Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIANG DAY CHO GV tieu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.22 MB, 25 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Sau những năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to
lớn về kinh tế-xã hội, nghị quyết Đại hội đảng lầ thứ X đã chỉ rõ: “ Nền kinh
tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm và phát triển tương đối toàn diện, văn hoá
và xã hội có nhiều tiến bộ … , Giáo dục và Đào tạo có bước phát triển khá
vững chắc …”. Một sự thật hiển nhiên là: đối với bất cứ quốc gia nào, ngành
Giáo dục và Đào tạo luôn giữ vai trò vinh quang và chủ chốt trong việc đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực đúng như lời Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười
năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Sản phẩm của Giáo dục
và Đào tạo là tạo ra lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, có kỹ năng,
có phẩm chất đạo đức góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế
-xã hội của đất nước.
Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới với quyết tâm công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Để thực hiện được điều đó đòi
hỏi mỗi chúng ta phải có một nguồn lực, vừa có tài, vừa có đức, vừa có tri
thức cuộc sống. Nơi tạo ra những nền móng vững chắc cho quá trình học
tập của mỗi con người chính là trường tiểu học.
Giảng dạy là loại hình lao động sáng tạo thường xuyên đổi mới, đòi
hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, luôn luôn bổ sung cái mới nhằm
hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Đổi mới phương pháp dạy - học là vấn đề
bức xúc hiện nay, trước yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và thay
sách giáo khoa. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục và đào
tạo đã và đang thực hiện cuộc vận đông "Hai không" của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT.


Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

1


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là đề tài quan trọng,
đây vừa là mục tiêu vừa là sự đảm bảo uy tín danh hiệu của mỗi trường học.
Chất lượng dạy và học là sự quan tâm hàng đầu xuyên suốt không chỉ của những
nhà quản lý trường học có tâm huyết, của mỗi cán bộ giáo viên mà còn là sự
quan tâm, là niềm tin của nhân dân khi gửi gắm con em vào các nhà trường.
Muốn vậy đòi hỏi nhà trường phải không ngừng nâng cao chất lượng
dạy và học. Việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà truờng nói
chung và trường Tiểu học Hòa Chánh 2 nói riêng là vấn đề trọng tâm của
hoạt động giáo dục. Sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn chưa đáp ứng
được lòng mong mỏi của quý bạn đọc quan tâm đến vấn đề nâng cao chất
lượng dạy học hiện nay. Tuy nhiên, đây là những trăn trở của một người
làm công tác quản lí chuyên môn, rất mong được sự chia sẻ và đóng góp ý
kiến của quý vị cho đề tài được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học hiện nay.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhận thức tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học đối với
việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân Việt nam trong
xã hội hiện đại. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy trong các
trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Hòa Chánh 2 nói riêng đang
thực hiện chủ trương cải tiến phương pháp dạy học hết sức mạnh mẽ ở tất cả
các môn học. Từ kinh nghiệm thực tế của 5 năm làm công tác chuyên môn.
Tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong

nhà trường hiện nay.
Trước đây người ta ít than phiền về chất lượng giáo dục do số lượng ít,
nhưng hiện nay việc phát triển ào ạt các quy mô, các loại hình giáo dục đào
tạo kết hợp với trình độ dân trí phát triển thì vấn đề chất lượng giáo dục
được toàn xã hội quan tâm. Nhiều đơn vị trường học đã trở thành địa chỉ tin
cậy được nhiều cha mẹ học sinh tin tưởng khi gửi gắm con em tới học và trở
thành những “ thương hiệu”. Để hiệu quả giáo dục trong nhà trường ngày
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

2


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

càng cao thì điều tất yếu là tập thể sư phạm nhà trường phải đoàn kết và nỗ
lực hết mình cho công tác dạy và học.
Trên thực tế trường Tiểu học Hòa Chánh 2, xã Hòa Chánh, huyện U
Minh Thượng, thuộc địa bàn tương đối thuận lợi so với nhiều trường khác
trong toàn huyện. Tỉ lệ học sinh đồng bào dân tộc thiểu số thấp, tuy nhiên
trong đó tiềm ẩn không ít khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
Tỉ lệ học sinh yếu hàng năm vẫn còn cao so với một địa bàn thuận lợi. Là
người làm công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường tôi luôn
trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Đó
là lí do tôi chọn đề tài :

“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng

giảng dạy cho giáo viên tiểu học”, với mong muốn góp một phần nhỏ để
nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay. Đề xuất một số ý

kiến góp phần nâng cao hiệu quả quản lí việc dạy và học.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Vì điều kiện thời gian không cho phép nên đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu việc sử dụng các biện pháp quản lí dạy và học để giữ vững truyền thống
dạy tốt và học tốt trong vòng từ đầu năm học 2010 – 2011 đến cuối học kì
II.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Giáo viên và học sinh trường tiểu học Hòa Chánh 2. Trường thuộc xã
Hòa Chánh, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Trình độ dân trí ở khu
vực trường phần lớn là nhân dân địa phương, phần đông là học sinh và giáo
viên ở xã Vĩnh Hòa đến dạy và học.
V. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Nếu sử dụng tốt các biện pháp quản lí dạy và học thì sẽ giữ vững
được truyền thống dạy tốt và học tốt. Trước hết làm rõ vấn đề về chất lượng
để nâng cao tay nghề cho người giảng dạy. Nâng cao chất lượng giáo viên
bằng cách:
+ Tạo điều kiện tối đa về vật chất và tinh thần cho mọi giáo viên được
làm việc tốt nhất.
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

3


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Tạo điều kiện cho giáo viên được đi học các lớp nâng cao văn hoá,
nghiệp vụ sư phạm ngắn hạn và dài hạn tiến tới chuẩn hoá về trình độ Cao
Đẳng, Đại Học Tiểu học.
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên

môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cốt cán (Tổ trưởng, Khối trưởng, Phó Hiệu
trưởng,…) để họ làm tốt việc đánh giá giờ dạy trên lớp.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết các yếu tố vừa nêu ở trên, tôi đã sử dụng đồng bộ các
biện pháp:
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới việc quản
lý dạy và học.
Phương pháp điều tra:
+ Điều tra về giáo viên.
+ Điều tra về học sinh.
+ Điều tra về cha mẹ học sinh.
+ Dựa vào kết quả giảng dạy và học tập của năm trước đề ra kế hoạch
cho năm học này.
Phương pháp thực nghiệm:
Áp dụng những lý luận về quản lý dạy và học vào việc quản lý dạy và
học của giáo viên và học sinh trường Tiểu học Hòa Chánh 2.
Phương pháp quan sát:
Dự giờ tiết dạy của giáo viên và kiểm tra chất lượng học tập của học
sinh qua các bài kiểm tra.
Phương pháp thống kê:
Nhằm sử lý các số liệu và kết quả thu được trong quá trình nghiên
cứu.
Kế hoạch và thời gian nghiên cứu:
Từ 15/9/2010 - 4/2011.

B. PHẦN NỘI DUNG
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

4



Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Cơ sở lí luận thực tiễn :
Chúng ta dạy học vì chúng ta thực sự thích thú với nghề này. Cảm giác
về một sự hoàn thành sau một ngày làm việc hiệu quả, niềm vui sướng khi
được chia sẻ một quyển sách hay, cùng ngẫm ngợi một bài thơ giàu ý tứ,
một câu châm ngôn, một lời bài hát hay đơn giản chỉ là cái cảm giác: cảm
thấy mình quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Những điều đó làm chúng ta
say mê, thích thú. Trẻ em được trở thành “CON NGƯỜI ” chỉ nhờ có giáo
dục (Komenski). Nếu không được học và dạy bảo, con người sẽ sống như
hoang thú, mọi hành động sẽ mang tính bản năng.
Chất lượng dạy và học trong nhà trường là đề tài quan trọng, đây vừa là
mục tiêu vừa là sự đảm bảo uy tín danh hiệu của mỗi trường học. Chất lượng
dạy và học là sự quan tâm hàng đầu xuyên suốt không chỉ của những nhà quản
lý trường học có tâm huyết, của mỗi cán bộ giáo viên mà còn là sự quan tâm, là
niềm tin của nhân dân khi gửi gắm con em vào các trường học.
Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một yêu cầu bức
xúc của xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. “Dạy học là một quá
trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học
từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm
lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà
nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài
toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học”
Dạy và học là hoạt động chủ đạo trong nhà trường, thước đo hiệu quả
hoạt động của nhà trường chính là chất lượng giáo dục học sinh.
Nhiều người đồng nhất kinh nghiệm dạy học với phương pháp dạy

học Đây là quan niệm sai lầm, thực chất, kinh nghiệm và phương pháp dạy
học là hoàn toàn khác nhau.
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

5


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bởi kinh nghiệm được hình thành qua trải nghiệm của chính cá nhân
đó. Khi tiến hành hoạt động dạy và học, kinh nghiệm mà người dạy và
người học hình thành được là những tri thức về hoạt động này. Tuy những
kinh nghiệm này rất sâu sắc và mang lại hiệu quả cao đối vớitình huống dạy
và học cụ thể của từng cá nhân nhưng chúng chỉ là những trải nghiệm cá
nhân, những trải nghiệm này chưa được thực nghiệm và khái quát khoa học
để trở thành lý luận phổ biến. Chính vì lẽ đó mà kinh nghiệm dạy và học,chỉ
có thể trao đổi, trao tay giữa người này với người khác gắn liền với những
tình huống dạy học cụ thể.
Ngược lại, phương pháp dạy học với tư cách là một phạm trù lý luận,
là những tri thức về cách thức dạy học đã được thực nghiệm và khái quát
khoa học, trở thành những nguyên lý phổ biến và có thể chuyển giao theo
một quy trình độc lập, cho nhiều người.
Trước khi triển khai một hoạt động dạy học nào đó, cả người dạy và
người học đều phải xác định hướng tiếp cận đến đối tượng của mình. Điều
quan trọng là phải xác định được mục đích của hoạt động dạy học. Và quan
điểm hay hướng tiếp cận đối tượng sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp
dạy học cụ thể và các phương tiện dạy học phù hợp.
Ví dụ như xác định mục tiêu của dạy học là hướng đến hình thành
hành vi của người học thì dạy học phải tuân theo các nguyên tắc huấn luyện

và kiểm soát hành vi của họ. Nếu mục tiêu hướng tới việc cung cấp tri thức
cho người học thì phải tuân theo các nguyên tắc của dạy học thông báo, liên
tưởng. Ngược lại mục tiêu hướng đến việc phát triển nhân cách của người
học, thì phải tuân theo các nguyên tắc có tính nhân văn, tôn trọng, thỏa mãn
và thúc đẩy nhu cầu phát triển của họ.
Bản chất của quá trình dạy học: “Là quá trình dạy của giáo viên và quá
trình học của học sinh (HS).Giáo viên (GV) tác động đến HS, HS tác động
ngược lại GV. Trong đó hoạt động dạy của giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là
người truyền đạt tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành cho học sinh thế giới
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

6


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

quan, nhân sinh quan. Như vậy giáo viên chỉ đạo nhận thức của học sinh.
Còn hoạt động học với vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của học
sinh, giúp các em chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xão để từ
đó hình thành kiểu nhân cách mà xã hội đòi hỏi”.
Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố đầu
vào là yếu tố quan trọng. Trước thực tế học sinh đặc thù của một trường có
chất lượng đầu vào thấp, học sinh còn rất nhiều tồn tại, hạn chế :
Về kiến thức: hầu hết là mất căn bản, hổng kiến thức, thậm chí có
những em viết không đúng chính tả, không thực hiện được những phép tính
sơ đẳng nhất. Vì học yếu nên đa số các em chán học hoặc mặc cảm tự ti
không phấn đấu. Về phía gia đình thì các em thường rơi vào các gia đình
thiếu sự quan tâm hoặc quan tâm không đúng cách.
Đó là về phần học sinh còn về giáo viên, nhà trường và xã hội thì vẫn

còn những vấn đề cần khắc phục:
Đa số là giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm. Nhiệt tình, tâm huyết
với nghề của một số giáo viên còn hạn chế…
Kiểm tra, thi cử vẫn có khi chưa thực sự nghiêm túc.
Điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học còn thiếu thốn.
Đặc biệt vẫn còn dư âm của bệnh thành tích, bệnh hình thức, né tránh
dư luận xã hội (những năm gần đây khi thực hiện “Hai không”, kết quả thu
được không như mong muốn thì chúng ta vẫn còn e sợ dư luận xã hội).
2. Cơ sở lí luận khoa học :
Nhiều tác giả cho rằng: “Dạy học là toàn bộ các thao tác có mục
đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn
hóa mà nhân loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên
trong một con người”.
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

7


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Quản lí là hoạt động, là tác động có định hướng, có chủ đích của
chủ thể quản lí đến đối tưọng quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ
chức vận hành và phát triển, đạt được mục đích của tổ chức.
Quản lí nhà truờng là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch
hợp quy luật của chủ thể quản lí nhà truờng làm cho nhà trường vận hành
theo đường lối quan điểm của Đảng, thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào
tạo của nhà truờng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục : nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.

Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học là những cách làm, cách giải
quyết cụ thể trong công tác chỉ đạo chuyên môn phù hợp với tình hình điều
kiện thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ tiên quyết của những người
làm công tác quản lí và dạy học trong các nhà trường. Tương lai của đất
nước ta đang trông chờ vào những mầm non mà hàng ngày các thầy cô giáo
đang dày công chăm chút vun đắp.
Chỉ NHỚ kiến thức thôi chưa đủ, phải LÀM (vận dụng kiến thức)
khi đó mới HIỂU được kiến thức đó, khi đó kiến thức đã học mới
chuyển hóa thành NĂNG LỰC nội tại của bản thân. Chúng ta thường
nói nôm na kiến thức đã được tiêu hóa.
Ở Ấn Độ tổng kết quá trình dạy học người ta nói:
• TÔI NGHE – TÔI QUÊN
• TÔI NHÌN – TÔI NHỚ
• TÔI LÀM

– TÔI HIỂU

II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP:
1. Thực trạng chất lượng dạy và học ở trường tiểu học Hòa Chánh
2, xã Hòa Chánh, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang có những
mặt thuận lợi, khó khăn sau:
a. Thuận lợi:

Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

8


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trường tiểu học hòa Chánh 2 đóng trên địa bàn xã Hòa Chánh là địa bàn
khá thuận lợi gần trung tâm huyện. Đời sống nhân dân chủ yếu sống bằng
nghề nông, có điều kiện kinh tế tương đối ổn định, đa phần phụ huynh quan
tâm đến việc học tập của con em, nhưng tỉ lệ học sinh yếu hàng năm vẫn còn
cao so với một địa bàn thuận lợi. Cụ thể chất lượng học sinh năm học 20092010 của trường đạt được như sau :
XL
Môn
Toán
Tỉ lệ %
Tiếng Việt
Tỉ lệ %

TSHS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

618

271
43,9
269
43,5


195
31,6
252
40,8

143
23,1
89
14,4

9
1,5
8
1,29

618

Học sinh lên lớp thẳng : 608/622, tỉ lệ 98,4%.
Số lượng học sinh lưu ban : 10 em , tỉ lệ 1,6 %
Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học : 102/102 em, tỉ lệ :
100%
Về chất lượng đội ngũ đến nay, cán bộ và giáo viên của trường có trình
độ đào tạo chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn cao 100 %. Phần đông giáo
viên sinh sống gần địa bàn truờng học, nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề
mến trẻ, tuy nhiên bên cạnh đó cạnh đó vẫn còn một số tồn tại :
b. Khó Khăn:
Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản trường cũng còn gặp một số khó
khăn: Đội ngũ giáo viên của trường có nhiều đồng chí có nhiều nguồn giáo
viên của các xã khác dôi ra, một số giáo viên xin chuyển vị trí công tác do

đó việc tiếp cận với việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên trẻ mới
ra trường thiếu kinh nghiệm trong nghề.
+ Còn một số học sinh chưa thật chăm học, một bộ phận phụ huynh
do mải làm ăn nên chưa quan tâm đến việc học của con cái, còn khoán trắng
cho nhà trường.
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

9


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhìn chung với địa bàn các điểm trường lẻ khác trong địa bàn thì chất
lượng đại trà của truờng vẫn còn thấp. Chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao
chất lượng dạy và học của nhà trường. Đặc biệt khối 1 đến khối 3;
2. Các công việc đã làm của Phó Hiệu trưởng từ đầu năm học:
a. Về tình hình đội ngũ CB-GV-NV nhà trường:
* Biên chế số lượng:
Theo biên chế của ngành, năm học 2010-2011, tống số CB-GV-NV
của trường có 36 người, đều là dân tộc Kinh, được phân công chức danh và
nhiệm vụ như sau:
Chức danh
Hiệu trưởng
Phó hiệu trưởng
TPT Đội TNTP
Giáo viên
Kế toán
Văn thư + Thủ quỹ
Thư viện + Thiết bị

Bảo vệ
TỔNG

Số lượng
1
1
1
29
1
1
1
1
36

Trong số lượng chia ra
Nữ
Đảng viên
1
1
0
11
11
1
1

12

14

* Về độ tuổi và các điều kiện khác:

Theo bảng số liệu trên, hiện nay nhà trường có 20 giáo viên được phân
công tham gia trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp. Có 4 giáo viên bộ môn;
giáo viên khác: 04 .Tính đến năm học 2010-2011 giáo viên của trường có độ
tuổi cao nhất là 52 tuổi, thấp nhất là 23 tuổi, tuổi đời bình quân của CB-GV
trong nhà trường là 33 tuổi (không tính tuổi của bảo vệ).
+ Cụ thể về độ tuổi của giáo viên:

- Dưới 30: 03( Nữ 02 )
- Từ 30 – 40 : 25 (Nữ 7)
- Từ 41 – 50 : 6 ; (Nữ 1)
- Trên 50 : 01

Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

10


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Với độ tuổi bình quân như vậy, xét về mặt tâm lý lứa tuổi của học sinh
tiểu học thì các em ít hứng thú học hơn so với những thầy cô giáo còn trẻ.
Ngoài ra còn phải kể đến giọng nói, hình thức và các yếu tố khác của mỗi
thầy cô giáo cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc ham thích đi
học, chú ý học tập của học sinh Tiểu học.
Đội ngũ giáo viên của trường phần đông đều công tác tại trường đã
lâu, đều đã lập gia đình nhưng hầu hết lại không cư trú tại địa phương nơi
trường đóng. Ngoài ra, phần đông giáo viên của trường là người miền Nam.
Bởi vậy việc am hiểu phong tục tập quán của các em học sinh người địa
phương có những ưu điểm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của nhà

trường.
Mặt khác, với cơ cấu biên chế số lượng theo quy định của Thông tư
liên tịch số 35 liên Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính như
vậy nên có những công tác nhà trường không có chuyên trách mà chỉ làm
kiêm nhiệm (công đoàn, khối trưởng, thanh tra nhân dân) vì vậy hiệu quả
công tác chưa cao.
Hoạt động học tập của học sinh bao giờ cũng ăn nhịp với hoạt động
dạy của giáo viên, do giáo viên điều khiển nên hoạt động dạy của giáo viên
phải bao gồm: Tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh như quan
tâm đến hoạt động dạy của giáo viên quản lí hoạt động của học sinh làm sao
để học sinh thấy được: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui!”.
Không gian hoạt động của học sinh là từ trong lớp, ngoài lớp, ngoài
trường cho đến ở nhà. Thời gian hoạt động học tập bao gồm giờ học trên
lớp, giờ học ở nhà và thời gian thực hiện các hình thức học tập khác.
Phần lớn các đồng chí giáo viên của trường có đời sống đảm bảo, có
mức thu nhập ổn định, yên tâm công tác.
Tính nết sở trường của giáo viên:
Nhìn chung các đồng chí giáo viên yêu nghề mến trẻ, yên tâm công
tác. Luôn có ý thức phấn đấu để giành kết quả cao trong giảng dạy và chủ
nhiệm. Các đồng chí lâu năm có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy và quản lí
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

11


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

học sinh. Giáo viên trẻ nhiệt tình công tác, có trình độ kiến thức cơ bản cao,
biết vi tính, rất nhạy bén với việc đổi mới phương pháp dạy học, sẵn sàng

nhận bất cứ công việc gì mà nhà trường phân công.
Trên cơ sở nắm vững về hoàn cảnh kinh tế, sở trường và tính nết của
từng giáo viên trong trường. Tôi đã phối hợp tham mưu với Hiệu trưởng
phân công, giao việc cho từng đồng chí giảng dạy một cách hợp lí.
Ví dụ: Đối với các đồng chí có chuyên môn chắc, kinh nghiệm giảng dạy lâu
năm, linh hoạt sáng tạo thì đề bạc cho làm khối trưởng chuyên môn. Đối với
đồng chí có khả năng thuyết phục mọi người, gương mẫu, được mọi người
tín nhiệm thì bầu làm chủ tịch
Công đoàn. Còn các đồng chí
chủ nhiệm thì tuỳ vào khả năng
chuyên môn mà giao chủ nhiệm
các lớp.
Một số giáo viên chưa
chịu khó tìm tòi để có phương
pháp giảng dạy tốt; chưa biết
phối kết hợp giữa các phương pháp

Hình ảnh sinh hoạt chuyên môn

giảng dạy để phát huy ưu điểm của từng phương pháp trong quá trình giảng
dạy.
Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp dạy học “Lấy
học sinh làm trung tâm ”. Trong quá trình dạy học chưa có kế hoạch phân
nhóm học sinh theo đối tượng để có những phương pháp dạy học phù hợp.
Số lượng học sinh gặp khó khăn trong việc học tương đối nhiều, khả
năng tiếp thu của một số học sinh còn quá chậm so với bạn cung trang lứa.
Ở một số gia đình nhu cầu kinh tế mưu sinh được quan tâm nhiều
hơn nhu cầu học tập “Lo cái ăn trước rồi mới đến cái học”.
3. Các biện pháp, giải pháp đã áp dụng để nâng cao chất lượng dạy
và và học ở trường Tiểu học Hòa Chánh 2,xã Hòa Chánh, huyện U

Minh Thượng.
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

12


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

* Về tình hình học sinh:
Theo sự phân công nguồn tuyển sinh, năm học 2010-2011 nhà trường
tuyển sinh mới vào lớp 1 và số học sinh cũ từ lớp 2 đến lớp 5 là: 452 học
sinh, được chia ra 20 lớp. Cụ thể như sau:
Khối lớp 1
Số lớp
Số
4

HS
78

Khối lớp 2
Số
Số

Khối lớp 3
Số
Số

Khối lớp 4

Số
Số

Khối lớp 5
Số
Số

lớp
4

lớp
5

lớp
4

lớp
3

HS
84

HS
96

HS
105

HS
89


Tăng cường cải tiến cơ sở vật chất và đổi mới công tác quản lí huy
động các nguồn lực góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Làm tốt công tác tham mưu với các cấp ngành quan tâm đầu tư cở sở
vật chất trường học
Từ khi nhận công tác quản lí phụ trách chuyên môn của trường tiểu
học Hòa Chánh 2 từ năm học năm học 2009-2010, bản thân tôi nhận thấy
trường có một đội ngũ giáo viên hết sức nhiệt tình nhưng những thiết bị dạy
học cần thiết và tối thiểu hàng ngày như mô hình, tranh ảnh chưa được làm

bằng chất liệu rẽ và bền, do đó tôi đã mạnh dạn đề đạt ý kiến với đồng chí
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

13


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hiệu trưởng cho tổ chức thi đồ dùng dạy học cấp trường. Nhờ có được
những thiết bị dạy học cần thiết đó mà việc vận dụng phương pháp mới
trong dạy học được tiến hành dễ dàng, hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó hàng năm nhà trường đều phát động các đợt làm đồ dùng
dạy học để bổ sung vào danh mục thiết bị dạy học của nhà trường. Vì vậy
trong quá trình dạy học giáo viên đã phát huy được tích cực, chủ động của
học sinh.
4. Bồi dưỡng về nhận thức chuyên môn cho đội ngũ :
- Bồi dưỡng nhận thức về chính trị, tư tưởng :
Trường có Chi bộ Đảng đông số đảng viên ( 11 đồng chí ), đây là những

nhân tố tích cực trong mọi hoạt động. Khi triển khai một kế hoạch nào đó thì
những người được giao nhiệm vụ trọng trách nhất là các đảng viên. Trong
quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức nhà truờng ngay từ đầu năm học tôi đã
tham mưu với cấp uỷ chi bộ bố trí sắp xếp tổ khối chuyên môn nào cũng có
đảng viên phụ trách trực tiếp tổ khối đó. Do vậy công tác chỉ đạo thông
suốt từ chi bộ kịp đến tận các giáo viên trong tổ khối.
Trong công tác quản lí chuyên môn, tôi luôn chú trọng việc góp ý xây
dựng cho mọi người hơn là ghi nhận những sai sót của họ đã làm. Đặc biệt
hạn chế nêu những khuyết điểm cá nhân không đáng có ra tập thể sư phạm,
điều đó dễ gây sự xúc phạm, bất mãn và họ cảm thấy thiếu sự tôn trọng.
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

14


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài công tác giáo dục về nhận thức chính trị tư tưởng, truyền thống
dân tộc,...người quản lí phải biết khơi dậy tiềm tàng của mỗi con người, lòng
tự trọng, ước muốn phát triển và xác định hướng đi đúng phù hợp.
5. Bồi dưỡng về công tác chuyên môn:
Qua công tác tại trường Tiểu học Hòa Chánh 2, tôi nhận thấy việc xây
dựng đơn vị đi lên trước hết cần tập trung dồn nỗ lực vào công tác chuyên
môn. Tìm ra vấn đề để giải quyết yếu kém về chất lượng giảng dạy để từ đó
từng bước lấy uy tín với cha mẹ học sinh và uy tín với địa phương.
Trước hết phải ổn định công tác nhân sự theo nguyên tắc quản lí như sắp
xếp lớp học, bố trí nhân sự phải đồng đều, người có kinh nghiệm xen kẽ
người thiếu kinh nghiệm. Phân công công việc cho đội ngũ phải phù hợp với
sở trường, năng lực của từng người. Ví dụ : cách trình bày bảng về chữ viết

phải đúng mẫu theo Quyết định 31/BGD&ĐT.
Ưu tiên lớp cuối cấp và
đầu cấp được học trên 5
buổi/ngày

nhằm

tăng

cường chất lượng dạy
học đại trà, ưu tiên bố trí
giáo viên có năng lực và

điều kiện và thời gian để dạy học lớp này. Đặc biệt nâng cao chất lượng đối
với điểm chính có điều kiện dạy trên 5 buổi/tuần.
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

15


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đổi mới phương pháp giảng dạy và phối hợp linh hoạt và hợp lí
những kinh nghiệm giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất và cải tiến các
phương tiện dạy học cho đội ngũ giáo viên.
Đổi mới dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy học, khuyến
khích giáo viên chủ động sáng tạo, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tạo o
điều kiện cá thể hoá người học để phát triển mọi năng lực của học sinh. Tổ
chức hướng dẫn học sinh học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của

mình, tự tin và có niềm vui trong lao động, chủ động học tập chủ động sáng
tạo.
Với những hiểu biết của bản thân tôi về về đổi mới phương pháp
giảng dạy tôi tự đặt ra những yêu cầu cho giáo viên khi tổ chức một tiết
dạy:
6. Tổ chức tiết dạy
+ Đối với giáo viên
Nghiên cứu kĩ nội dung và phân tích các hoạt động sư phạm cụ thể là :
Soạn kế hoạch lên lớp, xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng bài học và
các hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết dạy
Chuẩn bị những hệ thống câu hỏi: Những nội dung khó, mục đích giải
quyết ở lớp, ở nhà, chú ý phát triển kiến thức bồ dưỡng học sinh giỏi, khá,
năng khiếu bộ môn. Dự kiến những sai lầm của học sinh nếu có và cách
khắc phục.
Khai thác nội dung giáo dục tư tưởng thẩm mĩ, bảo vệ môi trường.
Chuẩn bị phiếu giao việc :
Việc dùng phiếu giao việc trong tiết dạy hạn chế bớt bệnh nói nhiều,
giảng nhiều, lấn át phần luyện tập của học sinh, phiếu giao việc là bản thiết
kế hành động học tập của học sinh, kế hoạch hoạt động của giáo viên trong
một tiết dạy nhằm tạo ra sự phối hợp việc làm của thầy và trò theo cùng một
nhịp điệu.
Khi soạn phiếu giao việc phải chú ý đến tính vừa sức của học sinh. Vì các
em còn nhỏ nên trong mỗi phiếu giao việc nên đưa tối đa là hai câu hỏi đơn
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

16


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


giản giúp các em nhanh chóng hoàn thiện trong một lượng thời gian cho
phép của giáo viên.
Căn cứ vào những chỉ lệnh trong phiếu giao việc tổ chức cho học sinh
làm việc cá nhân với sách giáo khoa, với phương tiện sẵn có hoặc trao đổi
nhóm học tập toàn lớp.
Lựa chọn hình thức tổ chức tiết dạy phù hợp với điều kiện cở sở vật chất
của lớp, phù hợp với nội dung bài dạy môn dạy.
Để tổ chức tốt một tiết dạy phải tuỳ thuộc vào nội dung và mục đích
cụ thể của bài dạy để xác nhận cách tổ chức học tập cho học sinh làm thế
nào để có kết quả cao nhất. Ví dụ : Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu là để
rèn kĩ năng hoặc kiểm tra kiến thức đã học thì coi trọng cách học cá nhân
của học sinh.
Nếu đối tượng kiến thức là những nhận thức quá mới mẻ với học
sinh cần vai trò chủ đạo của giáo viên trong việc thông báo, giải thích thì
nên tổ chức cho các em học tập theo lớp.
+ Đối với học sinh:
Giúp học sinh phát huy được khả năng sẵn có của bản thân để làm những
việc có thể làm được dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Đây là cở sở tiền đề
giúp học sinh tự làm được những việc khó hơn, có điều kiện khẳng định
mình. Giảm bớt thời gian chép đề cho giáo viên. Tuy nhiên nếu lạm dụng
phiếu giao việc thì học sinh sẽ mất dần kĩ năng tự trình bày sáng tạo, khó có
điều kiện rèn chữ viết.
Còn đối với những bài dạy có đối tượng nhận thức mà bản thân học sinh
ít có kinh nghiệm hoặc chứa đựng các cách hiểu biết khác nhau, dễ phân hoá
thành các nhóm ý kiến để tranh luận bàn cãi.... Thì chúng ta tổ chức cho học
sinh học nhóm để kích thích hoạt động của từng cá nhân. Nhờ việc thảo luận
trong nhóm nhỏ, kiến thức của các em sẽ lướt phần chủ quan, phiến diện
làm tăng thêm tính khách quan khoa học. Việc học tập theo nhóm càng
chứng tỏ quan điểm “ Học thầy không tày học bạn”. Qua việc trao đổi, hợp

tác với bạn mà tri thức của các em trở nên sâu sắc, bền vững và dễ nhớ và
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

17


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nhớ nhanh hơn. Khi mỗi nhóm trình bày xong để khắc sâu kiến thức giáo
viên bao giờ cũng phải có kết luận ngắn gọn ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai,
vì sao và đưa ra bài học, chú ý việc khen thưởng động viên các em kịp thời
kịp thời.
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học :
Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học là tư duy còn rất cụ thể do đó
trong tiết dạy việc sử dụng đồ dùng dạy học đã thực sự góp phần góp phần
nâng cao chất lượng tiết dạy, giúp các em nắm vững kiến thức một cách kĩ
lưỡng hơn cũng như gây hứng thú học tập cho học sinh trong tiết dạy, chú ý
bố trí bàn ghế phù hợp với hình thức tiết dạy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CƠ BẢN
Vận dụng và phối hợp các phương pháp truyền thống với phương pháp
dạy học “ Lấy học sinh làm trung tâm”, luôn phải hết sức linh hoạt, uyển
chuyển, nhẹ nhàng để nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả
đào tạo.
Để chuẩn bị tốt trong giờ lên lớp thì việc định hướng cho những công
việc ở bên ngoài lớp học của học sinh đóng vai trò quan trọng chính. Vì vậy
phần dặn dò sau mỗi tiết dạy là rất cần thiết. Đối với những em không đạt
yêu cầu kiến thức kĩ năng cơ bản thì giáo viên phải đảm bảo để các em thực
hiện những yêu cầu đó.
Qua việc áp dụng các giải pháp đã nêu trên cùng với sự đồng sức đồng

lòng của tập thể lãnh đạo nhà trường và đội ngũ giáo viên chất lượng của
nhà trường ngày càng có chuyển biến khởi sắc.
1)Thực hiện chương trình dạy học:
Chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước do Bộ Giáo dục ban
hành. Người quản lý phải nắm vững và làm cho toàn thể giáo viên cùng nắm
vững. Với tư cách là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất về chuyên
môn trong nhà trường, người quản lý phải điều khiển hoạt động dạy của
thầy và hoạt động học của trò theo những yêu cầu, nội dung, hướng dẫn của
chương trình dạy học. Sự nắm vững chương trình dạy học của người quản lý
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

18


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

là một đảm bảo đầu tiên để quản lý giáo viên thực hiện tốt chương trình dạy
học.
2) Soạn bài:
Là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp. Đồng
thời với việc soạn bài là sự chuẩn bị đồ dùng dạy học, thí nghiệm. Đó là hai
loại công việc chủ yếu trước giờ lên lớp của giáo viên. Để quản lý tốt Phó
Hiệu trưởng cần tiến hành một số công việc sau:
Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài căn cứ vào phân phối
chương trình và những yêu cầu mới mà đề ra những bài phải soạn. Đối với
những giáo viên đã và đang dạy phải soạn mới hoàn toàn.
Ban giám hiệu trực tiếp dự các buổi sinh hoạt khối chuyên môn về
trao đổi bài soạn khó. ( từ khối 1+2+3+4+5 : sinh hoạt chuyên môn 2 tuần/1
lần).

Sau mỗi đợt kiểm tra có nhận xét : khen chê kịp thời, xếp loại: cụ thể,
chính xác, công bằng, tuyên dương hoặc phê bình công khai mang tính xây
dựng. Các hồ sơ sổ sách của giáo viên được tập thể giáo viên của trường
công nhận là có năng lực giảng dạy tốt: Khối 1: Nguyễn Thị Vui; Khối 2+3:
Đặng Thị Oanh, Huỳnh Ngọc Xuân, Nguyễn Văn Lực; Khối 4+5: Phan
Quang Trung, Phan Thị Hồng Tươi, Trần Thị Chúc; Giáo viên dạy bộ môn:
Trần Minh Tâm, Huỳnh Chí Điệp, Ngô Vũ Phong, Nguyễn Thị Thu Xương.
Qua các việc làm trên, tôi thấy ở trường tôi các đồng chí giáo viên đã
thực hiện rất nghiêm túc việc soạn bài, chất lượng bài soạn được nâng cao
và ảnh hưởng tốt đến hiệu quả của tiết dạy. Qua các đợt kiểm tra của Phòng
Giáo dục, đoàn Thanh tra Sở Giáo dục được đánh giá là có nhiều hồ sơ tốt,
nâng cao được chất lượng giảng dạy các môn học.
3) Thăm lớp - dự giờ
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, Ban giám hiệu cần có kế hoạch
thăm lớp, dự giờ đột xuất hoặc báo trước. Ban giám hiệu cùng với khối
trưởng chuyên môn hoặc các giáo viên trong tổ đi dự giờ, phải có đánh giá
nhận xét chính xác, chân tình có tính xây dựng, khuyến khích giáo viên phát
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

19


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

triển được những mặt mạnh, những điển hình tốt, điều chỉnh những mặt còn
hạn chế của giáo viên.
Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà trong 2 năm vừa qua, đội ngũ
giáo viên của trường tôi về năng lực đã được nâng lên rõ rệt, đáp ứng được
với việc nâng cao chất lượng dạy và học.

4) Sinh hoạt tổ chuyên môn
Là một công việc không thể thiếu được trong nhà trường. Trong đó
đặc biệt quan trọng là đồng chí khối trưởng.
Để nâng cao chất lượng chuyên môn đồng đều giữa các khối. Cụ thể:
Trường đã triển khai tổ chức được 03 chuyên đề cho tất cả giáo viên giảng
dạy; nhất là với các chuyên đề hoạt động nâng cao chất lượng .
Chuyên đề: “Nâng cao chất lượng dạy tập viết cho học sinh khối 1,2,3”
Chuyên đề: “Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp”
Chuyên đề: “Nâng cao chất lượng dạy Đọc- viết cho học sinh tiểu học”
Ban giám hiệu đã có kế hoạch tổ chức các chuyên đề một cách khoa
học, có chất lượng, sắp xếp thời gian để các giáo viên trong trường đi dự,
sau đó tổ chức thảo luận để rút kinh nghiệm để đi đến thống nhất về hướng
lựa chọn phương pháp giảng dạy, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học vv…
5) Bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi.
Muốn đẩy mạnh phong trào dạy tốt thì điều quan trọng nhất là phải
xây dựng được mũi nhọn về giáo viên. Muốn có giáo viên giỏi, Ban giám
hiệu cần khuyến khích động viên được giáo viên, nhất là giáo viên trẻ đăng
ký giáo viên dạy giỏi các cấp và có kế hoạch bồi dưỡng để họ có hướng
phấn đấu vươn lên.

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

20


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Với những biện pháp nêu trên, Ban giám hiệu đã từng bước đưa chất
lượng giảng dạy của giáo viên ngày một nâng cao và đã vượt so với yêu cầu
chung của Phòng Giáo dục, thể hiện ở các kết sau đây:
Về chất lượng đội ngũ năm học 2010-2011(chỉ tính giáo viên giảng dạy)
Trình độ đào tạo

Số
Chức danh

Tổ trưởng khối 1
Tổ trưởng Khối 2+3
Tổ trưởng Khối 4+5
Giáo viên
Bộ môn
TỔNG

Trình độ tay
nghề

lượng

1
1
1
23
4
30

GV


GV

Đại

Cao

Trung

Giỏi

Giỏi

học

đẳng

cấp

cấp

cấp

tỉnh

huyện

1
1
1
11

2
17

1
1
7
1
7

5
1
6

2

3
4
7

C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm:
Giáo dục về nhận thức tư tưởng chính trị cho đội ngũ luôn được lên hàng
đầu và không thể thiếu được trong một tổ chức .
Trong lĩnh vực dạy học hiện nay, ai cũng thấy cần phải có sự đổi mới
để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc học. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo
đang đứng trước những đòi hỏi bức xúc của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên
ta không thể đổi mới phương pháp, sách giáo khoa, cách đánh giá một cách
vội vã mà phải tiến hành từng bước nhỏ, dần thoát ra khỏi những ràng buộc
còn chưa hợp lí trong hoàn cảnh mới. Chú ý tạo điều kiện cở sở vật chất
phục vụ công tác giảng dạy.

Luôn tìm tòi đổi mới các hình thức tổ chức trong quá trình tổ chức
hoạt động sư phạm nhằm tăng hưng phấn cho đội ngũ, tránh sự nhàm chán.
Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thì kết quả
học tập mới được nâng cao. Chú trọng dạy học theo nhóm đối tượng, quan
tâm đồng đều đối tưọng học sinh trong lớp.
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

21


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp có góp ý cụ thể sau mỗi tiết
dạy. Tích cực sáng tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, sưu tầm
tài liệu bộ môn. Tự động viên khuyến khích, đặt ra yêu cầu mới và sáng tạo
không ngừng.
Từng bước hoàn thiện phong cách lãnh đạo và học tập các kĩ năng quản lí.
Chú trọng công tác bồi dưỡng, khen thưởng đội ngũ.
II. Kiến nghị đề xuất :
Đối các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương :
Cần quan tâm hơn nữa đầu tư xây dựng cở sở vật chất để khuôn viên
trường học có được thêm cảnh quan nhà trường để tiến tới công nhận đạt
chuẩn quốc gia.
Đối với ngành giáo dục :
Cần quan tâm duy trì và chỉ đạo tốt hơn nữa về công tác nâng cao chất
lượng ở các trường học, tạo điều kiện cho nhà trường nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy học. Tổ chức các hội thi một cách phù hợp hơn để tạo điều kiện
cho nhà trường có thời gian đầu tư chất lượng dạy và học thực chất.
CBQL cần gương mẫu trong việc thực hiện quy chế chuyên môn dự

đầy đủ theo quy định và phát động mọi thành viên trong nhà trường tham
gia dự giờ đủ theo quy chế.
III. Lời kết :
Nâng cao chất lượng dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà
trường Tiểu học, việc vận dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy
và học sẽ mang tính thực tiễn riêng cho mỗi đơn vị trường học.
Trong khuôn khổ của đề tài này tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện
pháp để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tại thực tế nơi tôi
đang công tác. Thực tế đã đem lại những chuyển biến tích cực trong việc
nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Để nâng cao chất lượng
dạy học trong nhà trường hiện nay chắc chắn sẽ còn rất nhiều ý tưởng hay
và phù hợp hơn. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

22


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hòa Chánh, ngày29 tháng 4 năm 2011
Duyệt của HĐTĐ

Người viết sáng kiến

HIỆU TRƯỞNG
....................................................
....................................................
....................................................


Phạm Văn Liêm

....................................................
DUYỆT CỦA HĐTĐ PHÒNG GIÁO DỤC
TRƯỞNG PHÒNG
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................

MỤC LỤC
Tên nội dung
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3


IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3

Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

23


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

V. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

3

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

5

1. Cơ sở lí luận thực tiễn

5


2. Cơ sở lí luận khoa học

8

II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

9

1. Thực trạng chất lượng dạy và học ở trường tiểu học Hòa Chánh, xã Hòa
Chánh, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang có những mặt thuận lợi,
khó khăn.

9

a. Thuận lợi

9

b. Khó khăn

10

2. Các công việc đã là của Phó Hiệu trưởng từ đầu năm học

10

3. Các biện pháp, giải pháp đã áp dụng để nâng cao chất lượng dạy và học ở
trườ ng Tiểu học Hòa Chánh 2.

13


4.Bồi dưỡng nhận thức chuyên môn cho đội ngũ

15

5. Bồi dưỡng về công tác chuyên môn

16

6.Tổ chức tiết dạy

17

III. CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CƠ BẢN
1.Thực hiện chương trình dạy học

19

2. Soạn bài

20

3. Thăm lớp - dự giờ

20-21

4. Sinh hoạt tổ chuyên môn

21


5. Bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi

21

IV . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

22

C. PHẦN KẾT LUẬN

22

I.

Bài học kinh nghiệm

22

II.

Kiến nghị đề xuất

23

Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

24


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên tiểu học”

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

III.

Lời kết

23-24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng Cán bộ quản lí trường học.
2. Bài viết trên các báo có liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy
học trong nhà trường hiện nay.
3. Tạp chí Giáo dục
4. Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010, 2010 - 2011 của nhà trường.
5. Chuyên đề Giáo dục tiểu học.

Người thực hiện : Phạm Văn Liêm – PHT Trường Tiểu học Hòa Chánh 2

25


×