Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nghiên cứu các phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.94 KB, 17 trang )

1

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
VÀ TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH......................................................3
1.1.Tổng quan về tài sản cố định...........................................................................3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định..................................................3
1.2 Tính giá trị tài sản cố định...............................................................................3
1.2.1 Nguyên giá tài sản cố định...........................................................................3
1.2.1.1 Nguyên giá tài sản cố định hữu hình.........................................................3
1.2.1.2 Nguyên giá tài sản cố định vô hình...........................................................5
1.2.2 Hao mòn tài sản cố định...............................................................................5
1.2.3 Giá trị còn lại của tài sản cố định.................................................................6
1.3 Khấu hao tài sản cố định.................................................................................6
1.3.1 Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của khấu hao.............................................6
1.3.2 Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định..................................................7
1.3.2.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng.........................................................7
1.3.2.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh......................7
1.3.2.3 Phương pháp khấu hao theo sản lượng......................................................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH
KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..........................9
2.1 Thực trạng áp dụng các phương pháp tính khấu hao
tài sản cố định trong các doanh nghiệp.................................................................9
2.2 Nhận xét về thực trạng sử dụng các phương pháp tính khấu hao..................10
2.2.1 Phạm vi áp dụng các phương pháp tính khấu hao......................................10
2.2.2 Thời gian và phương pháp tính khấu hao trong các doanh nghiệp.............11
2.2.3 Giá trị tính khấu hao...................................................................................12


2



CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN................................................................................13
3.1

Một số tồn tại trong công tác kế toán tài sản cố định....................................13

3.1.1 Các văn bản pháp luật còn chưa thống nhất với nhau................................13
3.1.2

Quy định trong thông tư hướng dẫn chưa rõ ràng,
chồng chéo lên nhau..................................................................................14

3.1.3
3.2

Công tác kế toán tính khấu hao tài sản cố định phức tạp..........................14
Kiến nghị ....................................................................................................15

3.2.1 Về các văn bản pháp luật còn chưa thống nhất với nhau...........................15
3.2.2

Về quy định trong thông tư hướng dẫn chưa rõ ràng,

chồng chéo lên nhau............................................................................................15
3.2.3

Về công tác kế toán khấu hao tài sản cố định...........................................16

Danh mục từ viết tắt:

Từ viết tắt
BTC
CP
CTCP
DN
MTV
PP
PTNT
SL
TMCP
TNDN
TNHH
TSCĐ
VN

Nội dung
Bộ Tài chính
Cổ phần
Công ty cổ phần
Doanh nhiệp
Một thành viên
Phương pháp
Phát triển nông thôn
Sản lượng
Thương mại cổ phần
Thu nhập doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
Việt Nam


Danh mục sơ đồ, bảng biểu:
Trang
1.
2.

Bảng 1.1 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ.........8
Bảng 2.1 Các phương pháp tính khấu hao được
sử dụng tại các doanh nghiệp..........................................................................9


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TSCĐ VÀ KHẤU HAO TSCĐ
1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ
Để tiến hành hoạt động sản xuất- kinh doanh, các doanh nghiệp phải có
các nguồn lực kinh tế như: sức lao động, đối tượng lao động,và tư liệu lao
động. Xét về thời gian sử hữu dụng và giá trị ban đầu, nguồn lực kinh tế của
các doanh nghiệp3 được chia thành 2 loại, đó là: tài sản dài hạn và tài sản
ngắn hạn. TSCĐ là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tài sản
dài hạn, phản ánh các nguồn lực kinh tế có giá trị ban đầu lớn và tời gian
hữu dụng dài.
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013
của Bộ Tài chính, một nguồn lực của doanh nghiệp được coi là tài sản cố định
phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau:
− Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài

sản đó;

− Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
− Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ


30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

− Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

Đặc điểm cơ bản nhất của tài sản cố định là:
− Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
− Khi tham gia vào quá trình sản xuất- kinh doanh, tài sản cố định bị hao

mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh
doanh.

− Khác với đối tượng lao động, tài sản cố định giữ nguyên hình thái vật

chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.

Những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hạch toán tài
sản cố định từ khâu tính giá tới khâu hạch toán chi tiết và hạch toán tổng
hợp.
1.2

Tính giá trị tài sản cố định

1.2.1 Nguyên giá TSCĐ


4

1.2.1.1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình
Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp

phải bỏ ra để có TSCĐ đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng. Tùy theo từng loại TSCĐ cụ thể, từng cách thức hình thành, nguyên giá
TSCĐ sẽ được xác định khác nhau, cụ thể:

a.

Nguyên giá của TSCĐ mua sắm (kể cả mua mới và cũ):

Nguyên giá = Giá mua thực tế + Các khoản thuế + Các khoản chi phí liên
quan
Chú ý: Giá mua thực tế và các chi phí khác liên quan như vận chuyển...
(Không bao gồm thuế GTGT).
+ Nếu TSCĐ mua trả trậm, trả góp
Nguyên giá = Giá mua thời điểm mua + Các khoản thuế + Các khoản
chi phí liên quan
Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được
hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó
được tính vào nguyên giá của TSCĐ theo quy định vốn hóa chi phí lãi vay.
+ Nếu TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất
− Giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô

hình.
− Còn TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá được xác định như

trên.
b.

TSCĐ mua theo hình thức trao đổi:

Nguyên giá = Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận + các khoản thuế + các

chi phí liên quan.
− Các chi phí liên quan là chi phí phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản

đó vào sử dụng: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, chi phí lắp
đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ…


5

− Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một

TSCĐ tương tự, hoặc có thể hình thành do được được bán để đổi lấy
quyền sở hữu một TSCĐ tương tự là giá trị còn lại của tài sản cố định
đem đi trao đổi.
c.

TSCĐ được tài trợ, biếu, tặng, do phát hiện thừa:

Nguyên giá = Giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận
hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.
d.

TSCĐ được cấp; điều chuyển đến:

− Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: nguyên giá bao gồm giá trị còn lại ghi sổ

ở đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận) cộng
với các phí tổn trước khi dùng mà bên nhận phải chi ra
− Nếu là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: khi điều chuyển TSCĐ


giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, nguyên giá, giá trị còn lại
và số khấu hao lũy kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phí tổn mới
trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không
tính vào nguyên giá TSCĐ.
e.

TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại góp vốn:

Nguyên giá = Giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất
trí hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức
chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành
viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
1.2.1.2 Nguyên giá TSCĐ vô hình
Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế phải bỏ ra để có
được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó và sử dụng theo
dự tính. Cụ thể, theo chuẩn mực số 04 ( chuẩn mực kế toán Việt Nam ), việc xác
định nguyên giá TSCĐ vô hình trong các trường hợp như sau:
− Nguyên giá TSCĐ vô hình mua ngoài: bao gồm giá mua (trừ (-) các

khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế(không
bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp
đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính
− TSCĐ vô hình được nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu: được xác định

theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến
việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.


6


− TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: là nguyên giá khi được

giao đất hoặc số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp
pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên
doanh
1.2.2 Hao mòn TSCĐ
Mặc dù, TSCĐ vẫn giữ nghuyên hình thái vật chất ban đầu nhưng sẽ
không thể tránh khỏi việc bị giảm dần giá trị hay còn gọi là bị hao mòn dưới 2
hình thức:
− Hao mòn hữu hình là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ

xát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận.
− Hao mòn TSCĐ vô hình là sự giảm giá trị TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ

thuật.
Nói cách khác, hao mòn TSCĐ là phạm trù mang tính khách quan nên khi
sử dụng TSCĐ các doanh nghiệp cần có biện pháp chủ động trong việc tính
đúng, tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ tương ứng với giá trị hao mòn của chúng
để thu hồi vốn đầu tư và tái tạo TSCĐ mới. Khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ
quan mà doanh nghiệp cần áp dụng nhằm “phân bổ một cách có hệ thống
nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán.” Xét về
phương diện kế toán, khấu hao là sự ghi nhận giảm giá trị của TSCĐ, giá trị hao
mòn của TSCĐ được tính bằng số khấu hao lũy kế đến thời điểm xác định.
1.2.3 Giá trị còn lại của TSCĐ.
Giá trị còn lại của TSCĐ thể hiện phần vốn đầu tư chưa thu hồi ở
TSCĐ.
Giá trị còn lại ghi trên sổ sách = Nguyên giá của TSCĐ – số khấu hao
lũy kế
Ở đây cần phân biệt giữa giá trị còn lại của TSCĐ ghi trên sổ sách và giá
trị còn lại thực của TSCĐ. Giá trị còn lại thực của TSCĐ là giá thị trường của

TSCĐ vào thời điểm đánh giá.
Như vậy, bên cạnh việc theo dõi giá trị còn lại trên sổ sách, cần theo dõi
giá trị còn lại thực của TSCĐ để có thể đưa ra các quyết định thanh lý, nhượng
bán, nâng cấp, hoặc đầu tư mới TSCĐ.
1.3 Khấu hao TSCĐ
1.3.1 Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của khấu hao.


Khái niệm:


7

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị của TSCĐ sẽ giảm
xuống và đi vào giá trị của sản phẩm được tạo ra trong nhiều kì kinh doanh.
Phần ước tính giá trị giảm xuống được gọi là hao mòn còn phần được tính toán
và phân bổ một cách có hệ thống vào chi phí sản xuất – kinh doanhtrong từng kì
kế toán được gọi là khấu hao.
Định nghĩa theo chế độ tài chính hiện tại:khấu hao TSCĐ là việc tính toán
và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.


Mục đích

Mục đích của việc trích khấu hao TSCĐ là giúp cho các doanh nghiệp tính
đúng, tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ và thu hồi vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ khi
chúng bị hư hỏng hoặc thời tời gian kiểm soát hết hiệu lực.



Ý nghĩa:

Về phương diện kinh tế: khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được
giá trị thực của tài sản; tính toán đủ chi phí sản xuất – kinh doanh, làm giảm lợi
nhuận ròng của doanh nghiệp.
Về phương diện tài chính: khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp doanh
nghiệp thu hồi được giá trị đã mất của TSCĐ.
Về phương diện thuế khóa: khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí hợp lí
trong chi phí sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, do đó khấu hao TSCĐ
có ảnh hưởng tới lợi nhuận và thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp
phải nộp nhà nước.
Mức tiết kiệm thuế = Khấu hao x Thuế suất thuế TNDN.
Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ vào chi phí hoạt động sản
xuất – kinh doanh của doanh nghiệp:


Có 11 nguyên tắc về trích khấu hao, được quy định tại thông tư số:
45/2013/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài
sản cố định.
1.3.2 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ
Theo định chế tài chính hiện tại, các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể tính
khấu hao TSCĐ theo một trong 3 phương pháp: phương pháp khấu hao đường
thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương
pháp khấu hao theo sản lượng.
1.3.2.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Xác định mức tính khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo
công thức dưới đây:


8


Mức tính khấu hao trung bình
hàng năm của TSCĐ


=

Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng ước tính

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả
năm chia cho 12 tháng.
1.3.2.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được tính khấu hao
theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thỏa mãn đồng thời các
điều kiện sau:



Là TSCĐ đầu tư mới ( chưa qua sử dụng).
Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Mức tính khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công
thức dưới đây:
Mức tính khấu hao
hàng năm của TSCĐ
Trong đó:

=


Giá trị còn lại của
TSCĐ

x

Tỷ lệ khấu hao
nhanh

Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu
hao nhanh (%)

=

Tỷ lệ khấu hao theo
phương pháp đường thẳng

x

Hệ số
điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo
phương pháp đường thẳng (%)

1
=


Thời gian sử dụng ước tính

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy
định tại bảng dưới đây:
Bảng 1.1 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ
Thời gian sử dụng của tài sản cố định
Đến 4 năm
Trên 4 đến 6 năm
Trên 6 năm

( t <4 năm)
(4 năm < t < 6 năm)
(t > 6 năm)

Hệ số điều chỉnh (lần)
1,5
2,0
2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư
giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá
trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức


9

khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử
dụng còn lại của tài sản cố định.
1.3.2.3 Phương pháp khấu hao theo sản lượng.

TSCĐ được trích khấu hao theo sản lượng theo quy định phải là các loại
máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:




Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công
suất thiết kế của TSCĐ.
Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không
thấp hơn 50% công suất thiết kế.

Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công
thức dưới đây:
Mức tính khấu hao
Số lượng sản phẩm
Mức tính khấu hao bình quân
=
x
trong tháng của TSCĐ
sản xuất trong tháng
cho 1 đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Mức tính khấu hao bình
=
quân cho 1 đơn vị sản phẩm

Nguyên giá TSCĐ
Sản lượng theo công suất thiết kế


- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu
hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức tính khấu hao
năm của TSCĐ

=

Số lượng sản phẩm
sản xuất trong năm

x

Mức tính khấu hao bình
quân cho 1 đơn vị sản phẩm

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO
TSCĐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng sử dụng các phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong
các doanh nghiệp.
Dưới đây là bảng thống kê các phương pháp tính khấu hao và ngành nghề
của một số doanh nghiệp Việt Nam:
Trong đó: thứ hạng là thứ hạng của các doang nghiệp trong top 500 doanh
nghiệp Việt Nam năm 2014 theo Vietnam Report (VNR500).
Bảng 2.1 Các phương pháp tính khấu hao được sử dụng tại các doanh nghiệp
ST
T

Tên doanh nhiệp

PP khấu hao

PP
PP khấu PP khấu
đường
hao
hao theo
thẳng
nhanh
SL


10

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27

Tập đoàn dầu khí quốc gia VN
Tập đoàn xăng dầu VN
Tập đoàn điện lực VN
Tập đoàn viễn thông quân đội
Tập đoàn bưu chính viễn thông VN
Tổng công ty dầu VN
Tập đoàn công nghiệp than- khoáng sản VN
Ngân hàng nông nghiệp & PTNT
Tổng công ty hàng không VN
Tổng công ty khí VN- công ty CP
Tổng công ty điện lực miền nam
Ngân hàng TMCP công thương VN
Tổng công ty điện lực miền bắc
Công ty TNHH Canon Việt Nam
Ngân hàng TMCP ngoại thương VN
Công ty sữa Việt Nam
Công ty cổ phần rượu bia nước giải khát Sài
Gòn
Công ty TNHH MTV - Tổng công ty lương
thực miền nam

Công ty cổ phần FPT
Tổng công ty CP dịch vụ kĩ thuật dầu khí VN
Tập đoàn Vingroup – CTCP
Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
Tổng công ty thương mại xuất nhập khẩu
Thanh Lễ - TNHH MTV
Công ty TNHH MTV thương mại bia Sài Gòn
Công ty CP tập đoàn Hòa Phát
Công ty TNHH bia và nước giải khát VN
Ngân hành TMCP Sài Gòn thương tín

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

X
X
X
X
X
X
X
X

( Phương pháp khấu hao của doanh nghiệp được lấy từ thuyết minh báo
cáo tài chính của các doanh nghiệp năm 2012, 2013 hoặc 2014)
Nhận xét chung :




Phương pháp khấu hao theo sản lượng hầu như không được sử dụng do
phương pháp này có khối lượng công việc lớn mà chỉ tính được cho những
TSCĐ trực tiếp sản xuất, không phù hợp với thực trạng năng lực kế toán và
quản lí của các công ty Việt Nam.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được rất ít doanh
nghiệp sử dụng ( chỉ 1/27 doanh nghiệp trong danh sách trên), do phương
pháp này tính toán phức tạp trong khi trình độ kế toán ở nước ta chưa cao.
Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này lợi nhuận những năm đầu của doanh


11




nghiệp sẽ không cao, chi phí và giá thành không ổn định, ảnh hưởng không
tốt tới doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không có nguồn vốn đầu tư bền vững
và tình hình kinh doanh thuận lợi. Mặt khác, doanh nghiệp ít khi đổi phương
pháp khấu hao trong quá trình kinh doanh nếu không có quyết định, thông tư
từ bộ Tài chính,mà phương pháp này không được ưu tiên sử dụng ngay từ
đầu nên cúng ít được sử dụng trong quá trình kinh doanh.
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: việc tính toán khấu hao đơn giản,
dễ sử dụng, giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán; ngoài ra nó cũng
làm cho giá thành và chi phí ổn định hơn, tạo điều kiện cho việc lập các kế
hoạch kinh doanh nên được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp Việt Nam
trong nhiều ngành nghề khác nhau.
2.2 Nhận xét về thực trạng sử dụng các phương pháp tính khấu hao
2.2.1 Phạm vi áp dụng các phương pháp tính khấu hao


Phương pháp khấu hao đường thẳng

Đây là phương pháp tính khấu hao theo mức tính ổn định từng năm, từng
thời kì vào chi phí sản xuất kinh doanh của DN của TSCĐ tham gia vào hoạt
động kinh doanh.
Chính vì việc áp dụng phương pháp tính này đơn giản, dễ tính, dễ theo dõi
và phù hợp với các TSCĐ được sử dụng thường xuyên và liên tục nên hầu hết
các kế toán DN ở Việt Nam đều sử dụng phương pháp khấu hao này để áp dụng
tính khấu hao TSCĐ.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
+Phương pháp này được áp dụng với DN thuộc lĩnh vực có công nghệ
đòi hỏi phải thay đổi và phát triển nhanh.
+ DN hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng
tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường
thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện trích khấu hao

nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp DN tính
khấu hao nhanh vượt quá 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng
TSCĐ tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 45/2013/TT- BTC, thì phần tính
vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lí khi
tính thuế thu nhập trong kỳ.
+ TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được tính khấu hao theo
phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thỏa mãn đồng thời các
điều kiện sau:
• TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng).
• Các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
− Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
TSCĐ được tính khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc,
thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
1.
Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.



12

Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo
công suấy thiết kế của TSCĐ.
3.
Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính
không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
2.

2.2.2 Thời gian và phương pháp tính khấu hao trong các DN
So với khấu hao đường thẳng, khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần
và chọn thời gian khấu hao ngắn giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng thuế

phải nộp cho doanh nghiệp trong những năm đầu và sử dụng cho việc đầu tư
sinh lợi. Đây không phải là hành động trốn thuế của DN mà chỉ là hoãn việc
nộp thuế sang kì sau. Chí phí khấu hao trong suốt thời gian hoạt động của TS là
như nhau nên việc tiết kiệm thuế để đầu tư các khoản mục khác trong thời gian
đầu còn giúp cho doanh nghiệp tránh được lạm phát.
Mặc dù phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần đem lại hiệu quả hơn,
nhưng các doanh nghiệp hiện nay hầu hết đều sử dụng phương pháp khấu hao
đường thẳng vì nó đơn giản, dễ dàng áp dụng hơn trong việc tính toán do chi
phí khấu hao cũng như thuế do chi phí khấu hao phát sinh trong 1 kỳ kế toán
giống nhau.
Theo Thông tư số 45/2013 /TT-BTC ngày 25/ 4/2013 của Bộ Tài chính,
quy định về khung thời gian khấu hao của các TSCĐ, ta thấy quy định về thời
gian khấu hao chưa được cụ thể, rõ ràng còn mang tính chung chung.
Theo phân tích ở trên, tổng chi phí khấu hao trong suốt đời hoạt động của
TSCĐ (hay thuế phải nộp nhà nước do phát sinh của chi phí khấu hao) không
đổi, không phụ thuộc vào cách xác định thời gian khấu hao của TSCĐ, nhưng
nếu thời gian khấu hao ngắn thì chi phí khấu hao những thời kì đầu lớn, dẫn đến
thuế phải nộp nhà nước trong thời gian đầu ít đi; và ngược lại thời gian khấu
hao mà dài thì chi phí khấu hao những thời đầu nhỏ, dẫn đến thuế phải nộp nhà
nước trong thời gian đầu nhiều hơn.
Tùy thuộc vào mục tiêu sản xuất kinh doanh, kế toán DN sẽ có các quyết
định khác nhau.
Trong DN nhà nước ở Việt Nam hiện nay còn có 1 số bộ phận người quản
lý mắc bệnh thành tích, quan niêu; mong muốn lợi nhuận sau thuế của DN cao
trong nhiệm kỳ mình nắm giữ chức vụ nên thường giảm chi phí bằng cách sử
dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, và xác định thời gian khấu hao
TSCĐ dài ở mức cực đại.
Còn trong các DN tư nhân, vì mục tiêu bền vững, khả năng sinh lời tối đa
trong cả đời hoạt động của TSCĐ, kế toán DN tư nhân thường xác định thời
gian khấu hao TSCĐ ngắn ở mức gần cực tiểu.



13

2.2.3 Giá trị tính khấu hao
Việc bỏ qua giá trị thu hồi ước tính khi thanh lý có thể làm cho các phương
pháp tính toán trở nên đơn giản hơn nhưng rõ ràng là bất hợp lý vì có những
nguyên nhân cơ bản sau:






Đặc điểm của TSCĐ là giữ nguyên hình thái vật chất nên dù tài sản có cũ,
lạc hậu, hư hỏng tới mức nào thì vẫn còn một lượng giá trị nhất định có
thể thu hồi.
Việc không sử dụng giá trị thu hồi sẽ làm giá trị TSCĐ trên sổ sách bằng
không khi hết thời gian tính khấu hao. Như thế, kế toán khó có thể quản
lý được tài sản này mặc dù nó vẫn tồn tại và có thể vẫn đang sử dụng cho
mục đích kinh doanh.
Việc sử dụng giá trị thu hồi còn giúp kế toán xác định chính xác hơn kết
quả của công tác thanh lý TSCĐ vì nó sẽ được hạch toán vào chi phí
thanh lý để đối chiếu với thu nhập thanh lý

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI HÁP HOÀN
THIỆN.
3.1

Một số tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ


3.1.1 Các văn bản pháp luật còn chưa thống nhất với nhau.
Theo chuẩn mực số 03 quyết định của bộ trưởng Bộ Tài chính số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành và công bố 4
chuẩn mực kế toán Việt Nam ( đợt 1):
“Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo
tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được
tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:
(a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc:
(b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự
tính thu được từ việc sử dụng tài sản.
Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu
ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.”
Trong khi đó theo thông tư số: 45/2013/TT-BTC, thông tư về hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của bộ Tài chính, ban
hành ngày25 tháng 4 năm 2013: “Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và
phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.”


14

Theo VAS 03, giá trị tính khấu hao phải loại trừ giá trị thanh lý ước tính;
còn theo thông tư số 45/2013/TT-BTC, giá trị tính khấu hao chính là nguyên
giá, không cần xác định giá trị thanh lý ước tính để loại trừ.
Như vậy giữa chuẩn mực kế toán và thông tư của Việt Nam chưa có sự
thống nhất và bổ sung cho nhau.
3.1.2 Quy định trong thông tư hướng dẫn chưa rõ ràng, chồng chéo
lên nhau.



Trong thông tư số 45/2013/TT-BTC có quy định:

“Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh
nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường
thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt
động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm
việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc
vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải
đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh
vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ
lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2
lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.”

Trong khi đó quy định về hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử
dụng của tài TSCĐ theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều
chỉnh là:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định
Đến 4 năm
Trên 4 đến 6 năm
Trên 6 năm

( t <4 năm)
(4 năm < t < 6 năm)
(t > 6 năm)

Hệ số điều chỉnh
(lần)
1,5

2,0
2,5

Như vậy nếu doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh theo số
dư giảm dần có điều chỉnh thì ít nhất năm đầu tiên sử dụng TSCĐ có thời gian
sử dụng ước tính trên 6 năm doanh nghiệp sẽ không được đưa hết phần tính
khấu hao vào chi phí hợp lí của doanh nghiệp.Do đó,doanh nghiệp cho dù muốn
áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh cũng sẽ khó
thực hiện trong thực tế.
Bộ Tài chính đưa ra phương pháp tính, lại có quy định hạn chế chính nó
gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng tới việc tính đúng, tính đủ chi phí
của doanh nghiệp có giá trị TSCĐ chịu ảnh hưởng nhiều của khoa học công
nghệ.


15


Cũng trong thông tư số 45/2013/TT-BTC:

Tại điểm đ, khoản 2, điều 4, có viết: “Đối với các loại tài sản là nhà, đất
đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp
không được hạch toán là TSCĐ và không được trích khấu hao”. Tuy nhiên nếu
công ty kinh doanh bất động sản có tòa nhà vừa sử dụng làm văn phòng vừa
dùng để cho thuê thì như thế nào? Vì trong trường hợp này, công ty kinh doanh
BĐS vẫn phải theo dõi tòa nhà cho thuê ở khoản mục TSCĐ hoặc Bất động sản
đầu tư và phải trích khấu hao là bình thường….
3.1.3 Công tác kế toán tính khấu hao TSCĐ phức tạp.
Theo định chế tài chính hiện nay, khấu hao sẽ được tính tròn ngày. Tuy
làm như vậy sẽ tính toán chi phí chính xác hơn nhưng sẽ làm tăng khối lượng

công việc của kế toán và của cán bộ kiểm tra lên rất nhiều.
Trong khi đó TSCĐ có thời gian sử dụng lâu, khấu hao theo ngày cũng
không lớn so với giá trị TSCĐ, nếu so với tính khấu hao tròn tháng thì chênh
lệch cũng không trọng yếu.
Hơn nữa khấu hao cũng chỉ là ước tính hao mòn TSCĐ để tính vào chi phí,
mang tính chủ quan của nhà quản lí nên cũng không quá cần thiết phải tín một
cách cẩn trọng theo từng ngày như định chế tài chính hiện tại.
3.2

Kiến nghị.
3.2.1 Về các văn bản pháp luật còn chưa thống nhất với nhau.

Giải thích cho việc bỏ qua yếu tố giá trị thu hồi khi tính khấu hao, Bộ Tài
chính cho rằng Việt Nam chưa tồn tại thị trường để xác định giá trị này nên tạm
coi bằng 0. Việc giải thích này chi có thể chấp nhận trong thời gian đầu khi
chuyển giao giữa chế độ tài chính cũ và mới. Nhưng đến thời điểm này, đã
nhiều thời gian trôi qua, Bộ Tài Chính vẫn chưa có một thông tư nào hướng dẫn
cho các doanh nghiệp về việc xác định giá trị tính khấu của TSCĐ theo chuẩn
mực kế toán VN. Bộ nên quy định lại về giá trị tính khấu hao TSCĐ:
Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo
cáo tài chính - giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
Kèm theo đó, Bộ cũng nên có văn bản hướng dẫn cho các doanh nghiệp về
việc tính toán, xác định giá trị ước tính thanh lí của TSCĐ.
3.2.2 Về quy định trong thông tư hướng dẫn chưa rõ ràng, chồng chéo
lên nhau.


Quy định về phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

Để giải quyết vấn đề này, BTC có thể sửa đổi lại quy định về giới hạn giá

trị khấu hao được tính vào chi phí hợp lí của phương pháp khấu hao nhanh.


16

Ngoài ra, BTC có thể quy định lại về hệ số điều chỉnh của phương pháp
khấu hao nhanh, ví dụ có thể quy định giống phương pháp của Mỹ, chỉ có hệ số
2.0 hoặc có thể quy định hệ số khác phù hợp với nền kinh tế Việt Nam mà vẫn
phù hợp với các quy định khác.
Theo ý kiến của nhóm nghiên cứu, BTC nên chọn giải pháp thứ 2, nếu làm
như vậy sẽ giảm được quy định về giới hạn giá trị khấu hao được tính vào chi
phí hợp lí, tránh các quy định chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp áp dụng vào thực tế.


Quy định về BĐS vừa là TSCĐ, vừa là hàng hóa BĐS:

Trong trường hợp này, BTC nên có quy định rõ ràng về giá trị của BĐS
được trích khấu hao để phân bổ vào chi phí hợp lí
Ý kiến của nhóm nghiên cứu:



Nếu có thể trực tiếp xác định được giá trị của phần BĐS được dùng làm
TSCĐ, thì giá trị cần trích khấu hao chính là giá trị của phần TSCĐ đó.
Nếu không trược tiếp xác định được giá trị của phần BĐS được dùng làm
TSCĐ, thì có thể lấy giá trị của BĐS có đặc điểm, vị trí tương tự trên thị
trường hoặc phân bổ giá trị của toàn bộ BĐS theo chỉ tiêu diện tích để
tính giá trị cần tính khấu hao của phần BĐS được dùng làm TSCĐ để tính
khấu hao.

3.2.3. Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ.

Ý kiến của nhóm nghiên cứu: để công tác kế toán khấu hao TSCĐ đỡ phức
tạp, cồng kềnh BTC nên quy định tính khấu hao tròn tháng thay cho quy định
tính khấu hao tròn ngày như hiện tại.
Theo đó, những TSCĐ khi bắt đầu đưa vào sử dụng, nếu thời gian sử dụng
lớn hơn hoặc bằng nửa tháng thì sẽ bắt đầu tính khấu hao tròn tháng từ tháng
này, tức là tính khấu hao cả tháng vào ngay tháng đó, còn nếu nhỏ hơn nửa
tháng thì bắt đầu tính khấu hao tròn tháng từ tháng sau.
Như vậy, trong 1 tháng ( trừ tháng 2), các TSCĐ được đưa vào sử dụng từ
ngày1 tới 16 thì sẽ tính khấu hao bắt đầu từ tháng đó, còn lại sẽ bắt đầu tính
khấu hao từ tháng sau. Riêng với tháng 2, thì áp dụng thời gian là từ ngày 1 tới
ngày 15.


17



×