Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN TRUNG HIẾU

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA CỘNG HÒA INDONESIA
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


2

NGHỆ AN - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN TRUNG HIẾU

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA CỘNG HÒA INDONESIA
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:



PGS. TS. NGƯT. NGUYỄN CÔNG KHANH


4

NGHỆ AN - 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học này, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, đề tài “Chính sách đối ngoại của Cộng hòa Indonesia từ 1991 đến nay”
được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS.TS.NGƯT.
Nguyễn Công Khanh, khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử, Phòng
Sau đại học trường Đại học Vinh và Bộ môn Lịch sử thế giới đã tạo điều kiện
giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bản
thân cho nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết cần được
góp ý, sửa chữa.
Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để
luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Tác giả
Trần Trung Hiếu


MỤC LỤC
Trang

A. MỞ ĐẦU..........................................................................................11
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................11
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................12
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................14
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu............................................14
5. Đóng góp của luận văn............................................................................15
6. Bố cục luận văn.......................................................................................16
B. NỘI DUNG.......................................................................................17
Chương

1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA INDONESIA TỪ 1991 ĐẾN 2012 ....17

1.1. Tình hình thế giới và khu vực tác động đến chính sách đối ngoại của
Indonesia sau Chiến tranh lạnh ..................................................................17
1.1.1. Tình hình thế giới .........................................................................17
1.1.2. Tình hình khu vực Đông Nam Á ..................................................23
1.2. Tình hình Indonesia từ năm 1991 đến 2012 ........................................26
1.2.1. Tình hình kinh tế ..........................................................................26
1.2.2. Tình hình chính trị - xã hội ...........................................................27
1.3. Khái quát chính sách đối ngoại của Cộng hoà Indonesia từ 1945 - 1991
.....................................................................................................................30
1.3.1. Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Indonesia .................30
1.3.2. Những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại của Cộng hoà
Indonesia từ 1945 - 1991.........................................................................38
1.3.3. Những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của
Indonesia trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Suharto .............38
Tiểu kết chương 1........................................................................................40
Chương

2
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA INDONESIA TỪ 1991 ĐẾN 2012 ....42
2.1. Những nét chung về chính sách đối ngoại của Indonesia từ 1991 đến
2012 ............................................................................................................42
2.2. Chính sách đối ngoại của Indonesia đối với các cường quốc ..............45


7
2.2.1. Chính sách đối ngoại với Mỹ .......................................................45
2.2.2. Chính sách đối ngoại với Nhật Bản ..............................................51
2.2.3. Chính sách đối ngoại với Trung Quốc .........................................54
2.3. Chính sách đối ngoại của Indonesia đối với khu vực Đông Nam Á ...58
2.3.1. Chính sách đối ngoại của Indonesia với tổ chức ASEAN.............58
2.3.2. Vấn đề biển Đông..........................................................................63
2.4. Chính sách đối ngoại của Indonesia với các nước láng giềng .............73
2.4.1. Chính sách đối ngoại với Australia ..............................................73
2.4.2. Chính sách đối với Đông Timor ...................................................78
2.5. Chính sách đối ngoại với Việt Nam ....................................................80
Tiểu kết chương 2........................................................................................87
Chương
3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA INDONESIA ............................................................89
3.1. Một số đặc điểm trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa Indonesia từ
1991 đến 2012 ............................................................................................89
3.1.1. Tính kế thừa ..................................................................................89
3.1.2. Tính năng động .............................................................................89
3.1.3. Tính đặc thù ..................................................................................92
3.2. Tác động chính sách đối ngoại đối với sự phát triển của đất nước

Indonesia ....................................................................................................94
3.2.1. Đối với sự phát triển kinh tế .........................................................94
3.2.2. Xã hội, văn hóa - giáo dục, y tế ....................................................96
3.2.3. Đối với khu vực Đông Nam Á .....................................................97
3.3. Những triển vọng trong chính sách đối ngoại của Indonesia trong thời
gian tới ......................................................................................................119
3.3.1. Những thách thức mới ................................................................119
3.3.1.2. Xu thế chạy đua vũ trang trong khu vực .................................121
3.3.1.3. Những khó khăn nội bộ ASEAN..............................................122
3.3.1.4. Những khó khăn trong nước ....................................................125
3.3.2. Dự báo chính sách đối ngoại của Indonesia trong thời gian tới . 126
3.3.3. Một số bài học cho Việt Nam .....................................................128
3.3.4. Dự báo một số vấn đề cơ bản trong quan hệ đối ngoại Việt Nam Indonesia trong thời gian sắp tới ..........................................................130
C. KẾT LUẬN.....................................................................................134
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................138
E. PHỤ LỤC........................................................................................148


8


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

ABM

Hiệp ước tên lửa chống tên lửa

AFTA

Khu vực thương mại tự do ASEAN


APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương

ARF

Diễn đàn an ninh Đông Nam Á

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á - Âu

BRIC

Nhóm bộ tứ: Braxin, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc

CSTO

Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể

G8

7 nước công nghiệp phát triển và Nga

G 20


Nhóm 20 nền kinh tế phát triển

EAEC

Cộng đồng kinh tế Âu- Á

EU

Liên minh châu Âu

IAEA

Cơ quan năng lương nguyên tử quốc tế

IRC

Ủy ban quan hệ quốc tế

GDP

Tổng thu nhập quốc gia

NATO

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

NAFTA

Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ


NMD

Chương trình phòng thủ tên lửa quốc gia

NICs

Các nước công nghiệp mới

NPT

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

NXB

Nhà xuất bản

OSCE

Tổ chức an ninh hợp tác châu Âu

RIC

Nhóm bộ ba: Nga, Ấn Độ, Trung Quốc

SNG

Cộng đồng các quốc gia độc lập

SCO


Tổ chức hợp tác Thượng Hải

START

Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược

USD

Đồng Đô la Mỹ


10

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


11
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đối với các quốc gia, khu vực trên thế giới, để phát triển và phát
triển bền vững kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, chính sách đối
ngoại luôn là chiến lược hàng đầu trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá
trong giai đoạn hiện nay.
Indonesia là một quốc gia lớn nằm ở khu vực Đông Nam Á, rộng lớn
và đông dân nhất khu vực cùng với nhiều yếu tố xã hội đặc trưng: đa sắc tộc
và tôn giáo; có vị trí chiến lược quan trọng án ngữ con đường hàng hải quốc
tế nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; có nguồn tài nguyên, khoáng sản

giàu có. Indonesia đã trở thành cầu nối đại dương cho các nền văn minh
phương Đông và phương Tây.
Do đó, vấn đề tìm hiểu và nghiên cứu chính sách đối ngoại để phục vụ
cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội là điều kiện tiên quyết trong chiến
lược phát triển của đất nước này.
1.2. Trong tuyên bố đầu tiên ngay sau khi giành độc lập đã toát lên khát
vọng của nước Cộng hoà Indonesia non trẻ muốn sống trong hoà bình, hữu
nghị với tất cả các nước. Chính đường lối đối ngoại tích cực và độc lập đã góp
phần giúp quốc gia này sớm được công nhận là thành viên của Liên Hợp
Quốc vào năm 1950 và tích cực tham gia vào hoạt động của tổ chức này.
Đối với khu vực Đông Nam Á, Indonesia là một trong nước sáng lập
viên của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và có nhiều
đóng góp tích cực trong mọi hoạt động của tổ chức này, phấn đấu giữ gìn và
tăng cường sự ổn định hoà bình, hợp tác giữa các nước trong khu vực - một
trong những nét tiêu biểu trong đường lối đối ngoại của Cộng hoà Indonesia.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi tình hình khu vực có nhiều
biến động với những biến động phức tạp xoay quanh nhiều vấn đề như khủng


12
hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á (1997-2001), khủng hoảng kinh tế toàn
cầu từ năm 2008, vấn đề khủng bố quốc tế, vấn đề biển Đông… Với tư thế là
một nước lớn trong khu vực, chính phủ Cộng hoà Indonesia đã tiếp tục phát
huy đường lối đối ngoại độc lập, hoà bình, nỗ lực cùng với các nước ASEAN
tìm kiếm những giải pháp ngoại giao con thoi trên các diễn đàn khu vực và
quốc tế.
1.3. Mặt khác, trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá hiện nay, việc
tìm hiểu, nghiên cứu chính sách đối ngoại của Cộng hoà Indonesia từ 1991
đến nay có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam, sẽ là những bài học quý
giá cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong quá trình phát triển

kinh tế - xã hội và đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng trong tình hình hiện
nay cũng như thới gian tới.
1.4. Là một quốc gia có vị thế quan trọng trong khu vực, chính sách đối
ngoại của Cộng hoà Indonesia hơn hai thập kỷ qua đã được thông tin trên khá
nhiều sách báo, tạp chí, bản tin trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chưa có một
công trình khoa học nào tập hợp lại, hệ thống hoá các thông tin về quá trình
đó của Indonesia. Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu vấn đề “Chính sách
đối ngoại của Cộng hoà Indonesia từ năm 1991 đến nay” là việc làm vừa có
giá trị khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Chính
sách đối ngoại của Cộng hoà Indonesia từ năm 1991 đến nay” làm đề tài Luận
văn Thạc sỹ khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề chính sách đối ngoại của Indonesia trong gia đoạn từ năm 1991
đến nay là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn. Do đó, từ trước
đến nay, đã có khá nhiều học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu dưới
nhiều góc độ khác nhau.


13
PGS.TS Ngô Văn Doanh với cuốn “Indonesia những chặng đường lịch
sử” (1995) đã khái quát những vấn đề cơ bản về địa lý, lịch sử kinh tế, chính
trị - xã hội, văn hoá thông qua những chằng đường lịch sử của đất nước
Indônêsia từ buổi bình minh của lịch sử đến năm 1995.
Tập thể tác giả của Viện Quan hệ quốc tế thuộc Học viện quốc gia Hồ
Chí Minh trong cuốn “Chính sách đối ngoại của các nước ASEAN. Đề tài cấp
Bộ (1997-1998)” đã trình bày một cách tương đối rõ ràng chính sách đối
ngoại của các nước ASEAN trong đó có Indonesia. Đường lối đối ngoại của
Indonesia được thay đổi trong từng thời kỳ để phù hợp với những biến đổi của
đất nước, khu vực và của bối cảnh quốc tế.

D.R.Sar Desai trong công trình “Đông Nam Á - Quá khứ và hiện tại”
đã đề cập đến những thay đổitrong chính sách đối ngoại Indonesia trong giai
đoạn nắm quyền của Tổng thống Suharto. Thay vì nghiêng về chủ nghĩa cộng
sản như thời Tổng thống Sukarno, chính quyền của Tổng thống Suharto đã thi
hành một đường lối đối ngoại thân phương Tây, quan hệ với các nước Cộng
sản luôn ở thế đối đầu.
Giáo sư Cao Xuân Phổ trong bài nghiên cứu “Gặp gỡ Việt Nam Indonesia. Xưa và nay”, trên cơ sở so sánh những điểm tương đồng và sự
khác biệt trong đường lối đối ngoại của hai quốc gia đã khẳng định, dù cho
những khác biệt còn tiếp tục tồn tại, song điều quan trọng là biến những khác
biệt đó thành cơ sở để liên kết hài hoà hai quốc gia như sự hài hoà trong một
cầu vồng muôn sắc.
PGS.TS Nguyễn Xuân Sơn và Th.S Thái Văn Long trong cuốn “Quan
hệ đối ngoại của các nước ASEAN” (1997) đã đề cập đến chính sách đối
ngoại cụ thể của từng nước thành viên ASEAN trong thời kỳ chiến tranh
lạnh và hiện nay trên cơ sở phân tích đặc điểm chung của từng quốc gia
nhằm làm rõ chính sách đối ngoại của từng nước với các nước trong khu vực


14
cũng như với một số nước lớn có ảnh hưởng trong khu vực như Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc…
Ngoài ra, chính sách đối ngoại của Indonesia cũng được đề cập một
cách rải rác trong các giáo trình, các công trình nghiên cứu, các chuyên khảo
về Indonesia.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình hay bài viết chỉ nêu một cách khái
quát hay nghiên cứu một góc độ, một khía cạnh nhất định mà chưa hình thành
một cách hoàn chỉnh, hệ thống về chính sách đối ngoại của Cộng hoà
Indonesia từ sau chiến tranh lạnh đến nay. Trên cơ sở các tác phẩm nghiên
cứu, các bài viết đã có, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày một cách hệ thống và
tương đối đầy đủ về chính sách đối ngoại của Indonesia từ năm 1991 đến nay

(năm 2012).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách đối ngoại của Indonesia trong giai đoạn từ năm 1991 đến nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu chính sách đối ngoại của Indonesia trong giai đoạn
từ năm 1991 đến năm 2012, dưới thời cầm quyền của Tổng thống Suharto đến
Tổng thống Sulilo Bambang Yudhoyono.
- Trong khuôn khổ có hạn của luận văn, người viết không trình bày tất
cả các mối quan hệ đối ngoại song phương và đa phương của nước Cộng hoà
Indonesia mà chỉ tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại của Indonesia với
một số cường quốc trên thế giới, một số nước láng giềng có quan hệ khá mật
thiết với Indonesia và chính sách đối ngoại của Indonesia với tổ chức ASEAN
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu.
Khi thực hiện đề tài, người viết đã tiếp cận các nguồn tài liệu:


15
- Một số bài viết, bài nghiên cứu, bài viết của các tác giả quan tâm đến
vấn đề chính sách đối ngoại của Indonesia đăng trên một số tạp chí: Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương,
Tạp chí Quan hệ Quốc tế…
- Tư liệu về chính sach đối ngoại của Indonesia qua các tác phẩm nghiên
cứu, dịch thuật của các nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
- Các giáo trình lịch sử, các sách lịch sử, các sách chuyên khảo về
Indonesia cũng như về chính sách đối ngoại nói chung của các quốc gia Đông
Nam Á.
- Các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ về lịch
sử, chính trị, kinh tế, văn hoá của ASEAN và Indonesia.

- Các tài liệu tham khảo báo chí, đặc biệt là Tài liệu tham khảo đặc biệt
của Thông tấn xã Việt nam.
- Nguồn tư liệu từ internet.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Chính sách đối ngoại của Cộng hoà Indonesia từ
năm 1991 đến nay”, chúng tôi dựa vào phương pháp luận sử học macxit, kết
hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Đây là hai phương pháp cơ
bản được sử dụng để thực hiện đề tài.
Ngoài ra, chúng tôi cũng vận dụng cơ sở phương pháp luận, các
phương pháp liên ngành khác như phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế,
quan hệ kinh tế, phân tích, so sánh, đối chiếu, suy luận để làm sáng tỏ vấn đề
đặ ra trong luận văn.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài “Chính sách đối ngoại của Cộng hoà Indonesia từ năm 1991 đến
nay” là quá trình tập hợp một cách có hệ thống trên cơ sở sưu tầm, chọn lọc
những tài liệu có giá trị nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về chính sách
đối ngoại của Indonesia hơn 20 năm từ 1991 đến 2012.


16
Trên cơ sở tìm hiểu, chúng tôi đã xác định bối cảnh lịch sử, những cơ
sở dẫn đến việc xác lập những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại
để từ đó làm rõ sự cần thiết phải hình thành một chính sách đối ngoại mới cho
quốc gia này. Đồng thời, chúng tôi cũng trình bày những biểu hiện của việc
thực hiện những nguyên tắc đó thông qua những nội dung cơ bản trong chính
sách đối ngoại của Indonesia, từ đó rút ra những nhận xét và tác động của
chính sách đó trong giai đoạn 1991 - 2012 cũng như triển vọng của chính sách
đối ngoại của Cộng hoà Indonesia trong thời gian tới.
Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế, song chúng tôi hy vọng luận
văn này sẽ là một nguồn tư liệu cần thiết và bổ ích cho việc học tập, nghiên

cứu về lịch sử Indonesia nói riêng, lịch sử Đông Nam Á nói chung.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được trình bày theo bố cục sau:
Chương 1. Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của
Indonesia từ 1991 đến 2012.
Chương 2. Những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của
Indonesia từ 1991 đến 2012.
Chương 3. Một số nhận xét về chính sách đối ngoại của Indonesia từ
1991 đến 2012.


17
B. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA INDONESIA TỪ 1991 ĐẾN 2012
1.1. Tình hình thế giới và khu vực tác động đến chính sách đối
ngoại của Indonesia sau Chiến tranh lạnh
1.1.1. Tình hình thế giới
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và Trật tự hai cực tan rã, tình hình thế
giới đã có nhiều thay đổi với những nét nổi bật.
Thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện đa
cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ trật tự cũ để
tiến tới một trật tự mới (thời kỳ quá độ này có thể kéo dài từ 30 đến 50 năm)
bởi sự chuyển đổi cục diện thế giới lần này mang đặc điểm mới, quan trọng
nhất là không trải qua chiến tranh như các trật tự trước đó.
Sự tan rã của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu đã dẫn đến
những thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho Mỹ, đã tạo ra cho Mỹ một lợi
thế tạm thời.Tuy nhiên, sự phát triển của Nhật Bản và sự vươn lên của Trung

Quốc đã tạo nên sự cân bằng tương đối trong sức mạnh giữa các quốc gia. Là
cực duy nhất còn lại, Mỹ ra sức củng cố địa vị siêu cường, mưu đồ chi phối
thế giới. Nhưng mặt khác, tuy là cực duy nhất còn lại, nhưng tình hình thế
giới không phải là thế giới một cực. Mỹ đã suy yếu tương đối, mâu thuẫn lớn
nhất của Mỹ là giữa tham vọng bá chủ thế giới và khả năng thực hiện của nó.
Rõ ràng là Mỹ không muốn sự phát triển của thế giới theo hướng đa cực, ra
sức điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại, tăng cường năng lực cạnh tranh,
xây dựng Trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, làm cho sự đổi thay của thế
giới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ.


18
Hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi
rõ rệt, nhưng hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa. Thậm chí, ở nhiều nơi xung
đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt. Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn
giáo, tranh chấp lãnh thổ… vốn bị che lấp thời Chiến tranh lạnh nay bộc lộ
thành xung đột gay gắt. Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có căn
nguyên lịch sử nên việc giải quyết không thể nhanh chóng và dễ dàng.
Sau khi giành được độc lập về chính trị, các nước Á, Phi, Mỹ La tinh
đã tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội với nhiều thành tựu đã làm thay
đổi căn bản bộ mặt của các quốc gia. Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của
các nước thuộc thế giới thứ ba này trở thành một trong những lực lượng quan
trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử thế giới.
Trong bối cảnh đó, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại có
bước nhảy vọt và đạt được nhiều kỳ tích đã tác động sâu rộng đến mọi mặt
của đời sống quốc tế đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá làm
tăng nhu cầu hợp tác quốc tế và xu thế đối thoại để cùng giải quyết các vấn đề
quốc tế. Các quốc gia, dân tộc để tồn tại, phát triển bền vững phải bằng mọi
chủ trương, biện pháp tiếp cận, tranh thủ thời cơ để hội nhập quốc tế. Nhân tố
kinh tế trở thành yếu tố chủ đạo và quyết định sức mạnh tổng hợp của quốc

gia đồng thời phải nhanh chóng hội nhập vào xu thế phát triển chung của kinh
tế thế giới. Sự hợp tác và liên kết quốc tế ngày càng tăng nhưng đồng thời với
nó là cuộc đấu tranh vì lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực cũng diễn ra không
kém phần quyết liệt.
Trong tình hình đó, môi trường an ninh quốc tế sau khi đối thoại thay
thế cho đối đầu vẫn chưa hoàn toàn ổn định, nếu không muốn nói là phát triển
theo hướng phức tạp, bất ổn định. Cuộc đấu tranh gay gắt giữa xu hướng đa
cực và đơn cực, các xung đột sắc tộc, tôn giáo, các phong trào ly khai…
không ngừng gia tăng và tác động mạnh mẽ đến các khu vực, các quốc gia
trên toàn thế giới.


19
Từ những thay đổi của tình hình thế giới, tuy trật tự quốc tế mới chưa
hình thành, nhưng trong hơn 2 thập kỷ sau Chiến tranh lạnh có thể thấy những
xu thế mới phát triển nổi bật trên thế giới là:
Thứ nhất, xu thế phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. Bài học của thời
kỳ sau Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương pháp quan hệ quốc tế lấy đối đầu
chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất
hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và “một bị thương, một bị mất”. Trong
khi đó phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị lại thu
được nhiều tiến bộ và kết quả như Đức, Nhật và nhóm nước NICs. Sự hưng
thịnh hay suy vong của một quốc gia được quyết định bởi sức mạnh tổng hợp
của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học kỹ thuật. Vì vậy,
sau Chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến
lược phát triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế.Trong
thời điểm hiện nay, kinh tế trở thành trọng điểm trong quan hệ quan hệ quốc
tế và chính sách đối ngoại của tất cả các quốc gia.Cạnh tranh sức mạnh tổng
hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu
trong đọ sức giữa các cường quốc. Những cân nhắc về địa - kinh tế trên mức

độ nào đó đã vượt qua tính toán về địa - chính trị. Các nước ngày càng nhận
thức sâu sắc rằng sức mạnh của mỗi quốc gia là một nền sản xuất phồn vinh,
một nền tài chính vững mạnh và một nền công nghệ có trình độ cao, đó mới là
cơ sở để xây dựng sức mạnh thật sự của mỗi quốc gia.
Thứ hai, xu thế hòa dịu trên quy mô thế giới, hòa bình thế giới được
củng cố.Chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, song hòa bình ở nhiều khu vực vẫn bị
đe dọa, thậm chí có nơi xung đột diễn ra nghiêm trọng và chiếu hướng ngày
càng rối loạn. Sau Trật tự hai cực tan rã, hiện tượng đáng chú ý nhất là chủ
nghĩa dân tộc nổi lên khắp nơi. Khác với phong trào giải phóng dân tộc trong
thập niên 60 của thế kỷ XX, hiện tượng chủ nghĩa dân tộc “mới” phần lớn


20
mang đặc điểm sự rạn nứt giữa dân tộc và quốc gia ngày càng lớn thách thức
nghiêm trọng tính hợp pháp của chính quyền về nền tảng của chủ quyền nhà
nước. Trong khi đó, một hiện tượng nổi bật trong nền chính trị của thế giới
hiện đại là ở nhiều nơi một quốc gia có nhiều chủng tộc, dân tộc hoặc bộ tộc;
hoặc một chủng tộc, dân tộc lại phân bổ trong nhiều quốc gia (như người
Cuốc có ở Irac, Iran, Thỗ Nhĩ Kỳ và một số nước Trung Á thuộc Liên Xô
trước đây). Chỉ có một số ít nước có sự đồng nhất về dân tộc như ở Nhật Bản,
Ba Lan…
Sự phục hồi và gia tăng hoạt động của các tôn giáo, nhất là gắn kết với
các phong trào chính trị - xã hội, phong trào dân tộc càng làm phức tạp thêm
tình hình ở nhiều nước trên thế giới (trên 1/3 số nước tồn tại sự bất đồng tôn
giáo nghiêm trọng là do sự khác biệt về bộ tộc, chủng tộc và dân tộc).
Thứ ba, các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng
xây dựng quan hệ bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài.
Đây là đặc điểm chủ yếu và nổi bật của quan hệ giữa các nước lớn trong thời
kỳ sau Chiến tranh lạnh. Sự điều chỉnh ấy là to lớn và sâu sắc.Xuất phát từ lợi
ích chiến lược và căn bản của mình, các cường quốc tiến hành điều chỉnh lại

chính sách đối ngoại để tìm chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ quan hệ
mới ổn định lâu dài, xác lập các điều kiện quan hệ quốc tế có lợi hơn, mở
rộng hệ thống an ninh quốc gia, tạo ra không khí quốc tế để xây dựng kinh tế
nước mình như mục tiêu chủ yếu trong quá trình điều chỉnh.
Trước những mâu thuẫn tranh chấp với nhau, các nước lớn đều tìm
kiếm biện pháp với xu hướng thông qua đối thoại, thỏa hiệp và tránh xung
đột. Đặc điểm nổi bật trong các quan hệ điều chỉnh giữa các nước lớn là tính
chất hai mặt. Sự khác nhau về ý thức hệ và chạy đua về lợi ích, tranh giành
ảnh hưởng quyết định tính hai mặt trong chính sách đối ứng, quyết định sự
tồn tại song song giữa hợp tác và cạnh tranh, giữa mâu thuẫn và hài hòa, tiếp


21
xúc và kiềm chế. Sự khác nhau về nền tảng kinh tế còn có thể dẫn đến sự mất
cân bằng mới.
Từ sau Chiến tranh lạnh, nhất là những năm gần đây, mối quan hệ giữa
5 nước lớn Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc vừa có điều chỉnh lớn
lại vừa nhộn nhịp những chuyến thăm viếng lẫn nhau với những tuyên bố,
phương châm, nguyên tắc đối ngoại mới.
Mỹ: Vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược tòan cầu trong thập kỷ 90 của thế
kỷ XX là lãnh đạo thế giới hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ,
một nền kinh tế thịnh vượng và thúc đẩy các nền dân chủ trên thế giới. Mỹ
đang từng bước điều chỉnh chiến lược “Trở lại châu Á”, tăng cường hợp tác an
ninh ở châu Á - Thái Bình Dương với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái
Lan, Singapore, Philippinnes, Australia…, trong đó hợp tác an ninh Mỹ - Nhật
là trục chính đảm bảo cho Mỹ triển khai thế chiến lược toàn cầu khu vực.
Trung Quốc: Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc về kinh tế, chính
trị, quân sự, khoa học - công nghệ trong 2 thập kỷ 80 và 90 đã và đang trở
thành mối đe dọa và thách thức lớn nhất đối với địa vị thống trị toàn cầu của
Mỹ.Trung Quốc hiện chưa có chiến lược toàn cầu thành văn nhưng kế hoạch

4 hiện đại của Trung quốc được vạch ra từ Đại hội XI của Đảng Cộng Sản
tiếp tục được bổ sung, điều chỉnh ở các đại hội tiếp sau, cho đến Đại hội XV
cho thấy rõ mục tiêu chiến lược của Trung Quốc nỗ lực trở thành cường quốc
khu vực và thế giới sắp trở thành hiện thực. Trung Quốc đang tạo ra thế và
lực của mình trong khu vực, cố gắng liên kết với Nga, Ấn Độ tạo nên thế đối
trọng với Mỹ trong việc giải quyết các mối quan hệ quốc tế.
Nga: Sau một thập niên khủng hoảng chính trị, kinh tế - xã hội, vị trí
của cường quốc Nga bị suy giảm nhiều, tuy nhiên Nga vẫn là cường quốc
quân sự (chỉ đứng sau Mỹ về tiềm lực quân sự và cân bằng với Mỹ về tiềm
lực hạt nhân). Do đó, Nga vẫn có tiếng nói nhất định trong việc giải quyết các
mối quan hệ quốc tế.


22
Mục tiêu chiến lược của Nga là giành lại vị trí siêu cường đã mất, trên
cơ sở tăng cường nội lực mở rộng quan hệ với nước ngoài, thu hút vốn đầu tư,
tăng cường tiềm lực quốc phòng, kiềm chế Mỹ trong việc giảm thiểu vũ khí
hạt nhân, sửa đổi học thuyết quân sự trong việc giành chủ động vũ khí hạt
nhân nhằm đối phó với chiến lược an ninh mới của NATO nhằm vào Nga và
các nước đồng minh của Nga. Nga và Trung Quốc có lợi ích tương đồng
trong việc kiềm chế thế “đơn cực” của Mỹ. Do đó, Nga ra sức tăng cường hợp
tác với Trung Quốc trên nhiều phương diện cả chính trị, quân sự và kinh tế,
củng cố Liên bang Nga - Belarut, tiếp tục mở rộng đối với các nước SNG,
EU, trong đó có Anh, Pháp, Đức tạo thành thế chiến lược cân bằng Đông Tây. Khi tiềm lực kinh tế của Nga được tăng cường thì mở rộng vị trí, vai trò
ở châu Á - Thái Bình Dương càng trở nên mạnh mẽ hơn.
EU: Mục tiêu chiến lược của EU là tạo dựng một thực thể có đủ sức
mạnh đối trọng với Mỹ, tách khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ, có tiếng nói độc lập
trong các quan hệ quốc tế. Trước mắt, EU cố gắng tạo dựng một thực thể kinh
tế, tiến tới một liên minh về chính trị, quân sự, từng bước mở rộng quan hệ
với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN nhằm tạo ra một thế giới “đa cực”,

hạn chế vai trò lãnh đạo của Mỹ hiện nay.
Ấn Độ: Là một nước đông dân thứ hai sau Trung Quốc, trong tương lai
không xa có thể trở thành nước đông dân nhất thế giới. Với thế mạnh của một
nước lớn, Ấn Độ đang tăng tốc nền kinh tế, sẽ trở thành một cường quốc phần
mềm, cường quốc hạt nhân, mở rộng phạm vi ảnh hưởng và tầm kiểm soát
quân sự không chỉ ở khu vực biển Ả Rập mà còn vươn dài ra Biển Đông.
Sự vươn dậy của Ấn Độ không chỉ tạo ra sự quan tâm của Mỹ mà cả
Nga và Trung Quốc trong khu vực và trở thành đối tác tranh thủ, lôi kéo của 3
nước lớn Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng
động và có tốc độ phát triển cao nhất thế giới, mặc dù do tác động của cuộc


23
khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 2008, nhịp độ tăng trưởng của châu Á có
giảm xuống. Châu Á - Thái Bình Dương đang trong quá trình liên kết kinh tế.
Các mô hình liên kết kinh tế như ASEAN, APEC đang vận động và phát
triển. Trong tương lai, có thể hình thành khu vực kinh tế Đông Á khi các thực
thể kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có đủ sức tách khỏi sự phụ
thuộc và không chế của Mỹ.
1.1.2. Tình hình khu vực Đông Nam Á
Ra đời từ năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ban
đầu được coi như một tổ chức thay thế cho khối SEATO và chịu sự chi phối
của Mỹ. Sau Chiến tranh lạnh, cùng với xu thế hoà bình, hợp tác để phát triển
và những chuyển biến cụ thể của tình hình an ninh - chính trị tại khu vực,
ASEAN mới thực sự trở thành một tổ chức quy tụ các nước Đông Nam Á vì
mục tiêu hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển. Từ 6 nước thành viên trước
năm 1991, sau Chiến tranh lạnh đến nay ASEAN đã được mở rộng bao gồm
tất cả các nước Đông Nam Á (trừ Đông Timor).
Tháng 1/1992, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư ở

Singapore, lãnh đạo các nước ASEAN đã quyết định thành lập Khu vực
Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), xúc tiến một tiến trình đối thoại với các
nước bên ngoài cũng như các nước ASEAN với nhau về hợp tác an ninh để
tăng cường khu vực. Các cuộc đối thoại này dự định được tiến hành trên cơ sở
các diễn đàn ASEAN đã có, đặc biệt là cơ chế hội nghị sau Hội nghị Ngoại
trưởng ASEAN (AMM-PMC). Tháng 7/1992, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp
ước Bali, trở thành quan sát viên của ASEAN.
Trên cơ sở quyết định đó, tháng 7/1993, tại Hội nghị Ngoại trưởng
ASEAN lần thứ 26 ở Singapore, các nước ASEAN đã chính thức tuyên bố sẽ
thiết lập ARF để bàn về hợp tác chính trị và an ninh ở khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương. Diễn đàn này bao gồm 18 nước thành viên là 6 nước ASEAN, 7


24
bên đối thoại (Mỹ, Nhật, Canada, EU, Austraylia, New Zealand, Hàn Quốc),
3 nước quan sát viên (Việt Nam. Lào, Papua New Guinea) và 2 nước hiệp
thương (Nga và Trung Quốc). Ngày 27/7/1994, cuộc họp đầu tiên của ARF
cấp bộ trưởng ngoại giao đã diễn ra tại Bangkok, chính thức mở đầu cho một
hướng mới trong diễn đàn ASEAN: đối ngoại để tăng cường an ninh khu vực.
Hội nghị đã thoả thuận để tiến hành họp ARF cấp bộ trưởng hàng năm về nội
dung có thể bàn những vấn đề như: xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa
và không phổ biến hạt nhân, vũ khí giết người hàng loạt … Diễn đàn này
chưa được thể chế hoá như kiểu Hội nghị An ninh Hợp tác châu Âu (CSCE)
mà chỉ mang tính tư vấn.
Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị AMM 28 ở Brunei, Việt Nam chính thức
gia nhập ASEAN, trở thành thành viên chính thức thứ 7 của tổ chức này. Đó
bước ngoặt quan trọng của ASEAN, mở ra khả năng hiện thực tiến đến
ASEAN 10. Tháng 12/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 5 họp tại
Bangkok (Thái Lan), lần đầu tiên trong lịch sử khu vực Đông Nam Á, tất cả
10 nhà lãnh đạo đã gặp gỡ, ký kết các văn kiện quan trọng trong đó quan

trọng nhất là Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân
(ASEANWFZ). Năm 1997, tuy cơn bão khủng hoảng kinh tế tài chính ập đến
Đông Nam Á nhưng ASEAN vẫn kết nạp Lào và Mianma (7/1997) và thông
qua Tầm nhìn chiến lược 2020. Đây là quãng thời gian các nước ASEAN đi
vào hợp tác thực chất và có hiệu quả hơn.
Tháng 12/1998, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN lần thứ 6, thông qua Chương trình hành động Hà Nội và Tuyên bố
Hà Nội, xây dựng ASEAN phát triển bền vững và đồng đều, rút ngắn khoảng
cách giữa các thành viên, đồng thời mở đầu hợp tác ASEAN+3 (Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc). Ngày 30/4/1999, tại Hà Nội, ASEAN đã kết nạp
Campuchia là thành viên thứ 10, đánh dấu sự trưởng thành của Hiệp hội.


25
Như vậy, sau hơn 1 thập kỷ Chiến tranh lạnh kết thúc, Đông Nam Á đã
đạt được những mục tiêu về khu vực hoà bình, tự do, trung lập và không có
vũ khí hạt nhân, Đồng thời ASEAN còn đề xướng và lãnh đạo một cơ chế an
ninh tập thể là ARF quy tụ tất cả các cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương
tham gia. Lợi dụng xu thế vừa hoà hoãn, vừa cạnh tranh giữa các siêu cường,
ASEAN đã trở thành người khởi xướng, dẫn dắt và điều phối một diễn đàn
mở về hợp tác an ninh chính trị lớn nhất trên thế giới. Đây là một điểm độc
đáo, biểu hiện sự trưởng thành của ASEAN và tính mềm dẻo, khôn khéo của
tổ chức này, điều mà thường được nói đến như “bản sắc ASEAN”. ASEAN
cũng mở rộng khuôn khổ hợp tác với Đông Á (ASEAN+3, EAS), với châu
Âu (ASEM), với châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Bên cạnh đó, tại Hội
nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 tại Bali (10/2003), các nhà lãnh đạo
ASEAN đã ký Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (ASEAN Concord II) vào năm
2020 (thực hiện Tầm nhìn 2020), Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột là
Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng
Văn hoá - Xã hội ASEAN (ASCC)…

Sự kiện nổi bật nhất đánh dấu sự trưởng thành của Hiệp hội là việc
Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực vào ngày 15/12/2008. Đây là
một văn kiện lịch sử cam kết các nước thành viên ASEAN sẽ củng cố dân
chủ, tăng cường quản trị tốt, pháp trị, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cũng
như các quyền tự do cơ bản; yêu cầu các nước thành viên không sở hữu vũ
khí hạt nhân, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và thúc đẩy hội nhập thị trường;
duy trì nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, đặc biệt không cho phép bất kỳ quốc gia nào sử dụng lãnh thổ của một
nước thành viên để chống lại nước thành viên khác.
Như vậy, từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, ASEAN đã trở thành một
thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, được đánh giá là một tổ chức khu vực


×