Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I- PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến. Hội
đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council – WTTC)
đã công nhận du lịch la một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành
sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là
nguồn thu ngoai tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia
khác, du lịch la một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh
chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.
Du lịch ngày nay là một đề tài hấp dẫn và đã trỏ thành vấn đề mang tính chất
toàn cầu. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để
đánh giá chất lượng của cuộc sống.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nó bao gồm sự tham gia của tất cả
các ngành kinh tế và của cả chính trị. Chính vì thế muốn du lịch phát triển thì
phải có những chính sách về kinh tế và chính trị ưu tiên phát triển cho du lịch.
Trong khi Việt Nam hiện nay tuy có tình hình chính trị khá ổn định nhưng vẫn
còn là một nước có nền kinh tế kém phát triển. Do vậy phải đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước về mọi mặt. Du lịch, kinh tế và chính trị co mối quan hệ tác động
hai chiều với nhau. Có chính sách về kinh tế, chính trị ưu tiên cho phát triển cho
du lịch thì du lịch sẽ quay trở lại tác động đến kinh tế, chinh trị.Tỷ lệ đói nghèo
và thất nghiệp ở Việt Nam còn nhiều. Nếu không giải quyết tốt thì có thể ảnh
hưởng tới chính trị.Trong khi Việt Nam tuy đã có những biện pháp tác động tích
cực đến du lịch nhưng vẫn còn những tồn tại làm kìm hãm sự phát triển của du
lịch.
Tất cả những lý do trên em thấy không những du lịch có 1 vai trò rất quan
trọng đối với kinh tế, chính trị mà kinh tế, chính trị còn giữ vai trò quyết định đối
với sự phát triển của du lịch, đặc biệt đối với hoàn cảnh đất nước ta hiện nay.
Chính vì thế em đã lựa chọn đề tài này.
Đây là lần đầu tiên em viết 1 đề án va trong quá trình viết tài liệu co thể
chưa đầy đủ nên đề án này có thể chưa thật sự làm hài lòng các thầy cô giáo.
Em hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô. Em xin chân
thành cảm ơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Hạnh đã tận tình hướng dẫn em
hoàn thành đề án này.
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Hạnh
Sinh viên trình bày: Trần Văn Lưu
Lớp: DL & KS 45B
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II- NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong lịch sử nhân loại, Du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, Du lịch đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá,xã hội ở các
nứơc. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan
trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, đồng thời cũng nâng cao nhận thức
của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm
và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cho nên hoạt động của nghành du lịch
có mối quan hệ tương tác đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, là một hiện tượng kinh tế-xã hội
phức tạp. Do vậy, ngành du lịch chỉ có thể phát triển được khi có sự phối hợp
chặt chẽ với các ngành khác như tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông
vận tải, văn hoá, hải quan, bưu chính viễn thông v.v…
Trong một chuyến đi du lịch, khách du lịch không chỉ sử dụng các dich vụ
và hàng hoá của các cơ sở du lịch, mà họ còn phải sử dụng một số dịch vụ và
hàng hoá của các cơ sở thuộc các ngành khác nhau như: làm thủ tục visa, đổi
tiền, gọi điện, gửi thư, đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng, tư nhân
v.v…
Nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp của các nhu cầu như: nhu cầu đi lại,
ăn nghỉ, vui chơi, giải trí và các nhu cầu bổ sung khác. Chúng cùng phát sinh
trong cùng một thời gian đi du lịch nhất định của khách du lịch. Vì thế để thoả
mãn nhu cầu du lịch của khách du lịch thì đồng thời cũng phải thoả mãn các
nhu cầu khác. Qua đó cho thấy du lịch co mối quan hệ khá chặt chẽ với chính
trị và các ngành kinh tế khác.
Một sản phẩm du lịch tổng hợp không thể do một đơn vị kinh doanh tạo
ra, mà do tổng hợp các hoạt động kinh doanh tạo ra. Khách du lịch trong một
chuyến đi du lịch, ngoài việc thoả mãn những nhu cầu đặc trưng như tham
quan, giải trí, chữa bệnh…họ vẫn có những nhu cầu thường ngày như ăn, ngủ.
Do vậy, họ phải sử dụng nhiều loại dịch vụ và hàng hoá khác nhau. Trên thực
tế các loại dịch vụ và hàng hoá khác khó có thể chỉ do một cơ sở du lịch duy
nhất tạo ra hay sản xuất được. Trong một chuyến đi du lịch, khách du lịch
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
không chỉ sử dụng một sản phẩm du lịch đơn thuần, mà phải sử dụng một sản
phẩm du lịch tổng hợp. Vì những lý do đó hoạt động kinh doanh du lịch mang
tính chất tổng hợp. Các thành viên tham gia vào quá trình tạo nên một sản
phẩm du lịch tổng hợp là rất đa dạng, nên việc thống nhất, liên kết mọi nỗ lực
và tham vọng là điều hết sức cần thiết.
Từ những điều trên cho thấy du lịch có mối liên kiết chặt chẽ với mọi
ngành kinh tế và hệ thống chính trị. Khi một đất nước dành những chính sách
về chính trị ưu tiên cho phát triển du lịch, đồng thời có một nền chính tri tương
đối ổn định thì du lịch sẽ phát triiển với tốc độ cao hơn các nước khác rất nhiều.
Ở Việt Nam hiện nay, tuy có một nền chính trị phải nói là ổn định bậc nhất
hiện nay nhưng nền kinh tế vẫn còn kém phát triển nên du lịch mới chỉ phát
triển ở mức độ trung bình, chưa thể đem ra so sánh với các nước tiên tiến
trong khu vực và trên thế giới. Từ đó cho thấy để du lịch phát triển một cách ổn
định thì không những kinh tế, chính trị phải phát triển mà phải phát triển một
cách đồng đều.
Qua đó cho thấy du lịch có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển
của đất nước về mọi mặt. Tuy nhiên ở góc độ bài viết này, em chỉ xin đề cập
đến những tác động của kinh tế, chính trị đối với sự phát triển du lịch, đặc biệt
là ở Việt Nam hiện nay.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ch¬ng 2: c¬ së thùc tiÔn
1. Thực trạng du lịch Việt Nam hiện nay
Du lịch đang ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế
của nhiều quốc gia. Lượng khách du lịch ngày càng tăng cao. Theo tổ chức du
lịch thế giới(WTO)thì năm 2000 số lượng khách du lịch toàn cầu là:698 triệu
lượt người,thu nhập là: 467 tỷ USD; năm 2002 lượng khách là: 716,6 triệu lượt,
thu nhập là 474 Tỷ USD; dự tính đến năm 2010 lượng khách là 1006 Triệu lượt
và thu nhập là 900 Tỷ USD.
Từ những số liệu trên cho thấy du lịch trên thế giới nói chung đang ngày
càng phát triển mạnh và có xu hướng toàn cầu hoá rõ rệt. Khách du lịch không
chỉ đi thăm quan, giải trí trong phạm vi lãnh thổ trong nước mà có thể đi ra
nước ngoài để du lịch. Khi mà kinh tế xã hội càng phát triển, thu nhập của
người dân càng cao thì nhu cầu du lịch càng tăng.
Việc quần chúng hoá trong hoạt động du lịch và khả năng đi xa hơn kéo
theo nhiêù biến đổi trong xu hướng vận động của khách. Trước chiến tranh thế
giới lần thứ 2, nguồn khách du lịch chủ yếu tập trung vào vùng biển Địa Trung
Hải, Biển Đen,Ha Wai, vùng Caribê; về mùa đông nguồn khách tới các vùng núi
của châu Âu để trượt tuyết như ở dãy Alpơ…Hiện nay(đặc biệt là từ năm 1975
trở lại đây), hướng vận động của khách du lịch ở khắp nơi trên toàn cầu.
Nguồn khách du lịch ngoài những nơi đã quen biết, nay lại phân toả đến những
nước mới phát triển du lịch để tìm hiểu và phát hiện những vấn đề mới mẻ như
vùng châu Á-Thái bình dương…
Sự phân bố của luồng khách du lịch quốc tế cũng có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ
trong khách du lịch đến châu Âu và châu Mỹ(là 2 khu vực có vị trí quan trọng
nhất của ngành du lịch trên thế giới) có xu hướng giảm rõ rệt trong vòng hơn
40 năm trở lại đây. Nếu như năm 1960 số lượng khách du lịch quốc tế đến
châu Âu và châu Mỹ chiếm 96,7% lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới thì
vào đầu những năm 2000 đã giảm xuống còn xấp xỉ 80%. Năm 2000, châu Âu
là khu vực đứng đầu với 57,8% thị phần khách du lịch quốc tế. Cũng trong thời
gian này, khu vực Đông Á-Thái Bình Dương thu hút ngày một đông khách hơn
(Tỷ lệ khách đến đã từ 0,98% lên 12%). Như vậy, khu vực Đông Á-Thái Bình
Dương có tốc độ phát triển của ngành du lịch cao hơn rất nhiều so vói tốc độ
phát triển trung bình của toàn ngành du lịch trên thế giới. Theo dự báo của
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
WTO, đến năm 2010 thị phần đón khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Á-
Thái Bình Dương đạt 22,8% thị trường toàn thế giới, sẽ vượt châu Mỹ, trở
thành khu vực đứng thứ 2 sau châu Âu, và đến năm 2020 sẽ là 27,34%. Trong
khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, du lịch các nước Đông Nam Á (ASEAN) có
vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của
toàn khu vực. Theo dự báo của WTO, năm 2010 lượng khách quốc tế đến khu
vực Đông Nam Á là: 72 triệu lượt, với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn
1995-2010 là 6%/năm. Trong khu vực Đông Nam Á,các nước Singapore,
Malaysia, Thái Lan, Inđônêsia, Brunây là những nước có tốc độ tăng trưởng về
lượng khách du lịch quốc tế lớn nhất thế giới.
Riêng Việt Nam, lượng khách du lịch quốc tế đến đã có xu hướng tăng
đáng kể, từ 1358182 triệu lượt năm 1995 lên 2627988 triệu lượt năm 2002. Việt
Nam từ năm 1990 trở lại đây du lịch đã có bước phát triển khá mạnh, đem lại
lợi ích kinh tế đáng kể. Theo thống kê của Tổng cục du lịch, năm 1990 doanh
thu của du lịch Việt Nam mới chỉ đạt con số 650 tỷ đồng thì năm 2002 đã đạt
được 23500 tỷ đồng. Ngày nay, du lịch Việt Nam không chỉ đơn thuần là thoả
mãn nhu cầu trong nước mà đã mở rộng ra thế giới. So với năm 1990, số du
khách quốc tế tăng 9 lần còn du lịch nội địa tăng hơn 10 lần. Du lịch đã mang
lại cho nền kinh tế quốc dân năm 2001 là 1,4 tỷ USD bao gồm các khoản mục
thu trực tiếp của Tổ chức du lịch và các ngành có liên quan. Theo Tổng cục du
lịch cho biết, năm 2002 khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng 11% và khách
nội địa tăng 5% so với năm 2001.
2. Sự tác động về mặt kinh tế-chính trị đối với sự phát triển du lịch
Việt Nam:
Từ những số liệu trên cho thấy du lịch đang ngày càng phát triển mạnh
mẽ và có xu hướng toàn cầu hoá. Nhiều nước trên thế giới coi du lịch là cứu
cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu, què quặt của mình. Chính từ lợi ích này
mà người Pháp đã gọi du lịch là “Con gà đẻ trứng vàng”. Chính vì thế mà
chúng ta phải có những biện pháp tích cực về kinh tế-chính trị để thúc đẩy sự
phát triển của du lịch, nhất là khi trong hoàn cảnh đất nước ta vẫn còn nghèo
nàn, lạc hậu.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2.1 Những thuận lợi, hiệu quả đạt được:
Trong những năm vừa qua, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh công tác
nhằm phát triển du lịch, coi du lịch thật sự trở thành 1 ngành kinh tế mũi nhon.
Du lịch là 1 ngành kinh tế tổng hợp, vì thế mà khi phát triển du lịch cũng
tức là phải phát triển những ngành kinh tế có liên quan. Sản phẩm du lịch
không chỉ đơn thuần là các cảnh quan, các nơi vui chơi giải trí, đình chùa…mà
nó còn bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác như ăn, nghỉ, giao thong vận tải…Điều
này đòi hỏi những nhu cầu này cần phải được đáp ứng 1 cách đầy đủ cho
khách du lịch về mọi nhu cầu trong chuyến du lịch.
Hiện nay, Chính phủ ta đã có những biện pháp hết sức tiến bộ vê mặt
kinh tế nhằm thúc đẩy lịch phát triển .Ví dụ nhu giảm phí vận chuyển trong các
chuyến bay , ô tô …điều đó làm giảm được chi phí đi lại cho khách hàng để họ
có thể tăng khả năng thanh toán trong khi tiêu dùng các dịch vụ khác trong
chuyến đi du lịch của mình. Việc giảm phí vận chuyển đó được cụ thể hoá bằng
phương thức trợ giá cho xăng dầu trong khi mà mặt hàng này có giá đang leo
thang rất nhanh.
Du lịch chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thời gian,cũng như mức thu nhập,
trình độ văn hoá…của nhân dân. Đời sống của nhân dân Việt Nam hiện nay
còn khá khó khăn. Phần lớn số dân đều tham gia vào sản xuất nông nghiệp
nên hoàn cảnh của nhiều gia đình nhìn chung vẫn còn khá nhiều khó khăn và
lạc hậu. Họ không có thời gian nhàn rỗi nhiều, thu nhập còn chưa cao, trình độ
văn hoá còn thấp nên xu hướng đi du lịch còn chưa phát triển. Đảng và Nhà
nước ta hiện nay đang tiến hành CNH, HĐH đất nước nhằm đạt được chỉ tiêu
cho đến năm 2020 cơ bản thành 1 nước công nghiệp. Khi mà kinh tế đã phát
triển thì nhu cầu đi du lịch của nhân dân sẽ được nâng lên rất nhiều.
Cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển hơn trước rất nhiều,
Chính phủ và các doanh nghiệp đã đấu tư vào một số khu vực có tiềm năng du
lịch như Vịnh Hạ Long-Quảng Ninh, cố đô Huế hay phố cổ Hội An…Ngoài ra
Việt Nam đang đề xướng Hoàng thành Thăng Long, Ca trù và dân ca quan họ
Bắc Ninh, Múa rối nước để được công nhận là di sản văn hoá thế giới.Chính
điều đó đã làm cho những nơi này trở thành những di sản văn hoá được thế
giới công nhận. Điều đó đã làm thu hút rất nhiều khách du lịch nội địa cũng như
quốc tế đến tham quan.
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ngoài ra, như đã nói ỏ trên, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nó đòi
hỏi sự tham gia, kết hợp của mọi ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân như:
gia thong vận tải, bưu chính viễn thong, công-nông nghiệp…Hiện nay, Chính
phủ đang từng bước xây dựng lại những con đường mới gắn liền giữa các
vùng với nhau. Ví dụ như đường Hồ Chí Minh. Điều này đã tạo điều kiện thuận
lợi trong việc đi lại giữa các vùng,tạo ra xu hướng phát triển du lịch một cách
đồng đều giữa các vùng, không có hiện tượng như trước đây nữa là những nơi
nào dễ đi thì sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn.
Qua những điều trên cho thấy, khả năng và xu hướng phát triển du lịch
của một đất nước phụ thuộc ở mức độ lớn vào tình hình và xu hướng phát triển
kinh tế ở đó.Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế
và Xã hội của Liên Hiệp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch nếu nước
đó tự sản xuất được một phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Nếu
một nước phải nhập phần lớn một khối lượng hàng hoá để trang bị cho cơ sở
vật chất kĩ thuật để đảm bảo phục vụ khách du lịch thì việc cung ứng vật tư
hàng hoá sẽ hết sức khó khăn. Việt Nam vẫn còn là một nước nông nghiệp
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế. Chính phủ đang từng bước
CNH,HĐH nền kinh tế để làm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên,
chiếm tỷ phần cao trong nền kinh tế, giảm số lao động trong ngành nông nghiệp
xuống và đầu tư KHCN để làm sao các ngành này có thể phát triển ngày càng
cao hơn. Điều này sẽ làm cho mức sống của nhân dân tăng lên rất nhiều, có
điều kiện để trình tu, bảo trì các di sản, các tài nguyên nhân văn của đất nước.
Ngoài sự phụ thuộc chính vào kinh tế, du lịch còn chịu ảnh hưởng của
chính trị. Từ sau chiến tranh thống nhất đất nước đến nay, Việt Nam là một
trong những nước có nền chính trị ổn định nhất thế giới, ít bạo động, khủng bố
nên du lịch có điều kiện để phát triển. Trên thế giới, nhiều nước công nghiệp
phát triển đang diễn ra tình hình chính trị rất phức tạp, nạn khủng bố và đình
công phổ biến ở khắp mọi nơi (đặc biệt là ở châu Âu) đã làm cho lượng khách
du lịch đang ở mức cao nhất đã tụt xuống rất nhiều như ở Philippin, Nam Triều
Tiên…sự phát triển du lịch ở những nước này đã bị hạn chế, nhiều khi bị phá
huỷ. Ngược lại những nước có đường lối chính trị trung lập và nền hoà bình ổn
định như Thuỵ Sỹ, Áo, Thuỵ Điển…thường có sức hấp dẫn đối với đông đảo
quần chúng nhân dân-các khách du lịch tiềm năng.
7