Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Trung tâm công nghệ thông tin trực thuộc tập đoàn điện lực việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.01 KB, 30 trang )

Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

CHƯƠNG I
TÌM HIỂU CHUNG VỀ TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN EVN.IT
Những thông tin chung về Trung tâm
 Tên Trung tâm : Trung tâm Công Nghệ Thông Tin trực thuộc Tập Đoàn Điện

Lực Việt Nam
 Tên giao dịch : Information Technology Centre of EVN
 Tên viết tắt : EVN.IT
 Trụ sở chính : 16 Lê Đại Hành , quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội
 Giám Đốc Trung tâm : Ông Phạm Dương Minh
 Phòng vận hành Miền Nam : Tầng 7 – Toà nhà số 383 Đường Bến Chương

Dương , phường Cầu Kho - Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh
 Tổ vận hành Miền Trung : đặt tại Đà Nẵng
 Tổ vận hành và máy tính chủ của Trung tâm đặt tại cơ quan Tập Đoàn Điện

Lực Việt Nam - tầng 3 – Toà nhà Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam .
Địa chỉ : 18 Trần Nguyên Hãn - Quận Hoàn Kiếm , Hà Nội.
1. Lịch sử hình thành và phát triển
 Năm 1981: Trung tâm máy tính trực thuộc công ty Điện Lực 1.
 Năm 1995: Trung tâm nghiên cứu Khoa học Công nghệ Môi trường và Máy

tính trực thuộc Tổng công ty Điện Lực Việt nam.
 Năm 2002: Bộ phận Nghiên cứu Khoa học Công nghệ Môi trường được tách

ra khỏi Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Công nghệ Môi Trường và Máy
tính và đổi tên thành Trung tâm Công Nghệ Thông Tin.


 Năm 2004: Thành lập Chi nhánh Trung tâm Công Nghệ Thông Tin tại Thành

Phố Hồ Chí Minh.
 Năm 2009: Sáp nhập vào Công ty Thông tin Viễn thông Điện Lực.
 Năm 2010: Trung tâm Internet sáp nhập vào Trung tâm Công nghệ thông tin.
 Tháng 12 năm 2011: Sáp nhập vào Tập đoàn Viễn Thông Quân đội (Viettel)

.
 Tháng 8 năm 2012 : Trung tâm Công nghệ Thông tin được thành lập lại trực

thuộc Tập đoàn Điện Lực Việt Nam trên cơ sở tiếp nhận lại toàn bộ Trung
1


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

tâm CNTT – Công ty Viễn thông điện lực (cũ) từ Tập đoàn Viễn thông Quân
đội (viettel).
2. Cơ cấu tổ chức ,mục tiêu, chức năng nhiệm vụ chính của Trung tâm
a. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hiện nay bao gồm : Ban lãnh đạo và 13 bộ phận
chức năng ( xem sơ đồ dưới đây)
Phòng Tổ chức - Hành Chính
Phòng Kế Hoạch
Phòng Tài Chính - Kế Toán
Phòng Kỹ Thuật
Phòng Điều Hành

Phòng Kinh doanh
Phòng Quản lý chất lượng
Phòng Giải pháp quản trị doanh nghiệp
Phòng Giải pháp quản lý kinh doanh Điện
Phòng Thị trường Điện, đo đếm và tự động hóa
Phòng Vận hành Miền Nam
Tổ Vận hành Miền Trung
Dự án tiếp nhận công nghệ ERP

Ban giám đốc

2


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành Chính - Trung tâm Công Nghệ thông tin EVN.IT)

Ban lãnh đạo gồm có:
 Giám đốc : Phạm Dương Minh
 Phó giám đốc: Nguyễn Minh Khiêm
 Trợ lý giám đốc : Đinh Duy Tâm
b. Mục tiêu, chức năng và nhhiệm vụ của Trung tâm
 Mục tiêu
 Xây dựng EVN.IT thành đơn vị có tầm cỡ Quốc gia , một thương hiệu mạnh

được đánh giá cao về mọi mặt.
 Tạo niềm tin và không ngừng nâng cao vị thế của EVN.IT đối với cơ quan


Nhà nước , các đối tác và khách hàng “Đến với EVN.IT nghĩa là luôn tìm
thấy sự tin cậy , thoả mãn và thành công”.
 Cung cấp sản phẩm CNTT chất lượng cao với giá cạnh tranh , nhiều chính

sách ưu đãi và dịch vụ tốt nhất.
 Phát triển đội ngũ quản lý, nhân vên có năng lực , đạo đức , tinh thần đồng đội.
 Ứng dụng thành công công nghệ tiên tiến trong việc phát triển các sản phẩm

CNTT đạt chất lượng cao làm thoả mãn khách hàng một cách cao nhất.
 Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm
 Xây dựng , triển khai và quản lý các hệ thống phần mềm phục vụ SXKD Điện.
 Nghiên cứu, xây dựng chiến lược , kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT trong

EVN.
 Tham gia hoạt động quản lý CNTT toàn nghành : Quy hoạch, định hướng

công nghệ , định hướng dịch vụ CNTT trong tập đoàn.
3


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

 Thiết lập hệ thống hạ tầng CNTT: Tư vấn , thiết kế , xây dựng nâng cấp các

giải pháp hạ tầng CNTT.
 Quản lý kỹ thuật , vận hành hệ thống hạ tầng CNTT.
 Tổ chức vận hành 24/7 các hệ thống hạ tầng CNTT, bao gồm : mạng LAN


của văn phòng EVN , mạng WAN của EVN , máy chủ EVN, thiết bị mạng,
hệ thống CSDL.
 Hỗ trợ các đơn vị và người dùng.
 Tổ chức vận hành các hệ thống đo đếm phục vụ thị trường Điện , Hệ thống

đo đếm giao nhận điện năng chung cho EVN , hệ thống WAN phục vụ thị
trường Điện.
 Xây dựng hệ thống đọc công tơ điện tử cho EVN.
 Tham gia các hệ thống tự động hoá của nhà máy.
 Tham gia hệ thống SCADA, mini SCADA của nhà máy, trạm điện.
 Quản lý , vận hành , xử lý hệ thống thoại nội bộ nghành Điện.
 Thiết lập , quản lý , vận hành hệ thống mạng truyền dẫn.

3. Quy chế, nội quy lao động ở EVN.IT
 Đối tượng áp dụng :

Nội quy được áp dụng cho tất cả cán bộ , công nhân viên chức ( CB, CNVC –
LĐ) làm việc tại Trung tâm ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của Trung tâm theo
các loại hợp đồng lao động , kể cả người lao động thử việc, học nghề.
 Phạm vi áp dụng: Toàn Trung tâm
 Nội dung chi tiết:


Thời gian làm việc và nghỉ ngơi:

 Sáng từ 8h00 đến 12h , chiều từ 1h đến 5h.
 CB, CNVC – LĐ được nghỉ 2 ngày vào thứ 7 , Chủ nhật hàng tuần. Trường

hợp đặc biệt phải làm việc vào ngày nghỉ thì được nghỉ bù vào ngày khác

trong tuần.
 CB, CNVC – LĐ nghỉ phép từ 1 – 2 ngày phải có đơn xin phép được Trưởng

phòng và Trưởng phòng Tổ Chức Hành Chính đồng ý ; Nghỉ phép 3 ngày trở

4


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

lên phải được Giám Đốc đồng ý . Trường hợp nghỉ đột xuất phải gọi điện
thoại xin phép cấp quản lý trực tiếp .
 Hàng năm , CB, CNVC – LĐ được nghỉ 9 ngày hưởng nguyên lương : Tết

Dương Lịch (1 ngày), tết Âm lịch (4 ngày), 10/3 (âm lịch), 30/4, 1/5, 2/9 .
Nếu trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được bù vào ngày tiếp theo.


An ninh trật tự, an toàn và vệ sinh lao động:

 Không được thực hiện các hành vi đánh bạc , tàng trữ - buôn bán - sử dụng

ma tuý , đem chất nổ, chất độc vào nơi làm việc , uống bia rượu hoặc đưa
người không có nhiệm vụ vào nơi làm việc .
 Giữ gìn vệ sinh nơi làm việc , tuân thủ quy định về trang phục và đeo thẻ

nhân viên trong giờ làm.



Bảo vệ tài sản , bí mật Công nghệ SXKD:

 Không tự ý cung cấp tài liệu cơ quan cho bên ngoài , không mang tài liệu

mật , các tài liệu cần bảo quản khi chưa được sự cho phép của người lãnh
đạo trực tiếp .
 Có trách nhiệm giữ gìn tài sản , tài liệu được lãnh đạo phân công quản lý.

CHƯƠNG II
CƠ CẤU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
1. Cơ cấu nội bộ phòng Tổ chức – Hành chính:
Phòng tổ chức hành chính hiện tại của Trung tâm có 21 người , trong đó Ban
lãnh đạo và điều hành phòng gồm có:

Ông Nguyễn Tuấn Linh
Chức vụ :Trưởng phòng

Nhiệm vụ : Tham mưu cho Ban giám đốc, trực tiếp điều hành
các mảng công việc, phụ trách chung và chỉ đạo toàn diện các
hoạt động của phòng; trực tiếp phụ trách các mảng công tác:
1- Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý
2- Công tác nhân sự
3- Công tác tuyển dụng
4- Công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ
5- Công tác thuyên chuyển, thôi việc, kỷ luật cán bộ

5



Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung
Nhiệm vụ: Tham mưu cho Trưởng phòng, Ban giám đốc
Trung tâm, trưc tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về các
mảng công việc:
1- Công tác hành chính – quản trị

Ông Lê Thành Trung
Chức vụ :Phó Trưởng phòng

2- Công tác văn thư, lưu trữ
3- Công tác bảo vệ an ninh, trật tự; công tác quốc phòng, bảo
hộ; an toàn lao động
4- Công tác lễ tân
5- Mua sắp trang thiết bị công cụ, dụng cụ; trang thiết bị
công nghệ thông tin (trong phạm vị phòng được phân cấp)
6- Các công tác khác theo phân công của Trưởng phòng
Nhiệm vụ :Tham mưu cho Trưởng phòng, Ban giám đốc
Trung tâm, trưc tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về các
mảng công việc:
1- Công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách

Bà Lê Thị Kim Ngọc
Chức vụ :Phó Trưởng phòng

2- Công tác thi đua, tuyên truyền
3- Công tác pháp chế
4- Công tác tuyển dụng (theo phân công nhiệm vụ cụ thể của
Trưởng phòng)

5- Công tác đào tạo
6- Công tác y tế, chăm lo sức khỏe, đời sống CBCNV
7- Các công tác khác theo phân công của Trưởng phòng.

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành Chính - Trung tâm Công Nghệ thông tin EVN.IT)

2. Chức năng và nhiệm vụ của phòng Tổ chức – Hành chính
2.1. Chức năng
 Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Trung tâm trong các lĩnh vực công tác:

Tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, quản lý
công tác lao động tiền lương – BHXH, thực hiện các chế độ chính sách đối
với người lao động, thi đua, khen thưởng, thanh tra, pháp chế.
 Phụ trách công tác Hành chính - Lễ tân - Quản trị - Văn thư lưu trữ - Bảo vệ

an ninh trật tự, an ninh quốc phòng, phòng chống bão lụt, thiên tai, phòng
cháy chữa cháy, an toàn bảo hộ lao động - đảm bảo điều kiện làm việc, thực
hiện công tác y tế chăm lo đời sống, sức khoẻ cho người lao động trong
Trung tâm
6


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

 Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Trung tâm trong công tác tổng hợp, theo

dõi và đôn đốc các phòng, ban thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2. Nhiệm vụ

2.2.1. Về công tác tổ chức:
-

Nghiên cứu và xây dựng các phương án sắp xếp tổ chức, hoàn thiện hệ thống
tổ chức quản lý của Trung tâm phù hợp với tình hình SXKD từng thời kỳ
(thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách, ...).

-

Tổ chức thực hiện việc thành lập, giải thể các Hội đồng, Ban, Đoàn công tác
và Tổ công tác của Trung tâm.

-

Nghiên cứu, xây dựng hệ thống các quy định, quy trình, quy chế phù hợp với
mô hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm trong từng thời kỳ.

-

Phối hợp với các phòng ban chức năng liên quan tham gia xây dựng các quy
chế, quy định khác phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp.

-

Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh và các thủ tục khác nhằm đảm bảo
hoạt động của Trung tâm.

2.2.2. Công tác nhân sự:
- Tổ chức thực hiện việc quản lý, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ theo quy định.
- Công tác tuyển dụng lao động:

o

Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, chương trình tuyển dụng từng đợt và tổ
chức thực hiện theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo.

- Quản lý đội ngũ CBCNV của Trung tâm:
o

Cập nhật, thống kê, quản lý hồ sơ nhân sự.

o

Theo dõi, ký kết và quản lý Hợp đồng lao động.

o

Thực hiện công tác điều động, luân chuyển lao động.

o

Đánh giá, phân tích tình hình chất lượng, số lượng lao động, lập báo cáo định
kỳ hoặc đột xuất.

o

Quản lý chế độ nghỉ phép, nghỉ không lương, nghỉ việc của người lao động.
Theo dõi, đôn đốc các phòng ban chức năng hoàn thành chức năng,

-


nhiệm vụ theo quy định. Qua đó đề xuất những vấn đề cấn chấn chỉnh, kịp thời
khen thưởng, kỷ luật cá nhân và tập thể làm tốt hoặc vi phạm.
7


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

2.2.3. Về công tác đào tạo:
-

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuât, chuyên môn
nghiệp vụ (ngắn, trung, dài hạn); tổ chức thực hiện đào tạo theo kế hoạch và theo
dõi, đánh giá kết quả đào tạo.
- Quản lý công tác đào tạo, hồ sơ đào tạo theo phân cấp;

2.2.4. Về công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách:
-

Xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương hàng năm để Giám đốc trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-

Thực hiện công tác xếp lương, nâng bậc lương cho người lao động theo qui định
của Nhà nước và Công ty.

-


Nghiên cứu xây dựng các hình thức và phương thức trả lương, thưởng, các hình
thức khuyến khích vật chất nhằm thực hiện tốt nguyên tắc phân phối tiền lương,
thưởng theo hiệu quả công việc và khuyến khích tăng năng suất lao động.

-

Thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp … và các chính sách khác theo quy định hiện hành của Nhà nước và
Công ty.

-

Phối hợp thực hiện công tác đời sống, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao
động.
2.2.5. Công tác thi đua, tuyên truyền.
Phổ biến những chủ trương chính sách mới của Đảng, Nhà nước, Công ty và

-

Trung tâm có liên quan mật thiết đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm
cho toàn thể CBCNV Trung tâm.
Phối hợp với Công đoàn xây dựng các tiêu chuẩn chấm điểm thi đua, các quy

-

định/hướng dẫn; tổ chức phát động phong trào thi đua khen thưởng.
Ban hành các Quyết định khen thưởng, kỷ luật.

-


2.2.6. Công tác pháp chế
-

Tư vấn các vấn đề pháp lý cho Ban lãnh đạo và các đơn vị trực thuộc Trung tâm
trong các hoạt động tổ chức, thực hiện kinh doanh đúng pháp luật.

-

Cập nhật thường xuyên chính sách, chế độ, quy định liên quan của nhà nước, Công
ty.
8


Báo cáo thử việc
-

Trịnh Thị Hồng Nhung

Là đầu mối trong việc quản lý các văn bản chính sách, chế độ, các quy định của nhà
nước, Công ty và các cơ quan chức năng khác có liên quan đến các nghiệp vụ của
các phòng, ban chức năng trực thuộc Trung tâm.

-

Chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các loại hợp đồng mà Trung tâm có giao kết
với các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc Quốc tế.

-

Chủ trì việc đăng ký quyền bảo hộ và quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với các

sản phẩm, công trình nghiên cứu của Trung tâm.

-

Thực hiện chương trình thanh tra theo Quy định của nhà nước và theo hướng dẫn của
Công ty. Phối hợp với Công đoàn để xem xét giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo
có liên quan đến CBCNV của Trung tâm. Tổ chức thanh tra, xác minh theo đơn thư
khiếu nại, tố cáo để đề xuất, báo cáo lãnh đạo Trung tâm giải quyết.
2.2.7. Công tác Văn thư lưu trữ:
Xử lý các văn bản đến, văn bản đi; chuyển giao văn bản sau khi có bút

-

phê của Ban giám đốc và các giấy tờ khác tới các bộ phận theo chức năng nghiệp
vụ.
Theo dõi việc trình ký văn bản của các phòng, ban. Kiểm soát văn bản,

-

thể thức văn bản trước khi đóng dấu ban hành. Tổ chức thực hiện việc sao chụp, ban
hành văn bản sau khi Giám đốc/Phó giám đốc ký.
Thực hiện việc cấp, quản lý, tiếp nhận các giấy đi đường, giấy đăng ký

-

công tác, giấy giới thiệu và các giấy xác nhận khác.
-

Thực hiện quản lý và sử dụng con dấu theo đúng quy định của Nhà nước.


-

Thực hiện công tác quản lý và lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu theo đúng
nghiệp vụ.
Tổ chức thực hiện việc sao y bản chính các công văn, giấy tờ theo quy

-

định hiện hành (bao gồm cả công văn, giấy tờ do EVN ban hành).
2.2.8.Công tác hành chính - quản trị
Bố trí, sắp xếp nơi làm việc; thống kê, tổng hợp, cấp phát các thiết bị văn

-

phòng phẩm, các trang thiết bị và các điều kiện làm việc cần thiết cho cơ quan
Trung tâm: bàn ghế, tủ, điện, nước, báo chí chuyên ngành,…
Đảm bảo tình trạng hoạt động ổn định của các trang thiết bị và các điều

-

kiện làm việc; quản lý cơ sở hạ tầng của Trung tâm (bao gồm hệ thống cấp - thoát
9


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

nước, hệ thống thang máy, hệ thống điện - chiếu sáng- điện dự phòng, hệ thống
thông gió và điều hoà không khí, hệ thống báo động chống đột nhập) và các tài sản,

vật tư khác của Trung tâm.
-

Tổ chức, thực hiện công tác mua sắm vật tư thiết bị cho toàn Trung tâm.

-

Quản lý xe ôtô, điều phối xe/lái xe và thực hiện các chuyến đi công tác
phục vụ Ban giám đốc và các đơn vị theo phân công và điều động trực tiếp của lãnh
đạo.
Thực hiện các thủ tục làm hộ chiếu, visa cho các đoàn của Trung tâm đi

-

công tác nước ngoài. Thực hiện mua vé máy bay cho cán bộ của Trung tâm đi công
tác theo quy định.
Thực hiện công tác thống kê, lắp đặt, thanh toán cước phí điện thoại cho

-

Lãnh đạo và cho các cán bộ làm công tác quản lý theo quy định.
Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền của Trung tâm, phát hành, xuất

-

bản các ấn phẩm tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các ấn
phẩm phục vụ công tác sản xuất kinh doanh.
Thực hiện công tác thông tin đại chúng, thông cáo báo chí, tiếp nhận và

-


xử lý các thông tin.
2.2.9.Công tác bảo vệ an ninh trật tự, công tác quốc phòng, bảo hộ. an toàn lao
động
Đảm bảo công tác bảo vệ, an ninh trật tự trong toàn Trung tâm; Tổ chức

-

bồi huấn công tác bảo vệ. Lập hợp đồng bảo vệ trình Giám đốc ký và theo dõi, kiểm
tra việc thực hiện hợp đồng bảo vệ. Phối hợp với các cơ quan và chính quyền địa
phương quân sự địa phương quản lý tổ chức lực lượng dân quân tự vệ.
Thực hiện công tác phòng cháy - chữa cháy tại Trung tâm; Hướng dẫn và

-

kiểm tra phòng chống cháy nổ và các thiết bị trang bị phòng chống cháy nổ của đơn
vị. Tổ chức tập huấn và diễn tập công tác phòng chống cháy nổ.
Thực hiện công tác phòng chống bão lụt cho Trung tâm.

-

2.2.10. Công tác thư ký - Tổng hợp
Cập nhật, theo dõi, sắp xếp lịch công tác tuần, lịch xe của Ban lãnh đạo;

-

thông báo lịch họp cho Ban giám đốc trước mỗi cuộc họp.

10



Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

Thông báo các chủ trương của Lãnh đạo Trung tâm đến các đơn vị trong

-

Trung tâm và đôn đốc thực hiện.
Theo dõi việc áp dụng chương trình quản lý công văn công việc của toàn

-

Trung tâm; đôn đốc các đơn vị trong Trung tâm, đảm bảo thực hiện công việc đúng
tiến độ được giao.
Lập báo cáo nhanh về tình hình triển khai các công việc theo từng nội

-

dung được yêu cầu trình Ban Giám đốc xem xét.
2.2.11.Công tác lễ tân.
-

Đảm bảo phục vụ tiếp đón khách đến liên hệ công tác.

-

Đảm bảo vệ sinh môi trường làm việc sạch đẹp.


-

Đảm bảo điều kiện cho các cuộc họp, chuẩn bị phòng họp.
2.2.12. Công tác y tế, chăm lo đời sống, sức khoẻ cho CBCNV
Theo dõi, giám sát và kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực

-

phẩm, phòng chống dịch bệnh; tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động, thực hiện
công tác bảo hộ lao động.
Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, thực hiện công tác y tế thường xuyên

-

nhằm đảm bảo sức khoẻ cho CBCNV trong Trung tâm.
Tổ chức việc tham quan nghỉ mát, điều dưỡng cho CBCNV trong Trung

-

tâm.

CHƯƠNG III
TÌM HIỂU VỀ QUY CHẾ ĐÀO TẠO CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT
NAM VÀ TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN EVN.IT
Yêu cầu: Nắm vững nội dung để biết được các bước lập, trình, duyệt Kế hoạch
Đào tạo giữa Trung tâm và với đơn vị cấp trên.
MỤC ĐÍCH:
11



Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

1. Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên có chất lượng cao, đáp

ứng nhu cầu sản xuất Kinh doanh và gắn bó bền chặt với sự phát triển chung
của Tập Đoàn.
2. Phân cấp cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn các cấp quản lý để các đơn vị chủ

động trong công tác Đào tạo và Phát triển nguồn Nhân lực, đảm bảo thống
nhất hoạt động Đào tạo và Phát triển nguồn Nhân lực của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam.
3. Thông qua cơ chế Đào tạo để khuyến khích cán bộ công nhân viên học tập ,

nâng cáo trình độ, phát huy năng lực bản thân, đồng thời nâng cao trách
nhiệm với Tập đoàn Điện Lực Việt Nam sau khi được Đào tạo.

12


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
1.

Bộ luật Lao Động số 35-L/CTN ngày 05/07/1994; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ Lao Động số 35/2002/QH10 ngày 29/04/2002, số

74/2006/QH11 ngày 29/11/2006, số 84/2007 ngày 02/04/2007.

2.

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/06/2005.

3.

Luật Doanh Nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005

4.

Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 27/06/2005 và các Nghị định hướng
dẫn; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo Dục số 44/2009/QH12
ngày 25/11/2009.

5.

Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006

6.

Luật Đấu Thầu số 61/2005/ QH11 ngày 29/11/2005

7.

Quyết định số 857/QĐ – TTg ngày 25/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc chuyển Công ty mẹ - Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam thành công ty Trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.


8.

Quyết định số 857/QĐ – TTG ngày 06/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam

9.

Tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, mục 6.2.

10.

Sổ tay chất lượng

11.

Hệ thống văn bản hiện hành của nhà nước và của Tập đoàn Điện Lực Việt
Nam liên quan đến công tác Đào tạo và Phát triển nguồn Nhân Lực

1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Phạm vi và đối tượng áp dụng:
-

Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định việc quản lý, triển khai công
tác Đào tạo phát tiển nguồn Nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người được cử đi Đào tạo.

-


Đối tượng áp dụng: Quy chế này được áp dụng đối với các thành viên
Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tổng giám đốc, các
Phó Tổng giám đốcTập đoàn Điện lực Việt Nam; Ban tổng hợp; Ban
kiểm soát nội bộ của hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
các công ty con do do tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100% vốn

13


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

điều lệ và Người đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
tại doanh nghiệp khác; các sinh viên được Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
các đơn vị tuyển chọn, tài trợ kinh phí cử đi Đào tạo trong nước hoặc
nước ngoài
 Giải thích từ ngữ:

Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.

EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

2.

Bộ GD&ĐT: Bộ giáo dục và Đào tạo

3.


Bộ LĐ-TB&XH: Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội

4.

HĐTV: Hội đồng thành viên EVN

5.

ĐT PTNNL: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực;

6.

CBCNV: Cán bộ công nhân viên thuộc EVN

7.

Ban TC&NS: BanTổ chức và nhân sự;

8.

TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

9.

SXKD: Sản xuất – kinh doanh

10. THPT: Trung học phổ thông.
11. EVN/ĐV: Tập đoàn hoặc các đơn vị
12.


EPC (Engineering Procurement Construction): Gói thầu bao gồm toàn bộ
các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp;

13.

HAPUA (Heads of Asean Power Utilities/Authorities): Hiệp hội những
người đứng đầu ngành điện Đông Nam Á.

14.

Đào tạo: được hiểu là các hoạt động nhằm trang bị các kỹ năng, kiến thức
và phẩm chất nghề nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hoặc
nâng cao khả năng trong công việc hiện tại

15.

Thời gian đào tạo trong chương trình: là thời gian bắt đầu đến khi kết
thúc khoá học do cơ sở đào tạo quy định, được ghi trong quyết định cử đi
học của EVN/Trung tâm.

16.

Thời gian cam kết làm việc: là tổng thời gian người được cử đi đào tạo đã
cam kết làm việc cho EVN/Trung tâm sau khi kết thúc khoá học.

17.

Thời gian đào tạo quy đổi: là tổng thời gian dùng để xác định thời gian
cam kết làm việc cho EVN/Trung tâm sau khi được đào tạo, được quy


14


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

định phụ thuộc vào thời gian đào tạo, chi phí, địa điểm, hình thức các
khoá đào tạo.
18.

Bản cam kết cá nhân: là cam kết mang tính tự nguyện của cá nhân người
được EVN/Trung tâm cử đi đào tạo ở trong nước hoặc nước ngoài.

19.

Thỏa thuận đào tạo: là thỏa thuận giữa EVN/Trung tâm và người được cử
đi đào tạo (coi như một bản hợp đồng giữa hai bên) Thỏa thuận đào tạo
nhằm xác định chương trình, thời gian, địa điểm, chi phí đào tạo, thời
gian cam kết làm việc ho EVN/Trung tâm, quyền và trách nhiệm của các
bên, các trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo và các trường hợp được
miễn bồi hoàn chi phí đào tạo.

20.

Hợp đồng bảo lãnh: là văn bản cam kết của bên thứ 3 (Bố, mẹ hoặc
người khác có đủ độ tin cậy) bằng tài sản của mình bao gồm cả tài sản
hiện có và tài sản hình thành trong tương lai sau khi ký kết hợp đồng bảo
lãnh) sẽ thanh toán toàn bộ chi phí đào tạo, cộng với số tiền mà người
được cử đi đào tạo cam kết trả thêm cho EVN/Trung tâm nếu người được

cử đi đào tạo vi phạm bản cam kết cá nhân hoặc thỏa thuận đào tạo đã ký
và không thanh toán hoặc thanh toán không đủ cho EVN/Trung tâm.

21.

Hợp đồng lao động: là hợp đồng theo quy định chung của Bộ luật lao động.

22.

Thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động: là văn bản thỏa thuận giữa
EVN/Trung tâm và người được cử đi đào tạo để tạm hõan không tiếp tục
thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng lao động
trong thời gian người đó được cử đi đào tạo.

23.

Chứng chỉ ngoại ngữ: là các chứng chỉ được cấp bởi cơ quan có thẩm
quyền hoặc đơn vị được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận chất lượng,
được công nhận.

24.

Chiến lược, quy hoạch ĐT PTNNL: là định hướng những công việc cần
thực hiện và đặt ra trước mục tiêu cần đạt được về ĐT PTNNL.

25.

Kế hoạch ĐT PTNNL: thể hiện những nội dung công việc, tiến độ, điều
kiện và các biện pháp cụ thể để thực hiện quy hoạch ĐT PTNNL


15


Báo cáo thử việc
26.

Trịnh Thị Hồng Nhung

Cơ sở đào tạo: là các trường, viện, học viện, Trung tâm, các đơn vị có chức
năng ĐT PTNNL ở trong và ngoài nước được cơ quan có thẩm quyền cho
phép họat động trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

27.

ĐT PTNNL bao gồm các công việc: đánh giá nhu cầu đào tạo, năng lực
đội ngũ CBCNV; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ĐT PTNNL
của Trung tâm; tổ chức triển khai thực hiện; theo giõi, kiểm tra, giám sát,
đánh giá hiệu quả công tác ĐT PTNNL hàng năm.

28.

Thủ trưởng các Đơn vị: Là thủ trưởng các đơn vị trực thuộc (Giám đốc
các công ty/Trung tâm, Trưởng các ban quản lý dự án, hiệu trưởng các
trường Đào tạo), Tổng giám đốc/giám đốc/Chủ tịch các công ty con do
EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ.

29.

Cán bộ thuộc diện EVN quản lý: là cán bộ do EVN bổ nhiệm giữ các vị
trí quản lý tại các đơn vị trực thuộc, các công ty con do EVN nắm giữ

100% vốn điều lệ.

30.

ĐT PTNNL bao gồm các công việc:
- Đánh giá nhu cầu Đào tạo
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ĐT PTNNL
- Tổ chức triển khai, thực hiện
- Theo dõi kiểm tra, giám sát
- Đánh giá hiệu quả công tác ĐT PTNNL

2. NỘI DUNG ĐÀO TẠO
Các hình thức Đào tạo của EVN và Trung tâm bao gồm:


Hình thức Đào tạo của EVN:

+ Đào tạo sau đại học: bao gồm đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ;
+ Đào tạo dài hạn: là các khóa học mà người học được các cơ sở đào tạo cấp
bằng tốt nghiệp thuộc hệ thống văn bằng quốc gia sau khi đã hoàn thành
chương trình đào tạo;
+ Đào tạo liên kết với nước ngoài: các khóa đào tạo tiến hành hoàn toàn
trong nước hoặc các khoá đào tạo ở cả trong nước và nước ngoài do các cơ
sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài giảng dạy;

16


Báo cáo thử việc


Trịnh Thị Hồng Nhung

+ Đào tạo theo hình thức bồi dưỡng: là loại hình đào tạo thường xuyên nhằm
cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, hoàn chỉnh
các tiêu chuẩn chức danh phù hợp với từng vị trí công việc.
+ Đào tạo nhập nghành: là khóa Đào tạo cho người mới được tuyển dụng
vào làm tại EVN/Đơn vị.
+ Đào tạo chuyên gia: là các chương trình Đào tạo được thiết kế riêng để
xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu, có khả năng giải quyết được
các tình huống phức tạp về quản lý, kỹ thuật, công nghệ trong thực tế của
EVN/Đơn vị
+ Bồi huấn nâng bậc: là các khóa Đào tạo về lý thuyết và thực hành nhằm
cập nhật, nâng cao kiến thức cho đội ngũ công nhân kỹ thuật để thi từ bậc
trình độ thấp hơn đến trình độ cao hơn.
• Các hình thức Đào tạo tại Trung tâm (dựa trên các hình thức Đào tạo

của tập đoàn Trung tâm đưa ra những chọn lựa về hình thức đào tạo của
mình cho phù hợp với định hướng, nhu cầu và chiến lược kinh doanh như
sau):
+ Đào tạo mới
Đào tạo mới nhằm mục đích bổ sung lực lượng lao động trong Trung tâm
cho phù hợp với yêu cầu đổi mới công nghệ.
Ngành nghề đào tạo: Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Tự động điều
khiển.
Đối tượng:Cán bộ CNV đang làm việc tại Trung tâm Công nghệ thông tin sẽ
đảm nhận công việc trái với ngành nghề đang đảm nhận.
Có thời gian công tác từ 3 năm trở lên.
+ Công tác đào tạo lại và đào tạo ngắn hạn:
Đào tạo lại nhằm mục đích bổ sung những khiếm khuyết về nghiệp vụ
chuyên môn, đồng thời cập nhật nâng cao kiến thức trình độ để CBCNV phát huy

năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tương xứng với yêu cầu của từng chức
danh, ngành nghề và từng công việc cụ thể.
Đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị cho CBCNV một số kỹ năng để hoàn thiện
hơn tính chuyên môn của người lao động.
17


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

Thời gian đào tạo không quá 06 tháng/năm.
Kinh phí đào tạo: Do Trung tâm cấp
Đối tượng và tiêu chuẩn được cử đi đào tạo:
Tất cả CBCNV trong Trung tâm theo yêu cầu công tác.
Thâm niên công tác từ 01 năm trở lên.
Đủ sức khoẻ và trình độ chuyên môn đảm nhận cương vị công tác mới sau
khoá đào tạo (đối với diện cán bộ diện quy hoạch).
+ Đào tạo tại chức:
Đào tạo tại chức tạo điều kiện cho người lao động được nâng cao trình độ để
góp phần tăng cường năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ trong giai đoạn trước
mắt và lâu dài tại Trung tâm.
Ngành đăng ký học phải phục vụ đúng nhu cầu cần thiết tại bộ phận công tác.
Thời gian đào tạo và kinh phí đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Đào tạo sau đại học và đào tạo nước ngoài:
Đào tạo sau đại học và đào tạo nước ngoài nhằm đáp ứng xu thế hoà nhập ngành
điện Việt Nam với ngành năng lượng thế giới theo hướng tối ưu hoá, hiện đại hoá.
Thời gian đi học và chi phí đi học theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT.
Đối tượng đi học phải học đúng ngành đã được đào tạo ở bậc đại học, nếu
học khác ngành phải có chứng chỉ chuyển đổi.

Ngành đăng ký học phải phù hợp với vị trí công tác và cần thiết cho nhu cầu
công việc.
3. PHÂN CẤP LẬP, TRÌNH, DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
Trách nhiệm và quyền hạn của các cấp Quản lý
1. Hội đồng thành viên EVN
-

Phê duyệt quy chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hợp tác dài
hạn (05 năm trở lên), các định mức về ĐT PTNNL của EVN.

-

Thông qua các chỉ tiêu chính về ĐT PTNNL trong kế hoạch SXKD hàng năm của
EVN

-

Quyết định cử:

c. Thành viên HĐTV EVN, Tổng giám đốc EVN tham dự các khóa Đào tạo ở trong và

ngoài nước theo quy định hiện hành.
18


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

d. Người đại diện phần vốn góp của EVN tại các công ty Cổ Phần, công ty liên kết đi học


tập ngắn hạn tại nước ngoài, tham dự các khóa đào tạo trong và ngoài nước.
e. Tổ chức kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, thủ trưởng các

đơn vị, Người đại diện phần vốn góp của EVN tại các Doanh Nghiệp khác trong
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và Nghị quyết của HĐTV về công tác ĐT
PTNNL
2. Tổng giám đốc EVN:
-

Xây dựng quy chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các định mức về
ĐT PTNNL của EVN trình HĐTV ban hành và tổ chức thực hiện.

-

Phê duyệt kế hoạch ĐT PTNNL hàng năm của EVN và các đơn vị trực thuộc.

-

Thông qua định hướng và các chỉ tiêu kế hoạch ĐT PTNNL chính hàng năm của
các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ.

-

Chỉ đạo, xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý,
chuyên gia đầu nghành, cán bộ nghiên cứuvà cán bộ khoa học kỹ thuật cao cấp.

-

Ký kết và chỉ đạo triển khai các chương trình hợp tác về ĐT PTNNL với các công

ty, tổ chức, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước theo phân cấp của HĐTV.

-

Tổ chức xây dựng hệ thống quản lý nhân lực; chỉ đạo, xây dựng tiêu chuẩn chức
danh để thực hiện thống nhất trong toàn EVN.

-

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong công tác Đào tạo phát triển nguồn nhân
lực của EVN.

-

Định hướng và tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động của trường, viện, nghiên
cứu thuộc EVN nhằm phục vụ mục tiêu phát triển chung của EVN.

-

Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo các chức danh do EVN quản lý cho cán bộ
đương chức và cán bộ trong diện quy hoạch trước khi bổ nhiệm.

-

Quyết định cử:

a. CBCNV cơ quan EVN, các đơn vị trực thuộc, cán bộ thuộc diện EVN quản lý tham

gia các khoá Đào tạo dài hạn do EVN tổ chức tuyển sinh; cử CBCNV cơ quan
EVN, cán bộ thuộc diện EVN quản lý tham gia các khoá các khoá đào tạo dài hạn

khác.

19


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

b. CBCNV cơ quan EVN, cán bộ thuộc diện EVN quản lý tham gia các khoá đào tạo

ngắn hạn nước ngoài, cử CBCNV các đơn vị trực thuộc tham gia các khoá đào tạo
ngắn hạn nước ngoài bằng nguồn kinh phí của EVN.
Chỉ đạo, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc thực
hiện kế hoạch ĐT PTNNL hàng năm của EVN và các đơn vị.
3. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc EVN ( EVN.IT)
-

Xây dựng quy chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn
(có phân ra từng năm) về ĐT PTNNL của đơn vị theo định hướng của EVN, trình
EVN phê duyệt.

-

Xây dựng kế hoạch hàng năm, các định mức về ĐT PTNNL của đơn vị trình EVN
phê duyệt (đối với các đơn vị trực thuộc). Xây dựng định hướng và các chỉ tiêu kế
hoạch ĐT PTNNL chính hàng năm, các định mức về ĐT PTNNL trình EVN thông
qua (đối với các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ).

-


Lập kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật trình EVN
thông qua và tổ chức thực hiện.

-

Xây dựng hệ tống quản lý chất lượng trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân
lực của đơn vị.

-

Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo các chức danh do đơn vị quản lý cho các
cán bộ đương chức và cán bộ nguồn trước khi bổ nhiệm.

-

Phê duyệt các chương trình Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo nâng bậc của các
đơn vị trực thuộc.

-

Quyết định CBCNV trong đơn vị tham gia các khoá đào tạo trong và ngoài nước
(trừ các đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 3, Khoản 10 Điều 4 Quy chế này);
chịu trách nhiệm về việc cử, đảm bảo thời gian để CBCNV tham gia đầy đủ khoá
đào tạo.

-

Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch
ĐT PTNNL hàng năm của đơn vị. Báo cáo EVN việc thực hiện kế hoạch ĐT

PTNNL cùng với báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm của đơn vị.

20


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA TRUNG TÂM
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN EVN.IT
Yêu cầu: Hiểu rõ và có đánh giá cụ thể về công tác Đào tạo của Trung tâm , đề
xuất ra quy trình, cách thức và các biện pháp để xây dựng và triển khai công
tác Đào tạo của Trung tâm năm 2014
1. Quy trình Đào tạo tại Trung tâm Công Nghệ Thông Tin
Sơ đồ quy trình ĐT theo quy chế chính thức tại Trung tâm trong những năm qua:

Bước

1

Trách nhiệm

Các đơn vị trong Trung

liệu liên quan

Xác định nhu cầu Đào
Tạo


tâm
NCTX

2

Biểu mẫu, tài

Quy trình

Phòng Tổng hợp

NCĐX

Lập Kế Hoạch Đào tạo
Quý, Năm

Phê Duyệt
3

Lãnh Đạo Trung tâm

4

Phòng Tổng hợp

Triển khai công tác Đào
tạo

(Nguồn: Quy chế Đào tạo ban hành tháng 3 năm 2004 – Phòng Tổ chức hành

chính – Trung tâm công nghệ thông tin)

21


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

Sơ đồ đề xuất quy trình Đào tạo tại Trung tâm (dựa trên các bản dự thảo Đào
tạo sửa đổi trong những năm gần đây của cán bộ Đào tạo tại Trung tâm)
Bước

Trách nhiệm

1

Giám đốc Trung tâm

2

EVN

Quy Trình

Biểu mẫu, tài
liệu liên quan

Chiến lược, mục tiêu, quy
hoạch ĐT NNL


Phê Duyệt

Phòng TC-HC, các đơn
3

vị trong Trung tâm có

Xác định nhu cầu Đào tạo

nhu cầu
4

5

Phòng TC-HC

Giám đốc Trung tâm,

Lập Kế hoạch Đào tạo

BM.01QCĐT.EVNIT

BM.02QCĐT.EVNIT

Phê Duyệt

EVN

6

Phòng TC-HC

Kế hoạch triển khai công
tác Đào tạo

Phê Duyệt

7
Giám đốc Trung tâm

8
Phòng TC-HC
9

Phòng TC-HC

Mô tả quy trình
22

Tiến hành thực hiện công
tác Đào tạo

Lưu Hồ Sơ

BM.03QCĐT.EVNIT


Báo cáo thử việc
-


Trịnh Thị Hồng Nhung

Chiến lược, quy hoạch ĐT PTNNL của Trung tâm phải được xây dựng căn cứ vào
chiến lược phát triển, mục tiêu, nhiệm vụ, lĩnh vực SXKD, công tác quy hoạch cán
bộ và nguồn nhân lực hiện có của Trung tâm. Trung tâm xây dựng chiến lược, quy
hoạch dài hạn, trung hạn (có phân ra từng năm) về ĐT PTNNL theo định hướng của
EVN, trình EVN phê duyệt.

-

Hàng năm căn cứ vào định hướng, nhiệm vụ SXKD của phòng được Trung tâm
giao trong năm kế tiếp trên cơ sở đánh giá nhân sự so với yêu cầu về tiêu chuẩn của
vị trí công việc và số lượng thực tế CBCNV của phòng đã tham gia các khóa đào
tạo trước, các đơn vị xác định nhu cầu đào tạo và tổng hợp theo biểu mẫu BM.01QCĐT.EVNIT gửi về phòng TCNS Trung tâm chậm nhất vào ngày 15/10 của năm
trước năm kế hoạch.

-

Căn cứ vào bản đăng ký nhu cầu đào tạo của các đơn vị, chiến lược phát triển, mục
tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch SXKD của Trung tâm; công tác quy hoạch cán bộ, nguồn
nhân lực hiện có của Trung tâm, kết quả đánh giá nhân sự năm trước và nguồn kinh
phí đào tạo, phòng TCNS lập kế hoạch đào tạo của Trung tâm theo mẫu BM.02QCĐT.EVNIT trình Giám đốc Trung tâm phê duyệt và gửi bản đăng ký kế hoạch
đào tạo của Trung tâm về EVN chậm nhất vào ngày 31/11 hàng năm.

-

Căn cứ vào kế hoạch đào tạo được EVN phê duyệt, phòng TCNS xây dựng kế
hoạch triển khai công tác đào tạo năm theo mẫu BM.03-QCĐT.EVNIT trình Giám
đốc Trung tâm phê duyệt.


-

Kế hoạch ĐT PTNNL hàng năm có thể được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung vào giữa
kỳ kế hoạch và được thực hiện khi kế hoạch SXKD của Trung tâm có sự thay đổi.
2. Đánh giá tình hình công tác Đào tạo NNL tại Trung tâm CNTT
Bảng tổng hợp Nội dung Kiến thức Đào tạo cho Cán bộ, Công nhân viên
trong Trung tâm

STT

Nội dung kiến thức Đào tạo
Dài hạn

23

Số lượng người tham gia
2010
2011
2013


Báo cáo thử việc

Chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh

1

Quốc tế chuyên ngành Viễn thông
Ngắn hạn
“ Xây dựng mạng 3G”

Nâng cấp hạ tầng dịch vụ
Nghiệp vụ đấu thầu
Nghiệp vụ (TCNS-KHĐT)
Đào tạo kỹ thuật an toàn Điện và cấp thẻ an

1
2
3
4
5

Trịnh Thị Hồng Nhung

3
10
7
23

toàn
Đào tạo về Thuế
Đào tạo Phát ngôn
Đào tạo về Hành chính - Quản trị
Luật Điện Lực
Đấu thầu qua mạng
IOS 2007
Quản lý công nghệ
Nghiệp vụ quản lý vật tư
Xác định nhu cầu Đào tạo
Kỹ năng giải quyết vấn đề


6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

4
150
2
2
1
3
2
5
1
1
1
36

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành Chính - Trung tâm Công Nghệ thông tin EVN.IT)

2.1. Những ưu điểm trong quy trình Đào tạo tại Trung tâm:


Việc Xác định nhu cầu Đào tạo và lập Kế hoạch thực hiện Đào tạo được

thực hiện riêng rẽ, định hướng rõ ràng, bài bản, thông qua các bước chuẩn
bị, vạch định, phê duyệt chặt chẽ dựa trên quy chế Đào tạo ban hành của
Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam nên việc tổ chức thực hiện Đào tạo được tiến
hành trơn tru, thuận lợi từ cấp trên xuống đến các đơn vị.



Có hệ thống đánh giá, phân tích kết quả thực hiện công việc của các cá
nhân trong từng đơn vị nội bộ của Trung tâm, thông qua các bản Báo Cáo
tuần, bản Đánh giá công việc thường xuyên được cập nhật khiến cho việc
xác định khả năng, kiến thức chuyên môn của Cán bộ công nhân viên trong
Trung tâm được toàn diện từ đó việc xác định nhu cầu Đào tạo được tiến
hành nhanh chóng và đơn giản hơn.



Trong 3 năm gần đây, Trung tâm tích cực tận dụng hình thức Đào tạo ngắn
hạn chủ yếu là về Đào tạo nghiệp vụ và Đào tạo kỹ năng, vì ưu điểm :

24


Báo cáo thử việc

Trịnh Thị Hồng Nhung

không đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí Đào tạo không quá nhiều, người học
vừa có thể học vừa có thể tham gia công tác bình thường.



Việc Đào tạo và tổ chức Đào tạo trong Trung tâm những năm qua đem lại
hiệu quả tốt và có phản hồi tích cực từ đội ngũ Cán bộ công nhân viên.



Trong khi nhiều Doanh nghiệp đang có xu hướng thu hẹp công tác Đào tạo
và Phát Triển nguồn nhân lực để tiết kiệm chi phí trong nền kinh tế Thị
trường hiện nay thì Trung tâm vẫn mạnh dạn đầu tư về mảng Đào tạo, cụ
thể dựa vào khoản 5 Điều 38 trong quy chế Đào tạo của Tập Đoàn Điện
Lực Việt Nam: “ Cơ quan EVN và các đơn vị trực thuộc EVN: từ (1-3)%
quỹ lương hàng năm” Thêm vào đó cũng theo quy chế của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam, Tập Đoàn hàng năm còn đài thọ 1 phần hoặc toàn bộ chi phí
cho một số công tác Đào tạo tại Trung tâm.

Kinh phí cho các khoá đào tạo từ các nguồn sau đây
Kinh phí hạch toán vào chi phí SXKD của Trung tâm;
Kinh phí đào tạo, chuyển giao công nghệ của các hợp đồng EPC; các hợp
đồng cung cấp vật tư thiết bị.
Kinh phí của các dự án hợp tác, dự án đầu tư mới, quỹ dự phòng trợ cấp mất
việc làm, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.
Kinh phí tự túc của các cá nhân.
Ngân sách nhà nước cấp theo các đề án đào tạo cán bộ quản lý, khoa học, kỹ
thuật.


Năm 2012 vì Trung tâm có sự chuyển đổi về mô hình nên công tác Đào tạo
tạm thời ngưng lại, tuy nhiên ngay sau khi bắt đầu đi vào ổn định Trung
tâm đã nỗ lực tái thiết và duy trì công tác Đào tạo, tuy không thường xuyên
như trước nhưng vẫn đáp ứng được yếu tố “cần” trong công tác Đào tạo để
thoả mãn nhu cầu Đào tạo của Cán bộ công nhân viên.




Đồng thời với việc duy trì công tác Đào tạo sau hoạt động chuyển đổi mô
hình, Trung tâm cũng đang xây dựng kế hoạch và chiến lược cụ thể để đưa
công tác Đào tạo hoạt động ổn định và phát triển hơn bằng việc tuyển dụng
thêm nhân viên cho mảng Đào tạo, xây dựng lại quy chế, mô hình Đào tạo
phù hợp với mô hình chuyển đổi

25


×