1. Trình bày khả năng tự làm sạch của môi trường đất
Đó là khả năng tự điều tiết trong hoạt động của môi trường thông qua một
số cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào nhằm tự làm trong
sạch (self purification), để loại trừ và biến chất độc thành không độc.
Đối với MTĐ, khả năng này cao hơn nhiều so với MT không khí và MT
nước.
Các nhà MT đều phải nắm vững vấn đề khả năng tự làm sạch để tính toán
xử lí ô nhiễm cũng như quản lí từng môi trường cụ thể. Bản chất của khả năng
tự làm sạch là tính đệm của dung dịch đất.
• Tính đệm của dung dịch đất:
- Phản ứng của dung dịch đất dường như không thay đổi dưới tác dụng của
-
những dung dịch bên ngoài, gọi là tính đệm của dung dịch đất.
Tính đệm của dung dịch là khả năng giữ cho pH ít thay đổi (hoặc không
thay đổi) khi tác động của các yếu tố hóa và sinh học làm tăng cường H+
và OH- trong đất.
• Những điều kiện cần thiết để khả năng tự làm sạch MTSTĐ phát huy
tác dụng:
- Số lượng và chất lượng các hạt keo trong đất.
- Đất nhiều mùn mà chủ yếu là mùn nhuyễn, giàu axit humic.
- Tình trạng hiện tại của MTĐ chưa bị ô nhiễm hoặc ít bị ô nhiễm thì khả năng
tự làm sạch cao.
- Sự thoát nước và giữ ẩm tốt.
- Cấu trúc đất tốt (dạng viên).
- VSV giàu về số lượng và chủng loại (ít VSV gây bệnh)
- Khả năng oxi hóa tốt, chưa bị nhiễm mặn, phèn hoặc lầy thụt, yếm khí.
- Các chất thải không quá lớn, thành phần không quá phức tạp.
Giới hạn của khả năng tự làm sạch phụ thuộc vào:
• Điều kiện môi trường.
• Tính đệm của đất.
• Khả năng hấp phụ.
•
•
•
•
•
Lượng VSV.
Hạt keo, số lượng và chủng loại keo.
Thành phần cơ giới đất.
Nồng độ chất gây ô nhiễm.
2. Thành phần cơ giới đất là gì. Trình bày một vài phương pháp xác định
thành phần cơ giới đất.
•
Thành phần cơ giới:
Thành phần cơ giới của đất là tỷ lệ phần trăm những nguyên tố cơ học có kích
thước khác nhau chứa trong đất ở tỷ lệ này hoặc khác.
Nhiều tính chất lý hóa học quan trọng của đất như: cấu trúc, tính thấm nước, khả
năng giữ nước, khả năng dâng nước, khả năng hấp phụ trao đổi ion, và dự trữ chất
dinh dưỡng phụ thuộc vào thành phần cơ giới.
Mỗi loại cây trồng thích ứng với khoảng nhất định của thành phần cơ giới và đạt
chất lượng sản phẩm cũng phụ thuộc vào nó.
•
Các hạt được phân định dựa theo đường kính (D) hạt như sau:
•
Cát:
2 mm > D > 0.02mm
•
Thịt: 0.02mm > D > 0.002mm
•
Sét:
0.002 mm > D
Phương pháp xác định thành phần cơ giới: (giải thích hk pít làm :p)
Xác định nhanh thành phần cơ giới ngoài đồng ruộng.
Phương pháp rây.
Phương pháp phân tích thành phần cơ giới trong môi trường lỏng (phương
•
pháp pipet).
Áp dụng bảng tam giác để tìm thành phần đất, đọc thành phần cơ giới của
đất:
3. Trình bày tỉ trọng, dung trọng, độ xốp của đất.
• Tỷ trọng: là trọng lượng của các thành phần rắn trong một đơn vị thể tích
đất khi các hạt đất gắn khít với nhau, không còn khe hở. Tỷ trọng trung
bình của đất là 2,6.
Tỷ trọng thể rắn của đất
Là tỷ số khối lượng thể rắn của đất với khối lượng của nước
-
có cùng một thể tích ở 4oC.
d - Tỷ trọng thể rắn của đất
P - Khối lượng thể rắn của đất (không có những lổ nhỏ).
P1 - Khối lượng của nước cùng thể tích ở 4oC.
Tên gọi
Tỷ trọng
•
Chất mùn
l,25 - l,80
•
Thạch cao
2,30 - 2,35
•
Thạch anh
2,65
•
Kaolimit
2,60 - 2,65
•
Microclin
2,54 - 2,57
•
Đolomit
2,80 – 2,90
•
Limonit
3,80 - 3,95
-
Dung trọng: là trọng lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái tự
nhiên.
Dung trọng của đất (Tỷ trọng xương)
- Là tỷ số khối lượng đất khô (kể cả những lỗ hổng) với khối lượng của nước
cùng một thể tích ở 4oC.
- Dung trọng của đất còn gọi là khối lượng của l cm3 đất khô ở trạng thái tự nhiên.
- Phụ thuộc vào thành phần cơ giới và nham thạch của đất, độ hổng và số lượng
chất hữu cơ chứa trong nó.
- Sử dụng dung trọng của đất để tính độ hổng, trữ lượng các chất mùn,
nước ở trong đất.
- Độ xốp:
-
Độ xốp đất là tỉ lệ phần trăm khe hở trong đất so với thể tích đất,
thường ký hiệu bằng chữ P%.
-
Độ xốp đất phụ thuộc thành phần cơ giới và kết cấu đất: ở đất cát
khoảng 35 – 40%, ở đất sét 45 – 50%. Kết cấu đất càng tốt thì độ xốp
càng lớn -> thấm nước tốt, độ thoáng tăng.
Tiêu chuẩn đánh giá độ xốp:
P dưới 50% : đất chặt.
50 – 60% : trung bình.
60 – 70% : tơi xốp.
Trên 70% : đất lún.
Từ tỉ trọng d và dung trọng D có thể tích độ xốp theo công thức:
4. Trình bày độ chua hoạt tính, độ chua trao đổi, độ chua tiềm tàng.
Độ chua của đất (pH đất): pH đất phản ánh mức độ đất chua (acid) hay
kiềm. Tính kiềm hay acid của một dung dịch được xác định bởi nồng độ ion
hydrogen của nó. Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ pH được định nghĩa là “trừ
logarithm của nồng độ ion hydrogen”.
pH = - log [ H+ ]
-
Độ chua hoạt tính:
- Độ chua hoạt tính gây nên bởi ion H+ trong dung dịch đất.
- Hàm lượng ion H+ càng tăng thì đất càng chua. Chiết rút ion này ra
bằng nước cất. Nồng độ của nó rất thấp nên độ chua hoạt tính được
-
biểu thị bằng pHH2O
pH = -lg[H+].
Trong nước tinh khiết hay bất cứ một dung dịch nào có [H+] = [OH-] = 107
mol/l nghĩa là:
pH = -lg 10-7 = 7 thì có phản ứng trung tính.
pH > 7,0 :
dung dịch kiềm.
pH <. 7,0 :
dung dịch axit.
- Độ chua tiềm tàng:
- Độ chua tiềm tàng của đất là độ chua được đặc trưng bằng nồng độ tổng
số của axit và chất có tính axit tồn tại trong đất ở trạng thái phân ly cũng
-
như không phân ly.
Các ion H+ và Al3+ hấp phụ trên keo đất, khi bị đẩy vào dung dịch đất sẽ
gây nên phản ứng chua, ảnh hưởng đến cây trồng và vi sinh vật. Độ chua
này gọi là độ chua tiềm tàng. Độ chua tiềm tàng chia làm hai loại:
Độ chua trao đổi:
Là một dạng của độ chua tiềm tàng, gây nên do sự có mặt của ion H+ và Al3+
nằm trên bề mặt hấp phụ của keo đất. Độ chua này được thể hiện rõ khi đất bị tác
động bởi dung dịch muối trung tính (KCl). Lúc này cation của muối trung tính sẽ
đẩy H+ và A13+ vào dung dịch đất và làm xuất hiện một axit mạnh.
[KĐ]H+ + KCl → [KĐ]K+ + HCl
[KĐ]Al3+ + 3KCl → [KĐ]K+ + AlCl3
AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3HCl
Độ chua thủy phân (pHTp):
Là chỉ số biểu thị lượng lớn nhất của H+ và Al3+ trao đổi có ở trạng thái hấp phụ
trao đổi khi ta cho đất tác động với một muối thủy phân.
CH3COONa + H2O → NaOH + CH3COOH
NaOH là một bazơ mạnh, phân ly hoàn toàn trong dung dịch thành ion Na+ và OH-,
vì vậy dung dịch CH3COONa có phản ứng kiềm (pH - 8,2 - 8,5) và đó là điều kiện
để Na+ đẩy tất cả H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất vào dung dịch.
Ca2+
Na+
+ 3CH3COONa → [KĐ] Na+ + CH3COOH + Ca(CH3COO)2
[KĐ]
H+
Na+
5. Ảnh hưởng của phèn hoạt tính đối với sinh vật (động – thực vật), biện
pháp cải tạo.
• Ảnh hưởng của phèn hoạt động:
Đối với thực vật:
Đất phèn chua có độ pH thấp, tính độc của ion Al3+ lên các loài thực vật tăng
lên do nhôm hydroxide kết tủa, hình thành lớp màng nhầy phủ lên rễ cây, từ đó
làm giảm quá trình điều hoà áp suất thẩm thấu, trao đổi ion, giảm sự di
chuyển của oxy làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.
Thực vật phản ứng lại bằng cách gia tăng tần số hô hấp, dẫn đến tiêu tốn
nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng.
Khi pH thấp các ion kim loại ở dạng tan Fe2+, Al3+ tác dụng với photphat
(trong phân lân) tạo thành các hợp chất không tan, cây không hấp thu được làm
giảm năng suất cây trồng.
Nuôi trồng thuỷ sản:
Đất phèn có pH thấp, hàm lượng canxi trong nước không cao, ảnh hưởng lớn
đến sự tạo vỏ của tôm.
Đất phèn còn làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa tôm và môi trường
nước, ngăn cản sự thẩm thấu của ion Na+ và K+ từ bên ngoài vào cơ thể tôm, làm
tôm khó lột vỏ.
Đất phèn tạo ra môi trường axít ngăn cản quá trình hoạt hóa của các enzyme
trong cơ thể, làm tôm chậm lớn.
•
Biện pháp cải tạo:
- Giữ nước để ngăn ngừa sự oxy hóa các vật liệu chứa khoáng pyrite
trong đất phèn tiềm tàng.
-
Đối với đất phèn hoạt động, cần phải tiêu rửa chất độc ra bên ngoài
-
bằng các nguồn nước khác. Vấn đề này cần chú ý tới vùng hạ lưu.
Trong canh tác cây trồng cũng như việc nuôi trồng thủy sản, việc sử
dụng để trung hòa các axit trong đất và làm cố định các chất độc khác
trong đất tỏ ra hiệu quả đối với những vùng đất phèn nhẹ và phèn trung
bình. Việc kết hợp dùng vôi và tiêu rửa bằng nước ngọt sẽ đẩy nhanh
-
quá trình thiêu rửa độc chất trong đất.
Một số kỹ thuật như làm đất, lên danh sách để trồng các loại cây chịu
phèn cũng như được áp dụng ở vùng đất phèn Đồng Tháp Mười.
6. Phân loại đất mặn theo nguồn gốc có mấy loại?
Quá trình mặn hóa, nguồn gốc và đặc điểm:
Sự hình thành đất mặn là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: đá mẹ, địa hình
trũng không thoát nước, mực nước mặn nông, khí hậu khô hạn và sinh vật ưa
muối. Trong các yếu tố trên nước ngầm mặn là nguyên nhân trực tiếp làm cho
đất bị mặn.
Dựa vào nguồn gốc, đặc điểm tích lũy muối, người ta phân chia quá trình mặn
hóa làm 3 loại:
Quá trình mặn hóa do ảnh hưởng của nước biển
Quá trình này xảy ra ở miền nhiệt đới do ảnh hưởng của biển. Nước biển xâm
nhập vào nội đồng theo sông ngòi khi thủy triều lên cao, qua các trận mưa bão
vỡ đê biển hoặc vào mùa khô khi nước ngọt của các con sông có lưu lượng thấp
chảy ra biển, nước ngọt không đủ lực để đẩy nước biển khi thủy triều mạnh.
Nước mặn vũng có thể theo các mao mạch, đường nứt trong đất, đi qua các con
đê biển thấm sâu vào nội đồng.
Ở Việt Nam đất mặn có xấp xỉ 2 triệu ha, chiếm 6% diện tích tự nhiên. Thành
phần muối tan trong đất mặn nước ta giống thành phần muối tan của nước biển.
Phân bố: đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven biển…
Quá trình mặn hóa lục địa
Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, các loại muối khó tan vẫn còn lại trong
đất, chỉ những muối dễ tan như: NaCl, MgCl, NaCl 2…mới bị hòa tan, nhưng
cũng không được vận chuyển đi xa, tích tụ ở những địa hình trũng không thoát
nước dưới dạng nước ngầm. Do điều kiện khô hanh và mực nước ngầm cạn,
muối được di chuyển và tập trung lên lớp mặt do quá trình bốc hơi và thoát hơi
nước.
Các nguyên nhân gây nên mặn hóa lục địa là:
•
Dâng nước mao quản từ nước ngầm(nguyên nhân chính).
•
Do gió chuyển muối cùng với bụi từ biển và các hồ nước mặn.
•
Do giáng thủy rửa muối từ nơi có địa hình cao xuống thấp.
•
Do sự khoáng hóa xác thực vật ưa mặn trong chúng chứa nhiều muối.
•
Do tưới tiêu không hợp lý.
Quá trình mặn hóa thứ sinh
Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn lượng mưa rất thấp (200 – 500
mm/năm), nền nông nghiệp có tưới và cần tưới là phổ biến.
Nguyên nhân:
+ Do việc quản lý đất và dùng nguồn nước tưới bị nhiễm mặn,
nên tầng đất mặt bị nhiễm mặn.
+ Do tác động nhân sinh đã làm mặn hóa tầng đất mặn.
Phân bố của mặn hóa lục địa và mặn hóa thứ sinh: Ninh Thuận, Bình Thuận…
7. Ảnh hưởng của đất mặn đối với sinh vật (động – thực vật), biện pháp cải
-
tạo.
Thực vật:
Trong môi trường đất mặn, hàm lượng các muối NaCl, MgSO4, Na2SO4,
BaCl2 khá cao có thể gây ngộ độc cho cây trồng và một số loài động vật
-
không chịu được mặn.
Hầu hết cây trồng chỉ có thể chịu được nồng độ NaCl<4%. Ảnh hưởng xấu
của đất mặn đối với cây trồng , trước hết là do áp xuất thẩm thấu cao của
dung dịch đất mà áp suất này tỉ lệ thuận với nồng độ muối tan. Khi áp suất
thẩm thấu của dung dịch đất từ 10-12atm, cây trồng không sinh trưởng và
-
phát triển được, khi vượt qua 40atm, cây bị chết.
Sự có mặt của một lượng lớn các muối tan trong đất làm cho tính chất vật lý,
hóa học, vi sinh vật của đất trở nên xấu. Khi khô, đất nứt nẻ, cứng như đá.
Khi ướt đất dính dẻo, hạt đất trương mạnh bịt kín tất cả các khe hở, làm cho
-
đất trở nên bão hòa đất và hoàn toàn không thấm nước.
Các thành phần muối là độc chất trong đất làm cho đất có độ pH cao từ 7,5
đến 11-12 cây trồng không phát triển được.
Động vật:
Biện pháp cải tạo đất mặn:
Xây dựng hệ thống đê, cống ngăn mặn. Biện pháp này hiệu quả nhưng có thể tiêu
diệt hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.
Có thể cải tạo đất mặn thành đất trồng trọt theo các mức độ cải tạo sau:
- Trồng đồng cỏ chăn nuôi gia súc bằng các loại cỏ chịu mặn có giá trị làm thức
ăn gia súc.
- Biện pháp kỹ thuật canh tác: cày sâu không lật, xớt đất nhiều lần, cắt đứt mao
quản, làm cho muối không thể bốc lên mặt đất.
- Biện pháp trồng lúa nước, hoặc cậy chịu mặn giỏi như: cói, lác, rừng ngập mặn.
- Áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp: biện pháp thủy lợi, nông li, xây dựng hệ
thống cây trồng có khả năng chịu mặn,…
- Cải tạo đất bằng dòng điện : cho dòng điện một chiều vào trong đất, thu anion và
cation ở các cực.
- Sử dụng đất mặn để nuôi tôm - kết hợp trồng lúa theo đúng kỹ thuật.
8. Trình bày định nghĩa, các nguyên nhân gây nên sa mạc hoá.
Sa mạc hóa:
Sa mạc hóa là một quá trình làm tăng thêm các điều kiện môi trường giống sa
mạc ở những vùng khô cạn và bán khô cạn, do ảnh hưởng của con người và
những thay đổi về khí hậu thời tiết, làm cho các vùng đất này biến thành sa mạc.
Các nguyên nhân gây ra sa mạc hóa:
Nguyên nhân chủ yếu là kết quả của sự tác động qua lại giữa hạn hán xảy ra với
việc sử dụng tài nguyên môi trường đất không hợp lý.
Nguyên nhân tự nhiên:
• Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa tác động qua lại và không thể tách
rời, tạo nên những vùng khí hậu khô hanh, tạo tiền đề cho sự hình thành sa
mạc hoá.
• Xói mòn do gió làm mất tính năng SX của đất, ảnh hưởng đến thực vật bề
mặt.
• Sự di chuyển của các cồn cát (hiện tượng cát bay) do gió, sự di chuyển này
góp phần hình thành và mở rộng diện tích sa mạc hoá.
• Diễn biến khí hậu thất thường.
Ngoài ra do địa hình núi che chắn khuất gió (như hiện tượng gió Lào qua dãy
Trường Sơn gây khô nóng cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình sa mạc hóa một
vài nơi ở miền Trung nước ta).
Nguyên nhân do con người:
• Sức ép dân số trong việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, tàn
phá rừng làm mất lớp phủ thực cật và đất đai, đặc biệt vào những thời gian
•
•
•
•
•
•
•
9.
•
hạn hán, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sa mạc hoá ở nhiều nơi.
Canh tác không hợp lý trên đất dốc.
Do thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Đất bị mặn hóa do tưới tiêu không đúng kĩ thuật.
Đất bị thoái hóa do khai thác mỏ, làm trôi tầng đất mặt, lộ tầng đá.
Mở rộng, sử dụng đất đai không hợp lí.
Chăn thả quá mức trên các bãi cỏ, đốt rừng làm rẫy.
Kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu.
Trình bày hậu quả của sa mạc hoá, các giải pháp để ngăn ngừa.
Hậu quả:
Về mặt sinh thái:
Sa mạc hóa làm khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước trầm trọng, đất đai khô cằn
nên hệ sinh thái nghèo nàn, động vật thực vật phải thực sự thích nghi mới có
khả năng tồn tại ( như các loài xương rồng, cây bụi, cây gai,...). Sự nghèo
nàn về thực vật đã dẫn đến việc các loài động vật cũng ít dần.
• Đối với vùng đang bị sa mạc hóa đe dọa cũng đang mất dần tính đa dạng về
loài, tuyệt chủng hàng loạt các loài động vật đã từng sinh sống nơi đây do
không thích nghi với điều kiện khí hậu mới.
• Gây ra tình trạng bão cát bụi tác động xấu đến môi trường toàn cầu.
• Xói mòn đất
Chất lượng dòng chảy giảm sút, làm tăng nguy cơ lụt lội.
• Đất trở thành vô sinh
Làm suy giảm tính đàn hồi tự nhiên của đất đai và khả năng phục hồi độ phì
nhiêu.
Đất ngày một xấu đi, mất chức năng canh tác và chức năng giá đỡ cho động –
thực vật.
• Diện tích đất đai bị thu hẹp
Về mặt xã hội:
• Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống con người
• Gây thiếu nước trầm trọng, những nơi bị sa mạc hoá người dân phải đi thật
xa để lấy nước, nhưng vẫn không đủ nước để uống. Thiếu nước cũng kéo theo
bệnh tật lan rộng trong cộng đồng. Gia tăng các vấn đề về sức khoẻ như các
bệnh về đường hô hấp, dị ứng…
• Sa mạc hóa gây mất đi diện tích đất canh tác dù có canh tác được thì năng
suất cũng rất thấp gây thiếu hụt trầm trọng lương thực, thực phẩm; nhất là ở
các vùng có sa mạc như Châu Phi.
• Các tác dụng phụ của sa mạc hóa như lũ lụt, đất, nước, ô nhiễm không khí,
bão và nhiều thiên tai khác, tất cả đều có thể gây tử vong cho con người.
- Giải pháp:
• Công ước chống sa mạc hóa.
• Thành lập các vành đai xanh quanh các sa mạc
Đây là biện pháp rất có giá trị và được ứng dụng rộng rãi để ngăn cản sự mở
rộng của sa mạc. Có tác dụng trong việc chắn gió cát và sự lan rộng của sa mạc,
bảo vệ đất đai, giữ ẩm và chất dinh dưỡng cho đất, bảo vệ mùa màng, điều hòa
thời tiết…
• Kiểm soát bề mặt che phủ
Bảo vệ mặt đất khỏi sự tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết bất lợi, tránh
xói mòn, rửa trôi.
•
•
•
•
Tăng độ che phủ rừng, phủ xanh đồi trọc.
Trồng cây chắn gió ven biển, trữ nước trên đồi cát.
Quy hoạch và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Tăng cường các biện pháp giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là vấn đề cung cấp
nước ở các vùng hạn hán nghiêm trọng.
• Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong vấn đề chống sa mạc hóa.
• Ứng dụng những kĩ thuật hiện đại
Sử dụng ảnh vệ tinh trong việc theo dõi các yếu tố thời tiết, khí hậu -> tìm mối
quan hệ giữa các yếu tố đó với nạn sa mạc hóa.
Tuy nhiên, sẽ không có biện pháp nào hữu hiệu nếu như không kiểm soát tốt
những hành động của con người. Vì con người là một tác nhân quan trọng
tham gia vào việc tạo ra diện tích sa mạc.
10. Hãy nêu đặc điểm của môi trường đất bazan (sự hình thành, đặc điểm lý –
hoá tính).
Sự hình thành:
Hình thành từ nhiều loại đá mẹ khác nhau : bazan, điabaz, đá vôi.. gặp nhiều dạng
địa hình khác nhau: cao nguyên lượn sóng, dốc thoải, và dốc chia cắt mạnh. Quá trình
chính hình thành nên đất là tích lũy chất hữu cơ, mùn, rửa trôi, tích lũy tương đối Fe,
Al. Quá trình tích lũy sắt nhôm rất điển hình, các hợp chất sắt ở tầng A át cả màu đen
của mùn, làm cho đất có màu đỏ, đỏ nâu, nâu đỏ, nâu đỏ toàn phẫu diện. Tầng B tích
lũy sét.
Đặc điểm lý - hóa tính:
11. Quá trình hình thành và ứng dụng của than bùn.
Quá trình hình thành của than bùn:
Than bùn được hình thành do sự tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn dư thực
vật trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục.
Địa điểm:
Quá trình này diễn ra tại các vùng trũng ngập nước, là những vùng có năng suất
sinh học cao, điều kiện phát triển của thực vật rất thuận lợi.
Quá trình:
Nhưng các lớp thổ nhưỡng này luôn trong điều kiện yếm khí, sinh khối các loài cỏ
sống trên mặt nước tăng nhanh, quá trình phân giải xác thực vật lại xảy ra chậm và
không đạt tới giai đoạn vô cơ hoá dẫn đến tích luỹ hữu cơ.
Tích tụ:
Kết hợp với quá trình kiến tạo địa chất, quá trình bồi tụ, lắng đọng phù sa đã chôn
vùi kể cả cây thân gỗ, làm cho hữu cơ tích tụ thành các lớp và tạo thành than bùn.
Ứng dụng của than bùn:
Người ta sử dụng than bùn và đất than bùn chủ yếu để làm phân bón, làm nguyên
liệu phụ gia trong công nghiệp và một số mục đích khác.
•
Làm phân bón: sản xuất các sản phẩm phân vi sinh bằng cách cho thêm một số
hoạt chất sinh hóa vào đất than bùn, giúp cây trồng tăng trưởng, chống chua, mặn, rét
cho cây. Ngoài ra có thể được phơi khô, nghiền và đóng gói thành phân hữu cơ và bón
trực tiếp cho đất nhưng phải khử hết bitumic, một hợp chất khó phân giải có thể làm
•
•
giảm năng suất cây trồng.
Dùng làm nguyên liệu phụ gia trong công nghiệp:
Than bùn được chế biến thành sợi.
Nguyên liệu để đúc các tấm vật liệu cách điện (hoặc nhiệt) trong xây dựng.
Ngoài ra, than bùn còn được dùng vào các mục đích khác như:
Làm chất kích thích sinh trưởng
Làm chất đốt
Bảo tồn: đất than bùn là tài nguyên quý giá có tác dụng bảo vệ môi trường
không cho mặn xâm nhập, phèn nổi lên, điều hòa khí hậu, làm cho khí hậu luôn mát mẻ.
Hệ sinh thái than bùn rất phong phú và đa dạng.
12. Hãy nêu đặc điểm của môi trường đất mặn ven biển. (sự hình thành, đặc
điểm lý hoá)
Điều kiện hình thành:
Sự hình thành đất mặn là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: đá mẹ, địa hình trũng
không thoát nước, mực nước mặn nông, khí hậu khô hạn và sinh vật ưa muối.
Đặc điểm lý hoá tính:
Có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét từ 50% đến 60%, thấm nước kém. Khi ướt
thì dẻo, dính. Khi khô thì co lại, nứt nẻ, rắn chắc, khó làm đất.
pH đất trích bão hòa < 8,2
EC đất trích bão hòa > 4dS/m ở 250C
Không có mối tương quan giữa pH và SAR (lý tính)
Đất chứa nhiều muối tan dưới dạng NaCl, Na2SO4 nên áp suất thẩm thấu của
dung dịch đất lớn, ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng.
Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu.
Na+ chiếm ưu thế
Đất có thể chứa 1 lượng đáng kể Ca hòa tan dư. (hoá tính)
Hoạt động của vi sinh vật yếu. (sinh tính)
13. Anh chị hãy trình bày đề xuất sử dụng bền vững môi trường đất đồi núi ở
•
Việt Nam (Tây Nguyên và Đông Nam Bộ).
Các biện pháp bảo vệ đất đồi núi bao gồm:
Làm ruộng bậc thang: dọc theo đường đồng mức, xén vào sườn dốc, đào đắp đất
để lập các bậc thềm. Đào một kênh đồng mức ở dưới bờ dốc để giữ nước và để cho
thấm nước từ từ sâu vào đất giúp tăng độ ẩm cũng như tiêu thoát nước dễ dàng.
•
Trồng cây theo đường đồng mức, các hàng rào cây xanh làm ranh giới kết hợp
giữ đất.
•
Thực hiện biện pháp canh tác nông- lâm kết hợp: phía trên đỉnh dốc trồng các
cây lâm nghiệp như bồ đề, bạch đàn, keo tai tượng, những năm đầu có thể trồng xen
dứa, chè hoặc đỗ. Nương sườn đồi trồng lúa nương theo lối bậc thang, trồng xen các
bang cây gỗ và cây họ đậu. Vườn ở chân đồi trồng các cây ăn quà và cây công nghiệp.
•
Hạn chế tình trạng du canh, du cư (phá rừng làm rẫy).
•
Giao đất, giao rừng cho dân quản lý.
•
Ngoài ra còn sử dụng các mô hình như: mô hình vườn hộ, mô hình dùng các
khoảng rừng, mô hình canh tác đất đồi núi, mô hình hệ thống Taungya.
14. Hãy nêu sự khác nhau về đặc điểm của môi trường đất cát ven biển và
môi trường mặn ven biển ( sự hình thành, đặc điểm lý hoá tính)
Đất cát ven biển
Sự
hình
thành
Được hình thành qua 3 yếu tố:
Hiện tượng nâng cao bờ biển:
-Đồng bằng ven biển nhìn chung chỉ cao hơn
Đất mặn ven biển
- Sản phẩm bồi tụ của sông ngò
và của biển. Chịu ảnh hưởng củ
quá trình nhiễm mặn trực tiếp &
thường xuyên do thủy triều dân
mực nước biển từ 2-4m, nơi cao nhất không quá lên, tràn vào đất bị nhiễm mặn.
6m nhưng ở đâu cũng thấy hiện tượng phát triển Do nước mạch mặn theo mao
của bờ biển do những vận động nâng cao trước
quản leo lên các lớp mặt.
đây.
- Do quá trình phong hóa đá =>
-Hiện tượng nâng cao bờ biển là hiện tượng phổ muối hòa tan bị hòa tan di
biến, điều này chứng tỏ quá trình nâng cao khu chuyển tập trung ở những dạng
vực bờ biển Trung Bộ trước đây là một quá
điạ hình trũng không thoát nước
trình tạo nên nền của đồng bằng cát ven biển
-Sự hình thành đất mặn là kết
ngày nay.
quả tổng hợp của nhiều yếu tố:
Quá trình bồi tụ tạo lập:
Do địa hình, sự bồi lấp và sông ngòi vận chuyển
vật liệu và bồi tích.
Thổ nhưỡng và vỏ phong hóa:
-Đất cát biển phát triển trên đá mẹ căn bản là
cát SiO2 , cát ven biển có đặc điểm là mịn và
tròn do bị mài mòn trong quá trình bị lôi cuốn
lâu dài.
-Sông có vai trò trong quá trình bồi lắp qua các
giai đoạn khác nhau.
-Sinh vật có vai trò tích cực trong quá trình bồi
lấp miền bờ biển nhiệt đới.
-Càng xuống sâu cát càng thô và tỉ lệ cuội sỏi
càng lớn.
-Sự phân bố các lớp thổ nhưỡng đồng bằng ven
biển rất khác nhau về chi tiết.
-Con người có tác động mạnh làm cho tính chất
thành phần thổ nhưỡng của vùng đất ven biển
có những thay đổi nhất định.
-Đất cát biển cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ
của nền khí hậu tác động đến quá trình phong
hóa, rửa trôi, bào mòn và bồi tụ vùng đất cát
ven biển.
đá mẹ, địa hình trũng không
thoát nước, mực nước mặn nôn
khí hậu khô hạn và sinh vật ưa
muối.
•
Tính chất vật lý:
-Đất cát có thành phần cơ giới rất nhẹ, cơ bản là
rất cát (71-94%), hàm lượng sét thấp (10-15%)
-Dung lượng của đất cát biển 1.4-1.7g/cm3 , tỉ
trọng 2,6 -2,7, độ xốp thay đổi trong khoảng 3545%
điểm
lý hóa
tính
Đặc điểm vật lý:
- Có thành phần cơ giới nặng, tỉ
lệ sét từ 50% đến 60%, thấm
nước kém. Khi ướt thì dẻo, dính
Khi khô thì co lại, nứt nẻ, rắn
-Đất cát có mực nước ngầm cạn, thay đổi trong
chắc, khó làm đất.
-Đất chứa nhiều muối tan dưới
khoảng 50-180 cm.
dạng NaCl, Na2SO4 nên áp suất
-Sức dâng mao quản trong cát thường vào
thẩm thấu của dung dịch đất lớn
khoảng 65-75cm.
ảnh hưởng đến quá trình hút
•
Đặc
•
Tính chất hóa học:
nước và chất dinh dưỡng.
-Có hàm lượng sillic rất cao
-Đất cát biển rất nghèo mùn, nghèo lân
-Kali tổng số trong đất cát biển thuộc loại trung
•
Đặc tính hóa học
-pH đất trích bão hòa <8,2
bình trong khoảng 0.12-0.17, càng xuống sâu K
càng nhiều.
-Đạm tầng dưới giảm khá rõ so với tầng đất
-EC đất trích bão hòa > 4dS/m
250C
mặt.
-Không có mối tương quan giữ
-Độ chua của đất cát ven biển thay đổi, đất cát
pH và SAR
ngập nước có pH thấp.
•
Hoạt tính sinh học:
-Na+ chiếm ưu thế
-Hàm lượng vi sinh trong đất cát thấp hơn đất
-Đất có thể chứa 1 lượng đáng k
bạc màu
Ca hòa tan dư.
-Trong đó vi khuẩn chiếm chủ yếu.
-Có hàm lượng đạm khoáng nhất định.
-Đất có phản ứng trung tính hoặ
kiềm yếu.
-Hoạt động của vi sinh vật yếu.
15. Anh chị hãy trình bày đề xuất sử dụng bền vững môi trường đất phù sa
đồng bằng sông Cửu Long.
Định hướng sản xuất lương thực là một ngành then chốt để đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia và là cơ sở để CNH - HĐH đất nước.
Chăn nuôi heo, gà tập trung thành trang trại lớn để phòng dịch bệnh và hiệu quả
kinh tế cao hơn. Chăn bò, trâu thịt và sữa trên đồng cỏ, nuôi công nghiệp, nuôi chủ
động.
Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản: nuôi tôm càng xanh thuần và xen trong ruộng
lúa trên cơ sở sức chịu tải từng vùng.
Hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù sa trung tính thành đất phi nông
nghiệp vì loại đất này rất tốt cho trồng trọt và an ninh lương thực.
Bảo vệ rừng ngập mặn ven biển để giữ đất, chống lại quá trình xâm nhập mặn làm
giảm diện tích đất phù sa.
16. Hãy nêu đặc điểm môi trường đất phèn tứ giác Long Xuyên (sự hình
thành, đặc điểm lý hoá tính)
Đặc tính đất phèn tứ giác Long Xuyên
Đặc tính đất phèn tiềm tàng nội địa Tứ Giác Long Xuyên:
Xuất hiện các vùng trũng trên các ổ phèn, các ổ phèn này nằm xen giữa các cồn cát
khi biển lùa để lại các vịnh hở, có xu hướng những hình bán nguyệt quay lưng ra biển.
Các vùng trũng của tứ giác như : Tri-Tôn, Tám Ngàn, Kiên Lương, Hà-Tiên, nông
trường Thanh niên, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Nam Châu,... Thành thảm thực
vật cây cỏ tốt phẫu diện có 2 tầng chính : tầng mặt xám đen mùn dày, tầng dưới là Pyrit.
Mực nước ngầm nông hay có nước trên mặt, mùn nhiều.
Loại đất phèn tiềm tàng cận duyên:
Được phân bố thành một dải dài có chiều rộng chừng 7 – 10km từ chỗ cách Hà
Tiên 10 – 15km đến Vịnh Cây Dương. Tầng an toàn càng đi về phía vịnh Cây Dương
tầng này có xu hướng dày lên, an toàn hơn, do phù sa biển và sông được bồi nhiều hơn,
độ tiềm tàng ít lộ trên mặt đất. Trên các diện tích này biểu hiện thêm thực vật của rừng
thứ sinh : chà là, dừa nước, cỏ mồm, cỏ nước mặn.
Loại than bùn phèn tiềm tàng:
Đây là một đặc điểm khác với Đồng Tháp Mười, do sự phát triển đặc biệt, đã tạo
nên một tầng than bùn dày gần như khắp nơi của Tứ giác Long Xuyên. Phần lộ lên trên
mặt 0 – 50cm, dưới là Pyrit thì đó là than bùn phèn tiềm tàng. Toàn bộ diện tích áng
chừng đến 7000ha. Thực vật ở đây chủ yếu là rừng tràm hoặc cỏ mọc um tùm. Mạch
nước ngầm nông. Nước màu đen nhưng pH nước = 6.
Trong tầng than bùn lượng trên thế cao biểu hiện ở SO4-2 tổng số nhiều SO4-2
-
hòa tan ít, Al+3 cao và Mg+2 trao đổi thấp. Tỷ lệ hữu cơ cao. Đây là khả năng tích đọng
phèn do hấp thụ lớn của nó.
Trong tầng Pyrit xám xanh hay xám trắng lượng sắt 55 – 60% đã chứa lượng
-
phèn tiềm tàng khá lớn không kém tầng than bùn. SO4-2 tổng số cao Ca+2, Mg+2 thấp.
Loạt đất này biểu hiện quá trình khử còn chiếm ưu thế, và độ phèn tiềm tàng lớn,
Cl- ít (chỉ tầng dưới có tăng lên chút ít).
Than bùn:
Đặc điểm loại đất này là không mặn, không bị phèn hiện tại. Tầng dày trên 1,2m
toàn là xác hữu cơ bản phân giải, màu nâu hồng khi chưa tiếp xúc oxi và đen dần đến
đen thẫm khi khô. Trong vùng than bùn nước không bị phèn, nhưng ngoài vùng đó,
nước bị phèn hoặc mặn.
Do đặc tính của than bùn với hệ thấp thụ đặc biệt, dưới các dạng chelate mà số liệu
phân tích đất khô các độc chất tăng. Nhưng khi đất còn tươi hầu như không biểu hiện
của phèn.
Đất phèn nhiều (Phèn hoạt động)
Do quá trình canh tác và để khô nước, giống như ở Đồng Tháp Mười, ở đây cũng
xuất hiện loại phèn nhiều. Đặc trưng phẫu diện là có tầng Jarosite xuất hiện gần hoàn
thiện và gần mặt đất. Trong đất vẫn có lẫn nhiều xác bã sú vẹt. Thành phần cơ giới chủ
yếu là sét (60 – 70%).
Biểu hiện đặc tính của đất phèn nhiều đã ổn định và hàm lượng độc chất rất cao.
Xuất hiện vùng trũng cục bộ nên rất khó cải tạo.
Đất phèn ít và trung bình
Trong tầng phẫu diện loại phèn ít có xuất hiện Jarosite ở độ sâu khá sâu ổn định,
độc chất biến động ít và được phân bố ở vùng cao, đã được canh tác lâu.
Đặc tính hóa tính như sau:
pH tươi thường ở 4,2 – 5,2, N tương đối khá 0,2 – 0,3%; lân vẫn nghèo. Al+3 = 200
– 700ppm. Tuy vậy ở tầng Pyrite hàm lượng SO4-2 tổng số còn khá, tỷ lệ SO4- hòa
tan/SO4-2 tổng số dao động từ 0,5 – 0,8, nghĩa là lượng phèn ở tầng Pyrite còn có khả
năng tănng lên nữa, một khi tiếp xúc với oxy.
Đất phèn đang chuyển hóa
Do khai thác và hạ thấp mực nước ngầm nên các ổ phèn đã và đang chuyển hóa, tạo
nên loại đất phèn đang chuyển hóa.
Loại này phân bố hết sức phức tạp và xuất hiện gần như khắp nơi. Đặc biệt đáng
chú ý là khả năng dao động của độc chất đôi lúc còn hơn ở Đồng Tháp Mười về lượng
Al+3 và Fe+2.
CỦA THẦY:
Phèn tiềm tàng nội địa: pH >=5
-
Khi biển tiến, nước biển dâng lên ngập đất, sulfat + ocid sắt, trong điều
kiện yếm khí hình thành phèn tiềm tàng (khoáng pirit).
-
Xuất hiện ở các vùng trũng trên các ổ phèn, nằm xen kẽ các cồn cát khi
biển lùi.
-
Phân bố: Tri Tôn, Tám Ngàn, Kiên Lương, Hà tiên nông trường thanh
niên, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Nam Châu Thành…
-
Đào kênh, khai thác đất phủ bề mặt: oxy sẽ oxy hóa pirit thành jarosit
(phèn hoạt động).
Môi trường đất phèn hoạt động:
− Kết quả oxy hóa phèn tiềm tàng (pyrite bị oxy hóa thành jarosite
(KFe3(SO4)2(OH)6) khi có oxy) → những đốm màu vàng rơm.
− Nằm gần mặt đất (50-60cm), nhiều xác bã thực vật (sú, vẹt)
− Thành phần cơ giới chủ yếu là sét (60-70%)
− Đất nổi váng trắng/nước trong/thực vật mọc lổm chổm → phèn nhôm
(KAl3(SO4)2(OH)6)
− Đất/nước nổi váng đỏ thì là phèn sắt (KFe3(SO4)2(OH)6)
17. Anh chị hãy trình bày đề xuất sử dụng bền vững môi trường đất bazan ở
Việt Nam (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ)
Đưa ra các chế tài ngăn cấm đốt, phá rừng: nếu đốt thì phải gom lại một chỗ và đốt
cuối mùa khô trước mùa mưa.
Bón phân cho đất: bón phân lân cho đất tập trung quanh gốc và bón theo từng thời
kì tuổi. Cần bón tor bếp, tor cây tre, những cây lấy củi để tăng hàm lượng Na+ và K+
trong đất.
Tăng mạch nước ngầm: cần tính toán và nghiên cứu kỹ để đắp các con đập chắn
nước.
Trồng xen: trồng xen một hàng dứa Victoria hay cỏ stylo, cỏ mật vào lô cao su để
làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và góp phần bảo vệ đất.
Tăng lượng phân hữu cơ, giảm phân hóa học
Thủy lợi cần đáp ứng hợp lý
Mạnh dạn nhập giống mới
18. Hãy nêu sự khác nhau về đặc điểm của môi trường đất bazan và môi
trường đất phù sa cổ ( sự hình thành, đặc điểm lý - hoá tính).
Tài nguyên đất bazan
Tài nguyên đất phù sa cổ(đất xám)
Sự hình
Hình thành từ nhiều loại đá
Phù sa cổ nói chung là bồi tích trong
thành
mẹ khác nhau : bazan, điabaz, lòng sông cổ. Đất phù sa ở vùng tiếp xúc
đá vôi.. gặp nhiều dạng địa
giữa các thềm phù sa cổ thấp và cánh
hình khác nhau: cao nguyên
đồng ngập lũ được bồi tụ phù sa mới,
lượn sóng, dốc thoải, và dốc
dày hay mỏng phủ lên nền phù sa cổ.
chia cắt mạnh. Quá trình
Các loại đất hình thành thường là loại
chính hình thành nên đất là
đất phù sa có tầng loang lổ hay có tầng
tích lũy chất hữu cơ, mùn, rửa gây hoá, hay có nơi là đất phèn.
trôi, tích lũy tương đối Fe, Al.
Quá trình tích lũy sắt nhôm
rất điển hình, các hợp chất sắt
ở tầng A át cả màu đen của
mùn, làm cho đất có màu đỏ,
Đất xám trên phù sa cổ thành phần cơ
giới nhẹ, địa hình cao, phân bố trên các
địa hình đồi thoải, dễ thoát nước, có màu
xám đặc trưng.
đỏ nâu, nâu đỏ, nâu đỏ toàn
Đất xám trên phù sa cổ địa hình thấp: có
phẫu diện. Tầng B tích lũy
tầng sét loang lổ, rất dày chạy suốt phẫu
sét.
diện từ 30-150cm, kết von cứng chiếm
tỷ lệ nhỏ còn lại là kết von dễ bóp vụn
khi ẩm.
Đất xám đọng mùn gley: là đất xám trên
phù sa cổ, phân bố ở vùng có địa hình
thấp, đọng nước, có quá trình tích đọng
hữu cơ tầng mặt.
Đặc
Lý tính: đất thường màu đỏ,
điểm lý
nâu, tím, vàng.
hóa tính
Tầng đất tương đối dày, tp cơ
Vật lý:
Thành phần khóang sét
-
giới nặng, kết cấu đất tốt, tươi
xốp.
Keolinit là khoáng sét chủ yếu
Khả năng hấp thụ trao đổi cation kém
Độ bền: rất thấp và khác nhau do loại
hình canh tác.
Hạt kết tương đối bền, thoát
Dung trọng:
nước nhanh, thường bị khô hạn
- Đất có cấu trúc kém, dễ bị chặt.
Hoá tính: khoáng nguyên sinh
ít, chủ yếu là khoáng thứ sinh.
-Dung trọng biến thiên 1.44g/cm31.53g/cm3
Khả năng giữ nước: rất kém do thành
Đất chua độ no bazo thấp, khả
phần cơ giới nhẹ
năng hấp thụ không cao,
Hóa học:
khoáng sét chủ yếu là kaolimit.
-
Mùn giàu chủ yếu là acit fulvic.
Đạm giàu, lân khá, kali trung
bình
Đất chua
pH: 4.5-5
Khả năng trao đổi cation thấp
Quá trình khoáng hóa rất mãnh liệt
Quá trình mùn hóa diễn ra chậm
Quá trình xói mòn luôn xảy ra ở đất
triền đồi
19. Anh chị hãy trình bày đề xuất sử dụng bền vững môi trường đất phèn.
Muốn sử dụng đất phèn hợp lý phải căn cứ vào từng loại đất ở tầng vùng để đưa ra
phương pháp cải tạo thích hợp.
•
Chế độ nước là một vấn đề quan trọng.
Chế độ nước ngầm, chất lượng nước ngầm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
hình thành, phát triển, sử dụng và cải tạo đất phèn.
Việc duy trì mực nước ngầm trong đất phèn đối với từng loại đất phèn là khác
nhau và là công việc rất cần thiết trong việc cải tạo và sử dụng đất phèn.
Trong quá trình nghiên cứu sử dụng cải tạo đất phèn, chúng ta cần quan tâm
nghiên cứu kỹ về chế độ và chất lượng nước ngầm, nếu có điều kiện khống chế mực
•
o
o
o
o
o
•
nước ngầm thì tác dụng cải tạo đất và sử dụng đất phèn sẽ tốt.
Phòng chống ô nhiễm đất:
Biện pháp:
Làm sạch cơ bản.
Khử trùng CTR, rác thải gia đình, nước thải.
Tập trung và thải bỏ.
Điều khiển kiểm soát chế độ nước ở vùng đất phèn.
Chú ý chế độ nước mặn.
Hạn chế các độc chất trong đất phèn:
Thông thường bón vôi làm giảm độ phèn (độc chất), tăng lượng VSV, tăng độ
pH, còn có tác dụng thay đổi năng suất cây trồng. Tuy nhiên nếu bón vôi không thì tác
dụng không rõ rệt, vì vậy cần bón thêm đạm và lân.
Dùng nước hợp lý để cải tạo đất, chống các chất tạo nên đất phèn như: Fe, Al,
SO4 , đặc biệt là pirite và jarosite.
•
Tận dụng các cơn mưa:
Chế độ mưa ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của các độc chất, đặc biệt là
những trận mưa đầu mùa. Nếu những trận mưa đầu màu với lượng lớn hoặc mưa liên
tiếp thì các độc tố đều giảm, vì phèn bị rửa trôi, đất canh tác có thể gieo trồng.
•
Trồng cây chịu phèn:
Việc trồng lúa tưới ngập và trồng các cây phân xanh họ đậu đều làm giảm các
độc tố trong đất phèn, ngoài ra còn có tác dụng làm giảm nhiệt độ mật đất, hạn chế sự
bốc phèn từ dưới tầng sâu lên tầng mặt.
•
Thực tiễn khai thác, sử dụng đất phèn:
Thế giới: cày xáo trộn lớp đất phèn với lớp đất chứa canxi, bón vôi. Đào mương
tiêu nước và lấy cát đào phủ dày lên mặt đất, bỏ hóa 2 năm cho mưa rửa sau đó bón vôi.
Việt Nam: kinh nghiệm lên liếp, kinh nghiệm dùng nước lũ, lợi dụng mưa rửa
phèn, lợi dụng triều lấy nước rửa phèn tầng mặt.
20. Hãy nêu sự khác nhau về đặc điểm của môi trường đất phù sa cổ và môi
trường đất cát ven biển ( sự hình thành, đặc điểm lý-hoá tính).
Tài nguyên đất phù sa cổ
Sự
Phù sa cổ nói chung là bồi Được hình thành qua 3 yếu tố:
hình
tích trong lòng sông cổ. Đất
thàn
phù sa ở vùng tiếp xúc giữa
h
Tài nguyên đất cát ven biển
Hiện tượng nâng cao bờ biển:
các thềm phù sa cổ thấp và -Đồng bằng ven biển nhìn chung chỉ
cánh đồng ngập lũ được bồi cao hơn mực nước biển từ 2-4m, nơi
tụ phù sa mới, dày hay mỏng cao nhất không quá 6m nhưng ở đâu
phủ lên nền phù sa cổ. Các cũng thấy hiện tượng phát triển của
loại đất hình thành thường là bờ biển do những vận động nâng cao
loại đất phù sa có tầng loang trước đây.
lổ hay có tầng glây hoá, hay -Hiện tượng nâng cao bờ biển là hiện
có nơi là đất phèn.
tượng phổ biến, điều này chứng tỏ
Đất xám trên phù sa cổ thành quá trình nâng cao khu vực bờ biển
phần cơ giới nhẹ, địa hình Trung Bộ trước đây là một quá trình
cao, phân bố trên các địa hình tạo nên nền của đồng bằng cát ven
đồi thoải, dễ thoát nước, có biển ngày nay.
màu xám đặc trưng.
Quá trình bồi tụ tạo lập:
Đất xám trên phù sa cổ địa Do địa hình, sự bồi lấp và sông ngòi
hình thấp: có tầng sét loang vận chuyển vật liệu và bồi tích.
lổ, rất dày chạy suốt phẫu
diện từ 30-150cm, kết von
Thổ nhưỡng và vỏ phong hóa
cứng chiếm tỷ lệ nhỏ còn lại -Đất cát biển phát triển trên đá mẹ
là kết von dễ bóp vụn khi ẩm
Đất xám đọng mùn gley: là
đất xám trên phù sa cổ, phân
bố ở vùng có địa hình thấp,
căn bản là cát SiO2 , cát ven biển có
đặc điểm là mịn và tròn do bị mài
mòn trong quá trình bị lôi cuốn lâu
dài.
đọng nước, có quá trình tích -Sông có vai trò trong quá trình bồi
đọng hữu cơ tầng mặt
lấp qua các giai đoạn khác nhau.
-Sinh vật có vai trò tích cực trong
quá trình bồi lấp miền bờ biển nhiệt
đới.
-Càng xuống sâu cát càng thô và tỉ lệ
cuội sỏi càng lớn.
-Sự phân bố các lớp thổ nhưỡng đồng
bằng ven biển rất khác nhau về chi
tiết.
-Con người có tác động mạnh làm
cho tính chất thành phần thổ nhưỡng
của vùng đất ven biển có những thay
đổi nhất định.
-Đất cát biển cũng chịu sự chi phối
mạnh mẽ của nền khí hậu tác động
đến quá trình phong hóa, rửa trôi,
bòn mòn và bồi tụ vùng đất cát ven
biển.
Đặc
Vật lý:
điểm
Thành phần khóang sét
•
Tính chất vật lý:
-Đất cát có thành phần cơ giới rất
lý
-
hóa
yếu
lượng sét thấp (10-15%)
- Khả năng hấp thụ trao đổi
-Dung lượng của đất cát biển 1.4cation kém
1.7g/cm3 , tỉ trọng 2,6 -2,7, độ xốp
Độ bền: rất thấp và khác
thay đổi trong khoảng 35-45%
nhau do loại hình canh tác
-Đất cát có mực nước ngầm cạn, thay
Dung trọng
đổi trong khoảng 50-180 cm
- Đất có cấu trúc kém, dễ bị
-Sức dâng mao quản trong cát thường
chặt.
vào khoảng 65-75cm
-Dung trọng biến thiên
tính
Keolinit là khoáng sét chủ nhẹ, cơ bản là rất cát (71-94%), hàm
1.44g/cm3- 1.53g/cm3
•
Tính chất hóa học:
Khả năng giữ nước: rất kém -Có hàm lượng sillic rất cao
do thành phần cơ giới nhẹ
-Đất cát biển rất nghèo mùn, nghèo
Hóa học:
lân
-
Đất chua
-Kali tổng số trong đất cát biển thuộc
pH: 4.5-5
loại trung bình trong khoảng 0.12Khả năng trao đổi cation
0.17, càng xuống sâu K càng nhiều
thấp
Quá trình khoáng hóa rất -Đạm tầng dưới giảm khá rõ so tầng
mãnh liệt
đất mặt
Quá trình mùn hóa diễn ra
-Độ chua của đất cát ven biển thay
chậm
đổi, đất cát ngập nước có pH thấp
Quá trình xói mòn luôn
• Hoạt tính sinh học:
xảy ra ở đất triền đồi
-Hàm lượng vi sinh trong đất cát thấp
hơn đất bạc màu.
-Trong đó vi khuẩn chiếm chủ yếu.
-Có hàm lượng đạm khoáng nhất
định.