Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

thực trạng và những đánh giá chung về nghề đúc truyền thống làng tống xá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.52 KB, 7 trang )

1.Vấn đề khóa luận giải quyết:
Từ thực trạng và những đánh giá chung về nghề đúc truyền thống
làng Tống Xá khóa luận đã đưa ra định hướng, mục tiêu, và các giải pháp
phát triển làng nghề truyền thống một cách bền vững.
2.Phương pháp nghiên cứu:
2.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.1.1 Thông tin thứ cấp
Được thu thập qua các báo cáo, công trình nghiên cứu của các
chuyên gia, tài liệu sách báo, trên internet về LNTT.
Các số liệu chung về tình hình của xã được thu thập qua các báo cáo
hàng năm do ban thống kê xã cung cấp từ 2007 – 2009.
2.1.2 Thông tin sơ cấp
Thu thập được qua điều tra, phỏng vấn kết hợp với quan sát, trao
đổi để rút ra những thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Dựa vào các đơn vị SX - KD sản phẩm đúc truyền thống tác giả đã
tiến hành điều tra các đơn vị đang tiến hành SX - KD trên địa bàn làng
Tống Xá xã Yên Xá theo bảng sau:
Đơn vị SX – KD
1. Doanh nghiệp
2. Hộ chuyên sản xuất
3. Hộ kiêm sản xuất
Tổng

Số mẫu điều tra
10
20
15
45

2.2 Phương pháp xử lý thông tin
Các số liệu thu thập được tác giả tiến hành hoàn thiện cho phù hợp


với nội dung đề tài nghiên cứu và được xử lý bằng máy tính trong
chương trình Excel để có được các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích
nghiên cứu đề tài.
2.3 Phương pháp phân tích thông tin


2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Được sử dụng để miêu tả những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
nổi bật của xã ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động SX KD sản phẩm đúc, để phân tích đánh giá thực trạng phát triển của
các đơn vị sản xuất trong làng nghề.
2.3.2 Phương pháp so sánh
Được sử dụng để so sánh sự thay đổi giữa các chỉ tiêu, giữa các đối
tượng nhằm phát hiện những nét đặc trưng cơ bản của LNTT từ
hoạt động của các đơn vị tham gia lao động làng nghề. Từ đó thấy
được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi làm cơ sở để đề
xuất những giải pháp phát triển làng nghề đúc truyền thống Tống
Xá.
3.Kết quả chính:
 Thực trạng làng nghề đúc Tống Xá những năm gần đây:
- Hình thức tổ chức sản xuất là các hộ gia đình và các doanh nghiệp
gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty
cổ phần.
- Tình hình đất đai của các cơ sản xuất trật hẹp, sản xuất trong khu
dân cư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
- Vốn sản xuất ít so với tiềm năng phát triển và đang thiếu, vay vốn
cho sản xuất gặp nhiều khó khăn.
- Công nghệ kỹ thuật có sự chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp và
các hộ gia đình, các hộ gia đình sử dụng công nghệ truyền thống là
chủ yếu.
- Lao động dồi dào, thu hút lao động trong vùng và cả những vùng

khác nhưng chất lượng lao động còn hạn chế.
- Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất đã tiếp cận được nguồn cung
nước ngoài nhưng số lượng nhỏ. Sản phẩm tiêu thụ rộng khắp các
tỉnh nhưng thị phần nhỏ.
- Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng: không khí, nước, tiếng ồn.
 Phương hướng cho phát triển làng nghề đúc Tống Xá:


- Phát triển làng nghề gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn.
- Đẩy mạnh và phát triển làng nghề theo hướng đưa máy móc, dây
truyền sản xuất công nghệ cao vào sản xuất.
- Đào tạo tay nghề và nâng cao tay nghề cho người lao động.
- Mở rộng các khu sản xuất tập trung.
- Áp dụng các biện pháp xử lý nước thải, khí thải, rác thải nhằm cải
thiện môi trường trong làng nghề.
 Giải pháp phát triển làng nghề đúc truyền thống Tống Xá:
- Giải pháp về thị trường: mở rộng thị phần và thị trường tiêu thụ sản
phẩm, tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm của làng nghề.
- Giải pháp về vốn: đa dạng hoá hình thức vay vốn và huy động vốn,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Tạo điều kiện cho các cơ sở thuê mua đất để sản xuất kinh doanh,
quy hoạch xây dựng khu công nghiệp 3 có quy mô lớn.
- Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ: kết hợp công nghệ truyền thống
với công nghệ hiện đại, áp dụng tiến bộ kỹ thuật đưa máy móc thiết
bị công nghệ cao vào sản xuất.
- Giải pháp về lao động: trang bị kiến thức, năng lực quản lý kinh
doanh của các đơn vị sản xuất, trình độ tay nghề của người lao
động.
- Giải pháp về kết cấu hạ tầng: nâng cấp hệ thống đường giao thông,

điện và hệ thống cấp thoát nước.
- Giải pháp kết hợp các loại hình kinh tế tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp liên kết chặt chẽ với các hộ gia đình trong phát triển sản
xuất.
- Sử dụng đồng bộ các giải pháp về môi trường: giảm thiểu ô nhiễm
bụi, khí thải, tiếng ồn, xử lý nước thải và thu gom chất thải rắn.
4.Những ưu điểm và hạn chế của khóa luận:
4.1 Ưu điểm:
* Bố cục rõ ràng, đầy đủ, đạt được yêu cầu của một bài khóa luận
tốt nghiệp.
* Đưa ra vai trò của làng nghề truyền thống:
- Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc: lịch sử phát triển của LNTT
gắn liền với lịch sử phát triển văn hoá của dân tộc, nó là nhân tố tạo nên


nền văn hoá ấy, đồng thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân
tộc. Sản phẩm của LNTT là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động
tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người
thợ thủ công. Vì vậy, các LNTT với những bàn tay vàng của người thợ,
những giá trị truyền thống ngày càng cần được bảo tồn và phát triển.
- Góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương:
chính sự phát triển của các LNTT đã có vai trò tích cực trong việc góp
phần tăng tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ,
chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang nghề phi
nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Tạo ra một nền kinh tế đa dạng ở nông
thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Ngoài ra
sự phát triển của LNTT còn góp phần đa dạng hóa nông thôn và xây dựng
nông thôn mới, nó đã phá vỡ thế độc canh trong các làng thuần nông, mở
ra hướng phát triển mới đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hợp lý
các nguồn lực ở nông thôn, thúc đẩy xã hội nông thôn tiến lên, văn minh

hiện đại, thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
- Góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở làng nghề, LNTT
phát triển tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động, tăng thu
nhập cho người lao động và mức sống của dân cư nông thôn.
* Các phiếu điều tra hợp lí tổng hợp được các số liệu cần thiết cho
bài khóa luận như số liệu về đất đai, dân số, lao động, trang thiết bị, máy
móc của các đơn vị sản xuất kinh doanh...
* Đưa ra được định hướng, mục tiêu và các giải pháp để phát triển
LNTT:
- Định hướng, mục tiêu: phát triển LNTT Tống Xá gắn với
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển làng
nghề theo hướng áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, đưa dây chuyền
công nghệ cao vào sản xuất, đào tạo tay nghề và nâng cao tay nghề cho
người lao động. Cần mở rộng các khu sản xuất tập trung, cấp thiết xử lý
tình trạng ô nhiễm trong làng nghề.


- Giải pháp: khóa luận đã đưa ra các giải pháp về: thị trường,
vốn, đất đai, lao động, kĩ thuật và công nghệ, kết cấu hạ tầng, giải pháp
phát triển và kết hợp các loại hình kinh tế và cuối cùng là giải pháp về
môi trường.
4.2 Nhược điểm
- Các giải pháp đưa ra còn chung chung, cụ thể là các giải pháp
này chưa nói đến việc làm thế nào, tác động vào đâu, vào cơ quan nào để
triển khai được nó và liệu khi triển khai các giải pháp này có gặp những
vướng mắc gì từ phía người dân hay từ cơ quan các cấp không?
- Thiếu tính đồng bộ và logic giữa các giải pháp. Khác với các
doanh nghiệp hay công ty sản xuất hàng hóa thì giải pháp đầu tiên là tìm
hiểu thị trường cần gì để sản xuất nhưng do đây là LNTT nên giải pháp
cần đưa ra đầu tiên là về vốn, có vốn thì các cơ sở mới sản xuất được. Khi

sản xuất ra được ta cần tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Khi đã có thị
trường tiêu thụ sản phẩm cần mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng quy mô
sản xuất cần giải pháp về đất đai đó là quy hoạch khu công nghiệp và xây
dựng thêm khu công nghiệp để phát triển làng nghề. Lúc này vốn có, thị
trường có, quy mô sản xuất được mở rộng ta cần tuyển lao động để làm
việc trong các khu công nghiệp, lao động được tuyển cần có đủ sức khỏe
và được đào tạo tay nghề. Khi đã tuyển được lao động lúc này cần đưa
khoa học công nghệ vào sản xuất để cải tiến sản phẩm đáp ứng nhu cầu
thị trường. Giải pháp tiếp theo cũng không thể thiếu đó là phát triển kết
cấu hạ tầng, đây là điều kiện cần thiết cho việc đẩy nhanh và có hiệu quả
quá trình sản xuất trong làng nghề. Đặc biệt không thể thiếu đó là giải
pháp về môi trường, cần xây dựng các quy trình xử lý chất thải để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường đến mức tối đa. Cuối cùng cần phát triển và kết
hợp các loại hình kinh tế, tổ chức vào sản xuất kinh doanh để tạo ra một
nguồn lực tổng hợp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề.
- Phần thực trạng sản xuất, cụ thể trong làng số liệu và thông tin
đưa ra còn hạn chế cụ thể là phần thực trạng về môi trường cần đưa ra số


liệu các hộ đã và chưa có quy trình xử lý chất thải, phần tình hình tiêu thụ
sản phẩm nên bổ sung số liệu các đơn vị sản xuất có cửa hàng trưng bày
sản phẩm.
5.Nội dung bổ sung
5.1 Bổ sung câu hỏi nghiên cứu:
- Định hướng, mục tiêu phát triển làng nghề trong những năm tới
như thế nào?
- Làm thế nào và tác động vào đâu để thực hiện các giải pháp đã
đưa ra?
5.2 Bổ sung phương pháp phân tích SWOT vào phần phương pháp
nghiên cứu.

Bảng: Phân tích SWOT về thực trạng sản xuất kinh doanh của làng nghề
Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)
Bên trong
S1: nền tảng lâu đời
W1: thiếu vốn
S2: cần cù , chịu khó W2: thị trường
Bên ngoài
W3: số lượng thợ lành
và kinh nghiệm
nghề ngày giảm
Cơ hội (O)
Kết hợp ( S-O )
Kết hợp ( W-O )
O1: sản phẩm đáp ứng S1-O2: nhà nước hỗ W1-O2: tận dụng
được

nhu

cầu

của trợ để LNTT phát triển chính sách của nhà

người dân
giữ lại giá trị văn hóa nước để vay vốn mở
O2: chính trị và pháp
dân tộc
rộng quy mô
luật
S2-O1: khuyến khích W2-O1: mở rộng thị

làng nghề phát triển trường
hơn nữa
Thách thức (T)
Kết hợp ( S-T )
Kết hợp ( W-T )
T1: làng nghề có xu S1-T1: đào tạo tay W2-T3: mở rộng thị
hướng mai một
nghề để duy trì LNTT
T2: yêu cầu về chất
lượng
T3: đối thủ cạnh tranh

trường để cạnh tranh
với các đối thủ




×