cây cối
rậm rạp những bần, những đước nên dù chỉ có đao kiếm, mã tấu song nghĩa quân
Trương Định cũng đã diệt được hàng chục chiếc thuyền và nhiều đội do thám, nhiều
đồn bốt của địch. Quân Pháp khó chịu trước lối đánh lẻ, bất ngờ, thiên hình vạn trạng
này… Quân tụ nghĩa dưới cờ của Trương Định đã trở thành mối lo cho chúng.
Biết tin đồn Kì Hòa thất thủ, Trương Định đã cho quân phân tán và luôn di chuyển
những địa điểm đóng quân mới, không tập trung lại thành một đạo để tránh quân Pháp
tiến đánh tổng lực. Nguyễn Tri Phương đã tâu lên vua Tự Đức phong cho Trương Định
làm Quản Cơ kiêm phó lãnh binh tỉnh Gia Định.
Vua Tự Đức lại cử Nguyễn Bá Nghi làm tổng đốc Định Biên (Gia Định). Nguyễn
Bá Nghi cho gọi các quan đến, cấm không được tự tiện đánh quân Pháp, để họ vin cớ
mà chiếm đất. Trong buổi họp, Trương Định đứng dậy nói to lên rằng:
- Giặc dẫu có súng đại bác, súng liên thanh, súng trường rất lợi hại nhưng không
phải không đánh được. Nếu cứ án binh bất động thì thà rằng dâng đất cho họ còn hơn!
Nói rồi, bỏ dinh tổng đốc, kéo quân về lại căn cứ cũ ở Gò Tây.
Lúc ấy, giặc Pháp lo xây đồn, lập căn cứ ở hai tỉnh Gia Định và Định Tường vừa
chiếm được, lại thấy quân Nam ở Gia Định bạc nhược, lính Pháp tỏ ra coi thường, trể
nải việc canh phòng… Trương Định cùng các tướng đồng loạt tập kích vào mấy đồn
nhỏ, giết chết hàng chục lính Pháp trong một đêm khiến toàn bộ giặc Pháp ở vùng Định
Biên khiếp hoảng. Chúng huy động hàng chục tàu, hàng trăm lính mở trận càn lớn vào
căn cứ của Trương Định. Nhưng quân của Trương Định đã xuống thuyền, lui vào phía
Cần Giuộc. Khi giặc Pháp tiến được vào doanh trại của nghĩa quân thì chỉ thấy bát đĩa,
bình rượu vứt lỏng chỏng. Trên đường trở về, chỉ huy Pháp lại nghe đồn nhỏ ở Phú
Nhuận bị tập kích giữa ban ngày, một viên thiếu úy và bảy lính Pháp bị chém chết…
không chỉ có dân chúng mà cả giặc Pháp xâm lược cũng cho là Trương Định có tài xuất
quỷ nhập thần…
21
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
Nhờ được tăng quân và có những tên việt gian chỉ điểm, giặc phong tỏa và cho quân
càn quét đánh dẹp quân của Trương Định khiến nghĩa quân cũng bị tổn thương khá
nhiều. Triều đình không giúp đỡ được gì, lại còn phái các quan đại thần theo phe chủ
hòa đến khiến nghĩa quân càng ngày càng thêm khó khăn. Ông dâng sớ về triều.
Trương Định chờ mãi quân triều đình lập trận tuyến chống giặc mà không thấy.
Không những thế, ít lâu sau ông lại nhận được chiếu chỉ, đổi bổ về Phú Yên. Định
không nghe, tâu xin được ở lại Gia Định đánh giặc. Căn cứ của Trương Định vẫn lúc ở
Gò Công, lúc về Cần Giuộc chứ nhất định không chịu lui quân. Trương Định còn được
dân tôn xưng làm trung thiên tướng quân, Bình Tây đại nguyên soái… Phan Thanh
Giản đến tìm Trương Định bảo ông lui binh để hưởng ứng việc thương lượng giản hòa.
Trương Định nghiêm sắc mặt nói:
- Quan lớn là quan nhất phẩm, ăn lộc của triều đình, vua bảo sao thì cứ làm theo ý
vua, còn tôi chức thì dân tôn, lương thực vũ khí thì dân cho, ở đâu thì dân che chở.
Quân lính của tôi đều là những người gia đình bị giặc sát hại, nhà cửa, gia sản bị giặc
cướp phá, thà cứ tận cổ, cứ phải đánh đến cùng… Tôi nghe dân, theo dân, đành mang
tội với triều đình vậy…
Trương Định đánh mấy trận nữa nhưng quân Pháp tăng quân, đánh và vây khắp
kênh rạch Gò Công. Chúng mua chuộc được tên Huỳnh Công Tấn, nhờ đó mà biết được
nơi ở của Trương Định. Chúng đem đại quân, đem súng lớn từ nhiều phía bất thần ập
vào… Quân của Trương thất bại, lũy pháo đài thất thủ, Trương Định bị thương nặng…
Quân sĩ mở đường máu cõng ông thoát khỏi vòng vây, rồi đưa về Ao Dinh. Để bảo toàn
khí tiết của mình ông đã rút gươm tự sát.
Mặc dù ông được triều đình phong chức quan nhưng Trương Định đã từ chối mà
nhận chức Bình Tây đại nguyên soái do dân tôn xưng. Cho đến lúc chết ông vẫn còn
mang hận người Pháp và quyết không chết trong tay người Pháp. Qua câu chuyện cho
các em thấy được một tấm gương hi sinh vì đất nước, một con người luôn hết lòng
phụng sự cho nhân dân không cầu danh lợi cho mình.
22
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
Từ tấm gương của Trương Định sẽ giúp các em hình thành cho mình một tư tưởng
yêu nước ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Cũng như giúp cho các em có lòng
biết ơn và tự hào vì nước ta có một Bình Tây đại nguyên soái.
Bài học này tương đối dài nếu như kể toàn bộ câu chuyện này cho các em nghe
trong tiết học thì sẽ không đủ thời gian nên tôi sẽ dùng câu chuyện này kể trong tiết
ngoại khoá hoặc lồng ghép vào tiết lịch sử địa phương vừa giúp các em ôn lại kiến thức
đã học vừa cung cấp thêm một số thông tin thú vị về Trương Định làm như vậy vừa
giúp các em hiểu thêm về nhân vật này mà lại không gây nhàm chán. Trong tiết ngoại
khoá tôi sẽ dùng tên của Trương Định làm từ khoá trong trò chơi giải đáp ô chữ khi ô
chữ được mở thì sẽ kể câu chuyện về “Bình Tây đại nguyên soái”. Tôi mong muốn qua
câu chuyện này các em sẽ khắc sâu hơn về hình ảnh của vị tướng tài, thông qua những
trò chơi, những câu chuyện như thế này sẽ giúp các em thấy lịch sử không gì là xa lạ,
khó hiểu và khô khan mà nó cũng gần gũi, dễ nhớ và mềm mại. Nếu lúc còn ngồi trên
ghế nhà trường các em đã dành cho lịch sử một tình cảm tốt đẹp và cái nhìn nhẹ nhàng
thì không lâu nữa lịch sử Việt Nam sẽ trở nên gần gũi và có vị trí xứng đáng hơn trong
xã hội.
BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA
NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG.
2.2 Tạo biểu tượng nhân vật Nguyễn Tri Phương.
2.2.1 Mục đích việc tạo biểu tượng nhân vật.
Trong phần II Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến
lan rộng ra Bắc Kì. Có đề cập đến phong trào kháng chiến ở Bắc Kì và người giữ thành
Hà Nội trong thời gian này chính là Nguyễn Tri Phương. Tuy đã già yếu nhưng ông vẫn
lãnh lệnh ra bảo vệ thành Hà Nội, với những gì ông đã làm được khi giữ thành Gia
Định đã làm cho Pháp phần nào đó cảm phục và nể sợ tài năng chiến trận của ông.
Để các em có thể khắc sâu và hiểu nhiều hơn về nhân vật này thì tôi đã sưu tầm một
số tài liệu kết hợp lồng ghép vào tiết dạy để có thể làm nổi bật lên hình ảnh của một vị
anh hùng trong lòng của các em. Từ đó có thể giáo dục được cho các em về lòng yêu
nước.
23
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
2.2.2 Sử dụng tiểu sử để tạo biểu tượng nhân vật Nguyễn Tri Phương.
Nguyễn Tri Phương (1800 – 1873) tên thật là Nguyễn Văn Chương, quê ở thôn Chí
Long, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Năm
1840, vua Minh Mạng phong cho ông làm tuần phủ Nam Nghĩa. Năm 1850, vua Tự
Đức cải tên ông là Nguyễn Tri Phương. Năm 1853, ông được phong làm Đông các học
sĩ, kinh lược sứ Nam Kì. Năm 1858, vua Tự Đức cử ông làm quân thứ tổng thống.
Năm 1860, Nguyễn Tri Phương được phong chức Gia Định quân thứ. Khi Nam Kì
lục tỉnh rơi vào tay Pháp, ông được cử ra bắc làm tổng thống Hải An quân vụ, đóng tại
thành Hà Nội. Đây là 2 sự kiện quan trọng trong cuộc đời cầm quân của Nguyễn Tri
Phương. Khi nhận chức ở 2 nơi này ông đều tổ chức cho nhân dân kháng chiến chống
Pháp và đã khiến cho quân Pháp phải hoang mang lo sợ. Không những việc làm của
Nguyễn Tri Phương được nhân dân kính nể và tôn trọng mà ngay cả giặc Pháp cũng
phải nhìn ông với sự kính trọng.
Rạng sáng ngày 20/11/1873, thành Hà Nội thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị trọng
thương và bị giặc bắt. Vì không muốn người Pháp chữa trị cho mình nên ông đã tuyệt
thực gần một tháng và mất vào ngày 20/12/1873. Khi giặc Pháp bắt được ông họ đã
dùng mọi cách để mua chuộc dụ dỗ nhưng ông đều từ chối một cách thẳng thừng không
cần suy nghĩ.
Qua phần trình bày một cách ngắn gọn về tiểu sử cũng phần nào giúp cho các em
hình dung được chân dung của một vị tướng tài, hình thành được trong lòng của các em
lòng tôn trọng đối với những vị anh hùng dân tộc cùng với một lòng yêu nước dần nhen
nhóm trong các em.
2.2.3 Sử dụng truyện kể để tạo biểu tượng nhân vật Nguyễn Tri Phương.
Trong sách “kể chuyện lịch sử nước nhà” dành cho học sinh của Ngô Văn Phú có
một câu chuyện viết về người giữ thành Hà Nội. Đó chính là Nguyễn Tri Phương. Một
vị tướng mà đến già vẫn cầm gươm ra trận với một lòng nhiệt huyết và tình yêu dành
cho quê hương.
NGƯỜI GIỮ THÀNH HÀ NỘI [5,85]
24
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thuyền
MSSV: 6095975
CBHD: Trần Minh Thuận
Vua Tự Đức không yên tâm về việc lái buôn Jean Dupuis được thủy sư đô đốc của
nước cộng hòa Pháp đem theo một hải thuyền lớn từ phía biển vào, treo cờ Trung Hoa
nên đx cho gọi đại thần Nguyễn Tri Phương vào chầu. Sau khi nghe vua trình bày sự
việc và có ý điều ông đi trấn thủ Bắc Thành thì Nguyễn Tri Phương liền nhanh chóng
nhận lệnh. Tuy đã già nhưng tiếng nói của ông vẫn còn sang sảng:
- Thần sinh ra để báo quốc, lại được hoàng thượng tin cậy. Thế giặc đang bành
trướng, o ép ta. Ngoại bang rất mạnh nhưng lòng dân Nam ta nào chịu khuất phục.
Thần xin phụng mệnh trấn nhậm Bắc Thành cùng với chức trấn thủ ngoài ấy. Khâm sai
đại thần Nguyễn Tri Phương được lệnh lên đường ngay. Ông đi cáng ra biển Thuận An
rồi giong buồm thẳng ra Bắc, vợ con cũng không kịp đưa tiễn.
Vừa đến chiều hôm trước, sáng hôm sau ông đã cho triệu tổng đốc Hà Nội Bùi Thức
Kiên và án sát Nguyễn Trác đến hỏi han tình hình. Khi được hỏi về Dupuis thì Bùi
Thức Kiên trở nên ấp úng:
Bùi Thức Kiên ấp úng:
- Tôi cho là gã lái buôn này không có gì nguy hiểm, chẳng qua chỉ vì hắn mũi lõ, tóc
quăn nên dân mình làm khó dễ hắn mà thôi.
Nguyễn Tri Phương đứng dậy đi đi lại lại trong phòng.
- Hắn đem súng ngược lên Vân Nam bán, lại được cả tổng đốc Lương Quảng cấp
giấy cho chở súng đi… Chẳng qua là hắn mượn cớ dò xét đường đi lối lại và tình hình
nơi đây mà thôi chứ buôn bán gì! Bây giờ hắn đã bán vũ khí xong rồi, chở hàng hóa từ
Vân Nam về, đem bày bán công khai ở trên bờ, bọn dân buôn ở ba mươi sáu phố
phường hám lợi đều đến hỏi han, xem hàng, hắn liên hệ với người của hắn thì liệu quan
tổng đốc có kiểm soát nổi không?
Ông thở dài, Kiên và Trác vẫn đứng như trời tròng. Ông ra lệnh:
- Giam chân bọn Jean Dupuis ở Hà Nội. Những thuyền muối của hắn định đem bán
cho Vân Nam và các hàng hóa khác, hãy cho người đến canh giữ để thỉnh mệnh triều
đình đã.
Tiếp đó ông ra một án thư mời tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc, thảo một bức thư
ngắn, lời lẽ rất trịnh trọng, phong lại đưa cho Kiên.
25