Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá tiểu bạc neosalanx taihuensis chen, 1956 ở hồ thác bà – yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.31 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠILời
HỌC
camNÔNG
ñoan NGHIỆP HÀ NỘI

---------

---------

Tôi xin cam ñoan rằng tất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này ñều trung thực và chưa ñược
sử dụng
choHẢI
bất cứ một công trình nghiên
TRẦN
VĂN
cứu nào.
Tôi cũng xin cam ñoan rằng mọi thông tin ñưa ra trong luận văn này ñều
ñựơcNGHIÊN
chỉ rõ nguồnCỨU
gốc và MỘT
mọi sự giúp
ñều ñược
cám ơn.
SỐñỡ
ðẶC
ðIỂM
SINH

HỌC CỦA


CÁ TIỂU BẠC NEOSALANX TAIHUENSIS Tác
CHEN,
giả 1956
Ở HỒ THÁC BÀ – YÊN BÁI

Trần Văn Hải

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số
: 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. MAI ðÌNH YÊN

HÀ NỘI- 2009

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

i


Lời cảm ơn
Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới
- Ban lãnh ñạo Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I.
- Trường ðại học Nông nghiệp – Hà Nội.
- Phòng Hợp tác Quốc tế và ðào tạo - Viện nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản I.
- Viện ðào tạo Sau ðại học - Trường ðại học Nông nghiệp – Hà
Nội ñã giúp ñỡ tôi hoàn thành khoá học này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, các cô giáo bộ môn ñã truyền

thụ cho tôi những kiến thức cơ bản ñể tôi có ñủ kiến thức thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin dành sự biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn: Giáo sư,
Tiến sỹ Mai ðình Yên, Trường ðại Học Khoa học Tự nhiên Hà Nội ñã tận
tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới thạc sỹ Nguyễn Hải Sơn, Phòng
Nguồn lợi Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, ñã cho tôi ñược tham gia
thực hiện ñề tài và giúp ñỡ tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp luận văn của
tôi, ngoài ra tôi cũng xin cảm ơn tới các ñồng chí trong Phòng Nguồn lợi Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chuyển lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ nhân viên Trung tâm
Nghiên cứu Quan trắc, Cảnh báo Môi trường và phòng ngừa Dịch bệnh Thủy
sản khu vực miền Bắc, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản I – Bắc Ninh
ñã tạo mọi ñiều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian thực tập tại phòng thí
nghiệm của Trung tâm ñể thực hiên luận văn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

ii


Tôi xin gởi lời chúc sức khỏe tới toàn thể ban lãnh ñạo cùng các cán bộ
phòng Nguồn lợi Trung tâm Thủy sản Yên Bái – Tỉnh Yên Bái ñã cung cấp
cho tôi những thông tin quan trọng về phân bố, ñặc ñiểm sinh học và sinh sản
của loài cá Tiểu bạc bổ xung cho luận văn của tôi ñược hoàn thiện và sát thực
hơn.
Lời cảm ơn chân thành xin dành cho gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp
ñã luôn giúp ñỡ, ñộng viên, cổ vũ tôi trong quá trình học tập và công tác.
Cuối cùng, từ ñáy lòng mình con xin cảm ơn bố mẹ ñã có công sinh

thành, nuôi dạy và luôn mong con thành ñạt.
Bắc Ninh, ngày 12/12/2009
Tác giả

Trần Văn Hải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

iii


Mục lục
Tiêu ñề

Trang

Lời cam ñoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn................................................................................................................... ii
Mục lục....................................................................................................................... iv
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt......................................................................... vii
Danh mục các Bảng .................................................................................................. viii
Danh mục các hình ..................................................................................................... ix
MỞ ðẦU..................................................................................................................... 1
PHẦN 1:

TỔNG QUAN ........................................................................................ 3

1.1. Tình hình nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học cá Tiểu bạc trên thế giới ....................... 3
1.1.1.


Vị trí phân loại ....................................................................................... 3

1.1.2.

Hình thái cá Tiểu bạc.............................................................................. 3

1.1.3.

Môi trường sống ..................................................................................... 4

1.1.4.

ðặc ñiểm phân bố................................................................................... 4

1.1.5.

ðặc ñiểm dinh dưỡng ............................................................................. 5

1.1.6.

ðặc ñiểm sinh trưởng ............................................................................. 7

1.1.7.

ðặc ñiểm sinh sản cá Tiểu bạc................................................................ 9

1.2. Tình hình di nhập và nuôi cá Tiểu bạc trên Thế giới và Việt Nam...................... 12
1.2.1.

Tình hình di nhập và nuôi cá Tiểu bạc trên Thế giới ............................. 12


1.2.2.

Tình hình di nhập và nuôi cá Tiểu bạc ở Việt Nam ............................... 14

1.3. Tác ñộng của môi trường và con người ñến nguồn lợi cá Tiểu bạc..................... 17
1.3.1.

Tác ñộng của môi trường ...................................................................... 17

1.3.2.

Tác ñộng của con người........................................................................ 18

1.4. ðặc ñiểm tự nhiên vùng hồ Thác Bà .................................................................. 19
1.4.1.

Vị trí ñịa lý ........................................................................................... 19

1.4.2.

Những ñiều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề cá phát triển.................... 20

1.4.3.

ðặc ñiểm khí hậu của hồ ...................................................................... 20

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

iv



PHẦN 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 25

2.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu ...................................................................... 25
2.1.1.

Thời gian nghiên cứu:........................................................................... 25

2.1.2.

ðịa ñiểm nghiên cứu............................................................................. 25

2.2. ðối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 27
2.3.1.

Chọn ñiểm ............................................................................................ 27

2.3.2.

Thu mẫu ............................................................................................... 27

2.4. Theo dõi một số thông số của môi trường .......................................................... 28
2.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 28
2.6. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................. 32
PHẦN 3:


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 33

3.1. Các yếu tố môi trường nước hồ chứa Thác Bà.................................................... 33
3.2. ðặc ñiểm phân bố của cá Tiểu bạc trên hồ Thác Bà ........................................... 33
3.2.1.

Cá Tiểu bạc trên hồ Thác Bà................................................................. 33

3.2.2.

Phân bố. ............................................................................................... 35

3.3. Mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng lượng ............................................... 35
3.3.1.

Tần số xuất hiện của nhóm có kích thước. ............................................ 35

3.3.2.

Biến ñộng chiều dài trung bình theo tháng............................................ 36

3.3.3.

Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng....................................... 36

3.4. Mối quan hệ giữa chiều dài và tuổi .................................................................... 38
3.5. ðặc ñiểm sinh trưởng và dinh dưỡng ................................................................. 40
3.5.1.

ðặc ñiểm sinh trưởng ........................................................................... 40


3.5.2.

ðặc ñiểm dinh dưỡng ........................................................................... 41

3.6. ðặc ñiểm sinh sản .............................................................................................. 44
3.6.1.

Cách phân biêt cá ñực và cá cái ............................................................ 44

3.6.2.

Tuổi phát dục........................................................................................ 45

3.6.3.

Mùa vụ sinh sản và bãi ñẻ..................................................................... 45

3.6.4.

Tuổi và kích thước sinh sản .................................................................. 45

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

v


3.7. ðặc ñiểm phát triển của tuyến sinh dục cá Tiểu bạc ........................................... 47
3.7.1.


ðặc ñiểm hình thái tuyến sinh dục cái .................................................. 47

3.7.2.

ðặc ñiểm bên ngoài tuyến sinh dục ñực................................................ 51

3.8. Sự biến ñổi ñộ béo Fulton và ñộ béo Clark......................................................... 53
3.9. Các hệ số chết .................................................................................................... 54
3.10. Tuổi và chiều dài ñánh bắt thích hợp.................................................................. 56
PHẦN 4:

KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT Ý KIẾN ................................................... 57

4.1. Kết luận ............................................................................................................. 57
4.2. ðề xuất ý kiến.................................................................................................... 57
PHẦN 5:

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 58

5.1. Tài liệu tiếng Việt .............................................................................................. 58
5.2. Tài liệu nước ngoài (Anh, Trung Quốc) ............................................................. 61
5.3. Tài liệu trên Internet........................................................................................... 64
PHẦN 6:

PHỤ LỤC............................................................................................. 67

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

vi



Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
STT

Viết tắt

1

NCNTTSI

2

CEDMA

Ý nghĩa
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I
Center

for

Evironment

and

Deasease

Mornitoring in Aquaculture

3


DO

Hàm lượng oxy hoà tan trong nước

4

ctv

Cộng tác viên

5

SS

Sinh sản

6

Sl

Số lượng

7

TT

Thứ tự

8


Tb

Trung bình

Lo

Chiều dài thân cá: là chiều dài từ ñầu mút mõn

9

10

cá cho ñến gốc vây ñuôi
T

Chiều dài của ñầu: là chiều dài từ ñầu mút mõn
cá cho ñến hết xương nắp mang

H
11

Chiều cao lớn nhất của thân: là chiều cao từ
phía trên trên của thân ñến phía dưới của thân cá
ở vị trí trước vây lưng

12

pc

Chiều dài cán ñuôi: là chiều dài từ gốc sau vây

hậu môn ñến gốc vây ñuôi

hc
13

Chiều cao nhỏ nhất: là chiều cao từ phía trên
trên thân ñến phía dưới của thân cá ở vị trí cán
ñuôi cá

14

O

ðường kính mắt: là chiều dài từ viền mắt trước
ñến miền mắt sau của cá

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

vii


Danh mục các Bảng

Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1. Tỷ lệ thức ăn trong ruột cá Tiểu bạc tại Thái Hồ ........................................ 5

Bảng 2. Tỷ lệ thức ăn trong ruột cá tại hồ Hồng Trạch ............................................ 6
Bảng 3. ðộ no của cá Tiểu bạc trong 24 giờ (chiều dài cá kiểm tra 46,0 – 68,5 mm)6
Bảng 4. Kết quả trắc ñịnh sự sinh trưởng của quần thể cá Tiểu bạc Thái Hồ mùa
xuân. ............................................................................................................... 7
Bảng 5. Kết quả trắc ñịnh sự sinh trưởng của quần thể cá Tiểu bạc Thái Hồ mùa thu.
........................................................................................................................ 8
Bảng 6. So sánh sinh trưởng cá Tiểu bạc mùa xuân giữa Bắc Kinh, ðiền Trì và Thái
Hồ ................................................................................................................... 9
Bảng 7. Sức sinh sản tương ñối và tuyệt ñối của cá Tiểu bạc................................. 10
Bảng 8. Nhiệt ñộ môi trường nước và thời gian trứng nở ...................................... 11
Bảng 9. Sản lượng cá Tiểu bạc từ 1985 – 1990 tại hồ Xingyun và Fuxian (tấn)..... 13
Bảng 10. Số lượng trứng cá Tiểu bạc ñược nhập về trong năm 2002 ..................... 16
Bảng 11. Tần số xuất hiện của các nhóm kích thước cá Tiểu bạc (n = 2997) ......... 35
Bảng 12. Tỷ lệ tăng trưởng về chiều dài của cá Tiểu bạc....................................... 41
Bảng 13. Tần số xuất hiện các loại thức ăn trong ruột cá Tiểu bạc (n = 158) ........ 42
Bảng 14. Sức sinh sản tương ñối và tuyệt ñối của cá Tiểu bạc............................... 46

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

viii


Danh mục các hình
Số hình

Tên hình

Trang

Hình 1. Cá Tiểu bạc Neosalanx taihuensis Chen, 1956 ........................................... 3

Hình 2. Sản lượng cá Tiểu bạc Neosalanx taihuensis ........................................... 12
Hình 3. Biến ñộng sản lượng cá Tiểu bạc.............................................................. 19
Hình 4. ðịa ñiểm thu mẫu trên hồ Thác Bà ........................................................... 26
Hình 5. Hình dạng bên ngoài và bên trong ............................................................ 34
Hình 6. Biến ñộng chiều dài trung bình của cá ...................................................... 36
Hình 7. Mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng ................................................ 37
Hình 8. Hệ các ñường cong của cá ........................................................................ 39
Hình 9. ðường cong sinh trưởng Von Bertalanffy Lt = 93,45(1 – e-0.3(t + 0.09)) ........ 39
Hình 10. Hình thái khoang miệng cá Tiểu bạc Neosalanx taihuensis..................... 42
Hình 11. Một số thức ăn trong ruột cá Tiểu bạc Neosalanx taihuensis................... 43
Hình 12. Hình thái bên ngoài của cá...................................................................... 44
Hình 13. Cá Tiểu bạc Neosalanx taihuensis cái và buồng trứng ............................ 47
Hình 14. Buồng trứng giai ñoạn I.......................................................................... 48
Hình 15. Buồng trứng giai ñoạn II......................................................................... 48
Hình 16. Buồng trứng giai ñoạn III ....................................................................... 49
Hình 17. Buồng trứng giai ñoạn IV ....................................................................... 49
Hình 18. Biến ñộng tỷ lệ các giai ñoạn thành thục................................................. 51
Hình 19. Cá Tiểu Neosalanx bạc ñực và tuyến tinh sào ......................................... 51
Hình 20. Tuyến tinh sào ở giai ñoạn IV................................................................. 52
Hình 21. Tuyến tinh sào ở giai ñoạn V.................................................................. 52
Hình 22. Biến ñộng ñộ béo của cá......................................................................... 53

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

ix


MỞ ðẦU
Cá Tiểu bạc Neosalanx taihuensis ñược di nhập vào Việt Nam năm 1995
từ Côn Minh – Vân Nam – Trung Quốc (Ngô Sỹ Vân, 1999; Trung tâm thủy

sản Yên Bái, 2001; Bộ Thủy sản, 2005). Cá nhập về ñược thả nuôi ở hồ Thác
Bà – Tỉnh Yên Bái, năm 2001 cá tiếp tục ñược thả nuôi tại ñây. Nhưng sau
khi thả, cá không khai thác ñược, các năm tiếp theo cũng không thấy cá phát
triển và mất dần. Tuy nhiên, sau nhiều năm lại thấy loài cá này phát triển với
một số lượng lớn ở hồ Thác Bà (Nguyễn Văn Hảo, 2005; Lê Thiết Bình và
ctv., 2006; Lê Thiết Bình và ctv., 2007).
Nhìn chung, sự phát triển của quần ñàn cá Tiểu bạc trước mắt từ lúc thả
năm 2001 không thấy tồn tại, ñến năm 2007 có năng suất và sản lượng tuy số
lượng chưa thống kê ñược nhưng ñã cải thiện năng suất cá trên hồ, ñồng thời
ñem lại thu nhập cho người dân khai thác. ðiều này ñã ñặt ra một câu hỏi là vì
sao cá Tiểu bạc lại biến mất và rồi lại phát triển như vậy? Tương lai loài cá
này sẽ phát triển như thế nào, nhanh hay chậm? Ảnh hưởng của loài này ñến
ña dạng sinh học, nguồn lợi thuỷ sản và kinh tế xã hội như thế nào ñối với hồ
Thác Bà nói riêng và ở Việt Nam nói chung? (Lê Thiết Bình, 2008).
Hiện nay, cá Tiểu bạc ñang ñược khai thác rộng rãi tại hồ Thác Bà bằng
lưới có mắt lưới rất nhỏ. Cá cũng ñang ñược tiêu thụ ở các thị trường Yên Bái
và Hà Nội với một số lượng không ñủ so với nhu cầu của người tiêu dùng.
ðến nay ñã có một số nghiên cứu về loài cá này, nhưng cũng mới chỉ dừng lại
ở thực trạng và phân loại loài cá này ở hồ Thác Bà (Mai ðình Yên và ctv.,
2005; Mai ðình Yên và ctv., 2007; Võ Văn Bình, 2008). Các nghiên cứu về
ñặc ñiểm sinh học, sự phát triển của loài cá này tại hồ Thác Bà vẫn chưa ñược
nghiên cứu. ðây là những nội dung nghiên cứu cơ bản làm cơ sở cho các
nghiên cứu về nuôi, sản xuất giống cũng như quản lý nguồn lợi và khai thác

1


loài cá này một cách hợp lý.
Nhằm góp phần giải quyết các vấn ñề của thực tế, ñề tài: “Nghiên cứu
một số ñặc ñiểm sinh học của cá Tiểu bạc Neosalanx taihuensis Chen,

1956 ở hồ Thác Bà – Yên Bái” ñược thực hiện là rất cần thiết.
Mục tiêu của ñề tài:
Xác ñịnh một số ñặc ñiểm sinh học của cá Tiểu bạc Neosalanx
taihuensis từ ñó làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về sản xuất giống
nhân tạo, nuôi thương phẩm, tái tạo và phục hồi nguồn lợi thuỷ sản cũng như
quản lý khai thác phù hợp.
Nội dung nghiên cứu


Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh trưởng: Xác ñịnh mối quan hệ giữa chiều dài
với khối lượng, mối quan hệ giữa chiều dài và tuổi, tốc ñộ tăng trưởng.



Xác ñịnh tuổi và kích thước ñánh bắt phù hợp ñối với cá Tiểu bạc tại hồ
Thác Bà.



Nghiên cứu ñặc ñiểm dinh dưỡng: Xác ñịnh một số thành phần thức ăn
trong ruột cá Tiểu bạc.



Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học sinh sản: Xác ñịnh tỷ lệ ñực cái và sức
sinh sản, các giai ñoạn phát triển của tuyến sinh dục cá Tiểu bạc.

2



PHẦN 1:
1.1.

TỔNG QUAN

Tình hình nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học cá Tiểu bạc trên thế giới

1.1.1. Vị trí phân loại
Lớp cá Xương Actinoptergii
Bộ cá Ngần Osmeriformes
Họ cá Ngần Salangidae
Giống cá Tiểu bạc Neosalanx
Loài cá Tiểu bạc N. taihuensis Chen, 1956

Hình 1. Cá Tiểu bạc Neosalanx taihuensis Chen, 1956
1.1.2. Hình thái cá Tiểu bạc
Tiểu bạc là loài cá trong suốt sống theo ñàn nhỏ, thân nhỏ dài, phía
trước tròn phía sau hơi dẹp, cá có chu kỳ sống ngắn chỉ 1 năm (Chen, 1956;
Liu, 2001b; Trung tâm thủy sản Yên Bái, 2008). Cá có chiều dài lớn nhất là
90 mm, xương luôn mềm trong cả quá trình sinh sống. Cá Tiểu bạc là một
trong những loài cá chiếm ưu thế tại vực nước Thái Hồ, bởi nó ñã thích ứng
lâu dài với môi trường sống nơi ñây, một phần cũng là kết quả bảo vệ và phát
triển loài này của con người (Guo và ctv., 1989; Ni và Zhu, 2005; Guo và ctv.,
2007).
Cá Tiểu bạc tuy nhỏ yếu nhưng trong suốt nên kẻ ñịch không dễ phát
hiện (Guo và ctv., 1989; Hu và ctv., 1998; Liu và ctv., 2000). Thông thường
cá Tiểu bạc không có vẩy, chỉ khi tuyến sinh dục thành thục hai bên phía trên
vây hậu môn của cá thể ñực mỗi bên có một hàng vẩy, vẩy trước lớn hơn vẩy
sau. ðầu cá dài, bằng và dẹt, môi thường dài dẹt và nhọn. Mắt nhỏ, miệng


3


rộng, vây lưng nằm trước vây lỗ hậu môn, nhưng nằm cách xa vây bụng, vậy
lỗ hậu môn nhiều vân, có vây mỡ nhỏ, vây ñuôi phân nhánh (Fishbase, 2008).
ðường tiêu hóa dạng ống, cá ñực chỉ có 1 túi tinh duy nhất, phía bên
phải nằm ở ruột sau, phía trước xoang thiết thực, như mang theo 1 trạng thể
màu trắng trong suốt. Buồng trứng của cá cái gồm 1 cặp, sắp xếp theo thứ tự
trước sau trong khoang bụng, buồng trứng phía trái nằm phía trái ñoạn trước
ñường ruột, buồng trứng phía phải nằm phía sau ñoạn trước ñường ruột.
Trứng cá trong suốt không màu, trên màng trứng có hoa văn dạng sợi
(Fishbase, 2008).
Sự khác nhau ở các loài cá Tiểu bạc chủ yếu dựa vào hình thái và kết
cấu của môi, có hoặc không có răng, kiểu răng và số lượng răng. Các so sánh
về chiều dài thân, chiều cao thân, ñộ dài môi, vị trí của vây và vân vây cũng là
các chỉ tiêu ñể phân loại. Số lượng vẩy của con ñực, số lượng ñốt cột sống, ñộ
lớn nhỏ của trứng khi thành thục và hình dạng vân màng trứng của là ñặc
ñiểm hình thái ñiển hình ñể phân loại (Liu, 2001b).
1.1.3. Môi trường sống
Cá Tiểu bạc sống ở môi trường nước trong sạch, không bị ảnh hưởng
của nước thải công nghiệp, pH dao ñộng từ 6,5 – 8,5, hàm lượng ô xy hòa tan
cao từ 4 mg/l trở lên, nhiệt ñộ thích hợp nằm trong khoảng 20 – 250C (Chen
và Zhang, 1990; Tạ và Hoàng, 1997; Lượng, 2009; Shuichan, 2009; Agri,
2003).
1.1.4. ðặc ñiểm phân bố
Cá Tiểu bạc Neosalanx taihuensis phát triển nhanh, có giá trị kinh tế
và sản lượng cao, trong 20 năm qua cá Tiểu bạc ñã ñược di nhập vào rất nhiều
hồ tự nhiên, hồ chứa trên toàn lãnh thổ Trung Quốc (Dou và Chen, 1994; Guo
và ctv., 1989; Guo và Xie, 2005 Guo và ctv., 2007; Hu và ctv., 1998; Liu,
2001b; Liang và ctv, 2003). ðây là loài cá ñặc hữu phân bố ở hồ Thái Hồ, nó


4


ñóng một vai trò quan trọng trong ngành thuỷ sản nước ngọt ở Trung Quốc
(Chen và Zhang, 1990; Ni và Zhu, 2005; Zhang và ctv, 1982).
Cá Tiểu bạc là loài cá trong họ cá Ngần Salangidae, nhóm cá có sự
phân bố rộng, từ ven biển ñến vùng nước nội ñịa trên lãnh thổ Trung Quốc,
Liên Bang Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam (Dou và Chen, 1994; Xie
và Xie, 1997). Tuy nhiên, cá Tiểu bạc sống ở nước ngọt là chủ yếu và phát
triển mạnh ở một số hồ cá, ví dụ như Thái Hồ và hồ Caohu (Liu, 2000; Ni và
Zhu, 2005; Guan và Cao, 2007).
1.1.5. ðặc ñiểm dinh dưỡng
Cả quá trình sống của cá Tiểu bạc ở hồ Thái Hồ, chúng chủ yếu ăn sinh
vật phù du (Liu, 2001a; Liu, 2001b; Guo và Xie, 2005; Tạ và Hoàng, 1997).
Cá dưới 20 mm ăn chủ yếu là ñộng vật phù du (77,8%), cá 30 – 40 mm ăn chủ
yếu là thực vật phù du (bảng 1). Ngoài ra, cá còn ăn với một tỷ lệ nhỏ là các
loại thức ăn khác.
Bảng 1. Tỷ lệ thức ăn trong ruột cá Tiểu bạc tại Thái Hồ
Phạm vi ñộ dài
(mm)

ðộng vật phù du
(%)

Thực vật phù du
(%)

Khác
(%)


17 – 20

77,8

16,7

5,5

21 – 30

20

50

30

31 – 40

20

80

10

41 – 50

20

60


20

51 – 60

40

57

3

61 – 75

40

55

5

Loài sinh vật phù du mà cá Tiểu bạc sử dụng làm thức ăn ña dạng và
phong phú. Tại hồ Hồng Trạch từ 8/4 - 15/5/1974, có 377 cá Tiểu bạc ở hồ
Thái Hồ ñược kiểm tra hệ tiêu hóa, thấy rằng thức ăn của nó chủ yếu là:
Bosimina coregoni, Daphnia longgispina, sinocalanns, Mesocyclops lenchurti

5


(Guo và ctv., 1989; Liu, 2001a; Guo và Xie, 2005; Zhang và ctv., 1982). Tỷ lệ
xuất hiện của các loài sinh vật này ñược trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Tỷ lệ thức ăn trong ruột cá tại hồ Hồng Trạch

Nội dung
Số lần
Tỉ lệ xuất hiện

ðộng vật phù du
Copepotda Moina

Thực vật phù du
Tảo giáp
Tảo khuê

Khác

293

199

6

6

5

77,72

52,77

1,59

1,59


1,32

Sự khác biệt giữa thời tiết râm, nắng và thay ñổi ngày ñêm làm cho ñộ
no của cá Tiểu bạc cũng thay ñổi. Theo một nghiên cứu tại hồ Phồn Dương –
Trung Quốc, căn cứ theo tiết tấu và qui luật bắt mồi ñược xác ñịnh 24h, cá có
ñộ no chủ yếu tập chung về ban ñêm (bảng 3).
Bảng 3. ðộ no của cá Tiểu bạc trong 24 giờ (chiều dài cá kiểm tra 46,0 – 68,5
mm)
Thời gian
kiểm tra (giờ)

ðộ no trong ruột cá
0
1
2
3
4
5
9.00
2
1
2
6
6
3
12.00
0
0
0

1
12
7
15.00
0
0
0
2
11
7
17.00
0
0
0
1
13
6
18.00
2
4
8
3
3
0
19.00
16
2
2
0
0

0
21.00
20
0
0
0
0
0
0.00
20
0
0
0
0
0
3.00
20
0
0
0
0
0
5.00
20
0
0
0
0
0
6.00

20
0
0
0
0
0
7.00
2
8
8
2
0
0
9.00
0
2
2
6
9
1
(Chu Thành ðức – Trạm nghiên cứu thủy sản Giang Tô , Trung Quốc)

6


1.1.6. ðặc ñiểm sinh trưởng
Theo thông tin nghiên cứu tại Thái Hồ, hồ Hồng Trạch, hồ Lạc Mã, hồ
Phồn Dương, cá Tiểu bạc ñược chia thành hai ñàn, ñàn cá mùa xuân và ñàn cá
mùa thu (Ni và Zhu, 2005; Zhang và ctv., 1982; Emuch, 1992; Viện Hàn lâm
Khoa học Giang Tây 1991). Theo một nghiên cứu bước ñầu ở ðiền Trì, sau

một số năm cá Tiểu bạc ñông dần lên và nó sinh sôi nảy nở thành ñàn mỗi
năm 3 lần: ðàn mùa xuân tháng 4 – 5, ñàn mùa thu tháng 8 – 9, ñàn mùa ñông
tháng 11 – 12. Cho nên sự sinh trưởng của cá Tiểu bạc trong một thủy vực
phải căn cứ theo biểu hiện không giống nhau của quần thể ñể phân biệt ñặc
ñiểm sinh trưởng của nó (Tạ và Hoàng, 1997; Dương, 2007).
Kết quả trắc ñịnh sự sinh trưởng của quần thể cá Tiểu bạc ở hồ Thái
Hồ, cá có chiều dài từ 19,5 – 75,5 mm tương ứng với tuổi từ 1 – 8 tháng tuổi
(bảng 4). Trắc ñịnh cũng cho thấy tốc ñộ sinh trưởng vào mùa xuân rất nhanh,
tỉ lệ sinh trưởng 1 tháng tuổi nhanh nhất, sau ñó giảm dần. Cá 4-5 tháng tuổi
có thể ñạt ñược ñộ dài thành thục, ñiểm ngoặt tuổi của cá là 3,9 tháng tuổi (Ni
và Zhu, 2005; Xu và Lu, 1965).
Bảng 4. Kết quả trắc ñịnh sự sinh trưởng của quần thể cá Tiểu bạc Thái Hồ
mùa xuân.
Ngày kiểm tra
(ngày, tháng)

Tháng
tuổi

5/5
5/6
5/7
5/8
5/9
5/10
5/11
5/12

1
2

3
4
5
6
7
8

ðộ dài (mm)
Phạm vi
Bình
quân
11 – 25
19,5
23 – 47
35,5
34 – 58
48,3
37 – 67
56,6
46 – 75
63,5
50 – 79
68,9
56 – 82
72,8
58 - 84
75,5

7


Bình
quân thể
trọng (g)
0,03
0,16
0,39
0,66
0,95
1,21
1,40
1,58

▲w/w

469,00
136,00
56,34
44,55
28,35
15,16
12,95


Sự sinh trưởng của quần thể cá Tiểu bạc Thái Hồ mùa thu, vì ñẻ trứng
vào mùa thu nên cá con sinh trưởng vào thời ñiểm mùa ñông nhiệt ñộ thấp,
ñiểm ngoặt của nó từ 8 – 10 tháng tuổi, 7 – 8 tháng tuổi chiều dài cơ thể có
thể ñạt chiều dài thành thục (bảng 5).
Bảng 5. Kết quả trắc ñịnh sự sinh trưởng của quần thể cá Tiểu bạc Thái Hồ
mùa thu.
Ngày kiểm tra


Tháng

(tháng/ngày)

tuổi

ðộ dài (mm)
Phạm vi

Bình

Bình

quân thể

quân

trọng

▲w/w

05/12

1

13 – 26

23,4


0,05

05/1

2

23 – 35

34,9

0,12

165,30

05/2

3

25 – 40

32,9

0,14

10,67

05/3

4


27 – 46

35,6

0,15

10,40

05/4

5

30 – 52

41,8

0,22

50,00

05/5

6

38 – 61

49,8

0,42


92,60

05/6

7

46 – 68

59,2

0,80

92,79

05/7

8

52 – 73

65,7

1,28

59,96

05/8

9


56 – 80

70,3

1,41

10,37

05/9

10

62 – 81

73,5

1,57

11,09

Căn cứ theo kết quả kiểm tra, khi ñem cá Tiểu bạc mới mùa xuân ñến
Bắc Kinh nuôi thì 1– 7 tháng tuổi chiều dài bình quân cơ thể lần lượt là: 2,84;
14,50; 20,70; 42,51; 58,63 và 67 mm, tháng tuổi ngoặt là 4,3 tháng tuổi (IHB,
1976). Kết quả so sánh sự sinh trưởng của cá Tiểu bạc tại ðiền Trì, Thái Hồ
ñược thể hiện ở bảng 6.

8


Bảng 6. So sánh sinh trưởng cá Tiểu bạc mùa xuân giữa Bắc Kinh, ðiền Trì

và Thái Hồ
ðịa ñiểm

Tháng 5
ðộ dài bình
quân (mm)

Tháng 11

Trọng lượng
bình quân (g)

ðộ dài bình
quân (mm)

Trọng lượng
bình quân (g)

Bắc Kinh

14,500

0,011

67,00

1,000

Thái Hồ


19,500

0,030

72,80

1,410

ðiền Trì

48,705

0.527

78,90

1,939

Ở Trung quốc ñã nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của loài cá này cho
biết: Kích thước cá lớn nhất ñạt 90 mm khối lượng 1,5 g. Tốc ñộ sinh trưởng
nhanh trung bình 10 ngày tăng 12,95% khối lượng cơ thể, sức sinh trưởng
lớn, năng lực cạnh tranh sinh tồn mạnh (Liu và ctv., 2000; Liu, 2001a). Tuy
nhiên chu kỳ sống ngắn chỉ một năm cho nên khả năng tái tạo quần ñàn giao
ñộng rất lớn trong các năm thường chênh lệch từ 3 – 10 lần (Liu và ctv.,
2000). Trong công tác quản lý phát triển nguồn lợi phải chú ý cao, ñặc biệt
chú ý con giống ñể tái tạo phục hồi nguồn lợi. Cá Tiểu bạc (Ngần bạc Thái
hồ) không phải là loài xâm hại trên thế giới (Fishbase, 2008).
1.1.7. ðặc ñiểm sinh sản cá Tiểu bạc
*ðặc ñiểm sinh sản
Nhiều nghiên cứu ñã khẳng ñịnh cá Tiểu bạc sinh sản vào hai mùa: mùa

xuân và mùa thu. Tại các hồ Thái Hồ, Hồng Trạch, Phồn Dương, quần thể cá
sinh sản vào mùa xuân với chiều dài của cá thông thường từ 53 – 70 mm. Sự
khác nhau giữa ñực cái không nhiều, tỷ lệ ñực cái thường là cái nhiều hơn
ñực. Ở hồ Thái Hồ, tỷ lệ cái/ñực là 1,3/1, nhưng cơ cấu này có xu thế tăng dần
về sau kỳ ñẻ trứng (Ni và Zhu, 2005; Zhang và ctv., 1982). Thời ñiểm cá phát
dục: Tháng 6 – 8 là chu kỳ I, tháng 9 – 11 chu kỳ II, tháng 12 – 1 chu kỳ III,

9


từ tháng 2 chu kỳ III – IV nhanh chóng tiến ñến chu kỳ V. Thông thường cá
ñẻ trứng sinh sản bắt ñầu từ thượng tuần tháng 3, ñến trung tuần tháng 5,
trường hợp cá biệt có thể ñẻ sớm hoặc kéo dài về sau (Xu và Lu, 1965). Thời
kỳ ñẻ rộ nhất vào thượng, trung tuần tháng 4, nhiệt ñộ bình quân khoảng
150C.
Xác ñịnh tại Thái Hồ cá có chiều dài 55 mm chứa 1.557 trứng, 61 mm
chứa 1.754 trứng, khi 74 mm ñạt 2.354 trứng. Xác ñịnh tại hồ Hồng Trạch, cá
có chiều dài 54 mm có 1.076 – 1.136 trứng, 59 mm có 1.608 – 1.929, 65 mm
ñạt 2.940 trứng, lượng trứng tương ñối là 1.024 – 2.100 (bảng 7).
Bảng 7. Sức sinh sản tương ñối và tuyệt ñối của cá Tiểu bạc
ðộ dài

Thể trọng

Lượng trứng

Lượng trứng tương ñối

(mm)


(g)

tuyệt ñối (quả)

(quả/g thể trọng)

1

54

0,95

1.076

1.133

2

54

0,95

1.136

1.195

3

54


1,06

1.076

1.024

4

56

1,10

1.622

1.475

5

58

1,10

1.332

1.211

6

59


1,30

1.608

1.237

7

59

1,30

1.924

1.484

8

61

1,30

1.724

1.326

9

65


1,40

2.940

2.100

STT

Môi trường nước ñẻ trứng yêu cầu không cao, phần nhiều là cá ñẻ trứng
ở cạnh bờ hồ hoặc eo hồ, trứng thành thục hình tròn, ñường kính từ 0,68 –
0,79 mm, dày ñặc. Trứng sau khi ñược thụ tinh sẽ chìm xuống nước, trứng nở
thành con sau 22 kỳ phát triển của phôi với thời gian từ 85 – 163 giờ tùy

10


thuộc và nhiệt ñộ của nước (bảng 8). Cá mới nở có chiều dài từ 2,65 – 2,81
mm và nằm nghiêng trong ổ (Ni và Zhu, 2005; Tạ và Hoàng, 1997).
Bảng 8. Nhiệt ñộ môi trường nước và thời gian trứng nở
Nhiệt ñộ môi trường nước

Thời gian trứng nở

Tổng nhiệt ñộ

Dao ñộng

Bình quân

(giờ :phút)


11,0 – 16,5

13,3

163 : 18

2.163

11,8 – 16,5

13,6

160 : 10

2.172

13,2 – 18,7

15,6

125 : 58

1.969

13,2 – 20,5

16,4

111 : 30


1.825

13,3 – 21,3

17,4

103 : 44

1.800

13,5 – 21,7

18,1

94 : 48

1.719

17,0 – 19,8

18,9

85 : 27

1.616

ðàn cá mùa thu ở hồ Thái Hồ nhỏ hơn ñàn cá mùa xuân một chút, trong
thời kỳ ñẻ trứng cá ñực nhiều hơn cá cái rất nhiều, ước tính tỉ lệ 3:1. Chu kỳ
tuyến sinh dục phát triển kỳ I từ tháng 1 – 5, kỳ II tháng 6 – 7, kỳ III tháng 8,

trung hạ tuần tháng 9 ñạt mức thành thục thuộc kỳ IV, V. Thời kỳ sinh sản
của cá có thể ñược kéo dài ñến tháng 11, ñẻ nhiều vào thượng tuần, trung tuần
tháng 10, nhiệt ñộ bình quân khoảng 200C (Xie và Xie, 1997). Trứng thành
thục hình tròn, ñường kính khoảng 0,7 mm, lượng trứng ít hơn so với mùa
xuân, khoảng từ 1.000 – 1.500 quả. Trứng thụ tinh chìm xuống nước, các giai
ñoạn phát triển phôi thai giống như cá mùa xuân. Tỉ lệ trứng nở, thời gian
trứng và ñộ dài của cá sẽ khác nhau nếu trứng nở ở những nơi có nhiệt ñộ
bình quân khác nhau (Chen N, 1956; Hu và ctv., 1998).

11


1.2.

Tình hình di nhập và nuôi cá Tiểu bạc trên Thế giới và Việt Nam

1.2.1. Tình hình di nhập và nuôi cá Tiểu bạc trên Thế giới
Trung Quốc ñã di nhập nhiều loài cá ñến rất nhiều hồ trên lãnh thổ
trong ñó có cá Tiểu bạc, mục ñích là ñể tăng sản xuất và kinh tế thủy sản xuất
khẩu tại Trung Quốc (Guan và Cao, 2007; Huang và ctv., 2001). Việc di
giống các Tiểu bạc ở Trung Quốc ñược bắt ñầu trong những năm 1979 –
1985. Trong thời gian từ năm 1995 – 2000, cá Tiểu bạc lại ñược giới thiệu
vào rất nhiều hồ và trong hầu hết các tỉnh và thành phố của Trung Quốc
(Huang và ctv., 2001; Li, 2001; Liu và ctv., 2000; Liu, 2001a; Liu, 2001b).
Trong suốt thời gian ñó, tổng số là 1 triệu ha diện tích mặt nước ñã
ñược thả với 3 tỷ trứng cá Tiểu bạc tại tỉnh Vân Nam. Ở hồ Thái Hồ trong
tháng 4 năm 1979, có 13 triệu quả trứng cá ñã ñược thả xuống hồ. 6 triệu
trứng thả vào hồ Dianchi năm 1981, 6,5 tấn cá ñã ñược thu hoạch. 3.200 tấn
cá Tiểu bạc ñã thu ñược tại hồ Peaked vào năm 1987 (Chen và ctv, 1990;
Guo và ctv., 1989). Sau ñó giảm xuống còn dưới 100 tấn trong những năm

gần ñây (Hình 2).
4000
3500
Yi el d( t )

3000
2500
2000
1500
1000
500
0
1981 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001
Year

Hình 2. Sản lượng cá Tiểu bạc Neosalanx taihuensis
trong hồ Dianchi từ 1981 ñến 2001

12


Năm 1982 và 1984 có 210 triệu quả trứng cá Tiểu bạc ñã ñược thả vào
hồ Xingyun với một bề mặt diện tích 0,35 × 104 ha tại tỉnh Vân Nam. Trong
các năm từ 1985 ñến 1990 sản lượng cá thu ñược liên tục tăng (bảng 9).
Bảng 9. Sản lượng cá Tiểu bạc từ 1985 – 1990 tại hồ Xingyun và Fuxian (tấn)
Năm
Hồ Xingyun
Hồ Fuxian

1985


1986

1987

78

200

-

-

1988

400
70

1989

400
191

1990
-

334

1232


Tại hồ chứa Xujiahe ở miền trung Trung Quốc, có ñộ cao 71 m so với
mực nước biển, ñộ sâu trung bình là 7 m và diện tích bề mặt là 52,4 ha, nó là
loại hồ chứa trung bình, ñộ trong của hồ dao ñộng từ 0,5 – 0,7 m, cá Tiểu bạc
ñã xuất hiện một cách tự nhiên ở hồ Xujiahe (Liu và ctv., 2000; Liu, 2001a).
Giống như hồ Xujiahe, hồ Fuxian là một hồ chứa với diện tích 2,12 × 104 ha
kết nối vào hồ Xingyun, dù không thả bất kỳ một quả trứng nào vào hồ mà từ
năm 1987 – 1990 cũng thu ñược sản lượng cá Tiểu bạc rất lớn (Xiong và ctv.,
2006).
Một số ñịa phương khác cũng ñạt ñược thành công của việc di giống cá
Tiểu bạc như: Fujian, Cát Lâm, Hubei, Henan và Sơn ðông (Liu và ctv.,
2000; Liu, 2001a). Trong năm 1986 có 150 ngàn quả trứng cá Tiểu bạc ñã
ñược thả vào hồ Chitan ñó là một thung lũng sâu với một bề mặt diện tích
3.600 ha ở tỉnh Fujian. Sau ñó vào năm 1987 và năm 1990 có 160 ngàn và
300 ngàn quả trứng ñã ñược thả vào hồ. Năm 1990 ñã thu ñược 18 tấn cá Tiểu
bạc. ðây là trường hợp thành công ñầu tiên khi cá Tiểu bạc ñược thả vào hồ
có dạng ñịa hình là một thung lũng tại Trung Quốc.
Tại hồ chứa tỉnh Henan có diện tích 5.660 ha, 210 triệu quả trứng ñã
ñược thả vào năm 1987, việc ñánh bắt ñạt 110 tấn, 150 tấn và 120 tấn từ năm

13


1991 ñến năm 1993, và giờ ñây, hàng năm vẫn còn bắt ở ñó trong khoảng 100
tấn (Dou & Chen, 1994). Năm 1989 người ta ñã thả 500 ngàn quả trứng cá
Tiểu bạc ñã ñược thả vào hồ Xingyun ở Vân Nam, ñã thu ñược 5 tấn, 5 tấn và
15 vào năm 1994, 1996 và 1997 (Hu và ctv,1998). Năm 1996 có 200 triệu
quả trứng ñã ñược thả vào hồ Chitan tỉnh Fujian, việc ñánh bắt cá Tiểu bạc
ñạt 5,7 tấn vào năm 1996, và tiếp tục ñánh bắt ñược dao ñộng từ 80 – 120 tấn
trong các năm từ 1997 – 2004 và sản lượng thu ñược cao nhất là 270 tấn trong
năm 2000 (Guo và ctv, 2005; Guo và ctv, 2007).

Tại tỉnh Vân Nam Trung Quốc cá Tiểu bạc năm 1981 khai thác ñược
6,5 tấn, năm 1982 khai thác 1.200 tấn, năm 1984 khai thác 3.503 tấn, ñến
cuối năm 1994 có 90% số hồ của tỉnh Vân Nam ñược di giống cá Tiểu bạc
vào nuôi, do vậy sản lượng cá ñạt khoảng 5.000 tấn (Gong và ctv, 1999; Tạ và
Hoàng, 1997). Tại tỉnh Quảng ðông cá Tiểu bạc ñược di nhập vào nuôi tại hồ
chứa từ năm 1996, ñến nay ñã có trên 20 hồ chứa lớn ñược di giống vào nuôi
và cho sản lượng ñáng kể (gần 1.000 tấn). Hiện nay hầu hết các hồ chứa lớn
thuộc phía Nam và Tây Nam của Trung Quốc ñã ñược di nhập nuôi thả loài
cá này (Liu và ctv., 2001).
1.2.2. Tình hình di nhập và nuôi cá Tiểu bạc ở Việt Nam
Vị trí phân loại
Trong kết quả phân tích hình thái mẫu cá thu tại hồ Thác Bà, GS. TS.
Mai ðình Yên và ctv (2007) ñã khẳng ñịnh loài cá Tiểu bạc ñược thả vào hồ
chứa Thác Bà (còn gọi là cá trắng bạc hay cá bống bạc) ñược gọi tên như sau.
– Tên Việt Nam: cá Tiểu bạc, cá bống bạc
– Tên tiếng Anh: Icefish
– Tên khoa học: Neosalanx taihuensis Chen, 1956

14


Xuất xứ và lịch sử du nhập Cá Tiểu bạc
Năm 1995, một người Trung Quốc tên là Hoàng Bá Lương, chủ trang
trại nuôi trồng thủy sản ở Vân Nam, Trung Quốc, ñã tự bỏ vốn thả 2,34 triệu
quả trứng cá Tiểu bạc xuống hồ Thác Bà – Yên Bái (Trung tâm thủy sản Yên
Bái, 2005). Sau khi dự án nuôi thử nghiệm cá Tiểu bạc do ông Hoàng hoàn
toàn bỏ vốn, thực tế là ñã thất bại, không ñánh bắt ñược con cá nào. Năm
1999, công ty Công Mậu Gia Phong (Vân Nam, Trung Quốc – gọi tắt là Công
ty Gia Phong) ñến Yên Bái ñể khảo sát và ñề nghị hợp tác ñầu tư nuôi cá Tiểu
bạc trên hồ chứa Thác Bà (Trung tâm thủy sản Yên Bái, 2008). Tháng 4/2001,

Tỉnh Ủy Yên Bái ñồng ý ñể Trung tâm Thủy sản Yên Bái liên doanh với
Công ty Gia Phong lập tờ trình báo cáo Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn) xin ý kiến nuôi loại cá này. Ngày 4/6/2001, Bộ Thủy
Sản có Công văn số 1568/TS–KHCN, nhất trí với ñề nghị của tỉnh Yên Bái
triển khai xây dựng dự án ñầu tư nuôi trồng, khai thác, chế biến cá Tiểu bạc
trên hồ chứa Thác Bà. Tổng mức ñầu tư cho dự án là 11,15 tỷ ñồng, trong ñó
việc ñầu tư cho phát triển quần ñàn cá Tiểu bạc là 4,45 tỷ ñồng, cho khai thác
ñánh bắt cá là 1,3 tỷ ñồng và xây dựng nhà máy chế biến cá với 4,1 tỷ ñồng.
Dự tính cho sản lượng khai thác khoảng 400 tấn cá vào năm 2004 với doanh
thu dự kiến từ cá Tiểu bạc ñạt 48 tỷ ñồng/năm, ñồng thời sẽ quyết việc làm
cho khoảng 500 lao ñộng. Sau 4 năm sẽ hoàn trả vốn ñầu tư, thời gian thực
hiện dự án này trong vòng 10 năm.
Dự án tiến hành nhập 4 ñợt trứng cá Tiểu bạc ñã ñược thụ tinh về Việt
Nam với tổng lượng trứng lên tới 112 triệu quả ñược chuyển về từ Côn Minh
– Trung Quốc (bảng 10).

15


Bảng 10. Số lượng trứng cá Tiểu bạc ñược nhập về trong năm 2002
ðợt

Ngày nhận trứng

Số lượng trứng

1

01/02/2002


30.000.000

2

10/02/2002

20.000.000

3

27/02/2002

30.000.000

4

04/09/2002

32.000.000

Tổng số

112.000.000
(Nguồn: Trung tâm thuỷ sản Yên Bái, 2008)

Lượng trứng cá nhập về theo từng ñợt ñược ương nuôi trong 24 giai,
mỗi giai có thể tích từ 4 – 5 m3 tại xã Mông Sơn và xã Phúc An, huyện Yên
Bình. Kết quả cho tỷ lệ trứng nở là 27% và số cá bột sản xuất ñược thả trực
tiếp vào hồ chứa Thác Bà (Trung tâm thủy sản Yên Bái, 2008).
Năm 2004, Công ty Gia Phong lại tiếp tục thả trứng cá Tiểu bạc ñã thụ

tinh xuống hồ với tổng số 7 can trứng loại 10 lít tại khu vực xã Phúc An,
huyện Yên Bình. Tuy nhiên so với chất lượng các lần nhận trứng trước thì
trứng cá thả ñợt này không ñảm bảo chất lượng, trứng cá có mùi tanh thối, số
lượng trứng không ñược kiểm duyệt, không xác ñịnh tỷ lệ nở trước khi thả
xuống hồ (Trung tâm thủy sản Yên Bái, 2008).
Sinh sản của cá Tiểu bạc ở hồ Thác Bà
Cá Tiểu bạc nuôi tại hồ Thác Bà có chu kỳ sống ngắn, chỉ một năm, ñời
này kế tiếp ñời khác, xen kẽ sinh sản nhanh chóng (Trung tâm thủy sản Yên
Bái, 2008). Cá có thể tự sinh sôi nảy nở và phát triển quần ñàn nhanh. Cá phát
dục lần ñầu sau 9 tháng tuổi, chiều dài trung bình là 68 mm tương ñương với
trọng lượng 1,0 - 1,2 g, sinh sản mạnh, cá ñực và cái cái thành thục có kích
thước từ 60 – 80 mm, lượng trứng dao ñộng từ 1.476 – 1.673 quả/1 gam trọng
lượng cơ thể. Tỷ lệ ñực cái thay ñổi theo các tháng khác nhau. Trong mùa

16


×