KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
1.1.1. Khái niệm
Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch
vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được thu ở khâu tiêu thụ
hàng hoá, dịch vụ.
Như vậy, thuế GTGT đánh trên phần giá trị mới được tạo ra (giá trị gia tăng)
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Vấn đề cơ bản là phải xác định được giá trị gia tăng ở mỗi giai đoạn sản xuất kinh
doanh, có như vậy mới tính được một cách chính xác số thuế giá trị gia tăng của giai
đoạn đó.
Giá trị gia tăng được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ
bán ra với tổng trị giá hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng trong kỳ tính thuế:
Giá trị gia tăng
Số thuế GTGT
=
=
Tổng giá trị hàng hoá,
dịch vụ bán ra
-
Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ
mua vào tương ứng
GTGT của hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế
X
Thuế suất thuế GTGT của hàng
hóa, dịch vụ đó
Có thể thấy thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêu dùng hàng
hoá, dịch vụ. Tuy nhiên về bản chất, thuế GTGT khác với các loại thuế gián thu khác,
điều này thể hiện qua các đặc điểm của thuế GTGT.
1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào đối tượng tiêu dùng hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế GTGT (vì vậy thuế GTGT là một loại thuế tiêu dùng, đối với cơ sở
kinh doanh thì đây là loại thuế gián thu), là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá và
dịch vụ, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách khác
giá cả hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT.
Ví dụ:
Giá hàng hoá, dịch vụ chưa thuế là: 100
Thuế suất thuế GTGT là 10% => Thuế GTGT là 10
Giá người tiêu dùng phải trả là: 100 + 10 = 110 (giá bao gồm cả thuế GTGT).
Tính gián thu của thuế GTGT biểu hiện: người mua hàng hoá, dịch vụ là người
phải trả khoản thuế này thông qua giá mua của hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, người mua
không trực tiếp nộp thuế GTGT vào NSNN mà trả thuế thông qua giá thanh toán hàng
hoá và dịch vụ cho người bán, trong đó bao gồm cả khoản thuế GTGT mà người mua trả.
Người bán thực hiện nộp khoản thuế GTGT phải nộp “đã được người mua trả” vào
NSNN.
- Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn từ
sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó. Tổng số thuế GTGT thu được ở
tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối
cùng.
Như vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng. Tuy nhiên,
trên thực tế khó xác định được đâu là khâu bán hàng cuối cùng, đâu là khâu bán hàng trung
gian. Do vậy cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế. Số thuế GTGT ở khâu trước sẽ
được tự động chuyển vào giá bán hàng ở khâu sau và người tiêu dùng cuối cùng là người
phải trả toàn bộ số thuế GTGT đánh trên hàng hoá đó. Tổng số thuế người tiêu dùng cuối
cùng phải trả bằng tổng số thuế phát sinh qua từng giai đoạn của quá trình sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ.
Ví dụ:
Giả sử vải bán trên thị trường được luân chuyển qua các khâu: từ bông kéo thành
sợi, sợi dệt thành vải và bán trên thị trường, thuế suất thuế GTGT ở mỗi khâu là 10%, có
bảng sau:
Cơ sở kinh
doanh
Giá mua
Giá bán (chưa
có thuế GTGT)
Giá trị gia
tăng
Số thuế GTGT
phải nộp
(1)
(2)
(3)
(4) = (3) - (2)
(5) = (4)*10%
Bông
-
1000
1000
100
Sợi
1000
1500
500
50
Vải
1500
2300
800
80
Bán trên thị
trường
2300
3000
7000
70
3000
300
Tổng cộng
Qua bảng trên thấy ở mỗi khâu luân chuyển thì cơ sở kinh doanh đều phải nộp
thuế GTGT trên GTGT tương ứng của khâu đó, và tổng số thuế GTGT ở các khâu cộng
lại chính bằng số thuế cuối cùng mà người tiêu dùng phải chịu (100 + 50 + 80 + 70 =
300).
So với thuế doanh thu thấy: thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở
để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát
sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu
các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng
thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp
đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác
động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Như vậy, đặc điểm trên cho thấy thuế
GTGT đã khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là “thuế chồng lên thuế”.
- Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập cao.
Tính trung lập biểu hiện ở hai khía cạnh:
Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người
nộp thuế, do người nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế
này vào NSNN. Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ đơn
thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hoá dịch
vụ.
Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình
sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá
bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít.
- Về phạm vi đánh thuế: thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra
trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Đặc điểm này
tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với
hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu.
1.2. Vai trò của thuế giá trị gia tăng
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô
đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, do đó thuế giá trị gia tăng có vai trò rất quan trọng và
được thể hiện như sau:
- Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
- Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước.
Thuế giá trị gia tăng tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách
nhà nước.
Ở Việt Nam, thuế GTGT hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 20-23% trong tổng thu
từ thuế, phí và lệ phí.
Nguồn: Bộ Tài chính
- Thuế GTGT không trùng lắp, do thuế GTGT chỉ tính vào giá trị tăng thêm của hàng
hoá, dịch vụ qua các khâu sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, không tính vào phần giá trị đã chịu
thuế GTGT ở các khâu trước, thuế đã nộp ở các khâu trước được tính khấu trừ ở khâu sau
nên khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, khuyến
khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với phát
triển kinh tế thị trường.
- Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thông qua áp dụng thuế suất 0%,
doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ không những không phải chịu thuế GTGT ở
khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác
dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá hàng hoá,
dịch vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
- Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ và
thanh toán qua ngân hàng vì việc tính thuế đầu ra, khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định
rõ phải căn cứ trên hoá đơn mua vào, bán ra; hàng hoá xuất khẩu mua bán phải thanh
toán qua ngân hàng.
Tóm lại: Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thuế GTGT khắc
phục nhược điểm của thuế doanh thu trước đây là “thuế chồng lên thuế”; thuế GTGT có
nhiều ưu điểm, tác dụng tích cực tới khuyến khích sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, tăng
cường đầu tư, tăng thu cho NSNN.