Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên đại học ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.44 KB, 28 trang )

Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Mục lục

-1-


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề đi làm thêm từ trước đến nay luôn là một chủ đề vô cùng thu hút đối với
các bạn sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường. Mỗi người có những mục đích khác
nhau khi đi làm thêm: Làm thêm để tìm kiếm trải nghiệm, tích lũy vốn sống, biết rõ
được giá trị đồng tiền, nâng cao hiểu biết hay chỉ đơn giản là để có thêm chút thu nhập.
Ngoài ra, xã hội ngày càng phát triển, mức sống của con người cũng được nâng cao
đồng nghĩa với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Với sinh viên, ngoài các khoản trợ
cấp từ bố mẹ thì nguồn thu nhập khác chính là từ việc đi làm thêm.
1. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng cũng như nhu cầu làm thêm của các bạn sinh viên là mục đích
nghiên cứu chính.
2. Đối tượng, thời gian, không gian nghiên cứu:
Đề tài thống kê là “Nghiên cứu thống kê về tình hình làm thêm của sinh viên
trường Đại Học Ngoại Thương” với mẫu nghiên cứu là 100 người, được tiến hành điều
tra vào tháng 5 năm 2012.
3. Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu vấn đề đi làm thêm để thấy được nguyên nhân đi làm cũng như công
việc các bạn sinh viên làm là gì. Bên cạnh đó, thấy được khoản thu nhập từ việc làm
thêm trong một tháng của những bạn đi làm thêm, có đủ cho các sinh hoạt trong tháng
không; tìm hiểu về mức độ hài lòng của sinh viên đối với công việc và điều kiện làm
việc của mình. Mặt khác là xem những tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập
của các bạn đang làm thêm. Ngoài ra còn tìm hiểu thêm về nguyên nhân không hoặc


chưa đi làm thêm của các bạn còn lại.

-2-


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

4. Phương pháp thống kê sử dụng để nghiên cứu:
Các phương pháp thống kê mà nhóm sử dụng bao gồm sáu phương pháp nghiên
cứu: thiết kế phiếu điều tra, thu thập thông tin, tổng hợp thông tin, các tham số phân
tích thống kê, bảng và đồ thị thống kê, cùng với hồi quy và tương quan.

-3-


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

1. Phương pháp thu thập thông tin
Ở đây, nhóm chúng em sử dụng phương nghiên cứu là phương pháp phỏng vấn gián
tiếp. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả so với phỏng vấn trực tiếp và
trao đổi mạn đàm. Phỏng vấn gián tiếp là phương pháp thu thập tài liệu ban đầu thông
qua phiếu điều tra. Người được hỏi nhận phiếu điều tra, tự mình ghi câu trả lời vào
phiếu rồi gửi trả lại cho cơ quan điều tra.
Đặc điểm cơ bản của phương pháp này là người hỏi và người trả lời không trực tiếp
gặp nhau. Quá trình hỏi – đáp diễn ra qua vật trung gian là phiếu điều tra.
Phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi, số lượng câu hỏi tùy theo vấn đề nghiền cứu
rộng hay hẹp, sâu hay nông. Các câu hỏi thường dễ, để tạo hứng thú và gây thu hút
cũng như sự quan tâm của người trả lời với vấn đề nghiên cứu. Có thể sử dụng 1 – 2
câu hỏi cuối cùng để kiếm tra độ tin cậy, sự trung thực của người trả lời. Không những
vậy, các câu hỏi phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý và khoa học; thể hiện mối quan

hệ chặt chẽ với nhau. Các thông tin được sắp xếp lại và xử lý sau khi nhận các phiếu
điều tra về. Từ đó có thể rút ra kết luận hay nhận xét về vấn đề nghiên cứu.
Ưu điểm phương pháp phỏng vấn gián tiếp này là dễ tổ chức, tiết kiệm chi phí và
điều tra viên. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn gián tiếp còn dễ thu hút được số lượng
đông người tham gia, các ý kiến trả lời dễ xử lý bằng phương pháp toán học thống kê.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp là lại khó có thể kiểm tra, đánh giá được
độ chính xác của các câu trả lời, tỷ lệ thu hồi phiếu trong nhiều trường hợp là không
cao, nội dung điều tra bị hạn chế. Phương pháp này cũng chỉ có thể sử dụng được trong
điều kiện trình độ dân trí cao.
Ta có thể thấy phỏng vấn là phương pháp điều tra được sử dụng nhiều nhất trong
thống kê, theo đó việc ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thông qua quá
trình hỏi – đáp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin. Trong điều tra
thống kê, phỏng vấn không phải là một cuộc nói chuyện, hỏi đáp thông thường, cũng
không phải là cuộc phỏng vấn lấy tin của các nhà báo, càng không phải là cuộc thẩm

-4-


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

vấn giữa nhân viên điều tra và người bị nghi vấn, can phạm…. Phỏng vấn trong thống
kê phải tuân thủ theo mục tiêu nghiên cứu, theo đối tượng, khách thể, nội dung nghiên
cứu đã được xác định rõ trong chương trình, phương án điều tra. Phương pháp này
thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu trong xã hội học, giáo dục học và tâm lý học.
Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn là có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác
nhau mà không cần phải bám sát quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Mặt
khác, thông tin thu được qua phỏng vấn còn dễ tổng hợp, lại tập trung vào những nội
dung chủ yếu nhờ có bảng hỏi hoặc phiếu điều tra.
2. Mẫu phiếu điều tra:
PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
- Họ và tên:
- Giới tính:
- Chuyên ngành:
1) Bạn được cho bao nhiêu tiền tiêu vặt trong 1 tháng ?
A. < 500.000

C. 1.000.000 – 1.500.000

B. 500.000 – 1.000.000

D. > 1.500.000

2) Số tiền đó có đủ cho bạn tiêu trong 1 tháng không ?
A. Có
B. Không
3) Bạn thường tiêu hết tiền tiêu vặt trong bao lâu kể từ ngày nhận ?
A. 1 tuần

C. 3 tuần

B. 2 tuần

D. 4 tuần

4) Bạn có đi làm thêm không ?
A. Có
B. Không

-5-



Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Nếu bạn chọn đáp án “ CÓ” thì làm từ câu 5-14
Nếu bạn chọn đáp án “ KHÔNG” thì làm từ câu 15 – 19
5) Bạn đã làm công việc gì :
A. Gia sư
B. Cộng tác viên của các báo
C. Bồi bàn
D. Đáp án khác :……………..
6) Thời gian bạn đi làm thêm trong 1 tuần :
A. < 7 tiếng

C. 14 – 21 tiếng

B. 7 – 14 tiếng

D. >21 tiếng

7) Lương bạn nhận được trong 1 tháng ?
A. < 500.000

C. 1.000.000 – 1.500.000

B. 500.000 – 1.000.000

D. >1.500.000

8) Mức độ hài lòng của bạn với mức thu nhập đó

A. Rất hài lòng

C. Bình thường

B. Hài lòng

D. Không hài lòng

9) Bạn đã làm thêm trong bao lâu ?
A. 1 - 3 tháng

C. 6 tháng – 1 năm

B. 3 - 6 tháng

D. >1 năm

10) Bạn đi làm thêm vào năm thứ mấy ?
A. Năm nhất

C. Năm ba

B. Năm hai

D. Năm tư

11) Điều kiện làm việc thực tế hiện tai của bạn
A. Rất tốt
B. Tốt
C. Bình thường

D. Không tốt

-6-


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

12) Mức độ hài lòng của bạn với điều kiện làm việc
A. Rất hài lòng

C. Bình thường

B. Hài lòng

D. Không hài lòng

13) Kết quả học tập năm học 2010-2011 của bạn
A. Xuất sắc

C. Khá

B. Giỏi

D. Trung bình

14) Tính đến thời điểm hiện tại, vừa đi học vừa đi làm, kết quả học tập của bạn thay
đổi như thế nào ?
A. Vẫn thế
B. Tăng lên
C. Giảm xuống

15) Bạn có muốn tìm công việc làm thêm không?
A. Có – Trả lời câu 17 - 19
B. Không – Trả lời câu 16
16) Nguyên nhân hiện giờ bạn không đi làm thêm :
A. Bạn hài lòng với số tiền tiêu vặt mình có
B. Không có thời gian
C. Chưa tìm thấy công việc phù hợp
D. Đáp án khác
17) Thời gian bạn mong muốn làm trong 1 tuần
A. <7 tiếng

C. 14-21 tiếng

B. 7-14 tiếng

D. >21 tiếng

18) Mức lương mà bạn mong muốn nhận được
A. < 500.000

C. 1.000.000 – 1.500.000

B. 500.000 – 1.000.000

D. >1.500.000

19) Nguyên nhân quan trọng nhất khiến bạn đi làm thêm
A. Có thêm tiền tiêu

-7-



Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

B. Ý thức về giá trị đồng tiền và biết cách chi tiêu
C. Rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm làm việc
D. Đáp án khác
3. Phân tích kết quả thu được
Với 93 sinh viên được nghiên cứu 35 nam và 58 nữ.
Ta có kết quả sau:
3.1. Tổng quan về tiền tiêu vặt của sinh viên:
Số tiền sinh viên được gia đình
Số tiền tiêu vặt

Trị số giữa

(nghìn đồng)
<500

(nghìn đồng)
250

500 – 1000

750

Số sinh viên
17
30


1000 – 1500
1250
26
> 1500
1750
20
Số tiền tiêu vặt trung bình sinh viên được gia đình trợ cấp trong một tháng:
x = 1013.44 (nghìn đồng)

Mod = 882.35 (nghìn đồng)
Me = 991.67 (nghìn đồng)
Độ lệch chuẩn

∑x .f
∑f
2

σ =

i

i

− ( x ) 2 = 511

i

Hệ số biến thiên

V=


σ
×100 (%) = 50.44%
x

Vì Mod < Me < x nên đây là dãy số lêch phải.V = 50.44% > 40% nên tính chất đại
biểu của số bình quân quá thấp.
Có sự chênh lệch lớn này là do sinh viên hầu hết đến từ cách tỉnh khác nhau, những
sinh viên có gia đình ở thành thì thường được cho nhiều tiền tiêu vặt hơn những sinh

-8-


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

viên có gia đình ở quê vì sự chênh lệch lớn về mức thu nhập của từng gia đình mỗi
vùng..
Với khoảng thời gian tiêu hết số tiền:
Khoảng thời gian sinh viên
tiêu hết tiền kể từ lúc nhận
1 tuần
2 tuần
3 tuần
4 tuần

Số sinh viên

Tỷ lệ(%)

2

7
24
60

2.15
7.53
25.81
64.51

Với mức tiền tiêu vặt trên có 60 bạn dùng đủ trong 1 tháng chiếm 64.51% số người
được hỏi, đa số các sinh viên đều rất tiết kiệm, nên mặc dù mức chi phí tiêu vặt ở Hà
Nội là cao nhưng với số tiền được cho các bạn vẫn có thể sử dụng đủ.
Và 33 bạn nhận định số tiền kia là không đủ trong 1 tháng, chiếm 35.49%.
Như vậy có khoảng 35.49% số sinh viên không đủ tiền tiêu vặt từ trợ cấp gia đình,
và đa số những sinh viên này thuộc dạng sẽ đi làm thêm.

-9-


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

3.2. Khía cạnh những bạn đi làm thêm:
Có 29 trong số 93 bạn được hỏi đã và đang làm thêm chiếm 31.18% trong đó có 12
nam và 17 nữ. Và có 64 bạn không đi làm thêm chiếm 68.82%.
Đa số các bạn đi làm thêm bắt đầu làm từ năm thứ nhất (15 bạn chiếm 51.72%) và
năm thứ hai (13 bạn chiếm 44.83%) và có 1 bạn bắt đầu làm vào năm thứ ba.
Trong đó có thời gian các bạn tiêu hết số tiền được trợ cấp là:
Khoảng thời gian sinh viên

Số sinh viên


tiêu hết tiền kể từ lúc nhận
1 tuần
2 tuần
3 tuần
4 tuần

2
5
12
10

Tỷ lệ(%)
6.9
17.24
41.38
34.48

Thời gian trung bình các bạn đi làm thêm tiêu hết số tiền tiêu vặt được gia đình cho là
x = 3.03 (tuần)

Mod = 3 (tuần)
Me = 3 (tuần)

∑x .f
∑f
2

Độ lệch chuẩn σ =


i

i

− ( x ) 2 = 0.91

i

- 10 -


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Hệ số biến thiên

V=

σ
×100 (%) = 29.87%
x

V < 40% nên tính đại diện của số bình quân cao, có thể khẳng định thời gian trung bình
các bạn tiêu hết tiền tiêu vặt là 3.03 tuần.
Trên biều đồ ta thấy có 65.52% sinh viên tiêu hết số tiền trước 4 tuần, họ sẽ phải đi
làm thêm vì tiền tiêu vặt mà gia đình trợ cấp không đủ để tiêu trong một tháng.
Và 34.48% sinh viên đi làm thêm vì lý do khác như tăng kinh nghiệm thực tế hay
vì sở thích hay cũng có thể là giết thời gian.
Số tiền tiêu vặt mà các bạn đi làm thêm được gia đình trợ cấp:
Số tiền tiêu vặt


Trị số giữa

Số sinh viên

Tỷ lệ

(nghìn đồng)
<500

(nghìn đồng)
250

6

500 – 1000

750

11

20.69
37.93

1000 – 1500
> 1500

1250
1750

7

5

24.14
17.24

Số tiền tiêu vặt trung bình sinh viên được gia đình trợ cấp trong một tháng
x = 939.66

- 11 -


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Mod = 777.78
Me = 886.36

∑x .f
∑f
2

Độ lệch chuẩn σ =

i

i

− ( x ) 2 = 498.5

i


Hệ số biến thiên

V=

σ
×100 (%) = 53.05%
x

V < 40% tính đại diện của số bình quân là rất thấp. Từ kết quả trên ta có thể thấy đa số
các bạn có tiền trợ cấp từ gia đình là 777.78 nghìn đồng sẽ sử dụng hết số tiền đó trong
vòng 3 tuần.
Bảng về các công việc đi làm thêm:
Công việc
Gia sư
Cộng tác viên của các báo
Bồi bàn
Đáp án khác

Số sinh viên
19
3
2
5

Tỷ lệ(%)
65.52
10.34
6.90
17.24


Bảng về thời gian làm thêm của sinh viên:
Thời gian làm trong Trị số giữa
1 tuần (tiếng)
<7

(tiếng)
3.5

- 12 -

Số sinh viên

Tỷ lệ(%)

11

37.93


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

7 – 14
14 – 21
> 21

10.5
17.5
24.5

13

3
2

44.83
10.34
6.9

Thời gian trung bình các bạn sinh viên bỏ ra cho việc đi làm thêm là: x = 9.53 (tiếng)
Mod = 8.17 (tiếng)
Me = 8.88 (tiếng)

∑x .f
∑f
2

Độ lệch chuẩn σ =

i

i

− ( x ) 2 = 6.03

i

Hệ số biến thiên

V=

σ

×100 (%) = 63.24%
x

Vì Mod < Me < x nên đây là dãy số lêch phải.V = 50.44% > 40% nên tính chất đại
biểu của số bình quân quá thấp. (Nguyên nhân có thể là do khoảng cách các tổ lớn)
Đa số các bạn sinh viên làm việc ít hơn 14 tiếng một tuần (82.76%). Vì ngoài việc
học đã chiếm phần lớn thời gian hàng ngày thì các bạn sinh viên Đại học Ngoại thương
còn dành rất nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa và thể dục thể thao. Vì vậy
kết quả trên cũng phản ảnh đúng phần nào hiện thực đó.

- 13 -


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Mức lương nhận được trong tháng:
Mức lương nhận được trong Giá trị giữa
tháng (nghìn đồng)
<500
500 – 1000
1000 – 1500
> 1500.

(nghìn đồng)
250
750
1250
1750

Số sinh viên


Tỷ lệ(%)

0
12
12
5

0
41.38
41.38
17.24

Mức lương trung bình mà một sinh viên nhận được từ việc đi làm thêm:
x = 1129.3 (nghìn đồng)

Mod = 1000 (nghìn đồng)
Me = 1104.2 (nghìn đồng)

∑x .f
∑f
2

Độ lệch chuẩn σ =

i

i

− ( x ) 2 = 363.33


i

Hệ số biến thiên

V=

σ
×100 (%) = 32.17%
x

Có Mod < Me < x nên đây là dãy số lêch phải. V = 32.17% < 40% nên số bình
quân tiền lương có tính chất đại biểu cho mẫu.

- 14 -


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Kết quả khảo sát mức thu nhập cho thấy tỷ lệ cao nhất thuộc về sinh viên có mức
lương từ 500 – 1.5 triệu đồng/tháng, trong đó phổ biến nhất là khoảng 1 triệu đồng,
điều này phù hợp với hiện nay khi loại công việc được ưa chuộng nhất là gia sư các
khối lớp (82.76%) hơn nữa ta có thể thấy mức lương này đã đáp ứng nhu câu tiêu vặt
của đa số các bạn sinh viên (từ các kết quả trước đa số các bạn sinh viên có trợ cấp
777.78 nghìn đồng/ tháng sẽ dùng hết số tiền đó trong vòng 3 tuần).
Có 17.24% sinh viên thu nhập từ 1.5 triệu đồng trở lên, đây là những sinh viên có
công việc khá đặc thù như: cộng tác viên các báo, làm bán thời gian tại các công ty như
luật, kế toán.
Về kết quả học tập:
Có 23 trên 29 bạn đi làm thêm có kết quả học tập không đổi (chiếm 79.31%). Có 4

bạn đạt kết quả học tập tăng (chiếm 13.79%) trong khi đó 2 bạn có kết quả học tập
giảm (chiếm 6.9%). Đa số các bạn có thời gian làm việc trong một tuần là 8.17 tiếng
nên việc làm thêm không ảnh hưởng quả lớn đến kết quả học tập của sinh viên. Cá biệt
một số trường hợp có kết quả học tập giảm phần lớn là do làm thêm quá nhiều (hơn 3
tiếng một ngày và một tuần làm liên tục 7 ngày).
Kết quả học tập năm vừa rồi đa số là giỏi và khá (26 bạn chiếm 89.66%). Có 2
người học lưc xuất sắc và 1 người học lực trung bình (chiếm 10.34%)

- 15 -


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Phân tích yếu tố ảnh hưởng của tiền lương đến mức độ hài lòng công việc:
Hàm hồi quy tuyến tính có dạng: yx = a + bx
Để xác định hệ số a và b ta dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông qua hệ
phương trình sau:
∑y = na + b ∑x
∑xy = a ∑x + b ∑x

2

Với: x: là tiền lương nhận được một tháng – tiêu thức nguyên nhân.
y: là độ hài lòng của sinh viên – tiêu thức kết quả.
Từ kết quả thống kê mức thu nhập và mức độ hài lòng của sinh viên:
Tiền lương

Giá trị giữa

Rất hài


một tháng

(nghìn ồng)

lòng

(nghìn đồng)
<500
250
500 – 1000
750
1000 – 1500
1250
> 1500.
1750
Quy ước: Rất hài lòng:
Hài lòng:

(sinh viên)
0
1
0
1
4 điểm
3 điểm

- 16 -

Hài lòng

(sinh viên)
0
2
5
1

Bình

Không hài

thường

lòng

(sinh viên)
0
9
6
3

(sinh viên)
0
0
1
0


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Bình thường:


2 điểm

Không hài lòng: 1 điểm
Ta cũng tính hệ số tương quan:

r=

∑ (x − x ) = ∑ x
=
2

σ

2

i

n

n

xy − x . y
σx .σ y

2
i

− ( x )2


Ta có bảng kết quả:
x2
y2
6,25.1010
0
11
5,625.10
5.43
12
1,5625.10
5.43
12
3,0625.10
6.76
2
∑xy = 9.210.000
∑x = 5,25.1012
∑x = 4.000.000 ∑y = 7,26
( y ở đây được tính là số bình quân cộng gia quyền ứng với mỗi mức tiền lương)
x
250.000
750.000
1.250.000
1.750.000

y
0
2,33
2,33
2,6


Thay các giá trị và giải hệ ta có:

xy
0
1.747.500
2.912.500
4.550.000

a = 0,255

b = 2.10-6
Vậy hàm hồi quy là: yx = 0,255 + 2.10-6x

- 17 -


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Hệ số b = 2.10-6 >0 chứng tỏ điều kiện làm việc tác động thuận chiều đến mức độ hài
lòng của sinh viên
Hệ số tương quan tuyến tính. r = 0.83
Hệ số tương quan tuyến tính r = 0.83 và r > 0 cho ta thấy giữa lương và mức độ hài
lòng có mối liên hệ thuận và khá chặt chẽ.
Thống kê mức độ hài lòng của sinh viên đối với điều kiện làm việc:
Mức độ hài
Điều

lòng


kiện làm việc.
Rất tốt
Tốt
Bình thường
Không tốt

Rất hài lòng

Hài lòng

Bình thường

(số sinh viên)

(số sinh viên)

(số sinh viên)

3
1
0
0

1
8
2
0

0
3

10
1

Không

hài

lòng (số sinh
viên)
0
0
0
0

Đa số sinh viên (24 bạn, chiếm 82.76%) có điều kiện làm việc bình thường và tốt.
Như ta thấy:
Với điều kiện làm việc Rất tốt đa số các bạn cảm thấy Rất hài lòng (có 3 trên 4 bạn)
Với điều kiện làm việc Tốt cũng có đa số bạn cảm thấy Hài lòng (có 8 trên 12 ban).
Với điều kiện làm việc Bình thường có đa số bạn có mức độ hài lòng là
Bình thường (có 10 trên 12 bạn).
Từ kết quả trên ta có thể nhận thấy mức độ hài lòng của sinh viên cũng phụ thuộc vào
điều kiện làm việc cụ thế.
Ta sẽ sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để khẳng định lại nhận xét trên:
Phương trình hồi quy tuyến tính : yx = a + bx
Để xác định hệ số a và b ta dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông qua hệ
phương trình sau:
∑y = na + b ∑x

- 18 -



Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

∑xy = a ∑x + b ∑x

2

Với: x: là điều kiện làm việc của sinh viên – tiêu thức nguyên nhân
y: là mức độ hài lòng của sinh viên – tiêu thức kết quả
Quy ước:
Mức độ hài lòng
Rất hài lòng.
= 4 điểm
Hài lòng.
= 3 điểm
Bình thường
= 2 điểm
Không hài lòng. = 1 điểm

Điều kiện làm việc
Rất tốt. = 4 điểm
Tốt
= 3 điểm
Bình thường
= 2 điểm
Không tốt
= 1 điểm

Ta có bảng kết quả sau:
x

4
3
2
1

y
3.75
2.83
2.17
2

x2
16
9
4
1

xy
15
8.49
4.34
2

y2
14.06
8.01
4.71
4

2

∑x = 30
( y ở đây được tính là số bình quân cộng gia quyền ứng với mỗi điều kiện làm việc)

∑x = 10

∑y = 10.75

Thay các giá trị và giải hệ ta có:

∑xy = 29.83

a = 1.21

- 19 -


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

b = 0.591
Vậy hàm hồi quy là: yx = 1.21 + 0.591x
Hệ số tương quan:

r=

xy − x . y
= 0.96
σ x .σ y

∑ (x − x ) = ∑ x
=

2

Với

σ

2

i

n

n

2
i

− ( x )2

Hệ số b >0 chứng tỏ điều kiện làm việc tác động thuận chiều đến mức độ hài lòng
của sinh viên.
Hệ số tương quan r = 0.96 và r > 0 cho thấy mức độ tương quan giữa điều kiện làm
việc và mức độ hài lòng rất chặt chẽ. Và đây là mối liên hệ thuận chiều.
Vậy nhận định ban đầu của chúng ta là có cơ sở khi kết luận điều kiện làm việc có
ảnh hưởng đến mức độ hài lòng khi làm việc.

3.3. Khía cạnh những bạn không đi làm thêm.
Trong số 64 bạn không đi làm thêm có 40 bạn ( chiếm 62.5%) có ý định đi làm
thêm trong tương lai gần. Và 24 bạn (chiếm 37.5%) không có ý định đi làm thêm.


- 20 -


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

+ Trong số 24 bạn không có ý định đi làm thêm thì nguyên nhân chính đó là hài
lòng với số tiền tiêu vặt của mình đang có (16 bạn, chiếm 66.67%). Có 5 bạn sẽ không
đi làm thêm do thiếu thời gian (chiếm 20.83%) và 3 bạn do chưa tìm được công việc
phù hợp (chiếm 12.5%).

+ Với 40 bạn có ý định đi làm thêm trong tương lai gần nguyên nhân khiến họ đi
làm thêm được thống kê ở bảng sau:
Nguyên nhân sẽ đi làm thêm
Có thêm tiền tiêu
Ý thức về giá trị đồng tiền
và biết cách chi tiêu.
Rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh
nghiệm làm việc
Đáp án khác

Số sinh viên
14

Tỷ lệ(%)
35

4

10


19

47.5

3

7.5

- 21 -


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Những bạn trong nhóm này do tiền tiêu vặt mà gia đình chu cấp đã đủ dùng trong
tháng. Dó có đến 47.5% số bạn được hỏi muốn đi làm thêm vì mục đích chính là học
hỏi, rèn luyện kỹ năng và trau dồi kinh nghiệm, 10% là muốn hiểu về giá trị và muốn
học cách chi tiêu tiền hợp lý. Chỉ có 7.5% sẽ đi làm thêm vì muốn có thêm tiền chi tiêu
trong tháng.

Mức tiền lương và thời gian mà các bạn trong nhóm này mong muốn.
Thời gian làm việc:
Thời gian làm trong Giá trị giữa
1 tuần (tiếng)
<7
7 – 14
14 – 21
>21

(tiếng)
3.5

10.5
17.5
24.5

Số sinh viên

Tỷ lệ(%)

14
17
9
0

35
42.5
22.5
0

Thời gian trung bình mà các bạn sinh viên muốn dành ra cho việc đi làm thêm là :
x = 9.625 (tiếng)

Mod = 8.91 (tiếng)

- 22 -


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Me = 9.47 (tiếng)


∑x .f
∑f
2

Độ lệch chuẩn σ =

i

i

− ( x ) 2 = 5.24

i

Hệ số biến thiên

V=

σ
×100 (%) = 54.39%
x

Mức lương mong muốn:
Mức lương nhận được trong Giá trị giữa
tháng (nghìn đồng)
<500
500 – 1000
1000 – 1500
> 1500.


(nghìn đồng)
250
750
1250
1750

Số sinh viên

Tỷ lệ(%)

0
5
19
16

0
12.5
47.5
40

Mức lương trung bình các bạn sinh viên mong muốn:
x = 1387.5 (nghìn đồng)

Mod = 1411.76 (nghìn đồng)
Me = 1394.74 (nghìn đồng)

- 23 -


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương


∑x .f
∑f
2

Độ lệch chuẩn σ =

i

i

− ( x ) 2 = 335.18

i

Hệ số biến thiên

V=

σ
×100 (%) = 24.16%
x

Vì V < 40% nên tính chất đại biểu của số bình quân cao.
Thời gian mà các bạn trong nhóm này sẵn sàng bỏ ra có nhỉnh hơn so với các bạn
đang đi làm thêm một chút dù rất nhỏ. Điều này phản ánh đúng tình hình hiện nay của
các bạn sinh viên khi còn phải rành nhiều thời gian cho học tập và giải trí.
Với mục đích chính là nâng cao kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng nên các công việc
chủ yếu sẽ tập trung vào các lĩnh vực đặc thù như thực tập ở các công ty… do đó mức
kỳ vọng vào lương hàng tháng (1387.5 nghìn đồng) có xu hương cao hơn mức lương

mà các bạn đang đi làm thêm (1129.3 nghìn đồng) dù cao hơn không nhiều.

- 24 -


Điều tra tình hình làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại Thương

KẾT LUẬN
Trên đây là báo cáo thống kê về “Nghiên cứu thống kê về tình hình đi làm thêm
của sinh viên Đại học Ngoại Thương Hà Nội” của nhóm chúng em. Trong báo cáo
của mình, chúng em đã đề cập đến một số vấn đề liên quan tới thực trạng nguyên nhân
và các yếu tố tác động trực tiếp đến vấn đề đi làm thêm, đã thực hiện những nghiên
cứu, phân tích để làm rõ mối liên hệ giữa các vấn đề với nhau, từ đó rút ra được những
kết tổng quát nhất. Tóm lại, sinh viên nên có một kế hoạch chi tiêu cá nhân thật phù
hợp và phải kiểm soát được vấn đề tài chính cá nhân của mình để không những vừa có
thể phục vụ được nhu cầu của mình mà hơn hết là giảm thiểu các chi phí không cần
thiết, tiết kiệm được cho ngân sách của gia đình.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng em có cũng có nhưng thuận lợi và khó
khăn nhất định.
Về thuận lợi:
+ Nhận được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn nên nhóm có thể
điều tra thống kê một cách hợp lí, nhanh chóng và chính xác
+ Các kiến thức trên lớp học có thể áp dụng một cách triệt và hữu ích vào trong
bài tiểu luận thống kê.
+ Nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè trong quá trình điều tra.
Về khó khăn và hạn chế:
+ Số liệu thu được không được như mong muốn, vẫn có những phiếu điều tra
không hợp lệ dẫn đến kết quả thống kê còn chênh lệch rất nhiều so với thực tế.
+ Sự phối hợp giữa các thành viên chưa thực sự ăn ý với nhau.
Nhưng vì thế mà chúng em đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thực tế đáng quý

cũng như có cơ hội để thực hành những kiến thức đã được học trong môn Nguyên lý
thống kê kinh tế, Xác suất thống kê và bước đầu tạo dựng được nền tảng cho những ý
tưởng nghiên cứu sau này.

- 25 -


×