Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN: Để dạy tốt thơ lãng mạn 1932– 1945 ở khối 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.58 KB, 9 trang )

Đ

ỂÅ DẠY TỐT THƠ LÃNG MẠN 1932–
1945
Ở KHỐI 11
------✍ -----I/. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA VẤN ĐỀ :
+ Khi giảng dạy chương trình văn 11 phần văn học Việt
nam đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng tám 1945, giáo viên phải
dạy Thơ Mới. Thơ Mới được dạy trong 6 tiết ( không kể 2 tiết dạy về
tác giả Xuân Diệu)
+ Dạy Thơ Mới đôi lúc giáo viên không khỏi trăn trở.
Trước hết là vì đây là những bài thơ có thể gọi là những hạt ngọc trong
kho tàng châu ngọc thơ Việt Nam. Tiếp theo trăn trở là vì đã có biết
bao bài nghiên cứu hay với nhiều ý kiến mới mẻ nên phải dạy theo
hướng nào để có thể chuyển tải cho hết những cái hay, cái đẹp của các
tác phẩm Thơ Mới đến với học sinh.
+ Làm sao để có một hướng khai thác, hướng dạy-học tốt
nhất trước tình hình sách tham khảo tràn lan như hiện nay là điều làm
cho không ít giáo viên suy nghó.
II/. ĐẶT VẤN ĐỀ:
+ Những năm gần đây đổi mới phương pháp giảng dạy đã
trở thành một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục, cho mỗi
giáo viên, phải làm sao phát huy tính tích cực của học sinh để các em
chủ động trong việc tìm hiểu cái hay cái đẹp của tác phẩm văn
chương.
+ Sáu bài thơ được giảng dạy ở khối 11 đều là những bài
thơ hay. Thậm chí có bài được xem là đỉnh cao của thơ trữ tình Việt
Nam. Làm sao có thể cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản
nhất về bài thơ đồng thời cũng giúp học sinh tự khám phá cái hay cái
đẹp của bài thơ. Muốn vậy giáo viên phải là người hướng dẫn gợi ý
để học sinh tìm hiểu bài thơ theo hướng tốt nhất với sự vận dụng


phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất.
+ Để thực hiện giáo viên phải có một phương pháp khai
thác chung đối với nhiều thi phẩm Thơ Mới và từng thi phẩm cụ thể.
Trang 1


III/. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

① Những lưu ý chung khi dạy phần Thơ Mới:

Qua tham khảo một số ý kiến và qua thực tế giảng dạy
của bản thân, tôi thấy khi giảng dạy Thơ Mới ta thường gặp những trở
ngại sau:
a/. Khó khăn mà giáo viên thường gặp khi dạy các tác
phẩm Thơ Mới là tính đa nghóa. Tính đa nghóa là một đặc trưng của
thơ
nói chung và Thơ Mới nói riêng bởi đặc điểm thể loại và cấu trúc ngôn
từ đặc biệt của thơ . Ở thơ lãng mạn tính đa nghóa được thể hiện rõ trên
nhiều cấp độ khác nhau.
– Ở cấp độ hình tượng: mỗi bài thơ do cách xây
dựng hình tượng riêng sẽ được hiểu và khai thác theo nhiều cách khác
nhau.
+ Bài “ Tống biệt hành” (Thâm Tâm): về hình
ảnh người ra đi (ly khách) có người cho rằng đó chính là hình ảnh một
trang nam nhi ôm chí lớn ra đi mang đậm màu sắc lãng mạn. Nhiều
người lại cho rằng đây là một chiến só cách mạng giã nhà lên chiến
khu.
+ Bài “ Đây thôn Vó Dạ” (Hàn Mặc Tử) lại
càng phức tạp hơn. Có người chỉ khai thác bài thơ như một bức tranh
đẹp về phong cảnh và con người xứ Huế . Có người lại xuất phát từ

mối tình Hàn Mặc Tử – Hoàng Cúc để khai thác bài thơ như một tiếng
lòng xót xa tuyệt vọng trước một tình yêu đơn phương.
– Ở cấp độ hình ảnh, ngôn từ: Tình trạng phổ biến trong
cảm nhận thơ là nhiều hình ảnh, nhiều câu thơ lại có những cách hiểu
khác nhau.
+ Bài “ Đây thôn Vó Dạ” (Hàn Mặc Tử)
những hình ảnh, từ ngữ: anh? Vườn ai? Mặt chữ điền? Thuyền ai?
Khách đường xa? … rất khó có thể xác đònh.
+ Bài “ Tống biệt hành” (Thâm Tâm): Sao
đầy hoàng hôn trong mắt ai? Ly khách? Con đường nhỏ?… cũng sẽ
được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
b/. Do nhứng nét đặc biệt của thơ như vậy nên khi giảng
dạy giáo viên phải xuất phát từ đặc trưng thể loại và tính riêng biệt
độc đáo của các bài thơ, cùng với đặc điểm tiếp nhận của học sinh để
có những biện pháp cụ thể nhằm vừa phân tích tác phẩm một cách
Trang 2


đúng hướng vừa phát huy tính năng động tích cực học sinh. Muốn vậy
giáo viên nên có những lưu ý sau:
– Khi dạy thơ lãng mạn cũng nên cố gắng trang bò
thêm cho học sinh những kiến thức cơ bản về đặc trưng của thể loại để
các em hiểu được nguyên tắc tổ chức của hình tượng và ngôn từ thơ.
– Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những
cách hiểu khác nhau xung quanh bài thơ nhưng sau đó chỉ chọn một
cách hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh để triển khai.
– Giáo viên thiết kế bài dạy theo hướng mở để gợi
sự suy luận của học sinh, phát huy tính độc lập sáng tạo trong tiếp
nhận nhưng không để học sinh thoát ly hình tượng.
c/. Khi phân tích Thơ Mới rất cần phải chú ý phân tích

hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Bời vì tác phẩm nào cũng là sản phẩm
của một hoàn cảnh lòch sử xã hội nhất đònh. Hoàn cảnh này không tác
động tới tác phẩm một cách đơn giản và trực tiếp mà tác động tới nhà
văn qua hoàn cảnh riêng, gắn liền với cuộc đời, tư tưởng của nhà văn.
Chính hoàn cảnh riêng này đã tạo nên một lăng kính khiến ánh sáng
của hoàn cảnh lòch sử lại chòu một độ khúc xạ nào đó trước khi hiện
lên trên tác phẩm.
Hoàn cảnh lòch sử xã hội, hoàn cảnh riêng của nhà văn cũng
không tác động thẳng tới sự ra đời của tác phẩm mà còn phải thông
qua một hoàn cảnh cụ thể trực tiếp tạo nên cảm hứng nghệ thuật để
sáng tạo nên tác phẩm. Vì vậy khi phân tích các bài thơ như “Tràng
giang” của Huy Cận, “Đây thôn Vó Dạ” của Hàn Mặc Tử và “Tống
biệt hành” của Thâm Tâm ta cần chú ý đến hoàn cảnh cảm hứng cụ
thể đã khiến các bài thơ ra đời.


Mặc Tử:

Thực hiện cụ thể với dạy bài “Đây thôn Vó Dạ” của Hàn

Đễ làm rõ những điều đã nêu ở phần trên , người viết xin
được lấy vi dụ ở bài dạy “ Đây thôn vó Dạ” ( tiết 80 ) trong chương
trình văn 11. Dù ra đời cách đây gần 70 năm nhưng đến nay bài thơ
vẫn mang nhiều lớp nghóa mà chúng ta chưa hiểu hết được. Đây là bài
thơ hay nhưng khó dạy. Để đạt kết quả giáo viên có thể thực hiện các
bước sau:
a/. Bước 1:
– Khi bắt đầu dạy phần Thơ Mới, giáo viên nên
tranh thủ cung cấp cho học sinh những kiến thức chung về đặc điểm
thể loại của thơ và cấu trúc ngôn từ trong thơ làm cơ sở để các em hiểu

các thi phẩm thơ sẽ học .
Trang 3


– Giáo viên phải cố gắng tìm hiểu thật kó về tác giả
Hàn Mặc Tử và bài thơ “ Đây thôn Vó Dạ” ( Từ SGK, tài liệu hướng
dẫn giảng dạy và các tài liệu đáng tin cậy…) để lựa chọn những chi tiết
liên quan đến bài dạy làm cơ sở đònh hướng cho việc soạn giáo án và
giảng dạy ở lớp.
+ Về tác giả Hàn Mặc Tử cần chú ý những
điểm sau:
· Là một trong những nhà thơ lớn của
phong trào Thơ Mới.
· Có học ở Huế khoảng hai năm ở
trường Pèlerin Huế (1928 – 1930) .
· Năm 1936 ông mắc bệnh phong.
· Bên cạnh những vần thơ điên lọan,
Hàn Mặc Tử nhiều khi sáng tạo những bài thơ hay với những hình ảnh
tuyệt mỹ và hồn nhiên trong trẻo lạ thường.
· Tìm hiểu thế giới trữ tình trong bài thơ
không thể không tìm hiểu quan niệm đặc biệt của Hàn Mặc Tử đối với
cuộc đời. Nghòch lý thay, chặng đường thơ của Hàn Mặc Tử bắt đầu
rực rở nhất lại là lúc nhà thơ mắc bệnh nan y. Từ đó nhà thơ mặc cảm
xa lánh mọi người, cách ly với thế giới bên ngoài. Nhưng một người
thơ như Hàn Mặc Tử dù cách ly mà lại yêu cuộc sống đến đắm đuối.
Nhưng càng đắm đuối thì càng vô vọng, chính vì vậy, thế giới nghệ
thuật thơ Hàn Mặc Tử đã hình thành hai miền không gian trái ngược
nhau đó là thế giới riêng của thi só và thế giới của cuộc đời.
+ Về bài thơ “ Đây thôn Vó Dạ” cũng cần chú
ý:

· Thôn Vó Dạ…. (SGK11)
· Mối tình đơn phương của Hàn Mặc
Tử với Hoàng Thò Kim Cúc … (SGK 11)
· Chi tiết về bức bưu ảnh của Hoàng
Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử… (Tài liệu hướng dẫn giảng dạy 11)
· Cũng cần hiểu thêm Hoàng Cúc khi
ấy là một thiếu nữ mới lớn sống ở Qui nhơn là con nhà quan, có học,
thùy mò nết na. Nhà cô chung lối với Hàn Mặc Tử ( Lúc ấy đang làm
việc ở sở đạc điền). Giữa hai người chắc cũng đã có những mối giao
tiếp của những người ở gần nhà nhau. Nhà thơ cũng đã viết những vần
thơ về Hoàng Cúc trong tập “Gái quê”. Đây là tình cảm đơn phương
vô vọng từ phía Hàn Mặc Tử. Khoảng năm 1935 sau khi Hàn Mặc Tử
từ giã Qui Nhơn vào Sài Gòn thì Hoàng Cúc cũng chuyển từ Qui Nhơn
ra Huế sống ở thôn Vó Dạ. Cuối năm 1936, lúc chớm có hiên tượng
Trang 4


sức khỏe không bình thường tuy chưa khẳng đònh là bệnh phong. Hàn
Mặc Tử từ Sài Gòn trở lại Qui Nhơn thì không gặp Hoàng Cúc .
Khoảng năm 1937 nghe tin Hàn Mắc Tử mắc bệnh phong, Hoàng Cúc
đã gữi vào Qui Nhơn cho Hàn Mặc Tử một tấm bưu ảnh phong cảnh có
kèm theo lời thăm hỏi sức khỏe và trách Hàn Mặc Tử sau lâu nay
không về thôn Vó Dạ? Không thăm lại đất cũ người xưa? ( Hàn Mặc
Tử đã từng học ở Huế)
Sau khi nhận được dòng tình cảm chân thành q giá của
người thiếu nữ vốn có nếp sống kín đáo ấy, Hàn Mặc Tử xúc động
mạnh và bài thơ có thể ra đời ngay năm ấy (1937). Bài thơ được gởi ra
Hoàng Cúc ở Huế. Thời gian lặng lẽ trôi cô rồi bà Hoàng Cúc đã giữ
kó vật ấy cho đến lúc từ trần ( có tài liệu cho rằng sau khi về Huế
Hoàng Cúc từ chối mọi lời cầu hôn , sống và hoạt động về phật giáo

đến khi mất).
Biết được nguồn gốc, hoàn cảnh ra đời của bài thơ là điều
rất quan trọng có thể giúp giáo viên hiểu được ý tứ sâu xa của bài thơ.
· Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ khi đã
biết mình mắc bệnh hiểm nghèo. Ý thức về sự sống đang mất dần đã
nung nấu khát vọng sống cháy bỏng trong tác gia,û nên khi khai thác
bài thơ cũng cần chú ý đến khát vọng sống của tác giả thông qua
những hình ảnh đẹp, hài hòa, trong trẻo, nên thơ của cảnh vật trong bài
thơ.
· Khi phân tích khổ 1 cũng cần chú ý:
trong thơ trữ tình thế giới khách quan sẽ tồn tại trong tâm cảm của tác
giả. Vì vậy khi tìm hiểu cũng không nên nhìn thôn Vó được miêu tả tái
hiện trong bài thơ như một thôn Vó đòa lý xã hội, một thôn Vó khách
quan như nóvẫn tồn tại ở ngoài đời mà là một thôn Vó tồn tại bên trong
chủ thể trữ tình, một thôn Vó đã được khúc xạ qua một tâm hồn lãng
mạn đang khắc khoải tuyệt vọng buồn đau.
· Hình ảnh thơ “ lá trúc che nghiêng
mặt chữ điền” có thể xuất phát từ sự thực nhưng cũng có thể hiểu là
một nét vẽ tạo hình khỏe khoắn bên cạnh sự mềm mại tươi xanh của
thiên nhiên chứ không phải là một gương mặt cá thể nào. Ý nghóa mà
tác giả muốn mang lại từ chi tiết này là sự khỏe khoắn của hồn người,
sự cao đẹp của tình người xa xôi cách trở.
b/. Bước 2:
– Sau khi đã tìm hiểu kó những chi tiết của tác phẩm
kết hợp với những yêu cầu trong tài liệu hướng dẫn giảng dạy và chọn
cho mình một hướng tốt nhất phù hợp với trình độ nhận thức của học
Trang 5


sinh từng lớp, giáo viên tiến hành soạn giáo án đồng thời cũng đònh

hướng những phương pháp sẽ được vận dụng để khai thác bài thơ.
– Giáo viên nên dựa vào bài giảng, thiết kế hệ
thống câu hỏi để dẩn dắt học sinh theo đònh hướng bài dạy của mình.
Ngoài câu hỏi chính nên có những câu hỏi phụ để hướng dẫn học sinh
đi vào vấn đề.
– Qua thực tế giảng dạy ta thấy không có phương
pháp nào là tối ưu và không có bài dạy nào chỉ sử dụng một phương
pháp. Các phương pháp sẽ hỗ trợ gắn kết nhau để giúp giáo viên
hướng học sinh chủ động tìm kiến thức. Da dạng hóa phương pháp
giảng dạy trong một tác phẩm là biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất và
sinh động nhất, gây hứng thú học tập cho học sinh. Vì thế giáo viên
cũng nên chuẩn bò trước đồ dùng dạy học hoặc tư liệu minh họa….cần
cho bài giảng.
c/. Bước 3: Thực hiện giảng dạy trên lớp với sự phối hợp
của nhiều phương pháp.
✷ Tùy theo sáng tạo của từng giáo viên và tùy tình hình lớp,
giáo viên có thể phối hợp thực hiện các phương pháp sau:
– Nêu vấn đề gợi suy luận trong học sinh và
đònh hướng giảng giải vấn đề.
Ví dụ:
Có nhiều cách khác nhau xoay quanh hướng tìm hiểu bài
thơ. Có thể hiểu bài thơ đã viết về cảnh và người xứ Huế, cũng có thể
hiểu bài thơ đã thể hiện tình yêu thầm kín và sâu nặng của Hàn Mặc
Tử và Hoàng Cúc – người con gái thôn Vó, gắn với bức bưu ảnh, và
cũng không thể phủ nhận bài thơ đã thể hiện một tình yêu tuyệt vọng
đối với cuộc đời của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Khi bám vào văn bản của
bài thơ gắn với hoàn cảnh cảm hứng cụ thể khiến bài thơ ra đời, ta có
thể thấy được ngọn nguồn cảm xúc chính của bài thơ xuất phát từ một
tình yêu tuyệt vọng đối với cuộc sống của hồn thơ Hàn Mặc Tử khi
biết mình mắc bệnh.

Cuộc sống trong thơ Hàn Mặc Tử hiện lên ở cảnh sắc thiên
nhiên, con người và tình yêu lứa đôi. Khi biết mình mắc bệnh hiểm
nghèo thì hơn lúc nào hết Hàn Mặc Tử lại rất yêu cuộc sống. Như vậy
niềm đau tuyệt vọng trước cuộc sống chính là biểu hiện của tình yêu
cuộc sống đến độ đam mê trong Hàn Mặc Tử. Chính vì vậy nhà thơ
cảm thấy cuộc sống và cái đẹp đang lùi dần và mất đi. Hiểu được tâm
trạng này khi khai thác bài thơ là điều rất quan trọng.
– Đặt câu hỏi để gợi mở dẫn dắt vấn đề.
Trang 6


Ví dụ: Khi phân tích khổ 1 của bài thơ, có thể đặt những câu
hỏi để gợi mở dẫn dắt vấn đề:

Câu hỏi

Ý cần khai thác

+ Dựa vào văn bản, em hãy
+ … là bức tranh thiên nhiên vềà
cho biết hình ảnh nổi bật hiện lên cảnh vật và con người thôn Vó
trong khổ thơ?
+ Câu mở đầu khổ thơ có gì
+ Câu thơ là một câu hỏi giống
đặc biệt ? n chứa tình cảm gì của như một lời trách, lời mời mọc
tác giả?
nhưng thực ra nhà thơ tự hỏi mình
vừa như thầm trách chính mình.
Thể hiện niềm khao khát muốn
được về thăm thôn Vó.

+ Cảnh thôn vó trong khổ thơ
+ Cảnh thôn Vó hiện lên rất
hiện lên như thế nào?
đẹp, trong trẻo, tinh khiết và tươi
sáng.
+ Hình ảnh nổi bật nào của
+ …vườn cây, hàng cau.
Thôn Vó được tác giả miêu tả .
+ Cách miêu tả cảnh vật có gì
+ …tinh tế, cách dùng từ gợi
đặc biệt?
hình, gợi cảm
(Giáo viên cho học sinh xem bức
. Nắng hàng cau… : vẻ đẹp
tranh thôn Vó)
tinh tế của vườn cau dưới ánh
nắng buổi sáng tinh khiết.
. Mướt – xanh như ngọc: vẽ
đẹp ngời bóng nõn nà của vườn
cây.
+ Qua cách miêu tả, em thấy
+ …là người rất yêu và gắn bó
tình cảm của Hàn Mặc Tử đối với với Huế.
thôn Vó Dạ thế nào?
+ Hàn Mặc Tử quê ở Qui Nhơn
+ Có học ở Huế hai năm, ở bài
sao lại viết rất hay về Huế?
thơ Huế hiện lên trong hoài niệm
của tác giả.
+ Hình ảnh gì hiện lên ở câu

+ Hình ảnh con người xứ Huế
cuối?
thấp thoáng sau rặng tre trúc.
(có nhiều cách trả lời, giáo viên
nên chọn ý theo hướng khai thác
của mình)
+ Theo em “mặt chữ điền” là
+… là hình ảnh con người xứ
mặt của ai?
Huế đôn hậu hiền hòa qua hoài
(Giáo viên cho học sinh tranh niệm của tác giả –> nhằm khẳng
luận và chọn ý theo hướng khai đònh sự cao đẹp của tình người.
Trang 7


thác của mình)
+ Em hãy nhận xét về khổ thơ?

+ Qua tâm hồn đau buồn tuyệt
vọng của tác giả khi ý thức được
sự sống đang mất dần, thôn Vó Dạ
hiện lên như một bức tranh đẹp
tươi sáng, nhiều màu sắc, gợi cảm
và gần gũi. Đấy chính là tình cảm
của một người yêu và gắn bó với
Huế. Qua đó người đọc cảm nhận
được khát vọng sống mảnh liệt
của hồn thơ Hàn Mặc Tử.
– Cho học sinh xem ảnh Hàn Mặc Tử.
– Cho học sinh đọc diễn cảm, nghe băng ngâm bài

thơ (hoặc giáo viên hay học sinh ngâm bài thơ)
– Đọc một vài ý kiến hoặc đánh giá hay về Hàn
Mặc Tử , đọc một đọan bình hay về câu thơ ý thơ( hoặc giáo viên xen
những ý đó vào lời giảng của rmình ).
– Gia tăng những câu hỏi mở rộng suy nghó của học
sinh.
Ví dụ: . “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” theo em, ở
đây là ở đâu?
. Có người cho rằng bài thơ là tiếng lòng tuyệt
vọng của Hàn Mặc Tử trước một tình yêu đơn phương, em có đồng ý
như vậy không?
……
✷ Ở khâu củng cố dặn dò, cần nhắc học sinh về đọc thêm một
sốbài phân tích, bài bình giảng về bài thơ và có ghi chép cẩn thận
( giáo viên phải kiểm tra tình hình đọc của các em).
✷ Dù phải sử dụng nhiều phương pháp nhưng nếu sắp xếp khoa
học giáo viên sẽ không tốn nhiều thời gian. Và cũng tùy điều kiện
hoàn cảnh cũng như trình độ của học sinh từng lớp mà giáo viên có thể
lựa chọn thực hiện chứ không phải thực hiện hết các phương pháp đã
nêu trên.
✷ Như đã nêu ở tiêu đề, phần này người viết chỉ muốn đưa ra
những nguyên tắc chung khi khai thác phần Thơ Mới và nêu một ví dụ
cụ thể để chứng minh chứ không phải thiết kế bài dạy “Đây thôn Vó
Dạ” một cách hoàn chỉnh.
IV/. KẾT QUẢ :
Trang 8


- Giáo viên sẽ có một phương pháp tốt khi giảng dạy Thơ Mới.
Học sinh sẽ có đònh hướng khi học và tìm hiểu Thơ Mới trước

tình trạng sách tham khảo tràn lan như hiện nay.
- Thực hiện được đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy được
tính tích cực của học sinh.
- Giúp học sinh phát hiện và tìm hiểu vẻ đẹp của bài thơ nói trên
và Thơ Mới nói chung.
- Tạo được một tiết học vui, sinh động và đậm chất văn chương.
- Làm phong phú thêm hình thức giảng dạy, gợi hứng thú học tập
bộ môn cho học sinh.
V/. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
- Phải sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy đối với môït bài thơ
hay nhưng không dể hiểu nên giáo viên cần chú ý đến việc phân
bố thời gian hợp lý .
- Các phương pháp giảng dạy phải kết hợp đồng bộ, hệ thống và
khoa học .
- Cần chú ý khâu soạn bài đònh hướng giảng dạy và thiết kế hệ
thống các câu hỏi .
- Tùy tình hình lớp mà lựa chọn nội dung và phương pháp giảng
dạy thích hợp.
- Giáo viên phải có hướng chuẩn bò trước về tranh ảnh và chọn
học sinh có giọng ngâm tốt.
----------xXx---------

Trang 9



×