Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần kiến trúc xây dựng nhà việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.39 KB, 50 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng tái
sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân, nó tạo nên
cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước. Vì vậy
một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và tích luỹ nói riêng cùng với vốn
đầu tư từ nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh
đó đầu tư xây dựng cơ bản luôn là một lỗ hổng lớn làm thất thoát nguồn vốn đầu tư của
Nhà nước. Vì vậy, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đang là một vấn đề cấp bách
nhất trong giai đoạn hiện nay.
Tổ chức hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống
công cụ quản lý kinh tế, tài chính có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành
và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Quy mô sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì
yêu cầu và phạm vi công tác kế toán ngày càng mở rộng, vai trò và vị trí của công
tác kinh tế ngày càng cao. Mặt khác các công trình xây dựng cơ bản hiện nay đang
tổ chức theo phương thức đấu thầu. Do vậy giá trị dự toán được tính toán một cách
chính xác và sát xao. Điều này không cho phép các doanh nghiệp xây dựng cơ bản
có thể sử dụng lãng phí vốn đầu tư. Trong các doanh nghiệp xây lắp, khoản mục chi
phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp,
chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng đáng kể
đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy tổ chức
tốt công tác kế toán nguyên vật liệu cũng là một vấn đề đáng được các doanh
nghiệp quan tâm trong điều kiện hiện nay.
Ở Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng Nhà Việt với đặc điểm lượng nguyên
vật liệu sử dụng vào các công trình lại khá lớn thì vấn đề tiết kiệm triệt để có thể coi
là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty. Vì vậy
điều tất yếu là Công ty phải quan tâm đến khâu hạch toán chi phí nguyên vật liệu.
1


Trong thời gian thực tập, nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Công


ty, đặc biệt là các chị trong phòng kế toán Công ty, em đã được làm quen và tìm
hiểu công tác thực tế tại Công ty. Em nhận thấy kế toán vật liệu trong Công ty giữ
vai trò đặc biệt quan trọng và có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy em đã đi
sâu tìm hiểu về phần thực hành kế toán vật liệu. Trong chuyên đề thực tập tốt
nghiệp, em xin viết về đề tài: “ Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ
phần kiến trúc xây dựng Nhà Việt” được chia làm 03 chương:
Chương 1:

Khái quát chung về công ty cổ phần kiến trúc xây dụng Nhà
Việt

Chương 2:

Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty kiến trúc xây
dựng Nhà Việt

Chương 3:

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty kiến trúc xây
dựng Nhà Việt

Do thời gian thực tập và trình độ hiểu biết có hạn, em rất mong nhận được những
nhận xét và đóng góp ý kiến từ thầy cô để có thể hoàn thiện báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


CHƯƠNG I


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY

1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần kiến trúc xây dựng
Nhà Việt:
1.1. Lịch sử hình thành của công ty:
1.1.1. Khái quát chung về công ty:
*Trụ sở giao dịch:Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng Nhà Việt
*Địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh: Cả nước
*Địa chỉ:Khu đô thị Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
*Mã số thuế: 4100268657
*Điện thoại:046 2211439

Fax:056 3836227

1.1.2. Thời điểm thành lập công ty và các mốc quan trọng:
Những năm gần đây, với nền kinh tế đang phát triển như Nước ta ,trong thời
kỳ mở cửa kinh tế thị trường phát triển đa dạng nhiều ngành nghề thì nhu cầu về xd
cơ sở hạ tầng là rất lớn và nghành XD là một trong những ngành chiếm vị trí quan
trọng trong sự nghiệp phát triển Đất Nước. Để đáp ứng nhu cầu xd dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng…phục vụ cho xã hội,góp phần phát triển
kinh tế Nhà Nước thì hàng loạt các đơn vị xây lắp ra đời trong đó có Công ty cổ
phần kiến trúc xây dựng Nhà Việt.
Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng Nhà Việt được thành lập tháng 12 năm
2002 với số vốn điều lệ ban đầu là 200.000.000 đồng.
Với số vốn điều lệ đó,sau một thời gian hoạt động kinh doanh mang lại lợi
nhuận cho công ty và lợi ích kinh tế cho xã hội, góp phần đóng góp vào NSNN.
Đến năm 2008 vốn điều lệ của công ty đã tăng lên đáng kể là 7.423.979.000 đồng
và đã được sở kế hoạch đầu tư cho pháp chuyển đổi NNKD theo giấy chứng nhận
ĐKKD
3



số 043979 vào ngày 08 tháng 06 năm 2010. Đến ngày 18 tháng 06 năm 2010, tổng
số vốn điều lệ của công ty đã lên đến 15.031.979.000 đồng.
NNKD của công ty rất đa dạng. Ngoài việc xd các công trình giao thông,
thủy lợi, các công trình dân dụng thi công trang trí hoa viên, gia công cơ khí, xây
lắp đường dây, trạm biến áp công ty còn cho thuê máy móc thiết bị và cơ khí phục
vụ cho thi công xây dựng, cho thuê kho, nhà xưởng, văn phòng…Công ty còn kinh
doanh mua bán vật liệu xây dựng và thiết bị điện dân dụng, công nghiệp, mua bán
xăng, dầu, khí ga hóa lỏng, kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Từ một DN nhỏ với vốn đầu tư ít qua nhiều năm phát triển với nhiều công
sức đóng góp của các nhân viên trong công ty mà hiện nay đã trở thành một công ty
lớn mạnh hơn nhiều.
1.2. Quy mô hiện tại của công ty:
-Về vốn: Vốn điều lệ của công ty là 35.000.000.000 đồng
-Về lao động: Công ty có tổng thể là 168 người,cụ thể:
+ nhân viên văn phòng: 26 người
+ nhân viên lái xe: 72 người
+ thủ kho: 10 người
NNKD của công ty rất đa dạng. Ngoài việc xd các công trình giao thông,
thủy lợi, các công trình dân dụng,thi công trang trí hoa viên, gia công cơ khí, xây
lắp đường dây, trạm biến áp công ty còn cho thuê máy móc thiết bị và cơ khí phục
vụ cho thi công xây dựng, cho thuê kho, nhà xưởng, văn phòng…. Công ty cũng
nhận tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng…..
Với sự mở rộng NNKD, công ty đã và đang nhận thầu nhiều công trình có
giá trị như:
Từ một DN nhỏ với vốn đầu tư ít qua nhiều năm phát triển với nhiều công
sức đóng góp của các nhân viên trong công ty mà hiện nay đã trở thành một công ty
lớn mạnh hơn nhiều.


4


1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại công ty:
1.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty:
- Hoạt động thi công cố định tại nơi xây dựng, các điều kiện sản xuất như xe
máy, thiết bị thi công, người lao động…phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.
- Thời gian thi công xây dựng công trình dài nên phải tổ chức hạch toán và
quản lý sao cho chất lượng công trình phải đảm bảo theo dự toán, thiết kế.
-Chịu sự ảnh hưởng của các chế độ chính sách kinh tế tài chính của Nhà
Nước nên giá nguyên vật liệu từ khi dự toán được phê duyệt cho đến khi thực tế thi
công có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình.
1.3.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất:
Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức sản xuất của công ty
Khảo sát địa hình
Công tác chuẩn
bị

Xây dựng lán trại, sân bãi và chuẩn bị
nguồn vật tư, thiết bị, điện nước cho công
trình
Chuẩn bị lực lượng
Tập kết vật tư, thiết bị vào công trình

Thi công

Thi công cốt thép địa hình, cấu kiện đúc
sẵn
Thi công máy thi công
Thi công kết cấu khung, đần, sàn, thân nhà


Hoàn thành
nghiệm thu và bàn
giao công trình

5

Trát, ốp lát, điện chống sét


Giải thích sơ đồ:
-Công tác chuẩn bị: Sau khi trúng thầu thì bộ phận thi công sẽ tiến hành
khảo sát địa hình để chuẩn bị lực lượng, vật tư, thiết bị cho công trình.
-Thi công: Sau khi đã chuẩn bị về mọi mặt thì các đội thi công sẽ tiến hành
thực hiện để hoàn thành công trình đúng theo dự toán, thiết kế đã được định sẵn.
-Hoàn thành nghiệm thu và bàn giao công trình: Khi công trình hoàn thành
thì bên phòng kỹ thuật sẽ cử bộ phận kỹ thuật công trình tiến hành kiểm tra chất
lượng công trình xem thử đã đúng với thiết kế hay không. Nếu được bộ phận kỹ
thuật công trình thông qua thì phòng kỹ thuật sẽ tiến hành lập hồ sơ hoàn thành,
biên bản nghiệm thu theo đúng qui định và bàn giao công trình. Sau đó sẽ chuyển
các hồ sơ, biên bản đó tới phòng kế toán tài vụ để kế toán tính toán và tập hợp chi
phí cho công trình đã hoàn thành
1.3.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh:
Sơ đồ 1.2: sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất.
Tổng giám đốc

Phân xưởng

Tổ sửa
chữa


Tổ cơ
khí

Ghi chú:

Tổ sản xuất

Tổ cơ
điện

Tổ nề

Tổ
mộc

Tổ bốc
Tổng
Giám Đốc
vác

Quan hệ chỉ đạo
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức quản lý:

Nhiệm vụ của từng cấp trong tổ chức sản xuất:
-Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty, trực tiếp điều hành tổng thể quá
trình hoạt động kinh doanh, định hướng phát triển công ty.

6



- Phân xưởng: Điều hành, chỉ đạo tổ sửa chữa, tổ cơ khí, tổ cơ điện để hoàn
thành công việc và chịu trách nhiệm trước TGĐ.Trong đó:
+ Tổ chửa sữa: Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị,
các loại xe, công cụ phục vụ cho công trình.
+ Tổ cơ khí: Thực hiện việc gia công các cấu kiện phục vụ cho công trình.
+ Tổ điện cơ: Thực hiện việc mắt điện dân dụng để hoàn thành công trình,
sửa chữa các thiết bị có liên quan đến điện của công ty.
- Tổ sản xuất: Điều hành, chỉ đạo tổ nề, tổ mộc, tổ bốc vác để hoàn thành
công việc và cũng chịu trách nhiệm với TGĐ.
+ Tổ nề: Làm công việc xây lắp.
+ Tổ mộc: Phụ trách các công việc có liên quan đến mộc.
+ Tổ bốc vác: Làm công việc bốc vác khi có vật tư về nhập hay xuất kho.
1.3.2. Đặc điểm tổ chức quản lý:
Phó tổng giám đốc
phụ trách tài chính

Phòng kỹ
thuật

Phó tổng giám đốc
phụ trách đội xe

Phòng tổ
chức hành
chính

Phòng kế
toán tài
vụ


Ban chỉ huy công
trình

Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp

7

Phòng
vật tư

Xưởng sửa chữa cơ
khí

Đội xe


Giải thích sơ đồ:
- Tổng giám đốc: Là chủ tài khoản của công ty, là người đứng đầu công ty,
trực tiếp điều hành tổng thể quá trình hoạt động kinh doanh, định hướng phát triển
công ty.
- Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính: Là người trợ giúp cho TGĐ trong
công tác chỉ đạo, điều hành công việc khi TGĐ đi vắng, kiểm tra và báo cáo cho
TGĐ toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Tham mưu cho TGĐ phương
hướng, giải pháp để mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty. Là
người chỉ đạo phòng kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ.
+ phòng kỹ thuật: Chỉ đạo cho ban chỉ huy công trình. Có trách nhiệm lập

kế hoạch thi công, quản lý kỹ thuật thi công công trình theo đúng tiến độ, lập kế
hoạch nguyên vật liệu cho từng công trình, tổ chức nghiệm thu khối lượng công
trình, lên bảng kê khối lượng hoàn thành để làm căn cứ lập phiếu giá thanh toán
từng công trình.
+ phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm mở sổ ghi chép các văn bản, lưu trữ
và bảo quản các công văn đi-đến, phối hợp với phòng kỹ thuật làm hồ sơ thầu, thực hiện
tốt chức năng tổ chức nhân sự nhằm phục vụ cho các phòng, ban một cách có hiệu quả.
+ phòng kế toán tài vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính trên cơ sở SXKD hàng năm
của công ty.Tổ chức quyết toán,báo cáo tài chính cho các cơ quan hữu quan,tham
gia xây dựng các văn bản có liên quan đến công tác tài chính,công tác hạch
toán.Xây dựng các chứng từ theo đúng luật kế toán,quản lý thống nhất các nghiệp
vụ của công ty.
+ ban chỉ huy công trình: Điều hành mọi hoạt động thi công trên công
trường, lập bảng kê khối lượng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Sau đó
báo về phòng kỹ thuật để tổ chức nghiệm thu, báo cáo kịp thời về công ty tình hình
biến động trên công trường và những đề xuất giải quyết.
- phó tổng giám đốc phụ trách đội xe: Là người quản lý các hoạt động vận
tải, chỉ đạo phòng vật tư, đội xe và xưởng sửa chữa cơ khí.
+ Phòng vật tư: Thực hiện các nghiệp vụ thu mua và cung ứng vật tư cho
các công trình mà công ty đang thi công, lập kế hoạch thu mua hợp lý, tiết kiệm chi
phí và có biện pháp cung ứng kịp thời.
8


+ Đội xe: Quản lý xe, điều động xe kịp thời để phục vụ cho quá trình thi
công, có kế hoạch sửa chữa và bảo quản xe một cách hợp lý, tránh lãng phí, nhằm
tiết kiệm bớt chi phí sửa chữa.
1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty:
1.4.1. Mô hình tổ chức kế toán tại công ty:
Công ty tổ chức hạch toán kế toán theo mô hình kế toán tập trung tại phòng

kế toán tài vụ của công ty. Bộ máy kế toán của công ty gồm 1 kế toán trưởng, 2 kế
toán tổng hợp, 3 kế toán vật tư, 2 kế toán thanh toán và 1 thủ quỹ.
Sơ đồ 1.4: tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng

Kế toán
vật tư

Kế toán
thanh toán

Thủ quỹ
Kế toán
tổng hợp

Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp

1.4.2. Chức năng,nhiệm vụ của các bộ phận:
 Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty,
chịu trách nhiệm trước TGĐ về hoạt động tài chính, có nhiệm vụ quản lý, điều hành
nhân viên trong phòng kế toán, kiểm soát tình hình thu chi của công ty, làm tham
mưu cho TGĐ về tài chính kế toán.
 Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng trong công tác kế toán,
tập hợp các số liệu tài chính phát sinh, ghi chép vào sổ sách kế toán có liên quan,
chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán tài chính, quyết toán thuế, lưu trữ, bảo quản
chứng từ…tham mưu cho kế toán trưởng về tình hình tài chính của công ty.
 Kế toán vật tư: Mở sổ theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu, công

cụ dụng cụ, ..cả về số lượng lẫn giá trị. Phân tích được nhu cầu thừa thiếu nguyên

9


vật liệu,..trên công trường để tránh lãng phí nhằm sử dụng nguyên vật liệu có hiệu
quả. Sau đó tổng hợp số liệu cho kế toán tổng hợp để trình lên kế toán trưởng.
 Kế toán thanh toán: Mở sổ theo dõi tình hình thu chi tiền hàng ngày, theo
dõi công nợ từng đối tượng đối với người mua, người bán. Ngoài ra còn mở sổ công
nợ cho đội thợ, sổ công nợ cán bộ công nhân viên.
 Thủ quỹ: Mở sổ quỹ tiền mặt, theo dõi tình hình thu chi tiền mặt hàng ngày
và phải thường xuyên đối chiếu với kế toán thanh toán, chịu trách nhiệm chấm công
cho bộ phận văn phòng công ty, cuối tháng lập bảng tổng hợp công các công trình
để lập bảng tính lương và thanh toán lương.
1.4.3. hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng:
Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Quá trình luân chuyển chứng từ
kế toán tại công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp kế
toán chứng từ cùng
loại
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ

CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh


BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:

10

Sổ,thẻ kế
toán chi tiết

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu,kiểm tra

Bảng tổng
hợp chi tiết


Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty:
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ
ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó
được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ
ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát
sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào
Sổ cái lập bảng Cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số lệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp ghi tiết
(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.

11



CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG NHÀ VIỆT

2.1. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
KIẾN TRÚC XÂY DỰNG NHÀ VIỆT:
Vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp có khá nhiều chủng loại với công dụng
khác biệt nhau, mỗi chủng loại bao gồm nhiều thương hiệu, mẫu mã và giá cả đa
dạng phong phú. Đối với mỗi công trình xây dựng cơ bản thì loại vật liệu chính hay
phụ đều có vị trí, vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu được. Chính vì vậy kế
toán chi tiết nguyên vật liệu phải được thực hiện theo từng địa điểm dự trữ, từng
loại, từng nhóm chi tiết để dễ dàng kiểm tra đối chiếu, phát hiện chênh lệch, tăng
cường quản lý, bảo vệ an toàn, hạn chế thất thoát các loại vật liệu và công cụ dụng
cụ. Nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất kinh doanh xây lắp phải được theo dõi
về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo nơi sử dụng, từng công trình, từng
hạng mục công trình, theo đối tượng thuê và người chịu trách nhiệm vật chất để
thuận lợi cho việc theo dõi và hạch toán chi phí sản xuất, định giá sản phẩm công
trình. Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu
theo phương pháp thẻ song song. Phương pháp này khá đơn giản và được áp dụng
khá phổ biến ở nước ta từ trước đến nay. Việc hạch toán chi tiết nhập, xuất, tồn kho
nguyên vật liệu được theo dõi ở cả phòng kế toán và kho công trình.

12


2.1.1. Quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song:
Sơ đồ 2-1: Quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu


Phiếu nhập
kho

Bảng tổng
hợp N-X-T
Thẻ kho

Phiếu xuất
kho

Sổ chi
tiết
nguyên
vật liệu
Sổ kế toán
tổng hợp

Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
2.1.1.1. Tại kho công trường:
Sau khi được công trường báo về hết nguyên vật liệu thì phòng kế toán công
ty sẽ làm đơn đặt hàng để đặt mua. Thông thường nguyên vật liệu sẽ được vận
chuyển thẳng đến kho công trường. Tại đây, cán bộ vật tư của công trường cùng thủ
kho tiến hành kiểm tra về chất lượng vật liệu, số lượng, quy cách, đơn giá vật liệu…
theo phiếu giao hàng của bên bán. Nếu nguyên vật liệu không đúng với các yêu cầu
kỹ thuật mà Công ty đã đặt mua thì Công ty sẽ trả lại bên bán mà không nhập kho.
Khi đó cán bộ vật tư công trường phải báo về phòng kế toán Công ty để làm đơn đặt

hàng mới.

13


Công ty thường tiến hành nhập kho các loại nguyên vật liệu như: xi măng ,
các loại nhiên liệu, nhựa đường, sắt thép và các loại vật tư vật liệu có hình thái vật
chất lớn…. Còn các loại vật liệu như cát, đá, sỏi… thường được đưa thẳng ra chân
công trình để xuất dùng trực tiếp. Thủ tục nhập kho thường dùng là “phiếu nhập
kho” cho các loại vật liệu lớn và “phiếu tích kê vật liệu” cho các cát, đá, sỏi. Tất cả
các chứng từ nhập kho đều phải đóng dấu của Công ty do phòng kế toán Công ty
chuyển xuống công trường. Thủ kho sẽ căn cứ vào phiêu giao hàng của bên bán
hoặc hoá đơn bán hàng kiêm vận chuyển hàng hoá của bên bán để tiến hàng thủ tục
nhập kho.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập kho, xuất kho thủ kho ghi số lượng
thực nhập, thực xuất vào các thẻ kho liên quan và cuối mỗi ngày phải tính ra số tồn
trên từng thẻ kho.
Mỗi phiếu nhập kho được lập thành 03 liên: một liên được lưu ở tập hồ sơ
chứng từ gốc ở công trường; một liên được dùng để thanh toán; một liên chuyển về
cho phòng kế toán công ty. Mỗi danh điểm vật liệu sẽ được mở riêng một thẻ kho.
Mỗi chứng từ được ghi một dòng vào thẻ kho. Thủ kho phải thường xuyên đối
chiếu số tồn trên thẻ kho với số lượng thực tế trong kho để đảm bảo khớp đúng giữa
số liệu trên sổ kế toán với thực tế hiện vật. Định kỳ 3 đến 5 ngày sau khi ghi xong
thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho về phòng kế toán.
Cuối tháng thủ kho cần phải tính tổng cộng số nhập, xuất và tồn kho về mặt số
lượng theo từng danh điểm nguyên vật liệu, nhiên liệu.
2.1.1.2. Tại phòng kế toán:
Kế toán nguyên vật liệu mở sổ kế toán chi tiết cho từng danh điểm vật liệu
tương ứng với các thẻ kho được mở tại kho để theo dõi về số lượng và giá trị của
nguyên vật liệu. Định kỳ 3 đến 5 ngày nhận được chứng từ nhập, xuất kho do thủ

kho chuyển về, kế toán nguyên vật liệu phải kiểm tra, đối chiếu chứng từ nhập, xuất
với các chứng từ liên quan như hoá đơn mua hàng, hợp đồng vận chuyển, phiếu
mua hàng, phiếu giao hàng…, đồng thời kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng
từ và tiến hành ghi đơn giá hạch toán và tính ra thành tiền trên chứng từ. Căn cứ vào
14


các chứng từ đã tính thành tiền, kế toán ghi lần lượt từng nghiệp vụ nhập, xuất vào
các thẻ kế toán chi tiết vật tư, hàng hoá như thẻ của thủ kho.
Cuối tháng kế toán tiến hành cộng sổ kế toán chi tiết, tính ra tổng nhập, xuất
và tồn của từng danh điểm nguyên vật liệu, đối chiếu với thẻ kho của thủ kho. Tiếp
theo căn cứ vào thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn về mặt giá
trị của từng loại vật liệu. Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của kế
toán tổng hợp nhập, xuất, tồn.
2.1.2. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu nhập kho – xuất kho:
Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch
toán nguyên vật liệu. Tại Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng Nhà Việthầu hết
nguyên vật liệu, nhiên liệu đều được mua ngoài vì thế giá thực tế của nguyên vật
liệu nhập kho được xác định bằng:
Giá TT nhập = Giá mua trên HĐ + CP thu mua TT - Các khoản giảm trừ
(kể cả thuế NK nếu có)

giá mua ( nếu có)

Trong đó:
- Giá mua không bao gồm thuế GTGT vì công ty nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ, nhưng có thể bao gồm một số loại thuế như: thuế nhập khẩu, thuế
TTĐB….
- Chi phí thu mua thực tế bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, bảo
quản, phân loại, chi phí lưu kho bãi, chi phí hao hụt tự nhiên trong định mức…

- Các khoản giảm giá hàng mua là các khoản công ty được người bán giảm trừ
vào giá bán do mua số nhiều, hàng không đúng chất lượng hoặc mẫu mã quy định…
Giá xuất kho của nguyên vật liệu được công ty tính theo phương pháp giá
thực tế đích danh ( tính trực tiếp). Đặc điểm của phương pháp này là vật liệu xuất ra
thuộc lần nhập nào thì lấy giá nhập kho của lần nhập đó làm giá xuất kho.
2.1.3. Số liệu thực tế về tình hình luân chuyển một số loại nguyên vật liệu tại Công ty cổ
phần xây dựng Nhà Việt:
1. Ngày 01/10/2012: Công ty nhập 30 tấn xi măng PC30 của công ty CP xi
măng Hoà Phát với đơn giá chưa thuế GTGT 10% là 1.300.000đồng/tấn. HĐ viết
ngày 06/10/2012, chưa thanh toán, đơn giá bao gồm cả tiền vận chuyển.
15


2. Ngày 02/10/2012: Công ty xuất 10 tấn xi măng để thi công.
3. Ngày 05/10/2012: Nhập 300kg dây thép ly, đơn giá 19.000đồng ( chưa có
thuế GTGT); 5.400kg thép D22, đơn giá 14.850 đồng; 7.800kg thép D8 đơn giá
14.000 đồng của Công ty thép Thái Nguyên, đơn giá trên chưa bao gồm thuế GTGT
10%, đã có hoá đơn, đã thanh toán bằng chuyển khoản.
4. Ngày 06/10/2012: Xuất 100kg dây thép ly, 1.200kg thép D22; 1.000kg
thép D8 để thi công.
5. Ngày 10/10/2012: Xuất 150kg dây thép ly; 1.500kg thép D22; 1.300kg
thép D8; 7 tấn xi măng .
6. Ngày 10/10/2012: Mua 10.000 viên gạch xây của công ty TNHH Đảng
Lan, đơn giá 1.050 đồng/viên ( chưa có thuế GTGT10%), đã có hoá đơn, đã thanh
toán bằng chuyển khoản.
7. Ngày 10/10/2012: xuất 4.000 viên để thi công.
8. Ngày 12/10/2012: Xuất 3.500 viên để thi công.
9. Ngày 01/11/2012: Mua 30m3 cát xây của công ty TNHH Đức An, đơn giá
chưa có thuế GTGT 10% là 92.000 đồng/m3, đã có hoá đơn, đã thanh toán bằng
tiền mặt

10. Ngày 01/11/2012: Xuất 20m3 cát xây để thi công, 15 tấn xi măng .
11. Ngày 05/11/2012: Xuất 10m3 cát xây để thi công.
12. Ngày 06/11/2012: Xuất 1.500kg thép D22; 1.750kg thép D8.
13. Ngày 07/11/2012: Mua 45m3 đá 1*2 của Cty TNHH Đức An, đơn giá
195.000đồng/m3, đã có hoá đơn, thanh toán bằng tiền mặt.
14. Ngày 07/11/2012: Xuất 20m3 đá 1*2.
15. Ngày 11/11/2012: Xuất 15m3 đá 1*2, 2.000viên gạch, 1.500kg thép D8, 20
tấn xi măng .
-

Tại kho của công trường:
Thủ kho, kế toán công trường và các bộ phận liên quan lập biên bản kiểm

nghiệm vật tư trước khi nhập kho theo mẫu sau:

16


Bảng 2-1: Biên bản kiểm nghiệm vật liệu
Đơn vị: Cty CP kiến trúc xây dựng Nhà Việt
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
(Vật tư, sản phẩm, hàng hoá)
Ngày …. tháng …. năm ….
Số: …15….
-

Căn cứ …(HĐKT, BB giao hàng )… số .... ngày … tháng …. năm …..

-


Của: ……………………………………………………………………..

-

Ban kiểm nghiệm gồm:
Ông (bà): …………………………… Trưởng ban
Ông (bà): …………………………… Uỷ viên
Ông (bà): …………………………… Uỷ viên

-

Đã kiểm nghiệm các loại vật tư hàng hoá sau:

Stt Tên, nhãn hiệu,
QC-PC

Mã số

Phương Đvt SL
thức kiểm
theo

KQ kiểm nghiệm
SL
SL
không
đúng
đúng
QC-PC
QC-PC


1

Xi măng PC30

XM1001

cân

tấn

….

….

….



…………

……

………..

….

…..

……


……



………..

……..

……….



….

…….

…….

Ghi
chú

Ý kiến của ban kiểm nghiệm: …………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Đại diện kỹ thuật
(Ký, họ tên)

Thủ kho
(Ký, họ tên


Trưởng ban
(Ký, họ tên)

Biên bản phải được những người có trách nhiệm tại công trường ký và gửi về
phòng kế toán công ty.
Sau khi đã tiến hành kiểm nghiệm số lượng, chất lượng, thủ kho viết phiếu
nhập kho. Thường các vật liệu cùng loại sẽ được viết chung 1 phiếu nhập nếu nhập
cùng ngày cùng lúc
Bảng 2-2 : Phiếu nhập kho xi măng
17


Doanh nghiệp: Công ty CP kiến trúc xây
dựng Nhà Việt
Đ/c:Khu đô thị Văn Quán–Hà Đông– Hà Nội

Mẫu số: 01- VT theo QĐ số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC

PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 01 tháng 10 năm 2012
Số: ....91…..
Nợ:…152….
Có: ....331…
-

Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Đại

-


Theo HĐKT số 30/2012/HĐKT ngày 15/06/2012 giữa Công ty CP kiến trúc
xây dựng Nhà Việt và Công ty CP xi măng Hoà Phát.

-

Nhập tại kho: Công trình “Nhà ở công nhân nhà máy xi măng Thanh Liêm –
Hà Nam”

St Tên, nhãn hiệu,
t qui cách, phẩm

Mã số

Đơn
vị

A
B
1 Xi măng PC30

C
XM1001

D
tấn

Số lượng
Theo
Thực nhập
chứng từ

1
2
30
30

Đơn giá

Thành
tiền

3

4

Cộng
30
Tổng số tiền (Viết bằng chữ): …………………………………………………
Ngày 01 tháng 10 năm 2012
Người lập phiếu
(Ký, họ và tên)

18

Người giao hàng
(Ký, họ và tên)

Thủ kho
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ và tên)


Bảng 2-3 : Phiếu nhập kho thép
Doanh nghiệp: Công ty CP kiến trúc xây
dựng Nhà Việt
Đ/c: Khu đô thụ Văn Quán- Hà Đông- Hà Nội

Mẫu số: 01- VT theo QĐ số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC

PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 05 tháng 10 năm 2012
Số: ....92…..
Nợ:…152….
Có: ....331…
-

Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Sơn
Theo HĐKT số 20/2012/HĐKT ngày 10/04/2012 giữa Công ty CP kiến trúc
xây dựng Nhà Việt và Công ty thép Thái Nguyên
Nhập tại kho: Công trình “Nhà ở công nhân nhà máy xi măng Thanh Liêm –
Hà Nam”

-

St Tên, nhãn hiệu,
t qui cách, phẩm

Mã số


Đơn
vị

A
B
1 Dây thép ly
2 Thép D22
3 Thép D8

C
T1001
T1004
T1002

D
kg
kg
kg

Số lượng
Theo
Thực nhập
chứng từ
1
2
300
300
5.400
5.400

7.800
7.800

Đơn giá

Thành
tiền

3

4

Cộng
13.500
13.500
Tổng số tiền ( Viết bằng chữ): …………………………………………………
Ngày 05 tháng 10 năm 2012
Người lập phiếu
(Ký, họ và tên)

Người giao hàng
(Ký, họ và tên)

Thủ kho
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)

Để xuất nguyên vật liệu cho thi công thì các tổ nhân công, các bộ phận thi

công phải có đơn đề nghị xuất vật liệu để thi công và phải được chỉ huy công
trường hoặc người chịu trách nhiệm của bộ phận đó ký duyệt thì thủ kho mới được
viết phiếu xuất kho để xuất dùng. Các loại vật liệu cùng loại cũng thường được viết
chung vào 1 phiếu xuất:
19


Bảng 2-4: Phiếu xuất kho xi măng
Doanh nghiệp: Công ty CP kiến trúc xây
dựng Nhà Việt
Đ/c: Khu đô thụ Văn Quán- Hà Đông- Hà Nội

Mẫu số: 01- VT theo QĐ số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 02 tháng 10 năm 2012
Số: ....102…..
Nợ:…621.….
Có: ....152.…
-

Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thanh Bình. Bộ phận: Tổ bê tông

-

Lý do xuất kho: đổ bêtông mái tầng 1

-


Xuất tại kho: Công trình “Nhà ở công nhân nhà máy xi măng Thanh Liêm –
Hà Nam”

Stt Tên, nhãn hiệu,
qui cách, phẩm
A
B
1
Xi măng PC30

Mã số
C
XM1001

Đơn
vị
D
tấn

Số lượng
Yêu cầu
Thực xuất
1
2
10
10

Đơn giá
3


Thành
tiền
4

Cộng
10
Tổng số tiền ( Viết bằng chữ): …………………………………………………
Ngày 02 tháng 10 năm 2012
Người lập phiếu
(Ký, họ và tên)

20

Người nhận
(Ký, họ và tên)

Thủ kho
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)


Bảng 2- 5 : Phiếu xuất kho thép
Doanh nghiệp: Công ty CP kiến trúc xây
dựng Nhà Việt
Đ/c: Khu đô thụ Văn Quán- Hà Đông- Hà Nội

Mẫu số: 01- VT theo QĐ số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC


PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 06 tháng 10 năm 2012
Số: ....103…..
Nợ:…621.….
Có: ....152.…
-

Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thanh Bình. Bộ phận: tổ BT

-

Lý do xuất kho: đổ bêtông mái tầng 1

-

Xuất tại kho: Công trình “Nhà ở công nhân nhà máy xi măng Thanh Liêm –
Hà Nam”

St
t
A
1
2
3

Tên, nhãn hiệu,
qui cách, phẩm
B
Dây thép ly

Thép D22
Thép D8

Mã số
C
T1001
T1004
T1002

Đơn
vị
D
kg
kg
kg

Số lượng
Yêu cầu
Thực xuất
1
2
100
100
1.200
1.200
1.000
1.000

Đơn giá
3


Thành
tiền
4

Cộng
2.300
2.300
Tổng số tiền ( Viết bằng chữ): …………………………………………………
Ngày 06 tháng 10 năm 2012
Người lập phiếu
(Ký, họ và tên)

Người giao hàng
(Ký, họ và tên)

Thủ kho
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)

Các phiếu nhập kho và xuất kho đều phải được các chỉ huy công trường là
người đứng đầu công trường ký thì mới có tư cách pháp lý làm chứng từ chuyển về
phòng kế toán công ty.
Từ các phiếu nhập kho, xuất kho vật liệu trên, thủ kho sẽ lấy số liệu để ghi vào
các thẻ kho có mẫu như sau:
Bảng biếu số 2-6: Thẻ kho xi măng
21



Doanh nghiệp: Công ty CP kiến trúc xây
dựng Nhà Việt
Đ/c: Khu đô thụ Văn Quán- Hà Đông- Hà Nội

Mẫu số: 01- VT theo QĐ số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC

THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 02/10/2012
Tờ số: ...15…..
-

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Xi măng PC30

-

Đơn vị tính: tấn

-

Mã số: XM1001

A

Chứng từ
Số
Ngày
hiệu
tháng

B
C

1

PN91

2
3

Stt

Diễn giải

Ngày
nhập

Số lượng

E
01/10

30

PX10
2

D
Tồn đầu kỳ
01/10/1 Mua XM của Cty

2
Hoà Phát
02/10/1 Xuất kho đổ BT
2
mái tầng 1

Nhậ
p
1

02/10

10

…….

……..

……. ........

…..


………..................
Cộng
Tồn cuối kỳ

22

30


Xuất

Tồn

2

3
50

Ký xác
nhận
4

.…...

52

28
Ngày ….. tháng …. năm …..
Người lập thẻ


Bảng biếu số 2-7: Thẻ kho thép
Doanh nghiệp: Công ty CP kiến trúc xây
dựng Nhà Việt
Đ/c: Khu đô thụ Văn Quán- Hà Đông- Hà Nội

Mẫu số: 01- VT theo QĐ số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC


THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 05/10/2012
Tờ số: ...16…..
-

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Dây thép ly

-

Đơn vị tính: kg

-

Mã số: T1001
Chứng từ
Số
Ngày
hiệu
tháng
B
C

Stt
A
1
2
3

Diễn giải


D
Tồn đầu kỳ
Mua thép của Cty
PN92 05/10/12
thép Thái Nguyên
Xuất kho đổ BT mái
PX103 06/10/12
tầng 1
…….
……..
………..................
Cộng
Tồn cuối kỳ

Ngày
nhập,

Số lượng
Nhập Xuất

E

1

05/10

300

06/10


2

Tồn
3
250

Ký xác
nhận của
4

100

……. ........ …..… .…...
300

100

450
Ngày ….. tháng …. năm …..
Người lập thẻ

Mỗi loại vật liệu cũng phải được ghi riêng vào một thẻ kho như vậy sẽ thuận
lợi hơn trong quá trình quản lý, kiểm soát số lượng nhập - xuất - tồn tại công
trường. Tránh được tình trạng thất thoát và đảm bảo số liệu luôn chính xác để báo
về phòng kế toán công ty
Cuối kỳ (tháng hoặc quý) thủ kho kiểm kê vật liệu còn tồn trong kho, lập
phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ để gửi về phòng kế toán để phòng kế toán có kế
hoạch đặt hàng. Phòng kế toán công ty cũng có thể cử người xuống để kiểm kê
cùng thủ kho công trường nếu thấy số liệu không chính xác.

-

Tại phòng kế toán:
23


Định kỳ 3 đến 5 ngày thủ kho tại các công trường sẽ chuyển chứng từ gồm phiếu
nhập kho, phiếu xuất kho như ở trên và hoá đơn mua hàng như dưới đây về cho
phòng kế toán Công ty:
Bảng 2-8: Hoá đơn mua hàng xi măng
HOÁ ĐƠN
Mẫu số: 01GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
BM/2012B
Liên 2: Giao khách hàng
0034671
Ngày 06 tháng 10 năm 2012
Đơn vị bán hàng: Công ty CP xi măng Hoà Phát
Địa chỉ: 165 Giải Phóng – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Mã số thuế: 1105003626
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty CP kiến trúc xây dựng Nhà Việt
Địa chỉ: Khu đô thị Văn Quán- Hà Đông- HN
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: chuyển khoản.

A

B


Đơn vị
tính
C

1

Xi măng PC30

tấn

STT Tên hàng hoá, dịch vụ

MST: 0100104984-004
Số
lượng
1
30

Đơn giá

Thành tiền

2

3=1*2

1.300.000đ

39.000.000đ


Cộng tiền hàng :
39.000.000đ
Thuế suất GTGT : 10%
Tiền thuế GTGT :
3.900.000đ
Tổng cộng tiền thanh toán:
42.900.000đ
Số tiền viết bằng chữ : Bốn mươi hai triệu chín trăm nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu)

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)
Bảng 2-9: Hoá đơn mua hàng thép các loại
24


HOÁ ĐƠN
Mẫu số: 01GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
BM/2012B
Liên 2: Giao khách hàng
005899
Ngày 05 tháng 10 năm 2012
Đơn vị bán hàng: Công ty thép Thái Nguyên
Địa chỉ: 989 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Mã số thuế: 0121013540

Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty CP kiến trúc xây dựng Nhà Việt
Địa chỉ: Khu đô thị Văn Quán- Hà Đông- HN
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: chuyển khoản.
STT Tên hàng hoá, dịch vụ
A

B

MST: 0100104984-004

Đơn vị
tính
C

Số
lượng
1

Đơn giá

Thành tiền

2

3=1*2

1


Dây thép ly

kg

300

19.000đ

5.700.000đ

2
3

Thép D22
Thép D8

kg
kg

5.400
7.800

14.850đ
14.000đ

80.190.000đ
109.200.000đ

Cộng tiền hàng :
195.090.000đ

Thuế suất GTGT : 10%
Tiền thuế GTGT :
19.509.000đ
Tổng cộng tiền thanh toán:
214.599.000đ
Số tiền viết bằng chữ:Hai trăm nười bốn triệu năm trăm chín chín nghìn đồng
chẵn.
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu)

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)
Từ hoá đơn mua hàng này kế toán nguyên vật liệu sẽ vào sổ kế toán chi tiết
cho từng loại vật liệu như sau:

25


×