Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Khảo sát tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em tại xã ngọc thanh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.92 KB, 46 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Suy dinh dưỡng (SDD) ở bà mẹ và trẻ em là vấn đề thời sự ở các nước
nghèo và đang phát triển. Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định trên thế giới
hiện còn 36 nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cao, trong đó có nước
ta[12]. Hiện nay trên thế giới mỗi năm có hàng triệu bà mẹ và trẻ em tử vong
do các nguyên nhân liên quan đến dinh dưỡng và có các biểu hiện kém phát
triển về thể chất, tinh thần do bị suy dinh dưỡng từ nhỏ. Các bằng chứng khoa
học đã cho thấy, những năm đầu tiên của cuộc đời nếu trẻ bị suy dinh dưỡng
có thể để lại những hậu quả về thể chất và tinh thần không phục hồi được và
kéo sang thế hệ sau. Suy dinh dưỡng không những ảnh hưởng trước mắt, trực
tiếp đến phát triển của trẻ mà còn dẫn đến những hậu quả không thể sửa chữa
được như tầm vóc người trưởng thành thấp bé, kết quả học tập kém, giảm khả
năng lao động của người lớn và ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân.
Ở nước ta từ những năm 1980 trở về trước, trẻ SDD thể Kwashiorkor,
Marasmus gặp khá nhiều trong bệnh viện và cũng như cộng đồng. Những
năm gần đây, các thể này đã trở nên hiếm gặp hiện nay chủ yếu là thể vừa và
thể nhẹ, biểu hiện là trẻ chậm lớn, nhẹ cân, thấp, còi. Năm 2005 tỉ lệ SDD cân
nặng thấp ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 25,2% đã giảm đi một nửa so
với thập kỉ 80 (51,2%). Kết quả của Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm
2010 cho thấy khoảng 17,5% trẻ < 5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân và khoảng
29,3% bị SDD thể thấp còi. Kết quả điều tra cũng cho thấy phân bố SDD
không đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau. [12]
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam đã được cải thiện nhưng
vẫn chưa đạt được mục tiêu thiên niên kỷ cũng như chỉ số phát triển con
người và gần đây thì mức độ giảm SDD có chiều hướng chậm lại. Việc tiếp


Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

1

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

tục hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và hạ thấp một cách đồng đều giữa
các vùng vẫn còn là một nhiệm vụ khó khăn.
SDD là hậu quả của nguyên nhân trực tiếp do thiếu ăn và bệnh tật cùng
với các nguyên nhân tiềm tàng là tình trạng mất an ninh lương thực, dịch vụ
chăm sóc sức khỏe kém…[7]. Những nguyên nhân đó lại bị ảnh hưởng bởi
các nguyên nhân cơ bản như nghèo đói, trình độ văn hóa thấp. Gần đây, tổng
kết của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Dinh dưỡng quốc tế
(IFPRI) cho thấy học vấn của người phụ nữ đóng góp 43% đối với SDD,
trong khi an ninh thực phẩm đóng góp 26,1% đối với SDD [12]. Điều này cho
thấy yếu tố về kiến thức và thực hành nuôi con (một phần thể hiện qua trình
độ học vấn của người phụ nữ) có vai trò quan trọng đối với SDD.
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, tốc độ tăng
trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng
Kinh tế, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước [1]. Tỉ lệ trẻ em
SDD thể thấp còi của tỉnh Vĩnh phúc năm 2010 là 27,9% thấp hơn so với tỉ lệ
chung của cả nước. Tuy nhiên kết quả này chưa phản ánh được thực trạng tại
các xã vùng sâu vùng xa (với nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh
dưỡng của người dân khác với mặt bằng chung của tỉnh) như xã Ngọc Thanh,
thị xã Phúc Yên. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tình hình suy

dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình
trạng suy dinh dưỡng trẻ em tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc” mong muốn góp phần nhỏ vào việc phòng chống SDD trẻ em ở địa
phương ngày càng hiệu quả hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Ngọc
Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh phúc năm 2011.
- Tìm hiểu về một số yếu tố liên quan đến tình hình suy dinh dưỡng của
trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

2

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng [7] [9][10][8][5]
Dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát
triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe của con người. Ở mỗi thời kì phát triển của
một đời người nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, việc đáp ứng nhu
cầu ấy một cách hợp lý luôn là vấn đề đáng chú ý vì nó là nền tảng của sức
khỏe. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực, trí lực, người lớn cần dinh
dưỡng để duy trì sự sống và làm việc hay nói cách khác dinh dưỡng quyết
định sự tồn tại, phát triển của cơ thể. Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ

thể là các chất sinh năng lượng bao gồm: protid, lipid, glucid và các chất
không sinh năng lượng bao gồm các vitamin, các chất khoáng và nước.
2.1.1. Vai trò và nhu cầu năng lượng
Nếu ví cơ thể con người như một động cơ thì muốn động cơ hoạt động
cần có năng lượng. Năng lượng cần cho:
- Hoạt động của cơ bắp.
- Hoạt động sống trao đổi chất của các tế bào.
- Duy trì trạng thái tích điện (ion) ở màng tế bào.
- Duy trì thân nhiệt.
- Quá trình tổng hợp ra các phân tử mới.
Nói tóm lại hoạt động sống, quá trình sinh trưởng, tồn tại và phát triển
của cơ thể đều cần năng lượng, khác với hệ thực vật có thể tổng hợp trực tiếp
năng lượng từ thực vật để tạo ra nguồn năng lượng cho mình dưới dạng hóa
học.
Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển nên nhu cầu năng lượng bình
quân theo cân nặng cao. Nhu cầu năng lượng cho trẻ dưới 6 tuổi theo khuyến
nghị của Viện dinh dưỡng. [5]

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

3

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

< 6 tháng: 550 kcal/ ngày.

7 – 12 tháng tuổi: 710 kcal/ ngày.
1 – 3 tuổi: 1180 kcal/ngày.
4 – 6 tuổi: 1470 kcal/ngày.
Để đảm bảo mức kết hợp tối ưu giữa các chất sinh năng lượng, tỉ lệ
năng lượng do protein cung cấp chiếm 14 – 16%, lipid chiếm 20 – 30%, và
glucid chiếm 60 – 70% tổng số năng lượng cả ngày. Nếu năng lượng được
cung cấp vượt quá nhu cầu kéo dài sẽ dấn đến tích năng lượng thừa dưới dạng
mỡ, đưa đến tình trạng thừa cân và béo phì với những hậu quả về bệnh tim
mạch, tăng huyết áp, tiểu đường… Nếu năng lượng cung cấp không đủ, có thể
dẫn đến những biểu hiện thiếu năng dượng trường diễn ở người lớn và thiếu
dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ em.
2.1.2. Vai trò và nhu cầu protid
Protid là yếu tố tạo hình chính mà không có chất dinh dưỡng nào có thể
thay thế được. Nó tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, nội tiết
tố, kháng thể... Bình thường chỉ có mật và nước tiểu là không có protid.
Protid liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể, nó cần thiết cho
việc chuyển hoá bình thường của các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các
vitamin và chất khoáng. Khi thiếu protid, nhiều vitamin không phát huy được
đầy đủ chức năng của chúng mặc dù không thiếu về số lượng.
Protid là chất bảo vệ cơ thể vì nó có mặt ở cả ba hàng rào của cơ thể là
da, bạch huyết và các tế bào miễn dịch.
Protid kích thích sự ngon miệng, hấp thu và vận chuyển các chất dinh
dưỡng vì thế nó giữ vai trò chính tiếp nhận các chế độ ăn khác nhau.
Protid còn là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, 1g protid đốt cháy
trong cơ thể cho khoảng 4 kcal. Với bữa ăn của người Việt Nam hiện nay, protid
thường cung cấp từ 10% đến 15% trong tổng năng lượng của khẩu phần.

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

4


Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Protid được cấu tạo bởi các acid amin và cơ thể sử dụng các acid amin
đó để tổng hợp nên protid của tế bào và tổ chức. Thành phần acid amin của cơ
thể người không thay đổi và cơ thể chỉ tiếp nhận một lượng acid amin hằng
định vào mục đích xây dựng và tái tạo tổ chức. Có 22 acid amin thường gặp,
trong đó có một số acid amin cần thiết cơ thể không tự tổng hợp được mà phải
lấy từ thức ăn. Trong tự nhiên không có loại thức ăn nào có thành phần acid
amin hoàn toàn giống với thành phần acid amin của cơ thể, do đó để đáp ứng
được nhu cầu của cơ thể cần phải phối hợp các loại protid của nhiều nguồn
thức ăn để có thành phần acid amin phù hợp.
Nhu cầu protid thay đổi tuỳ thuộc vào lứa tuổi, trọng lượng, giới tính, tình
trạng sinh lý như có thai, cho con bú hoặc bệnh lý. Nếu protid trong khẩu phần
thiếu trường diễn cơ thể sẽ gầy, ngừng lớn, chậm phát triển thể lực và tinh thần,
mỡ hoá gan, rối loạn chức phận nhiều tuyến nội tiết, giảm nồng độ protid máu,
giảm khả năng miễn dịch và cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Nếu cung cấp protid vượt quá nhu cầu, protid sẽ chuyển thành lipid và
dự trữ ở mô mỡ của cơ thể. Sử dụng thừa protid quá lâu có thể sẽ dẫn tới các
bệnh thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, ung thư đại tràng, bệnh Gút và tăng
đào thải calci.
Theo đề nghị của Viện Dinh Dưỡng [5] nhu cầu protid khuyến nghị
dành cho trẻ em như sau:
< 6 tháng tuổi : 12 gr/ngày.
7 – 12 tháng tuổi: 21 – 25 gr/ngày.

1 – 3 tuổi: 35 – 44 gr/ngày.
4 – 6 tuổi: 44 – 55 gr/ngày.
Do các protid nguồn gốc động vật và thực vật khác nhau về chất lượng
nên người ta hay dùng tỷ lệ % protid nguồn gốc động vật trên tổng số protid
để đánh giá tính cân đối của protid khẩu phần. [5]

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

5

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trẻ < 6 tháng: 100%.
7 – 12 tháng tuổi: 70%.
1 – 3 tuổi: >= 60%.
4 – 6 tuổi: >= 50%.
2.1.3. Vai trò và nhu cầu lipid
Trước tiên lipid là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng quan trọng, 1g
lipid khi đốt cháy trong cơ thể cho khoảng 9kcal.
Lipid còn tham gia cấu tạo tế bào, là thành phần cấu tạo của màng tế
bào, màng nhân, màng ty lạp thể... tham gia cấu tạo nhiều hormon nên tham
gia điều hoà chuyển hoá thông qua hormon.
Lipid là dung môi tốt cho các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A,
D, E, K.
Chất béo thường tập trung ở dưới da và bao quanh phủ tạng, là tổ chức

đệm và bảo vệ cho cơ thể tránh khỏi tác động xấu của môi trường bên ngoài
như nóng, lạnh hoặc va chạm.
Nếu trong mỡ động vật (trừ mỡ cá) có nhiều cholesterol thường ứ đọng
gây xơ vữa động mạch thì trong dầu thực vật lại có nhiều acid béo chưa no
chống lại sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch, đồng thời rất cần thiết để
xây dựng màng myelin của tế bào thần kinh và tế bào não cho trẻ từ sơ sinh
đến 4 tuổi.
Ngoài ra, chất béo còn rất cần thiết cho quá trình nấu nướng, chế biến
thức ăn, tạo hương vị thơm ngon trong các bữa ăn và còn gây cảm giác no lâu.
Để đánh giá tính cân đối của lipid trong khẩu phần một mặt căn cứ vào
tỷ lệ năng lượng do lipid cung cấp so với tổng số năng lượng, mặt khác là yêu
cầu cân đối giữa các axit béo trong khẩu phần, trên thực tế biểu hiện bằng
tương quan giữa lipid nguồn gốc động vật và thực vật. Theo khuyến cáo của
Viện dinh dưỡng đối với trẻ em tỷ lệ % giữa lipid nguồn gốc động vật và thực

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

6

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

vật: 70% và 30%. Thiếu lipid làm cơ thể thiếu năng lượng, thiếu các vitamin
tan trong dầu mỡ, ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ
thể, đặc biệt là não bộ và thần kinh.
Do đó, nhu cầu khuyến nghị về lipid cho trẻ em như sau: [5]

- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, năng lượng do lipid cung cấp là 45 –
50% năng lượng tổng số.
- Đối với trẻ 6 – 11 tháng năng lượng do lipid cung cấp là 40%.
- Đối với trẻ 1 – 3 tuổi năng lượng do lipid cung cấp là 35 – 40%.
- Đối với trẻ 4 – 6 tuổi năng lượng do lipid cung cấp là 20 – 25%.
Chế độ ăn có quá nhiều lipid có thể dẫn tới thừa cân, béo phì, bệnh tim
mạch... và một số loại ung thư đại tràng, vú, tử cung và tiền liệt tuyến.
2.1.4. Vai trò và nhu cầu glucid
Đối với người, vai trò chính của glucid là cung cấp năng lượng, chiếm
60 - 70% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn. 1g glucid khi đốt cháy trong
cơ thể cho khoảng 4kcal. Chế độ ăn có đủ glucid sẽ giúp cơ thể giảm phân
hủy và tập trung protid cho chức năng tạo hình.
Ở mức độ nhất định glucid tham gia tạo hình như một thành phần của
tế bào và mô dưới dạng glucoprotein.
Glucid tham gia chuyển hóa lipid, giúp cơ thể chuyển hóa cetonic – có
tính chất acid, do đó giúp cơ thể giữ được hằng định nội môi.
Thực phẩm cung cấp glucid gồm: ngũ cốc, khoai củ, hoa quả, các loại
bánh kẹo ngọt và đường kính. Các loại thực phẩm này cần phải cân đối. Nên
tăng cường glucid có nguồn gốc từ hoa quả. Không nên ăn quá nhiều glucid
tinh chế như đường, bánh kẹo... Tỷ lệ đường kính trong khẩu phần của trẻ em
không nên quá 10% tổng số năng lượng trong ngày.
Nếu khẩu phần thiếu glucid có thể bị sút cân và mệt mỏi. Khẩu phần
thiếu nhiều có thể dẫn tới hạ đường huyết hoặc toan hoá máu do tăng thể
cetonic trong máu.

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

7

Khoa GDTH



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Ăn uống quá nhiều, glucid thừa sẽ chuyển thành lipid và đến mức độ
nhất định sẽ gây ra hiện tượng béo phì.
2.1.5. Vai trò và nhu cầu vitamin
Vitamin là những chất hữu cơ cần thiết với cơ thể. Tuy cơ thể con người
hàng ngày chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng các vitamin có vai trò thiết yếu cho
việc duy trì và nâng cao tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe. Phần lớn các vitamin
phải đưa từ thức ăn vào cơ thể, chúng thuộc nhóm chất cần thiết cho cơ thể
tương tự như acid amin cần thiết. Người ta chia vitamin thành 2 nhóm:
Nhóm vitamin tan trong chất béo: A, D, E, K. Trong số này, chức năng
của vitamin A và D đã được tìm hiểu rộng rãi. Vitamin A cần thiết cho quá
trình nhìn, sự bền vững của da và chức năng miễn dịch. Vitamin D giúp cho
cơ thể tăng hấp thu calci và phospho để hình thành và duy trì hệ xương, răng
vững chắc. Beta – carotene, tiền chất của vitamin A, vitamin E, có vai trò là
chất anti oxidant, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hóa. Vitamin
K cần thiết cho quá trình đông máu và tham gia vào quá trình tạo xương. Mặc
dù, các vitamin này có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, nhưng khi dùng với liều
lượng cao có thể gây ngộ độc.
Nhóm vitamin tan trong nước: bao gồm vitamin nhóm B, vitamin C,
vitamin PP… Trong các vitamin nhóm B: B1 giúp chuyển hóa glucid thành
năng lượng, tham gia điều hoà quá trình dẫn truyền các xung động thần kinh
do nó ức chế khử axetyl – cholin; vitamin B2 là thành phần của nhiều hệ
thống men tham gia chuyển hoá trung gian. Vitamin C tăng cường sức đề
kháng của cơ thể, là chất chống oxy hóa, tham gia nhiều quá trình chuyển hoá
quan trọng, ngoài ra còn kích thích tạo colagen của mô liên kết, sụn, xương,

răng, mạch máu…
Do nhu cầu phát triển và chuyển hóa vật chất cao nên nhu cầu vitamin
ở trẻ em tính theo cân nặng cao hơn đối với người lớn. Ở chế độ ăn của trẻ,

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

8

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

cần cung cấp đầy đủ vitamin. Nếu các nguồn thức ăn không đầy đủ các thành
phần này, có thể cho các vitamin dưới dạng chế phẩm tổng hợp hoặc thông
qua vitamin hóa thực phẩm. Hiện nay chúng ta có thể áp dụng mức nhu cầu
vitamin cho trẻ theo bảng sau:
Bảng 1: Nhu cầu khuyến nghị đối với các vitamin [5]
Loại vitamin
Tháng tuổi

A

B1

B2

PP


D

E

K

C

(mcg)

(mg)

(mg)

(mg)

(mcg)

(mg)

(mg)

(mg)

3–6

375

0,2


0,3

2

5

3

6

25

6 – 12

400

0,3

0,4

4

5

4

9

30


12 – 36

400

0,5

0,5

6

5

5

13

30

36 – 60

450

0,6

0,6

8

5


6

19

30

2.1.6. Vai trò và nhu cầu chất khoáng
Chất khoáng là một nhóm các chất không sinh năng lượng nhưng giữ
vai trò trong nhiều chức phận quan trọng đối với cơ thể như: tham gia quá
trình tạo hình, duy trì cân bằng kiềm toan, tham gia vào chức phận nội tiết,
điều hoà chuyển hoá nước trong cơ thể. Ngoài ra còn có nhiều chất khoáng
tham gia vào chức phận miễn dịch, đặc biệt như sắt, kẽm, đồng và selen...
Calci, phospho và magie là thành phần cấu tạo xương, răng. Khi thiếu calci
xương trở nên xốp, ở trẻ em làm xương mềm và bị biến dạng (còi xương).
Ngoài ra, calci còn tham gia điều hoà quá trình đông máu và giảm kích thích
thần kinh cơ. Phospho là thành phần của một số men quan trọng tham gia
chuyển hoá protid, glucid, lipid, hô hấp tế bào và mô, các chức phận của cơ
và thần kinh. Để đốt cháy các chất hữu cơ trong cơ thể, mọi phân tử hữu cơ
đều phải qua giai đoạn liên kết với phospho (ATP). Sắt cùng với protid tạo
huyết cầu tố, thiếu sắt sẽ gây thiếu máu. Iod giúp tuyến giáp hoạt động bình
thường, phòng bướu cổ và thiểu năng trí tuệ.

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

9

Khoa GDTH



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Các chất khoáng giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể đang phát triển.
Tuy nhiên, yêu cầu chung về chúng vẫn còn chưa đầy đủ. Hiện nay chúng ta
có thể áp dụng mức nhu cầu chất khoáng cho trẻ như trong bảng sau:
Bảng 2: Nhu cầu khuyến nghị đối với các chất khoáng [5]
Loại khoáng
Tháng tuổi

Calxi

P

Mg

Fe

I

Zn

Selen

(mg)

(mg)

(mg)


(mg)

(mcg)

(mg)

(mcg)

<6

300

90

36

0,93

90

2,8

6

6 – 12

400

275


54

12,4

90

4,1

10

12 – 36

500

460

65

7,7

90

4,1

17

36 – 60

600


500

76

8,4

90

5,1

22

2.2. Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi [3] [6][7][12][13]
2.2.1. Khái niệm và phương pháp phát hiện, đánh giá, phân loại suy dinh
dưỡng trẻ em.
2.2.1.1. Khái niệm
Suy dinh dưỡng là bệnh lý do cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi
chất dinh dưỡng.
Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác
nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và
vận động của trẻ.
2.2.1.2. Phát hiện, đánh giá, phân loại SDD trẻ em
Để phát hiện SDD trẻ em đơn giản nhất là dùng biểu đồ tăng trưởng
đánh giá cân nặng của trẻ theo độ tuổi. Biểu đồ tăng trưởng được đính kèm
trong sổ theo dõi sức khỏe trẻ em, cấp cho mỗi trẻ sau sinh và dùng đến 6 tuổi.
Trẻ sẽ được định kỳ cân đo tại các cơ sở y tế địa phương, ghi nhận cân nặng
vào biểu đồ và vẽ đường phát triển cân nặng theo tuổi. Trẻ được xem là có

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN


10

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

nguy cơ suy dinh dưỡng nếu đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng, đường phát
triển cân nặng theo tuổi đi theo hướng nằm ngang. Trẻ suy dinh dưỡng nếu
đường phát triển cân nặng theo tuổi nằm bên dưới đường chuẩn của biểu đồ.
Để đánh giá dinh dưỡng toàn diện cần có ít nhất 3 chỉ số:


Cân nặng theo tuổi (W/A).



Chiều cao theo tuổi (H/A).



Cân nặng theo chiều cao(W/H).

Cách nhận định kết quả: muốn nhận định các kết quả về nhân trắc,
cần phải chọn một quần thể tham chiếu để so sánh. Nhiều nghiên cứu ở Ấn
Độ và một số quốc gia nghèo khác đã cho thấy, sự phát triển của trẻ em (cả
cân nặng lẫn chiều cao) được nuôi dưỡng tốt thuộc tầng lớp trên ở các nước

đó không khác biệt nhiều so với các quốc gia phát triển. Do vậy, từ đầu những
năm 80, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị dùng 3 chỉ tiêu trên
(khoảng giới hạn từ -2SD đến +2SD) và quần thể tham khảo NCHS (National
Center for Health Statistics) của Hoa Kỳ để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ
em và ứng dụng cho chương trình giám sát suy dinh dưỡng toàn cầu.
Thang phân loại của WHO được sử dụng theo từng chỉ số như sau:
Cân nặng theo tuổi
Suy dinh dưỡng chia ra các mức độ sau:
Từ dưới -2SD đến -3SD: SDD độ 1.
Từ dưới -3SD đến -4SD: SDD độ 2.
Dưới -4SD: SDD độ 3.
Chiều cao theo tuổi
Từ dưới -2SD đến -3SD: SDD độ 1.
Dưới -3SD: SDD độ 2.
Cân nặng theo chiều cao
Cân nặng theo chiều cao thấp so với điểm ngưỡng là dưới -2SD.

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

11

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Sau hai thập kỷ áp dụng một số nhược điểm của quần thể NCHS Hoa
Kỳ đã bộc lộ: được xây dựng trên quần thể trẻ em Hoa Kỳ, đa số trẻ không

được nuôi bằng sữa mẹ mà nuôi bằng sữa công thức, do vậy cân nặng có phần
cao hơn, chiều cao có phần thấp hơn so với trẻ nuôi bằng sữa mẹ. Từ 1993,
WHO đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm lớn về tăng trưởng trên trẻ
em ở 6 nước có điều kiện phát triển và chủng tộc khác nhau (Braxin, Ghana,
Ấn Độ, Nauy, Oman và Hoa Kỳ). Kết luận cho thấy, trẻ em từ 0 đến 5 tuổi
được bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và ăn bổ sung hợp lý đều có đường
tăng trưởng tương tự nhau. Trên cơ sở đó, năm 2006, WHO đã công bố chuẩn
tăng trưởng mới cho trẻ em và khuyến nghị ứng dụng thống nhất toàn cầu,
vẫn sử dụng thang phân loại WHO (1981) ngưỡng phân loại không thay đổi.
Một số chỉ số nhân trắc khác cũng được dùng để phát hiện đánh giá suy
dinh dưỡng như số đo vòng đầu, vòng cánh tay... Nhưng thời gian sau này ít
được áp dụng do không cụ thể, chi tiết và không chính xác vì phải phụ thuộc
vào cách đo, kỹ năng thực hành...
2.2.2. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em
2.2.2.1. Suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới [7][12][13]
Tình trạng SDD ở trẻ em là một gánh nặng của thế giới, đặc biệt
nghiêm trọng ở các nước đang phát triển, gây ảnh hưởng không chỉ trong lĩnh
vực sức khỏe mà còn trong mọi lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội...
Theo báo cáo của UNICEF (Qũy Nhi đồng của Liên Hiệp Quốc) hiện
nay trên thế giới có khoảng 146 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được xem là thiếu cân
(một chỉ tiêu chính của định nghĩa "suy dinh dưỡng"), phần lớn tập trung ở
châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin; 178 triệu trẻ em bị thấp còi, chiếm tổng
số 32% trẻ em trên toàn thế giới; 19% trẻ em bị SDD thể nặng.[12]
Một dấu hiệu chỉ báo chính của suy dinh dưỡng mạn tính là còi cọc, khi
trẻ quá thấp so với tiêu chuẩn phát triển của nhóm tuổi mình. Theo số liệu

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

12


Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

năm 2010, trên toàn cầu có khoảng 171 triệu trẻ em bị còi cọc do không đủ
lương thực, chế độ ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất, thiếu chăm sóc y tế.
Do quá trình tăng trưởng bị chậm lại, não kém phát triển, nên những trẻ còi
cọc học kém hơn. Tỷ lệ trẻ thấp còi cao nhất ở Châu Phi và Châu Á, ở vùng
Trung Nam Á, tỉ lệ này lên tới 36% trong năm 2010.
Theo dõi diễn biến SDD thấp còi các vùng và lãnh thổ khác nhau
trên thế giới từ năm 1980 đến 2005 cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi đều giảm,
tuy nhiên châu Phi và châu Á vẫn là những vùng có tỷ lệ cao theo đánh giá
của WHO (châu Phi 33,8% và châu Á 29,9% vào năm 2005). Tỷ lệ thấp nhất
thuộc vùng châu Mỹ La tinh và Carribe, chỉ có khoảng gần 10% trẻ em dưới
5 tuổi bị SDD thấp còi.
2.2.2.2. SDD trẻ em tại Việt Nam [3]
SDD protein năng lượng ở trẻ em Việt Nam v ẫ n còn là một thách
thức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội.
Phân bố SDD không đồng đều ở các vùng khác nhau. Phân bố SDD không,
nhiều địa phương như khu vực miền núi, Tây nguyên, miền Trung tỷ lệ cao
hơn hẳn so với các vùng khác.
Tỷ lệ trẻ SDD tính chung trên toàn quốc đã giảm nhiều nếu tính từ
1985 (51,5%) đến 1995 (44,9%) mỗi năm giảm trung bình 0,66%.
Từ năm bắt đầu Kế hoạch Hành động Quốc gia về dinh dưỡng (1995),
chỉ sau 4 năm tỷ lệ SDD đã giảm xuống còn 36,7% (1999), trung bình mỗi
năm giảm 2%, là tốc độ được quốc tế công nhận là giảm nhanh. Như vậy, mỗi
năm đã đưa khoảng gần 200 ngàn trẻ dưới 5 tuổi thoát khỏi SDD

Năm 2000, theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê, tỷ lệ SDD trẻ
em còn 33,1%. Có thể nói thành tựu giảm nhanh tỷ lệ SDD trẻ em trong 5
năm đó rất đáng ghi nhận. SDD nặng đã giảm hẳn (0,8%) và SDD ở nước ta
hiện nay chủ yếu là thể nhẹ và thể vừa.

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

13

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Năm 2010, tỷ lệ SDD trẻ em nước ta là 17,5%; 20/63 tỉnh, thành có mức
SDD trẻ em trên 20% (xếp ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới).
Như vậy nếu đối chiếu với mục tiêu của Chiến lược quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2001 – 2010 là giảm tỷ lệ SDD trẻ em (W/A thấp) xuống
dưới 20% vào năm 2010 thì chúng ta đã đạt mục tiêu này. Thách thức hiện
nay của chúng ta là giảm tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi (H/A thấp). Kết quả tổng
điều tra toàn quốc cho thấy tỷ lệ trẻ thấp còi năm 1985 là 59,7%, năm 1990 là
56,5%, năm 1994 là 46,9% và 2010 là 29,3%. Thực tế cho thấy cải thiện
chiều cao khó hơn nhiều so với cải thiện cân nặng. Các giải pháp để giảm
SDD thấp còi – nguyên nhân chính làm hạn chế tầm vóc chiều cao người Việt
Nam đã được coi là mục tiêu ưu tiên trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng
giai đoạn 2011 – 2020.
Số liệu thống kê cho thấy dù tỉ lệ SDD trẻ em có xu hướng giảm, nhưng
Việt Nam vẫn nằm trong số các nước có tỉ lệ trẻ em SDD cao nhất thế giới.

Mặt khác một điều đáng lo ngại là tốc độ giảm trung bình hàng năm đang
chậm lại. Có thể nói còn nhiều thách thức để chúng ta có thể đạt mục tiêu của
Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng trong những năm tới về vấn đề giảm tỷ lệ
SDD trẻ em.
2.2.3. Nguyên nhân SDD [7]
Năm 1998, UNICEF đã phát triển mô hình nguyên nhân SDD. Mô
hình nguyên nhân của SDD cho thấy, SDD là do tác động của nhiều yếu tố,
có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề y tế, lương thực – thực phẩm và thực
hành chăm sóc trẻ tại hộ gia đình. Mô hình chỉ ra các nguyên nhân ở các
cấp độ khác nhau: nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân
sâu xa và các yếu tố ở cấp độ này ảnh hưởng đến cấp độ khác.
Nguyên nhân trực tiếp phải kể đến là thiếu ăn về số lượng hoặc chất
lượng (tình trạng nghèo đói) và mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ em trước tuổi
học đường là đối tượng bị SDD cao nhất bởi vì cơ thể ở giai này phát triển

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

14

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao và nhiều lí do khác nhau chúng không được
ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Sữa mẹ và thức ăn bổ sung đóng vai trò quan trọng đối với thời gian
bị suy dinh dưỡng và thể loại SDD. Khi cho ăn bổ sung muộn, như ở một số

nước châu Phi, các trường hợp SDD nặng xảy ta vào năm tuổi thứ hai, thứ ba
hoặc thứ tư và thường là thể Kwashiorkor. Thể Marasmus lại hay xảy ra vào
trước 6 tháng tuổi, đối với những trẻ không được bú sữa mẹ hoặc cho ăn bổ
sung quá sớm. Ở các vùng thành phố, Marasmus lại có liên quan đến việc bú
chai, nhất là số lượng sữa không đủ, đôi khi do cả các nguyên nhân sử dụng
núm vú cao su, các đầu mút không hợp vệ sinh. Cho trẻ ăn thức ăn đặc quá
muộn và số lượng không đủ, năng lượng và protid trong khẩu phần thấp cũng
dẫn tới thể SDD này.
Nhiễm khuẩn dễ đưa đến SDD do rối loạn tiêu hóa, và ngược lại suy
dinh dưỡng dễ dẫn tới nhiễm khuẩn do đề kháng giảm. Do đó, tỷ lệ SDD có
thể dao động theo mùa và thường cao trong các mùa mà bệnh nhiễm khuẩn
lưu hành ở mức cao (tiêu chảy, viêm hô hấp, sốt rét…).
Nguyên nhân sâu xa (tiềm tàng): do sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc
bà mẹ, trẻ em, kiến thức của người chăm sóc trẻ, yếu tố chăm sóc của gia đình,
các vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở không đảm bảo,
mất vệ sinh. Tỷ lệ SDD ở trẻ có mối quan hệ mật thiết với trình độ giáo dục và
tình trạng SDD mạn tính của người mẹ. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi
những người phụ nữ có học thức cao hơn thì thường được chăm sóc dinh
dưỡng tốt hơn. Những phụ nữ bị thiếu năng lượng trường diễn hoặc chiều cao
thấp thường dễ đẻ con nhỏ yếu, cân nặng sơ sinh thấp.
Nguyên nhân gốc rễ (cơ bản) của SDD là tình trạng đói nghèo,
lạc hậu về các mặt phát triển nói chung, bao gồm cả mất bình đẳng về
kinh tế.

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

15

Khoa GDTH



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

2.2.4. Nguy cơ của SDD [7]
SDD ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển trí tuệ, hành vi khả năng học hành
của trẻ, khả năng lao động đến tuổi trưởng thành. SDD trẻ em thường để lại
những hậu quả nặng nề. Gần đây, nhiều bằng chứng cho thấy SDD ở giai
đoạn sớm, nhất là trong thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi thời kỳ của
đời người. Hậu quả của thiếu dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ.
Tác giả Baker nêu ra một thuyết mới về nguồn gốc bào thai của một số
bệnh mạn tính. Theo ông, các bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển
hóa ở người trưởng thành có thể có nguồn gốc từ SDD bào thai. Chính vì thế,
phòng chống SDD bào thai hoặc trong những năm đầu tiên sau khi ra đời có
một ý nghĩa rất quan trọng trong dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời.
SDD có thể dẫn tới các nguy cơ sau:
- Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi: Theo Tổ chức Y tế Thế giới,
54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có liên
quan đến thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nhẹ.
- Tăng các nguy cơ bệnh lý: Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy... SDD
dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm
cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng
ngày càng trở nên nặng nề hơn.
- Chậm phát triển thể chất: Ảnh hưởng trên tầm vóc. Thiếu dinh
dưỡng là nguyên nhân trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm
phát triển, bao gồm của cả hệ cơ xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh
dưỡng diễn ra sớm như SDD trong giai đoạn bào thai và giai đoạn sớm trước
khi trẻ được 2 tuổi. Nếu tình trạng SDD kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều
cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn. Chiều cao của trẻ được quy

định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiện cần thiết để trẻ đạt tối
đa tiềm năng di truyền của mình.

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

16

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

- Chậm phát triển tâm thần: SDD ảnh hưởng đến sự phát triển bình
thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng
thường là thiếu đồng bộ nhiều chất trong đó có những chất tối cần thiết cho sự
phát triển não và trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA,
Taurine... Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao
tiếp xã hội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.
- Nguy cơ về mặt xã hội :
Tầm vóc của dân tộc sẽ chậm tăng trưởng nếu tình trạng SDD không
được cải thiện qua nhiều thế hệ.
Khả năng lao động về thể lực cũng như về trí lực của những người
SDD trong quá khứ hay trong hiện tại đều không thể đạt đến mức tối ưu, là
một sự lãng phí vô cùng lớn với những nước đang phát triển có nhu cầu về
nguồn nhân lực rất cao.
Nguồn nhân lực trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tầm vóc và thể
lực của các lớp thanh thiếu niên liên quan đến sức khỏe sinh sản.
2.2.5. Các biện pháp phòng chống SDD [7]

Hiện nay công tác phòng chống SDD trẻ em đã trở thành một hoạt động
dinh dưỡng quan trọng ở nước ta. Phương châm dự phòng là chủ đạo tức là
thực hiện chăm sóc sớm, chăm sóc mọi đứa trẻ và tập trung ưu tiên vào giai
đoạn hai năm đầu tiên. Các biện pháp phòng chống SDD bao gồm:


Thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ có thai, nuôi

con bú
- Quản lý tốt thai nghén và chăm sóc bà mẹ sau đẻ.
- Thực hiện tư vấn, giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai.
- Cho bà mẹ uống viên sắt/axit folic đầy đủ để phòng chống thiếu máu,
uống vitamin A liều cao ngay sau đẻ.
- Cải thiện bữa ăn gia đình và bữa ăn của bà mẹ có thai, cho con bú.

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

17

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ

Cho con bú càng sớm càng tốt ngay từ 30 phút đầu sau khi sinh, cho trẻ

bú theo nhu cầu, cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, thời gian cho trẻ
bú ít nhất là 12 tháng, tốt nhất là 18 – 24 tháng.


Thực hiện ăn bổ sung hợp lý

Cho trẻ ăn bổ sung bắt đầu từ tháng thứ 7. Thức ăn bổ sung cần có đậm
độ năng lượng thích hợp. Cần tăng đậm độ năng lượng bằng cách cho thêm
dầu mỡ. Thức ăn bổ sung cần có độ keo đặc thích hợp cho trẻ, cần chuyển
thức ăn từ dạng lỏng sang dạng đặc. Thức ăn bổ sung cần cân đối các chất
dinh dưỡng, đủ các nhóm thức ăn, đảm bảo đủ ô vuông thức ăn và lấy sữa mẹ
làm trung tâm đảm bảo cho chế độ ăn của trẻ đủ chất dinh dưỡng.


Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau đẻ

Trẻ em 6 – 36 tháng tuổi cần được bổ sung vitamin A liều cao 2 lần/1
năm. Các bà mẹ sau đẻ cần được uống 1 liều vitamin A 200.000 IU trong
vòng 1 tháng sau khi sinh.


Thực hiện nuôi dưỡng tốt khi trẻ bị bệnh

Các bệnh nhiễm khuẩn nhất là tiêu chảy và viêm đường hô hấp khá phổ
biến và là nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy cần kết
hợp với các hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ ốm cả về y tế và nuôi dưỡng.
Cần thay đổi những quan niệm không phù hợp như kiêng mỡ, kiêng rau xanh
khi trẻ bị tiêu chảy.
Đây là một điểm quan trọng. Trẻ cần được giữ sạch sẽ, rửa chân tay,
tắm rửa thường xuyên. Cần đảm bảo vệ sinh trong chế biến thức ăn và cho trẻ

ăn. Định kì tẩy giun cho trẻ theo chỉ định của y tế.


Tổ chức giáo dục, tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và tại gia đình,

theo dõi biểu đồ phát triển.
Công tác giáo dục và tư vấn dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

18

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

trong thay đổi hành vi nuôi dưỡng của các bà mẹ. Công tác này đòi hỏi sự
kiên trì và đúng phương pháp. Các can thiệp chỉ có hiệu quả bền vững nếu có
sự kết hợp với giáo dục và tư vấn dinh dưỡng.
Một trong những công cụ của giáo dục dinh dưỡng là theo dõi biểu đồ
phát triển. Mặt khác, không như các bệnh nhiễu khuẩn khác, SDD ở trẻ em
tiến triển quanh co khúc khuỷu, đến khi nhận thấy thường là giai đoạn muộn.
Do đó, vấn đề quan trọng là nhận biết sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Biểu đồ phát triển còn là công cụ như trên. Theo dõi cân nặng định kỳ của
đứa trẻ hàng tháng, đứa trẻ tăng cân đó là biểu hiện bình thường, cân đứng
yên là biểu hiện đe dọa, nếu xuống cân là biểu hiện nguy hiểm.
Theo dõi và sử dụng biều đồ phát triển là công việc tự giác và có ý thức

của bà mẹ chứ không phải là hoạt động chuyên môn kỹ thuật riêng của cơ
quan y tế. Trong phòng chống SDD, vai trò người mẹ là trung tâm, biểu đồ
phát triển giúp họ đánh giá đúng đắn tình hình sức khỏe của cọn họ.
2.2.6. Tổng hợp một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và các yếu
tố liên quan
Tác giả Dương Văn Đạt và cộng sự cho biết tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ
hoàn toàn là rất cao tại tuần thứ nhất (83,6%) nhưng cũng giảm nhanh chóng
vào tuần 16 với 43,6% trường hợp và đến tuần thứ 24 thì chỉ còn lại 2 bà
mẹ. Các yếu tố như trình độ văn hóa mẹ, quyết định của mẹ trong việc cho
con bú, cảm giác của bà mẹ khi cho con bú trước người khác, nghề nghiệp
của bố, thói quen nuôi dưỡng của bố và có đủ lượng sữa là những yếu tố có
ảnh hưởng đến thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. [dt12]
Tác giả Lê Thị Hợp và cộng sự tiến hành nghiên cứu về việc cho ăn
bổ sung sớm có liên quan đến sự kém phát triển của trẻ em Việt Nam
không? Kết quả cho thấy mặc dù 87,1% bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ trong
ít nhất một năm nhưng chỉ có 4,3% trẻ được nuôi sữa mẹ hoàn toàn trong 4

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

19

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

tháng đầu. Tác giả cũng nhận thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ không hoàn
toàn và trẻ cai sữa sớm sẽ lớn chậm hơn những trẻ được nuôi bằng sữa

mẹ hoàn toàn. [4 ]
Các nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương được thực hiện tại huyện
Cẩm Thủy, Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa và huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng
Trị năm 2007 và 2008 cho thấy tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm trong nửa giờ
đầu sau khi sinh là khá cao (gần 90%). Tuy nhiên tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn
toàn đến 4 tháng ở Cẩm Thủy là 23,0%; Lang Chánh là 17,8% và Hải Lăng
là 28,5% và đến 6 tháng là 19,0%; 8,6% và 18,3%. Trong số trẻ đã được ăn
bổ sung có 28,1%; 53,7% và 31,9% số trẻ tương ứng tại ba địa phương
được cho ăn bổ sung sớm trước 4 tháng tuổi. Có mối liên quan giữa SDD
và trình độ học vấn của mẹ, và tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp trong hai tuần
qua. [4]
Nghiên cứu của Vũ Phương Hà và cộng sự tại hai huyện Hướng
Hóa và Đăk Rông của tỉnh Quảng trị trong năm 2010 cho thấy: tỷ lệ SDD của
trẻ khu vực nghiên cứu là rất cao so với tỷ lệ SDD chung toàn quốc. Tỷ lệ
SDD cao ở cả 3 chỉ số, trong đó SDD thể nhẹ cân là 42,1% (W/A), thể thấp
còi 48,2% (H/A) và thể gầy còm 13,9% (W/H). Kiến thức của bà mẹ về
nuôi con bú và ăn bổ sung còn nhiều hạn chế. Có tới 27,0% bà mẹ không
biết cho bú lần đầu vào thời gian nào và bú hoàn toàn trong mấy tháng là
phù hợp. Chỉ có 46,8% bà mẹ cho rằng nên cho bú hoàn toàn đến 6 tháng.
Trên 50% các bà mẹ cho rằng phải cho con ăn bổ sung trước 6 tháng hoặc
không biết nên bắt đầu cho ăn vào thời điểm nào. [3]

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

20

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Trẻ dưới 5 tuổi (từ 1- < 60 tháng tuổi) cư trú tại xã Ngọc Thanh, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi (mẹ của những trẻ là đối tượng nghiên cứu)
đang có mặt trên địa bàn tại thời điểm nghiên cứu.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi tại xã Ngọc Thanh
3.2.2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em
tại xã Ngọc Thanh
- Mối liên hệ SDD trẻ em < 5 tuổi và đặc điểm cơ bản của bà mẹ, hộ gia
đình.
- Kiến thức nuôi con của người mẹ.
- Thực hành nuôi con của người mẹ.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập thông tin
3.3.1.1. Đo các chỉ số nhân trắc của trẻ
Đối với trẻ < 2 tuổi kết hợp cùng các cộng tác viên tiến hành cân đo tại
trạm y tế.
Đối với trẻ từ 2 - < 5 tuổi tiến hành cân đo tại trường mầm non.
o

Đo chiều dài nằm đối với trẻ < 2 tuổi

Để thước trên mặt phẳng nằm ngang. Đặt trẻ nằm ngửa, một người giữ
đầu để mắt trẻ nhìn thẳng lên trần nhà, mảnh gỗ chỉ số không của thước áp sát

đỉnh đầu. Một người ấn thẳng đầu gối trẻ và đưa mảnh gỗ ngang thứ hai áp sát
gót bàn chân. Đọc kết quả và ghi số cm với một số lẻ.

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

21

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp
o

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Đo chiều cao đứng của trẻ >= 2 tuổi.

- Dụng cụ: thước gỗ.
- Thao tác: trẻ bỏ dép đứng quay lưng vảo thước mắt nhìn thẳng sao
cho chẩm, vai, mông, gót chân cùng chạm vào mặt phẳng có thước. Người đo
kéo eke nhẹ theo phương thẳng đứng, khi chạm sát đỉnh đầu đối tượng thì đọc
kết quả theo đơn vị là cm với 1 số thập phân.
o

Cân trẻ

- Dụng cụ: sử dụng cân Nhơn Hòa của chương trình dinh dưỡng Quốc
gia (độ chính xác 100g).
- Vị trí đặt cân: nơi bằng phẳng, thuận tiện để cân.
- Chỉnh cân: chỉnh cân về số 0 trước khi cân, kiểm tra độ nhạy của

cân. Thường xuyên kiểm tra độ chính xác của cân sau 10 lượt cân.
- Kỹ thuật cân:
+ Trẻ mặc quần áo tối thiểu, bỏ giày dép, mũ nón và các vật nặng trên
người.
+ Người cân trẻ ngồi đối diện chính giữa mặt cân, khi cân thặng bằng
đọc kết quả cân theo đơn vị là kg với 1 số thập phân.
Đối với trẻ nhỏ chưa tự ngồi để cân được: một người bế trẻ cân sau đó
trừ cân nặng của người bế để có cân nặng của trẻ.
3.3.1.2. Sử dụng bộ phiếu phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp bà mẹ của các trẻ
đã được cân đo. Mục đích thu thập thông tin về đặc điểm chung của đối
tượng nghiên cứu và các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

22

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Ngọc Thanh, thị
xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc [11]
Ngọc Thanh là một xã thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ranh
giới xã Ngọc Thanh về phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp
với huyện Sóc Sơn, phía Tây giáp với huyện Bình xuyên, phía Nam giáp với
thị trấn Xuân Hòa.

Diện tích: 773268 ha.
Trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 3.387,1 mẫu. Trong đó
cây lương thực tập trung chủ yếu vào lúa, ngô, sắn và khoai lang. Tổng lương
thực cả năm đạt 4.536,40 tấn. Bình quân lương thực đầu người cả năm đạt
383 kg. Ngoài ra, xã còn trồng các loại cây nông sản, cây công nghiệp như:
cây lạc, rau đậu các loại, cây chè….
Chăn nuôi, phát huy lợi thế của đất rừng và đồng cỏ địa phương đã tập
trung vào chăn nuôi đại gia súc chủ yếu là bò nái sinh sản, bò lấy thịt duy trì
được tổng đàn trâu bò 3.881 con. Công tác trồng rừng và bảo vệ rừng được
nhân dân trong xã tích cực, chủ động trồng và chăm sóc. Ngọc Thanh có khu
du lịch Đại Lải thu hút khá nhiều khách du lịch. Tuy vậy phần lớn các dịch vụ
mang lại lợi nhuận cao ở khu du lịch không phải do người dân địa phương
đầu tư khai thác, dân địa phương chỉ tham gia vào các dịch vụ nhỏ lẻ nguồn
thu không đáng kể.
Dân cư ở Ngọc Thanh có một bộ phận nhỏ là cán bộ công nhân viên
(CBCNV) làm việc ở các cơ quan, nhà máy đóng trên địa bàn phường Xuân
Hòa; một số hộ tham gia các dịch vụ phục vụ ở khu du lịch Đại Lải. Còn lại
phần lớn người dân ở Ngọc Thanh sống bằng nghề nông, sản xuất trồng trọt
và chăn nuôi nhỏ lẻ, lạc hậu, đồng bào dân tộc thiểu số đông (Sán Dìu) . Số

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

23

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


hộ nghèo ở xã Ngọc Thanh là 227 hộ chiếm 10,03% số hộ dân toàn xã. Tổng
thu nhập kinh tế từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, dịch vụ đạt
83.694.227.000 đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 7.744.375
đồng/người/năm, so với kế hoạch đạt 106%, tăng 10% so với cùng kì năm
trước. Tuy nhiên so với thu nhập bình quân theo đầu người của tỉnh Vĩnh
Phúc (42,9 triệu đồng/người/năm) thì thu nhập bình quân theo đầu người của
xã Ngọc Thanh chỉ xấp xỉ 1/6 thấp hơn rất nhiều. Vĩnh Phúc xếp Ngọc Thanh
là một trong các xã nghèo, vùng sâu, xa của tỉnh.
Về giáo dục Mầm non, Ngọc Thanh có 2 trường: Trường Mầm non
Ngọc Thanh A và Trường Mầm non Ngọc Thanh B. Với 389 trẻ mẫu giáo, 98
trẻ nhà trẻ. Do địa bàn xã có diện tích đất tự nhiên rộng địa hình phức tạp nên
còn có nhiều điểm trường mầm non trực thuộc 2 trường mầm non trên được
đặt tại các xóm. Nhưng đến nay hầu hết các điểm trường mầm non trong xã
đều tổ chức ăn bán trú cho trẻ. Vì vậy phần lớn thời gian trong ngày trẻ được
học tập, vui chơi, ăn ngủ tại trường. Về công tác y tế xã đã duy trì tốt chế độ
khám chữa bệnh cho nhân dân, thực hiện tốt các trương trình về y tế. Thực
hiện tiêm ngừa phòng bệnh và tiến hành cân đo định kì cho trẻ.
4.2. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi tại xã Ngọc Thanh
SDD hiện v ẫ n còn là một thách thức đối với sức khỏe cộng đồng và
phát triển kinh tế xã hội. Tỷ lệ SDD phân bố không đồng đều giữa các vùng
có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau. Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng và
UNICEFF [12] tỉnh Vĩnh Phúc có tỷ lệ trẻ < 5 tuổi SDD thể nhẹ cân (W/A
thấp) là 19,3% cao hơn tỷ lệ chung toàn quốc 1,8%, đối với SDD thấp còi
(H/A thấp) và gầy còm (W/H thấp) lần lượt là 27,9% và 6,8% thấp hơn so với
toàn quốc là 1,6% và 0,3%.
Tuy nhiên kết quả này chưa phản ánh được thực trạng tại các xã vùng
sâu vùng xa (với nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của người

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN


24

Khoa GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

dân khác với mặt bằng chung của tỉnh) như xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên.
Vì vậy chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu về tình hình SDD trẻ < 5 tuổi ở xã
Ngọc Thanh.
Đối với trẻ < 2 tuổi chúng tôi thực hiện việc cân đo tại trạm y tế nơi trẻ
được đưa tới để tiêm phòng, uống vitamin... Công việc được thực hiện có sự
phối hợp của các cộng tác viên y tế thôn bản. Đối với trẻ > 2 tuổi chúng tôi
tiến hành cân đo tại các điểm trường mầm non. Cân đo tiến hành theo các
phương pháp thường quy. Số trẻ chúng tôi thực hiện cân đo là 186 trẻ.
Số liệu thu được chúng tôi so sánh với chuẩn tăng trưởng trẻ em do
WHO công bố năm 2006 và khuyến nghị ứng dụng thống nhất toàn cầu.
Thang phân loại và ngưỡng phân loại theo khuyến cáo của WHO. Ngoài theo
dõi tỷ lệ trẻ SDD chung chúng tôi còn theo dõi tình trạng SDD phân bố theo
nhóm tuổi của trẻ. Kết quả thu được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi

Số mẫu

W/A thấp


H/A thấp

W/H thấp

< 12 tháng tuổi

42

2(4,8%)

2(4,8%)

1(2,4%)

12 - < 24 tháng

34

6 (17,6%)

10(29,4%)

3(8,8%)

24 - < 36 tháng

28

10 (36,0%)


12(42,9%)

3(10,7%)

36 - < 48 tháng

50

16 (32%)

22 (44%)

4(8,0%)

48 - < 60 tháng

32

8 (25%)

13 (40,6%)

4(12,5%)

Chung

186

42 (22,6%)


59(31,7%)

15(8,1%)

Số liệu ở bảng 1 cho thấy: ở Ngọc Thanh tỷ lệ trẻ < 5 tuổi SDD thể nhẹ
cân, thấp còi, gầy còm là: 22,6%; 31,7% và 8,1% cao hơn so với tỷ lệ SDD
các thể này của trẻ < 5 tuổi tỉnh Vĩnh Phúc lần lượt là: 3,3%; 3,8% và 1,3%.

Lê Thị Hải Anh K34 GDMN

25

Khoa GDTH


×