Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I- Lời Nói Đầu
Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa trong điều kiện một nước kinh tế kĩ thuật lạc hậu, trình độ phát triển sản
xuất thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Suốt một thời gian dài Việt Nam
cũng như nhiều nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) khác đã áp dụng mô hình
kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu, bao cấp mà thực chất là mô hình
kinh tế cứng nhắc, phi thị trường, quá đề cao vai trò của các thành phần kinh
tế XHCN dưới hai hình thức: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, còn các
thành phần kinh tế khác bằng những chính sách, biện pháp hành chính đã áp
đặt, nóng vội để đẩy nhanh tiến độ cải tạo XHCN. Kết quả là thành phần kinh
tế XHCN (quốc doanh và tập thể) phát triển nhanh về số lượng, mở rộng quy
mô và phạm vi hoạt động nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và ngày
càng có xu hướng giảm sút, sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế
không được phát huy khiến cho nền kinh tế trở nên trì trệ, kém phát triển.
Chúng ta không thể phủ nhận những tác dụng tích cực mà mô hình này đã
mang lại trong thời gian truớc đây, nhưng càng về sau nó càng bộc lộ những
khiếm khuyết, mà chủ yếu là các nhu cầu của xã hội vượt quá khả năng đáp
ứng của một nền kinh tế năng động do thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu và chế độ phân phối bình quân chủ nghĩa. Chính điều đó đã
kìm hãm và làm thui chột động lực và tính cạnh tranh giữa các lực lượng kinh
tế, không huy động và sử dụng được các nguồn lực của đất nước để tạo đà
cho sự phát triển. Đoạn tuyệt với cơ chế cũ, lạc hậu và phát triển kinh tế đã
trở thành đòi hỏi bức thiết và tất yếu đối với Việt Nam.
Để khắc phục những thiếu sót trước đó, từ Đại hội VI của Đảng - Đại hội
Đảng khởi đầu sự nghiệp đổi mới - chủ trương phát triển nền kinh tế thị
trường với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được nhận thức lại và thực hiện
nhất quán. Đảng ta đã xác định nền kinh tế nhiều thành phần có cơ cấu nhiều
thành phần là một đặc trưng của thời kì quá độ. Mỗi thành phần kinh tế có vai
trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển kinh
tế nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược, lâu dài trong suốt thời kì
quá độ lên CNXH, nhằm mục tiêu hàng đầu là nâng cao hiệu quả kinh tế nhà
nước, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác, trong đó kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nền kinh tế quốc dân, tạo khung pháp lí thuận lợi và môi trường chính trị, xã
hội ổn định và môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng, thông thoáng để tất
cả các thành phần kinh tế hoạt động tốt nhất, tạo động lực giải phóng sức sản
xuất, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH và
nâng cao đời sống toàn diện của nhân dân.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II. Nội Dung
1. Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thành phần kinh tế là bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc dân thống
nhất hay kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về
tư liệu sản xuất do tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
quy định . Mỗi thành phần kinh tế đại biểu cho một quan hệ sở hữu về tư
liệu sản xuất và vốn, theo đó là một quan hệ tổ chức, quản lí, phân phối và
thu nhập.
Khi bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế nước ta
còn ở trình độ kém phát triển, lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc
khác nhau, tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một
kiểu quan hệ sản xuất. Do đó, cơ cấu kinh tế phải là cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần. Căn cứ vào những nguyên lí chung và điều kiện cụ thể của
Việt Nam, Đảng ta đã xác định: nền kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH
có 5 thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể,
tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. .
Các thành phần kinh tế cùng tồn tại đan xen với nhau, hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh có tác dụng khôi phục cơ sở kinh tế hàng hoá mà trước
đây, do nôn nóng, đã xoá bỏ một cách không tự giác và cho phép khai
thác, sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế
trong nước. Những thành phần kinh tế này có diện mạo riêng nhưng đều
nằm trong sự thống nhất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN lâu
dài, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lành mạnh góp phần phát triển vững chắc
nền kinh tế nước ta trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập
với kinh tế khu vực và thế giới.
2. Phát triển các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
2-1. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
Trong các thành phần kinh tế ở Việt Nam, mỗi thành phần đều có vai
trò, vị trí và đóng góp nhất định vào nền kinh tế đất nước. Song do tính
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta cần đặc biệt
nhấn mạnh vai trò kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước làm chủ đạo và
cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công
cộng về tư liệu sản xuất ( sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước). Kinh tế
nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia,
các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước để có thể
đưa vào vòng chu chuyển kinh tế. Kinh tế nhà nước chiếm giữ ở các vị trí
then chốt của nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tê sthị trường ở Việt
Nam, kinh tế nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định tới tính
chất định hướng XHCN của nền kinh tế quốc dân
Phát triển kinh tế nhà nước theo hướng là lực lượng mở đường, hỗ trợ,
định hướng cho các thành phần kinh tế khác phát triển theo mục tiêu kinh
tế, xã hội của đất nước. Kinh tế nhà nước có khả năng, điều kiện về mọi
mặt để đáp ứng tốt nhất cho việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đầu
tư, xây dựng cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội như giao
thông, điện, các công trình công cộng khác phục vụ sản xuất và đời sống.
Kinh tế nhà nước có điều kiện để đi đầu trong việc tập trung nghiên cứu,
xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất những hàng
hoá mà trong nước có lợi thế, có khả năng cạnh tranh, thị trường có nhu
cầu và đem lại lợi nhuận cao, thu hút và sử dụng được nhiều lao động, tạo
đà cho kinh tế đất nước phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng, chủ yếu nhất để nhà
nước điều tiết và quản lí vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước chỉ có thể điều tiết
được nền kinh tế khi có trong tay một tiềm lực kinh tế mạnh. Kinh tế nhà
nước chính là chỗ dựa vật chất to lớn, tạo ra tiềm lực kinh tế mạnh để Nhà
nước thực hiện yêu cầu đó. Trong nền kinh tế nhà nước, hệ thống doanh
nghiệp nhà nước là lực lượng chủ lực tạo ra tiềm lực vật chất của kinh tế
nhà nước, có ở khâu những khâu trọng yếu của nền kinh tế, cung ứng phần
lớn tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng thiết yếu đóng vai trò nòng cốt
trong việc củng cố, phát triển các bộ phận cấu thành hệ thống kinh tế nhà
nước, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.Vì vậy,
trong lĩnh vực này, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Phát triển doanh nghiệp nhà nước là
nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế nhà nước. Trong đó, cần xây
dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ti nhà nước,
có sự tham gia của các thành phần kinh tế, thực hiện tốt chủ trương cổ
phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không
cần nắm 100% và tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để tạo động lực phát
triển và nâng cao hiệu quả theo hướng xoá bỏ triệt để bao cấp, doanh
nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất
quan trọng nhất để nhà nước thực hiện quản lí vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm
cho nền kinh tế phát triển ổn định, bảo đảm những cân đối lớn và đủ khả
năng sẵn sàng ứng phó với những đột biến của nền kinh tế thị trường.
Việc phát triển kinh tế nhà nước sẽ là đòn bẩy để tăng trưởng kinh tế
và giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước: Nhà nước sử dụng lực lượng
kinh tế nhà nước để đầu tư cho những ngành, những khu vực, những công
trình kinh tế trọng điểm, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế từng vùng,
miền, địa bàn, phát huy lợi thế, khả năng về mọi mặt, làm thay đổi bộ mặt
kinh tế cả nước. Kinh tế nhà nước còn được sử dụng vào việc thực hiện
các chương trình vay vốn, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm…
Như vây, để kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, dẫn dắt các
thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN ta cần hoàn
thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp nhà nước, đổi mới và phát huy ưu thế về kĩ thuật
và công nghệ, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu
quả kinh tế xã hội, thực hiện vai trò và chức năng công cụ quản lí vĩ mô
của Nhà nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế trong các doanh nghiệp Nhà
nước trên cơ sở bảo đảm chế độ tự chủ, sản xuất kinh doanh của các đơn vị
kinh tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các loại lợi ích kinh tế, chú ý thích
đáng lợi ích kinh tế của người lao động.
2-2. Kinh tế tập thể cùng phát triển với kinh tế nhà nước
Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do
người lao động tự góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lí theo nguyên tắc
tập trung, bình đẳng, cùng có lợi.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là hợp tác dựa
trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những
người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh… thuộc các thành phần kinh
tế, không giới hạn địa bàn hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách
nhiệm. Trong quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
nhiều chủ trương đổi mới và phát triển kinh tế tập thể nhằm phát huy vai
trò tích cực của nó. Kinh tế tập thể đã có những bước đổi mới một cách
sâu rộng, phát triển sâu rộng, phát triển các hình thức hợp tác đa dạng,
chuyển đổi mô hình tổ chức, nguyên tắc hoạt động và cơ chế quản lí nội bộ
để thích ứng với điều kiện mới.
Về hướng hoạt động sản xuất:
Chú trọng nâng cao khả năng cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh,
đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường; không ngừng đổi mới,
cải tiến kĩ thuật, cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Khả năng cạnh
tranh của một tổ chức kinh tế phụ thuộc vào cách thức, quy mô tổ chức sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ. Nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ giúp
kinh tế tập thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Đa dạng hoá các ngành nghề hoạt động. Hiện nay, việc cung cấp các
dịch vụ đầu vào cho sản xuất đã phát triển khá mạnh trên thị trường, do
vậy nếu chỉ thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng đầu vào thông
thường thì giá trị sản xuất sẽ thấp, cạnh tranh rất ác liệt với các loại thị
hình kinh tế khác, dặc biệt là kinh tế tư nhân. Ở khu vực nông thôn, bên
cạnh việc phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ cần chú trọng kinh tế hợp tác
xã, trang trại… Để vươn ra thị trường và giảm tác động của các rủi ro, tăng
hiệu quả phát triển kinh tế các hợp tác xã, cần mở rộng lĩnh vực hoạt động
của mình với cácloại hình tổ chức kinh doanh khác, phát triển các ngành
nghề truyền thống, đa dạng các mặt hàng, đảm bảo những khâu quan trọng
như chế biến, tiêu thụ sản phẩm…
Về mặt tổ chức:
Kinh tế tập thể cần lựa chọn, xây dựng đội cán bộ có tinh thần, ý thức
trách nhiệm cao, cần xác định mô hình tổ chức quản lí nào là phù hợp với
điều kiện cụ thể của mình. Ngoài ra, kinh tế tập thể phải lấy lợi ích kinh tế
6