Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Khởi nghiệp của Sinh viên trên địa bàn thành phố Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 152 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM"
NĂM 2015

Tên công trình: KHỞI NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 2

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM"
NĂM 2015

Tên công trình: KHỞI NGHIỆP CỦA SINH
VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 2

Họ và tên nhóm sinh viên: Nguyễn Thu Thủy

/Nữ

Trịnh Thị Khánh Huyền



/Nữ

Nguyễn Duy Hùng

/Nam

Lớp, Khoa: EBBA-5 Viện Quản Trị Kinh Doanh
Năm thứ: 2/4 năm đào tạo
Ngành học: Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh
Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Hồng Việt

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà nội, ngày ........ tháng.......... năm 2015

Kính gửi: Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường,
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tên tôi (chúng tôi) là: Nguyễn Thu Thủy. Sinh ngày 10 tháng 01 năm 1995
Trịnh Thị Khánh Huyền.Sinh ngày 6 tháng 05 năm 1995
Nguyễn Duy Hùng. Sinh ngày 01 tháng 01 năm 1995
Sinh viên năm thứ: 2/Tổng số năm đào tạo: 4
Lớp: EBBA – 5A, EBBA – 5C; Khoa: EBBA
Ngành học: Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh

Thông tin cá nhân của sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Địa chỉ nhà riêng: 30A Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại (cố định, di động): 0934102195
Địa chỉ Email:
Tôi (chúng tôi) làm đơn này kính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho tôi
(chúng tôi) được gửi công trình nghiên cứu khoa học để tham dự giải thưởng “Tài
năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2015 dành cho sinh viên.
Tên đề tài: “Khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan đây là công trình do tôi (chúng tôi) thực hiện
dưới sự hướng dẫn của: TS. Trần Thị Hồng Việt; và công trình chưa gửi tham
dự bất kỳ một giải thưởng cấp quốc gia nào khác tại thời điểm nộp hồ sơ.
Nếu sai, tôi (chúng tôi) xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Xác nhận của trường
(Ký tên đóng dấu)

Xác nhận BCN Khoa

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)


TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC
DÂN
KHOA ..............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP KHOA
Về công trình NCKH Sinh viên dự thi Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ
Việt Nam” năm 2015
Tên đề tài: ............................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Giáo viên hướng dẫn: .................................................

Số năm đào tạo: ..../4

Do sinh viên:

1. Về mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (tối đa 30 điểm)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
(1) Điểm số: .......... điểm


2. Về nội dung khoa học (tối đa 40 điểm):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

(2) Điểm số: ......... điểm
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, giáo dục, an ninh quốc phòng (tối đa 20 điểm).
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
(3) Điểm số: ......điểm
4. Về cách trình bày công trình (tối đa 10 điểm).
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
(4) Điểm số: .............. điểm

Tổng điểm công trình [= (1) + (2) + (3) + (4)]: .............điểm (................. điểm)
Xếp loại cấp Khoa (Nhất, Nhì, Ba): ...............

Hà Nội, ngày ......... tháng ............ năm 2015
CHỦ TỊCH HĐKH KHOA


MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu: ............................................................................ 5

3. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................... 8
4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 10
5.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 10
5.2 Thu thập số liệu ................................................................................. 11
5.3 Phân tích và xử lý số liệu .................................................................. 15
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 16
7. Cấu trúc báo cáo .................................................................................... 16
CHƯƠNG 1 KHỞI NGHIỆP VÀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ... 17
1.1 Khởi nghiệp .......................................................................................... 17
1.2 Người khởi nghiệp và tiềm năng người khởi nghiệp ........................ 19
1.3 Sinh viên khởi nghiệp và đặc điểm khởi nghiệp của sinh viên ........ 21
1.4 Ý nghĩa của khởi nghiệp kinh doanh với sự phát triển kinh tế ....... 23
1.5 Mô hình lý thuyết và các nhân tố tác động đến thành công của khởi
nghiệp .......................................................................................................... 25
1.5.1 Mô hình lý thuyết ........................................................................... 25
1.5.2 Tố chất, thái độ và tinh thần doanh nhân ................................... 25
1.5.3 Kiến thức khởi nghiệp ................................................................... 27
1.5.4 Kỹ năng khởi nghiệp...................................................................... 27
1.5.5 Tài chính cho khởi nghiệp ............................................................. 28
1.5.6 Môi trường khởi nghiệp ................................................................ 29


CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH
VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................ 36
2.1 Tổng quan về khởi nghiệp của sinh viên ở Việt Nam ....................... 36
2.1.1 Môi trường khởi nghiệp ................................................................ 36
2.1.2 Khái quát tình hình khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam ......... 37
2.2 Giới thiệu về mẫu quan sát ................................................................. 41
2.2.1 Thông tin chung về mẫu ................................................................ 41

2.2.2 Tuổi.................................................................................................. 43
2.2.3 Giới tính .......................................................................................... 44
2.2.4 Chuyên ngành đào tạo ................................................................... 45
2.2.5 Thời gian kinh doanh .................................................................... 46
2.2.6 Lĩnh vực kinh doanh...................................................................... 47
2.3 Phân tích biến “Kết quả khởi nghiệp” ............................................... 48
2.3.1 Kiểm định độ tin cậy của các biến “Kết quả khởi nghiệp” ....... 48
2.3.2 Phân tích nhân tố (EFA) của các biến “Kết quả khởi nghiệp” . 49
2.3.3 Đánh giá thực trạng kết quả khởi nghiệp.................................... 50
2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp ............ 53
2.4.1 Kiểm định độ tin cậy của các biến nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả khởi nghiệp ....................................................................................... 53
2.4.2 Phân tích nhân tố (EFA) của các biến nhân tố ảnh hưởng đến
kết quả khởi nghiệp ................................................................................ 55
2.4.3 Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng ............................... 63
2.5 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết của các nhân tố tác động
đến kết quả khởi nghiệp ............................................................................ 75
2.6 Đánh giá chung về thực trang khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội ... 78
2.6.1 Kết quả đạt được............................................................................ 78
2.6.2 Hạn chế chủ yếu ............................................................................. 80
2.6.3 Nguyên nhân chính ........................................................................ 82
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY KHỞI
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .. 86


3.1 Giải pháp cho sinh viên ....................................................................... 86
3.1.1 Nâng cao năng lực khởi nghiệp bao gồm tố chất doanh nhân,
kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp ......................................................... 86
3.1.2 Nâng cao khả năng huy động vốn cho khởi nghiệp .................... 89
3.1.3 Các giải pháp khác ......................................................................... 91

3.2 Kiến nghị đối với các trường đại học ................................................. 92
3.2.1 Khơi dậy và khám phá tố chất doanh nhân của sinh viên ......... 93
3.2.2 Truyền cảm hứng và nuôi dưỡng thái độ ý chí khởi nghiệp của
sinh viên ................................................................................................... 94
3.2.3 Xây dựng và thực hiện các chương trình định hướng khởi
nghiệp cho sinh viên ................................................................................ 95
3.2.4 Thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ
năng khởi nghiệp của sinh viên ............................................................. 97
3.2.5 Tăng cường tính thực tiễn trong chương trình đào tạo ............. 99
3.3 Kiến nghị đối với Nhà nước .............................................................. 100
3.3.1 Truyền thông về tinh thần doanh nhân trong toàn xã hội....... 101
3.3.2 Tổ chức các hoạt động khuyến khích khởi nghiệp ................... 102
3.3.3 Đa dạng hóa và tăng cường các hình thức giáo dục đào tạo ... 103
3.3.4 Tích cực hỗ trợ tài chính cho các chương trình khởi nghiệp .. 103
3.3.5 Hoàn thiện khung thể chế chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ....... 104
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 108
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ A.1: Quy trình nghiên cứu

10


Biểu đồ 1.1: Mô hình khung lý thuyết

25

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các nhóm tuổi người khởi nghiệp (%)

43

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ giới tính của các cá nhân khởi nghiệp tại Hà Nội (%)

44

Biểu đồ 2.3: Chuyên ngành đào tạo (%)

45

Biểu đồ 2.4: Thời gian kinh doanh (%)

46

Biểu đồ 2.5: Lĩnh vực kinh doanh (%)

47

Biểu đồ 2.6: Giả thuyết nghiên cứu

61


DANH MỤC BẢNG

Bảng A.1: Cơ cấu phát phiếu khảo sát

12

Bảng A.2: Cấu trúc bảng hỏi

14

Bảng 2.1: Sơ lược về tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam

39

Bảng 2.2: Đặc điểm mẫu quan sát

41

Bảng 2.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha (α) của
biến “Kết quả khởi nghiệp”

48

Bảng 2.4: Kết quả EFA biến"Kết quả khởi nghiệp"

49

Bảng 2.5: Đánh giá về “Kết quả khởi nghiệp”

50

Bảng 2.6: Đánh giá về “Kết quả khởi nghiệp” dựa trên Chuyên ngành

đào tạo

51

Bảng 2.7: Đánh giá về “Kết quả khởi nghiệp” dựa trên Lĩnh vực kinh
doanh

52

Bảng 2.8: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha (α) của các biến nhân
tố ảnh hưởng

54

Bảng 2.9: Kết quả EFA các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp

56

Bảng 2.10: Các nhân tố tác động đến kết quả khởi nghiệp được rút
trích từ EFA

57

Bảng 2.11: Các giả thuyết nghiên cứu

62

Bảng 2.12: Đánh giá về “Thái độ khởi nghiệp”

63


Bảng 2.13: Đánh giá về “Tố chất và thái độ khởi nghiệp” dựa trên
Chuyên ngành đào tạo

64


Bảng 2.14: Đánh giá về “Kiến thức khởi nghiệp”

66

Bảng 2.15: Đánh giá về “Kiến thức khởi nghiệp” dựa trên Chuyên
ngành đào tạo

67

Bảng 2.16: Đánh giá về “Kỹ năng khởi nghiệp”

69

Bảng 2.17: Đánh giá về “Kỹ năng khởi nghiệp” dựa trên Chuyên
ngành đào tạo

60

Bảng 2.18: Đánh giá về “Tài chính cho khởi nghiệp”

71

Bảng 2.19: Đánh giá về “Tài chính khởi nghiệp” dựa trên Chuyên

ngành đào tạo

72

Bảng 2.20: Đánh giá về “Môi trường khởi nghiệp”

73

Bảng 2.21: Đánh giá về “Môi trường khởi nghiệp” dựa trên Chuyên
ngành đào tạo

74

Bảng 2.22: Mô hình tổng thể

75

Bảng 2.23: Phân tích hồi quy sự ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả
khởi nghiệp

76


DANH MỤC VIẾT TẮT
EFA

Exploratory Factor Analysis

KMO


Kaiser-Meyer-Olkin

NCKH

Nghiên Cứu Khoa Học

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

WTO

World Trade Organization

ILO

International Labour Organization

GDP

Gross Domestic Product

KH&CN

Khoa Học và Công Nghệ

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce and Industry


GEM

Global Entrepreneurship Monitor

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development

CFA

Financial Analyst Federation

IRC

Institute Research Challenge

SIFE

Students in Free Enterprise

DNNVV

Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa

PVNI

Prosperous Vietnam Investment

BSSC


Business Startup Support Centre

VSV

Vietnam Silicon Valey

CLB

Câu lạc bộ

QTKD

Quản trị kinh doanh

ĐH KTQD

Đại học kinh tế quốc dân

BSC

Business Skills Club

KT và QTKD

Kinh tế và Quản trị kinh doanh


1

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ sau khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào năm
2007, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng một nền kinh
tế ổn định và phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, kinh
tế nước ta đã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn của lạm phát và khủng
hoảng kinh tế thế giới, nhất là giai đoạn từ 2008-2010 cho đến nay. Kinh tế suy
thoái có ảnh hưởng không ít đến vấn đề việc làm và phong trào khởi nghiệp của
tư nhân nói chung và của sinh viên trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
Là một quốc gia có trên 50% dân số dưới 30 tuổi, tỷ lệ thất nghiệp đang là
vấn đề báo động tại Việt Nam, đặc biệt là ở các trí thức trẻ. Kể từ năm 2009,
một trong những vấn đề nan giải cần quan tâm hàng đầu đối với nền kinh tế
Việt Nam chính là tình trạng mất việc làm, thất nghiệp gia tăng, thu nhập của
người dân giảm sút. Thực tế cung - cầu trên thị trường lao động ở Việt Nam
đã chứng minh rằng quá trình tuyển dụng lao động đã và đang gặp không ít khó
khăn. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê và Tổ chức lao động quốc tế (ILO)
cả nước có 162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Thanh Hóa vốn được biết đến
như một cái nôi hiếu học của cả nước nhưng vừa qua cũng có đến gần 25.000
sinh viên ra trường thất nghiệp. Tình trạng này cũng đang đáng báo động tại
thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đà Nẵng, An Giang, Đồng
Tháp, Quảng Nam... Trên thực tế, yêu cầu đầu vào của các trường đại học là
khá khắt khe và tỷ lệ chọi khá cao khiến các “sĩ tử” học rất vất vả trong suốt
những năm học phổ thông. Tuy vậy, hình ảnh các tân sinh viên vui mừng nhận
giấy báo đỗ của ngày hôm nay lại khác xa với hình ảnh các tân cử nhân tuy đã


2

được cầm trên tay tấm bằng đại học sau 4-5 năm “dùi mài kinh sử” nhưng vẫn
đon đả, hớt hải, lo lắng tìm việc và chạy việc vì nỗi ám ảnh thất nghiệp. Do đó,

giờ đây ngày lễ tốt nghiệp trọng đại thường được các tân cử nhân gọi vui là “lễ
thất nghiệp”.
Khi mà hàng trăm ngàn sinh viên ra trường không có việc làm, môi trường
công sở ngày càng cạnh tranh thì khởi nghiệp chính là một trong những giải
pháp tốt nhất cho những ai muốn thay đổi hoàn cảnh, tìm đến sự tự do trong
công việc. Hơn nữa tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh
nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế, chiếm gần 97% trong tổng số
doanh nghiệp của cả nước, sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn
40% GDP. Số tiền thuế và phí mà các doanh nghiệp này đã nộp cho Nhà nước
đã tăng 18,4 lần sau 10 năm. Những con số trên đã khẳng định tầm quan trọng
và giá trị mà các doanh nghiệp dân doanh mang lại. Bởi vậy khởi nghiệp của
các bạn trẻ ngày càng nhiều, và thực tế đã chứng minh “tài không đợi tuổi”; các
chủ doanh nghiệp, các triệu phú, tỉ phú ngày càng trẻ hóa.
Chỉ trong vòng khoảng 4 năm trở lại đây, Việt Nam nói chung và thủ đô Hà
Nội nói riêng đã chứng kiến sự xuất hiện một “dòng chảy” khởi nghiệp mới với
dấu ấn đậm nét. Bất chấp những khó khăn, thị trường khởi nghiệp ở Việt Nam
vẫn đứng trong top 3 thị trường khởi nghiệp phát triển mạnh tại khu vực Đông
Nam Á, cùng với Thái Lan và Indonesia. Điều này chứng tỏ thị trường khởi
nghiệp Việt Nam đang có sức sống và tiềm năng phát triển. Rõ ràng, Việt Nam
đang chứng kiến sự trỗi dậy của một thế hệ doanh nhân ngày càng trẻ hơn về
tuổi đời. Họ tự tin, quyết liệt, mạnh mẽ để tự tạo ra việc làm cho bản thân mình
và cho nhiều người khác.
Tuy nhiên, trên thực tế, để có thể khởi nghiệp thành công tại môi trường
Việt Nam, đối mặt với tất cả những khó khăn và rủi ro của dự án là điều không


3

hề dễ dàng. Nhìn lại một thập niên qua, ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói
riêng đã xuất hiện khái niệm “start-up” hay “công ty khởi nghiệp”. Tuy nhiên,

ấn tượng mà các công ty này để lại không nhiều. Theo thống kê, những doanh
nghiệp trẻ thường dễ sụp đổ trong những năm đầu khởi nghiệp: ước tính trong
2 năm trở lại đây, 100 người khởi nghiệp thì 80% đứng trước nguy cơ giải thể
trong năm đầu tiên hoạt động. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc thiếu vốn
(chiếm 40%), thiếu kiến thức về quản trị điều hành doanh nghiệp vừa và nhỏ
(chiếm 50%), thiếu kinh nghiệm thực tế trong môi trường kinh doanh (chiếm
30%), hay nói cách khác là có một tỷ lệ cao các sinh viên và người khởi nghiệp
trẻ trông chờ vào sự may mắn trong việc thành lập một doanh nghiệp.
Trong các chính sách và chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của
nước ta đến năm 2020, Bộ KH&CN đã xác định rõ Việt Nam cần thúc đẩy việc
truyền bá tri thức và công nghệ trong nền kinh tế thông qua đẩy mạnh hợp tác
liên kết giữa doanh nghiệp - các viện nghiên cứu và các trường đại học, thực
hiện thương mại hóa công nghệ, hình thành các doanh nghiệp khoa học công
nghệ gắn liền với xây dựng vườn ươm doanh nghiệp, phát triển mạnh mẽ nguồn
nhân lực và tinh thần doanh nhân trên cơ sở nuôi dưỡng và phát huy năng lực
đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp của sinh viên.
Trong sự hợp tác này, sinh viên đóng vai trò là cầu nối quan trọng trong
việc gắn kết các Viện nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp cũng
như là lực lượng chủ yếu trong chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực
và tinh thần doanh nhân. Thanh niên, sinh viên là lực lượng xã hội hùng hậu,
có sức khoẻ, có trình độ học vấn, được đào tạo bài bản, có tiềm năng sáng tạo,
có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Đồng thời sinh viên cũng
là người đi đầu trong các phong trào do Đảng và Nhà nước đề ra; là người tiếp
thu tinh hoa văn hóa, khoa học kỹ thuật của các nước phát triển trên thế giới.
Trong giai đoạn cách mạng mới, với bối cảnh thế giới biến động phức tạp, trước


4

những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự phát triển của

kinh tế tri thức, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: Thanh niên là
lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì thế sinh viên là lực lượng
có tiềm năng lớn và tỷ lệ thành công cao trong khởi nghiệp, sẽ góp phần quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả khởi nghiệp của giới trẻ ở Việt Nam, thực
hiện thành công chủ trương, chính sách đổi mới về khoa học công nghệ ở Việt
Nam.
Khởi nghiệp khi còn là sinh viên có thể không phải là con đường của nhiều
người, song đại học là nơi tuyệt vời để bắt đầu kinh doanh bởi đó là nơi thúc
đẩy sự sáng tạo, là nơi đầy ắp các ý tưởng của hàng ngàn sinh viên và là mảnh
đất vô cùng màu mỡ cho các ý tưởng kinh doanh. Tuy nhiên, đại học cũng là
thời điểm tốt nhất để thất bại. Thất bại là điều mà có lẽ chẳng ai mong muốn,
nhưng việc trải nghiệm thất bại càng sớm có thể lại là một điều tốt cho những
ai muốn vươn xa hơn. Khi còn ở trường, sinh viên không có nhiều gánh nặng
trên vai như gia đình hay tài chính để lo lắng. Nhưng quan trọng hơn cả, họ
nhận được một bài học quý giá từ thất bại đó và có thể con người họ cũng sẽ
thay đổi từ khi khởi nghiệp. Vì vậy, sinh viên là những người có tiềm năng lớn
góp phần vào thành công của sự phát triển khởi nghiệp ở nước ta.
Để doanh nhân trẻ khởi nghiệp thành công, họ rất cần sự đồng hành của rất
nhiều tổ chức và cá nhân. Như vậy, một số câu hỏi cấp thiết được đặt ra có liên
quan đến lĩnh vực này là: Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn
Hà Nội hiện nay đang ở mức độ nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết
quả khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội? Giải pháp nào cần được
thực hiện để thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội ngày càng
hiệu quả hơn ? Để trả lời các câu hỏi trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài
“Khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội” trong công trình


5


NCKH sinh viên năm 2015. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp
một bức tranh tổng quan về hiện trạng khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn
Hà Nội hiện nay, khám phá những nguyên nhân nội tại thuộc về trình độ năng
lực của bản thân người khởi nghiệp và các nguyên nhân thuộc về môi trường
khởi nghiệp khác. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hữu ích trong việc khơi dậy
và khuyến khích tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên, trợ giúp các nhà quản lý
đưa ra các quyết định có liên quan trong đào tạo nâng cao tiềm năng khởi nghiệp
cũng như các cơ chế chính sách và môi trường pháp lý phát triển khởi nghiệp
của sinh viên, từ đó góp phần giải quyết vấn đề việc làm, tình trạng thất nghiệp
để phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội nói riêng và của đất nước nói
chung.
2. Tổng quan nghiên cứu:
Trên thế giới đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về khởi nghiệp trong
đó có không ít đề tài về khởi nghiệp của giới trẻ nói chung và sinh viên nói
riêng vì đây là lực lượng trẻ có đặc điểm nổi trội về nhiệt huyết và tính sáng
tạo. Blanch Flower and Oswald (1998) chỉ ra trong nghiên cứu của họ về 23
quốc gia OECD vào đầu những năm 1990, những người trẻ tuổi ưa chuộng việc
tự kinh doanh (self-employment) hơn việc đi làm thuê. Greene (2005) cũng
khẳng định phát hiện này: hai phần ba thanh niên Mỹ và hơn một nửa giới trẻ
châu Âu ưa thích việc tự kinh doanh. Tương tự, Walstad và Kourilsky (1999)
đã chứng minh rằng tại Mỹ những người trẻ đang quan tâm tới việc bắt đầu một
doanh nghiệp nhiều hơn người già. Bates (1989), Fairlie (1999), Fairlie và
Meyer (2004), Greene (2005) đều cho thấy những khó khăn trong việc khởi
nghiệp của sinh viên, đặc biệt là trong vấn đề tiếp cận nguồn tài chính. Thập kỷ
qua đã chứng kiến sự nở rộ của các nghiên cứu theo lý thuyết khởi nghiệp với
nhiều góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu này có một số hạn chế
sau:


6


 Tập trung chủ yếu tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển,
với các yếu tố môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp;
cùng với đó là sự hình thành đồng bộ và vận hành hiệu quả của các hệ thống
kinh tế thị trường, ví dụ như Mỹ, Anh, Australia, Trung Quốc...
 Chưa xây dựng được một cách đầy đủ và khoa học mô hình các nhân tố
tác động đến sự khởi nghiệp thành công của sinh viên
 Các đề xuất đưa ra còn thiếu tính khả thi và khó áp dụng trong tình hình
kinh tế hiện nay đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.
Việt Nam là nền kinh tế mới chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, môi
trường kinh doanh và thể chế cũng như nhận thức vẫn còn những đặc trưng của
một nước đang phát triển và đang chuyển đổi từ tư duy bao cấp sang cơ chế thị
trường. Hiện nay có rất ít những nghiên cứu về khởi nghiệp và phong trào khởi
nghiệp được thực hiện ở các nền kinh tế chuyển đổi nói chung và Việt Nam nói
riêng, trong khi có sự khác biệt rõ ràng về môi trường, hoàn cảnh khởi nghiệp
ở nền kinh tế chuyển đổi. Linan và Chen (2009) đã chỉ ra rằng ở các nền kinh
tế đang phát triển, giới trẻ thường có khao khát tạo dựng sự nghiệp tương lai
của mình thành doanh nhân cháy bỏng hơn ở những quốc gia đã phát triển dù
động cơ khởi nghiệp là như nhau. Người phương Tây nhìn nhận địa vị của
doanh nhân không giống như ở các nước phương Đông. Bởi thế nhân tố tác
động thúc đẩy tiềm năng khởi nghiệp ở sinh viên Việt Nam có thể còn nhiều sự
khác biệt so với các nước phát triển khác.
Tại Việt Nam, đề tài này tuy không mới mẻ nhưng những nghiên cứu trước
đây mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh như đưa ra các đề án, cuộc thi khởi
nghiệp cho sinh viên hay nghiên cứu về sự tác động của một vài nhân tố tới ý
định khởi nghiệp hoặc nghiên cứu trên các đối tượng không phải sinh viên nói
chung như phụ nữ, thanh niên như các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nam


7


(2011) (Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của phụ nữ ở Việt Nam),
Ngô Quỳnh An (2011) (Một số yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh
niên Việt Nam), Lê Ngọc Thông (2013) (Thực trạng và giải pháp phát triển
tinh thần doanh nhân của sinh viên học chương trình tiên tiến chất lượng cao
tại Đại học Kinh tế Quốc dân), Nguyễn Thu Thủy (2014) (Tiềm năng khởi sự
kinh doanh của sinh viên khối kỹ thuật ở Việt Nam). Hiện nay mới chỉ có tiến
sĩ Nguyễn Thu Thủy có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề khởi nghiệp
của sinh viên dưới nhiều góc nhìn như “Đào tạo đại học với khởi sự doanh
nghiệp xã hội” (2012), “Khởi sự kinh doanh, các mô hình lý thuyết và định
hướng nghiên cứu tương lai” (2012), “Thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh doanh
của sinh viên qua đào tạo ở bậc đại học” (2013), “Các nhân tố tác động tới
tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học” (2014), song cũng chưa
thực hiện được một nghiên cứu nào bao hàm toàn bộ cả các nhân tố tác động,
thực trạng cũng như giải pháp phát triển khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Nói tóm lại, các nghiên cứu này hầu như chưa đánh giá đầy
đủ và hệ thống về thực trạng khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội,
cũng như chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, thiết thực về đào tạo nhằm
nâng cao tiềm năng và thúc đẩy, phát triển khởi nghiệp của nhóm đối tượng
này.
Sau khi chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường, Việt Nam
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đóng góp đáng kể vào thành công của nền
kinh tế đất nước là các doanh nghiệp tư nhân. Bởi vậy, để thúc đẩy phát triển
kinh tế, nước ta cần nhiều doanh nghiệp tư nhân vững mạnh. Các doanh nghiệp
tư nhân này sẽ là những hạt nhân trong “vườn ươm doanh nghiệp”- những tiềm
năng lớn cần được nuôi dưỡng và khai thác trong “thung lũng silicon” của Việt
Nam. Do đó, vấn đề khởi nghiệp, đặc biệt là của sinh viên đang được cả xã hội
quan tâm. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đang phối hợp với các trường



8

đại học và các học viện, tạo mọi điều kiện để hỗ trợ ý tưởng khởi nghiệp của
sinh viên thông qua việc tổ chức và tài trợ nhiều cuộc thi khuyến khích ý
tưởng sáng tạo trong kinh doanh (CFA IRC, Dynamic, SIFE, …). Tạo cho
sinh viên cơ hội để bắt đầu kinh doanh riêng của họ và có được kinh nghiệm
thực tế trong hoạt động đầu tư trong khi vẫn đang theo học tại các trường đại
học và vừa tốt nghiệp là việc cần được nhà trường, các công ty, tổ chức, Bộ
Giáo Dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công Nghệ và cả xã hội quan tâm bởi
sinh viên là những người có kiến thức nền tảng, có niềm đam mê mạnh mẽ, sức
trẻ và trí tuệ để biến những ý tưởng sáng tạo trở thành những hoạt động kinh
doanh thực sự.
Đề tài “Khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ
tập trung vào việc đánh giá thực trạng khởi nghiệp, tìm ra và phân tích các yếu
tố tác động đến kết quả khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Nghiên cứu này sẽ cung cấp những căn cứ về mặt khoa học và thực tiễn
cho việc đề xuất các kiến nghị, giải pháp đào tạo nâng cao năng lực khởi nghiệp
của sinh viên, cũng như các kiến nghị có liên quan đến cơ chế chính sách nhằm
hỗ trợ, thúc đẩy và phát triển khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội nói riêng và
giới trẻ Việt Nam nói chung.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu cơ bản sau đây:
 Xác định các tiêu chí đánh giá khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
 Phân tích và đánh giá thực trạng khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển khởi nghiệp
của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.



9

4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên đây, các câu hỏi nghiên cứu
bao gồm:
 Những tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá kết quả khởi nghiệp của sinh
viên trên địa bàn Hà Nội?
 Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp của sinh viên trên
địa bàn Hà Nội?
 Kết quả khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội hiện nay như thế nào? Đâu là
những thành công và hạn chế của khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội trong
thời gian vừa qua?
 Tại sao khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội thời gian qua lại có thực trang như
trên? Tác động của các nhân tố đó đến kết quả khởi nghiệp như thế nào?
 Có những đề xuất, kiến nghị gì nhằm thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên
trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới?


10

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Quy trình nghiên cứu

Biểu đồ A.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
Quy trình nghiên cứu bao gồm các bước:
 Bước 1: Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp về khởi nghiệp và các nhân tố ảnh
hưởng đến khởi nghiệp của sinh viên hiện nay.
 Bước 2: Phỏng vấn sâu đại diện các doanh nhân trẻ đã và đang là sinh viên
có hoạt động khởi nghiệp và một nhà quản lý của tổ chức khởi nghiệp Yup

Insitution.
 Bước 3: Thiết kế bảng hỏi dựa trên tài liệu thứ cấp và tham vấn ý kiến
chuyên gia và doanh nhân trẻ.


11

 Bước 4: Khảo sát thử và kiểm tra, hoàn thiện bảng hỏi.
 Bước 5: Thực hiện khảo sát đại trà 150 các doanh nhân trẻ đã và đang là
sinh viên có hoạt động khởi nghiệp.
 Bước 6: Phân tích số liệu khảo sát bằng phần mềm thống kê SPSS 22.
 Bước 7: Phỏng vấn sâu đại diện doanh nhân trẻ và các nhà quản lý trung
tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
 Bước 8: Phân tích tổng thể (cả định lượng và định tính) các số liệu đã thu
thập được, xác định vấn đề và nguyên nhân.
 Bước 9: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị.
5.2 Thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập các số liệu thứ cấp
từ nhiều nguồn khác nhau như: các bài báo, các đề tài nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu trước đây và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xác
định tổng quan khởi nghiệp của sinh viên nói chung và sinh viên Hà Nội nói
riêng, những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình khởi nghiệp của sinh viên hiện
nay, các vấn đề đang được đặt ra nhằm thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên. Từ
đó nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết và công cụ đo lường sử dụng
cho việc nghiên cứu thực tiễn. Mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng và
phương pháp phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến khởi nghiệp
và kết quả khởi nghiệp của sinh viên được chọn lựa làm căn cứ cho việc phân
tích và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng sinh viên khởi nghiệp thành
công.
Số liệu sơ cấp: được thu thập theo 2 nguồn:

 Điều tra khảo sát:
Đối tượng khảo sát: Các doanh nhân trẻ đã và đang là sinh viên có hoạt
động khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.


12

Phương pháp thả phiếu: Kết hợp đến phát phiếu trực tiếp và gửi phiếu
qua email.
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo
sát 150 các doanh nhân trẻ đã và đang là sinh viên có hoạt động khởi nghiệp
trên địa bàn 9 quận nội thành Hà Nội bao gồm: quận Hai Bà Trưng. quận Ba
Đình, quận Đống Đa, quận Hoàn Kiếm, quận Hoàng Mai, quận Cầu Giấy, quận
Thanh Xuân, quận Tây Hồ, quận Long Biên.
Bảng A.1: Cơ cấu phát phiếu khảo sát
Loại hình

Trường/Quận

Số lượng phát ra Số lượng thu về

Đại học Kinh tế Quốc dân

17

17

Đại học Ngoại thương

17


15

Đại học Bách khoa Hà Nội

17

16

Đại học Nông nghiệp 1

13

12

Đại học sư phạm Hà Nội

13

11

Đại học Quốc gia Hà Nội

13

12

Quận Hai Bà Trưng

7


6

Quận Ba Đình

6

6

Quận Đống Đa

7

7

Quận Hoàn Kiếm

7

7

nhân đã là Quận Hoàng Mai

7

5

Quận Cầu Giấy

7


6

Quận Thanh Xuân

6

5

Quận Tây Hồ

7

7

Quận Long Biên

6

5

Là sinh
viên khởi
nghiệp

Doanh

sinh viên

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)



13

Bảng hỏi: được thiết kế dưới 2 dạng: bản cứng (in giấy) và bản mềm
(Google Forms); bảng hỏi được xây dựng trên thang đo likert 5 điểm. Nội dung
bảng hỏi bao gồm 2 phần: Phần thông tin chung về người được khảo sát và
phần câu hỏi liên quan đến đánh giá kết quả khởi nghiệp và các nhân tố ảnh
hưởng đến khởi nghiệp. Người được khảo sát được yêu cầu trả lời bằng cách
lựa chọn mức độ phù hợp nhất trong các thang điểm từ 1 đến 5. Quá trình xây
dựng bảng hỏi được tiến hành qua 2 bước:
- Bước 1: nghiên cứu tổng kết lý thuyết về kết quả và các nhân tố ảnh
hưởng đến khởi nghiệp để dự thảo bảng hỏi.
- Bước 2: phỏng vấn sâu cán bộ quản lý và đại diện doanh nhân trẻ để hoàn
thiện bảng hỏi.
Dựa trên cơ sở mô hình lý thuyết và tư vấn của các chuyên gia, bảng hỏi
khảo sát được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp và tìm hiểu từ những tài liệu
thứ cấp. Bảng hỏi khảo sát về kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội có cấu trúc như sau:


×