Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận trong học tập của sinh viên khối kinh tế trên địa bàn Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.57 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM
GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT
NAM”
NĂM 2015 DÀNH CHO SINH VIÊN

Tên công trình

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
GIAN LẬN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHỐI KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Quản lý- Hành vi tổ chức
Họ và tên sinh viên:
1. Hoàng Thu Hà

Nữ

2. Phạm Tuấn Anh

Nam

3. Nguyễn Hữu Vương

Nam

Dân tộc: Kinh
Lớp: EBBA 5B-5C


Năm thứ: 02/04

Ngành học: Quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn: TS. Phan Thị Thục Anh


2

MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN..................................................................................................
MỤC LỤC................................................................................................................................................
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU...........................................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................................................

1.1 Sự cần thiết của đề tài...............................................................................................
1.2 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu...................................................................................
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................13
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:............................................................................................................13

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................
1.3.1. Đối tượng............................................................................................................................13
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................14

1.4 Cấu trúc báo cáo.......................................................................................................
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN TRONG HỌC TẬP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT......

2.1 Khái niệm gian lận trong học tập.............................................................................
2.2 Tác hại của gian lận trong học tập............................................................................
2.3 Tình hình gian lận trong học tập tại trường đại học.................................................
2.4 Các nhân tố tác động đến gian lận trong học tập ở trường đại học.........................

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................

3.1. Quy trình nghiên cứu...............................................................................................
3.3. Biến và thang đo......................................................................................................
3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................................
3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu................................................................................
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.............................................................................................................

4.1 Kết quả thống kê về sự tự tin và hành vi gian lận trong học tập.............................
4.1.1 Kết quả thống kê về sự tự tin trong học tập.........................................................................35
4.1.2 Kết quả thống kê hành vi gian lận trong học tập..................................................................37

4.2 So sánh hành vi gian lận theo các nhóm..................................................................
4.3 Kết quả hồi quy kiểm định mối quan hệ giữa gian lận trong học tập và các nhân
tố tác động..........................................................................................................
4.3.1 Sự tự tin trong học tập có tác động như thế nào đến mức độ gian lận trong học tập.........41


3
4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng cùng chiều với hành vi gian lận trong học tập..................................46
4.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng ngược chiều với hành vi gian lận trong học tập...............................52
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ GIAN LẬN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN.....

5.1. Sự cần thiết phải hạn chế sự gian lận trong học tập của sinh viên.........................
5.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế sự gian lận trong học tập của sinh viên...............
5.2.1. Giải pháp từ bản thân sinh viên..........................................................................................56
5.2.2. Giải pháp đối với gia đình...................................................................................................56
5.2.3. Giải pháp đối với nhà trường..............................................................................................57
CHƯƠNG 6: HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN.......................................................................
Chương 7: Phụ lục................................................................................................................................



DANH MỤC HÌNH VẼ

HÌNH:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN..................................................................................................
MỤC LỤC................................................................................................................................................
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU...........................................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................................................

1.1 Sự cần thiết của đề tài...............................................................................................
1.2 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu...................................................................................
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................13
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:............................................................................................................13

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................
1.3.1. Đối tượng............................................................................................................................13
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................14

1.4 Cấu trúc báo cáo.......................................................................................................
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN TRONG HỌC TẬP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT......

2.1 Khái niệm gian lận trong học tập.............................................................................
2.2 Tác hại của gian lận trong học tập............................................................................
2.3 Tình hình gian lận trong học tập tại trường đại học.................................................
2.4 Các nhân tố tác động đến gian lận trong học tập ở trường đại học.........................
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................

3.1. Quy trình nghiên cứu...............................................................................................
3.3. Biến và thang đo......................................................................................................

3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................................
3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu................................................................................
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.............................................................................................................

4.1 Kết quả thống kê về sự tự tin và hành vi gian lận trong học tập.............................
4.1.1 Kết quả thống kê về sự tự tin trong học tập.........................................................................35
4.1.2 Kết quả thống kê hành vi gian lận trong học tập..................................................................37

4.2 So sánh hành vi gian lận theo các nhóm..................................................................
4.3 Kết quả hồi quy kiểm định mối quan hệ giữa gian lận trong học tập và các nhân
tố tác động..........................................................................................................


5
4.3.1 Sự tự tin trong học tập có tác động như thế nào đến mức độ gian lận trong học tập.........41
4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng cùng chiều với hành vi gian lận trong học tập..................................46
4.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng ngược chiều với hành vi gian lận trong học tập...............................52
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ GIAN LẬN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN.....

5.1. Sự cần thiết phải hạn chế sự gian lận trong học tập của sinh viên.........................
5.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế sự gian lận trong học tập của sinh viên...............
5.2.1. Giải pháp từ bản thân sinh viên..........................................................................................56
5.2.2. Giải pháp đối với gia đình...................................................................................................56
5.2.3. Giải pháp đối với nhà trường..............................................................................................57
CHƯƠNG 6: HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN.......................................................................
Chương 7: Phụ lục................................................................................................................................


DANH MỤC VIẾT TẮT


QTKD: Quản trị kinh doanh
KTQD: Kinh Tế Quốc Dân


7

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Học tập là một vấn đề được đề cao ở tất cả các nước trên Thế Giới trong
suốt thời gian lịch sử. Ở nước ta ngay từ thời xưa đã có câu “ngọc bất trác bất
thành khí, nhân bất học bất tri lý” ý là học càng rộng càng hiểu biết càng nhiều
không chỉ cho chúng ta thêm tri thức mà còn làm tâm ta sáng hơn. Hay ở
phương Tây thì Lenin cũng có câu nói nổi tiếng “ Học, học nữa, học mãi”. Vai
trò của học vô cùng quan trọng. Không chỉ cho chính người học mà còn để phát
triển kinh tế, xã hội, giúp đỡ cho đất nước. Có nhiều người học giỏi là do học
thật, có sự chăm chỉ, cố gắng nhưng lại cũng có rất nhiều người vì một vài lý do
mà gian lận trong học tập cũng như học tập để có được kết quả cao. Tại Việt
Nam, việc gian lận trong học tập lại ngày càng tăng cao kể cả về số lượng lẫn
tinh vi hơn trong hành vi gian lận. Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án
cải tiến tuyển sinh đại học, cao đẳng theo giải pháp 3 chung (2002-2006) của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, số thí sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế học tập như
sau: Năm 2002 có 3.186 trường hợp, năm 2003 có 5.544 trường hợp, năm 2004
có 3.186 trường hợp, năm 2005 có 1.546 trường hợp, năm 2006 có 1.166 trường
hợp. Đặc biệt là tỉ lệ gian lận trong học tập cũng như học tập lại chiếm nhiều ở
sinh viên khối kinh tế- những nhà quản trị tương lai của đất nước. Vấn đề gian
lận đã không phải là chủ đề quá mới trên thế giới nhưng tại Việt Nam lại chưa
có nghiên cứu nào về chủ đề này. Nắm bắt được điều đó nhóm chúng tôi quyết
thực đề tại với nội dung tìm hiểu tác động của sự tự tin lên việc gian lận của sinh
viên khối ngành kinh tế nhằm có thể giẩm thiểu thực trạng không tốt này.
Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã xác định mục tiêu chính là phải tìm hiểu
được tình hình gian lận của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội và

các lý do tác động đến việc gian lận trong học tập của họ. Chúng tôi đã xác định
được mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu thực trạng, tần suất của việc gian lận trong học tập của sinh viên


8

khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
- Tìm hiểu sự khác biệt về hành vi gian lận giữa các nhóm sinh viên có đặc
điểm nhân khẩu học khác nhau.
- Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc gian lận trong học tập của sinh
viên khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp để giúp hạn chế tình trạng gian lận trong học tập
của sinh viên khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội
Các câu hỏi nghiên cứu được nhóm nghiên cứu đặt ra như sau:
- Hành vi, tần suất của việc gian lận trong học tập của sinh viên khối kinh
tế trên dịa bàn Hà Nội như thế nào?
- Hành vi gian lận trong học khác nhau giữa các nhóm sinh viên khối ngành
kinh tế có các đặc điểm nhân khẩu học có sự khác biệt gì không?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc gian lận trong học tập của sinh
viên khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội là gì?
- Bằng cách nào có thể hạn chế được tình trạng gian lận trong học tập của
sinh viến khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội?
Quy trình nghiên cứu được chia làm bảy bước. Mẫu nghiên cứu được lấy
từ hai trường Đại học là Kinh Tế Quốc Dân và Đại học Thương Mại. Các câu
hỏi đều áp dụng thang đo 5 điểm Likert. Các chỉ báo của các câu hỏi đều được
nhóm nghiên cứu kiểm tra độ tin cậy bằng cách chạy Thống kê độ tin cậy.
Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp thuận tiện.
Sau khi phân tích dữ liệu nhóm nghiên cứu đã có một số kết luận như sau:
- Những sinh viên càng tự tin về các môn liên quan đến tính toán thì họ

gian lận càng ít.
- Những sinh viên càng tự tin về các môn xã hội thì họ lại có xu hướng gian
lận nhiều hơn
- Ý thức học tập của sinh viên càng thấp thì mức độ gian lận của họ
càng cao.
- Khả năng làm chủ kiến thức càng kém thì mức độ gian lận của sinh viên


9

càng cao.
- Theo như nhóm phân tích được từ dữ liệu kháo sát thì muố có bảng điểm
đẹp không có tác động gì đến hành vi gian lận của sinh viên
- Nhận thức về giá trị học tập và sự công bằng trong học tập càng cao thì
mức độ gian lận của họ càng thấp.
Một số giải pháp được nhóm nghiên cứu đưa ra
- Đối với bản thân sinh viên
+ Nhận thức rõ giá trị của việc học bằng năng lực thật sự của mình
+ Giúp đỡ các bạn để cùng tiến bộ
- Giải pháp đối với gia đình
+ Kết hợp với nhà trường nhắc nhở sinh viên
+ Không nên tạo áp lực quá mức cho sinh viên
- Đối với nhà trường
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy
+ Có thêm biện pháp chống gian lận
+ Có thêm biện pháp xử phạt đúng đắn và phù hợp
Nghiên cứu có hạn chế cơ bản nhất là mẫu nghiên cứu nhỏ và mới chỉ
lấy được số liệu từ sinh viên hai trường Đại học là Kinh Tế Quốc Dân và
Thương Mại. Ngoài ra, mặc dù việc gian lận trong học tập có rất nhiều hình
thức nhưng số liệu trong nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào hành vi gian

lận trong học tập.


10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu tìm hiểu tri
thức nhân loại ngày được mở rộng. Học nhiều nhưng không thừa, càng học
rộng, hiểu biết càng nhiều và giúp chúng ta giải quyết công việc tốt hơn, càng
trau dồi kiến thức, tâm chúng ta càng sáng hơn như câu “ngọc bất trác bất thành
khí, nhân bất học bất tri lý”. Việc học như viên ngọc phải rèn giũa thường xuyên
và càng mở rộng phạm vi học tập, không chỉ học tri thức mà còn trau dồi đạo
đức và phải thực hành. Học phải đi đôi với hành, Hồ Chí Minh là người luôn
quan tâm đến việc học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, nói đi
đôi với làm “Lý luận mà không có thực tiễn thì trở thành lý luận suông, thực tiễn
mà không có lý luận thì trở thành thực tiễn mù quáng”. Người có kinh nghiệm
thì chưa đủ mà cần phải có lý luận đi kèm, người có lý luận thì phải đem ra thực
hành, giữa học và hành phải luôn luôn đồng thuận với nhau. Nói mà không làm
thì không giỏi, làm mà không có lý luận đi kèm thì sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh
nghiệm, công việc sẽ không đi đến nơi. Lênin cũng có câu “Học, học nữa, học
mãi” là việc học không bao giờ ngừng, học một rồi phải học lên hai, hai rồi lên
ba, học đến suốt đời. Việc học không phải lên lớp nghe giảng bài thì mới được
gọi là học, mà việc học được tổ chức mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, chúng ta
có thể học khi ta đang làm, học trong khi đang vui chơi. Học không kén chọn ai,
ai cũng có thể học, học nhiều hơn nữa. Việc học không có nghĩa là có người
hướng dẫn mà người học có thể tự tổ chức việc học cho mình. Vai trò tự học rất
quan trọng, người học mà không có tính tự học thì học không đến nơi, không
giỏi, còn người học mà có tính tự học thì học nhiều hơn dự tính của mình. Chính
vì vậy việc học tập đã trở nên không thể thiếu đối với mỗi con người đặc biệt là

đối với sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước.
Người có kết quả học tập tốt là nhờ người đó học giỏi thật sự hay tự tin,
những cũng có một số người đã gian lận trong học tập để có kết quả tốt như một


11

người chăm học. Gian lận trong học tập đang là một vấn nạn tại Việt Nam và ở
hầu hết các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, giáo dục phổ thông có thể dẫn ra
hàng loạt các vụ việc tiêu cực học tập trong thời gian qua: Báo cáo tổng kết
thanh tra thi tốt nghiệp phổ thông năm học 2005-2006 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ghi rõ: “Hội đồng coi thi bổ túc trung học phổ thông Trừ Văn Thố, huyện
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có 536 thí sinh có bài thi giống hệt nhau, phải hủy kết
quả”....
Năm học 2006-2007, theo báo cáo tổng kết thanh tra thi tốt nghiệp phổ
thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Có 2.525 thí sinh bị đình chỉ thi do lỗi
mang tài liệu vào phòng thi trong giờ làm bài, 8 thí sinh thi hộ”.... Năm học
2007-2008, theo báo cáo tổng kết thanh tra tốt nghiệp phổ thông của Bộ Giáo
dục và Đào tạo: “Có 1.809 thí sinh bị đình chỉ thi do mang tài liệu vào phòng thi
trong giờ làm bài, 293 thí sinh thi hộ; trong đó riêng Nghệ An đã phát hiện 151
thí sinh thi hộ tại đợt thi lần 2”.
Đối với giáo dục đại học, các vụ việc tiêu cực trong học tập thời gian vừa
qua cũng cao đến mức lo ngại. Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án cải
tiến tuyển sinh đại học, cao đẳng theo giải pháp 3 chung (2002-2006) của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, số thí sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế học tập như
sau: Năm 2002 có 3.186 trường hợp, năm 2003 có 5.544 trường hợp, năm 2004
có 3.186 trường hợp, năm 2005 có 1.546 trường hợp, năm 2006 có 1.166 trường
hợp. Các vi phạm phổ biến là mang tài liệu vào pḥng thi để sử dụng, sử dụng các
phương tiện thông tin liên lạc cá nhân trong phòng thi. Đặc biệt, trong mấy năm
gần đây, do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các phương tiện

thông tin liên lạc cá nhân ngày càng tinh xảo, nhỏ gọn, đã tạo điều kiện cho thí
sinh dễ dàng mang vào phòng thi mà khó bị phát hiện. Gần đây, nhờ kỹ thuật
photo màu đã trở nên thông dụng, nhiều thí sinh đã làm giả giấy chứng nhận kết
quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng để tham gia xét tuyển vào cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp. Tiêu cực phổ biến trong làm luận văn là tình trạng sao chép
luận văn, luận án của người khác. Cá biệt có trường hợp đã bị phát hiện dùng


12

báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của người khác làm luận văn
của mình.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập đó chính là sự
tự tin. Theo Bandura sự tự tin là năng lực của một người đạt được mong muốn
hay tránh những kết quả không mong muốn. Cố gắng phấn đấu để đạt được kết
quả mình mong muốn là tốt vì chúng ta sẽ ham học hỏi hơn, có gì chưa biết sẽ
phải hỏi ngay không ngần ngại tham gia các khóa học để nâng cao vốn hiểu biết.
Nhưng theo Bandura, sự tự tin cũng chính là năng lực để một người tránh những
kết quả không mong muốn. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng một người tự
tin sẽ làm mọi cách để tránh kết quả không tốt kể cả việc gian lận. Chính vì điều
đó chúng ta thấy được những sinh viên tuy trên lớp bình thường đều rất tự tin
tham gia lớp học nhưng khi kiểm tra họ lại gian lận.
Đặc biệt là tỉ lệ người gian lận trong học tập lại chiếm nhiều ở sinh viên
khối ngành kinh tế, những nhà quản trị tương lai của đất nước. Sở dĩ họ hay gian
lận vì họ luôn đặt mục tiêu cho bản thân và cố gắng làm đủ mọi cách để đạt
được mục tiêu của mình kể cả việc phải làm nhưng hành động xấu như quay
cóp, giở phao. Gian lận không có nghĩa là họ không học, họ thường luôn cố
gắng tiếp thu và chăm chỉ nhưng cũng luôn lo sợ mình có những kết quả xấu nên
để chắc chắn họ đành phải gian lận.
Gian lận tuy không phải là chủ đề nghiên cứu quá mới nhưng nghiên cứu

thái độ của sinh viên khối ngành kinh tế lên việc gian lận lại mới chỉ có những
nghiên cứu của nước ngoài thực hiện như nghiên cứu “Ảnh hưởng của sự lười
suy nghĩ và sự tự tin lên sự gian lận củ sinh viên khối nghành kinh tế” (Rafik Z.
Elias, 2008) nhưng lại chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam về chủ đề này. Nắm
bắt được điều đó nhóm chúng tôi quyết thực đề tại với nội dung tìm hiểu tác
động của sự tự tin lên việc gian lận của sinh viên khối ngành kinh tế nhằm có
thể giảm thiểu những thực trạng không tốt này.


13

1.2 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã xác định mục tiêu chính là phải tìm hiểu
được tình hình gian lận của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội và
các lý do tác động đến việc gian lận trong học tập của họ. Chúng tôi đã xác định
được mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu thực trạng, tần suất của việc gian lận trong học tập của sinh viên
khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
- Tìm hiểu sự khác biệt về hành vi gian lận giữa các nhóm sinh viên có đặc
điểm nhân khẩu học khác nhau.
- Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc gian lận trong học tập của sinh
viên khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp để giúp hạn chế tình trạng gian lận trong học tập
của sinh viên khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Hành vi, tần suất của việc gian lận trong học tập của sinh viên khối kinh
tế trên dịa bàn Hà Nội như thế nào?
- Hành vi gian lận trong học khác nhau giữa các nhóm sinh viên khối ngành
kinh tế có các đặc điểm nhân khẩu học có sự khác biệt gì không?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc gian lận trong học tập của sinh
viên khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội là gì?
- Bằng cách nào có thể hạn chế được tình trạng gian lận trong học tập của
sinh viến khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội?
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng
- Sự gian lận trong học tập của sinh viên trên khối ngành kinh tế trên địa
bàn Hà Nội


14

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung
Nghiên cứu về hành vi gian lận và các nhân tố ảnh hưởng tới việc gian lận
trong học tập hay cụ thể hơn là trong học tập
Phạm vi nghiên cứu về không gian
Các trường đại học có đào tạo ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian
Dữ liệu thứ cấp được lấy trong khoảng 5 năm trở lại đây
Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong 2 năm: 2014 - 2015
1.4 Cấu trúc báo cáo
Báo cáo của bài nghiên cứu được chia làm 6 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Một số giải pháp nhằm hạn chế sự gian lận trong học tập
Chương 6: Hạn chế nghiến cứu và kết luận



15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN TRONG
HỌC TẬP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
2.1 Khái niệm gian lận trong học tập
Hiệu trưởng trường đại học LS&A Joint Faculty lại cho rằng gian lận là
gian lận trên một hồ sơ, báo cáo, giấy, chuyển nhượng máy tính, xét nghiệm
hoặc các công việc khác hoặc yêu cầu chứng chỉ khóa học
Các ý kiến của một số giáo sư tại trường đại học AARHUS cho thấy gian
lận là bạn sử dụng văn bản hoặc các ý tưởng sản xuất của người khác mà không
tự tạo thành nó nhưng không ghi chú tên tác giả làm giám khảo tưởng rằng bạn
chính là tác giả của những bài viết đó
Quan điểm của giáo sư Jimmy Gimmie ( University of California San
Diego) gian lận là khi:
- Bạn giả vờ công việc của người khác là của mình để đạt được lợi ích cho
bản thân
- Bạn làm sai lệch dữ liệu
- Bạn nói dối để kéo dài them thời hạn hoặc để có thêm một số quyền lợi
đặc biệt giúp người khác làm bất cứ điều gì
Một số giáo sư tại trường đại học kinh tế Norwegian chỉ ra rằng gian lận là:
- Sao chép câu trả lời từ các bạn cùng phòng thi hoặc sử dụng đáp án từ
những người bạn đã vượt qua kì thi đó
- Vi phạm các qui tắc ứng xử trong phòng thi
- Sao chép câu trả lời từ internet
- Sử dụng các trích dẫn từ sách giáo khoa hoặc các tác phẩm của người
khác mà không cung cấp tài liệu tham khảo và chỉ dẫn rõ ràng rằng các văn bản
được sử dụng là một trích dẫn.
Nhóm nghiên cứu chọn định nghĩa của giáo sư Jimmy Gimmie ( University
of California San Diego) và một sô giáo sư trường đại học kinh tế Norwegian vì

định nghĩa này gần với định nghĩa về gian lận trong học tập mà nhóm chứng tôi
hướng tới nhất


16

2.2 Tác hại của gian lận trong học tập
Gian lận có thể đem lại cho bạn lợi ích ngắn hạn nhưng lại có thể đem đến
những hậu quả dài hạn. Đối với bản thân sinh viên, “gian lận trong học được coi
là một sự vi phạm quy định hoặc điều kiện để hoàn bài tập và bài thi” (Cized,
1990). Nếu bị phát hiện đạo văn hay gian lận khi làm bài kiểm tra, người học sẽ
bị hủy kết quả thi, đình chỉ thi trong 2 năm và đình chỉ học. Nếu như hành vi
gian lận không bị phát hiện và xử lý, nó sẽ lặp lại nhiều lần và làm cho người
thực hiện những hành vi đó cảm thấy gian lận là điều bình thường. Trong một
nghiên cứu của Bjorklund and Wenestam (1999) đã chỉ ra rằng sinh viên không
còn hành xử theo quy tắc đạo đức được cho là đúng khi thực hiện các hành vi
gian lận. Từ việc có thói quen gian lận trong khi đi học, khi đi làm hay trong
cuộc sống sinh viên cũng sẽ gian lận, quanh co, làm mọi cách để đạt được mục
đích. Khi đi học có thể bạn chỉ bị đình chỉ học nhưng trong cuộc sống có thể là
vi phạm pháp luật và chịu hình phạt của pháp luật. Ngoài ra, những sinh viên
gian lận sẽ không học thật, có kiến thức thật, tự bản thân bạn đã tạo ra một lỗ
hổng tron kiến thức cho mình. Khi làm bài sai hay không làm được bài thầy cô
giáo sẽ chỉ cho bạn, điều này làm bạn ghi nhớ lâu hơn là đối phó bằng cách gian
lận để có điểm cao. Như thầy Nguyễn Quốc Bình (Hiệu trưởng trường THPT
Việt Đức- Hà Nội) trả lời trong một bài phỏng vấn “ Các em bây giờ học để thi
đỗ Đại học chứ không phải tìm kiếm, làm giàu kiến thức cho bản thân mình”.
Gian lận trong học tập sẽ giúp bạn có một bảng điểm đẹp nhưng sau khi kết thúc
môn học bạn phải đi làm và vận dụng kiến thức thì bạn trở nên lúng túng và phải
học lại từ đầu vì không có kiến thức cơ bản. Nghiêm trọng hơn là có một số
người sử dụng tấm bằng không xứng đáng đó để xin được công việc, điều hành

cả một bộ máy, công ty.
Gian lân cũng là cách làm giảm chất lượng giáo dục của nước ta. Những
trường Đại học đào tạo ra những sinh viên chỉ có tấm bằng đẹp nhưng thực lực
làm việc yếu sẽ bị giảm uy tín. Tấm bằng của ngôi trường đó sẽ không được
đánh giá cao. Chúng ta sẽ có một đội ngũ lao động hổng về kiến thức và thiếu về


17

kỹ năng. Khảo sát về nhu cầu kỹ năng mới đây do ILO thực hiện với hơn 200
doanh nghiệp trong ngành du lịch ở miền Trung Việt Nam cũng cho thấy thực
trạng tương tự. Toàn bộ chủ doanh nghiệp cho biết sinh viên tốt nghiệp các
trường dạy nghề không đáp ứng yêu cầu công việc ở đơn vị của họ. Hệ quả của
thực trạng này là năng suất lao động của người Việt Nam rơi vào mức thấp nhất
châu Á - Thái Bình Dương. Một nghiên cứu khác của ILO tính toán năng suất
lao động của người Singapore năm 2013 cao gấp 15 lần năng suất lao động của
người Việt Nam. Thậm chí, năng suất lao động của người Việt Nam cũng chỉ
bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan - hai quốc gia thu nhập trung
bình khác thuộc khối ASEAN.(khảo sát của ILO năm 2014). Không những thế,
gian lận trong học tập nói chúng hay trong học tập nói riêng còn làm mất sự
công bằng. Những sinh viên học thật, làm thật sẽ bị đánh đồng với những sinh
viên dễ dàng qua môn nhờ gian lận. Những sinh viên ấy sẽ tự hỏi mục đích học
phải học vất vả làm gì và làm theo những điều tiêu cực vì dù học có cố gằng thì
điểm cũng chỉ bằng hoặc kém hơn những người khác.
Cuối cùng, từ ảnh hưởng của gian lận trong học tập sẽ dẫn tới một xã hội
gian lận. Học sinh gian lận điểm, người đi làm gian lận công việc, mọi người
gian dối với nhau. Đó sẽ là một xã hội mất sự công bằng khi làm thật hay không
cũng giống nhau. Kinh tế, giáo dục của đất nước sẽ trì trệ, khó có thể phát triển.
2.3 Tình hình gian lận trong học tập tại trường đại học
Gian lận trong học tập không phải là một hiện tượng mới trong xã hội hiện

nay. Một số nghiên cứu từ xưa cho thấy 66% sinh viên đại học có ít nhất một
hành động gian lận, như đạo văn hoặc sao chép công việc của người khác
(Bowers, 1964). Tuy nhiên, tỷ lệ gian lận cao hơn hẳn tại các trường đại học và
một số các nhà nghiên cứu tuyên bố họ đã coi hành vi gian lận như một dịch
bệnh (Davis et al., 1992).
Theo như nghiên cứu của Whitley (1998) sau khi xem xét 46 nghiên cứu
điều tra tỷ lệ gian lận, ông đã phát hiện phần trăm học sinh thừa nhận gian lận
dao động từ 9% đến 95% trên mẫu khác nhau, với mức trung bình là 70,4%.


18

Vấn đề tăng để gian lận ở sinh viên đại học được coi là một thách thức lớn đối
với các quản trị viên, sinh viên và sử dụng lao động. Ví dụ, với điểm số tăng cao
do gian lận, nhà quản trị lao động có thể có quyết định sai trong việc thuê nhân
viên như thuê nhân viên không có vốn kiến thức chuyên ngàng hay còn tồi tệ
hơn là sinh viên với các giá trị đạo đức lỏng lẻo.
Nghiên cứu cho thấy rằng gian lận có tính chất lâu dài. Davis và
Ludvigson (1995) phát hiện ra rằng 70% sinh viên đại học người thừa nhận họ
đã bắt đầu gian lận như vậy từ khi trong trường trung học. Một số nghiên cứu
trước cũng tìm thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa gian lận tại đại học và gian
lận trong tương lai. Sinh viên như vậy có nhiều khả năng sẽ ăn trộm hàng trong
tiệm (Beck và Ajzen, 1991), gian lận về thuế thu nhập (Fass, 1990), và tham gia
vào hành vi phi đạo đức nơi làm việc (Sims, 1993). Các mối quan hệ sau này
giữa gian lận trong trường đại học và hành vi phi đạo đức nơi làm việc đã tập
trung sự quan tâm nghiên cứu về gian lận sinh viên kinh doanh.
Đặc biệt hơn, nhiều nhà nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên kinh doanh có
hành vi gian lận nhiều hơn với những ngành khác. Sinh viên kinh doanh luôn ở
gần đầu của bảng xếp hạng của các sinh viên có nhiều khả năng để ăn gian, có lẽ
vì họ có một tâm lý "bottom line" (Riley, 2004). Hàm ý là điểm kết thúc (điểm

số cao hơn) biện minh cho phương tiện (gian lận). Ngoài ra, chuyên ngành kinh
doanh dường như có thái độ khoan dung hơn đối với gian lận (Roig & Ballew,
1994). Đây là những kết quả đáng lo ngại, một phần vì những hành vi thiếu
trung thực trong nhà trường có thể có hậu quả nghiêm trọng đối với hành vi
tương lai của sinh viên. Sinh viên được cho rằng đã tham gia vào không trung
thực học tập trong lớp học có nhiều khả năng để cho rằng sẽ tham gia vào nhiều
loại không trung thực trong nơi làm việc (Sims, 1993; Nonis & Swift, 2001).


19

Các tổng thể kết luận là sinh viên kinh doanh gian lận thường xuyên hơn so
với các học sinh khác và ít có khả năng không chấp thuận của nó (McCabe,
1997) và họ có quan tâm đúng hơn về những gì cấu thành nên gian lận (Klein et
al., 2007). Lawson (2004) cũng cho thấy rằng sinh viên kinh doanh người thừa
nhận gian lận là nhiều khả năng chấp nhận hành vi phi đạo đức nơi làm việc.
Với sự phổ biến của gian lận của các công ty lớn như Enron, Vinasin,… xảy ra ở
cấp độ cao nhất của quản lý, và nhiều vụ bê bối gian lận của nhân viên liên tục
phát hiện của kiểm toán viên, nghiên cứu về gian lận đại học ngày càng trở nên
quan trọng. Nghiên cứu như vậy có kiểm tra tiền lệ có thể gian lận trong một nỗ
lực để ngăn chặn hành vi như vậy.
2.4 Các nhân tố tác động đến gian lận trong học tập ở trường đại học
Nghiên cứu về nguyên nhân của gian lận đại học tìm thấy ba loại chính của
các yếu tố: dân số, tình huống và cá nhân. Karabenick và Scrull (1978) đã tiến
hành một nghiên cứu từ rất sớm tới ảnh hướng nhân khẩu học về gian lận và
thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ học sinh trong các khả năng gian lận.
Tuy nhiên, Barnes (1975) và gần đây Iyer và Eastman (2006) thấy rằng nam
sinh viên có nhiều khả năng gian lận hơn so với nữ.
Iyer và Eastman (2006) cũng báo cáo rằng những sinh viên thuộc các tổ
chức Hy Lạp sẽ gian lận thường xuyên hơn so với những người khác. Graham et

al. (1994) thấy rằng sinh viên trẻ gian lận thường xuyên hơn so với tuổi trở lên
(không truyền thống) sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây hơn như
Premeaux (2005), báo cáo rằng những sinh viên đang làm việc toàn thời gian và
sinh viên đã lập gia đình có nhiều khả năng để gian lận. Những những phát hiện
mới nhất đã được hợp lý hóa bởi Klein et al. (2007) là "phản ứng tại nơi làm
việc của 'sinh viên' tạo nên môi trường phải thực hiên nó bằng mọi giá''. Sims
(1995) phát hiện ra rằng sự khác biệt giữa giảng viên và sinh viên trong nhận
thức gian lận thu hẹp khi học sinh trở thành người cao niên, dẫn đến kết luận
rằng học sinh nhận thức gian lận gần phi đạo đức tốt hơn là những sinh viên đã
tốt nghiệp. Crown và Spiller (1998) đã xem xét 14 nghiên cứu về các yếu tố


20

quyết định nhân khẩu học của gian lận đại học và nhận thấy rằng sinh viên có
điểm trung bình thấp hơn thường gian lận nhiều hơn. Do đó, Các nghiên cứu
hiện nay tiếp tục nghiên cứu và xem xét các yếu tố nhân khẩu học như yếu tố
quyết định gian lận trong nhận thức của sinh viên kinh doanh. Rất ít nghiên cứu
đã khảo sát được lựa chọn chính là một yếu tố dự báo gian lận. Chapman et al.
(2004) nhận thấy rằng sinh viên tiếp thị có nhiều khả năng để gian lận so với
chuyên ngành kinh doanh khác.
Về yếu tố tình huống, Houston (1976) thấy rằng sinh viên xuất hiện việc
gian lận thường xuyên hơn trong các lớp học đông đúc lớn, nơi mà giáo viên
hướng dẫn sử dụng các bài kiểm tra trắc nghiệm. Trong một phân tích về các
tiền đề của gian lận, Whitley (1998) thấy rằng giảm giám sát, kiểm tra và tăng
tầm quan trọng gặp khó khăn, sắp xếp chỗ ngồi gần và chấm điểm đều là yếu tố
quyết định tình huống quan trọng của việc gian lận.
Chapman et al. (2004) phát hiện ra cá nhân và biến tâm lý là quan trọng
nhất, nhưng lại được nghiên cứu ít nhất dù đây là yếu tố quyết định gian lận đại
học. Rettinger và Jordan (2005) báo cáo rằng định hướng cấp cao hơn đã tích

cực liên quan đến tự báo cáo gian dối, và sự mộ đạo hơn là ít liên quan với gian
lận. Williams và Hosek (2003) nhấn mạnh rằng sinh viên sẽ cho rằng gian lận là
hợp lý và họ quyết định ăn gian khi họ nhận thức các lợi ích của việc gian lận
nhiều hơn là những rủi ro. Davis và Ludvigson (1995) nhận thấy rằng sinh viên
với một nỗi sợ hãi của thất bại, xa lánh, và những người dưới ngang hàng hoặc
gia đình áp lực có nhiều khả năng để lừa so với các học sinh khác. Pino và
Smith (2003) gọi đó là '' Đạo đức học thuật '' biến và cho rằng sinh viên sở hữu
đạo đức như vậy là ít có khả năng để lừa gạt. Antion và Michael (1983) lưu ý
rằng sinh viên lo âu cao gian lận thường xuyên hơn các sinh viên khác. Perry et
al. (1990) tìm thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa các loại hình cá tính và gian
lận của học sinh. Học sinh với một loại A cá tính, đặc trưng bởi xâm lược, thiếu
kiên nhẫn và cạnh tranh, có nhiều khả năng để lừa so với các học sinh khác. Iyer
và Eastman (2006) cũng nhận thấy rằng sinh viên với thấp lòng tự trọng sẽ ăn


21

gian thường xuyên hơn so với khác sinh viên. Kisamore et al. (2007) nhận thấy
rằng sinh viên có một nền văn hóa toàn vẹn là những người ít ăn gian. Các
nghiên cứu hiện tại đã xem xét lại hai biến tâm lí đã không được nghiên cứu cụ
thể như mối quan hệ của họ để gian lận đại học: chống đối với kiến thức và việc
tự học.
Bandura (1997) định nghĩa tự tin chính là bản tự đánh giá năng lực bản
thân của một người để thành công một khóa học hay những hành động để tránh
những kết quả không mong muốn. Nghiên cứu cũng đã điều tra những kết quả
của việc tự tin. Chemers et al. (2001) lưu ý rằng mỗi nhu cầu bên ngoài được
xem như một “mối đe dọa” hoặc một “thử thách” và với những người có sự tự
tin cao thì có nhu cầu về “thử thách” hơn là “mối đe dọa”. Vì vậy những người ít
tự tin thường bị stress (Torres và Solberg, 2001). Những người có sự tự tin cao
cũng sẽ gian lận nhiều hơn để tránh những kết quả họ không mong muốn.

Những người tự tin ràng mình gian lận tốt hơn những người khác cũng sẽ gian
lận nhiều hơn
Từ các nghiên cứu trên nhóm nghiên cứu đã có thể đưa ra:
H1: Sinh viên có ý thức học tập thấp thường hay gian lận
H2: Sinh viên không làm chủ được kiến thức thường hay gian lận
H3: Sinh viên cảm nhận áp lực học tập càng cao càng hay gian lận
H4: Sinh viên muốn có bảng điểm đẹp thường hay gian lận
H5: Sinh viên càng coi trọng giá trị của việc học và sự công bằng trong học
tập thì càng ít gian lận


22

Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gian lận
Ýthức học tập

H1 (+)
Không làm chủ kiến thức

Cảm nhận về áp lực học tập

H2 (+)

H3 (+)
Hành vi gian lận
H4 (+)

Mong muốn có bảng điểm đẹp

H5 (-)


Coi trọng giá trị của việc học và
sự công bằng trong học tập

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự đề xuất


23

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
3.1. Quy trình nghiên cứu
Dưới đây là quy trình nghiên cứu của nhóm
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Xác định mục tiêu nghiên
cứu

Tổng quan lý thuyết
Xây dựng mô hình nghiên
cứu
Xây dựng bảng hỏi

Khảo sát thử và kiểm tra
độ chính xác của bảng hỏi

Thu thập dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Đưa ra kết quả, giải pháp
và báo cáo

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự phát triển


24

S người (85.5%) tiếp theo là từ trường Thương mại 36 người (14.1%) và
chỉ có 0.4% sinh viên đến từ các trường khác.
Bảng 3.2a: Năm học của sinh viên được khảo sát
Năm học
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4

Số lượng sinh viên
78
70
103
5

Phần trăm sinh viên
30.5%
27.3
40.2
2

Hình 3.2b. Năm học của sinh viên được khảo sát

Số sinh viên được hỏi chủ yếu là năm 3 (103 người), năm 1 (78 người) và
năm 2 (70 người) còn năm 4 hầu như không có, chỉ có khoảng 5 sinh viên trả lời

câu hỏi.


25

Hình 3.2c Năm học của sinh viên được khảo sát

Có 102(39.8%) số sinh viên trả lới câu hỏi là đến từ ngành quản trị kinh doanh.
Còn lại 154 (60.2%) người đến từ nhiều ngành khác nhau.
Hình 3.2d Giới tính của các sinh viên được khảo sát

84 người (32.8%) trên tổng số 256 sinh viên trả lời phiếu câu hỏi là nam còn lại
172 người (67.2%) là nữ


×