Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tài liệu về lý luận nhà nước và pháp luật 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.16 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
TRUNG TÂM ðÀO TẠO TỪ XA

o0o

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

LÝ LUẬN CHUNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
(PHẦN 2)

Biên soạn: TS. PHAN TRUNG HIỀN

Lưu hành nội bộ
Năm 2010

0


PHẦN MỞ ðẦU

“Lý luận nhà nước và pháp luật” là môn học bắt buộc trong chương trình ñào tạo cử
nhân luật ở tất cả các ñơn vị ñào tạo luật trong cả nước. ðây là môn cơ sở ngành với
nhiều nội dung lý thuyết và mang tính trừu tượng, ñặc biệt là ñối với những học viên chưa
từng nghiên cứu các nội dung về luật hoặc chưa công tác trong lĩnh vực pháp luật. Quyển
hướng dẫn học tập môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (phần 2) này mong muốn
giúp người học chuyên luật có cái nhìn tổng thể về cơ cấu môn học, nắm bắt những nội
dung quan trọng và cơ bản nhất của môn học.

Mặc dù ñã có nhiều cố gắng, song trong quá trình biên soạn chắc chắn có những nội dung
có thể chưa làm hài lòng tất cả người ñọc. Vì vậy, người viết rất mong nhận ñược những
ñóng góp, phản hồi ñể các nội dung ñược hoàn thiện hơn cho các lần biên tập sau.



TS. Phan Trung Hiền

1


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔN HỌC
Môn học cung cấp các kiến thức về pháp luật xã hội chủ nghĩa từ các vấn ñề thuộc về bản
chất ñến các nội dung hiện tại mà pháp luật xã hội chủ nghĩa ñang vận hành. Mặc dù
nghiên cứu nội dung là pháp luật xã hội chủ nghĩa, nhưng các phân tích và ví dụ minh họa
chủ yếu xoay quanh hệ thống pháp luật Việt Nam.
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Nhằm giúp sinh viên có ñược những hiểu biết chung nhất về pháp luật xã hội chủ
nghĩa qua các ví dụ ở Việt Nam. ðây là những kiến thức thiết yếu và cơ bản nhằm tạo
ñiều kiện cho sinh viên nghiên cứu tất cả các môn học luật tiếp sau chương trình như:
Luật Hiến pháp, Luật hành chính, Luật hình sự, Luật dân sự, Luật thương mại, Luật công
pháp quốc tế, Luật tư pháp quốc tế...

YÊU CẦU MÔN HỌC
ðể học tốt môn học này yêu cầu sinh viên phải trang bị một số kiến thức lý luận về
học thuyết Mác - Lê nin, có tư duy trừu tượng và có các tài liệu lý luận liên quan ñến nội
dung Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Bên cạnh việc nghiên cứu Giáo trình và
các văn bản pháp luật thì tất yếu sinh viên phải cập nhật các thông tin về vai trò của pháp
luật trong giai ñoạn mới, hiệu quả của pháp luật...

CẤU TRÚC MÔN HỌC
Môn học ñược chia thành 9 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1. BẢN CHẤT, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP
LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Bản chất

2. Vai trò
3. Nguyên tắc

2


Chương 2. HÌNH THỨC PHÁP LUẬT
1. Khái niệm hình thức pháp luật XHCN
2. Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
3. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Chương 3. QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm
2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật

Chương 4. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Khái niệm
2. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
3. Hệ thống hóa pháp luật

Chương 5. Ý THỨC PHÁP LUẬT
1. Khái niệm và ñặc ñiểm của ý thức pháp luật
2. Cơ cấu của ý thức pháp luật
3. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật

Chương 6. QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm
2. Thành phần của quan hệ pháp luật
3. Những ñiều kiện làm phát sinh, thay ñổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật


Chương 7. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật
2. Áp dụng pháp luật
3. Giải thích pháp luật

3


Chương 8. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1. Vi phạm pháp luật
2. Trách nhiệm pháp lý
Chương 9. PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.
2.
3.
4.

Khái niệm pháp chế
Những nguyên tắc của pháp chế
Những biện pháp tăng cường pháp chế
Hiệu quả pháp luật

4


NỘI DUNG
Chương 1. BẢN CHẤT, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP
LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
A. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Bản chất

Pháp luật nói chung thể hiện hai ñặc tính cơ bản là tính giai cấp và tính xã hội. Do ñặc thù
của hệ thống pháp luật “công hữu về tư liệu sản xuất” pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện
tính xã hội rõ nét. Cụ thể như sau:
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN) ghi nhận “tính nhân dân”
- Pháp luật XHCN kết hợp giữa giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế
- Pháp luật XHCN có mối liên hệ mật thiết với các quy phạm khác như ñạo ñức, tập quán.
2. Vai trò
Pháp luật XHCN tác ñộng ñến các phạm trù như sau:
- Pháp luật với kinh tế: mối quan hệ tương hỗ
- Pháp luật với chính trị: mối quan hệ song hành
- Pháp luật với xã hội: pháp luật ñiều chỉnh quan hệ xã hội
- Pháp luật với ñạo ñức tư tưởng: có những ñiểm giao thoa, hỗ trợ quá trình phát triển.
3. Nguyên tắc
Nguyên tắc là những tư tưởng chủ ñạo, cơ bản, mang tính xuất phát ñiểm, chi phối, ñiều
chỉnh hệ thống pháp luật. Pháp luật XHCN thể hiện một số nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân
- Nguyên tắc dân chủ XHCN
- Nguyên tắc nhân ñạo
- Nguyên tắc thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ
- Nguyên tắc hướng ñến sự công bằng.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Bản chất pháp luật thể hiện những tính chất nào? Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện
những ñặc ñiểm nào mang tính bản chất?
2. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có những vai trò nào?
5


3. Nêu những nguyên tắc chi phối hệ thống pháp luật XHCN.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
ðại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb ðại

học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.
Trường ñại học luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật, Nxb Tư
pháp, Hà Nội 2007.
Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt môn Pháp luật ñại cương”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 8/2009.

Chương 2. HÌNH THỨC PHÁP LUẬT
A. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Khái niệm hình thức pháp luật XHCN
Hình thức pháp luật là những dạng thể hiện của pháp luật trên thực tế, ñược nhà nước sử
dụng hoặc công nhận giá trị áp dụng. Hình thức pháp luật ñược nghiên cứu dưới 2 góc ñộ:
hình thức bên trong và hình thức bên ngoài.
- Hình thức bên trong của pháp luật là các bộ phận hợp thành nên hệ thống pháp luật, theo
thứ tự từ lớn ñến nhỏ, bao gồm: các ngành luật, các chế ñịnh pháp luật và các quy phạm
pháp luật.
- Hình thức bên ngoài của pháp luật là những dạng pháp luật có trong lịch sử, như: văn
bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp, tập quán pháp và tôn giáo pháp. Trong ñó, các nước
XHCN nói chung và Việt Nam nói riêng, hình thức văn bản quy phạm pháp luật là hình
thức cơ bản, quan trọng.
2. Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
Theo ðiều 2, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, ở Việt Nam có các loại
văn bản quy phạm pháp luật tương ứng với các cơ quan ban hành như sau:

6


Cấp
Trung
ương


Cơ quan ban hành

Tên văn bản QPPL

1

Quốc hội

Hiến pháp, luật, nghị
quyết

2

UBTVQH

Pháp lệnh, nghị quyết

3

Chủ tịch nước

Lệnh, quyết ñịnh

4

Chính phủ

Nghị ñịnh

5


Thủ tướng Chính phủ

Quyết ñịnh

Hội ñồng thẩm phán TAND tối cao

Nghị quyết

6

Chánh án TAND tối cao

Thông tư

7

Viện trưởng VKSND tối cao

Thông tư

8

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Thông tư
bộ

9

Tổng kiểm toán nhà nước


Quyết ñịnh

UBTVQH và cơ quan trung ương
Nghị quyết liên tịch
10 của tổ chức chính trị xã hội
Chính phủ và cơ quan trung ương
của tổ chức chính trị xã hội
Chánh án TAND tối cao và Viện
11 trưởng VKSND tối cao
Thông tư liên tịch
Bộ trưởng và Chánh án TAND tối
cao
Bộ trưởng và Viện trưởng VKSND
tối cao
Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan
ngang bộ
ðịa
phương

12

HðND các cấp

Nghị quyết

UBND các cấp

Quyết ñịnh, chỉ thị

Bảng: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam


3. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Là giá trị pháp lý của một văn bản quy phạm pháp luật ñược áp dụng trên một ñịa bàn,
ñối với một số ñối tượng và trong phạm vi thời gian nhất ñịnh. Có ba loại hiệu lực như
sau.
7


3.1 Hiệu lực về thời gian
Là việc xác ñịnh khoản thời gian mà văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực, bao
gồm thời ñiểm bắt ñầu có hiệu lực và thời ñiểm chấm dứt hiệu lực.
- Nhìn chung thời ñiểm bắt ñầu hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
ñược quy ñịnh ngay trong văn bản ñó, hoặc theo pháp luật. Hồi tố (áp dụng hiệu lực
trở về trước) chỉ ñược quy ñịnh áp dụng khi “có lợi” cho người ñược áp dụng.
- Trong ña số các trường hợp, văn bản quy phạm pháp luật chấm dứt hiệu lực (một
phần hay toàn bộ) khi có một văn bản khác sửa ñổi, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ. ðiều kiện
ñể “văn bản sau” tác ñộng ñược ñến “văn bản trước” là: văn bản sau phải có giá trị
pháp lý bằng hoặc cao hơn văn bản trước.
3.2 Hiệu lực về không gian
Là phạm vi lãnh thổ mà văn bản quy phạm pháp luật tác ñộng, ñiều chỉnh.
- Văn bản trung ương có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, lãnh thổ Việt
Nam không chỉ bao gồm vùng biển, vùng trời, vùng ñất liền và thềm lục ñịa cùng các
quần ñảo, bán ñảo…, mà còn bao gồm cả ñịa phận lãnh sự, ñại sứ của Việt Nam ñặt
tại nước ngoài.
- Văn bản ñịa phương có hiệu lực trên phạm vi ñịa bàn ñịa phương ñó. Ngoại lệ là khi
tách nhập ñịa bàn ñịa phương (tỉnh, huyện, xã), ñịa phương mới có thể áp dụng văn
bản của ñịa phương cũ trong thời gian chờ ban hành văn bản mới thay thế.
3.3 Hiệu lực về ñối tượng tác ñộng
Là phạm vi tác ñộng của văn bản quy phạm pháp luật ñối với một số ñối tượng cụ thể.
Tất nhiên, sự phân chia này có tính tương ñối. Ví dụ: Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981

(sửa ñổi năm 2005) có ñối tượng ñiều chỉnh trực tiếp là thanh niên từ 18 ñến 25 tuổi.
Lưu ý, văn bản quy phạm pháp luật khác với văn bản áp dụng pháp luật (quyết ñịnh
xử phạt vi phạm hành chính, bản án của tòa án). Các văn bản áp dụng pháp luật phải
căn cứ trên văn bản quy phạm pháp luật, chỉ có hiệu lực một lần và chỉ áp dụng cho
một hoặc một số ñối tượng cụ thể ñược nêu ñích danh trong văn bản ñó.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Khái niệm hình thức pháp luật nói chung? Hãy phân loại chúng.
2. Nêu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành ở Việt Nam. Ngoài các
chủ thể trên, có chủ thể nào khác có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật ở Việt Nam ñược hay không?
3. Thế nào là hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật? Hiệu lực văn bản bao
gồm những loại nào?
8


C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiến pháp 1992, Nghị quyết 51/2001 sửa ñổi, bổ sung Hiến pháp 1992.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.
ðại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb ðại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.
Trường ñại học luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật, Nxb Tư
pháp, Hà Nội 2007.
Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt môn Pháp luật ñại cương”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 8/2009.

Chương 3. QUY PHẠM PHÁP LUẬT
A. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Khái niệm
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành
hoặc công nhận nhằm ñiều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Quy phạm pháp luật là ranh

giới ñể phân ñịnh hành vi hợp pháp và bất hợp pháp.
2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật
Về phương diện kỹ thuật, quy phạm ñược cấu thành từ 3 bộ phận sau ñây: giả ñịnh,
quy ñịnh và chế tài.
• Giả ñịnh: Ghi nhận hoàn cảnh, ñiều kiện, tình tiết có thể xảy ra trên thực tế ñối với
cá nhân, tổ chức.
Ví dụ: Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm ñoạt tài sản, thì bị phạt
tù từ hai năm ñến bảy năm. (Tội bắt cóc nhằm chiếm ñoạt tài sản, ðiều 134 Bộ luật
hình sự 1999).
Trong ví dụ trên ñây, phần in nghiêng là giả ñịnh.

• Quy ñịnh: Ghi nhận cách thức xử sự mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện khi rơi
vào các ñiều kiện của giả ñịnh.
Ví dụ: Khi ly hôn, nếu một túng thiếu và có yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp
dưỡng.

• Chế tài: Ghi nhận các biện pháp tác ñộng của nhà nước ñối với cá nhân, tổ chức do
không thực hiện ñúng yêu cầu của quy ñịnh.
Ví dụ: Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng ñến năm năm.
9


Trên thực tế, một ñiều luật có thể có một hoặc nhiều quy phạm pháp luật. Mặt khác,
các quy phạm pháp luật thường không ñầy ñủ 3 bộ phận. Phổ biến là một trong ba
trường hợp sau ñây:
- Quy phạm pháp luật chỉ có quy ñịnh;
- Quy phạm pháp luật gồm giả ñịnh và quy ñịnh;
- Quy phạm pháp luật gồm giả ñịnh và chế tài.
Tuy nhiên, thứ tự của các bộ phận giả ñịnh, quy ñịnh, chế tài trong một quy phạm
pháp luật có thể luân chuyển. Ví dụ, giả ñịnh có thể ñứng sau chế tài.

Ví dụ: Phạm tội (ñe dọa giết người) thuộc một trong các trường hợp sau ñây, thì bị
phạt tù từ hai năm ñến bảy năm
a. ðối với nhiều người
b. ðối với người thi hành công vụ
c. ðối với trẻ em… (Tội ñe dọa giết người, ðiều 103 Bộ luật hình sự 1999)
Trong ví dụ trên, giả ñịnh là phần in nghiêng, còn lại là chế tài.

B. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là quy phạm pháp luật?
2. Quy phạm pháp luật có những bộ phận nào? Có phải mọi quy phạm pháp luật ñều có
ñủ: giả ñịnh, quy ñịnh, chế tài?

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiến pháp 1992, Nghị quyết 51/2001 sửa ñổi, bổ sung Hiến pháp 1992.
ðại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb ðại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.
Trường ñại học luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật, Nxb Tư
pháp, Hà Nội 2007.
Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt môn Pháp luật ñại cương”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 8/2009.

10


Chương 4. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
A. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Khái niệm
Hệ thống pháp luật là cơ cấu bên trong của pháp luật, ñược quy ñịnh một cách khách quan
bởi các ñiều kiện kinh tế - xã hội, ñược cấu trúc từ các bộ phận hợp thành như: ngành
luật, chế ñịnh pháp luật, quy phạm pháp luật.

• Hệ thống pháp luật
Là tập hợp tất cả các quy phạm pháp luật ñược áp dụng trên một ñịa bàn rộng lớn
(thông thường là một quốc gia, hoặc một số quốc gia) dựa trên các nguyên tắc chi phối
chung và ñược sắp xếp theo một thứ bậc pháp lý nhất ñịnh.
Ví dụ: Hệ thống pháp luật Việt Nam, hệ thống pháp luật Anh-Mỹ.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam bao gồm: các ngành luật
• Ngành luật
Là tập hợp các quy phạm pháp luật ñiều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính
chất. Người ta phân biệt các ngành luật dựa vào 2 yếu tố chính yếu: ñối tượng ñiều
chỉnh và phương pháp ñiều chỉnh.
Ví dụ:
Phân biệt

Luật hành chính

Luật dân sự

ðối tượng
ñiều chỉnh

Quan hệ chấp hành, ñiều hành

Quan hệ tài sản, nhân
thân

Phương pháp
ñiều chỉnh

Mệnh lệnh, phục tùng


Bình ñẳng, thỏa thuận.

Bảng: So sánh ngành luật hành chính và ngành luật dân sự
• Chế ñịnh pháp luật
Là nhóm các quy phạm pháp luật ñiều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại, cùng nhóm
nội dung và tính chất.
Ví dụ: Luật Hiến pháp có các chế ñịnh pháp luật như: chế ñộ chính trị, chế ñộ kinh tế,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…
• Quy phạm pháp luật
Là bộ phận ñộc lập nhỏ nhất cấu thành nên các chế ñịnh pháp luật, ngành luật và hệ thống
pháp luật. Quy phạm pháp luật chứa ñựng các quy tắc xử sự chung có giá trị bắt buộc
thực hiện trong ñời sống xã hội.
11


2. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật ñược cấu thành từ trên 10 ngành luật. Tương ứng với các
ngành luật này các môn học luật mà người học sẽ ñược nghiên cứu trong chương trình
ñào tạo:
- Luật Hiến pháp
- Luật hành chính
- Luật hình sự
- Luật dân sự
- Luật hôn nhân và gia ñình
- Luật thương mại
- Luật ñất ñai
- Luật lao ñộng
- Luật tài chính
- Luật tố tụng hình sự
- Luật tố tụng dân sự

- Luật công pháp quốc tế
- Luật tư pháp quốc tế…
3. Hệ thống hóa pháp luật
Là hoạt ñộng nhằm chấn chỉnh luật lệ, ñưa chúng vào một hệ thống nhất ñịnh. Có hai cấp
ñộ hệ thống hóa pháp luật tương ứng với hai hình thức sau ñây:
3.1 Tập hợp hóa
Là việc sắp xếp văn bản quy phạm pháp luật theo một trình tự riêng biệt nhằm loại bỏ
những văn bản ñã hết hiệu lực hoặc rõ ràng là mâu thuẫn mới những văn bản cấp trên.
3.2 Pháp ñiển hóa
Là hoạt ñộng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong ñó:
(1) Tập hợp các văn bản theo một trình tự nhất ñịnh
(2) Loại bỏ những quy phạm lỗi thời mâu thuẫn
(3) ðặt ra các quy phạm mới theo hướng sửa ñổi, bổ sung hoặc nâng cao hiệu lực pháp
lý của chúng.
12


B. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là hệ thống pháp luật? Hãy nêu các yếu tố cấu thành của hệ thống pháp
luật?
2. Thế nào là ngành luật? ðâu là căn cứ ñể phân chia các ngành luật?
3. Hãy phân biệt tập hợp hóa và pháp ñiển hóa.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiến pháp 1992, Nghị quyết 51/2001 sửa ñổi, bổ sung Hiến pháp 1992.
ðại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb ðại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.
Trường ñại học luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật, Nxb Tư
pháp, Hà Nội 2007.
Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt môn Pháp luật ñại cương”, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, 8/2009.
Ts.Phan Trung Hiền, “Cơ sở hiến ñịnh về thu hồi ñất vì mục ñích công cộng ở Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên Cứu Lập Pháp 8/2008.

Chương 5. Ý THỨC PHÁP LUẬT
A. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Khái niệm và ñặc ñiểm của ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là sự tập hợp các lý thuyết, tư tưởng, quan niệm của con người thể hiện
thái ñộ, sự ñánh giá về tính công bằng, hợp lý của hệ thống pháp luật hiện hành. Ý thức
pháp luật có những ñặc ñiểm sau:
- Ý thức pháp luật mang tính xã hội.
- Ý thức pháp luật mang tính giai cấp.
2. Cơ cấu của ý thức pháp luật
Căn cứ vào tính chất nội dung của ý thức pháp luật, có thể phân chia thành hai bộ phận:
hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.
- Hệ tư tưởng pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan ñiểm về pháp luật.

13


- Tâm lý pháp luật là những những xúc cảm giác quan thể hiện tình cảm, thái ñộ ñối với
pháp luật.
3. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật
Ý thức pháp luật và pháp luật là các bộ phận hợp thành nên thượng tầng kiến trúc của xã
hội nên nó gắn bó và chứa ñựng quan hệ tương hỗ với nhau.
- Ý thức pháp luật là tiền ñề trực tiếp cho hoạt ñộng xây dựng pháp luật.
- Sự thực hiện pháp luật cũng tùy thuộc vào trình ñộ nhận thức pháp luật và trạng thái tâm
lý pháp pháp luật của chủ thể.
- Về phần mình, pháp luật tác ñộng ñến ý thức pháp luật, hình thành, củng cố và phát triển
ý thức pháp luật.

B. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu khái niệm và ñặc ñiểm của ý thức pháp luật.
2. Nêu cơ cấu của ý thức pháp luật.
3. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
ðại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb ðại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.
Trường ñại học luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật, Nxb Tư
pháp, Hà Nội 2007.

Chương 6. QUAN HỆ PHÁP LUẬT
A. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Khái niệm
Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội ñược quy phạm pháp luật ñiều chỉnh. Tuy
nhiên, quan hệ pháp luật chỉ ñược thiết lập trên thực tế khi có sự kiện pháp lý tương
ứng với một quy phạm pháp luật.
Lưu ý rằng pháp luật không ñiều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội mà chỉ chọn ra các
quan hệ quan trọng và cơ bản ñể ñiều chỉnh. Các quan hệ xã hội còn lại có thể ñược
ñiều chỉnh bởi hệ thống các quy phạm khác (quy phạm ñạo ñức, tôn giáo, tập quán…)
2. Thành phần của quan hệ pháp luật
14


Quan hệ pháp luật có ba thành tố cơ bản sau: chủ thể, nội dung và khách thể.

• Chủ thể: Là cá nhân, tổ chức có ñủ ñiều kiện tham gia vào quan hệ pháp luật theo
quy ñịnh. ðiều kiện ñó là phải có năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật và
năng lực hành vi.
- Năng lực pháp luật: Là khả năng của chủ thể có ñược các quyền và nghĩa vụ pháp

lý.
- Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể thông qua hành vi của mình ñể xác lập
quyền và nghĩa vụ pháp lý một cách ñộc lập.
Trong ñó, năng lực pháp luật là tiền ñề phát sinh năng lực hành vi của chủ thể. Theo
pháp luật Việt Nam, ta có các chủ thể sau.
Chủ thể là cá nhân: Công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch.
Về nguyên tắc, năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh khi cá nhân ñó sinh ra, và mất
khi cá nhân ñó chết ñi. Trong khi ñó, năng lực hành vi của cá nhân phát sinh khi cá
nhân ñó ñạt ñến một ñộ tuổi nhất ñịnh, không mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác
làm mất khả năng ñiều khiển hành vi.
Chủ thể là pháp nhân: Các tổ chức chỉ trở thành pháp nhân khi thỏa mãn bốn ñiều
kiện sau:
- ðược thành lập hợp pháp;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản riêng và ñộc lập chịu trách nhiệm bằng tài sản ñó;
- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Nhà nước – với tư cách tổng thể - là một chủ thể ñặc biệt của các quan hệ pháp luật
hiến pháp, hành chính, hình sự và quốc tế… Tuy nhiên, ñối với tất cả các tổ chức nêu
trên, về nguyên tắc, năng lực pháp luật và năng lực hành vi phát sinh ñồng thời và khi
kết thúc cũng chấm dứt ñồng thời.

• Nội dung: Là tập hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trong quan hệ
-

-

pháp luật.
Quyền của chủ thể là khả năng của chủ thể ñược pháp luật ghi nhận. Chủ thể ñược
thực hiện hành vi mong muốn trong khuôn khổ pháp luật, ñược yêu cầu các chủ
thể khác tôn trọng quyền của mình ñồng thời ñược quyền yêu cầu các cơ quan nhà

nước bảo vệ các quyền ñó.
Nghĩa vụ của chủ thể là những ghi nhận pháp lý ràng buộc hành vi của các chủ thể
theo một khuôn khổ nhất ñịnh. Khác với quyền, nghĩa vụ có tính chất bắt buộc và
ñược bảo ñảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước.

• Khách thể: Là các lợi ích (về vật chất hoặc tinh thần) mà chủ thể mong muốn ñạt
ñến khi tham gia vào quan hệ pháp luật
15


3. Những ñiều kiện làm phát sinh, thay ñổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật phát sinh, thay ñổi chấm dứt khi có 2 ñiều kiện sau ñây:
- Có quy phạm pháp luật ñiều chỉnh (xem lại phần 1 của bài).
- Có sự kiện pháp lý phát sinh.
Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trên thực tế ứng với các quy phạm pháp luật.
Có hai loại sự kiện pháp lý.
- Sự kiện pháp lý phi ý chí (sự biến): Là những sự kiện phát sinh ngoài nhận thức và
khả năng kiểm soát của con người. Ví dụ: bão, lụt, sự sinh ra hoặc chết ñi của con
người một cách tự nhiên.
- Sự kiện pháp lý có ý chí (hành vi): Là những sự kiện phát sinh từ kết quả nhận
thức và mong muốn của con người. Ví dụ: hành vi ký kết hợp ñồng dân sự, hành vi
ñăng ký kết hôn tại UBND xã.

B. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là quan hệ pháp luật? Có phải pháp luật ñiều chỉnh tất cả các mối quan hệ
không?
4. Các thành phần của quan hệ pháp luật?
5. ðiều kiện phát sinh, thay ñổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO

ðại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb ðại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.
Trường ñại học luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật, Nxb Tư
pháp, Hà Nội 2007.
Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt môn Pháp luật ñại cương”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 8/2009.

16


Chương 7. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
A. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là quá trình có mục ñích nhằm làm cho các quy phạm pháp luật
tác ñộng ñến các chủ thể pháp luật. Trong khoa học pháp lý có những hình thức thực
hiện pháp luật như sau:

• Tuân thủ pháp luật: là việc kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật
cấm.

• Thi hành pháp luật: là việc chủ ñộng thực hiện nghĩa vụ của mình
• Sử dụng pháp luật: là việc chủ ñộng thực hiện quyền chủ thể của mình
• Áp dụng pháp luật: là việc nhà nước, thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc
cán bộ nhà nước có thẩm quyền, tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy ñịnh
của pháp luật.
2. Áp dụng pháp luật
2.1 ðặc ñiểm của hoạt ñộng áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật xuất phát từ yêu cầu của việc bảo ñảm cho pháp luật ñược thực
thi. Áp dụng pháp luật có những ñặc ñiểm ñặc thù như sau:
- Là hoạt ñộng mang tính quyền lực nhà nước

- Là hoạt ñộng có hình thức, thủ tục ñược pháp luật quy ñịnh chặt chẽ
- Là hoạt ñộng ñiều chỉnh cá biệt ñối với một hoặc mối số ñối tượng xác ñịnh
- Là hoạt ñộng ñòi hỏi tính sáng tạo, chủ ñộng trong khuôn khổ pháp luật.
2.2 Văn bản áp dụng pháp luật
Là hình thức thể hiện của hoạt ñộng áp dụng pháp luật. Văn bản pháp lý cá biệt,
mang tính quyền lực nhà nước, do những cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có
thẩm quyền ban hành nhằm xác ñịnh quyền và nghĩa vụ pháp lý ñối với cá nhân, tổ
chức hoặc xác ñịnh trách nhiệm pháp lý ñối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp
luật.
2.3 Các giai ñoạn của quá trình áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật thường ñược chia thành các giai ñoạn sau ñây:
- Phân tích những tình tiết của vụ việc cấn áp dụng pháp luật
- Lựa chọn quy phạm pháp luật ñể giải quyết vụ việc
- Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
- Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.
2.4 Áp dụng pháp luật tương tự
17


-

Là biện pháp mang tính tạm thời nhằm khắc phục những lỗ hổng pháp luật. Áp
dụng pháp luật tương tự ñược chia thành hai loại:
Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật
Áp dụng tương tự pháp luật.

3 Giải thích pháp luật
Là việc làm sáng tỏ về mặt tư tưởng và nội dung của các quy phạm pháp luật, ñảm
bảo cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất pháp luật.
- Giải thích không chính thức: là sự giải thích của các chủ thể nghiên cứu pháp luật

như: nhà khoa học luật, các luật gia.
- Giải thích chính thức: theo quy ñịnh hiện hành, thẩm quyền giải thích Hiến pháp,
luật và pháp lệnh thuộc về Ủy ban thường vụ Quốc hội (ðiều 91 Hiến pháp 1992,
ñã ñược sửa ñổi, bổ sung năm 2001).

B. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là thực hiện pháp luật? Các hình thức thực hiện pháp luật?
2. Thế nào là áp dụng pháp luật? Hoạt ñộng áp dụng pháp luật có những ñặc ñiểm gì?
3. Thế nào là giải thích pháp luật? Hiện nay, thẩm quyền giải thích pháp luật ở Việt Nam
ñược giao về cho chủ thể nào?

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
ðại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb ðại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.
Trường ñại học luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật, Nxb Tư
pháp, Hà Nội 2007.
Ts.Phan Trung Hiền, tham luận: “Mối quan hệ giữa Hiến pháp và Giải thích pháp
luật”, Hội thảo quốc tế, Văn phòng Quốc hội và Jobso, Hà nội, 21-22/3/2008
Ts.Phan Trung Hiền, tham luận: “The Consistency of Viet Nam Constitution –
Examples in Guaranteeing the Land –Use- Rights in Acquyring land for Public
Purposes” (“Tính thống nhất của Hiến pháp Việt Nam – Kinh nghiệm từ việc bảo ñảm
quyền của người sử dụng ñất thu hồi ñất vì mục ñích công”), Hội thảo quốc tế tại Hàn
Quốc, 15-16/6/2008.

18


Chương 8. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
A. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Vi phạm pháp luật

Khái niệm
Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực pháp lý thực hiện
xâm hại ñến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
Dấu hiệu của vi phạm pháp luật
Chỉ xem là hành vi vi phạm pháp luật khi hội ñủ 4 yếu tố sau ñây:
- Phải là hành vi trái luật. Hành vi này có thể là hành ñộng hoặc không hành ñộng
nhưng ñi ngược lại những ñiều mà pháp luật quy ñịnh.
- Hành vi phải có lỗi, có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý.
- Phải xâm hại ñến các quan hệ mà pháp luật bảo vệ. Các quan hệ này ñược quy ñịnh
trong pháp luật.
- Do chủ thể có năng lực pháp lý thực hiện, nghĩa là phải ñược thực hiện bởi con
người, với tư cách cá nhân hay với tập thể (tổ chức).
Bốn dấu hiệu trên ñây cũng ñồng thời là bốn yếu tố cấu thành bắt buộc phải có của
một vi phạm pháp luật: mặt khách quan, chủ quan, khách thể và chủ thể.
Cấu thành của vi phạm pháp luật
• Khách quan
Là những biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm: hành vi trái
luật, thời gian, ñịa ñiểm, công cụ, phương tiện thực hành vi vi phạm. Hành vi trái luật
thường ñược biểu hiện dưới những hình thức như sau:
- Làm một việc mà pháp luật cấm.
- Không làm một việc mà pháp luật buộc phải làm.
- Làm vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép.
Trong 3 trường hợp nêu trên, hành vi “không làm một việc mà pháp luật buộc phải
làm” là hành vi không hành ñộng, vẫn bị xem là hành vi trái luật. Ngoài ra, nguyên
nhân, hậu quả và mối quan hệ nhân quả cũng là yếu tố ñược xem xét trong mặt khách
quan. Trong ñó, hậu quả gây ra có thể là thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất.
• Chủ quan
Là những diễn biến bên trong tâm lý của chủ thể, thể hiện thái ñộ của chủ thể ñối với
việc thực hiện hành vi vi phạm. Mặt chủ quan thể hiện qua các yếu tố: lỗi, ñộng cơ và
mục ñích. Trong ñó, lỗi là yếu tố bắt buộc phải có trong mọi hành vi vi phạm pháp

luật.
19


-

Lỗi là trang thái tâm lý xác ñịnh mong muốn và nhận thức của chủ thể. ðối với
ngành luật hình sự, lỗi ñược chia thành 4 mức ñộ từ cao ñến thấp như sau1:
Lỗi

Phân loại

Nhận thức

Mong muốn

Cố ý

Trực tiếp





Gián tiếp



Không, ñể mặc


Tự tin

Có thể

Tin rằng không

Cẩu thả

Không

Không

Vô ý

Bảng 6. Phân biệt lỗi thông qua các mức ñộ
ðối với các trường hợp loại trừ yếu tố lỗi như: phòng vệ chính ñáng, tình thế cấp thiết
và sự kiện bất ngờ thì không ñược xem là hành vi có lỗi, do vậy không ñủ yếu tố cấu
thành của hành vi vi phạm pháp luật.
- Mục ñích là những gì mà chủ thể mong muốn ñạt ñến khi thực hiện hành vi vi
phạm. ðộng cơ là những diễn biến bên trong, thôi thúc chủ thể thực hiện hành vi vi
phạm. Mục ñích và ñộng cơ chỉ hiện diện ñối với một số hành vi với lỗi cố ý.
• Khách thể
Là các quan hệ xã hội ñược pháp luật bảo vệ, bị hành vi vi phạm xâm hại, phá vỡ. Lưu
ý rằng khách thể trong vi phạm pháp luật khác với khách thể trong quan hệ pháp luật.
Mặt khác, khách thể khác với ñối tượng ở chỗ: ñối tượng là những vật hữu hình cụ thể
(con người, tài sản), còn khách thể là các quyền liên quan ñến các ñối tượng ñó (quyền
ñược bảo vệ sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tính mạng con người, quyền sở hữu tài sản
hợp pháp).
• Chủ thể
Là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi (xem bài quan hệ

pháp luật). ðối với tổ chức, hai loại năng lực phát sinh ñồng thời và khi kết thúc cũng
chấm dứt ñồng thời. ðối với cá nhân, về nguyên tắc, năng lực pháp luật phát sinh khi
người ñó sinh ra và mất khi người ñó chết ñi, còn năng lực hành vi phát sinh phát sinh
khi người ñó ñạt ñến một ñộ tuổi nhất ñịnh không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh
khác làm mất khả năng ñiều khiển hành vi. Tùy theo từng ngành luật mà ñộ tuổi ñược
xác ñịnh là khác nhau.

1

Xem Giáo trình Pháp luật ñại cương - ThS. Diệp Thành Nguyên, TS. Phan Trung Hiền, ðại học Cần

Thơ, năm 2009.

20


Ví dụ: Người từ ñủ 14 tuổi ñến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự ñối với tội phạm
rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm ñặc biệt nghiêm trọng. Người từ ñủ 16 tuổi trở
lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
1.3 Các loại vi phạm pháp luật
Các loại vi phạm pháp luật phổ biến:
- Vi phạm hình sự
- Vi phạm dân sự
- Vi phạm hành chính
2. Trách nhiệm pháp lý
2.1 Khái niệm
Trách nhiệm pháp lý ñược hiểu là những phản ứng của nhà nước ñối với hành vi vi
phạm pháp luật. Tùy theo mức ñộ vi phạm, các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước pháp luật.
2.2 Mối tương quan giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Cơ sở ñể truy cứu trách nhiệm pháp lý là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, không
phải mọi hành vi vi phạm pháp luật ñều phải chịu trách nhiệm pháp lý. Các trường
hợp sau ñây không truy cứu trách nhiệm pháp lý.
- Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý
là khoản thời gian từ khi hành vi vi phạm ñược thực hiện ñến khi hành vi ñó bị phát
hiện. Thời hiệu này sẽ không áp dụng ñối với trường hợp vi phạm liên tục, nhiều lần,
cản trở hoặc trốn tránh việc xử lý.
Ví dụ: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hành chính là 1 năm, kể từ ngày hành vi vi
phạm hành chính ñược thực hiện…(ðiều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
2002).
- Các ñối tượng ñược miễn trừ ngoại giao trong các ñại sứ quan, lãnh sự quán.
- Hành vi vi phạm pháp luật ñã chuyển hóa.
Ví dụ: Hành vi vi phạm pháp luật hành chính nhưng do tái phạm, nên bị truy cứu trách
nhiện hình sự (ðiều 62 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002).
2.3 Các loại trách nhiệm pháp lý
Có các loại trách nhiệm pháp lý sau:
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm dân sự
- Trách nhiệm hành chính
- Trách nhiệm kỷ luật
- Trách nhiệm vật chất.
21


Trong ñó, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, trách nhiệm hình sự chỉ ñặt ra ñối với cá
nhân, không ñặt ra ñối với tổ chức. Mặt khác, trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất
là các loại trách nhiệm ñặc thù của cán bộ, công chức.

B. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là vi phạm pháp luật?

2. Thế nào là trách nhiệm pháp lý? Có phải mọi hành vi vi phạm luật ñều chịu
trách nhiệm pháp lý?

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiến pháp 1992, Nghị quyết 51/2001 sửa ñổi, bổ sung Hiến pháp 1992.
ðại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb ðại
học quốc gia Hà Nội, Ha Nội, ???
Trường ñại học luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật, Nxb Tư
pháp, Hà Nội 2007.
Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt môn Pháp luật ñại cương”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 8/2009.

Chương 9. PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
A. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Khái niệm pháp chế
Pháp chế là chế ñộ xã hội mà ở ñó những suy nghĩ và hành vi, quyết ñịnh của các tổ chức,
cá nhân ñều sử dụng pháp luật làm thước ño chuẩn mực.
2. Những nguyên tắc của pháp chế
Các nguyên tắc cở bản mang tính ñịnh hướng cho việc xây dựng pháp chế bao gồm:
- Bảo ñảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật
- Mọi chủ thể ñều nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
- Bảo ñàm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật
- Bảo ñảm quyền tự do của công dân theo quy ñịnh của pháp luật
- Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật
- Tính pháp chế gắn với tính hợp lý và công bằng
22


- Phối hợp ñồng bộ giữa pháp chế và kỷ luật nhà nước.
3. Những biện pháp tăng cường pháp chế

ðể bảo ñảm pháp chế, cần phải tăng cường:
- ðẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật
- Tổ chức công tác thực hiện pháp luật
- Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật
4. Hiệu quả pháp luật
Hiệu quả của pháp luật chính mối tương tác giữa mục ñích ñã ñề ra, và khả năng phát huy
tác dụng của quy phạm pháp luật trên thực tế. Hiệu quả của quy phạm pháp luật thường
ñược thể hiện qua hai cấp ñộ:
-

Hiệu quả pháp lý: sự phù hợp giữa hành vi của chủ thể quan hệ pháp luật với
những yêu cầu của quy quy phạm pháp luật.

-

Hiệu quả xã hội: giá trị, mức ñộ tác ñộng vào xã hội của quy phạm pháp luật so với
mục ñích mà nhà làm luật ñã ñề ra.

B. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào pháp chế? Những nguyên tắc của pháp chế?
2. Nêu những biện pháp tăng cường pháp chế.
3. Thế nào là hiệu quả pháp luật?

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiến pháp 1992, Nghị quyết 51/2001 sửa ñổi, bổ sung Hiến pháp 1992.
Bộ luật hình sự 1999, sửa ñổi, bổ sung năm 2009.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, sửa ñổi, bổ sung năm 2007, 2008.
ðại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb ðại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.
Trường ñại học luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật, Nxb Tư

pháp, Hà Nội 2007.
Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt môn Pháp luật ñại cương”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 8/2009.
23


ðÁP ÁN CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP
Chương 1
1. Tính xã hội và tính giai cấp. Xem mục 1.
2. Xem mục 2.
3. Xem mục 3.
Chương 2
1. Xem mục 1, gồm có hình thức bên trong và hình thức bên ngoài.
2. Xem mục 2. Không có chủ thể khác.
3. Xem mục 3. Gồm có hiệu lực về thời gian, không gian và ñối tượng tác ñộng.
Chương 3
1. Xem mục 1
2. Xem mục 2. Thông thường, quy phạm pháp luật thường không ñủ 03 bộ phận: giả
ñịnh, quy ñịnh và chế tài.
Chương 4
1. Xem mục 1. Từ lớn ñến nhỏ: hệ thống pháp luật, ngành luật, chế ñịnh pháp luật và
quy phạm pháp luật.
2. Xem mục 2. Căn cứ vào ñối tượng ñiều chỉnh và phương pháp ñiều chỉnh.
3. Xem mục 3. Pháp ñiển hoá là hoạt ñộng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong ñó:
(4) Tập hợp các văn bản theo một trình tự nhất ñịnh.
(5) Loại bỏ những quy phạm lỗi thời mâu thuẫn.
(6) ðặt ra các quy phạm mới theo hướng sửa ñổi, bổ sung hoặc nâng cao hiệu lực
pháp lý của chúng.
Chương 5

1. Xem mục 1.
2. Xem mục 2.
3. Xem mục 3.
Chương 6
1. Xem mục 1. Không, pháp luật chỉ chọn những mối quan hệ xã hội quan trọng
và cơ bản ñể ñiều chỉnh.
2. Xem mục 2.
3. Xem mục 3.
Chương 7
1. Xem mục 1
24


×