Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.25 KB, 67 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
CNH,HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CTN DV

Công thương nghiệp, dịch vụ

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

ĐTNT

Đối tượng nộp thuế

GTGT

Giá trị gia tăng

HTX


Hợp tác xã

NQD

Ngoài quốc doanh

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

QLNN

Quản lý nhà nước

SXKD

Sản xuất, kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt



MỞ ĐẦU
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN) và là công
cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội,
kích thích sản xuất phát triển. Do có vai trò rất quan trọng nên các quốc gia
đều rất quan tâm đến thuế và đưa ra nhiều biện pháp quản lý và thu thuế.
Trong các đối tượng quản lý về thuế thì quản lý thu thuế khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh (NQD) là phức tạp nhất. Đây là khu vực kinh tế gồm nhiều
đơn vị sản xuất, kinh doanh, hoạt động trong hầu hết các ngành,lĩnh vực của
nền kinh tế. Đây cũng là khu vực khó quản lý và dễ gây thất thu lớn. Do vậy
làm thế nào để quản lý thuế của khu vực kinh tế NQD vừa bảo đảm thu ngân
sách, thực hiện công bằng giữa các chủ thể kinh doanh, vừa kích thích phát
triển sản xuất - kinh doanh của khu vực này đang là bài toán khó.
Với việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần từ Đại hội VI
của Đảng (1986) đến nay, khu vực kinh tế NQD trên địa bàn tỉnh Nghệ An
phát triển mạnh. Đến hết năm 2004, khu vực NQD có 2.218 doanh nghiệp với
tổng số vốn lên tới 3.153 tỷ đồng. Quản lý thu thuế đối với khu vực này được
chú trọng. Cục thuế tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện tốt các quy định của
Trung ương về quản lý thuế, hình thành các quy trình quản lý thuế đối với các
loại đối tượng khác nhau, có biện pháp thu thuế đối với các đối tượng khó
thu...
Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu nêu trên quản lý thu thuế khu vực
kinh tế NQD, hiện còn nhiều trở ngại trong cơ chế chính sách, quy trình hành
thu còn nhiều vướng mắc, trình độ năng lực cán bộ chưa đáp ứng, ý thức chấp
hành nghĩa vụ của người nộp thuế còn thấp. Một số hiện tượng tiêu cực còn
phổ biến như: không đăng ký mã số thuế, không sử dụng hoá đơn khi bán
hàng, khai tăng phí, ghi giá thấp... gây thất thu thuế rất lớn.
Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với
nhiều thành phần tham gia, các chủ thể kinh doanh khu vực kinh tế NQD tăng



lên nhanh chóng cả về số lượng lẫn quy mô. Việc đẩy mạnh quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang đặt ra yêu cầu đổi mới căn bản pháp
luật, cơ chế chính sách quản lý từ Trung ương đến các địa phương. Điều đó
đặt ra yêu cầu đổi mới căn bản quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế khu
vực kinh tế NQD trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng. Việc nghiên cứu để tìm
những giải pháp đổi mới, cải tiến quy trình, thủ tục cũng như đề xuất đổi mới
pháp luật, chính để làm tăng thêm hiệu lực, hiệu quả của công cụ thuế trở nên
rất bức xúc. Đó cũng là lý do chủ yếu của việc lựa chọn đề tài: "Quản lý thu
thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Thực
trạng và giải pháp đổi mới".
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 6 mục.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ THU THUẾ KHU VỰC KINH TẾ
NGOÀI QUỐC DOANH
1.1. THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC
DOANH
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế
* Khái niệm thuế:
Thuế là một phạm trù tài chính gần với sự hình thành, phát triển của
Nhà nước và sự xuất hiện thu nhập trong xã hội. Để thực hiện các chức năng
bảo đảm an ninh, quốc phòng, cung cấp cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề
kinh tế - xã hội, Nhà nước dùng quyền lực của mình để buộc người dân và các
tổ chức đóng góp một phần thu nhập của họ cho Nhà nước - đó chính là thuế.
Từ sự hình thành và phát triển của thuế qua các giai đoạn lịch sử, đến
nay khái niệm về thuế được xác lập rõ: Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt
buộc mà mọi tổ chức kinh tế và cá nhân nộp vào ngân sách nhà nước để đáp

ứng nhu cầu chi tiêu theo chức năng của nhà nước. Nói cách khác, thuế là
hình thức động viên, phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân do
các tổ chức kinh tế và cá nhân tạo ra để hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
* Vai trò của thuế:
Trong nền kinh tế hiện đại, thuế có vai trò rất quan trọng. Thuế vừa là
công cụ huy động nguồn lực vào ngân sách nhà nước vừa là công cụ điều tiết,
điều chỉnh nền kinh tế.
Trước hết, thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Trên thực tế nhà nước
có thể động viên vào ngân sách thông qua vay trong và ngoài nước, bán tài
sản (đất, tài nguyên...), thu thuế. Trong đó,thu thuế vẫn là nguồn cơ bản, chủ
yếu và vững chắc nhất. Đến nay, thu thuế chiếm trên 80% nguồn thu NSNN ở
nhiều nước. Ở Việt Nam, thu thuế năm 2004 chiếm 90% tổng thu NSNN.


Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế. Thông qua các sắc thuế
Nhà nước tác động đến các ngành, kinh tế xã hội, tới các nhóm đối tượng để
điều tiết hoạt động, điều chỉnh thu nhập. Chẳng hạn, Nhà nước miễn giảm
thuế đối với các ngành, lĩnh vực, vùng, đối tượng cần hỗ trợ như khoa học công nghệ, vùng sâu vùng xa, các vật liệu mới không gây ô nhiễm môi
trường... Đồng thời, Nhà nước cũng có thể đánh thuế cao đối với các ngành,
lĩnh vực, sản phẩm không khuyến dụng như rượu, thuốc lá...
Thuế còn tác động mạnh tới thu nhập, tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư... đây
là những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, thuế có vai trò giám đốc bằng đồng tiền đối với các hoạt động
kinh tế. Thông qua hệ thống thuế với các loại thuế khác nhau, áp dụng cho
các đối tượng nộp thuế khác nhau nhà nước có thể điều chỉnh được thu nhập
giữa các ngành, các vùng và các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội,
khuyến khích sản xuất, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, kích thích hoặc hạn chế tiêu
dùng, chống đầu cơ góp phần ổn định thị trường.
- Thứ tư, thuế góp phần bảo đảm công bằng xã hội. Thông qua việc

điều tiết thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao để hỗ trợ cho những
đối tượng khó khăn dưới nhiều hình thức, tăng đầu tư cho phúc lợi chung, hỗ
trợ thuế đối với hàng tiêu dùng cơ bản, đánh thuế cao đối với hàng cao cấp, sử
dụng thuế thu được để trợ cấp cho các đối tượng khó khăn...
1.1.2.2.Các loại thuế liên quan tới khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
* Thuế môn bài là thuế trực thu, động viên các cơ sở SXKD từ đầu
năm. Thuế môn bài có tác dụng kiểm kê, kiểm soát các cơ sở SXKD, có căn
cứ phân loại quy mô sản xuất, kinh doanh lớn.
Thuế môn bài áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân thực tế có kinh
doanh. Thuế môn bài thu mỗi năm 1 lần chủ yếu vào đầu năm. Thuế môn bài
đối với hộ kinh doanh cá thể có 6 bậc tương ứng với thu nhập bình quân hàng
tháng như bảng 1.1.


Bảng 1.1. Thuế môn bài áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể.
Đơn vị: đồng
Bậc thuế
Thu nhập tháng
Bậc 1
Trên 1.500.000
Bậc 2
Trên1.000.000 đến 1.500.000
Bậc 3
Trên 750.000 đến 1.000.000
Bậc 4
Trên 500.000 đến 750.000
Bậc 5
Trên 300.000 đến 500.000
Bậc 6
Bằng hoặc thấp hơn 300.000

Nguồn: Bộ tài chính năm 2002.

Mức thuế cả năm
1.000.000
750.000
500.000
300.000
100.000
50.000

Đối với các doanh nghiệp, thuế môn bài tính theo mức vốn đăng ký
kinh doanh với 4 hoặc như bảng 1.2
Bảng 1.2. Thuế môn bài áp dụng đối với doanh nghiệp
Đơn vị: đồng
Bậc thuế
Thu nhập tháng
Bậc 1
Trên 10 tỷ đồng
Bậc 2
Trên 5 tỷ đến 10 tỷ đồng
Bậc 3
Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng
Bậc 4
Dưới 2 tỷ đồng
Nguồn: Bộ tài chính 2003

Mức thuế cả năm
3.000.000
2.000.000
1.500.000

1.000.000

Tạm thời miễn thuế môn bài đối với các trường hợp sau:
- Hộ sản xuấta muối; điểm bưu điện văn hoá xã; các loại báo (báo in,
báo nói, báo hình).
- Tổ dịch vụ và cửa hàng, cửa hiệu, kinh doanh trực thuộc Hợp tác xã
hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tạm thời giảm 50% mức thuế môn bài đối với hộ đánh bắt hải sản; các
quỹ tín dụng nhân dân xã; các HTX chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản
xuất nông nghiệp; các cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu.... cửa HTX và của
DNTN kinh doanh tại địa bàn miền núi.
* Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, Việt Nam bắt đầu áp dụng thuế
này từ 01/01/1999 thay thế cho thuế doanh thu.
Thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát
sinh trong quá trình luân chuyển từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Thuế


GTGT khắc phục được các nhược điểm của thuế doanh thu đó là sự chồng
chéo, phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, đảm
bảo nhịp độ tăng mức huy động vào NSNN tương ứng với tăng trưởng GDP.
* Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập
của các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm tăng thu nhập vào NSNN, góp phần
bảo đảm công bằng giữa các tổ chức SXKD có thu nhập.
Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tất cả các tổ chức, cá
nhân SXKD hàng hoá và có thu nhập (ngoại trừ các hộ gia đình cá nhân, tổ
chức hợp tác xã nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản có thu nhập dưới mức quy định của Chính phủ).
Thuế suất thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân
kinh doanh (không theo Luật Đầu tư nước ngoài) là28% (từ 1999 đến 2003
thuế suất là 32%). Ngoài ra, còn có thuế suất 25%; 20%; 15% đối với một số

lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư, 50% đối với khai thác dầu khí.
* Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là một loại thuế gián thu đã được áp dụng
nhiều nước trên thế giới. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là các loại hàng
hoá, dịch vụ mà xã hội không khuyến khích tiêu dùng: rượu, bia, thuốc lá...
Do đó thuế suất đối với các loại hàng hoá, dịch vụ này thường là rất cao.
Chính vì vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc điều tiết
hướng dẫn tiêu dùng, nhằm đảm bảo tiêu dùng lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế
tiêu dùng hàng hoá dịch vụ cao cấp xa xỉ, điều tiết một phần thu nhập đối với
người có thu nhập cao, bảo hộ sản xuất hàng hoá nội địa thay thế nhập khẩu.
Đối tượng chịu thuế TTĐB bao gồm: hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, kể cả
hàng hoá nhập khẩu, tiêu dùng ở Việt Nam. Theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
hiện hành có 8 loại hàng hoá (thuốc lá, rượu, bia, xăng các loại, bài lá, vàng
mã, ô tô, điều hoà nhiệt độ từ 90.000 BTU trở lên) và 4 nhóm dịch vụ (kinh
doanh vũ trường, mát xa, Karaoke, casino, cược đua xe đua ngựa, gôn).


Đối tượng nộp thuế TTĐB là các tổ chức cá nhân có hoạt động sản
xuất, nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế
TTĐB.
* Thuế xuất - nhập khẩu cũng là loại thuế gián thu, có vai trò và vị trí
quan trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, khuyến khích xuất
khẩu, khuyến khích nhập khẩu vật tư hàng tiêu dùng thiết yếu để phát triển
sản xuất. Thuế xuất - nhập khẩu còn góp phần bảo hộ sản xuất trong nước,
bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, tạo thêm việc làm.
* Thuế tài nguyên là loại thuế được áp dụng đối với các cơ quan, tổ
chức và cá nhân có khai thác, sử dụng tài nguyên để thực hiện sự quản lý
nhằm đảm bảo quyền sở hữu của Nhà nước đối với nguồn tài nguyên quốc gia
và sử dụng nó có hiệu quả, tránh ô nhiễm và bảo vệ môi trường, đồng thời
điều tiết một phần thu nhập của những khu vực có lợi thế tự nhiên.
1.2.1.2. Đặc điểm quản lý thu thuế ngoài quốc doanh ở địa phương.

a. Quản lý thu thuế ngoài quốc doanh gắn với đặc điểm của đối tượng
nộp thuế.
Quản lý thu thuế khu vực kinh tế NQD có những điểm chung, nhưng
cũng có những khác biệt so với các đối tượng khác. Sự khác biệt đó xuất phát
từ đặc điểm của khu vực kinh tế này. Cụ thể có những đặc điểm như sau:
Một là, đặc điểm về sở hữu: đây là khác biệt cơ bản nhất giữa các thành
phần kinh tế khu vực NQD với kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Đối với khu vực kinh tế NQD (trừ khối hợp tác xã) toàn bộ vốn,
tài sản, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân. Chủ doanh nghiệp hoặc quyền
quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ
nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các qui định của Nhà nước hoặc từ
cơ quan quản lý. Do đó gắn với lợi ích trực tiếp của chủ sở hữu tư nhân nên
họ luôn tìm mọi cách để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất, kể cả trốn lậu
thuế.


Hai là, số cơ sở sản xuất - kinh doanh nhiều: Số lượng các cơ sở kinh
doanh thuộc khu vực kinh tế NQD rất lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở
tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất, gia công, chế biến, xây dựng,
vận tải... đến các loại hình thương nghiệp, dịch vụ và trải rộng trên khắp các
địa bàn trong cả nước. Điều đó cho thấy tính chất phức tạp của quản lý thu
thuế khu vực kinh tế này.
Bên cạnh một bộ phận người trực tiếp kinh doanh - người chủ của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã hoạt động kinh doanh lâu năm, thu nhập chính
từ hoạt động kinh doanh, còn có một bộ phận không nhỏ là cán bộ công nhân
viên nghỉ hưu, nghỉ mất sức, người nông dân tranh thủ kinh doanh thêm,
những đối tượng chính sách như thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có
công với cách mạng... tham gia kinh doanh để cải thiện thêm đời sống. Mặt
khác, do đặc điểm nhỏ gọn, năng động, nhạy bén nên các đối tượng này rất dễ
thay đổi hình thức hoạt động, dễ di chuyển đến các địa điểm khác nhau, gây

khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan thuế.
Ba là, quy mô nhỏ, hình thức sản xuất đa dạng: phần lớn các cơ sở sản
xuất kinh doanh có quy mô nhỏ và vừa, trung bình 30 - 50 lao động đối với
các hình thức kinh doanh. Về hình thức tổ chức sản xuất, các cơ sở này được
tổ chức dưới nhiều hình thức như DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần, hộ
kinh doanh, nhóm kinh doanh, HTX, tổ hợp tác... Trong số đó, hộ kinh doanh
chiếm tỷ trọng lớn về số cơ sở SXKD. Do quy mô nhỏ lẻ, doanh thu thấp, khó
kiểm soát hoạt động nên ảnh hưởng rất lớn đến cách thức, tổ chức, phương
pháp thu thuế cũng như hiệu quả quản lý thuế đối với khu vực này. Chẳng
hạn, việc thu thuế GTGT đến nay vẫn phải áp dụng theo hai phương phấp là
khấu trừ và trực tiếp (khoán thuế) đối với các cơ sở SXKD ngoài quốc doanh.
1.2.2. Nội dung quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
1.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế
Hiện nay, ngành Thuế của Việt Nam được tổ chức thống nhất từ Trung
ương đến địa phương, trực thu Bộ tài chính và theo nguyên tắc song trùng


lãnh đạo nhằm bảo đảm hiệu lực của cả hệ thống chính sách thuế. Tổ chức
ngành thuế có đặc điểm cơ bản:
Một là, tổ chức ngành thuế theo địa bàn hành chính địa phương gồm ba
cấp: Trung ương, tỉnh - thành phố trực thuộc, huyện - quận.
Hai là, tổ chức ngành thuế thường được tổ chức theo loại hình đối
tượng nộp thuế và sắc thuế. Ở Tổng cục thuế, tổ chức theo từng sắc thuế, ở
các Cục thuế và Chi cục thuế thì tổ chức theo từng đối tượng nộp thuế có sự
kết hợp với từng sắc thuế, tổ chức theo chức năng.
CHÍNH PHỦ

UBND tỉnh,
thành phố


Bộ Tài chính

Tổng cục thuế

Các phòng (ban)
Cục thuế tỉnh,
thành phố
Các phòng (ban)
chức năng
UBND quận
huyện, thị xã

Tổ thuế

Chi cục thuế
quận, huyện

Đội thuế xã,
phường, liên xã

Trạm thuế

Hình 1.1. Hệ thống bộ máy quản lý thuế ở Việt Nam


Như vậy, tuy không tổ chức bộ máy riêng để quản lý thu thuế khu vực
kinh tế NQD, nhưng có hình thành các bộ phận chuyên trách hoặc cá nhân
phụ trách. Chẳng hạn ở Cục thuế Điện Biên, việc quản lý thu thuế khu vực
NQD được phân cấp giữa Cục và các Chi cục. Trước năm 2004, việc thu thuế
các DNTN, công ty TNHH, hợp tác xã do Phòng quản lý doanh nghiệp của

Cục thuế quản lý thu. Từ 01/01/2004 do các đối tượng doanh nghiệp NQD
phát sinh nhiều, yêu cầu quản lý có sự thay đổi. Các đối tượng kinh doanh
lớn, có tính ổn định do Phòng quản lý doanh nghiệp 2 của Cục thuế thu. Số
đối tượng nhỏ lẻ, không ổn định do tổ doanh nghiệp của Chi cục thuế quản lý
thu.
Mặc dù nguồn thu thuế từ khu vực kinh tế NQD chiếm tỷ trọng nhỏ
nhưng việc quản lý và thu thuế khu vực này lại rất phức tạp, yêu cầu phải bao
quát hết đối tượng, quản lý đầy đủ các nguồn thu. Muốn làm tốt đòi hỏi phải
bố trí cán bộ đông hơn, phải thường xuyên bám sát địa bàn. Có như vậy việc
quản lý thu thuế mới đạt kết quả tốt.
1.2.2.2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu thuế.
Quá trình xây dựng kế hoạch là hết sức cần thiết, là cơ sở để thực hiện
các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Do đó, cần phải xác định được
tương đối chắc chắn lượng vốn có thể huy động được bằng thuế để bố trí sử
dụng, góp phần giải quyết cân đối ngân sách. Quản lý thu thuế phải thông qua
hệ thống các bộ máy như kho bạc, hệ thống chính quyền các cấp. Do đó kế
hoạch thuế được duyệt làm mục tiêu phấn đấu và cơ sở pháp lý mang tính
pháp lệnh cho các ngành các cấp thực hiện. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch
thu thuế phải thận trọng có căn cứ khoa học và thực tiễn, đảm bảo vừa mang
tính tiên tiến để khai thác nguồn thu, tăng thu cho NSNN, vừa mang tính hiện
thực phù hợp với khả năng của nền kinh tế và sức đóng góp của dân.
1.2.2.3. Tổ chức thực hiện quy trình quản lý thu thuế.
Quản lý thu thuế khu vực kinh tế NQD phải tuân thủ theo một số quy
trình nhất định.


Quy trình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp được thực hiện theo
Quyết định 1209/TCT/QTCCB ngày 29/7/2004 của Tổng cục thuế.
Bước 1: Đăng ký và cấp mã số thuế.
Các cơ sở mới ra kinh doanh phải đến Cục thuế để đăng ký cấp mã số

thuế. Phòng tuyên truyền Hỗ trợ cấp mẫu tờ khai và hướng dẫn doanh nghiệp
lập hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế. Cơ sở nhận tờ khai đăng ký cấp mã số thuế,
sau khi kê khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai cơ sở nộp tờ khai cho Cục
thuế.
Phòng Hành chính của Cục thuế tiếp nhận tờ khai đăng ký của các
doanh nghiệp và các tờ khai đăng ký từ các Chi cục thuế gửi lên, ghi sổ đăng
ký và viết phiếu hẹn ngày trả theo quy định. Tiếp đó chuyển hồ sơ đăng ký
theo phòng Tổng hợp xử lý dữ liệu ngay trong ngày.
Phòng Tổng hợp và xử lý dữ liệu kiểm tra thủ tục hồ sơ, nhập và xử lý
thông tin trên máy tính, phân cấp quản lý doanh nghiệp (phân cho phòng
QLDN thuộc Cục thuế hay tổ QLDN thuộc Chi cục thuế theo tiêu thức phân
cấp và đã ban hành) cuối cùng chuyển Phòng Hành chính trả kết quả đăng ký
thuế cho doanh nghiệp.
Bước 2: Xử lý tờ khai.
Phòng Quản lý thu hướng dẫn và nhắc nhở các doanh nghiệp lập các tờ
khai thuế theo mẫu và gửi cho cơ quan thuế theo đúng hạn quy định, của luật
thuế (thuế GTGT - trong 10 ngày đầu tháng, thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nhất ngày 25 tháng 1 hàng năm).
Phòng hay tổ chức hành chính nhận tờ khai thuế (trực tiếp hoặc qua
đường bưu điện), ghi sổ theo dõi nhận tờ khai, đóng dấu ngày nhận tờ khai và
chuyển tờ khai cho Phòng (tổ) xử lý dữ liệu kiểm tra và nhập tờ khai vào máy
tính.
Đối tượng nộp thuế có thể liên hệ để sửa đổi tờ khai thuế, việc sửa đổi
tờ khai thuế GTGT phải trước ngày 15 hàng tháng, sửa lỗi tờ khai thuế TNDN
trước ngày 28 tháng 2 của năm.


Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế đối với đơn vị không nộp tờ khai
thuế, không sửa lỗi tờ khai. Việc ấn định được xác định qua điều tra và xác
minh doanh số và số thuế phải nộp tương đương với các đối tượng có cùng
quy mô và ngành nghề kinh doanh.

Sau khi xem xét điều chỉnh số thuế phải nộp, hạn in thông báo thuế
GTGT là ngày 18 hàng tháng và thuế TNDN là ngày 15 tháng thứ 3 của quý.
Kể từ ngày 01/01/2004, ĐTNT theo phương pháp khấu trừ tại Cục thuế
tỉnh Nghệ An thực hiện tự khai, tự nộp thuế.
Bước 3: Quy trình hoàn thuế.
Đối tượng nộp thuế lập hồ sơ theo quy định gửi cơ quan thuế trực tiếp
thu. Phòng/Tổ hành chính tiếp nhận và chuyển phòng hay đội QLDN kiểm tra
thủ tục hồ sơ, xác định số được hoàn. Đối chiếu số liệu trong hồ sơ và số liệu
đã kê khai thuế. Đề xuất lãnh đạo cục ra quyết định hoàn thuế hoặc kiến nghị
cùng phòng thanh tra để tra kiểm tra, thanh tra tại doanh nghiệp trước hoàn
thuế.
Bước 4: Xử lý miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế.
Đối tượng được miễn giảm thuế phải lập hồ sơ theo quy định tới cơ
quan thuế. Phòng/tổ hành chính sau khi nhận hồ sơ chuyển ngay cho phòng
hay tổ chức QLDN để kiểm tra và xác định số thuế được miễn giảm thuế trình
lãnh đạo ra quyết định miễn giảm thuế theo quy định.
Bước 5: Xử lý quyết toán thuế.
Đối tượng nộp thuế năm phải lập ra gửi quyết toán thuế cho cơ quan
thuế theo quy định. Phòng quản lý kiểm tra bước1, điều chỉnh và xác định số
thuế phải nộp và lưu hồ sơ quyết toán thuế.
Bước 6: Lập hồ sơ đối tượng nộp thuế.
Phòng/Đội QLDN tổ chức lập hồ sơ thuế lưu trữ theo từng doanh
nghiệp, gồm toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến tờ khai, xử lý và thuế của
doanh nghiệp (như hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, hồ sơ
quyết toán thuế, hồ sơ thanh tra kiểm tra, các quyết định xử lý về thuế...).


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI
QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN


2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN
LÝ THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN
BIÊN.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới thu thuế ngoài quốc doanh
Điện Biên là một tỉnh có diện tích .......................Tỉnh có điều kiện tự n
hiên với nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội. Địa hình gồm
các vùng sinh thái: núi cao, đồng bằng và sông biển. Bờ biển Điện Biên dài
82km, cùng với 3000 ha vùng nước mặn, lợ, có trữ lượng hải sản lớn. Tài
nguyên khoáng sản rất phong phú và đa dạng: vàng, thiếc, chì, các loại đá quý
và tài nguyên rừng với trữ lượng gỗ quý khá lớn, chủng loại phong phú, có ý
nghĩa kinh tế lớn. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công
nghiệp sản xuất các loại vật liệu xây dựng như xi măng, đá trắng v.v... tăng
xuất khẩu hàng hoá như gỗ bột giấy, quế...
Chính vì những điều kiện khắc nghiệt về thiên nhiên, môi trường có tác
động đến quản lý thuế trên địa bàn, gây nhiều khó khăn trong việc thực thi
nhiệm vụ của cán bộ thuế, tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế trốn tránh
nghĩa vụ nộp thuế gây thất thoát lớn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điện Biên là một tỉnh khá đông dân với hơn 3 triệu người. Nguồn nhân
lực dồi dào với 1,7 triệu lao động. Lực lượng lao động được đào tạo khá tốt.
Hiện nay toàn tỉnh có 105 tiến sỹ, 400 thạc sĩ, 24 nghìn người tốt nghiệp đại
học, 14 nghìn người có trình độ cao đẳng, 60 ngàn người có bằng trung cấp
chuyên nghiệp, 7 ngàn công nhân kỹ thuật bậc cao) với những đức tính trung
thực, thông minh cần cù, dũng cảm, chăm học là nhân tố quan trọng có ý
nghĩa quyết định phát triển kinh tế xã hội.


Trong những năm gần đây kinh tế Điện Biên đã có bước phát triển

nhanh, đúng hướng và toàn diện. Năm 2008, sản lượng lương thực đạt 1,1
triệu tấn (tăng 9,92 vạn tấn so với năm 2007), đây là mức sản lượng lương
thực cao nhất mà trước đó Điện Biên chưa bao giờ đạt được, sản xuất công
nghiệp và xây dựng có nhiều sản phẩm tăng nhanh và tiêu thụ tốt (xi măng, đá
trắng, gạch, giấy bìa, mây tre đan...); thương mại du lịch có nhiều tiến bộ,
ngành du lịch đón vị khách thứ 1 triệu thăm Điện Biên.
Nông nghiệp là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng của
Điện Biên. Sự phát triển nông nghiệp trong những năm gần đây đã tạo ra sự
ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống phần lớn dân cư, tạo bước phát
triển mới của nền kinh tế.
Bằng cơ chế chính sách thông thoáng, tỉnh đã tập trung cho khai thác
nội lực làm tiền đề để thu hút ngoại lực. Nhờ có chiến lược phát triển hợp lý,
tỉnh chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhất, với chính sách
ưu đãi đất đai, đào tạo lao động, tạo vùng nguyên liệu, cải cách hành chính vf
đảm bảo an ninh để thu hút các nhà đầu tư nên số lượng các nhà đầu tư liên
tục tăng. Công nghiệp, xây dựng trên địa bàn phát triển khá, các sản phẩm
như đá, xi măng, đường, bia, nước dứa cô đặc, thủy sản xuất khẩu, may mặc
đã dần chiếm được thị trường.
Điện Biên những năm gần đây phát triển tất cả các lĩnh vực, từ mở rộng
không gian đô thị, hệ thống giao thông, điện, thuỷ lợi, thông tin, sân bay bến
cảng, hệ thống dịch vụ, các khu công nghiệp... Điện Biên rất quan tâm đến
công tác quy hoạch, coi đó là trọng tâm trong chiến lược phát triển.
2.2.2. Thực trạng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn
Điện Biên.
Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
XHCN. Các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, cạnh tranh
lành mạnh để tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.



Những năm gần đây, khu vực kinh tế NQD phát triển mạnh mẽ cả về
quy mô, số lượng, năng lực và hiệu quả hoạt động, góp phần khai thác tiềm
năng về lao động, đất đai... phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Về quy mô, khu vực kinh tế NQD chiếm tỷ trọng cao trong GDP của
tỉnh. Năm 1999, khu vực kinh tế NQD (gồm HTX, hộ kinh doanh cá thể,
DNTN, các công ty tư nhân) chiếm 63,4% GDP. Năm 2004, khu vực này
chiếm 60,7% GDP (xem bảng 1.1 và hình 2.4 dưới đây). Sự sút giảm tỷ trọng
này là không đáng kể và có nguyên nhân từ việc tăng đầu tư nước ngoài vào
Điện Biên.
Bảng 1.1. GDP tỉnh Điện Biên phân theo thành phần kinh tế
(theo giá so sánh 1994)
Đơn vị: tỷ đồng
ChØ tiªu
GDP
Khu vùc trong níc
- DNNN
- HTX
- Hé kinh doanh c¸ thÓ
- DNTN
- C«ng ty t nh©n
Khu v ùc cã vèn níc ngoµi

1999
5.942,4
5.932,8
2.143,1
1.337,7
2.408,0
21,7
22,2

9,6

2000
6.317,9
6.273,4
2.153,8
1.449,8
2.604.0
29.0
36.6
44.6

2001
6.901.4
6.808.6
2.459.1
1.413.8
2.866.1
28.9
40.7
92.8

2002
7.654.0
7.538.2
2.939.4
1.700.2
2.841.9
56.6
115.8


2003
8.523.5
8.368.3
3.229.9
1.425.3
3.403.7
164.9
144.5
155.2

2004
9.388.6
9.166.7
3.470.6
1.569.4
3.798.2
203.4
124.8
221.9

Nguồn: Cục thống kê Điện Biên năm 2005.
0.2

0.1

1.3

1.5


1.8

2.4

63.4

64.7

62.6

60.1

60.3

60.7

36.1

34.1

35.6

38.4

37.9

37.0

Hình 2.4. Cơ cấu GDP tỉnh Điện Biên theo thành phần kinh tế.



Về số lượng: Kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời đến nay, các doanh
nghiệp NQD phát triển rất nhanh cả về số lượng cũng như quy mô doanh
nghiệp năm 1993 mới chỉ có 19 công ty TNHH, 79 DNTN; đến cuối năm
1998 số doanh nghiệp NQD đã lên tới 409, trong đó có 128 công ty TNHH,2
công ty cổ phần, 154 DNTN,122 hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân với
tổng số vốn đưa vào kinh doanh là 438 tỷ đồng. Năm 2004 có 2.218 doanh
nghiệp NQD (xem bảng 2.1) với tổng vốn kinh doanh là 3.153 tỷ đồng. Ngoài
ra, trên địa bàn toàn tỉnh còn có hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể.
Các doanh nghiệp NQD phân bố theo địa bàn như bảng 2.1. dưới đây.
Theo đó, các DN chủ yếu tập trung ở ...............................................
Các doanh nghiệp NQD ở Điện Biên tuy số lượng doanh nghiệp nhiều
nhưng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, máy móc sản xuất lạc hậu, vốn ít; phần lớn
là các doanh nghiệp thuộc ngành thương nghiệp, các doanh nghiệp thuộc
ngành sản xuất còn ít, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm tiêu dùng,
sản phẩm dùng để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu chưa nhiều, chưa có sản
phẩm mũi nhọn để chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh và cạnh tranh với tỉnh bạn.
Bảng 2.1. Danh sách doanh nghiệp tỉnh Điện Biên theo địa bàn 2008
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Địa bàn

Số DN
56
29
5
114
36
7
31
71
87
92

Vốn KD
(tỷ đồng)
33,6
17,8
2,8
89,6
34,8
3,5
24,1
131,5
83,8
94,6

TT

Địa bàn


Số DN

11
12
13
14
15
16
17
18
19
Tổng cộng

13
154
14
38
19
11
1255
76
62
2218

Vốn KD
(tỷ đồng)
5,8
142,2
9,8

27,5
6,0
8,5
2.329,8
76,6
30,9
3.152,7

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên năm ....
Bảng 2.2. Số doanh nghiệp có đăng ký kê khai nộp thuế đến 3/2009
TT
1
2

Loại hình doanh nghiệp
Công ty cổ phần
Công ty TNHH

Số lượng
276
752


3
4
Tổng

DNTN
HTX, tổ HTX


454
182
1664

Nguồn: Cục thuế tỉnh Điện Biên.
Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp đăng ký nhưng thực chất không kinh
doanh có kinh doanh nhưng không liên tục. Tính đến tháng 3 năm 2005 số
doanh nghiệp NQD trên địa bàn Điện Biên có đăng ký kê khai nộp thuế cụ thể
như Bảng 2.2. ở trên.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ KHU VỰC KINH
TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN
BIÊN.
2.2.1.Tình hình thực hiện các nội dung quản lý thu thuế ngoài
quốc doanh trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2.2.1.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thuế tỉnh Điện Biên.
Mô hình tổ chức ngành thuế được tổ chức theo ngành dọc từ Tổng cục
thuế đến các chi cục thuế, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức chỉ đạo
thống nhất quản lý các loại thuế cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, xây dựng được một lực lượng chuyên ngành có tính quyết định đến công
việc quản lý và thu thuế. Đồng thời, ngành thuế còn chịu sự chỉ đạo song
trùng (ngành dọc và chính quyền địa phương) tạo điều kiện cho ngành thuế
thực hiện tốt chức năng của mình.
Cục thuế tỉnh Điện Biên đã hoàn thành việc sắp xếp lại bộ máy theo
Quyết định số 1683/QĐ/TCT - TCCB và Quyết định số 1682/QĐ/TCT TCCB ngày 14/11/2002 của Tổng cục thuế quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng và các chi cục thuế thuộc Cục
thuế. Cụ thể là:
- Đã giảm được 2 phòng và 3 đội thuế liên xã.
- Hình thành bộ phận mới để triển khai tuyên truyền, dịch vụ tư vấn hỗ
trợ ĐTNT trong toàn tỉnh.

- Kiện toàn hệ thống thanh tra theo yêu cầu mới.


- Bổ sung, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thuế và cán bộ lãnh đạo theo mô
hình mới.
Việc tổ chức lại hệ thống thuế đã góp phần tích cực vào việc tăng cường
thu thuế, bảo đảm sự đoàn kết nhất trí trong ngành, không xảy ra khiến kiện,
chia rẽ. Tỉnh đã triển khai và xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ từ chức
danh lãnh đạo Cục đến các tổ đội đến năm 2010 theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ và
Tổng cục thuế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ thuế
được chú trọng và thực hiện với nhiều hình thức (chỉ tính riêng 6 tháng đầu
năm 2004 đã có 139 cán bộ thuế được đào tạo, trong đó 131 đại học, 8 trung
cấp chính trị, 784 lượt cán bộ được bồi dưỡng kiến thức thuế). Cục thuế Điện
Biên đã chú trọng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, đạo đức của người làm thuế,
nhằm nâng cao phẩm chất đội ngũ cán bộ thuế.
Lãnh đạo cục thuế Điện Biên gồm Cục trưởng và 3 phó cục trưởng. Cục
trưởng cục thuế chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, phó
cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được Cục trưởng
phân công.
Đến cuối năm 2008, bộ máy tổ chức quản lý thu ngân sách nhà nước tịa
tỉnh Điện Biên đã ổn định, bao gồm 19 chi cục thuế các huyện,.
- Phòng Tin học và xử lý dữ liệu: 11 người trong biên chế
- Phòng Tổ chức cán bộ: 5 người
- Phòng Quản lý doanh 1: 18 người
- Phòng Quản lý doanh 2: 24 người.
- Phòng Thanh tra 1: 19 người
- Phòng Thanh tra 2: 15 người
- Phòng Tổng hợp và dự toán: 18 người
- Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ ĐTNT: người
- Phòng Hành chính quản trị và tài vụ: 24 người

- Phòng Quản lý ấn chỉ: 16 người.


Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thuế tỉnh Điện Biên và các mối quan

Phòng tin học và quản lý
thông tin

Phòng Ấn chỉ

Phòng tuyên truyền, hỗ trợ
nộp thuế

Phòng thanh tra 1

Phòng thanh tra 2

Lãnh đạo Cục thuế
Phòng Quản lý DN 2

Phòng Quản lý DN 1

Phòng Tổ chức

Phòng Tổng hợp dự toán

Phòng Hành chính - tàivụ

hệ giữa chúng như hình 2.5


Phòng Quản lý DN 2

Phòng Quản lý DN 1

Phòng Quản lý DN 2

Phòng Quản lý DN 1

Phòng Tổ chức

Phòng Tổng hợp dự toán

Phòng Hành chính - tàivụ

Chi cục thuế (19)

Hình 2.5. Hệ thống bộ máy quản lý thuế tỉnh Điện Biên
Trực thuộc Cục thuế tỉnh Điện Biên có 19 Chi cục thuế ở các huyện,
thành phố, thị xã.
Các phòng quản lý thu và các chi cục có nhiệm vụ hướng dẫn các đối
tượng thuộc phạm vi quản lý, kiểm tra việc kê khai của các cơ sở, đôn đốc


việc nộp thuế vào NSNN, kiểm tra hướng dẫn các thủ tục hồ sơ hoàn thuế,
giảm thuế, miễn thuế của các chủ cơ sở, tham mưu cho lãnh đạo Cục các biện
pháp quản lý sao cho có hiệu quả.
Trên địa bàn mỗi huyện, thị, thành phố có một Chi cục thuế chịu sự chỉ
đạo của Cục thuế tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Mỗi Chi cục thuế có
các tổ trong văn phòng Chi cục thuế và các đội thuế nằm ở các phường, xã.
Các tổ, đội trong văn phòng các Chi cục thuế gồm: Tổ hành chính, tổ

thanh tra - kiểm tra, tổ tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế, tổ xử lý dữ
liệu, tổ quản lý ấn chỉ, Đội quản lý doanh nghiệp. Các tổ, đội thuộc chi cục
thuế tổ chức quản lý và hành thu các đối tượng nộp thuế, thu các khoản thuế
trước bạ, chuyển quyền sử dụng đất, thanh tra, kiểm tra xử lý các đối tượng
quản lý thuế trên địa bàn, xét miễn giảm thúe theo thẩm quyền.
Ngoài các tổ đội thuộc văn phòng Chi cục thuế còn có các đội thuế nằm
trên địa bàn phường, xã. Chức năng của các đội thuế này trực tiếp hành thu cá
loại thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế nghề cá, các hộ thu theo
phương pháp trực tiếp được ổn định theo bộ thuế do Chi cục thuế lập ra và
thông báo thu.
Hiện nay Cục thuế Điện Biên có hơn 1000 cán bộ. Trong thời gian qua
Cục thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc đào tạo, tuyển dụng và nâng cao trình
độ cho cán bộ trong ngành. Khi mới thành lập ngành (1/10/1990), trình độ cán
bộ ở Cục thuế Điện Biên nhìn chung vẫn còn thấp (70% là bộ đội chuyển
ngành) với cơ cấu chất lượng cán bộ: 15% cán bộ có trình độ đại học, 45%
trung học và 40% sơ học. Đến năm 1998, có 30% cán bộ có trình độ đại học
và trên đại học, 57% trung học, 13% sơ học. Đến nay, đã có 38% có trình độ
đại học và trên đại học, 55% trung học, 7% sơ học. Hầu hết các cán bộ lãnh
đạo từ trưởng, phó phòng, Chi cục trưởng, chi cục phó đều có trình độ đại học
và trên đại học. Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, Cục thuế Điện
Biên chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước... Cục
thuế Điện Biên đã phối hợp với Học viện Tài chính mở lớp đại học tại chức


chuyên ngành thuế, phối hợp với trường kỹ thuật III, Trung tâm tin học của
Sở Khoa học Công nghệ đã đào tạo 169 cán bộ có trình độ B và C tin học.
Cục thuế Điện Biên thường xuyên chăm lo củng cố bộ máy tổ chức và
xây dựng đội ngũ cán bộ thuế đủ năng lực, trình độ phẩm chất để đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của quản lý thu thuế.
Trong quá trình thực hiện, Cục thuế Điện Biên đã không ngừng cải tiến

công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện các biện pháp hành thu sát với đặc điểm
kinh tế - xã hội và những quy định của pháp luật, tích cực học hỏi tiếp thu
kinh nghiệm của các cục thuế, tích cực cải tiến công tác hành chính thuế, đổi
mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế, biện pháp nghiệp vụ hành
thu, thanh tra kiểm tra hạn chế sai sót.
Cơ quan thuế mở rộng việc uỷ nhiệm thu các khoản thuế và thu khác
cho UBND xã, phường, thị trấn. Thông qua đó đã đề cao trách nhiệm và sử
dụng được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính quyền cơ sở trong việc
quản lý kinh tế xã hội với quản lý tài chính, quản lý thu gắn với quản lý chi.
Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ
Cục thuế về các chi cục, tạo điều kiện cho công tác quản lý thuế được sâu sát,
kịp thời.
2.2.1.2. Triển khai thực hiện chế độ, chính sách thuế.
Chế độ, chính sách thu thuế được áp dụng chung cho các thành phần
kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế và có tính pháp lý cao.
Từ năm 1990, Việt Nam đã tiến hành cải cách thuế, hệ thống văn bản
pháp luật thuế đã được ban hành và áp dụng thống nhất chung trong cả nước
và cho mọi thành phần kinh tế. Từ năm 1995 đến năm 2000, cả nước thực
hiện cải cách thuế bước 2 nhằm hoàn thiện và hệ thống hoá các văn bản về
thuế nhằm động viên các thành phần kinh tế đóng góp vào NSNN ngày càng
nhiều, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐN đất nước.
Luật thuế được cụ thể hóa trong mỗi sắc thuế, quy định cụ thể đối tượng
nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế và thuế suất. Đồng thời, quy


định rõ quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, của cán bộ thuế. Có chế độ
thưởng phạt và xử lý nghiêm mình đối với những đối tượng vi phạm.
Căn cứ vào pháp luật thuế, Chính phủ ra các nghị định, Bộ Tài chính ra
các thông tư hướng dẫn thực thi luật. Cục thuế Điện Biên căn cứ vào các văn
bản pháp luật về thuế đã cụ thể hoá cho từng đối tượng, từng địa bàn. Đồng

thời, Cục thuế Điện Biên tham mưu cho UBND tỉnh ra các quyết định, chỉ thị
đảm bảo tốt các nguồn thu, tăng thu cho NSNN, đảm bảo công bằng, bình
đẳng giữa các đối tượng kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh cho các cơ sở
hoạt động và đầu tư, chống thất thu thuế và thực hiện dân chủ, công khai
trong quản lý thuế. Đặc biệt, Chỉ thị 22/2001CT - UB ngày 04/5/ tỉnh Điện
Biên đối với kinh doanh vận tải tư nhân, đây là một trong những chỉ thị có
hiệu lực, hiệu quả cao nhất trong quản lý thu thuế, đem lại trật tự trong kinh
doanh vận tải và tăng số thu cao nhất từ trước tới nay, trở thành nguồn thu ổn
định, có hiệu quả, được nhiều Cục thuế trong cả nước học tập.
Căn cứ vào tình hình SXKD và thu NSNN trên địa bàn, các chính sách,
chế độ mà Nhà nước đã quy định. Cục thuế Điện Biên đã tích cực tham mưu,
đề xuất cho HĐND, UBND tỉnh các đề án, chính sách phù hợp với điều kiện
của địa phương nhằm tăng thu NSNN, tăng khả nâng cạnh tranh của các
doanh nghiệp và sản phẩm trong điều kiện hội nhập, thu hút đầu tư. Cụ thể
như sau:
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 49/2004/CT - UB về
việc chỉ đạo thu thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN năm 2005.
- Tham mưu choUBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 21/2005/CT - UB về
việc biện pháp xử lý nợ đọng và chống thất thu NSNN.
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 60/2005/QĐ/UB
về việc quy định tiêu chuẩn, giá, tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ để tính thuế đối với
hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ tại thị xã Cửa Lò.
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 61/2005/QĐ UB về việc quy định tiêu chuẩn, giá, tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ để tính thuế đối


với hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ khu vực NQD tại thành phố
Vinh và các huyện.
Các chỉ thị, quyết định trên đã được triển khai, thực hiện một cách
nghiêm túc và thực sự phát huy hiệu quả. Ngoài tác dụng tăng thu NSNN, còn
tạo công bằng trong kinh doanh và tạo được dư luận tốt trong nhân dân.

2.2.1.3. Thực trạng về quy trình thu thuế khu vực ngoài quốc doanh.
Việc thu thuế khu vực kinh tế NQD chủ yếu tập trung ở các Chi cục
thuế huyện theo một quy trình nhất định. Trước đây, việc thu thuế theo quy
trình "khép kín". Theo đó, mỗi cán bộ thuế được phân công thu thuế của một
số đối tượng cố định và thực hiện tất cả các khâu trong chu trình thu: hướng
dẫn chính sách, chế độ, kê khai thuế, kiểm tra tờ khai,kiểm tra quyết toán
thuế... Chu trình này có ưu điểm là tạo điều kiện để cơ quan thuế nắm chắc
đối tượng nộp thuế, sâu sát hoạt động của họ. Tuy nhiên, chu trình này đòi hỏi
số lượng cán bộ thuế rất lớn khi đối tượng nộp thuế tăng lên. Hơn nữa, chu
trình "khép kín" làm phát sinh tiêu cực: một số cán bộ thuế thông đồng với
đối tượng nộp thuế để ăn chia nên vừa làm thất thu thuế, vừa làm hỏng cán bộ
thuế.
Từ năm 1999, để thực hiện các luật thuế mới, tổ chức bộ máy ngành
thuế được thay đổi, bổ sung phù hợp với quy trình quản lý thu thuế mới. Từ
01/01/1999. Cục thuế Điện Biển thành lập Phòng quản lý các doanh nghiệp
NQD, đồng thời, cải tiến việc bố trí cán bộ, phân công nhiệm vụ trong các
phòng quản lý theo chức năng. Việc kiểm tra đối tượng nộp thuế chỉ khi có
dấu hiệu nghi ngờ và thật cần thiết mới trực tiếp kiểm tra đối tượng nộp thuế
để tránh phiền hà cho đối tượng nộp thuế, tạo môi trường thông thoáng trong
kinh doanh.
Các đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp chủ yếu là các hộ cá
thể, do Chi cục thực hiện khoán thuế. Mức thuế khoán thường ổn định trong 6
tháng hoặc 1 năm trên cơ sở khảo sát và lập bộ ổn định, tạo điều kiện để hộ
kinh doanh yên tâm làm ăn và giảm bớt công việc cho cán bộ thuế.


2.2.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra
Việc áp dụng các luật thuế và quy trình quản lý thuế mới làm tăng vai
trò của công tác thanh tra và kiểm tra nhằm đảm bảo sự nghiêm minh của các
luật thuế. Qua công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh việc thực hiện ghi

chép hoá đơn chứng từ đảm bảo đúng quy định; chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời
các sai sót, vi phạm, đồng thời, động viên đôn đốc các cơ sở kinh doanh kê
khai chính xác, nộp thuế đầy đủ và kịp thời, phát hiện và truy thu thuế trốn
lậu, đảm bảo đóng góp công bằng giữa các đối tượng nộp thuế.
Các tổ thanh tra của các Chi cục Thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra các
đối tượng thuộc địa bàn quản lý, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp
khai man trốn thuế, hạn chế thất thu thuế khu vực kinh tế NQD. Đồng thời,
phát hiện và uốn nắn kịp thời đối với cán bộ thuế vi phạm pháp luật, góp phần
chống tiêu cực trong nội bộ ngành thuế, củng cố xây dựng ngành thuế vững
mạnh.
Phòng thanh tra (tổ thanh tra) có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành của đối tượng nộp thuế
và những sai trái của cán bộ thuế. Vì vậy, cơ quan thuế phải có phòng tiếp
dân, bố trí cán bộ, có nội quy, có lịch tiếp dân để tiếp nhận đơn thư của công
dân.
2.2.2. Đánh giá chung về quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc
doanh trên địa bàn Điện Biên.
Quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế NQD nói riêng rất phức
tạp, liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng
nộp thuế và thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội. Trên mặt trận này
không kém phần quyết liệt. Để thu được những đồng tiền thuế vào NSNN là
cả một quá trình không ngại khó, ngại khổ, ngày đêm không quản mưa nắng,
nhiều lúc phải vượt qua chính mình trước những cám dỗ đời thường, hay sự
đe doạ hành hung của những người chống đối pháp luật. Công việc của ngành
thuế cũng hết sức thầm lặng, bền bỉ, thấm đẫm bao mồ hôi, công sức kể cả


×