Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
ĐỀ TÀI : TÌNH HÌNH NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
HIỆU QUẢ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
Mục lục
…………………………………………………………………………….
Nợ công Việt Nam đang là vấn đề dư luận rất quan tâm. nhiều ý kiến cho rằng nợ
công đang có xu hướng gia tăng trong khi thâm hụt ngân sách đã trở thành căn bệnh
kinh niên. Làm thế nào để kiểm soát và quản lý nợ công trong bối cảnh nền kinh tế
còn trì trệ, nợ công Việt Nam hiện đến mức cao?
Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia.
Nợ công cần phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả và quản lý tốt, nếu không thì khủng
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
1
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
hoảng nợ công có thể xảy ra với bất cứ quốc gia nào tại bất cứ thời điểm nào và để lại
những hậu quả nghiêm trọng.
1. Tình hình nợ công ở Việt Nam
Việt Nam mở cửa kinh tế được hơn 25 năm và đã đạt được những bướcphát triển
vượt bậc. Chỉ trong vòng 10 năm, GDP của Việt Nam đã tăng lên gấp 3 lần, từ 32,7 tỷ
USD năm 2001 lên 102 tỷ USD năm 2010
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước đang phát triển, quy mô nền kinh
tế của Việt Nam vẫn là nhỏ so với mặt bằng chung của thế giới; nền kinh tế phụ thuộc
nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ là chủ yếu. Do đó,
hiện tại và trong tương lai gần, việc tăng vay nợ chính phủ nói riêng và nợ công nói
chung là một nhu cầu tất yếu vì Việt Nam vẫn rất cần sự hỗ trợ về mặt tài chính (tức
là vay nợ và viện trợ phát triển chính thức) từ các tổ chức đơn phương, đa phương trên
thế giới để phát triển nền kinh tế hơn nữa.
1.1 Quy mô nợ công ở Việt Nam
Theo The Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt Nam năm 2001 mới là
11,5 tỷ USD, tương đương 36% GDP, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ
144 USD. Nhưng tính đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55,2 tỷ USD, tương
đương 57,3% GDP và hiện tại, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có mức nợ công
trên trung bình. Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2001 đến nay, quy mô nợ công đã
tăng gấp gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm (Biểu đồ 1). Nếu tiếp
tục với tốc độ này thì chỉ trong vòng 5 năm nữa, đến năm 2016, nợ công của Việt
Nam sẽ vượt quá 100% GDP như hai nước thành viên EU mới lâm vào khủng hoảng
nợ công gần đây là Hy Lạp (133,6%), Ailen (129,2%). Nợ công đạt trên 100% GDP là
một con số không nhỏ đối với một nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ, phụ
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
2
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt
Nam.
Việt Nam hiện nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới.Tính
đến 31/12/2012, tỷ lệ nợ Chính phủ là 45,7% GDP, nợ nước ngoài là 42,2%; nợ công
là 57,3%. Cũng theo Economist đưa ra, tổng mức nợ công của Việt Nam nằm trong
nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới. Cụ thể, lúc 15h30 ngày 4/9/2012,
nợ công của Việt Nam vào khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, tăng 11,2%
so với năm 2011. Mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam là 756,9 USD.
Theo dự báo của Economist, đến năm 2013, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên mức
75,7 tỷ USD, tương đương tăng 12%. Khi đó, nợ công bình quân đầu người của Việt
Nam sẽ tăng lên mức hơn 840 USD, nhưng tỷ lệ nợ công/GDP sẽ giảm còn 48,7%.
Biểu đồ 1: Tình hình nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2001-2010
Nguồn: The Economist Intelligence Unit.
Bảng 1:Thâm hụt Ngân sách và nợ công Việt Nam qua các năm
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
3
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
1.2 Cơ cấu nợ công ở Việt Nam
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Quản lý nợ công của Việt Nam, nợ công bao gồm tất cả
các khoản nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 – 2010 gồm nợ chính phủ chiếm 78,1%, còn
lại là nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trong nợ chính phủ,
nợ nước ngoài chiếm 61,9%; nợ trong nước chiếm 38,1%. Trong nợ nước ngoài, ODA
chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, năm 2009, nợ công của Việt Nam gồm nợ chính phủ
chiếm 79,2%, nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ chính quyền địa
phương chiếm 3,1%; trong nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 60%,trong đó có 85%
là ODA.
Bảng 2: Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 – 2010
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
2010
Bình
quân
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
4
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
Nợ chính phủ
Tỷ USD 23,7
24,1
31,2
37,8
45,3
32,4
Nợ chính
%GDP
39,0
33,8
36,5
40,4
44,6
38,9
Nợ chính
% Nợ
85,0
68,0
76,2
79,2
82,1
78,1
phủ
công
Nợ nước
Tỷ
14,6
17,3
18,9
23,9
25,1*
20
ngoài của
USD
61,6
71,6
60,7
60,0
55,4%
61,9
phủ
chính phủ
Nợ nước
% Nợ
ngoài của
chính
chính phủ
phủ
Nợ nước
%
ngoài của
GDP
**
26,7
28,3
khu vực
công
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
5
25,1
29,3
N/A
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
Nợ nước ngoài % Nợ
58,2
56,9
52,4
57,5
N/A
củakhu vựccông Công
Nguồn: Bộ Tài Chính, Bản tin nợ nước ngoài số 6
Chú thích: , *: Số liệu 6 tháng đầu năm 2010
-
Cơ cấu nợ nước ngoài trong tổng nợ công của Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn và đang
tăng nhanh (Bảng 3), trong khi hiệu quả đầu tư của các dự án sử dụng vốn từ các
khoản nợ lại thấp.
Biểu đồ 2: Cơ cấu dư nợ công giai đoạn 2001-2010 (%)
Dư nợ nước ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh từ 2001-2010
(Nguồn: Bản tin Nợ nước ngoài số 6 –BTC)
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
6
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
Nợ được Chính phủ bảo lãnh có xu hướng tăng lên, từ 4% tổng dư nợ công năm
2001 lên 10% năm 2005 và 18,6% năm 2010, tương đương khoảng 11,6% GDP
TS.Phạm Văn Hà - Viện Chiến lược và Chính sách tài chính
1.3 Tình hình sử dụng nợ công ở Việt Nam
Thông qua các chương trình đầu tư công, nợ công của Việt Nam được chuyển tải
vào các dự án đầu tư nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh
tế bền vững. Tuy nhiên, tình hình sử dụng nợ công ở Việt Nam không đạt hiệu quả
cao, thể hiện ở hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn: Tình trạng chậm trễ trong
giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
diễn ra khá thường xuyên. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, hết tháng 10/2009,
mới giải ngân được 26.586 trong số 64.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, bằng
47,5% kế hoạch năm. Tình trạng dự án, công trình thi công dở dang, chuyển tiếp, kéo
dài, chậm tiến độ vẫn chậm được khắc phục. Điều này cùng với sự thiếu kỷ luật tài
chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước cũng như
các tập đoàn lớn, dẫn đến đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các
khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư.
Thứ hai, hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR (xem Biểu đồ2): Năm
2009, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 42,2% GDP, thìtốc độ tăng trưởng
lại chỉ đạt 5,2%. Chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng tới mứcquá cao, trên 8 so với 6,6 của
năm 2008. Điều này có nghĩa là, nếu năm2001 Việt Nam cần 5,24 đồng vốn để tạo ra
được 1 đồng sản lượng, thì giờđây cần phải đầu tư thêm gần 3 đồng vốn nữa.
Biểu đồ 3: Chỉ số ICOR của Việt Nam năm 2001 – 2009
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
7
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
-Nguồn: Bộ Tài chínhTừ năm 2006 đến nay, tình hình trả nợ công của Việt Nam không ổn định và hầu
như không có sự gia tăng đáng kể về giá trị, trung bình hàng năm Việt Nam dành ra
trên 3,5% GDP để chi trả nợ và viện trợ. Tỷ lệ trảnợ/tổng nợ công giảm dần qua các
năm, từ 9,09% năm 2006 xuống còn6,53% năm 2010. Trong khi đó, quy mô của các
khoản nợ công ngày càngtăng lên với tốc độ chóng mặt với gần 20%/năm; mặt khác,
tình hình sử dụng nợ công ở Việt Nam còn đang tồn tại nhiều bất cập như chậm trễ
trong giải ngân và sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn vay vào các dự án đầu tư. Điều
này tác động tiêu cực tới khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai.
1.4 Tình hình quản lý nợ công
Để đánh giá được hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam, ta sẽ dùng phương pháp
và cơ sở mà Ngân hàng Thế giới (2005) áp dụng đánh giá hiệu quả quản lý nợ công
cũng như tình trạng nợ công của các nước nghèo có tỷ lệ nợ cao (viết tắt là HIPCs).
Các tính toán về hiệu quả quản lý nợ công được trình bày ở bảng 4.
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
8
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
Đánh giá tính ổn định của nợ nước ngoài
Việc đánh giá tính ổn định và mức độ bền vững của nợ công được thực hiện qua
việc đánh giá các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ nợ nước ngoài/xuất khẩu (NPV/X): Đo lường giá trị hiện tại ròng của nợ
nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu xuất khẩu.
Ngưỡng an toàn của tỷ lệ này là 150%.
- Tỷ lệ nợ nước ngoài/thu ngân sách nhà nước (NPV/DBR): Đo lường giá trị hiện
tại ròng của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn
thu ngân sách nhà nước. Ngưỡng an toàn của tỷ lệ này là 250%.
- Một quốc gia được xem là an toàn nếu như tỷ lệ NPV/X nhỏ hơn 150%; tỷ lệ
NPV/DBR nhỏ hơn 250%. Theo mức ngưỡng của HIPCs, chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử
dụng nếu như đáp ứng hai điều kiện: Tỷ lệ xuất khẩu/GDP (X/GDP) phải lớn hoặc
bằng 30%; tỷ lệ thu ngân sách nhà nước/GDP (DBR/GDP) phải lớn hơn 15%.
Qua tính toán, ta thấy từ năm 2004 đến năm 2010, tỷ lệ X/GDP của Việt Nam luôn
ở mức cao, trung bình là 64,28%; trong khi tỷ lệ DBR/GDP trung bình ở mức 31,75%,
thấp nhất là 22,35% vào năm 2009. Do đó, Việt Nam đáp ứng được hai điều kiện
X/GDP 30% và DBR/GDP 15%. Trong khi đó, tỷ lệ NPV/X 150% (NPV/X thấp, luôn
dưới mức 60%) và NPV/DBR 250% (NPV/DBR luôn dưới 150%).
Như vậy, nợ công của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về nợ bền vững và được
đánh giá là vẫn ở ngưỡng an toàn mà Ngân hàng Thế giới đưa ra.
Sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách quản lý nợ nước ngoài
Trong vài năm gần đây, một cách tiếp cận mới mà Ngân hàng Thế giới đưa vào để
đánh giá chất lượng quản lý nợ công đó là dựa vào chất lượng chính sách và thể chế.
Các quốc gia có chính sách và thể chế tốt thì có thể chống đỡ được mức nợ cao hơn so
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
9
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
với mức ổn định nợ cơ bản. Cách tiếp cận này đưa ra giá trị mức ngưỡng dựa vào tỷ lệ
nợ truyền thống để làm cơ sở đánh giá thể chế và chính sách của quốc gia. Dựa vào
giá trị ngưỡng, Ngân hàng Thế giới phân loại 3 mức thực hiện chính sách: kém, vừa
và mạnh (Bảng 2). Trong quá trình đánh giá chính sách, quản lý được xem là có trọng
số lớn nhất.
Bảng 3: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế theo tiêu chuẩn của
HIPCs
Qua tính toán ta thấy, từ năm 2004 đến năm 2010, ba chỉ số nợ công của Việt Nam
là NPV/GDP 30% trong khi NPV/X < 60%, NPV/DBR <150%. Điều này cho thấy thể
chế và chính sách quản lý nợ nước ngoài củaViệt Nam xếp vào chỉ số CPIA3, tức là ở
mức kém.
Đánh giá nợ trong nước
Nợ trong nước được đánh giá qua hai chỉ số là Nợ trong nước/GDP và Nợ trong
nước/DBR. Với tỷ lệ Nợ trong nước/GDP nhìn chung luôn ở mức thấp hơn nhưng khá
sát với ngưỡng 20%-25%, tương tự, Nợ trong nước/DBR luôn ở mức thấp hơn nhưng
khá sát với ngưỡng 92% (Bảng 3), do đó, nợ trong nước của Việt Nam được đánh giá
là ổn định.
Bảng 4: Ngưỡng nợ trong nước theo tiêu chuẩn của HIPCs
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
10
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
Nguồn: Ngân hàng thế giới (2005)
Tính công bằng về gánh nặng nợ giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai
Như đã phân tích ở trên, thông qua chỉ số ICOR, ta thấy rằng hiệu quả sử dụng nợ
công và hiệu quả của các dự án đầu tư còn rất thấp. Việt Nam vay nợ để đầu tư và
phát triển kinh tế - xã hội, song hiệu quả đầu tư thấp khiến nguồn thu hồi để trả nợ
trong tương lai từ các dự án này thấp và bị hạn chế. Các khoản vay và chi tiêu hiện tại
của chính phủ không tạo nên nguồn thu hiệu quả trong tương lai; chúng làm tăng sức
ép lên bội chi mới. Hậu quả là, thế hệ tương lai sẽ phải chịu gánh nặng nợ cao hơn thế
hệ hiện tại. Tóm lại, tính công bằng liên thế hệ về gánh nặng nợ ở Việt Nam được
đánh giá là thấp.
Bảng 5: Một số chỉ số đo lường hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam năm
2004 – 2010 theo mức ngưỡng của HIPCs (%)
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
11
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
Nguồn: tổng hợp từ Bộ Tài chính, Bộ Thương mại
Như vậy, áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý nợ công của Ngân hàng
Thế giới, có thể khẳng định rằng nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an
toàn theo mức ngưỡng của HIPCs, song nếu xét tính công bằng liên thế hệ về gánh
nặng nợ công thì quản lý nợ công của Việt Nam còn kém hiệu quả, cần phải được cải
thiện tốt hơn nữa trong thời gian tới.
2. Tác động của nợ công đến nền kinh tế Việt Nam
2.1Tiêu cực:
-
Mức độ nợ công lớn có thể tác động bất lợi lên mức tích lũy vốn, năng lực sản xuất và
làm giảm tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể xảy ra thông qua mức lãi suất dài hạn
cao hơn, hệ thống thuế trong tương lai bị méo mó, lạm phát cao….Nếu tăng trưởng
kinh tế bị tác động bất lợi, thì vấn đề bền vững tài chính có thể trở nên tồi tệ. Điều
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
12
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
này làm gia tăng rủi ro của các nỗ lực điều hành chính sách tài khóa nhằm giảm các
khoản nợ xuống mức bền vững hơn.
- Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, về cơ cấu tổng thu của Việt Nam, thu từ dầu thô
lien tục ở mức cao (trên 20%), thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu trên 20%, các khoản
thu trong nước trên 50%. Nhưng đáng chú ý là thu từ việc bán đất đai khá cao
(khoảng 8%). Có thể thấy các khoản thu này là không bền vững.
Bảng 6: Thâm hụt ngân sách của Việt nam trong giai đoạn 2006-2011
-
Nguồn thu chính của Chính phủ là từ thuế nhưng cơ cấu thu thuế chỉ chiếm khoảng
40% trong tổng nguồn thu. Cơ cấu tổng chi của Việt Nam cho thấy chi đầu tư phát
triển luôn ở mức cao (quanh 30% tổng chi) nhưng hiệu quả đầu tư rất thấp (thể hiện
qua hệ số ICOR của các doanh nghiệp nhà nước cao hơn nhiều so với doanh nghiệp
-
FDI và tư nhân).
Mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam dựa vào nguồn vốn là chủ yếu. Mà nguồn
vốn lại được sử dụng không tốt đã gây nên sự lãng phí kéo dài.
- Chính phủ trong thời gian qua tăng cường phát hành trái phiếu và vay mượn để đầu tư
do áp lực đàu tư và chi tiêu quá cao. Tỉ lệ tiết kiệm nội địa chỉ đạt khoảng 27%
/GDP, trong khi đó tỉ lệ đầu tư lại luôn trên 40%.Hệ quả dẫn tới lãi suất trái phiếu
-
chính phủ ở mức cao; làm thoái lui đầu tư tư nhân; gây sự bất ổn trên thị trường vốn.
Trong bảng cơ cấu nợ công của Việt nam được công bố bởi IMF cho thấy, mức nợ
nước ngoài chiếm hơn 60% so với nợ trong nước. Nợ nước ngoài cao sẽ tác động lên
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
13
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
nợ công tăng cao bởi niềm tin mất giá đồng tiền ở Việt Nam là khá lớn. Con số về
bảo lãnh nợ của Chính phủ trong thực tế có thể cao hơn nhiều.
- Trong ngắn hạn, tăng trưởng ở Việt Nam không mang tính bền vững. Việc giải quyết
bài toán lạm phát đồng nghi với tăng trưởng thấp, nguồn thu để trả nợ cũng bị thu
hẹp, dẫn tới vòng xoáy tiếp tục vay mượn cao hơn, gây áp lực lên nợ công.
- Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bất ổn và các chính sách điều hành gây mất lòng tin sẽ
khiến cho tăng chi phí vốn vay, tăng áp lực nợ trên cả thị trường trong và ngoài
nước.
- Nhìn về trung và dài hạn, nguồn thu từ thuế sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi lộ trình cắt
giảm thuế quan từ các mặt hang xuất nhập khẩu. Nguồn thu từ dầu thô và bán đất
đai, doanh nghiệp cũng không ổn định về bền vững.
- Bước lên vị thế là một nước có thu nhập trung bình, thì các dòng vốn hỗ trợ không
hoàn lại hay lãi suất thấp sẽ giảm dần và cuối cùng thay thế bằng lãi suất theo thị
trường.
2.2 Tíchcực:
-
Các hạng mục đầu tư cho dân sinh, xã hội tăng lên đáng kể, nhu cầu đầu tư để tăng
trưởng và phát triển tăng.
- Bù đắp được thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước.
- Có nguồn vốn để chi tiêu và kích thích tăng trưởng kinh tế.
- Hiện tại Việt nam được sự ủng hộ của nhà tài trợ tuy đã giảm so với trước đây. Năm
2010 các nhà tài trợ nước ngoài đã cam kết sẽ ủng hộ 8 tỉ USD viện trợ phát triển
-
chính thức ODA tăng đáng kể so với con số 5 tỉ USD cam kết năm 2009.
Tỉ lệ nguồn dự trữ ngoại tệ so với nợ ngắn hạn nước ngoài ở mức cao đã làm giảm
đáng kể sự tổn thương của Việt Nam trong bối cảnh xảy ra khủng oảng tiền mặt.
Tuy nhiên tier lệ này gần đây đã giảm do sự tụt giảm của nguồn dự trữ ngoại tệ.
3. Dự báo tình hình nợ công trong thời gian tới
3.1. Nợ công ở Việt Nam theo đánh giá của các nhà kinh tế
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
14
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
Theo các nhà kinh tế quốc tế, tỷ lệ nợ công so với GDP vào khoảng 60% và tỷ lệ
nợ nước ngoài so với GDP khoảng 30% vẫn có thể coi ở ngưỡng an toàn. Đây cũng
là ngưỡng mà các nước thành viên trong Liên hiệp châu Âu ký kết với nhau trong
Hiệp ước Maastricht vào năm 1992. Ở Việt Nam, theo tin từ Bộ Tài chính, tính đến
ngày 31/12/2011, nợ công chiếm 54,6% GDP, trong đó nợ Chính phủ là 43,6%
GDP, còn nợ nước ngoài chiếm 41,5% GDP (tương đương 50 tỷ USD). Tỷ lệ này
vẫn nằm trong phạm vi giới hạn an toàn theo Nghị quyết của Quốc hội (kiểm soát dư
nợ công đến năm 2015 dưới 65% GDP, nợ Chính phủ, nợ quốc gia dưới 50% GDP).
Đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF cũng cho rằng quy mô
nợ của Việt Nam gia tăng nhanh trong giai đoạn 2006 - 2010, và tiếp đà tăng này
trong giai đoạn 2011 - 2015. Hầu hết các dự báo đều cho thấy, đến năm 2015, tổng
số nợ công sẽ vào khoảng 60 - 65% GDP. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tới năm
2015, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên 86,2 tỷ USD, nợ nước ngoài cũng tăng
tương ứng từ 41,7 tỷ USD lên 73,8 tỷ USD.
3.2. Dự báo về nợ công theo các chuyên gia kinh tế
Ngày 8/11/2011, Quốc hội đã thông qua nâng trần nợ công đến năm 2015 không
quá 65% GDP, nợ của Chính phủ không quá 50% GDP và nợ quốc gia không quá
50% GDP. Ngày 27/7/2012 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến
lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn
2030.Theo nhiều chuyên gia, điều này cho thấy nhận thức đúng đắn của các nhà
lãnh đạo đất nước về nợ công và kỳ vọng có thể giúp kiểm soát tốt nợ công trong
thời gian tới. (Trích Tạp chí Tài chính)
Bên cạnh những ý kiến lo lắng về tình hình nợ công của Việt Nam, không ít
chuyên gia kinh tế cho rằng, dù hiện nay tỉ lệ nợ công tính trên GDP của Việt Nam
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
15
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
khá cao song không phải điều gì quá bi quan. Bởi trên thực tế, nợ công của Nhật
Bản lên tới 200% GDP, thuộc hàng cao nhất trong những nước phát triển nhưng do
kinh tế tăng trưởng ổn định vẫn đảm bảo thu được thuế, cho nên không ở tình trạng
báo động về nợ công. Như vậy, tỉ lệ nợ công tính trên GDP không phải là vấn đề
lớn, mà quan trọng là khả năng trả nợ của quốc gia ra sao.
Bên cạnh đó, cơ cấu nợ cũng là một yếu tố để xem xét. Theo đó, nếu nền kinh tế
có một cơ cấu nợ trong đó nợ dài hạn được rải đều ra các năm, thì quốc gia có thể
cân đối được các hoạt động vay nợ mới để trả nợ cũ, do đó không chịu sức ép của nợ
nần. Ở Việt Nam, điều may mắn là xét về cấu trúc, các khoản nợ phần lớn là vay ưu
đãi trong thời hạn dài với lãi suất thấp, cho nên hiện tại chưa có nguy cơ xảy ra cuộc
khủng hoảng nợ công nào. Nói cách khác, cơ cấu nợ công Việt Nam tương đối an
toàn và vẫn đảm bảo khả năng trả nợ. Theo Bộ Tài chính, trong cơ cấu nợ của Việt
Nam thì nợ vay dài hạn, lãi suất ưu đãi là chủ yếu trong đó, nợ ODA chiếm 75%
(điển hình là khoản vay của WB có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, lãi
suất là 0,75% một năm; Khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn với
lãi suất 1% một năm; Các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân
hạn và lãi suất khoảng từ 1-2% một năm…), vay ưu đãi khác 19%, vay thương mại
chỉ 7%... Đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF cũng cho thấy,
Việt Nam là nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và không thuộc các nước có
gánh nặng về nợ. Đó là chưa kể hiện nay, cơ cấu huy động vốn vay trong và ngoài
nước của Việt Nam đã có sự thay đổi theo hướng tỷ trọng nợ nước ngoài giảm và tỷ
trọng nợ trong nước tăng lên nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài của
quốc gia…
Ngoài ra, điều khiến dư luận lạc quan về khả năng trả nợ của Việt Nam là nguồn
kiều hối đổ về Việt Nam hàng năm. Kiều hối không chỉ là nguồn lực quan trọng cho
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
16
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
nền kinh tế mà còn góp phần đáng kể trong việc trả nợ nước ngoài, bổ sung một
nguồn ngoại tệ ổn định cho Việt Nam trong bối cảnh các nguồn vốn như ODA, FDI,
FII ngày càng khó. Ước tính trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2011, lượng kiều hối
đã tăng lên 8 lần (từ mức 1,2 tỉ USD lên 9 tỷ USD) Năm 2010, với con số 8,26 tỷ
USD, Việt Nam xếp hạng 9 trong số các quốc gia đang phát triển về nhận kiều hối.
Năm 2011, kiều hối Việt Nam đạt mức kỷ lục 9 tỷ USD, bù đắp được 92% cán cân
thương mại. Trong năm 2012, dù kiều hối được dự báo sẽ giảm mạnh do kinh tế
toàn cầu khó khăn, song chắc chắn đây vẫn là nguồn lực đáng kể góp phần trả nợ
nước ngoài.
Hơn nữa, kỳ vọng từ Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai
đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt cũng
khiến dư luận yên tâm hơn về tình hình nợ công của Việt Nam. Nhiều chuyên gia
cho rằng, điều này cho thấy nhận thức đúng đắn của Chính phủ về vấn đề nợ công
và kiểm soát nợ công. Theo chiến lược này, từng bước giảm dần nợ công, đến năm
2030 nợ công không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và
nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP. Chiến lược nợ công và nợ nước
ngoài cũng khẳng định sẽ gắn với việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để
xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.
Đồng thời, duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia
ở mức an toàn được Quốc hội phê chuẩn trong từng giai đoạn và từng bước phù hợp
với thông lệ quốc tế. Bảo đảm nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ
bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong
đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá
50% GDP. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với
tổng thu NSNN hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ của nước ngoài của
quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời, đảm
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
17
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
bảo chỉ tiêu tỉ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn
hàng năm trên 200%...
Nhiều chuyên gia khẳng định, trong bối cảnh nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế
ngày càng lớn trong khi khả năng huy động nguồn nội lực chưa đáp ứng đầy đủ thì
việc huy động từ các nguồn vốn vay nợ trong và ngoài nước là rất cần thiết. Tuy
nhiên, việc huy động vốn vay và trả nợ cần phải nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an
toàn về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia. Kỳ vọng rằng, với
những yếu tố thuận lợi đã đề cập, đặc biệt là Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài
của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt, nợ công không còn là nỗi lo niềm ẩn, không trở thành thách thức đối
với an ninh tài chính quốc gia.
4. Giải pháp nhằm quản lý hiệu quả nợ công ở Việt Nam
4.1 Giải pháp phòng ngừa khủng hoảng nợ công
Để đảm bảo các mục tiêu quản lý chặt chẽ nợ công từ khâu vay nợ, nâng cao hiệu
quả sử dụng và thanh toán nợ đến hạn, giữ vững uy tín quốc gia trong thanh toán
nợ, đảm bảo an ninh tài chính đối với các khoản nợ công và đặc biệt là hạn chế
các rủi ro liên quan đến nợ công, thì chúng ta cần có những giải pháp thực sự kiên
quyết và đồng bộ. Cụ thể là:
a)
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động vay, sử dụng vốn vay
và quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia
Tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thống nhất trên cơ sở
Luật quản lý nợ công, đồng bộ đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát và phù hợp
với thông lệ quản lý nợ quốc tế gồm: Nghị định hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nợ
công; Nghị định về cho vay lại; Nghị định về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ; Nghị
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
18
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
định về phát hành trái phiếu chính phủ; Quyết định của Thủ tướng chính phủ về quỹ
tích luỹ trả nợ. Trên cơ sở, từng bước thống nhất các nguyên tắc quản lý nợ trong và
ngoài nước.
Để nội dung của Luật được hoàn thiện, cần làm rõ và bổ sung những nội dung sau:
-
Về phạm vi điều chỉnh, để đảm bảo tính thống nhất, tính bao quát của
Luật và phù hợp với thông lệ quốc tế, nên đưa doanh nghiệp Nhà nước thuộc
phạm vi điều chỉnh của Luật này (Điều 10).
-
Về cơ quan quản lý Nhà nước đối với việc vay và trả nợ, Luật cần quy định
rõ về cơ quan quản lý Nhà nước đối với việc vay trả nợ của các doanh
nghiệp, cơ quan có trách nhiệm điều hành hạn mức vay thương mại hằng
năm của các doanh nghiệp. Nên tạp trung đầu mối quản lý nợ công và có thể
đổi mới từ chỗ Ngân hàng Nhà nước quản lý nợ của WB và ADB thành Bộ
tài chính quản lý toàn bộ kể cả vốn ODA, các khoản nợ vì như thế sẽ phù
hợp với bối cảnh mới hiện nay.
-
Về việc hoàn trả vốn vay, hiện chưa có quy định rõ về việc bàn giao nợ vay
đối với các đối tượng vay nợ, đặc biệt ở chính quyền địa phương khi người
quản lý hết nhiệm kỳ.
-
Về các quy định nợ của chính quyền địa phương, hiện cũng chưa chi tiết,
cần phải có quy định rõ hơn. Cụ thể, cần quy định cách xử lý chính quyền
địa phương trong trường hợp kho ong có khả năng trả nợ hoặc trả nợ chậm
so với yêu cầu. Nêu rõ những trường hợp và điều kiện như thế nào thì chính
quyền địa phương sẽ được Chính phủ bảo lãnh khi địa phương đó không có
đủ khả năng trả nợ.
-
Về quản lý nợ địa phương, cần nghiên cứu quy định về trường hợp chính
quyền địa phương sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả. Ví dụ, Luật
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
19
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
cần quy định như thế nào trong trường hợp thiên tai hay những yếu tố ngẫu
nhiên nào đó gây ra làm cho chính quyền địa phương không đủ khả năng để
chi trả nợ. Cần quy định cụ thể cách xử lý, hình phạt cho những chính quyền
địa phương làm mất cân đối, sử dụng vốn vay sai mục đích.
Về đối tượng bảo lãnh, cần xem xét quy định kỹ lưỡng các đối tượng được
-
bảo lãnh và trong trường hợp nào thì Nhà nước bảo lãnh, làm như vậy thì
hiệu quả của việc vay nợ công sẽ tốt hơn.
Việc công bố công khai các thông tin về tình hình vay nợ. Dự thảo Luật hiện
-
cần làm rõ những vấn đề như thời gian công bố công khai và nội dung các
thông tin công bố công khai. Việc công khai, minh bạch nhằm tăng
cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ công và trách
nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ công. Để thực hiện tốt nguyên
tắc quan trọng đó, nợ công cần phải được tính toán, xác định đầy đủ trong
quyết toán ngân sách Nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn độc lập
kiểm tra, xác nhận.
b)
Nâng cao hiệu quả, tăng cường kiểm soát huy động và sử dụng vốn vay
-
Trước hết, việc bố trí sử dụng các nguồn vốn vay phải đáp ứng được các
mục tiêu, yêu cầu và quán triệt đầy đủ các nguyên tắc quản lý nợ được nêu
ra trong Luật quản lý nợ công.
-
Chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá lại hiệu quả đầu tư các dự án để tăng
cường hiệu quả sử dụng đồng vốn, tăng cường hiệu quả đầu tư. Chúng
ta phải theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với kiểm soát tiền vay
và vạch ra kế hoạch trả nợ. Đây là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng
trả nợ và tính bền vững của nợ công. Chính phủ là người đứng ra
vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay,
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
20
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh
nghiệp. Trong mọi trường hợp, ngân sách Nhà nước phải gánh chịu hậu
quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ. Để đảm bảo hiệu quả trong việc
vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là:
không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử
dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và đảm
bảo khả năng trả nợ. Đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường
xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính
phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn
kinh tế, tổng công ty Nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ
sở hạ tầng.
-
Vay cho cân đối ngân sách Nhà nước phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm
bảo mức bội chi trong giới hạn Quốc hội, Chính phủ phê duyệt hàng năm.
Tập trung chủ yếu vào nguồn vốn vay ưu đãi, không vay thương mại nước
ngoài hoặc các khoản vay ngắn hạn, có lãi suất cao để sử dụng cho chi tiêu
thường xuyên của NSNN.
-
Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và các khoản vay
được Chính phủ bảo lãnh. Chính phủ vay về cho vay lại và bảo lãnh vay là
các hoạt động thường phát sinh khi doanh nghiệp cần huy động một
lượng vốn lớn trên thị trường quốc tế, nhưng không đủ uy tín để tự
mình đứng ra vay nợ. Khi đó, Chính phủ có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận
được với các nguồn vốn quốc tế với quy mô lớn, lãi suất thấp. Các khoản
vay và bảo lãnh này thực chất là nghĩa vụ ngân sách dự phòng, làm nảy
sinh nguy cơ ngân sách Nhà nước phải trang trải các khoản nợ của khu
vực doanh nghiệp trong tương lai, khi doanh nghiệp khó khăn hoặc mất
khả năng thanh toán. Nguy cơ này sẽ ngày càng cao hơn nữa khi Chính
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
21
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
phủ vay và phát hành bảo lãnh không dựa trên những phân tích thận trọng
về mức độ rủi ro cũng như năng lực trả nợ của doanh nghiệp. Do đó, việc
vay về cho vay lại và bảo lãnh vay cần hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên
cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước có hiệu quả, có khả
năng trả nợ trực tiếp hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh
và việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ trong nước. Cần nâng
cao chất lượng công tác thẩm định, tăng cường theo dõi, giám sát, dự báo
thị trường và xử lý rủi ro đối với các khoản vay nước ngoài của các doanh
nghiệp được Chính phủ bảo lãnh.
-
Cuối cùng, không nên đầu tư vào các siêu dự án vì vay vốn quá dễ dàng mà
không tính tới hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ. Nợ quốc gia có thể cao
nhưng với cơ cấu trả nợ và vay nợ hợp lý thì mới tăng khả năng kích thích
tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần công khai và tính toán đầy đủ các khoản
vay, thu chi ngân sách, các khoản bảo lãnh của Chính phủ với các tổ chức,
các khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước. Từ đó mới có thể đưa ra kế
hoạch vay mượn, trả nợ và sử dụng vốn cho phù hợp.
c)
Xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ phù hợp và duy trì giới hạn nợ
trong mức độ cho phép của chính phủ
-
Chính phủ cần xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ công trên cơ sở phù
hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách Nhà
nước trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Kế hoạch chiến lược về vay nợ
công cần xác định rõ mục đích vay (vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách; tái
cơ cấu nợ và cho vay lại hoặc vay để tào trợ cho các chương trình, dự án đầu
tư quan trọng, hiệu quả; vay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia), mức
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
22
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay trong
nước và ngoài nước, với hình thức vốn huy động vốn và lãi suất thích hợp. Kế
hoạch chiến lược về vay nợ công cũng cần chỉ rõ đối tượng sử dụng các khoản
vay, hiệu quả dự kiến. Xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay
từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian
dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng.
-
Chính sách vay nợ của Nhà nước phải lành mạnh hoá nền tài chính tiền
tệ quốc gia, góp phần ổn định giá trị đồng nội tệ; mở rộng các hoạt động đầu
tư theo định hướng của Nhà nước và nâng cao hiệu quả đầu tư; góp phần
kiến tạo một thị trường tài chính năng động.
-
Bộ tài chính cần nghiên cứu và thiết lập các chỉ số, ngưỡng nợ ở mức an toàn
cụ thể và phù hợp với thông lệ quốc tế để không chỉ Chính phủ mà người dân
cũng có thể kiểm tra, giám sát và đánh giá được tình hình nợ quốc gia. Chính
phủ và Bộ tài chính cần tổ chức thực hiện thanh toán trả nợ, đảm bảo trả nợ
đầy đủ, đúng hạn, không để phát sinh nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến các cam
kết quốc tế.
-
Tiếp tục tích cực đàm phán xử lý các khoản nợ cũ với các chủ nợ nước ngoài giúp
giảm đáng kể nghĩa vụ nợ của Việt Nam. Cần có chính sách điều hành tốt kinh
tế vĩ mô để tăng thu ngân sách nhà nước, tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất
khẩu, hạn chế nhập siêu, tăng cường dự trữ ngoại tệ để cải thiện chỉ số nợ và
các cân đối lớn của nền kinh tế.
d)
-
Tăng cường giám sát và quản lý rủi ro
Chú trọng công tác quản lý rủi ro đối với danh mục nợ của Việt Nam, bao gồm rủi
ro về đồng tiền vay, lãi suất, tỷ giá, khả năng thanh toán là điều vô cùng cần
thiết để hạn chế tới mức thấp nhất chi phí vay và đảm bảo an ninh tài chính
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
23
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
quốc gia. Đồng thời thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản
vay nợ Chính phủ trong mối liên hệ với GDP, thu ngân sáchNhà nước, tổng kim
ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích
luỹ để trả nợ… Nhờ đó, đảm bảo tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng
của nợ công.
-
Cần phải tích cực đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán,
việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị sử dụng vốn vay để đảm bảo hiệu quả đầu
tư.
-
Nguồn vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp theo cơ chế tự vay tự trả
phải được kiểm soát chặt chẽ hơn trước. Thường xuyên phân tích và đánh giá
danh mục nợ, đặc biệt là các nghĩa vụ nợ bất thường nhằm mục tiêu duy trì dài
hạn tình trạng nợ ổn định và bền vững.
e)
Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nợ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản
lý nợ
-
Chính phủ cần nghiên cứu đề xuất mô hình đổi mới tổ chức quản lý nợ theo
hướng hiện đại và từng bước củng cố và phát huy vai trò cơ quan quản lý nợ
thống nhất quản lý nợ trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, tiếp tục điều chỉnh
và sắp xếp lại một cách hợp lý cơ cấu tổ chức quản lý nợ trên cơ sở chức năng
nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự phân công đúng người, đúng việc, tránh
chồng chéo, trùng lặp. Cần trang bị đầy đủ, hiện đại hóa công nghệ thông tin
trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích cơ cấu nợ.
-
Nguồn thông tin cũng như kiến thức về quản lý của các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế, tín dụng và đơn vị sử dụng vốn vay còn nhiều yếu kém, hạn chế.
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
24
Nợ công ở Việt Nam và giải pháp quản lý hiệu quả
Vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo, tăng cường phổ biến kiến thức cho
các đơn vị này trong thời gian tới.
f)
Hoạch định chính sách kinh tễ vĩ mô và quản lý nợ công
Mức thâm hụt ngân sách của ta tăng tương đối cao so với năm 2009 do việc thực
hiện chính sách kích cầu, do đó cần phải có các biện pháp thắt chặt tài khóa, quản lý
chi tiêu tiết kiệm và hợp lý hơn nữa trong thời gian tới để kiềm chế thâm hụt
ngân sách.
Tương tự như vậy, chính sách quản lý nợ công và kế hoạch vay để bù đắp thâm
hụt ngân sách cần phải được tính toán cẩn trọng và phù hợp. Về lâu dài, việc khai
thác thị trường vốn quốc tế là việc khó tránh khỏi. Do đó, ta cần phải hết sức cẩn
trọng trong việc xây dựng kế hoạch vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách.
Điều cần thiết hiện nay là Nhà nước ta phải thay đổi mô hình tăng trưởng dựa
vào vốn, cải thiện lại năng suất và tăng mức độ hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước thì
mới có thể tăng cường chi tiêu đầu tư, sử dụng chính sách tài khóa một cách hiệu
quả. Do đó, việc nên làm là phải ổn định lại các yếu tố vĩ mô khác để đảm bảo tăng
trưởng bền vững trong dài hạn, tuyệt đối không chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng cao.
Để giảm thiểu nguy cơ nợ công dẫn đến vỡ nợ, việc cần thiết phải thực
hiện là thuê tư vấn độc lập có chuyên môn cao, cùng với các chuyên gia có uy tín
của Nhà nước đánh giá toàn diện về nợ công, phân tích số liệu gốc, các nguyên nhân
chủ quan, khách quan, đề xuất các giải pháp khắc phục trước mắt cũng như lâu dài.
Phải tiên lượng trước các vấn đề có thể nảy sinh khi tính toán nợ công. Đó là
lạm phát, tài sản đầu tư, các khoản nợ không tính được và chu kỳ kinh doanh. Dự
đoán và tính toán đúng các yếu tố này sẽ giúp đưa ra được khoản nợ công thực và
giảm thiểu các đe dọa từ nợ công.
Nhóm 1 – Lớp K14 – FIN01A-05
25