Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2006 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.47 KB, 34 trang )

Phần 1: XUẤT KHẨU VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Các khái niệm
1.1. Ngoại thương
Thương mại quốc tế ( ngoại thương) là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa
hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá
nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ
lệ lớn trong GDP.
Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người nhưng tầm
quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong
vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công
nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân
lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản
của "toàn cầu hoá".
1.2. Xuất khẩu và xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa
và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là
việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu).
Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập
khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất
khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang
phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất
khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và
bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa.
Xuất khẩu hàng hóa: là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt nam hoặc
đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt nam được coi là khu Hải Quan riêng theo
quy định pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu: toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng tái xuất
khẩu, được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu ngoại quan, khu vực tự do làm giảm
nguồn vật chất trong nước
2.Các lý thuyết lợi thế trong thương mại quốc tế.


2.1.Lợi thế tuyệt đối ( A.Smith)


Lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí để sản xuất ra
cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn sẽ nhập sản
phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn.
Đối với các nước đang phát triển và các nước có công nghiệp kém phát triển thì
thông qua mặt này ngoại thương sẽ giúp bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất tư liệu
sản xuất và yếu kém về kiến thức công nghệ của các nước này.
Hạn chế của lý thuyết này:
• Theo lý thuyết này thì các nước đang phát triển sẽ nhập khẩu, các nước phát triển
sẽ xuất khẩu như vậy sẽ tạo ra quan hệ không bình đẳng trong quan hệ quốc tế, các
nước đang phát triển sẽ phụ thuộc vào các nước phát triển.
• Thực hiện theo lý thuyết này thì sẽ dẫn tới lãng phí nguồn lực của các nước đang
phát triển vì họ sẽ không sản xuất nhiều.
• Làm thu hẹp khả năng phát triển của thương mại quốc tế.
2.2.Lợi thế so sánh của Ricardo
Một nước được gọi là có lợi thế so sánh về một mặt hàng nào đó so với một nước
khác khi việc sản xuất ra một mặt hàng đó ở nước này có chi phí cơ hội nhỏ hơn.
Luật Ricardo : Một nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sang một nước
khác một mặt hàng có chi phí cơ hội nhỏ hơn và nhập khẩu lại chính mặt hàng còn lại ở
nước kia.
Hạn chế : Ricardo chỉ sử dụng mỗi chi phí lao động mà thực tế để tạo ra sản phẩm
thì có 2 loại chi phí : chi phí vốn và chi phí lao động.
2.3.Lý thuyết lợi thế nguồn lực của Ohlin – Hecksher
Nôi dung: Với các nước có lợi thế về vốn thì sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất
khẩu các hàng hóa sử dụng nhiều vốn vì giá trong nước của sản phẩm này sẽ rẻ hơn giá
quốc tế.
Với các nước có lợi thế về lao động thì sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu
các hàng hóa sử dụng nhiều lao động sang các nước phát triển vì khi đó giá trong nước

của sản phẩm này cũng sẽ rẻ hơn giá quốc tế.
3.Các chiến lược xuất khẩu:
3.1.Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô


Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô là chiến lược của các nước đang phát triển
trong đó các nước này xuất khẩu sang các nước phát triển (là chủ yếu) loại sản phẩm
thuộc hai nhóm ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và ngành nông – lâm – thủy sản.
Tác dụng của chính sách:
• Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô giúp giải bài toán thiếu vốn do thu được
nguông ngoại tệ và đồng thời thu hút được nguồn vốn FDI
• Giải bài toán việc làm cho nguời lao động.
• Giải bài toán tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo chiều sâu.
Hạn chế:
• Cầu về sản phẩm thô có xu hướng giảm kể cả hàng hóa trung gian và hàng hóa tiêu
dùng cuối cùng
• Cung về sản phẩm thô không ổn định, và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và điều
kiện khai thác tài nguyên.
• Nếu xuất khẩu sản phẩm thô, nhập khẩu sản phẩm chế biến thì hệ số trao đổi là
nhỏ.
=> Xuất khẩu sản phẩm thô không nên coi là một chiến lược lâu dài mà chỉ nên coi là một
giai đoạn bất đắc dĩ khi nước ta chưa có đủ tiềm lực về vốn và công nghệ
3.2.Chiến lược hướng về xuất khẩu
Chiến lược hướng về xuất khẩu là một chiến lược ngoại thương nhằm hướng sản
xuất và tiêu dùng trong nước ra thị trường quốc tế.
Tác dụng
• Giảm sự thâm hụt trong cán cân thanh toán
• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mở và có hiệu quả.
• Giúp nâng cao năng lực cạnh tranh tăng trưởng, cạnh tranh quốc gia. Trên cả 3

phương diện : Cạnh tranh về công nghệ, cạnh tranh về thể chế, cạnh tranh về tăng
trưởng.
Hạn chế của chính sách:
• Độ rủi ro cao vì bị phụ thuộc vào điều kiện kinh tế thế giới.
• Gây ra việc lãng phí đối với các yếu tố nội địa : thị trường nội địa bị lãng quên,
đồng tiền nội địa không được coi trọng
4.Vai trò của chiến lược xuất khẩu với phát triển kinh tế


Hoạt động xuất khẩu là hoạt động tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế và phát triển của đất nước. Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã khẳng
định một đất nước phát triển một cách nhanh chóng và bền vững ngoài việc phải khai thác
tối đa tiềm năng trong nước, còn phải biết tận dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật
của kinh tế thế giới, phát huy lợi thế kinh tế trong nước thông qua hoạt động xuất nhập
khẩu, trong đó xuất khẩu đóng vai trò là nhân tố tiên quyết, mang tính đầu tàu thúc đẩy
tăng thu nhập quốc dân.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, sự tham gia vào phân công lao động quốc tế và
hợp tác quốc tế của một nước sẽ góp phần phát huy tối đa năng lực cạnh tranh của nước
đó trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, xu hướng toàn cầu hóa với sự tự do dần được
nới rộng trong thương mại và đầu tư quốc tế đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao khiến
cho các quốc gia và khu vực luôn phải vận động trong một mối liên kết hữu cơ chặt chẽ.
Và do đó tỷ trọng xuất nhập khẩu, đặc biệt là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trên tổng số
thu nhập quốc dân luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của
quốc gia đó
4.1.Xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế
Chính sách ngoại thương tác động tới tổng cầu.Khi xuất khẩu ròng tăng lên sẽ làm
lượng tổng cầu tăng lên và sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chiến lược ngoại thương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng
lớn mạnh , nâng cao sức canh tranh trên thj trường quốc tế, hơn nữa thị trường thế giới
rộng lớn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu được hiệu quả nhờ quy mô sản xuất

lớn.
Chiến lược hướng ngoại còn tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Ngoại thương trở thành nguồn tích lũy vốn chủ yếu trong giai đoạn đầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa
.
4.2. Vai trò của xuất khẩu với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chiến lược hướng ngoại tạo ra khă năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới năng động.
Sự phát triển của ngành công nghiệp trực tiếp xuất khẩu đã tạo ra tác động tích cực tới các
ngành công cấp đầu vào cho ngành xuất khẩu, khi đó các ngành công nghiệp chế biến
cũng sẽ được phát triển.


Chiến lược hướng ngoại tạo ra nguồn ngoại tệ cho đất nước. Và khi có ngoại tệ sẽ
giúp tăng được khả năng nhập khâir công nghệ, máy móc thiết bị ..cần thiết cho sự phát
triển của công nghiệp.
Mặt khác ngoại thương giúp tăng thu nhập của người lao động do đó có ảnh hưởng
tơi sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ
Chiến lược hướng ngoại giúp đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước
xuất khẩu.
4.3.Vai trò của xuất khẩu với việc nâng cao phúc lợi xã hội
Xuất khẩu giúp giải bài toán việc làm cho người lao động , từ đó mức sống ở các
khu vực có tham gia xuất khẩu sẽ được cải thiện.
Xuất khẩu giúp giải bài toán mở rộng cơ sở hạ tầng xã hội, kinh tế, kĩ thuật, tăng
cường nền văn minh của xã hội.


Phần 2: XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
1. Đánh giá chung.
1.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam 2006-2010
Nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tăng qua các năm với tốc độ ngày

càng cao, trừ năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên đã giảm và
có khả năng sẽ chậm hồi phục lại tốc độ sau vài năm nữa:
Bảng1: tổng kết số liệu về kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm qua:
Nguồn tổng cục thống kê
Chỉ tiêu

Đơn
2005
vị tính
Tổng kim ngạch Tỷ
32.4
xuất khẩu
USD
Trong đó
Doanh nghiệp có Tỷ
11,2
vốn đầu tư nước USD
ngoài( Không kể
dầu thô)
Doanh nghiệp có Tỷ
18.55
vốn đầu tư nước USD
ngoài (kể cả dầu
thô)
Tốc độ tăng tổng %
22.4
kim ngạch phát
triển

2006


2007

2008

2009

39.8

48.56

62.7

56,58

KH
2010
>60

22,8

19,28
8

24,5

21,3

26


14.75

27,77

34,9

29,85
4

30,7

23

21,9

29,1

-9.7

>6

Cụ thể như sau:
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 39,8 tỷ USD, vượt 4,9% so với kế
hoạch và tăng 23% so với năm 2005.
Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung, các doanh nghiệp khối đầu tư nước
ngoài chiếm 29,921 tỷ USD, doanh nghiệp 100% vốn trong nước đóng góp 15,184 tỷ
USD. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục dẫn đầu về đóng góp xuất khẩu.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý, sự tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng mạnh mẽ, tỷ lệ thuận với làn sóng FDI tăng
trong những năm qua. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn FDI đã



đạt tới 142,9% so với dự kiến ban đầu; trong khi đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trong nước lại không đạt chỉ tiêu với mức hoàn thành kế hoạch chỉ là 77%.
Trong hơn 20 nhóm hàng xuất khẩu chính hầu hết các nhóm hàng chủ lực đều có
sự tăng trưởng mạnh và vượt mức kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy, bên cạnh sự thuận
lợi về thị trường và giá cả thì cũng thể hiện nỗ lực lớn của các doanh nghiệp. Tính đến
cuối năm 2006, đã có 9 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Tính chung cả năm 2006, hầu hết các mặt hàng đều tăng trưởng mạnh, trong đó có
tới 13 nhóm hàng vượt mức kế hoạch đã đề ra.
Phân tích bước đầu cho thấy, trong tổng số 7,4 tỷ USD kim ngạch tăng thêm trong
năm 2006 có 2,94 tỷ USD tăng do thuận lợi về giá và 4,46 tỷ USD là do tăng trưởng về số
lượng. Điều đó chứng tỏ quy mô xuất khẩu nước ta đã có sự tăng trưởng vững chắc, mức
độ phụ thuộc vào biến động giá cả thị trường đã giảm xuống.
Biểu đồ 1: Xuát nhập khẩu Việt nam giai đoạn 2006 - 2010
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2006,
vượt 4,6% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra là 17,4%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 56,9%, đạt 27,7 tỷ USD.
Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 8,7 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch
xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tăng 1,8 tỷ USD, nhóm nhiên liệu - khoáng sản
tăng 0,2 tỷ USD, nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng 3,8 tỷ USD và nhóm hàng
khác tăng 2,9 tỷ USD..
Các thành tựu đạt được trong xuất khẩu năm 2007:
Thứ nhất, quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì
ở mức cao.
Thứ hai, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng
tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và
chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô.
Thứ ba, các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hoá
và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực các
doanh nghiệp 100% vốn trong nước ở mức cao 23,1% so với khu vực các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài 18,6%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp có


vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn và là động lực quan trọng đối với tăng
trưởng xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và
khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Chúng ta chưa tận dụng triệt để lợi
ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết
giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa
Kỳ, EU, Trung Quốc.
Năm 2008 - một năm có những kết quả ấn tượng, nhưng những khó khăn cũng đã
lộ diện và chuyển tiếp cho năm 2009.
Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua nhiều biến
động về thị trường, giá cả, khó khăn của những rào cản thương mại, tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu… Đi cùng với đó là nhiều thay đổi trong cơ chế điều hành,
hoạch định chính sách.
Theo số liệu ước tính của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 của
Việt Nam ước đạt gần 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007. Đây là mức tăng
trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Điểm đáng chú ý là trong năm 2008, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
vượt tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (29,5% so với 27,5%); năm 2007 tốc độ tăng trưởng
nhập khẩu tăng 25,6%, trong khi xuất khẩu là 22,%. Đây là một thuận lợi góp phần ổn
định cán cân thương mại, hỗ trợ kiềm chế nhập siêu.
Năm 2008 cũng là năm có những chuyển động mới trong mở rộng thị trường xuất
khẩu.
Trước khó khăn của những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản…, hoạt
động xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đã chủ động đẩy mạnh sang khai thác và mở rộng
những thị trường mới, hoặc đã thâm nhập trước đó.

Năm 2009, năm phải chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 56,584 tỉ USD, bằng 79% kế hoạch của
Quốc hội đặt ra từ đầu năm (72 tỉ USD) và chỉ chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu của năm
2008. Số lượng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như gạo, cao su, than đá, dầu thô các loại
tăng từ 10 - 30% nhưng giá trị thu về thấp hơn 2008.
Các mặt hàng thế mạnh nói trên tăng lượng xuất khẩu nhưng giảm giá trị thu về,
riêng các mặt hàng như: rau quả, chè các loại, hạt tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, hóa
chất, dệt may có giá trị lẫn số lượng tương đương với năm 2008.


Theo các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu năm 2009 không đạt mục tiêu 72 tỉ USD
như chỉ tiêu Quốc hội đề ra và chỉ bằng 90% của năm 2008, ngoài yếu tố ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính còn một nguyên nhân khác là do cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu
của ta chủ yếu ở dạng thô, đơn điệu và chưa có mặt hàng nào đủ mạnh để làm đầu tàu cho
xuất khẩu cả nước.
Năm 2010, năm mà nền kinh tế thế giới đã bắt đầu vượt qua cuộc khủng hoảng
kinh tế tồi tệ. Việc nền kinh tế thế giới vượt qua khủng hoảng thì cũng có nghĩa tình hình
xuất khẩu của nước ta sẽ khả quan hơn.
Tháng 10 và 10 tháng đầu năm, tình hình xuất khẩu tiếp tục diễn biến theo chiều
hướng tích cực; bình quân mỗi tháng xuất khẩu đạt 5,78 tỷ USD, cao hơn kế hoạch đã đề
ra là 5,04 tỷ USD/tháng.
10 tháng qua cả nước đã xuất khẩu được 57,8 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ,
vượt 17,3% so với chỉ tiêu của Quốc hội. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đạt 31 tỷ USD, tăng 25,85%; xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp có
vốn đầu tư trong nước đạt 26,8 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ 2009.
Bộ Công thương đánh giá, nhìn chung, xuất khẩu các mặt hàng và các nhóm hàng vẫn
duy trì tốc độ tăng trưởng của những tháng trước đó. Ngoài yếu tố thuận lợi về giá, một số
mặt hàng như dệt may, đồ gỗ… đang có thuận lợi lớn về thị trường và đơn hàng.
Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần
tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất

xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô.
Theo dự báo hai tháng cuối năm 2010, hoạt động xuất khẩu tiếp tục có nhiều diễn
biến thuận lợi. Cả năm xuất khẩu có thể đạt khoảng 70 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm
2009. Nhưng để đạt được mức này thì hai tháng cuối năm xuất khẩu phải đạt bình quân
6,1 tỷ USD/tháng.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, việc xuất khẩu “cán” mốc 70 tỷ USD trong
2010 sẽ là cơ sở để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá năm 2011 là 10%
và nhập siêu hàng hóa bằng 19,8% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, theo chỉ tiêu Chính
phủ đã đề ra tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 12.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thời gian qua.
(1) Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO.
Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức
thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã đánh dấu bước hội nhập mạnh mẽ của nền kinh


tế Việt Nam vào đời sống kinh tế toàn cầu. Những lợic ích của việc gia nhập WTO đối
với xuất khẩu gồm:
Thứ nhất, gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên và vị thế thị trường
ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Hàng hóa thâm nhập thị trường khổng lồ này
không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký.
Thứ hai, Việt Nam được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện. Thuế nhập khẩu vào các
nước thành viên sẽ giảm đáng kể. Được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập vì là
nước đang phát triển.
Thứ ba, cũng rất quan trọng là Việt Nam bình đẳng với các quốc gia thành viên
của WTO, Việt Nam sẽ nâng cao vị thế trong các mối quan hệ quốc tế. Trong việc biẻu
hiện những vấn đề liên quan đến WTO, đặc biệt trong việc giải quyết những tranh chấp
trong kinh doanh thương mại quốc tế.
Bên cạnh những cơ hội thuận lợi chủ yếu nêu trên, Việt Nam phải đối mặt với
những thách thức rất lớn là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, trong khi đó, khả

năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta chưa cao.
Doanh nghiệp yếu về tiềm lực kinh tế cũng như thương hiệu không có khả năng
cạnh tranh sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Hậu quả là số lao động thất nghiệp tăng cao, một
gánh nặng cho xã hội và Chính phủ.
Thách thức lớn thứ 2 khi gia nhập WTO là Việt Nam phải thực hiện hàng loạt
những cam kết, những thỏa thuận đã ký trong những hiệp định thương mại song phương,
đa phương cũng như quy chế WTO, trong khi đó, hệ thống chính sách kinh tế của ta đang
trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ.
(2) Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009.
Ngày 15/09/2008 ngân hàng Lemon Brothers của Mĩ sụp đổ, đánh dấu sự bắt đầu
cho một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Nhìn chung, tác
động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với xuất khẩu Việt Nam thể hiện ở những
mặt sau:
Thứ nhất, khủng hoảng tài chính khiến thị trường xuất khẩu bị thu hẹp mạnh do
nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường chủ lực đều sút giảm. Điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xuất khẩu Việt Nam đặc biệt là đối với một số
ngành có giá trị xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, nhựa, dây và cáp điện,...


Thứ hai, giá hàng hóa giảm trên phạm vi toàn cầu khiến cho thuận lợi về giá xuất
khẩu của ta trong năm 2008 không còn trong năm 2009. Xuất khẩu các mặt hàng nông
lâm thủy sản, khoáng sản đều gặp khó khăn do giá giảm.
Thứ ba, số vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tăng lên khi các nước nhập
khẩu quan tâm hơn đến việc giành lại thị trường cho các doanh nghiệp trong nước trong
thời kỳ khủng hoảng tài chính. Mặt khác, khi nhu cầu nhập khẩu trên thị trường thế giới
càng giảm thì sức ép cạnh tranh từ các nước châu Á khác càng gia tăng, đặc biệt là đối với
các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may giày dép, điện tử,...khiến các doanh nghiệp xuất
khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, hợp đồng.
Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu: Nhóm hàng nông sản, thủy sản không chịu ảnh
hưởng nhiều về thị trường do đây là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày nên

lượng cầu giảm nhẹ, không đáng kể
Nhóm hàng chế biến, công nghiệp và thủ công mỹ nghệ chịu ảnh hưởng nhiều từ
tác động của khủng hoảng do nhu cầu của các mặt hàng này giảm mạnh. Thực tế, ngay
sau khủng hoảng (tức là đầu năm 2009), xuất khẩu các mặt hàng dệt may, da giày, đồ gỗ
đều gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.
Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản tuy không bịảnh hưởng về thị trường nhưng chịu ảnh
hưởng về giá
(3) Biến động tỷ giá.
Những năm qua đồng tiền VND liên tục mất giá so với đồng USD, trong khi đồng
USD vẫn chiếm tỷ trọng chi phối trong thanh toán quốc tế (khoảng 70%), do đó những
biến động này đã tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù trên
nguyên lí thì cứ tưởng tỉ giá tăng sẽ có lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhưng trên thực tế,
các doanh nghiệp xuất khẩu đã lao đao vì biến động tỉ giá:
Mức tăng vượt trội này đẩy chi phí nhập khẩu, chi phí sản xuất kinh doanh của
những ngành hàng có đầu vào lớn từ nguyên liệu nhập khẩu, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng
cao. Do đó chi phí do tỷ giá trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tăng lên đáng
kể.
Đô la lên giá cao so với tiền đồng kéo giá đầu vào của sản phẩm từ nguyên vật
liệu, phí vận tải, đến lương nhân công... đều tăng theo.
Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đều phải nhập
phần lớn nguyên vật liệu đầu vào. Phần lợi nhuận mà doanh nghiệp xuất khẩu thu được từ
tỷ giá tăng có khi không bù đắp được sự tăng giá chi phí đầu vào


Không chỉ có vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu mang ngoại tệ về bán cho ngân
hàng nhưng đến khi cần ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu, nếu không may rơi vào
thời điểm khan hiếm ngoại tệ, thì lại không mua được từ ngân hàng với giá bằng giá mình
đã bán.
(4) Lạm phát.
Một vài năm trở lại đây, lạm phát ở nước ta luôn ở mức cao, nhất là những tháng

cuối năm. Việc lạm phát tăng cao đã gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói chung và
công tác xuất khẩu nói riêng. Lạm phát cao làm cho giá của hàng hóa sản xuất trong nước
tăng cao, do đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước trên trường quốc tế
bị giảm sút nghiêm trọng.
(5) Rảo cản chống bán phá giá của các nước.
Trong khi mà các rào cản thương mại để bảo hộ sản xuất trong nước như thuế
quan, hạn ngạch đang ngày càng được loại bỏ thì xuất hiện các rào cản mới – tinh vi hơn
rất nhiều như tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn khai thác đánh bắt
thủy sản… đặc biệt là biện pháp chống bán phá giá. Những năm gần đây, hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam luôn phải đối mặt với các sự kiện chống bán phá giá như Mỹ kiện về
cá tra, cá basa, liên minh châu Âu EU kiện về giày da.v.v… Điều này đã làm ảnh hưởng
nghiêm trọng tới kim ngạch xuất khẩu của chúng ta. Việc chưa được công nhận là nền
kinh tế thị trường khiến cho chúng ta luôn gặp thiệt thòi trong các vụ kiện. Vì chưa là nền
kinh tế thị trường nên mức giá của chúng ta không được chấp nhận mà họ sẽ sử dụng mức
giá ở nước có điều kiện tương đương để chứng minh chúng ta bán phá giá.
(6) Năng lực của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Ngoài các yếu tổ khách quan nói trên thì vẫn phải thừa nhận một thực tế là các
năng lực của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Mặt hàng sản xuất ra vẫn chưa
đạt tiêu chuẩn để thâm nhập các thị trường khó tính như EU, Hoa kì. Chính vì vậy, nâng
cao năng lực của các doanh nghiệp cũng là cách làm tăng kim ngạch xuất khẩu của nước
ta.
2. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa
2.1. Cơ cấu chia theo tính chất hàng hóa
Nếu phân loại theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương có thể phân chia thành 2
nhóm mặt hàng chính là: Nhóm hàng thô và nhóm hàng chế biến.


Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu được cải thiện theo hướng giảm dần tỷ trọng các
hàng hóa đã qua chế biến. Nếu như năm 1991 hàng hóa chủ yếu là nguyên liệu thô chiếm
trên 92% thì nay chỉ còn khoảng 51% kim ngạch xuất khẩu. Hàng chế biến năm 2002

chiếm khoảng 49% trong khi năm 1991 chỉ chiếm 8% kim ngạch xuất khẩu. Những năm
gần đây, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chỉ có khoảng 5% là hàng công nghệ cao,
10% là hàng công nghệ trung bình, 40% hàng nông, thủy sản chưa qua chế biến, 27% là
hàng công nghệ thấp... Chúng ta đã hình thành nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, số
lượng các mặ hàng xuất khẩu ngày càng tăng, chất lượng các mặt hàng xuất khẩu được
nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo sự cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tỷ trọng hang chế
biến sâu và nhóm hàng công nhgiệp tăng; tỷ trọng sản phẩm thô giảm và Việt Nam ngày
càng có nhiều sản phẩm đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD( như dầu thô, hàng
dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ, hàng linh kiện điện tử, cà phê, gạo, cao su, dây điện và
cáp điện). Nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt được thứ hạng cao so với mặt hàng của các nước
khác, có ảnh hưởng đến thị trường thế giới như: gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều và
chè..
Theo số liệu ta thấy chiếm chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu của ta là các hàng
hóa đã chế biến hay tinh chế, tỷ trọng của mặt hàng nay tăng dần qua các năm,từ 51.7%
năm 2006 tăng lên 55.2% năm 2008. tuy nhiên chủ yếu vẫn là hàng hóa công nghiệp nhẹ
hay tiểu thủ công nghiệp với giá trị thành phẩm chưa cao hoặc hàng gia công cho thế giới,
ngay sau đó là các hàng hóa thô hay mới sơ chế, mặc dù đây là một chiến lược không
thông minh nhưng nhóm hàng này vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa nước ta với sự giảm về tỷ trọng rất chậm không mấy khả quan như trong 2 năm
2007 và 2008 sự chuyển biến này là không đáng kể xung quanh mức 44 % tổng kim
ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng khác cũng chiếm tỷ lệ không đáng kể trong kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa.
Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa chia theo tính chất sản phẩm trong chuỗi
giá trị:
STT

Nhóm hàng

Năm 2006
Trị giá


I.

Tổng xuất khẩu 39.826.222
Hàng thô hay 19 226 837

Năm 2007
Tỷ
trọng
(%)
100
48,3

Trị giá
48.561.354
21 657 610

Năm 2008
Tỷ
trọng
(%)
100
44,6

Trị giá
62.685.130
27 698 698

Tỷ
trọng

(%)
100
44,2


mới sơ chế
II
Hàng chế biến 20 592 021 51,7
26 886 110 55,4
hay đã tinh chế
III
Hàng
hóa 7 364
0.0
17 634
0.0
không
thuộc
các nhóm trên
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 2: Cơ cấu Xuất khẩu hàng hóa năm 2008

34 625 512

55,2

360 920

0.6


Điều này thể hiện, Việt Nam vẫn còn đi theo hướng xuất khẩu các sản phẩm thô,
mới sơ chế, hoặc có chăng cũng chỉ là mức tinh chế đơn giản, ít chứa đựng các hàm lượng
kỹ thuật. Các sản phẩm của Việt Nam thường chỉ ở giai đoạn đầu trong chuỗi giá trị (sản
phẩm thô và tinh chế) hay ở giai đoạn cuối của chuỗi giá trị (sản phẩm tinh chế). Điều này
sẽ ảnh hưởng tới kim ngạch xuất nhập khẩu Việt nam, do giá trị của các sản phẩm này rất
thấp, và ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh cũng như tỷ lệ trao đổi hàng hóa của Việt
Nam.
2.2. Cơ cấu hàng Xuất khẩu theo ngành hàng Kế hoạch
Thông thường theo cơ cấu ngành hàng của kế hoạch nhà nước ta có thể phân loại
thành các nhóm mặt hàng như bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu
STT

1

2
3

Nhóm
hàng

Năm 2006

Tổng xuất
khẩu
Hàng CN
nặng

khoáng
sản

Hàng CN
nhẹ

TTCN
Hàng nông
lâm thủy
sản

Trị giá

Năm 2007
Trị giá

39.826.222

Tỷ
trọng
(%)
100

14.428.641

Năm 2008
Trị giá

48.561.354

Tỷ
trọng
(%)

100

62.658.130

Tỷ
trọng
(%)
100

36,2

15.646.691

34,3

23.209.379

37,0

16.382.365

41,1

20.693.626

42,6

24.896.399

39,7


9.000.800

22,6

11.204.559

23,1

14.218.431

22,6


Đơn vị: 1000USD
Nguồn: Tổng cục thống kê
a.Nhóm hàng CN nặng và khoáng sản:
Theo bảng số liệu trên ta thấy: trong những năm gần đây nhóm hàng CN nặng và
khóang sản có xu hướng tăng dần về tỷ trọng trung bình mỗi năm tăng 2-3% cao nhất là
năm 2008 với trị giá xuất khẩu 23,2 tỷ USD chiếm 37% tổng giá trị xuất khẩu, tăng gấp
1,6 lần so với năm 2006. Điều này cho thấy Việt Nam có lợi thế phát triển nhóm hàng
này.

Biểu đồ 3 Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo ngành hàng năm 2006 -2008
2006
2008
Nhóm hàng này bao gồm một số mặt chủ yếu như: dầu thô, than đá
Bảng 4: Xuất khẩu dầu thô, than đá năm 2006 -2010
STT


Mặt hàng chủ yếu

1

Dầu thô

2

Than đá

Đơn vị
tính
Triệu
tấn
Triệu
Tấn

Năm
2005
17,97

Năm
2006
16,40

17,99

29,30

Năm

2007
15,062

Năm
2008
13,8

Năm
2009
13,416

Năm
2010
10

Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2006, sản lượng dầu thô xuất khẩu đạt 16,4 triệu tấn giảm 8,74% so với năm
2005 nhưng với mức giá cao hơn khối lượng này làm tăng thu 12,1% so với cùng kỳ so
với năm 2005.
Năm 2007 chỉ riêng hai mặt hàng dầu thô và than đá đã chiếm gần 20% tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trưởng không ổn
định. Khối lượng xuất khẩu dầu thô giảm dần, sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu
cũ dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác
không đạt nhiều tiến triển.
Năm 2008 sản lượng dầu thô xuất khẩu vẫn có xu hướng giảm đặc biệt là đến năm
2009 chỉ còn13,42 triệu tấn. Nhóm hàng này khó có khả năng tăng trưởng trong năm


nay do sản lượng dầu thô và than đá xuất khẩu giảm mạnh, chủ yếu phục vụ nhu cầu sản
xuất và tiêu thụ trong nước, nên giá xuất khẩu sẽ không ở mức cao như năm ngoái.

Năm 2010: Kim ngạch xuất khẩu của nhóm nhiên liệu và khoáng sản tháng
11/2010 giảm 12,2% về lượng và giảm 25,4% về trị giá so với tháng 10. Tính chung 11
tháng, kim ngạch xuất khẩu của nhóm tăng 13,0% về lượng và giảm 11,3% về trị giá so
với cùng kỳ. Nguyên nhân là do giá xuất khẩu của các mặt hàng này giảm so với cùng kỳ:
giá bình quân của dầu thô giảm 43,48%, xăng dầu giảm 42,09%, quặng và các khoáng sản
khác giảm 33,95%, than đá giảm 25,95%.
Tuy nhiên, lượng xuất khẩu của hầu hết mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ, nhất là
xăng dầu tăng mạnh 41,57%, dầu thô tăng 3,1%, than đá tăng 19,79%. Riêng quặng và
các khoáng sản khác giảm 6,18%.
Nhóm nhiên liệu, khoáng sản: KNXK đạt 2 tỷ USD, bằng cùng kỳ năm 2009 và
chiếm tỷ trọng 13,8% tổng KNXK;
Nhìn chung thì khối lượng hàng hóa XK quí I năm nay vẫn giảm so với cùng kỳ năm
2009. Tính sơ bộ, khối lượng hàng hóa XK quí I năm nay giảm 9% so với cùng kỳ năm
2009 làm cho KNXK chung giảm 1,3 tỉ USD.
Tỷ trọng XK nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm mạnh, xuống còn 13,8%, so với
17,1% của năm 2009 và 23,7% của năm 2008.
b.Nhóm hàng nông lâm thủy sản:
Đây là nhóm hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 nhóm hàng xuất khẩu chính,
chỉ khoảng 22-23% trong cơ cấu xuất khẩu. Đặc điểm chính của nhóm hàng này và cũng
là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu Việt Nam là tính biến động cao về giá cả. Những
biến động trong năm 2008 đã là những minh chứng cụ thể cho đặc điểm này. Cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2008 đã làm tăng giá các mặt hàng này. Bắt đầu là mặt hàng gạo tăg
vọt đến 300%. Là nhóm hàng sử dụng nhiều nhất lực lượng lao động tại chỗ chiếm đến
hơn 70% dân số, nhưng giá trị xuất khẩu lại không cao; năm 2009 đạt mức 14,2 tỷ USD.
Điều này cho thấy trình độ khoa học công nghệ của việt Nam còn thấp và chưa đươc ứng
dụng nhiều để có thể khai thác hết lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nhóm hàng này bao gồm các mặt hàng chủ yếu như: Gạo, cà phê, Cao su, rau quả,
hạt điều, hạt tiêu…



Bảng 5: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu nhóm nông lâm thủy sản
STT

Mặt hàng chủ yếu

1

Gạo

2

3

Cà phê

Cao su

4

Hàng rau quả

5

Hạt điều

6

Hạt tiêu

Đơn

vị tính
Triệu
USD
Triệu
tấn
Triệu
USD
Nghìn
tấn
Triệu
USD
Nghìn
tấn
Triệu
USD
Triệu
USD
Triệu
USD

Năm
2005
1.047

Năm Năm
2006 2007
1.276 1.490

Năm
2008

2.894

Năm
2009
2.664

Năm
2010

5.25

4.64

4,5575

4,7

5,947

4,8

735

1.217

1.911

2.111

1.731


892

981

1229

1060

1168

804

1286

1393

1604

1227

587

707

715

658

726


235

259

306

407

431

502

504

654

911

849

151

190

1100

770

Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2006 được nhận định là một năm sôi động về thị trường xuất khẩu gạo. Gạo
đạt 4,64 triệu tấn, kim ngạch đạt 1,27 tỷ USD mặc dù giảm 11,6% về số lượng nhưng lại
làm tăng 21,8 % về giá trị so với năm 2005. Các mặt hàng khác như cà phê, cao su, rau
quả…hầu như đều tăng nhẹ
Trong năm 2007, phần lớn các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đã
quan tâm đến đầu tư vùng nguyên liệu, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng
thị trường tiêu thụ. Vì thế có sự gia tăng mạnh ở các mặt hàng chủ lực đặc biệt là cà phê
lượng xuất khẩu đạt 1229 nghìn tấn tăng 25,2% so với năm trước. Đây là những mặt hàng
chịu nhiều tác động của thị trường thế giới. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng rất cao so
với năm 2006. Nguyên nhân là giá nông sản thế giới đang trên đà lên giá.


Đầu năm 2008, thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực khi giá hầu hết
các nông sản chính như: bắp, lúa mì, gạo đều tăng gấp 2-3 lần trong vòng chưa đầy hai
năm.
Năm 2009: Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản hạn chế về cơ cấu sản lượng và đặc
biệt là gặp khó khăn về giá của nhiều mặt hàng chủ lực. Các mặt hàng cao su, hạt tiêu,
nhân điều, chè, dự kiến số lượng xuất khẩu sẽ có mức tăng nhẹ về lượng, nhưng do hạn
chế về năng lực sản xuất, chế biến và giá xuất khẩu không cao như năm 2008 nên không
tăng đột biến về kim ngạch xuất khẩu (chỉ khoảng 10-15%).
Có thể thấy, xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản thời gian qua ước đạt gần 12 tỷ USD,
tăng 18% so với cùng kỳ. Hầu hết các mặt hàng nông sản đều có kim ngạch tăng trưởng
dương; trong đó dẫn đầu là cao su tăng 94,4%; nhân điều tăng 29,5%; hạt tiêu tăng 23%...
Giá xuất khẩu của phần lớn các mặt hàng nông sản đều có thuận lợi đã góp phần vào sự
tăng trưởng kim ngạch của cả nhóm.
Tóm lại, do đã có quá trình phát triển lâu dài, đã khai thác phần lớn tiềm năng nên
hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam những năm qua có xu hướng tăng
trưởng chậm lại về khối lượng, nhƣng vẫn gia tăng nhanh về giá trị do giá cả thế giới có
xu hướng tăng lên
Để các mặt hàng này thực sự trở thành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam, về lâu

dài cần phát triển theo hướng: nâng cao dần chất lượng sản phẩm, gia tăng hàm lượng chế
biến, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển hạ tầng pháp lý.
c.Hàng Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
Đây là nhóm quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng trên 40% tổng giá trị xuất khẩu.Mặc
dù những năm gần đây tỷ trọng này có xu hướng giảm nhưng trị giá xuất khẩu vẫn khá
cao, Năm 2008 trị giá xuất khẩu của nhóm hàng này đạt mức 24,9 tỷ USD tăng 20% so
với năm 2007 và gấp hơn 1,5 lần so với năm 2006.
Nhóm này bao gồm các mặt hàng chủ lực như: dệt may, giày dép,gỗ, dây điện, cáp điện…
Theo Bộ Công Thương, cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo 2 mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu lớn là dệt may và da giày.
Từ bảng số liệu trên ta dễ dàng nhận thấy sản lượng các mặt hàng trong nhóm này
có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt cao nhất là đến năm 2008 kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may tăng đạt 9120triệu USD và 4800 triệu USD đối với hàng giày dép.


Bảng 6: Xuất khẩu mặt hàng dệt may và giày dép 2006 -2010
STT

Mặt hàng chủ yếu

1

Hàng dệt may

2

Hàng giày dép

Đơn
vị tính

Triệu
USD
Triệu
USD

Năm
2005
4.838

Năm Năm
2006 2007
5.835 7750

Năm
2008
9120

Năm
2009
9004

Năm
2010
10500

3.040

3.592

4800


4015

5300

3994

Nguồn: Tổng cục thống kê
Riêng với hàng giày dép, năm 2009, giày của Việt Nam sang thị trường chủ lực là
EU không còn được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn có nhiều khả năng để gia tăng
kim ngạch xuất khẩu thông qua việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
và tăng cường hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm.
Ngoài ra, một số mặt hàng công nghiệp chế biến khác cũng có nhiều tiềm năng để
tăng trưởng xuất khẩu; trong đó, sản phẩm gỗ dự kiến kim ngạch tăng khoảng 8% so với
năm 2008. Sản phẩm nhựa dự kiến kim ngạch sẽ vượt ngưỡng trên 1 tỷ USD, tăng 39,8%
so với năm 2008. Dây điện và cáp điện là mặt hàng có khả năng gia tăng kim ngạch xuất
khẩu lớn với mức kim ngạch dự kiến đạt 1,4 tỷ USD, tăng 34% so năm 2008.
3. Các thị trường Xuất khẩu hàng hóa chính của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam có quan hệ xuất khẩu hàng hóa chính với 73 nước trên toàn
thế giới ( phụ lục)
Bảng 7: Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo các khối nước
Đơn vị tính: (triệu đô la Mỹ)
2006
39826,2

Tổng số
(Phân theo khối
nước chủ yếu)
ASEAN
6632,6

APEC
29337,9
EU
7094,0
OPEC
1415,9
Nguồn: (Tổng cục thống kê)

2007
48561,4

2008
62685,1

Sơ bộ 2009
57096,3

8110,3
35048,8
9096,4
1687,3

10337,7
44213,1
10895,8
1866,1

8591,9
9378,3


Bảng 8: Các Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị tính: (tỷ USD).


Nước

Hoa kỳ

ASEAN

Nhật
Bản

Trung
Quốc

EU

Ôx –
trây – li
-a
3,74
3,8
4,35
2,2

Hàn
Quốc

Năm

2006
8
6,56
5,2
3,2
6,8
8,43
2007
10
8
5,5
3,2
8,7
1,24
2008
11,6
10,2
8,8
4,85
10
1,8
2009
11,2
8,5
6,2
4,8
9,3
2,5
10/2010 10,3
6,4

5,5
4,7
Nguồn: (Tổng cục thống kế)
Bảng 9: Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam
(%)
Nước

Hoa kỳ

ASEAN

Nhật
Bản

Trung
Quốc

EU

Năm
2007
2008
2009

25
16
-3,4

22
27,5

-16,67

7,77
60
-30

0
51,56
-1,03

28
15
-0,07

Ôx –
trây – li
-a
1,6
14,47
-50

Hàn
Quốc
- 85,3
45,16
39

Năm 2006, Trong số các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, Mỹ vẫn dẫn
đầu với kim ngạch ước đạt 8 tỷ USD; thị trường châu Âu là 7,647 tỷ USD, trong đó các
nước EU chiếm 6,8 tỷ USD; Nhật Bản: 5,2 tỷ USD; Trung Quốc 3,2 tỷ USD; khối Asean

đạt 6,56 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt
4,9% so với kế hoạch cả năm, trong đó khu vực kinh tế trong 16,7 tỷ USD, tăng 20,5% so
với năm trước, đóng góp 39,8% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
không kể dầu thô 14,5 tỷ USD, tăng 30,1%, đóng góp 46,9% và dầu thô 8,3 tỷ USD, tăng
12,9%, đóng góp 13,3%. Năm nay, có thêm cao su và cà phê đạt kim ngạch xuất khẩu
trên 1 tỷ USD nâng tổng số các mặt hàng có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên là 9, trong đó
4 mặt hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch mỗi mặt
hàng đạt trên 3,3 tỷ USD. Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm nay tăng mạnh, do
phát triển nông nghiệp đúng hướng, đồng thời giá thế giới tăng cao, trong đó kim ngạch
cao su tăng cao nhất (+58,3%); cà phê tăng tới 49,9% (hoàn toàn do được lợi về giá);
riêng gạo giảm cả kim ngạch và lượng, chủ yếu do nguồn cung không tăng.
Năm 2007,Thị trường xuất khẩu hàng hoá tiếp tục phát triển, hầu hết các thị trường
lớn đều tăng so với năm trước. Năm 2007 có 10 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ
USD, trong đó Mỹ 10 tỷ USD, tiếp đến là EU 8,7 tỷ USD; ASEAN 8 tỷ USD; Nhật Bản 5,5 tỷ
USD và Trung Quốc 3,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, trong năm 2007 một số thị trường có xu hướng


giảm như Ôx-trây-li-a, I-rắc. Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ
USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng (kể cả
xuất khẩu dầu thô tăng 2,6%, do giá tăng). Có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ
USD là: Dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may 7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ
USD, tăng 12,9%; sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, tăng 22,3%; điện tử máy tính 2,2 tỷ USD,
tăng 27,5%; cà phê 1,8 tỷ USD, tăng 52,3%; gạo 1,4 tỷ USD, tăng 13,9%; cao su cũng đạt
1,4 tỷ USD, tăng 8,8%; than đá trên 1 tỷ USD, tăng 11,3%.
Năm 2008, Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối
tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 với 5 mặt hàng chủ
yếu (chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
này) gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản. Kim ngạch hàng
hoá xuất khẩu sang thị trường ASEAN tuy có giảm trong các tháng cuối năm, nhưng ước
tính cả năm vẫn đạt 10,2 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2007 với các mặt hàng chính là:

Dầu thô, gạo, thủy sản, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Thị trường EU ước tính đạt
10 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước gồm các mặt hàng truyền thống như: Hàng dệt may,
giày dép, nông sản, thủy sản. Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so
với năm 2007, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính
và linh kiện, dây và cáp điện.
Năm 2009, Thị trường xuất khẩu một số hàng hoá chủ yếu như sau: Hàng dệt may
xuất khẩu sang Mỹ đạt 4,9 tỷ USD, giảm 3% so với năm 2008; tiếp theo là EU đạt 1,7 tỷ
USD, giảm 3,1%; Nhật Bản 930 triệu USD, tăng 12%. Thị trường chính của dầu thô vẫn
là Ôx-trây-li-a với 1,5 tỷ USD, giảm 55%; Xin-ga-po 1 tỷ USD, giảm 37%; Ma-lai-xi-a
780 triệu USD, giảm 8%; Mỹ 430 triêụ USD, giảm 57%; Trung Quốc 420 triệu USD,
giảm 30%. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang các đối tác chính trong năm 2009 đều
giảm, trong đó EU đạt 1,1 tỷ USD, giảm 5,7 %; Mỹ 710 triệu USD, giảm 3,9%; Nhật Bản
760 triệu USD, giảm 8,4%. Sản phẩm giày, dép xuất khẩu sang EU năm 2009 ước tính đạt
1,9 tỷ USD, giảm 23,2%; Mỹ 1 tỷ USD, giảm 2%; Nhật Bản 120 triệu USD, giảm 10,5%.
Trong năm 2009, 7 thị trường xuất khẩu chính của hàng hoá của nước ta đã chiếm
gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, gồm: Thị trường Mỹ ước tính đạt 11,2 tỷ
USD, giảm 5,5% so với năm 2008; EU 9,3 tỷ USD, giảm 14,4%; ASEAN 8,5 tỷ USD,
giảm 16,4%; Nhật Bản 6,2 tỷ USD, giảm 27,7%; Trung Quốc 4,8 tỷ USD, tăng 4,9%; Hàn
Quốc 2,5 tỷ USD, tăng 15%; Ôx-trây-li-a 2,2 tỷ USD, giảm 48% (chủ yếu do giá dầu thô
giảm). Đáng chú ý là thị trường châu Phi tuy kim ngạch ước tính mới đạt 1,1 tỷ USD nhưng
đã phát triển nhanh, gấp 8 lần năm 2008.


Năm 2010, Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chín tháng năm 2010
sang một số thị trường xuất khẩu lớn là: Hoa Kỳ đạt 10,3 tỷ USD, tăng 25,9% (Hàng dệt
may đạt 4,5 tỷ USD, giày dép đạt 1 tỷ USD); EU đạt 7,8 tỷ USD, tăng 14,8% (Hàng dệt
may đạt 1,3 tỷ USD, giày dép đạt 1,6 tỷ USD); ASEAN đạt 6,4 tỷ USD, tăng 16,2% (Gạo
đạt 1,3 tỷ USD, xăng dầu đạt 518 triệu USD); Nhật Bản đạt 5,5 tỷ USD, tăng 25,4%
(Hàng dệt may đạt 795 triệu USD, hải sản đạt 637 triệu USD); Trung Quốc đạt 4,7 tỷ
USD, tăng 46,3% (Cao su đạt 325 triệu USD, máy tính, linh kiện đạt 443 triệu USD).

Nhận xét: Trong hai năm 2006 – 2007, thì hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ
lực của VN đều tăng, nhưng chỉ từ cuối năm 2008 đến năm 2009 thì do ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu nhập khẩu của các nền kinh
tế vốn chính là thị trường xuất khẩu chính của nước ta như Mỹ, EU, Nhật Bản,... đều
giảm mạnh, trong đó thị trường Nhật Bản giảm mạnh ở mức 40%; EU giảm 16%; Hàn
Quốc giảm 11%; Trung Quốc giảm 9%. Nhưng tính đến 9 tháng đầu năm 2010, thì tình
hình xuất khẩu sang các thì trường lớn này đã có nhiều khả quan hơn, hầu hết kim ngạch
xuất khẩu sang các thị trường đều đã tăng lên : một phần là do chúng ta đã chú trọng
nhiều hơn đến hoạt động xúc tiến thương mại, đã tìm kiếm và mở rộng thêm được nhiều
thị trường tiềm năng mới, ...và đối với các thị trường mới tìm kiếm này, thì Chính Phủ
VN cũng có được những chiến lược đặc thù, riêng biệt và phù hợp với từng thị trường
này,...chính vì vậy mà đã đem lại được những con số khả quan đến thời điểm 10 tháng
đầu năm 2010 này.
4. Đánh giá vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với phát triển kinh tế của Việt Nam
4.1. Xuất khẩu đóng vai trò cung cấp nguồn vốn và ngoại tệ cho phát triển kinh tế
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi nguồn vốn rất to lớn. Do đó, mở rộng quy
mô hoạt động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một điều kiện, tiền đề quan trọng
để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công.Tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế
nghèo nàn, lạc hậu làm cho việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế hết sức khó khăn, đặc
biệt là trong thời kỳ đầu. Để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn: Vì nghèo nên tích luỹ thấp;
tích luỹ thấp thì tăng trưởng kinh tế chậm và khó thoát khỏi đói nghèo; vì nghèo nên tích
luỹ thấp… cẩn phải tận dụng mọi khả năng để thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Đây là
nguồn vốn có vai trò rất quan trọng, không những giúp các nước nghèo khắc phục một
phần khó khăn về vốn trong thời kỳ đầu mà còn góp phần nâng cao trình độ quản lý và
công nghệ, tạo việc làm cho người lao động… Vì thế, tranh thủ nguồn vốn bên ngoài là
một nhân tố đẩy nhanh thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


Trong xu thế toàn cầu hoá , quan hệ kinh tế đối ngoại càng phát triển rộng rãi và có hiệu
quả bao nhiêu thì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước càng được tiến hành

thuận lợi và càng thành công nhanh chóng bấy nhiêu. Thực chất của việc mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại là việc thu hút nhiều nguồn vốn bên ngoài, là việc tiếp thu nhiều kỹ
thuật và công nghệ hiện đại, là việc mở rông thị trường cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá được thuận lợi. Xuát khẩu hàng hóa trong những năm qua đã mang về một
khoản ngoại tệ khổng lồ để thực hiện con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
thông qua các chỉ tiêu lien tcuj tăng của mình.
4.2. Xuất khẩu đóng vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đất nước
Xuất khẩu hàng hóa cũng đóng vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt
Nam, thúc đẩy sản xuất và tiêu dung. Cơ cấu sản xuất và tiêu dung trên thế giới đã thay
đổi một cách mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Sự dịch
chuyển cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với sự chuyển dịch của
nền kinh tế thế giới là một tất yếu đối với mọi quốc gia trên con đường phát triển, và Việt
nam không là ngoại lệ. Trong bối cảnh đó người ta thiên về hướng coi trọng thị trường,
đặc biệt là thị trường thế giới, đây là nhân tố quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều đó có
tác động tích cực đến cự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác
động này thể hiện ở các mặt sau đây:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Chẳng hạn khi
phát triển ngành dệt, xuất khẩu sẽ tạo điều kiện và cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành
sản xuất nguyên liệu như ngành bông, sợi, hay thuốc nhuộm. Sự phát triển của ngành chế
biến thực phẩm xuất khẩu có thể sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp chế
tạo thiết bị phục vụ nó. Trong quá trình CNH, có sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu từ
những mặt hàng sơ chế sang những loại sản phẩm chế biến dựa trên cơ sở công nghệ - kỹ
thuật cao (lúc đầu là các loại sản phẩm của công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động,
kỹ thuật thấp như lắp ráp, sản phẩm dệt may, chế biến nông lâm thuỷ sản… chuyển dần
sang các loại sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao như sản phẩm cơ khí chế
tạo, hoá chất, điện tử…).
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản
xuất, tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Thông qua xuất khẩu hàng hóa, quốc gia tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị
trường thế giới về giá cả và chất lượng, qua đó buộc các nhà sản xuất trong nước phải tổ



chức lại sản xuất, liên tục đổi mới và hoàn thiện khâu quản lý sản xuất kinh doanh, ình
hình cơ chế sản xuất thích nghi với thị trường.
Ta cùng theo dõi Bảng 10: Cơ cấu kinh tế Việt Nam thời gian qua:
2007
20.34
42.48
38.18
4.3. Xuất khẩu tác động đến tạo công việc cho người dân, giảm thất nghiệp
Thực tế cho thấy là hiện nay mỗi năm nhu cầu tuyển dụng lao động ở các khu công
nghiệp, khu chế xuất trong nước và nhu cầu xuất khẩu lao động đi nước ngoài có thể cần
đến hàng trăm nghìn lao động. Tính đến tháng 9-2010, các KCN cả nước đã thu hút được
3.840 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký gần 52 tỷ USD; 4,6 nghìn dự án
đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 305 nghìn tỷ đồng. Các KCN, KCX,
KKT đã giải quyết việc làm cho gần 1,5 triệu lao động và tạo ra giá trị sản xuất công
nghiệp từ 20-25 tỷ USD/năm. Mà chính các khu này la fđầu mối cho xuất khẩu hàng háo
quan trọng cảu cả nước. Bên cạnh giải quyết việc làm, xuất khẩu đóng góp vào nâng cao
năng lực và chất lượng lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động.
4.4. Xuất khẩu thúc đẩy đối ngoại, tạo thế và lực cho nước ta trên diễn đàn thế giới và
khu vực
. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cùng với xu thế toàn cầu hoá
kinh tế đã và đang tạo ra mối liên hệ và sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các
quốc gia. Do đó, việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước khác trở thành
một tất yếu kinh tế, tạo ra khả năng và điều kiện để các nước chậm phát triển tranh thủ
vốn, kỹ thuật ,công nghệ ,kinh nghiệm tổ chức quản lý… để đẩy nhanh sự nghiệp công
nghiêp hoá hiên đại hoá đất nước .
Ngày 11/1/2007,Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chừc
Thương Mại Thế Giới (WTO). Đây là sự kiện rất quan trọng trong tiển trình hội nhập
kinh tế quốc tề của Viêt Nam, đánh dấu việc Viêt Nam tham gia sâu rộng va toàn diện

vào hệ thống thương mại toàn cầu
Từ thời điểm này ,Việt Nam sẽ bắt đầu quá trình thực thi các cam kết gia nhập
và các quy định cam kết chung trong WTO, đồng thời đươc hưởng một cách đầy đủ các
quyền lợi và vai trò bình đẳng trong quan hệ vơí các nước thuộc WTO khác. Việc gia
nhập WTO là một kết quả của quá trình hội nhập liên tục và bền bỉ của Việt nam mà


không thể không nahwcs tới vai trò ngày càng lớn của ngoại thương, trong đó có xuất
khẩu hàng hóa.
.Những thành tựu đã đạt được trong nền kinh tế ngoại thương ở nước ta trong các
năm gần đây.
-Việc đăng cai tổ chức thành công Năm APEC 2006, được kết nạp làm thành viên
thứ 150 của Tổ chức Thương mại và được các nước châu Á đề cử làm Uỷ viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, đã khẳng định vai trò, vị thế
ngày càng cao của Việt nam trên trường quốc tế.
Chưa bao giờ hoạt động ngoại giao của Việt Nam lại sôi động và hiệu quả như
trong năm vừa qua.Trong năm 2009 đã có 12 vị nguyên thủ, 17 vị Thủ tướng, Phó Thủ
tướng và 12 vị Chủ tịch, Phó chủ tịch Quốc hội các nước vào thăm Việt Nam.
5. Kết luận chung
Qua nhưng phân tích ở trên cho chúng ta thấy rằng, tận dụng được những cơ hội
khi nước ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong những năm vừa qua. Trên
lĩnh vực xuất nhập khẩu đã đạt được những thành tích rất to lớn. Khi cán cân thương mại
ngày càng được cải thiện theo hướng xuất khẩu nhiều hơn . Tổng kim ngạch xuất khấu
ngày càng được tăng lên. Nước ta đã tận dụng được lợi thế so sánh của minh trong một số
mặt hàng xuất khẩu chủ chốt như : may mặc , gạo, nông sản, cà phê, tiêu, gỗ , dầu mỏ …
Tỷ trọng đóng góp của xuất khẩu trong GDP ngày càng tăng trong những năm vừa qua.
Đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên nhìn vào cán cân thương mại hiện nay của chúng ta thi vẫn còn tồn tại
nhiều vấn đề như: giá trị xuất khẩu hàng hoá vẫn còn thấp, chủ yếu là xuất khẩu thô
….các nghành xuất khẩu háng hoá co giá trị kinh tế cao vẫn còn khiêm tốn. Số lượng các

mặt hàng vẫn còn ít so với tiềm năng của nước ta. Trong khi đó nước ta nhập siêu rất
nhiều mặt hàng lớn điều này ảnh hưởng rất lớn đên cán cân thương mại.
Xét về cơ cấu, hàng xuất khẩu của nước ta còn nhiều hạn chế, thể hiện ở cả ba
phương diện. Thứ nhất, chủng loại hàng hóa còn đơn điệu, chưa có những mặt hàng xuất
khẩu mới có giá trị xuất khẩu cao. Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất
khẩu theo hướng công nghiệp hóa diễn ra chậm. Thứ ba, giá trị gia tăng trong các sản
phẩm xuất khẩu còn thấp. Thực tế, xuất khẩu hiện nay vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn
tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản như dầu thô, than đá, nông, lâm, thủy, hải sản... Các
mặt hàng công nghiệp như dệt may, giầy da, điện tử và linh kiện máy tính... chủ yếu
mang tính chất gia công. Với cơ cấu xuất khẩu này, nước ta đang phải chấp nhận thực


×