TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2015
Tên công trình: SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
Y TẾ CHO TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 2 (KD2)
HÀ NỘI, 2015
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU
1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài: 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1
1.4. Phạm vi nghiên cứu 1
1.5 Phương pháp nghiên cứu 1
1.5.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
1
1.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 1
1.5.3 Phương pháp phân tích số liệu 1
1.6. Kết cấu đề tài 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ Y TẾ Ở VIỆT NAM VÀ
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
1
2.1 Bản chất sự hài lòng của khách hàng
1
2.1.1. Định nghĩa và vai trò của sự hài lòng của khách hàng
1
2.1.2 Phân loại sự hài lòng của khách hàng 1
2.1.3 Các yếu tố cấu thành sự hài lòng của khách hàng 1
2.2. Dịch vụ y tế và sự hài lòng của người dân về dịch vụ y tế 1
2.2.1. Bản chất của dịch vụ y tế 1
2.2.2. Người dân sử dụng dịch vụ y tế và đặc điểm của người dân sử dụng
dịch vụ y tế 1
2.2.3. Vai trò của sự hài lòng của dân đối với dịch vụ y tế 1
2.3. Mô hình phân tích sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế
1
2.3.1. Chỉ số hài lòng của khách hàng CSI 1
2.3.2. Tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế
1
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế
1
2.4.1. Nhân tố khách quan:
1
2.4.2. Nhân tố chủ quan 1
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA
NGƯỜI DÂN VỚI DỊCH VỤ Y TẾ DÀNH CHO TRẺ EM TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI
1
3.1. Giới thiệu về dịch vụ y tế cho trẻ em ở Hà Nội 1
3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Hà Nội 1
3.1.2. Đặc điểm của dịch vụ y tế cho trẻ em trên Hà Nội 1
3.1.3. Giới thiệu về 3 bệnh viện có dịch vụ chăm sóc y tế cho trẻ em trên
Hà Nội
1
3.2. Kiểm định độ tin cậy các tiêu chí và phân tích nhân tố khám phá 1
3.2.1. Giới thiệu chung về phiếu điều tra
1
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá
1
3.2.3 Kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí trong phiếu điều tra 1
3.3. Phân tích thực trạng sự hài lòng của người dân về dịch vụ y tế dành
cho trẻ em trên địa bàn Hà Nội 1
3.3.1. Thực trạng sự hài lòng của người dân đối với “Cơ sở vật chất”
trong dịch vụ y tế dành cho trẻ em trên địa bàn Hà Nội 1
3.3.2. Thực trạng sự hài lòng của người dân đối với “ nguồn nhân lực ”
trong dịch vụ y tế dành cho trẻ em trên địa bàn Hà Nội 1
3.3.3. Thực trạng sự hài lòng của người dân đối với “thông tin và thủ tục
” trong dịch vụ y tế dành cho trẻ em trên địa bàn Hà Nội 1
3.3.4. Thực trạng sự hài lòng của người dân đối với “ viện phí ” trong
dịch vụ y tế dành cho trẻ em trên địa bàn Hà Nội 1
3.4 Kết luận chung về sự hài lòng của người dân về dịch vụ y tế dành cho
trẻ em trên địa bàn Hà Nội
1
3.4.1. Phân tích mô hình hồi quy để làm rõ vai trò của các yếu tố tạo nên
sự hài lòng của học sinh đối với dịch vụ y tế dành cho trẻ em trên địa bàn
Hà Nội
1
3.4.2. Đánh giá chung về sự hài lòng 1
3.4.3. Nguyên nhân sự chưa hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế
công dành cho trẻ em trên địa bàn Hà Nội 1
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ1
4.1. Phương hướng phát triển của các bệnh viện công dành cho trẻ em
trên địa bàn Hà Nội đến 2020 1
4.1.1 Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 của Hà Nội 1
4.1.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển của hệ thống dịch vụ y tế dành
cho trẻ em tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Hà Nội:
1
4.2. Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân đối với hệ thống y tế
dành cho trẻ em tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố: 1
4.2.1. Giải pháp nâng cao sự hài lòng đối với chất lượng cơ sở vật chất
của hệ thông dịch vu y tế dành cho trẻ em tại các bệnh viện công trên địa
bàn Hà Nội: 1
4.2.2. Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực của các cơ sở y tế công trên địa
bàn Hà Nội 1
4.2.3. Giải pháp nâng cao sự hài lòng đối với quy trình thông tin và thủ
tục của hệ thông dịch vu y tế dành cho trẻ em tại các bệnh viện công trên
địa bàn Hà Nội: 1
4.3. Kiến nghị đối với UBND Thành phố và các Sở ban ngành 1
4.3.1. Kiến nghị đối với UBND Thành phố Hà Nội 1
4.3.2. Kiến nghị đối với Sở Y tế Hà Nội
1
4.3.3. Kiến nghị đối với các cơ sở y tế công trên địa bàn Hà Nội 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
4.
Khánh Phương, Ngành y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
1
PHỤ LỤC A
1
PHỤ LỤC B
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BV
CSVC
NNL
SHL
TTTT
TW
Bệnh viện
Cơ sở vật chất
Nguồn nhân lực
Sự hài lòng
Thông tin thủ tục
Trung ương
VP
Viện phí
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thống kê giới tính người sử dụng dịch vụ y tế nhi
1
Bảng 3.2 - Thống kê độ tuổi người sử dụng dịch vụ y tế nhi
1
Bảng 3.3. Thống kê nơi ở thường trú của người sử dụng dịch vụ y tế Nhi
1
Bảng 3.4 Thống kê số lần đến khám chữa bệnh tại bệnh viện trong 1 năm
của người dân
1
Bảng 3.5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá
1
Bảng 3.6: KMO- Barret- Phương sai trích 1
Bảng 3.7: KMO- Barret- Phương sai trích 1
Bảng 3.8: KMO- Barret- Phương sai trích 1
Bảng 3.9: KMO- Barret- Phương sai trích 1
Bảng 3.10. Kết quả kiểm định Cronbach alpha đối với nhân tố “Cơ sở vật
chất” 1
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định Cronbach alpha đối với nhân tố “ Nguồn
nhân lực” 1
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định Cronbach alpha đối với nhân tố “Thông tin
và thủ tục” 1
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định Cronbach alpha đối với nhân tố “ Viện
phí” Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định thang đo độ tin cậy 1
Bảng 3.15: Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Cơ sở vật chất”
1
Bảng 3.16: Điểm trung bình của các biến liên quan đến bác sĩ trong nhân
tố “ Nguồn nhân lực” 1
Bảng 3.17: Điểm trung bình của các biến liên quan đến y tá trong nhân tố
“ Nguồn nhân lực”
1
Bảng 3.18: Điểm trung bình của các biến khác trong nhân tố “ Nguồn
nhân lực” 1
Bảng 3.19: Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Thông tin và thủ
tục” 1
Bảng 3.20: Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Viện phí”
1
Bảng 3.21: Kết quả hồi quy của biến SHL theo 4 biến độc lập 1
Bảng 3.22: Khoảng cách của các nhân tố
1
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Sơ đồ quá trình nghiên cứu 1
Hình 2.1 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ
1
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của người dânvề dịch vụ y tế
1
Hình 2.3 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân
đối với dịch vụ y tế dành cho trẻ em 1
Biểu đồ 3.1: Điểm trung bình của các biến trong nhân tố” Cơ sở vật chất”
1
Biểu đồ 3.2: Điểm trung bình của các biến liên quan đến bác sĩ trong
nhân tố “ Nguồn nhân lực”
1
Biểu đồ 3.3: Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Thông tin và
thủ tục”
1
Biểu đồ 3.4: Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “ Viện phí “ 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Để
nước ta có thể phát triển một cách bền vững, lâu dài thì nguồn lực và sức
mạnh mà chúng ta có được bắt nguồn từ con người. Vì vậy, ngoài sự tăng
trưởng về kinh tế, chúng ta còn phải chú trọng đến phát triển một cách
toàn diện và nâng cao chất lượng đời sống của người dân; trong đó, chăm
sóc sức khỏe luôn là một yếu tố được quan tâm hàng đầu. Chính vì thế,
yêu cầu đặt ra cho về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được đặt ra
ngày càng cao.
Ở Việt Nam, trẻ em đang chiếm tới 1/4 dân số. Trẻ em là hạnh phúc
của gia đình, là tương lai của đất nước. Theo đó, trẻ em cần và phải được
coi như những công dân đặc biệt của xã hội, được nhà nước và nhân dân
chăm sóc và được dành cho những ưu tiên, cũng như tạo môi trường lành
mạnh để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Xây dựng và
phát triển hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em được coi là một trong các ưu
tiên hàng đầu của Việt Nam. Việc bảo vệ, chăm sóc, đảm bảo sự khỏe
mạnh và phát triển của trẻ em vừa là mục tiêu, vừa là động lực và tương
lai phát triển bền vững đất nước. Đây là một quá trình và sự nghiệp quốc
gia, trong đó ngành y tế đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực góp phần
đảm bảo sự phát triển về sức khỏe của trẻ em.
Trái ngược với sự mong đợi của người dân, trong những năm gần đây, hệ
thống bệnh viện ở nước ta nói chung, cũng như hệ thống bệnh viện nhi
nói riêng luôn gặp vấn đề, với nhiều mặt bất cập. Trong tình trạng số
lượng trẻ em mắc bệnh ngày càng tăng cao, nhu cầu cấp thiết đó là một
hệ thống bệnh viện chuyên nghiệp, quy mô lớn. Tuy nhiên số lượng bệnh
viện nhi ở Hà Nội thì lại tương đối ít, dẫn đến tình trạng quá tải cũng như
sự phục vụ chưa bao giờ được đánh giá là tận tình và chu đáo. Điển hình,
trong những ngày cao điểm bệnh viện nhi TW thường xuyên có tới 3-4
bệnh nhân một giường, nhiều khoa phòng phải kê thêm giường tạm,
chiếm tới hơn nửa số giường chính thức. Cơ sở vật chất ở nhiều bệnh
viện nhi còn thiếu và chưa được đảm bảo chất lượng tốt nhất. Trong khi
đó, thủ tục hành chính khám chữa bệnh vẫn còn khá phức tạp. Nghiêm
trọng hơn, đã có rất nhiều sự cố, tai nạn đáng tiếc xảy ra làm cho hình ảnh
của các bệnh viện nhi trở nên kém đi trong mắt của người dân. Đỉnh điểm
là trong năm 2014, có rất nhiều các trường hợp bệnh nhân nhi bị tử vong
do sự vô trách nhiệm của các nhân viên bệnh viện. Trích dẫn từ báo
Thanh Niên ngày 22/10/2014: “Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, ngày
19/10, bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng Nhung, 10 tuổi ở xóm 10, xã Thạch
Thán, huyện Quốc Oai đã được đưa vào Bệnh viện đa khoa Quốc Oai.
Tuy đã được các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị nhưng bệnh tình của bệnh
nhi này không có dấu hiệu thuyên giảm. Đến khoảng 4 giờ 15 phút ngày
21/10, bệnh tình của bé có diễn biến phức tạp hơn. Gia đình đã thông báo
cho các bác sĩ để nhanh chóng cấp cứu. Sau 1 giờ 20 phút cấp cứu không
kết quả, bệnh nhân tử vong hồi 7 giờ ngày 21/10/2104. Qua quá trình điều
tra, bác sĩ Đỗ Văn Vy, Giám đốc BVĐK Quốc Oai cho biết gia đình bệnh
nhân không đồng ý làm giải phẫu bệnh lý, đồng thời đề nghị BV làm rõ
sự việc gia đình xin báo với điều dưỡng trực xin chuyển tuyến trên cho
bệnh nhân nhưng điều dưỡng không báo cho bác sĩ trực. Điều dưỡng
Nguyễn Phú Trung tiếp nhận thông tin từ gia đình bệnh nhân đã thừa
nhận do bệnh nhân đông, có nhiều ca mổ nên đã sơ suất không báo cáo
với bác sĩ trực về đề xuất chuyển viện của gia đình…”. Với cách chăm
sóc và cung cấp dịch vụ y tế cho trẻ em như hiện nay, có những cách tiếp
cận khác nhau về dịch vụ y tế giữa người dân và các bệnh viện. Tuy
nhiên, có thể nhận thấy rằng, “sự hài lòng của người dân” chưa thực sự
được quan tâm, chú ý.
Với tất cả các bất cập như trên vẫn còn tồn tại trong hệ thống bệnh viện
Hà Nội nói chung các bệnh viện nhi nói riêng, nhóm chúng tôi quyết định
làm một bài nghiên cứu với đề tài: “Sự hài lòng của người dân đối với
dịch vụ y tế cho trẻ em trên địa bàn Hà Nội”. Mục đích của bài nghiên
cứu này để làm rõ hơn về ý kiến và cảm nhận của người dân về dịch vụ y
tế cho trẻ em. Những vấn đề có trong hệ thống bệnh viện nhi và khao nhi
trên địa bàn Hà Nội. Qua việc nghiên cứu về mức độ hài lòng của người
dân, chúng tôi có thể chỉ ra cho hệ thống bệnh viện nhi và các khoa nhi
Hà Nội những điểm người dân chưa hài lòng để đưa ra cá giải pháp cải
thiện và nâng cao sự hài lòng của người dân trong tương lai.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện mục tiêu sau:
Làm rõ những tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân với dịch vụ y
tế dành cho trẻ.
Phân tích các tiêu chí để làm rõ mức độ hài lòng của người dân đối với
dịch vụ y tế tại bệnh viện nhi TW và khoa nhi ở một bàn Hà Nội
Đưa ra kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân
đối với dịch vụ y tế tại bệnh viện nhi TW và khoa nhi ở một số bệnh viện
trên địa bàn Hà Nội.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, để tài sẽ trả lời
được 3 câu hỏi nghiên cứu dưới tương ứng dưới đây:
- Những tiêu chí nào dùng để đo lường sự hài lòng của người dân đối với
dich vụ y tế công dành cho trẻ em?
- Thực trạng sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế dành cho trẻ
em tại bệnh viện nhi TW và khoa nhi ở một số bệnh viện trên địa bàn Hà
Nội?
- Làm thế nào để cải thiện và nâng cao sự hài lòng của người dân đối với
loại hình dịch vụ y tế này hiện nay?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế
dành cho trẻ em tại bệnh viên nhi TW và khoa nhi tại các bệnh viện Bạch
Mai, Thanh Nhàn
Lí do chọn các bệnh viện nêu trên:
Bệnh viện nhi TW là bệnh viện đầu tiên và duy nhất tại Hà Nội mà dịch
vụ khám chữa bệnh chỉ dành riêng cho trẻ em, trong khi bệnh viện Bạch
Mai cũng là bệnh viên TW và Thanh Nhàn là một trong số những bệnh
viện hàng đầu tại Hà Nội
Đối tượng điều tra: người được tham khảo ý kiến gồm có các bệnh nhân
là các trẻ em và phụ huynh đưa con em đi khám chữa bệnh.
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Bệnh viện Nhi TW (18 ngõ 879,
Đê La Thành, Q. Đống Đa, Hà Nội), các bệnh viện có khoa nhi như bệnh
viện Bạch Mai (03, Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội), Thanh Nhàn (42,
Thanh Nhàn, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Từ tháng 12/2014 đến tháng 4/2015
Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: sự hài lòng của người dân với dịch
vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Nhi TW và các bệnh viện có khoa Nhi
tại Hà Nội nói riêng có thể được đánh giá từ phía phụ huynh, hay bản
thân người sử dụng dịch vụ y tế.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Hình 1.1 Sơ đồ quá trình nghiên cứu
Nguồn: Nhóm Nghiên cứu
1.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Thông tin thứ cấp:
Đề tài thu nhập thông tin thứ cấp từ những nghiên cứu sau:
Các bài báo, bài luận liên quan đến chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh viện
nhi TW và khoa nhi tại các bênh viện Bạch Mai, Thanh Nhàn.
Báo cáo của bệnh viện
b. Thông tin sơ cấp:
Thông tin sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn sâu và điều tra, khảo sát qua
bảng hỏi
*Phương pháp phỏng vấn sâu
Đối tượng phỏng vấn: 10 phụ huynh đưa con em đi khám chữa bệnh
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, mặt đối mặt
Nội dung phỏng vấn: về các tiêu chí phản ánh sự hài lòng của người dân,
thực trạng sự hài lòng cũng như mong muốn của người dân đồi với dịch
vụ y tế dành cho trẻ em trên địa bàn Hà Nội.
* Phương pháp điều tra khảo sát qua bảng hỏi
Mẫu: 200- 300 bệnh nhi và người nhà bệnh nhi
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện
Địa điểm tiến hành: bệnh viện nhi trung ương và khoa nhi tại bệnh viện
nhi TW, Bạch Mai, Thanh Nhàn.
Nội dung điều tra: đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với dịch
vụ y tế dành cho trẻ em trên địa bàn Hà Nội
1.5.3 Phương pháp phân tích số liệu
Nhóm nghiên cứu đã xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, SPSS 16.0, với
các công cụ sau:
Kiểm định độ tin cậy Reliability Test: nhằm xác định xem dữ liệu thu
thập được có đáng tin cậy hay không theo hệ số alpha (α).
Phân tích nhân tố khám phá EFA: nhằm tìm ra các nhân tố có giá trị trong
thang đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế dành cho
trẻ em tại Hà Nội.
Phân tích, so sánh Means và tìm ra khoảng cách giữa Means Thực trạng
và Means Mong đợi: để đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch
vụ y tế dành cho trẻ em ở Hà Nội
Sử dụng mô hình hồi quy đa biến: Để xác định mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố đến sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế dành cho trẻ
em tại Hà Nội.
1.6. Kết cấu đề tài
Chương 1: Giới thiệu chung về để tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về dịch vụ y tế ở Việt Nam và sự hài lòng của
người dân về dịch vụ y tế.
Chương 3: Phân tích thực trang sự hài lòng của người dân về dịch vụ y tế
tại bệnh viện nhi TƯ và khoa nhi tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà
Nội
Chương 4: Đề xuất kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của
người dân về dịch vụ y tế tại bệnh viện nhi trung ương và khoa nhi tại
một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ Y TẾ Ở VIỆT NAM VÀ
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
2.1 Bản chất sự hài lòng của khách hàng
2.1.1. Định nghĩa và vai trò của sự hài lòng của khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng là tâm trạng hoặc cảm giác của khách hàng
về một sản phẩm và dịch vụ khi sự mong đợi của họ được thỏa mãn hay
được đáp ứng vượt mức trong suốt vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ.
Khách hàng đạt được sự thỏa mãn sẽ có được lòng trung thành và tiếp tục
mua sản phẩm của công ty.
Theo Tse và Wilton (1988), sự hài lòng là sự phản ứng của người tiêu
dùng đối với việc ước lượng sự khác nhau giữa mong muốn trước đó và
sự thể hiện thực sự của sản phẩm như là sự chấp nhận sau khi dùng nó.
Theo Oliver (1997), sự hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng đối với
việc được đáp ứng những mong muốn. Định nghĩa này có hàm ý rằng sự
thỏa mãn chính là sự hài lòng của người tiêu dùng trong việc tiêu dùng
sản phẩm hoặc dịch vụ dó nó đáp ứng những mong muốn của họ, bao
gồm cả mức độ đáp ứng trên mức mong muốn và dưới mức mong muốn.
Theo Kotler (2012) thì sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác của
một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm, dịch
vụ với những kỳ vọng của người đó. Kỳ vọng ở đây được xem là ước
mong hay mong đợi của con người. Nó bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân,
kinh nghiệm trước đó và thông tin bên ngoài như quảng cáo, thông tin
truyền miệng của bạn bè, gia đình...
Như vậy, sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ chính là sự
thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ đó - nó là hàm số
của sự khác biệt giữa kết quả nhận được và kỳ vọng. Khách hàng có thể
có cảm nhận một trong ba mức độ hài lòng sau: Nếu kết quả thực hiện
kém hơn so với kỳ vọng thì khách hàng sẽ không hài lòng. Nếu kết quả
thực hiện tương xứng với kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng. Nếu kết
quả thực tế vượt quá sự mong đợi thì khách hàng rất hài lòng và thích thú.
Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ bao gồm các đặc
điểm:
Là một hoạt động tâm lí, kích thích nảy sinh của khách hàng khi đã tiếp
nhận sản phẩm hoặc sự phục vụ cùng với các thông tin của nó.
Luôn luôn thay đổi theo thời gian khi có sự tác động của các yếu tố khách
quan.
Được tác động bởi đặc điểm của sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp.
Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ đóng một vai trò rất
quan trọng đối với các bên cung cấp sản phẩm dịch vụ bao gồm việc gia
tăng sự trung thành, tăng trưởng lợi nhuận và xây dựng lòng tin. Để tạo
được sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ, ngày nay các
công ty đều ra sức giữ khách hàng của mình, họ đều vấp phải một thực tế
là chi phí thu hút một khách hàng mới có thể gấp năm lần chi phí giữ một
khách hàng cũ luôn hài lòng, vì nó đòi hỏi nhiều công sức và chi phí để
làm cho khách hàng đang hài lòng từ bỏ những người cung ứng là đối thủ
cạnh tranh. Khách hàng quen thuộc sẽ mua nhiều sản phẩm hơn và sẽ
mang lại nhiều nguồn kinh doanh hơn nhờ việc họ giới thiệu cho những
người khác về sản phẩm này. Vì vậy, nếu sự trung thành của khách hàng
là đích mà nhà cung cấp muốn nhắm tới thì nhà cung cấp phải bắt đầu
bằng việc tìm hiểu về những gì có thể đem lại giá trị cho khách hàng và
thị trường. Theo ý kiến của Reichheld và Sasser thì các công ty có thể
tăng lợi nhuận từ 25% đến 85% bằng cách giảm tỉ lệ khách hàng bỏ đi
5%. Một cách giữ khách hàng tốt nhất là đảm bảo mức độ thỏa mãn của
khách hàng cao nhằm tạo lòng trung thành từ khách hàng. Khi đó đối thủ
cạnh tranh sẽ khó có thể khắc phục được những rào cản chi phí đơn thuần
bằng cách chào giá thấp hơn hay những biện pháp kích thích chuyển sang
người cung ứng khác. Sự hài lòng hay thích thú của khách hàng sẽ tạo ra
sự trung thành cao độ của khách hàng. Bên cạnh đó, sự hài lòng làm cho
khách hàng ở lại càng lâu với công ty, càng làm cho giá trị của khách
hàng tăng, bởi khách hàng sẽ mua nhiều hơn, ít nhạy cảm với giá hơn,
nhờ đó công ty sẽ giữ vững được thị phần, giảm chi phí và tăng lợi nhuận
cao hơn. Bằng cách khám phá ra được những gì khách hàng muốn, nhà
cung cấp có thể hiểu được dịch vụ và sản phẩm của họ đã cung cấp có giá
trị như thế nào đối với khách hàng. Một dụng cụ đơn giản là làm các cuộc
điều tra về việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và phân tích các ý kiến của
khách hàng. Nghiên cứu này sẽ đem lại cho nhà cung cấp một cái nhìn
sâu rộng hơn về những nhược điểm của họ trong dịch vụ và phân phối sản
phẩm của họ. Sự hài lòng của khách hàng còn là công cụ marketing rất
hiệu quả đem lại khách hàng mới cho công ty nhờ đó tạo thêm uy tín,
tăng lợi thế cạnh tranh, là phương thức quảng cáo tốt nhất cho công ty.
Mặt khác, sự hài lòng của khách hàng còn đem lại động lực khuyến khích
nhân viên phục vụ khách hàng tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn.
2.1.2 Phân loại sự hài lòng của khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng được phân loại ở nhiều góc độ khác nhau:
* Căn cứ vào phản ứng tinh thần khi nhu cầu của khách hàng được đáp
ứng, sự hài lòng của khách hàng co thẻ chia thành 5 loại sau:
Sự thỏa mãn: thể hiện thái độ khoan dung và nhận được sản phẩm.
Sự vui vẻ: thể hiện các sản phẩm có thể cung cấp cho mọi người một trải
nghiệm tích cực.
Sự giải thoát: thể hiện các sản phẩm có thể loại bỏ tình trạng tiêu cực của
người dân.
Sự mới lạ: thể hiện một sản phẩm cung cấp cho người dân có rất nhiều sự
hứng thú và mới lạ.
Sự ngạc nhiên: thể hiện sản phẩm làm cho mọi người hạnh phúc và bất
ngờ.
* Căn cứ vào các đối tượng khác nhau của hệ thống kinh doanh tiêu thụ,
sự hài lòng của khách hàng co thẻ chia thành 5 loại sau:
Sự hài lòng với doanh nghiệp: đây là đánh giá chủ quan của khách hàng
về góc độ kinh doanh, tình hình hoạt động và tất cả các lợi ích thu được
từ doanh nghiệp.
Sự hài lòng với hệ thống bán hàng: đây là đánh giá chủ quan của khách
hàng về hệ thống bán hàng , tình hình hoạt động và tất cả các lợi ích thu
được từ các hoạt động này. Ví dụ, quảng cáo có rõ ràng hay không? Cửa
hàng tiêu thụ được suôn sẻ hay không? Làm thế nào về việc đóng gói,
làm thế nào về việc ghi nhãn?
Sự hài lòng với sản phẩm/dịch vụ: đây là đánh giá chủ quan của khách
hàng về một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể và những lợi ích khi họ trải
nghiệm chúng
Sự hài lòng với nhân viên: đây là đánh giá của khách hàng về độ tin cậy,
khả năng phản ứng, tính linh hoạt của đội ngũ nhân viên của doanh
nghiệp khi họ liên hệ với khách hàng.
Sự hài lòng với hình ảnh và môi trường: đây là nhận thức và đánh giá của
khách hàng về môi trường , không khí liên quan đến sử dụng sản phẩm
hoặc dịch vụ.
Trong các phương diện hài lòng của khách hàng thì sự hài lòng về sản
phẩm và dịch vụ là cơ bản và nó chịu sự ảnh hưởng và tác động của các
đối tượng khác.
* Căn cứ vào giai đoạn khác nhau trong quá trình mua sản phẩm dịch vụ,
sự hài lòng có thể chia thành các loại sau:
Sự hài lòng trước khi mua: trước khi mua, thông qua quảng cáo, hoạt
động tiếp thị tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp với sản phẩm,
khách hàng sẽ được đánh giá có hay không hài lòng với giá trị sản phẩm.
Sự hài lòng khi mua hàng: trong quá trình mua người tiêu dùng có sự so
sánh và lựa chọn giữa các loại sản phẩm khác nhau, và sau đó họ đưa ra ý
kiến về sự hài lòng của họ với sản phẩm.
Sự hài lòng khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ: về việc sử dụng và tiêu thụ
sản phẩm, khách hàng sẽ có ý kiến chủ quan về sản phẩm liên quan đến
mong muốn của họ và cam kết sản xuất.
Sự hài lòng sau khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ: sau khi một sản phẩm hay
dịch vụ được sử dụng, khách hàng sẽ cung cấp ý kiến về mức giá mà họ
phải trả sau khi sử dụng, ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
2.1.3 Các yếu tố cấu thành sự hài lòng của khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ có thể được tạo nên từ
những yếu tố cấu thành như: sự kì vọng của khách hàng; cảm nhận của
khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; khả năng chấp nhận giá của
khách hàng. Mỗi yếu tố có một vai trò khác nhau trong việc tạo ra sự hài
lòng của khách hàng đối với những sản phẩm và dịch vụ nhất định, cụ thể
là:
2.1.3.1 Sự kỳ vọng của khách hàng
Trước khi sử dụng các sản phẩm/dịch vụ, khách hàng đã thiết lập các tiêu
chuẩn chắc chắn sản phẩm cần phải có, từ đó hình thành kỳ vọng cho sản
phẩm. Về việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ, khách hàng sẽ kiểm tra chất
lượng thực tế của sản phẩm/dịch vụ so với kỳ vọng tiêu chuẩn để đưa ra
mức độ hài lòng sản phẩm. Nếu sản phẩm/dịch vụ thực tế đáp ứng sự
mong đợi ban đầu của khách hàng, họ sẽ cảm thấy hài lòng. Nếu sản
phẩm/dịch vụ thực tế vượt quá mong đợi, họ cảm thấy rất hài lòng.
Ngược lại, nếu hiệu quả thực tế sản phẩm dịch vụ không đạt được sự kỳ
vọng, họ sẽ phàn nàn thậm chí bất mãn, dẫn tới việc không sử dụng sản
phẩm hoặc dịch vụ này một lần nữa. Sự mong đợi của khách hàng bị ảnh
hưởng chủ yếu bởi các yếu tố sau đây:
Thuộc tính sản phẩm: bao gồm cả thuộc tính cần thiết và đầy đủ. Thuộc
tính quan trọng là các thuộc tính mà khách hàng mong muốn và cần trong
một sản phẩm/dịch vụ. Đối với những thuộc tính mà sản phẩm/dịch vụ tự
nhiên đạt được theo một tiêu chuẩn nhất định, nếu không đạt được, khách
hàng sẽ không thể hiện sự tin tưởng và thỏa mãn; nếu sản phẩm/dịch vụ
được thực hiện khiến khách hàng cảm thấy tốt hơn cũng coi là bình
thường. Thuộc tính đầy đủ mà khách hàng không bao giờ muốn để có
được và thậm chí làm cho họ ngạc nhiên và hài lòng. Vì vậy, nếu sản
phẩm không có các thuộc tính, sẽ không có bất kỳ tác động tiêu cực nào.
Tuy nhiên, có những thuộc tính này sẽ tạo ra một tác động tích cực, nâng
cao sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ. Thuộc tính cần
thiết và đầy đủ của sản phẩm không cố định và không thay đổi nhưng nhu
cầu khách hàng liên tục thay đổi vì vậy những thuộc tính cũng cần được
thay đổi. Một trong những thuộc tính đầy đủ của các năm trước có thể trở
thành thuộc tính quan trọng của năm nay.
Yếu tố marketing: Đây là cách mà công ty sử dụng để tiếp thị sản
phẩm/dịch vụ, phương pháp tiếp cận khách hàng ảnh hưởng đến sự mong
đợi của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ. Làm tiếp thị về sản
phẩm/dịch vụ sẽ dẫn đến sự kỳ vọng của khách hàng vượt quá hiệu quả
thực tế của sản phẩm, do đó cần phải làm cho khách hàng không chỉ cảm
thấy tốt về sản phẩm mà còn cảm thấy hài lòng rằng công ty đã nói sự
thật. Như vậy, công ty sẽ gia tăng sự tin tưởng của khách hàng. Tuy
nhiên, tiếp thị tại kỳ vọng thấp sẽ không tạo ra sức hấp dẫn của sản phẩm.
Yếu tố môi trường: Văn hóa, những ảnh hưởng của đám đông, kinh
nghiệm mua sắm của những người khác là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự hình thành kỳ vọng của khách hàng. Nếu thương hiệu của
sản phẩm là tốt, kỳ vọng khách hàng sẽ cao, như vậy họ sẽ chấp nhận dễ
dàng với một mức giá cao hơn so với các sản phẩm khác.
2.1.3.2 Cảm nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ
Trong quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ, khách hàng sẽ có được cảm
giác về sản phẩm/dịch vụ, sự so sánh giữa những kỳ vọng thực tế và nhận
thức sẽ cho thấy họ có cảm thấy hài lòng hay không. Cảm giác thực tế
của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ được xây dựng trên cơ sở nhận thức
về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ.
Mỗi khách hàng đều có nhận thức và nhu cầu khác nhau nên cảm nhận
của họ về chất lượng sản phẩm dịch vụ mà họ nhận được cũng khác nhau.
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ được cảm nhận từ phía khách hàng dựa
trên cơ sở kinh nghiệm thực tế của họ với sản phẩm/dịch vụ đó. Chất
lượng sản phẩm/dịch vụ thường được đánh giá trên các khía cạnh sau:
Các đặc tính của sản phẩm: điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Các giá trị sản phẩm: sản phẩm có lợi thế hơn các sản phẩm/dịch vụ cùng
loại, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nhà cung cấp.
Việc cung cấp: thể hiện trong việc triển khai dịch vụ, phong cách phục
vụ.
Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng: dịch vụ được thiết kế để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng, vì vậy mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng
được dùng làm cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
Việc tạo ra giá trị: sản phẩm/dịch vụ mang lại giá trị gì cho khách hàng.
Đó có thể là giá trị lý tính do công dụng sản phẩm đem lại, cũng có thể là
giá trị cảm tính như sự sành điệu, thời trang, đẳng cấp đem lại.
2.1.3.3 Khả năng chấp nhận giá của khách hàng
Theo Cronin & Taylor (1992), khách hàng không nhất thiết phải mua các
sản phẩm/dịch vụ tốt nhất, họ có thể mua các sản phẩm/dịch vụ phù hợp
với khả năng thanh toán của họ. Vì vậy, khả năng chấp nhận giá của
khách hàng có thể ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng
Giá cả của sản phẩm dịch vụ là mức mà người mua phải trả tiền để được
sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó. Khách hàng sẽ cảm nhận về giá cả dựa trên
hai điểm: chi phí tiền thanh toán và chi phí cơ hội bằng cách sử dụng số
tiền đó để mua một sản phẩm/dịch vụ. Giá cả của sản phẩm/dịch vụ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như:
Sự tương quan giữa giá cả và chất lượng mà khách hàng nhận được.
Giá cả của sản phẩm/dịch vụ của công ty so với đối thủ cạnh tranh.
Giá so sánh với kỳ vọng của khách hàng.
2.2. Dịch vụ y tế và sự hài lòng của người dân về dịch vụ y tế
2.2.1. Bản chất của dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế là một dịch vụ khá đặc biệt, về bản chất dịch vụ y tế bao
gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như: khám, chữa
bệnh phục vụ bệnh nhân và gia đình.
Chất lượng dịch vụ y tế được cấu thành bởi: chất lượng kỹ thuật và chất
lượng chức năng. Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật
chuẩn đoán và điều trị bệnh. Chất lượng chức năng bao gồm: cơ sở vật
chất bệnh viện, giao tiếp với nhân viên y tế, cách thức tổ chức quy trình
khám chữa bệnh mà người bệnh phải thực hiện, cách thức bệnh viện
chăm sóc người bệnh
Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường
không thể hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn
mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế). Cụ thể, khi người
bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh, việc điều trị bằng phương pháp nào,
thời gian bao lâu hoàn toàn do thầy thuốc quyết định. Như vậy, người
bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, và ở một mực độ nào đó có thể chọn
người chữa cho mình và phương pháp điều trị.
Dịch vụ y tế là loại hình dịch vụ đặc biệt. Dịch vụ y tế có những đặc điểm
sau:
- Tính không thể đoán trước: Tính không dự đoán rất phổ biến trong thị
trường chăm sóc sức khoẻ, nghĩa là con người không chủ động quyết định
được thời gian mắc bệnh của mình. Do đó, người bệnh và người nhà của
bệnh nhân không dự báo được khi nào mình cần đến dịch vụ y tế
- Tri thức không đối xứng: Trong y tế tình trạng thông tin không đối xứng
thể hiện trong mối quan hệ đàm phán giữa bệnh nhân và thầy thuốc. Thầy
thuốc có rất nhiều tri thức, thông tin về chẩn đoán, về điều trị. Trong khi
đó bệnh nhân khi sử dụng dịch vụ y tế thường rất it thông tin về bệnh và
phác đồ điều trị, dẫn đến tâm trạng lo lắng. Do đó người sử dụng dịch vụ
y tế cần được cung cấp thông tin đầy đủ và dễ hiểu.
- Tính ngoại ứng: Trong thị trường chăm sóc sức khoẻ thì ngoại ứng được
dùng để chỉ những tác động bên ngoài đối với người sử dụng dịch vụ y tế,
đối. Những ngoại ứng gây ra tác động có hại thì gọi là ngoại ứng tiêu cực,
những ngoại ứng tiêu cực có thể khiến người bệnh lo lắng sợ hãi. Những
ngoại ứng gây ra tác động có lợi thì gọi là ngoại ứng tích cực, ngoại ứng
tích cự có thể khiến người bệnh yên tâm.
- Dịch vụ y tế luôn có rào cản gia nhập ngành: Dịch vụ y tế là một ngành
dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập
thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Không phải ai có tiển cũng
có thể cung cấp dịch vụ y tế được vì DV này liên quan đến tính mạng của
con người, đòi hỏi những người có chuyên môn và được đào tạo, am hiểu
về chăm sóc sức khỏe con người.
2.2.2. Người dân sử dụng dịch vụ y tế và đặc điểm của người dân sử dụng
dịch vụ y tế
*Đối tượng sử dụng dịch vụ y tế
Đối với một ngành dịch vụ thông thường, khách hàng chính là người trả
tiền để được sử dụng dịch vụ đó. Nhưng ngành y tế không chỉ phục vụ
một đối tượng khách hàng duy nhất. Người được ngành y tế phục vụ là
các tầng lớp dân cư có mong muốn và nguyện vọng khám chữa bệnh
nhóm khách hàng, bao gồm: bệnh nhân, người nhà bệnh nhân,… Người
sử dụng dịch vụ y tế không phân biệt tuổi tác, giới tính cũng như vùng
miền. Mỗi nhóm dân cư khác nhau theo cách này cách khác lại đóng vai
trò là một chủ thể tham gia, tác động đến sự biến đổi và phát triển cua
dịch vụ y tế.
*Thời điểm lựa chọn sử dụng dịch vụ y tế
Trong kinh doanh dịch vụ, để duy trì hoặc tăng thị phần và lợi nhuận, các
doanh nghiệp phải tập trung đáp ứng nhu cầu khách hàng. Dịch vụ y tế
cũng cung ứng các sản phẩm dịch vụ mà người dân yêu cầu. Tuy nhiên
nhu cầu của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế thường xuất hiện như một
tình trạng không mong muốn mà bắt buộc phải sử dụng lại không hoàn
toàn là cái họ muốn. Việc lựa chọn sử dụng các dịch vụ y tế xuất phát từ
thay đổi trong sức khỏe của bản thân khiến người dân tìm tới các dịch vụ
y tế để cải thiện những thay đổi không đáng có đó. Trong kinh doanh,
khách hàng luôn đúng. Nhưng ngành y tế cung ứng cái bệnh nhân cần
hơn là cái mà họ muốn
*Hình thức sử dụng dịch vụ y tế
Khách hàng thông thường có quyền chi trả để được nhận sản phẩm hay
dịch vụ nào mà mình mong muốn. Tuy nhiên mỗi người dân đến bệnh
viện đều mang những tâm lý khác nhau, vì vậy việc làm hài lòng người
dân sử dụng dịch vụ y tế dường như khó hơn là làm hài lòng một khách
hàng thông thường.
Khách hàng của dịch vụ thông thường thường được hưởng lợi ích từ dịch
vụ đó mang lại ngay sau khi bắt đầu sử dụng dịch vụ. Trong khi đó, người
dân sử dụng dịch vụ y tế cần một thời gian, sau khi khám chữa bệnh đầy
đủ mới có thể cảm nhận được lợi ích của dịch vụ y tế. Trong một số
trường hợp, người dân khi sử dụng dịch vụ y tế không thể qua khỏi,
không chữa được bệnh trong khi vẫn phải chi trả toàn bộ chi phi để sử
dụng dịch vụ y tế.
Như vậy, có thể nói y tế là một loại hình dịch vụ riêng biệt, nhưng có
nhiều nét tương đồng với các loại dịch vụ khác.
2.2.3. Vai trò của sự hài lòng của dân đối với dịch vụ y tế
Sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ y tế phản ánh cảm nhận của người
dân khi được nhận các dịch vụ y tế. Khi người dân hài lòng với dịch vụ y
tế, người dân và nơi cung cấp dịch vụ y tế đều được hưởng những lợi ích
sau:
*Lợi ích đối với bệnh viện:
Tăng cường mức độ trung thành của người dân đối với bệnh viện, họ có
thể giới thiệu trực tiếp dịch vụ của bệnh viện đến với người thân, bạn bè
để lựa chọn bệnh viện trong những lần thăm khám tiếp theo
Nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho người dân nhờ phối hợp được
các quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân
Nâng cao uy tín và hình ảnh của bệnh viện
Giảm thiểu được các thắc mắc và phàn nàn của người dân sử dụng dịch
vụ y tế
*Lợi ích đối với người dân:
Tạo được tâm lý tốt cho người dân để họ yên tâm khám, chữa bệnh
Nhờ quy trình khám chữa bệnh đạt được hiệu quả, người bệnh sẽ nhanh
khỏi bệnh hơn và được ra viện sớm
Tạo được lòng tin với đội ngũ cán bộ y tế, bác sĩ, y tá, điều dưỡng,…
Nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe của bản thân
*Lợi ích đối với xã hội:
Tạo ra được một cộng đồng dân cư với sức khỏe tốt, tập trung xây dựng
và phát triển đất nước
Phát triển một mạng lưới y tế hiệu quả và chuyên nghiệp
2.3. Mô hình phân tích sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế
2.3.1. Chỉ số hài lòng của khách hàng CSI
Chỉ số hài lòng của khách hàng (customer satisfaction index- CSI) được
ứng dụng nhằm đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với các ngành,
các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới
Chỉ số hài lòng của khách hàng gồm các nhân tố (biến), mỗi nhân tố được
cấu thành từ nhiều yếu tố cụ thể (indicators, items), đặc trưng của sản
phẩm hoặc dịch vụ. Sự hài lòng của khách hàng (customer satisfaction)
được định nghĩa như là một sự đánh giá toàn diện về sự sử dụng một dịch
vụ hoặc hoạt động sau bán cảu doanh nghiệp và đây chính là điểm cốt lõi
của mô hình CSI. Xung quanh biến số này là hệ thống các mối quan hệ
nhân quả (cause and effect) xuất phát từ những biến khởi tạo như sự
mong đợi (expectation) của khách hàng, hình ảnh (image) doanh nghiệp
và sản phẩm, chất lượng cảm nhận (perceived quality) và giá trỉ cảm nhận
(perceived value) về sản phẩm hoặc dịch vụ kèm theo đến các biến số kết
quả của sự hài lòng như sự trung thành (customer loyalty) hay sự than
phiền của khách hàng (customer complaint).
Chỉ số hài lòng của Mỹ
Trong chỉ số hài lòng của Mỹ (ACSI). Giá trị cảm nhận chịu tác động bởi
chất lượng cảm nhận và sự mong đợi của khách hàng. Khi đó, sự mong
đợi của khách hàng có tác động trực tiếp đến chất lượng cảm nhận. Trên
thực tế, khi mong đợi càng cao, có thể tiêu chuẩn về chất lượng cảm nhận
của khách hàng đối với sản phẩm càng cao hoặc ngược lại. Do vậy yêu
cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng cần
phảo đảm bảo và được thỏa mãn trên cơ sở sự hài lòng của họ. Sự hài
lòng của khách hàng được tạo thàn trên cơ sở chất lượng cảm nhận, sự
mong đợi và giá trị cảm nhận, nếu chất lượng và giá trị cảm nhận cao hơn
sự mong đợi sẽ tạo nên lòng trung thành, trường hợp ngược lại, đấy là sự
phàn nàn hay sự than phiền về sản phẩm/ dịch vụ mà họ sử dụng
Hình 2.1 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ
Nguồn:
Sự mong đợi (expectation): Sự mong đợi của khách hàng thể hiện mức độ
chất lượng mà khách hàng mong đợi nhận được, các thông số đo lường sự
mong đợi gắn liền với những thông số của hình ảnh và chất lượng cảm
nhận của sản phẩm và dịch vụ. Đây là kết quả của kinh nghiệm tiêu dùng
trước đó hoặc thông tin thông qua những kênh truyền thông đối với sản
phẩm hoặc dịch vụ.
Chất lượng cảm nhận (perceived quality): có 2 loại chất lượng cảm nhận:
(1) chất lượng cảm nhận sản phẩm (hữu hình) là sự đánh giá về tiêu dùng
sản phẩm gần đây của khách hàng đối với sản phẩm và (2) chất lượng
cảm nhận dịch vụ (vô hình) là sự đánh giá các dịch vụ liên quan như dịch
vụ trong và sau khi bán, điều kiện cung ứng, giao hàng… của sản phẩm.
Do vậy, cả hai được tạo thành bởi những thuộc tính quan trọng (important
attributes) được kết tinh trong chính sản phẩm/ dịch vụ.
Giá trị cảm nhận là một thước đo về chất lượng so với giá thanh toán.
Mặc dù giá cả thường là rất quan trọng đối với những khách hàng mua
lần đầu tiên, nó thường có tác động nhỏ phần nào đó về sự hài lòng cho
những lần mua hàng lặp lại.
Các biến số kết quả của sự hài lòng như sự trung thành (customer
loyalty): là biến số cuối cùng trong mô hình và mang tính quyết định đến
sự tồn tại của doanh nghiệp trong tương lại, nó được đo lường bởi ý định
tiếp tục mua, lòng tin và sự giới thiệu cảu người khác về sản phẩm dịch
vụ mà họ đang dùng. Ngược lại với sự trung thành là sự than phiền của
khách hàng (customers complaints): khi khách hàng không hài lòng với
sản phẩm dịch vụ so với những mong muốn của họ. Sự trung thành của
khách hàng được xem như một tái sản của doanh nghiệp, vì vậy, các
doanh nghiệp cần phải tạo ra sự hài lòng đối với khách hàng nhằm nâng
cao sựu trung thành của họ đối với doanh nghiệp. Sự than phiền và sự
trung thành là kết quả của sự hài lòng của khách hàng.
Mặc dù có rất nhiều cách khác nhau để đánh giá về sự hài lòng của khách
hàng ở mỗi quốc gia, các tiêu chí chính bao gồm 5 tiêu chí: sự mong đợi,
chất lượng cảm nhận, giá trị cảm nhận, sự trung thành, sự than phiền.
Trên thực tế, trong các nghiên cứu về sự hài lòng, một số nghiên cứu
hoàn thành mà không nghiên cứu tới giá trị cảm nhận. Vì vậy, trong bài
nghiên cứu này, do giới hạn về thời gian, nhóm nghiên cứu sẽ chỉ đi sâu
vào các tiêu chí: Sự mong đợi và chất lượng cảm nhận của người dân về
dịch vụ y tế dành cho trẻ em trên địa bàn Hà Nội.
2.3.2. Tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế là một loại dịch vụ đặc biệt, tuy nhiên đã được nhiều nhà
nghiên cứu đo lường và đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ y
tế. Trong nghiên cứu “Phát triển thang đo lường sự hài lòng của bệnh
nhân” (Development of a Measurement Scale for Patient Satisfaction:
Study case in Private Clinicsl)” của nhóm tác giả M. Daoud-Marrakchi,
S. Fendri-Elouze, Ch. Ill, và B. Bejar-Ghadhab, nhóm nghiên cứu ở
Tuynidi dùng thang đo lường với 7 nhân tố đó là: (1) Lễ tân; (2) Sự chăm
sóc của điều dưỡng; (3) Thông tin; (4) Vệ sinh; (5) Sự thoải mái; (6)
Thực phẩm; (7) Hóa đơn dịch vụ (đo lường bởi 3 yếu tố).
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của người dânvề dịch vụ y tế
Nguồn: M. Daoud-Marrakchi, S. Fendri-Elouze, Ch. Ill, và B. BejarGhadhab
Trong mô hinh trên, đối với nhân tố” Thực phẩm”, do đặc thù nghành y
tế ở Việt Nam, dịch vụ ăn uống không do bệnh viện cung cấp nên nhóm
nghiên cứu quyết định loại khỏi mô hình. Các yếu tố “Lễ tân”; “Sự chăm
sóc” liên quan đến bác sĩ, y tá trong bệnh viện nên nhóm nghiên cứu gọi
chung là “Nguồn nhân lực”. Các yếu tố “Vệ sinh”; “Sự thoải mái” liên
quan chủ yếu dến các phương tiện hữu hình nên nhóm nghiên cứu gọi
chung là “Cơ sở vật chất”. Yếu tố “hóa đơn dịch vụ” nhóm nghiên cứu
gọi là “Viện phí”. Nhóm tác giả trên khi đánh giá sự hài lòng của người
dân về dịch vụ y tế đều phân tích khoảng cách giữa sự kỳ vọng về dịch vụ
y tế và chất lượng nhận được từ dịch vụ y tế đó trên các khía cạnh khác
nhau. Các tác giả này đã bỏ qua yếu tố trung gian là giá trị cảm nhận
trong mô hình ACSI. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên
cứu cũng bỏ qua yếu tố trung gian là giá trị cảm nhận trong mô hình
ACSI và tiến hành phân tích khoảng cách giữa sự mong đợi về dịch vụ y
tế và chất lượng cảm nhận dựa trên các yếu tố sau:
Cơ sở vật chất:
Một trong số các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của người
sử dụng dịch vụ y tế chính là điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở y tế.
Điều kiện cơ sở vật chất tạo ra những hình ảnh đầu tiên trong liên tưởng
của khách hàng, cũng như tạo bước đệm trong quá trình đánh gia mức độ
hài lòng tại nơi đó.
Trong môi trường kinh doanh, Andreassen và Lindestad (1998) thừa nhận
rằng hình ảnh công ty, thông qua một hiệu ứng lọc, đánh giá tác động của
khách hàng về chất lượng dịch vụ, giá trị và sự hài lòng. Nói cách khác,
hình ảnh công ty tạo ra một hiệu ứng hào quang trên sự hài lòng của
khách hàng. Trong nghiên cứu này, một thước đo mức độ tích lũy hoặc
quan hệ phản ánh ấn tượng tổng thể của khách hàng và hình ảnh tinh thần
của công ty đại diện cho hình ảnh công ty (Bloemer và cộng sự,
1998).Người tiêu dùng phát triển một giản đồ tinh thần tích cực của một
thương hiệu sẽ có xu hướng hướng tới sự hài lòng của khách hàng cao
thông qua một hiệu ứng hào quang nơi mà tất cả mọi thứ liên quan đến
các thương hiệu được tương tự.
Trong môi trường của ngành y tế, yếu tố hinh ảnh và cơ sở vật chất được
coi là quan trọng hơn cả. Một số nhận định cho rằng các yếu tố tác động
cũng như chính những người sử dụng dịch vụ là các nhân tố quyết định
hình ảnh của địa điểm theo một quá trình hoàn thiện. Theo Jenkins
(1999): “…cho dù hình ảnh là đại diện chính xác nhất dành cho khách
hàng về một địa điểm nào đó, nó vẫn không đạt đươc tầm quan trọng
bằng hình ảnh tồn tại trong ý thức của một con người”. Chính vì vậy, sự
khách biệt trong hình ảnh về một địa điểm thường được chấp nhận thuận
theo tự nhiên. Cụ thể hơn, người bệnh cũng như gia đình quan tâm tới số
lượng giường nằm, khu vệ sinh, các dụng cụ y tế hợp vệ sinh và vô trùng,
các phương tiện vận chuyển và phòng chờ đầy đủ tiện nghi, môi trường
cảnh quan gọn gàng, ngăn nắp xanh - sạch - đẹp và những điều kiện cấp
cứu được đảm bảo kịp thời.
Nguồn nhân lực:
Khi nhắc đến hoạt động khám chữa bệnh, người sử dụng dịch vụ chỉ bị
các yếu tố ngoại cảnh bên ngoài tác động tới suy nghĩ ban đầu. Quan
trọng hơn cả đó chính là chất lượng mà nguồn nhân lực bệnh viện có
được bởi lẽ đây chính là nhân tố trực tiếp khiến người bệnh tạo ra sự hài
lòng trong quá trình cũng như kết quả khám chữa bệnh. Khi đưa ra quyết
định lựa chọn bệnh viện, người bệnh trước hết quan tâm tới chất lượng
của đội ngũ bác sĩ, y tá và các nhân viên phục vụ bởi lẽ không ai mong
muốn mình phải dành nhiều thời gian chữa trị ở nơi đây. Bác sĩ, y tá cần
là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm nhiều năm
trong lĩnh vực thăm khám chuyên sâu hoặc chăm sóc, hỗ trợ cho người
bệnh. Ngoài ra, các yếu tố nhân cách như đạo tức nghề nghiệp, kỹ năng
ứng xử, thái độ phục vụ của đội ngũ này cũng có ảnh hưởng lớn tới mức
độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ y tế. Họ không đơn thuần hướng
tới mục đích chữa bệnh mà hơn cả đó chính là trải nghiệm với dịch vụ
hiệu quả, nơi có những con người sẵn lòng ngày đêm quan
Thông tin và thủ tục:
Khi nhắc đến các dịch vụ y tế, bệnh nhân thường đặc biệt nhấn mạnh đến
các trải nghiệm thực tế mà họ được trải qua. Một dịch vụ y tế hiệu quả là
một dịch vụ khiến người sử dụng cảm thấy hài lòng. Sự hài lòng chỉ tới
khi người bệnh hiểu rõ từng sản phẩm và dịch vụ được mang lại. Mỗi
nhân tố nhỏ lại góp phần hình thành thành nên sự thỏa mãn. Có thể nói,
đối với dịch vụ y tế nói riêng, cách truyền tải thông tin đến với bệnh nhân
cũng như gia đình là vô cùng quan trọng. Không phải ai cũng có điều
kiện và thời gian tim hiểu các quy trình thủ tục tại bệnh viện bởi việc sử
dụng dịch vụ y tế thường phát sinh trong một thời gian rất ngắn. Chính vì
vậy, người đi thăm khám thường rất quan tâm đến cách thiết kế hệ thống
bảng biển chỉ dẫn, cách thức thông tin hướng dẫn từng bước, khả năng áp
dụng chính sách xã hội, thông báo tình trạng cũng như phương pháp
khám chữa đến với bệnh nhân, cách tiếp nhận và xử lý khen ngợi cũng
như đóng góp. Tính hiệu quả là vô cùng quan trọng đối với sự hài lòng
của nhóm người sử dụng dịch vụ y tế này.
Viện phí:
Một lượng lớn người sử dụng dịch vụ y tế thường xuyên tới hệ thống các
bệnh viện công hơn là các phòng khám hay bệnh viện tư nhân ở ngoài
không đơn thuần chỉ bởi vì cách thức quảng cáo hấp dẫn, dịch vụ tốt, môi
trường dịch vụ đa dạng mà hơn hết bởi chính yếu tố giá cả vô cùng phù
hợp – phù hợp với giá trị đồng tiền họ bỏ ra. Định nghĩa về giá trị đối với
mỗi người là hoàn toàn khác nhau, đó có thể là với số tiền nhỏ họ có thể
mua được nhiều thứ hay đơn giản là số tiền họ bỏ ra thu nhận lại một dịch
vụ phù hợp với giá trị mà bệnh nhân cũng như người nhà mong đợi.
Các biến được xác định trong việc hình thành sự hài lòng của bệnh nhân
đối với dịch vụ y tế trong các bênh viện công như chất lượng cơ sở vật
chất, môi trường sạch sẽ, giá trị, giá cả, sự thuận tiện, tốc độ phục vụ, sự
đa dạng của dịch vụ,… chỉ mang một giá trị nhất định trong tổng quan
đánh giá của khách hàng về dịch vụ. Không tồn tại hai cá thể đơn lẻ hoàn
toàn tương đồng. Mỗi cá nhân khác nhau có một quan điểm khách nhau
về trải nghiệm sự hài lòng của mình về dịch vụ.
Hình 2.3 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân
đối với dịch vụ y tế dành cho trẻ em
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu
Cụ thể là
*Nhóm các tiêu chí về “Cơ sở vật chất” bao gồm 9 khía cạnh
Bệnh nhân điều trị nội trú được nằm một người một giường
Buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện
Vật dụng cá nhân được cung cấp đầy đủ, sạch sẽ, chất lượng tốt
Phương tiện và dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện tạo điều kiện
cho các bênh nhân khuyết tật
Môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp
Khoa/phòng khám của bệnh viện gọn gàng, ngăn nắp
Phương tiện vận chuyển bệnh nhân phù hợp
Phòng chờ đầy đủ tiện nghi và thuận tiện
Các điều kiện cấp cứu được đảm bảo kịp thời
*Nhóm các tiêu chí về “Nguồn nhân lực” bao gồm 16 khía cạnh
Trình độ chuyên môn của bác sĩ
Trình độ chuyên môn của y tá
Đạo đức nghề nghiệp của bác sỹ
Đạo đức nghề nghiệp của y tá
Sự nhiệt tình, tận tâm của nhân viên phục vụ
Kỹ năng ứng xử, giao tiếp của bác sỹ
Kỹ năng ứng xử, giao tiếp của Y tá
Thái độ phục vụ của bác sĩ
Thái độ phục vụ của y tá
Sự Hướng dẫn, tư vấn điều trị của bác sĩ
Sự chăm sóc, giáo dục sức khỏe của y tá
Sự chăm sóc trong quá trình điều trị tại bệnh viện của hộ lý
Sự dặn dò chu đáo khi ra viện của nhân viên
Kết quả khám chữa bệnh tại bệnh viện
Sự tiếp đón chu đáo và đối xử công bằng
Sự quan tâm, hỏi kỹ những thông tin cần thiết về tình trạng bệnh
*Nhóm các tiêu chí về “ Thông tin thủ tục” bao gồm 15 khía cạnh
Chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn cụ thể
Các biển chỉ dẫn đầy đủ, dễ hiểu
Các bước thực hiện nhập viện, chi phí, thủ tục được ghi rõ ràng
Quy trình khám bệnh hợp lý
Các thủ tục, khám bệnh, thanh toán... theo đúng thứ tự bảo đảm tính công
bằng và mức ưu tiên
Việc hướng dẫn và bố trí làm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò
chức năng theo trình tự thuận tiện
Việc cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng bệnh nhân
Việc tôn trọng quyền riêng tư cá nhân
Đảm bảo các lợi ích từ chủ trương xã hội hóa y tế
Việc cung cấp dịch vụ đúng như cam kết
Quan tâm đến khảo sát đánh giá sự hải lòng của người bệnh
Thông tin về cách chăm sóc bệnh nhân rõ ràng
Thông tin đầy đủ về qui định của bệnh viện và yêu cầu đối với bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân
Giải thích rõ ràng cho người bệnh về qui trình điều trị để người bệnh và
người nhà bệnh nhân yên tâm
Việc tiếp nhận và giải quyết các ý kiến phàn nàn, thắc mắc được bệnh
viện xử lý hiệu quả
*Nhóm các tiêu chí về “ Viện phí ” bao gồm 5 khía cạnh
Chi phí khám chữa bệnh
Hóa đơn viện phí chính xác, rõ ràng, cụ thể
Chi phí đơn thuốc
Lời giải thích của nhân viên về sự thắc mắc, phàn nàn về hóa đơn của
mình
Thủ tục và hình thức chi trả đơn giản, nhanh chóng
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế
2.4.1. Nhân tố khách quan:
Đối với người sử dụng dịch vụ y tế, sự hài lòng chịu sự tác động của các
yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội khách quan như hoàn cảnh gia đình, địa
vị xã hội, địa lý vùng miền, kiến thức…
Hoàn cảnh gia đình: Gia đình là chủ thể đại diện cho xã hội, đối với các
sản phẩm và dịch vụ, gia đình chính là tập thể sử dụng và đánh giá. Mỗi
gia đình có một hoàn cảnh khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau. Chính
vì vậy, mức độ hài lòng của từng gia đình đối với các dịch vụ nói chung
và dịch vụ y tế nói riêng rât đa dạng.
Địa lý vùng miền: Chính sự khác nhau về mặt vùng miền đã tạo nên sự
hài lòng khác nhau đối của khách hàng. Cùng một dịch vụ y tế, đối với
người dân ở các vùng sâu vùng xa nơi điều kiện sống còn nhiều thiếu
thốn, họ có được sự thỏa mãn lớn hơn so với người dân ở thành thị - nơi
có cuộc sống đầy đủ với cơ hội được tiếp cận với nhiều sản phẩm, dịch vụ
đa dạng hơn.
Địa vị xã hội: Mỗi cá nhân đều đóng một vai trò nhất định trong các
nhóm xã hội. Vị trí của người đó trong nhóm được xác định trong khuôn
khổ vai trò và địa vị. Có thể nói, mỗi vài trò được đều lực chọn thể hiện
một địa vị và phản ánh sự kính trọng chung trong xã hội đối với vai trò
đó. Vì vậy, khách hàng thường xuyên lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ nói
lên vai trò của họ trong xã hội. Tùy vào sự lựa chọn đó mà khách hàng có
thể đánh giá được sự hài lòng của chính bản thân mình.
Kiến thức: Kiến thức cũng là một nhân tố góp phần làm ảnh hưởng tới sự
hài lòng của khách hàng nói chung cũng như người sử dụng dịch vụ y tế
nói riêng. Một khách hàng có học vấn, kiến thức nhất định sẽ có được
nhận thức để đưa ra được những chất lượng đối với sản phẩm, dịch vụ.
Ngược lại, những người có trình độ tri thức thấp hơn sẽ có khả năng phân
tích các yếu tố của sản phẩm, dịch vụ khác đi. Chính vì vậy, chỉ cần sản
phẩm đạt được tới kì vọng cảm nhận của họ thì được coi là hài lòng.
2.4.2. Nhân tố chủ quan
Quyết định sự hài lòng của khách hàng còn chịu ảnh hưởng của những
đặc điểm cá nhân đặc biệt là tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế,
phong cách sống, cá tính và sự tự quan niệm của người đó.
Tuổi tác: Đối với từng giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, con người đều
thay đổi những lựa chọn khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Hầu hết mọi sản
phẩm, dịch vụ đều thay đổi để phù hợp với thị hiếu của mọi người thuộc
mọi lứa tuổi. Chính vì những thay đổi linh hoạt, tùy từng sản phẩm dịch
vụ có các đặc điểm yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách
hàng.
Nghề nghiệp & hoàn cảnh kinh tế : Nghề nghiệp của một người cũng ảnh
hướng đến sự hài lòng của người đó thông qua việc sử dụng sản phẩm và
dịch vụ. Một doanh nhân thành đạt sẽ sử dụng các dịch vụ cao cấp như
thẻ hội viên thể thao, ăn uống và du lịch tại các nhà hàng có tiếng hay đi
lại bằng xe hơi. Ngược lại, những người có công việc mang lại thu nhập
chỉ đủ chi trả cho cuộc sống thường ngày lại chọn cho mình những sản
phẩm và dịch vụ phù hợp. Một người công nhân sẽ đi xe buýt, ăn cơm
hộp và dành thời gian đi làm kiếm thêm thu nhập. Đối với họ, chỉ cần
những sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, họ hài lòng
với sản phẩm đó.
Phong cách sống & cá tính: Người tiêu dùng tuy cùng một nhóm văn hóa
đặc thù hoặc tầng lớp xã hội giống nhau vẫn có thể phát triển những
phong cách sống hoàn toàn khác nhau. Phong cách sống là sự tự biểu hiện
của một người được thể hiện ra thành hoạt động, mối quan tâm và quan
điểm của người ấy trong cuộc sống. Phong cách sống mô tả hoàn thiện và
sinh động mối tương quan giữa con người và môi trường sống. Phong
cách sống mô tả đặc thù hơn về tính cách con người hơn là tầng lớp xã
hội và cá tính riêng của người đó. Nếu chúng ta biết được tầng lớp xã hội
của một người, chúng ta chỉ có thể suy ra được một số nét ứng xử chung
của người đó. Tuy nhien, nếu chúng ta biết được cá tính của một người, ta
có thể suy ra được những nét tâm lý đặc trưng của người đó. Chính sự
khác biệt này khiến cho sự hài lòng của mỗi khách hàng là khác nhau.
Các yếu tố tâm lý: Sự lựa chọn của người sử dụng sản phẩm & dịch vụ
còn chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố quan trọng là động cơ, nhận thức, niềm
tin và quan điểm. Động cơ của một người có thể uất phát từ bất kì thời
điểm nào trong cuộc sống của họ. Một số nhu cầu có tính chất bản năng,
chúng phát sinh ra những trạng thái căng thẳng về sinh lý của cơ thể như
mệt mỏi, đói, khát. Một số khác lại có nguồn gốc tâm lý như nhu cầu
được công nhận, ngưỡng mộ hay kính trọng (Maslow,1943). Hầu hết các
nhu cầu này không có cường độ đủ mạnh để có thể thúc đấy người đó
hành động vào một thời điểm nhất định trong cuộc đời. Mọi nhu cầu chỉ
trở thành động cơ khi nó được tăng lên đến một cấp độ đủ mạnh. Một
động cơ hay sự thúc đẩy là một nhu cầu đang gây sức ép để hưởng người
ta tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó. Chính vì vậy, sự hài lòng là khác nhau.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA
NGƯỜI DÂN VỚI DỊCH VỤ Y TẾ DÀNH CHO TRẺ EM TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI
3.1. Giới thiệu về dịch vụ y tế cho trẻ em ở Hà Nội
3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Hà Nội
Kinh tế xã hội
Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá,
giáo dục, y tế, khoa học - kỹ thuật, đồng thời là một trung tâm lớn về kinh
tế, giao dịch quốc tế của cả nước. Là thành phố có diện tích lớn nhất cả
nước, với dân số 7,1 triệu người (theo Tổng Cục Thống kê Việt Nam
2012), dân cư Hà Nội sinh sống và làm việc chủ yếu tại các quận nội
thành. Mật độ dân số trung bình là 2.059 người/km2, khá cao và tăng
cùng với quá trình đô thị hóa của thủ đô. Thu nhập bình quân của người
dân Hà Nội là gần 3 triệu đồng/tháng.
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển của thành phố,
lượng dân từ các tỉnh thành trên cả nước di cư đến Hà Nội cũng tăng
nhanh, điều đó tạo sức ép không nhỏ lên mọi mặt phát triển của thủ đô.
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2011-2013, GDP của thành phố luôn duy
trì ở mức tăng 8,91%, tăng khoảng 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP
của cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,25%. Tính riêng trong
năm 2013, Hà Nội đã đóng góp 10,1% GDP và 17,2% ngân sách của cả
nước. Đáng chú , trong bối cảnh khó khăn chung, Hà Nội đã phấn
đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013, đạt 161.179 tỷ
đồng, tăng hơn 10% so với năm 2012. Về văn hóa - du lịch, Hà Nội là
một trong những thành phố có tiềm năng nhất về phát triển du lịch với
những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có giá trị. Về y tế, thủ đô
cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân đang dần phát
triển bên cạnh đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao đến từ các bệnh viện
đầu ngành. Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền
Bắc, mạng lưới giao thông ở Hà Nội tương đối thuận tiện, bao gồm cả
đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Tuy nhiên, cơ sở hạ
tầng và kĩ thuật đô thị còn thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao
thông quá lớn và ý thức của người dân còn chưa tốt.
Văn hóa, phong tục và sinh hoạt
Từ trước đến nay, Hà Nội luôn là điểm đến của những người dân tứ xứ,
vì vậy những nét đặc sắc trong văn hóa, phong tục và sinh hoạt, dù ít hay
nhiều, cũng đều được đem đến thủ đô, mà tinh hoa tụ hội ở các quận nội
thành Hà Nội. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, Lịch sử của Hà Nội
cũng đã ghi nhận dân cư của thành phố có những thay đổi, xáo trộn liên
tục qua thời gian. Ở những làng ngoại thành, ven đô cũ, nơi người dân
sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, thường không có sự thay đổi lớn.
Nhiều gia đình nơi đây vẫn giữ được gia phả từ những thế kỷ 15, 16.
Nhưng trong nội đô, khu vực của các phường thương nghiệp và thủ công,
dân cư xáo trộn rất nhiều. Do tính chất của công việc, nhiều thương nhân
và thợ thủ công ít khi trụ nhiều đời tại một điểm. Gặp khó khăn trong
kinh doanh, những thời điểm sa sút, họ tìm tới vùng đất khác. Cũng có
những trường hợp, một gia đình có người đỗ đạt được bổ nhiệm làm quan