TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM
GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT
NAM”
NĂM 2015 DÀNH CHO SINH VIÊN
Tên công trình
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
GIAN LẬN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHỐI KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
(Bản tóm tắt)
Thuộc nhóm ngành khoa học: Quản lý- Hành vi tổ chức
Họ và tên sinh viên:
1. Hoàng Thu Hà
Nữ
2. Phạm Tuấn Anh
Nam
3. Nguyễn Hữu Vương
Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp: EBBA 5B-5C
Năm thứ: 02/04
Ngành học: Quản trị kinh doanh
2
Người hướng dẫn: TS. Phan Thị Thục Anh
Mục Lục
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN..................................................................................................1
Mục Lục..................................................................................................................................................2
GIỚI THIỆU CHUNG.................................................................................................................................4
3. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................................................7
4. Tổng quan nghiên cứu....................................................................................................................7
4.1 Tình hình gian lận trong học đại học.........................................................................................7
4.2 Yếu tố quyết định gian lận ở đại học ........................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................9
5.1 Quy trình nghiên cứu................................................................................................................9
5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................................10
5.3 Phương pháp xử lý thông tin..................................................................................................10
6. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................................10
6.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................10
6.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................10
7. Kết cấu của báo cáo......................................................................................................................11
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN..............................................................12
HÀNH VI GIAN LẬN...............................................................................................................................12
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận..................................................................................14
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ HÀNH VI GIAN LẬN CỦA SINH VIÊN KINH TẾ TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI...................................................................................................................................16
1 Đặc điểm mẫu điều tra..................................................................................................................16
1.1. Thông tin chung về mẫu.........................................................................................................16
1.2 Thống kê hành vi gian lận của sinh viên Hà Nội......................................................................17
2 Kiểm định độ tin cậy các số liệu điều tra.......................................................................................17
3.1. Phân tích các biến sự tự tin...................................................................................................18
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng cùng chiều........................................................................18
3.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng ngược chiều............................................................................18
3
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ GIAN LẬN.........................................................20
TRONG THI CỬ CỦA SINH VIÊN.............................................................................................................20
1. Giải pháp từ bản thân sinh viên....................................................................................................20
2. Giải pháp đối với gia đình.............................................................................................................20
3. Giải pháp đối với nhà trường........................................................................................................21
4
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu tìm hiểu tri
thức nhân loại ngày được mở rộng. Học nhiều nhưng không thừa, càng học
rộng, hiểu biết càng nhiều và giúp chúng ta giải quyết công việc tốt hơn, càng
trau dồi kiến thức, tâm chúng ta càng sáng hơn như câu “ngọc bất trác bất thành
khí, nhân bất học bất tri lý”. Việc học như viên ngọc phải rèn giũa thường xuyên
và càng mở rộng phạm vi học tập, không chỉ học tri thức mà còn trau dồi đạo
đức và phải thực hành. Học phải đi đôi với hành, Hồ Chí Minh là người luôn
quan tâm đến việc học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, nói đi
đôi với làm “Lý luận mà không có thực tiễn thì trở thành lý luận suông, thực tiễn
mà không có lý luận thì trở thành thực tiễn mù quáng”. Người có kinh nghiệm
thì chưa đủ mà cần phải có lý luận đi kèm, người có lý luận thì phải đem ra thực
hành, giữa học và hành phải luôn luôn đồng thuận với nhau. Nói mà không làm
thì không giỏi, làm mà không có lý luận đi kèm thì sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh
nghiệm, công việc sẽ không đi đến nơi. Lênin cũng có câu “Học, học nữa, học
mãi” là việc học không bao giờ ngừng, học một rồi phải học lên hai, hai rồi lên
ba, học đến suốt đời. Việc học không phải lên lớp nghe giảng bài thì mới được
gọi là học, mà việc học được tổ chức mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, chúng ta
có thể học khi ta đang làm, học trong khi đang vui chơi. Học không kén chọn ai,
ai cũng có thể học, học nhiều hơn nữa. Việc học không có nghĩa là có người
hướng dẫn mà người học có thể tự tổ chức việc học cho mình. Vai trò tự học rất
quan trọng, người học mà không có tính tự học thì học không đến nơi, không
giỏi, còn người học mà có tính tự học thì học nhiều hơn dự tính của mình. Chính
vì vậy việc học tập đã trở nên không thể thiếu đối với mỗi con người đặc biệt là
đối với sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước.
5
Người có kết quả học tập tốt là nhờ người đó học giỏi thật sự hay tự tin,
những cũng có một số người đã gian lận trong thi cử để có kết quả tốt như một
người chăm học. Gian lận trong thi cử đang là một vấn nạn tại Việt Nam và ở
hầu hết các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, giáo dục phổ thông có thể dẫn ra
hàng loạt các vụ việc tiêu cực thi cử trong thời gian qua: Báo cáo tổng kết thanh
tra thi tốt nghiệp phổ thông năm học 2005-2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi
rõ: “Hội đồng coi thi bổ túc trung học phổ thông Trừ Văn Thố, huyện Cai Lậy,
tỉnh Tiền Giang có 536 thí sinh có bài thi giống hệt nhau, phải hủy kết quả”....
Năm học 2006-2007, theo báo cáo tổng kết thanh tra thi tốt nghiệp phổ
thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Có 2.525 thí sinh bị đình chỉ thi do lỗi
mang tài liệu vào phòng thi trong giờ làm bài, 8 thí sinh thi hộ”.... Năm học
2007-2008, theo báo cáo tổng kết thanh tra tốt nghiệp phổ thông của Bộ Giáo
dục và Đào tạo: “Có 1.809 thí sinh bị đình chỉ thi do mang tài liệu vào phòng thi
trong giờ làm bài, 293 thí sinh thi hộ; trong đó riêng Nghệ An đã phát hiện 151
thí sinh thi hộ tại đợt thi lần 2”.
Đối với giáo dục đại học, các vụ việc tiêu cực trong thi cử thời gian vừa
qua cũng cao đến mức lo ngại. Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án cải
tiến tuyển sinh đại học, cao đẳng theo giải pháp 3 chung (2002-2006) của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, số thí sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế thi cử như
sau: Năm 2002 có 3.186 trường hợp, năm 2003 có 5.544 trường hợp, năm 2004
có 3.186 trường hợp, năm 2005 có 1.546 trường hợp, năm 2006 có 1.166 trường
hợp. Các vi phạm phổ biến là mang tài liệu vào phòng thi để sử dụng, sử dụng
các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân trong phòng thi. Đặc biệt, trong mấy
năm gần đây, do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các phương
tiện thông tin liên lạc cá nhân ngày càng tinh xảo, nhỏ gọn, đã tạo điều kiện cho
thí sinh dễ dàng mang vào phòng thi mà khó bị phát hiện. Gần đây, nhờ kỹ thuật
photo màu đã trở nên thông dụng, nhiều thí sinh đã làm giả giấy chứng nhận kết
quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng để tham gia xét tuyển vào cao đẳng, trung
6
cấp chuyên nghiệp. Tiêu cực phổ biến trong làm luận văn là tình trạng sao chép
luận văn, luận án của người khác. Cá biệt có trường hợp đã bị phát hiện dùng
báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của người khác làm luận văn
của mình.
Đặc biệt là tỉ lệ người gian lận trong học tập lại chiếm nhiều ở sinh viên
khối ngành kinh tế, những nhà quản trị tương lai của đất nước. Sở dĩ họ hay gian
lận vì họ luôn đặt mục tiêu cho bản thân và cố gắng làm đủ mọi cách để đạt
được mục tiêu của mình kể cả việc phải làm nhưng hành động xấu như quay
cóp, giở phao. Gian lận không có nghĩa là họ không học, họ thường luôn cố
gắng tiếp thu và chăm chỉ nhưng cũng luôn lo sợ mình có những kết quả xấu nên
để chắc chắn họ đành phải gian lận.
Gian lận tuy không phải là chủ đề nghiên cứu quá mới nhưng nghiên cứu
thái độ của sinh viên khối ngành kinh tế lên việc gian lận lại mới chỉ có những
nghiên cứu của nước ngoài thực hiện như nghiên cứu “Ảnh hưởng của sự lười
suy nghĩ và sự tự tin lên sự gian lận của sinh viên khối nghành kinh tế” (Rafik Z.
Elias, 2008); “Nói dối và gian lận: Sự bào chữa cho gian lận và đạo văn” ( Roig,
Miguel; Caso, Marissa; 2008) ; “Đặc tính và trạng thái của sinh viên đại học liên
quan tới sự gian lận trong lớp học tại các trường đại học nhỏ” của nhóm nghiên
cứu Dawkins, Russell L năm 2008 hay nghiên cứu của Kristin Voelkl Finn;
Frone, Michael R về “Hiệu suất học tập và vấn đề gian lận: Kiểm duyệt vai trò
của nhà trường và khả năng tự tin” 2005 nhưng lại chưa có nghiên cứu nào ở
Việt Nam về chủ đề này. Nắm bắt được điều đó nhóm chúng tôi quyết thực đề
tại với nội dung tìm hiểu tác động của sự tự tin lên việc gian lận của sinh viên
khối ngành kinh tế nhằm có thể giẩm thiểu những thực trạng không tốt này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã xác định mục tiêu chính là phải tìm hiểu
được tình hình gian lận của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội và
các lý do tác động đến việc gian lận trong thi cử của họ. Chúng tôi đã xác định
được mục tiêu cụ thể:
7
- Tìm hiểu thực trạng, tần suất của việc gian lận trong thi cử của sinh viên
khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
- Tìm hiểu sự khác biệt về hành vi gian lận giữa các nhóm sinh viên có đặc
điểm nhân khẩu học khác nhau.
- Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc gian lận trong thi cử của sinh
viên khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp để giúp hạn chế tình trạng gian lận trong thi cử
của sinh viên khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hành vi, tần suất của việc gian lận trong thi cử của sinh viên khối kinh tế
trên dịa bàn Hà Nội như thế nào?
- Hành vi gian lận trong học khác nhau giữa các nhóm sinh viên khối ngành
kinh tế có các đặc điểm nhân khẩu học có sự khác biệt gì không?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc gian lận trong thi cử của sinh viên
khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội là gì?
- Bằng cách nào có thể hạn chế được tình trạng gian lận trong thi cử của
sinh viến khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội?
4. Tổng quan nghiên cứu
4.1 Tình hình gian lận trong học đại học
Gian lận trong thi cử không phải là một hiện tượng mới trong xã hội hiện
nay. Một số nghiên cứu từ xưa cho thấy 66% sinh viên đại học có ít nhất một
hành động gian lận, như đạo văn hoặc sao chép công việc của người khác
(Bowers, 1964). Tuy nhiên, tỷ lệ gian lận cao hơn hẳn tại các trường đại học và
một số các nhà nghiên cứu tuyên bố họ đã coi hành vi gian lận như một dịch
bệnh (Davis et al., 1992).
Theo như nghiên cứu của Whitley (1998) sau khi xem xét 46 nghiên cứu
điều tra tỷ lệ gian lận, ông đã phát hiện phần trăm học sinh thừa nhận gian lận
dao động từ 9% đến 95% trên mẫu khác nhau, với mức trung bình là 70,4%.
8
Vấn đề tăng để gian lận ở sinh viên đại học được coi là một thách thức lớn đối
với các quản trị viên, sinh viên và sử dụng lao động. Ví dụ, với điểm số tăng cao
do gian lận, nhà quản trị lao động có thể có quyết định sai trong việc thuê nhân
viên như thuê nhân viên không có vốn kiến thức chuyên ngàng hay còn tồi tệ
hơn là sinh viên với các giá trị đạo đức lỏng lẻo.
4.2 Yếu tố quyết định gian lận ở đại học
Nghiên cứu về nguyên nhân của gian lận đại học tìm thấy ba loại chính của
các yếu tố: dân số, tình huống và cá nhân. Karabenick và Scrull (1978) đã tiến
hành một nghiên cứu từ rất sớm tới ảnh hướng nhân khẩu học về gian lận và
thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ học sinh trong các khả năng gian lận.
Tuy nhiên, Barnes (1975) và gần đây Iyer và Eastman (2006) thấy rằng nam
sinh viên có nhiều khả năng gian lận hơn so với nữ.
9
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 5.1: Quy trình nghiên cứu
Xác định mục tiêu nghiên
cứu
Tổng quan lý thuyết
Xây dựng mô hình nghiên
cứu
Xây dựng bảng hỏi
Khảo sát thử và kiểm tra
độ chính xác của bảng hỏi
Thu thập dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Đưa ra kết quả, giải pháp và
báo cáo
Nguồn: Nhóm tự triển khai
10
5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Số liệu thứ cấp: Các tài liệu, sách báo về những nhân tố tác động và hành
vi gian lận trong thi cử trong khoảng năm năm trở lại đây.
- Số liệu sơ cấp:
Được thực hiện bằng cách điều tra khảo sát trong năm 2014-2015: Đối
tượng là 256 sinh viên đến từ hai trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và Đại học
Thương Mại. Thông tin về các hành vi gian lận cũng như lý do gian lận được
thu thập từ phía sinh viên hai trường trên sẽ là nguồn thông tin chính cho nghiên
cứu.
Nội dug bảng hỏi điều tra sinh viên nhằm trả lời ba nhóm câu hỏi chính là
năng lực học tập của sinh viên. Các hành vi gian lận của sinh viên và nguyên
nhân sinh viên gian lận hay không gian lận. Từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra kiến
nghị phù hợp.
5.3 Phương pháp xử lý thông tin
Số liệu trong bài nghiên sau khi được thu thập sẽ được phân tích và xử lý
bằng phương pháp định lượng kết hợp định tính. Phân tích định kuowngj được
sử dụng công cụ phân tính thống kê đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS
ver 20. Các bước cụ thể được sử dụng là: Reliability Statistics để xác định độ tin
cật của các thang đo nhiều chỉ báo; T-test và ANOVA để so sánh và cuối cùng
là phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự gian lận trong học tập của sinh viên trên khối ngành kinh tế trên
địa bàn Hà Nội
6.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung
Nghiên cứu về hành vi gian lận và các nhân tố ảnh hưởng tới việc gian lận
11
trong học tập hay cụ thể hơn là trong thi cử
- Phạm vi nghiên cứu về không gian
Các trường đại học có đào tạo ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian
Dữ liệu thứ cấp được lấy trong khoảng 5 năm trở lại đây
Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong 2 năm: 2014 – 2015
7. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận báo cáo được chia thành 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gian lận
Chương II: Gian lận và thực trạng gian lận ở sinh viên khối ngành kinh tế
trên đại bàn Hà Nội
Chương III: Phân tích các yếu tố tác động và hành vi gian lận của sinh viên
kinh tế trên địa bàn hà nội
Chương IV: Một số giải pháp nhằm hạn chế sự gian lận trong thi cử của
sinh viên
12
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI GIAN LẬN
1. Định nghĩa về gian lận
Quan điểm của giáo sư Jimmy Gimmie ( University of California San
Diego) gian lận là khi:
- Bạn giả vờ công việc của người khác là của mình để đạt được lợi ích cho
bản thân
- Bạn làm sai lệch dữ liệu
- Bạn nói dối để kéo dài thêm thời hạn hoặc để có thêm một số quyền lợi
đặc biệt giúp người khác làm bất cứ điều gì
Một số giáo sư tại trường đại học kinh tế Norwegian chỉ ra rằng gian lận là:
- Sao chép câu trả lời từ các bạn cùng phòng thi hoặc sử dụng đáp án từ
những người bạn đã vượt qua kì thi đó
- Vi phạm các qui tắc ứng xử trong phòng thi
- Sao chép câu trả lời từ internet
- Sử dụng các trích dẫn từ sách giáo khoa hoặc các tác phẩm của người
khác mà không cung cấp tài liệu tham khảo và chỉ dẫn rõ ràng rằng các văn bản
được sử dụng là một trích dẫn.
Nhóm nghiên cứu chọn định nghĩa của giáo sư Jimmy Gimmie ( University
of California San Diego) và một sô giáo sư trường đại học kinh tế Norwegian vì
định nghĩa này gần với định nghĩa về gian lận trong thi cử mà nhóm chứng tôi
hướng tới nhất
2. Mô hình hành vi gian lận
Từ định nghĩa trên hành vi gian lận gồm 3 yếu tố chính
Hình 1.2: Mô hình hành vi gian lận
Đạo văn
Vi phạm quy tắc
ứng xử khi làm
bài
Dùng các biện
pháp để có thêm
quyền lợi khi làm
bài
13
- Đạo văn: Là hình thức sử dụng các trích dẫn từ sách giáo khoa hoặc các
tác phẩm của người khác mà không cung cấp tài liệu tham khảo và chỉ dẫn rõ
ràng rằng các văn bản được sử dụng là một trích dẫn.
- Vi phạm quy tắc ứng xử khi làm bài: Là hình thức trao đổi bài, nhìn bài,
sử dụng tài liệu và các thiết bị công nghệ để làm bài thi
- Dùng cá biện pháp để có thêm quyền lợi khi làm bài: Bạn nói dối để kéo
dài thêm thời hạn hoặc để có thêm một số quyền lợi đặc biệt giúp người khác
làm bất cứ điều gì
14
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận
Hình 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gian lận
Ýthức học tập
H1 (+)
Không làm chủ kiến thức
Cảm nhận về áp lực học tập
H2 (+)
H3 (+)
Hành vi gian lận
H4 (+)
Mong muốn có bảng điểm đẹp
H5 (-)
Coi trọng giá trị của việc học và
sự công bằng trong học tập
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự đề xuất
CHƯƠNG II: GIAN LẬN VÀ THỰC TRẠNG GIAN LẬN Ở SINH
VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐẠI BÀN HÀ NỘI
15
1. Các khái niệm cơ bản về gian lận
Quan điểm của giáo sư Jimmy Gimmie ( University of California San
Diego) gian lận là khi:
- Bạn giả vờ công việc của người khác là của mình để đạt được lợi ích cho
bản thân
- Bạn làm sai lệch dữ liệu
- Bạn nói dối để kéo dài thêm thời hạn hoặc để có thêm một số quyền lợi
đặc biệt giúp người khác làm bất cứ điều gì
Một số giáo sư tại trường đại học kinh tế Norwegian chỉ ra rằng gian lận là:
- Sao chép câu trả lời từ các bạn cùng phòng thi hoặc sử dụng đáp án từ
những người bạn đã vượt qua kì thi đó
- Vi phạm các qui tắc ứng xử trong phòng thi
- Sao chép câu trả lời từ internet
- Sử dụng các trích dẫn từ sách giáo khoa hoặc các tác phẩm của người
khác mà không cung cấp tài liệu tham khảo và chỉ dẫn rõ ràng rằng các văn bản
được sử dụng là một trích dẫn.
Nhóm nghiên cứu chọn định nghĩa của giáo sư Jimmy Gimmie ( University
of California San Diego) và một sô giáo sư trường đại học kinh tế Norwegian vì
định nghĩa này gần với định nghĩa về gian lận trong thi cử mà nhóm chứng tôi
hướng tới nhất
2. Tổng quan về thực trạng gian lận
Năm học 2006-2007, theo báo cáo tổng kết thanh tra thi tốt nghiệp phổ
thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Có 2.525 thí sinh bị đình chỉ thi do lỗi
mang tài liệu vào phòng thi trong giờ làm bài, 8 thí sinh thi hộ”.... Năm học
2007-2008, theo báo cáo tổng kết thanh tra tốt nghiệp phổ thông của Bộ Giáo
dục và Đào tạo: “Có 1.809 thí sinh bị đình chỉ thi do mang tài liệu vào phòng thi
trong giờ làm bài, 293 thí sinh thi hộ; trong đó riêng Nghệ An đã phát hiện 151
thí sinh thi hộ tại đợt thi lần 2”.
Đối với giáo dục đại học, các vụ việc tiêu cực trong thi cử thời gian vừa
qua cũng cao đến mức lo ngại. Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án cải
16
tiến tuyển sinh đại học, cao đẳng theo giải pháp 3 chung (2002-2006) của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, số thí sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế thi cử như
sau: Năm 2002 có 3.186 trường hợp, năm 2003 có 5.544 trường hợp, năm 2004
có 3.186 trường hợp, năm 2005 có 1.546 trường hợp, năm 2006 có 1.166 trường
hợp. Các vi phạm phổ biến là mang tài liệu vào phòng thi để sử dụng, sử dụng
các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân trong phòng thi. Đặc biệt, trong mấy
năm gần đây, do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các phương
tiện thông tin liên lạc cá nhân ngày càng tinh xảo, nhỏ gọn, đã tạo điều kiện cho
thí sinh dễ dàng mang vào phòng thi mà khó bị phát hiện. Gần đây, nhờ kỹ thuật
photo màu đã trở nên thông dụng, nhiều thí sinh đã làm giả giấy chứng nhận kết
quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng để tham gia xét tuyển vào cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp. Tiêu cực phổ biến trong làm luận văn là tình trạng sao chép
luận văn, luận án của người khác. Cá biệt có trường hợp đã bị phát hiện dùng
báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của người khác làm luận văn
của mình.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ HÀNH VI
GIAN LẬN CỦA SINH VIÊN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
1 Đặc điểm mẫu điều tra
1.1. Thông tin chung về mẫu
Nghiên cứu được tiến hành với 300 mẫu điều tra, kết quả thu về được 256
17
phiếu. Kết quả phân loại đối tượng tham gia nghiên cứu cho thấy 84 người
(32.8%) trên tổng số 256 sinh viên trả lời phiếu câu hỏi là nam còn lại 172
người (67.2%) là nữ. Phân loại theo niên khóa năm 3 (103 người), năm 1 (78
người) và năm 2 (70 người) còn năm 4 hầu như không có, chỉ có khoảng 5 sinh
viên trả lời câu hỏi. Phân lọa theo ngành học thì có 102 người chiếm 39.8% là
QTKD còn lại 154 người chiếm 60.2% là từ các ngành khác.
1.2 Thống kê hành vi gian lận của sinh viên Hà Nội
Hành vi gian lận được sử dụng nhiều nhất chính là trao đổi với mọi người
xung quanh. Chỉ có 8 trong số 256 người được khảo sát trả lời rằng họ không
bao giờ trao đổi với người xung quanh trong khi thi. Hơn nữa hành vi trao đổi
với người xung quanh đã bao gồm cả tra đáp án với người khác. Còn với việc tra
đáp án bằng thiết bị công nghệ như điện thoại di động… thì lại có ít người sử
dụng nhất có đến 92 người trả lời rằng mình không bao giờ sử dụng điện thoại
trong khi thi. Từ những kết quả trên, ta có thể thấy rằng trong số 256 người đã
được khảo sát chỉ có nhiều nhất 8 người, chiếm 3.1% số người khảo sát, là có
thể không bao giờ gian lận trong thi cử còn lại tất cả những người khác đều có
hành vi gian lận trong thi cử. Hơn nữa 8 người này chỉ là không trao đổi với
những người khác trong khi thi, có lẽ họ đã sử dụng những phương thức gian lận
khác vì vậy số người không gian lận trong thi cử thậm chí có thể còn ít hơn hoặc
là không có.
2 Kiểm định độ tin cậy các số liệu điều tra
Thông qua kiểm định hệ số tin cậy cronbach’s Alpha, nhóm nghiên cứu
thấy rang có 7 biến hành vi gian lận, 2 biến về sự tự tin và 17 biến tác động đủ
điều kiện để phân tích.
3. Phân tích hành vi gian lận của sinh viên và các nhân tố tác động
18
3.1. Phân tích các biến sự tự tin
•Tự tin về các môn liên quan đến tính toán
Theo những gì phân tích được thì sự tự tin của sinh viên về môn tính toán
giải thích được 4.8% hành vi gian lận của họ. Và những sinh viên càng tự tin về
các môn liên quan đến tính toán thì họ gian lận càng ít.
•Tự tin về các môn xã hội
Theo những gì phân tích được thì sự tự tin của sinh viên về môn xã hội giải
thích được 1.6% hành vi gian lận của họ. Và những sinh viên càng tự tin về các
môn xã hội thì họ lại có xu hướng gian lận nhiều hơn
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng cùng chiều
•Ý thức học tập
Ý thức học tập bao gồm các biến: Có thời gian nhứng không muốn học,
thấy việc mình làm không ảnh hưởng đến ai, ít khi bị phát hiện và tin rằng mình
sẽ không bị phát hiện. Ý thức học tập thấp tập giải thích được 23.6% sự thay đổi
của hành vi gian lận. và Ý thức học tập của sinh viên càng thấp thì mức độ gian
lận của họ càng cao.
•Khả năng làm chủ kiến thức
Khả năng làm chủ kiến thức bao gồm các biến: không hiểu bài, không có
thời gian học bài, giáo viên không quan tâm, môn học không quan trọng. Khả
năng làm chủ kiến thức giải thích được 16.1% sự thay đổi của hành vi gian
lận. Khả năng làm chủ kiến thức càng kém thì mức độ gian lận của sinh viên
càng cao.
•Muốn có bảng điểm đẹp
Theo như nhóm phân tích được từ dữ liệu kháo sát thì muố có bảng điểm
đẹp không có tác động gì đến hành vi gian lận của sinh viên
3.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng ngược chiều
•Nhận thức về giá trị học tập và sự công bằng trong thi cử
19
Nhận thức về giá trị học tập và sự công bằng trong thi cử bao gồm các biến:
Giá trị việc học, Tự tin với kiến thức, muốn có công bằng trong thi cử, sợ bị phát
hiện, không biết gian lận. Yếu tố này giải thích được 14.3% hành vi gian lận của
sinh viên, và sinh viên có nhận thức về giá trị học tập và sự công bằng trong thi
cử càng cao thì mức độ gian lận của họ càng thấp.
20
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ GIAN LẬN
TRONG THI CỬ CỦA SINH VIÊN
1. Giải pháp từ bản thân sinh viên
Trước hết, mỗi sinh viên đều phải nhận thức rõ những hệ quả không hay
từ hành động của mình từ đó mới tự nhắc nhở bản thân thay đổi và cố gắng.
Không nên chạy theo thành tích. Có điểm số kém hãy coi như đó là lời nhắc nhở
để biết mình đang ở đâu và cần cố gắng như thế nào. Nếu không muốn học lại
thì hãy nỗ lực học bài, nghe giáo viên giảng khi trên giảng đường và ôn kỹ bài
khi về nhà. Đối với sinh viên, một số bạn ngoài đi học thì phải đi làm thêm
nhưng chúng ta nên xác định rõ việc gì là quan trọng hơn để sắp xếp thời gian
học và đi làm hợp lý và hiệu quả.
Mỗi sinh viên ngoài nỗ lực học cho bản thân thì nên giúp đỡ các bạn khác
học. Chúng ta có thể giúp các bạn bằng cách giảng bài cho bạn hiểu, chia sẽ
những phương pháp học tập tốt cũng như những nơi họ tốt cho các bạn. Đó là
những điều nên làm để giúp đỡ bạn chứ không phải là nhắc bài cho bạn hay chỉ
bài cho bạn trong phòng thi. Nếu làm như vậy chúng ta đang hại tương lai của
bạn và chính chúng ta. Thỏa hiệp với sự gian lận chính là làm tăng những người
không có năng lực nhưng vẫn có bằng đẹp và cạnh tranh việc làm với những
người học thật.
2. Giải pháp đối với gia đình
Mặc dù bậc đại học là thời điểm sinh viên có đủ ý thức bản thân để phân
biệt được điều sai và đúng nhưng vẫn rất cần sự quan tâm của phụ huynh. Vậy
nên biện phap tạm thời đối với phụ huynh cần nhắc nhở đúng cách, kịp thời khi
thấy con em mình có dấu hiệu gian lận trong thi cử. Phải giải thích rõ rằng, hợp
lý về hành vi ấy để con em mình sửa đổi cũng như không làm hoặc tái phạm.
Còn đối với biện pháp lâu dài thì phải thực hiện khi con em mình còn rất nhỏ.
Nhiều số liệu nghiên cứu cho thấy rằng môi trường sống và cách giáo dục ảnh
hưởng rất nhiều lên hành vi một con người. Nếu từ nhỏ các bạn sinh viên đã
21
được giáo dục và nhận thức đúng về lòng tự trọng, việc không gian dối thì lớn
lên sẽ không có những hành vi như vậy. khi sống trong một môi trường coi việc
gian lận, nói dối là điều bình thường thì hành vi của họ cũng sẽ như vậy.
Ngoài ra, không nên quá áp lực việc học lên sinh viên để tránh việc gian
lận để có thành tích vừa lòng gia đình. Áp lực gia đình xuất hiện do gia đình
thiếu thông tin và xã hội. Nhiều bậc phụ huynh muốn con mình hơn bạn bè trong
học tập mà không hiểu rằng thực lực, khả năng của con mình thế nào. Họ chỉ
cần biết đến bằng khen và điểm số của con chứ không chú tâm vào việc học là
để con có được kiến thức. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, phải tăng cường
phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Cần có những cách thức phù hợp để tăng
cường thông tin, khuyến cáo, tư vấn..đối với gia đình người học trong việc định
hướng, tác động của họ lên người học.
3. Giải pháp đối với nhà trường
Đối với chính sách của nhà trường tổ chức thi phải nghiêm túc, đúng quy
chế và phù hợp. Cần nghiêm túc xử lý người coi thi và người vi phạm quy chết
thi cử. Thường thì người coi thi không bị xử phạt hoặc bị kỷ luật nhẹ. Điều này
không đủ tính răn de và dần dần “nơi lỏng” kỷ cương. Theo ý kiến của Đại tá
Trần Xuân Tịnh- Giám đốc Học viện Biên phòng: Trách nhiệm là của giám thị
và Hội đồng tuyển sinh. Ông phát biểu: “ Giải pháp để giải quyết có hiệu quả
hiện tượng trên là vấn đề con người. Làm sao phải gắn kết được trách nhiệm của
giám thị với công việc này đạt hiệu quả cao nhất; gắn kết được trách nhiệm của
Hội đồng tuyển sinh và các Hội đồng tuyển sinh có liên quan với nhau trong
việc xét tuyển nguyện vọng 2,3 đảm bảo được tính khách quan và công bằng
nhất…”Nhà trường phải tìm hiểu các cách gian lận trong thi cử của sinh viên do
càng ngày cách sinh viên học sinh sử dụng để gian lận ngày càng tinh vi và
nhiều cách. Sinh viên không chỉ đơn giản là mở tài liệu, chép bài bạn hay nhờ
thi hộ nữa mà họ còn sử dụng nhiều công nghệ tinh vi, hiện đại để qua được bài
thi. Ngoài ra, nhà trường phải kết hợp với phụ huynh, phản ánh kịp thời kết quả
cũng như thái độ học tập của sinh viên.
22
Thực tế cho thấy, sinh viên không thể hoặc không cần gian lận trong thi
cử nếu tổ chức học tập và thi cử nghiêm túc, hợp lý. Để làm tốt vấn đề này cần
phải: Lấy người học làm trung tâm, tăng cường tự học, phát huy tính chủ động,
sáng tạo của sinh viên. Điều này giúp người học chủ đông được kiến thức và vì
thế họ không cần phải gian lận trong thi cử. Để làm được điều này nhà trường
phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Thầy cô giáo phải có nhiều cách tiếp cận
bài giảng khác và nhà trường cần trang bị thêm trang thiết bị và đồ dung để tạo
điều kiện tốt hơn cho giảng viên và sinh viên. Không chỉ nên đổi mới trong việc
học tập và giảng dạy, nhà trường nên đổi mới cả hình thức kiểm tra bài. Có thể
kiểm tra thành những bài thi nhỏ bất ngờ để người học có ý thức hơn và học bài
kỹ hơn mỗi khi về nhà. Một cách khác thi truyền thống đó là thi qua các tình
huống thực tế. Mặc dù hình thức thi như vậy sẽ mất nhiều thời gian và công sức
nhưng kết quả học tập và kỹ năng của sinh viên sẽ được nâng cao hơn.
Áp dụng công nghệ trong việc chống gian lận cũng đã được đề xuất. Điểm
hình là nhà trường có thể lắp đặt camera để giám sát thí sinh trong phòng thi.
Trong một bài báo của VN Express: “Lắp camera chống gian lận thi cử”
(7/6/2012) đã đưa ra một số ý kiến như sau:
- Các phòng thi được trang bị camera theo dõi, các camera này được truyền
hình trực tiếp tại một website chung, mọi người có thể truy cập vào website này
để theo dõi trực tiếp mọi hành động của cán bộ coi thi, của thí sinh. Mọi sai sót,
gian lận sẽ bị phát hiện và xử lý không sót một trường hợp nào.
- Camera được trang bị theo các cấp độ phòng thi, trường thi, khu vực thi
và toàn quốc.
- Các phòng thi, hội đồng thi tiêu chuẩn được chọn kỹ lưỡng chứ không
phải tất cả các phòng học trên cả nước đều trang bị camera.
- Các phòng thi tiêu chuẩn được sử dụng cho tất cả các kỳ thi khi mức độ
yêu cầu giám sát được quan tâm và đạt chuẩn theo quy định.
23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Franklyn-Stroke, A. & S.E.Newstead (1995). Undergraduate cheating:
Who does that and why? Studied in Hgher Education
Lawson, R.A. (2004). Is classroom cheating related to business Student’s
propensity to cheat in the “real world”? Journal of business Ethic
Mikaela Bjorklund & Claes-Goran Wenestam (1999). Academic cheating:
frequency, methods, and causes. Paper presented at the European Conference on
Educational Research, Lahti, Finland 22-25 September 1999.
DonaldL. McCabe, Linda Klebe Trevino & Kenneth D. Butterfield (2001).
Cheating in Academic Institution: A Decade of Research. Ethics & Behavior,
Roig, Miguel; Caso, Marissa (2005) Lying and Cheating: Fraudulent
Excuse Making, Cheating, and Plagiarism
Lawson, R. A.: 2004, ‘Is Classroom Cheating Related to Business
Students’ Propensity to Cheat in the Real World’, Journal of The American
Academy of Business
Davis, S. F. and H. W. Ludvigson: 1995, ‘Additional Data on Academic
Dishonesty and a Proposal for Remediation’, Teaching of Psychology
(Columbia, Mo)
Bandura, A.: 1977, ‘Self-Efficacy: Toward a Unifying Theory of
Behavioral Change’, Psychological Review
Bandura, A.: 1986, Social Foundation of Thought and Action: A Social
Cognitive Theory (Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ).
Bandura, A.: 1997, Self-Efficacy: The Exercise of Control (Freeman, New
York).
Barnes, W. F.: 1975, ‘Test Information: An Application of the Economics
of search’, The Journal of Economic Education 7, 28–33.
McCabe, D. L.: 1997, ‘Classroom Cheating Among Natural Science and
24
Engineering Majors’, Science and Engineering Ethics 3, 433–445
Chapman, K. J., R. D. Davis, D. Toy and L. Wright: 2004, ‘Academic
Integrity in the Business School Environment: I’ll Get by with a Little Help
from My Friends’, Journal of Marketing Education 26, 236–249.
Crown, D. F. and M. S. Spiller: 1998, ‘Learning from Literature on
Collegiate Cheating: A Review of Empirical Research’, Journal of Business
Ethics 17, 683–
700.
Davis, S. F., C. A.Grover, A. Becker and L. N. McGregor: 1992,
‘Academic
Dishonesty:
Prevalence,
Determinants,
Techniques
and
Punishments’, Teaching of Psychology (Columbia, Mo.) 19, 16–20.
Davis, S. F. and H. W. Ludvigson: 1995, ‘Additional Data on Academic
Dishonesty and a Proposal for Remediation’, Teaching of Psychology
(Columbia, Mo.) 22, 119–121.