Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Vị trí và vai trò của người giáo viên phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.19 KB, 8 trang )

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức, sự tác động của
công nghệ đã làm cho thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc và thường xuyên.
Cùng với mạng viễn thông toàn cầu cho phép trao đổi thông tin một cách
nhanh chóng, việc tiếp cận của mỗi người với tri thức nhân loại rất tiện lợi và
với khối lượng lớn. Để thích ứng với điều đó, giáo dục phải chuyển từ việc coi
trọng truyền thụ tri thức sang việc giáo dục cho mọi người khả năng tự học, tự
giải quyết vấn đề, hợp tác với nhau. Làm được điều đó, giáo dục mới cung cấp
cho xã hội hiện đại những người lao động mới phù hợp. Nhưng bên cạnh đó thì
vị trí và vai trò trong giáo dục của người giáo viên cũng rất quan trọng, đặc biệt
là người giáo viên ở trường Phổ thông trung học. Người giáo viên chính là cầu
nối giữa học sinh với tri thức, với những kỷ năng, kỷ xảo tương ứng cho học
sinh; chuẩn bị đầy đủ cho học sinh hành trang bước vào cuộc sống. Vậy vị trí
và vai trò đó được thể hiện như thế nào?
Về vị trí của giáo viên Phổ thông trung học hiện nay, nghề dạy học là
nghề nghiệp ra đời tương đối sớm. Nó hình thành khi nền sản xuất xã hội phát
triển đến một trình độ nhất định. Trong quá trình lao động sản xuất người ta
cần phải truyền lại cho nhau những kinh nghiệm đấu tranh với thiên nhiên để
tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Mới đầu ở mức thấp, người ta có thể truyền
đạt một cách trực tiếp thành quả lao động tập thể, người này theo kinh nghiệm
của người khác, nhưng khi kinh nghiệm đã phong phú theo sự phát triển của
sản xuất thì truyền đạt phải đòi hỏi đến vai trò của người trung gian.
Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, công việc giáo dục thế
hệ trẻ, chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống phù hợp với những yêu cầu của xã
hội đương thời đã sớm được tách riêng thành một chức năng xã hội đặc thù. Và


chức năng này dần dần được giao cho đội ngũ giáo viên. Từ đó nghề dạy học ra
đời và từ từ đã mang trong mình ý nghĩa to lớn.
Lịch sử phát triển của giáo dục và của nhà trường qua các thời kỳ xã hội
đã chứng minh giai cấp thống trị xã hội luôn có ý thức một cách sâu sắc và ý
nghĩa của giáo dục. Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, giai cấp thống trị


đã tìm mọi cách buộc đội ngũ giáo viên thực hiện ý đồ chính trị và tư tưởng
đạo đức của giai cấp mình. Trong xã hội có giai cấp bóc lột, đội ngũ giáo viên
thường bị phân hóa, chỉ có một bộ phận nhỏ giáo viên làm việc cho các trường
dành cho con em các tầng lớp trên là có điều kiện thuận lợi, còn lại đại bộ phận
giáo viên có đời sống rất khó khăn.
Người dạy học ở Việt Nam trong thời kỳ đất nước bị thực dân phong
kiến thống trị cũng chịu vô vàn gian khổ, không có vị trí xứng đáng với nghề
nghiệp của mình. Mặc dù như thế nhưng người giáo viên vẫn luôn được các
nhà giáo dục tiến bộ ca ngợi, như A.Đixtevec đã khẳng định: “Vị trí của người
giáo viên là lớn lao vô cùng vì đối tượng của sự chăm sóc của giáo viên không
phải là hòn đất mà là con người”. Hay nhà Giáo dục người Nga lại cho rằng:
“Danh hiệu nhà giáo là quan trọng, vĩ đại và thiêng liêng, vận mệnh của toàn
bộ cuộc sống con người nằm trong tay họ” … Giáo viên chính là người bồi
dưỡng những tâm hồn, làm nãy nở những ý chí, giáo viên gieo những hạt
giống; không có giáo viên thế giới sẽ lùi vào chỗ dã man.
Trong xã hội hiện nay, đất nước ta đã bước vào chế độ mới-chế độ xã
hội chủ nghĩa; trong điều kiện tiến bộ về kinh tế và xã hội, đất nước độc lập, tự
chủ; đang từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Người
giáo viên nói chung và giáo viên ở trường phổ thông trung học nói riêng đã
thực sự được đưa lên vị trí xã hội xứng đáng, có điều kiện để phát huy hết tài
năng sáng tạo của mình.
2


Trong sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của đất nước ngày nay, người
thầy giáo đặc biệt được đảng và nhân dân coi trọng. Đảng ta đã khẳng định:
“Giáo viên là lực lượng cốt cán trong sự nghiệp phát triển văn hóa - giáo dục”,
“là lực lượng trung tâm quyết định chất lượng giáo dục – đào tạo”… Nên đã
thường xuyên chăm lo nâng cao uy tín của người giáo viên, cải thiện đời sống
và điều kiện lao động của họ. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy: “Có gì vẻ

vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Người thầy giáo tốt, xứng đáng là thầy giáo tốt, là người vẻ vang
nhất dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song
những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh”; rồi Thủ tướng
Phạm Văn Đồng cũng đã khẳng định vai trò to lớn trong công cuộc bảo vệ và
xây dựng đất nước đó của giáo viên là: “Nghề của anh chị em dính liền với
những gì cao quý nhất của tổ quốc. Tất nhiên nghề nào cũng cao quý cả nhưng
nghề của anh chị là đáng yêu nhất ”. Hiện nay giáo dục luôn được coi là “Quốc
sách hàng đầu”, “chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai”, “động lực thúc đẩy mọi
tiềm năng sẵn có của con người”… Không dửng dưng mà nhân dân ta từ xưa
đã có những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ như: “Không thầy đố mày làm
nên”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, “Nhất
tự vi sư, bán tự vi sư”… Vì thế mà vị trí của người giáo viên luôn có vị trí cực
kỳ quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của đất nước chúng ta.
Về vai trò của người giáo viên, hiện nay trong bối cảnh đổi mới giáo dục
để đáp ứng yêu cầu của sự biến đổi to lớn không ngừng xảy ra trên các lĩnh vực
kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa và xã hội. Vai trò của người giáo viên Phổ
thông trung học lại càng quan trọng. Giáo dục hiện nay đang thay đổi theo
hướng đảm bảo mọi người đều được học để phát triển mọi mặt, nội dung giáo
dục phù hợp với yêu cầu của cá nhân và xã hội, phương pháp giáo dục phải

3


hướng vào việc phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo của người
học. Vì thế mà vai trò của giáo viên lại càng nặng nề hơn bao giờ hết.
+ Giáo viên là người đào tạo con người mới, đào tạo thế hệ tương lai cho
đất nước.
Trong xã hội ta tất cả mọi trẻ em, thế hệ trẻ đều được học tập và giáo
dục, đều chịu sự tác động của nhà trường, cụ thể là của thầy giáo, cô giáo –

những người kỹ sư tâm hồn. Bởi vì tác động giáo dục của giáo viên đối với học
sinh là tác động có chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp và phương
tiện thích hợp nên tác động này có sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân
cách của học sinh vừa sâu sắc, vừa toàn diện có tác dụng đặt nền móng vững
chắc, định hướng cho quá trình phát triển lâu dài trong nhân cách của con
người. Tác động giáo dục của người giáo viên đối với học sinh có vai trò to lớn
như vậy nên trong bài nói chuyện với các thầy cô giáo Trường cấp II Quảng
An năm 1966, Tổng bí thư Lê Duẩn cũng đã khẳng định: “Đảng ta và nhân dân
ta giao phó việc dạy dỗ con em của mình cho các đồng chí, cũng tức là phó
thác cho các đồng chí sứ mệnh đào tạo tương lai cho đất nước…”.
Người giáo viên chính là người tổ chức, hướng dẫn, giảng dạy và giáo
dục cho học sinh; nhằm hình thành cho học sinh hệ thống tri thức khoa học,
các kỹ năng kỹ xảo vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức để giải quyết các vấn
đề do thực tiễn xã hội đặt ra. Người giáo viên luôn là người có đủ phẩm chất và
năng lực giáo dục – đào tạo để đào tạo cho học sinh thành những con người
toàn diện như mục tiêu giáo dục đã đặt ra để đáp ứng phù hợp với yêu cầu của
xã hội.
Trong việc đào tạo thế hệ nhân tài tương lai cho đất nước người giáo
viên cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Vì thế đảng ta cũng đã nhấn

4


mạnh: “Người giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân vật trung tâm
trong nhiệm vụ này”.
Trong công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, xây dựng
đất nước phồn vinh trở thành một đất nước công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thì
phải có những con người đáp ứng được với những yêu cầu của xã hội. Những
con người đó phải rất mực trung thành, giàu lòng yêu nước, có trình độ kiến
thức hiện đại và kỹ năng thành thạo, có khả năng làm ra những sản phẩm có đủ

sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.
Để tạo ra những con người như thế thì không một ai, không một cơ quan
nào có thể thay thế được vai trò đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo thế hệ nhân tài
cho tương lai của đất nước như người giáo viên. Bởi vì trong quá trình giáo dục
giáo viên chính là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước chính quyền và nhân
dân về chất lượng của việc dạy học và giáo dục học sinh. Họ là người tổ chức
điều khiển quá trình hình thành nhân cách, cũng như những kiến thức, kỷ năng,
kỷ xảo tương ứng của người học sinh phù hợp với mục đích, mục tiêu giáo dục.
Mặt khác giáo viên còn là người được chuẩn bị về nghề nghiệp tương
ứng, những hiểu biết về những yêu cầu của xã hội đối với giáo dục, hiểu biết
về học sinh, nắm vững những kỹ năng cần thiết để tổ chức dạy học trong quá
trình dạy học.
+ Giáo viên là lực lượng chủ đạo trong sự nghiệp phát triển văn hóa giáo dục.
Sự nghiệp phát triển văn hóa - giáo dục là sự nghiệp cách mạng chung
của quần chúng nhân dân, cho nên có nhiều lực lượng quần chúng tham gia.
Đặc biệt trong xã hội ngày nay khi đảng ta đang thực hiện “xã hội hóa giáo
dục” thì tất cả mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội đều có trách nhiệm và vị trí,

5


vai trò để tham gia vào sự nghiệp phát triển văn hóa giáo dục đất nước. Song
lực lượng đóng vai trò chủ yếu, cốt cán trong sự nghiệp này chính là đội ngũ
các thầy giáo, cô giáo. Quy mô và tốc độ phát triển và chất lượng của nền văn
hóa–giáo dục đất nước tùy thuộc phần lớn vào số lượng, chất lượng đội ngũ
các thầy cô giáo. Nếu đất nước có một đội ngũ giáo viên đông đảo về số lượng,
vững vàng về chất lượng thì sự nghiệp phát triển văn hóa – giáo dục sẽ nhanh
hơn, mạnh hơn và vững vàng hơn; đáp ứng được đầy đủ mọi yêu cầu của đất
nước, xã hội. Vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Không có thầy
giáo thì không có giáo dục, không có cán bộ và không nói gì đến kinh tế - văn

hóa”. Người cũng đã trực tiếp khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp chung của
Đảng, Nhà nước và toàn dân, nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà
giáo. Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho
nước nhà, là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hoá có trách
nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá
trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm
chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội”.
Trong nhà trường, bên cạnh đội ngũ các thầy cô giáo còn có các thành
phần khác cùng tham gia giáo dục học sinh như: Đoàn, Đội, hội phụ huynh học
sinh… Các lực lượng này cũng có những vai trò quan trọng không thể thay thế
được. Nhưng hoạt động giáo dục của các lực lượng này chỉ có tác dụng hỗ trợ,
tạo điều kiện thúc đẩy để hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên đạt chất
lượng và hiệu quả cao hơn chứ không thể thay thế được vai trò của các thầy, cô
giáo.
Mặt khác ở lứa tuổi của học sinh ở trường phổ thông trung học là lứa
tuổi hình thành và phát triển nhân cách rất mạnh mẽ. Có nhiều sự ảnh hưởng,
tác động từ các nhân tố khác nhau ở bên ngoài xã hội; nhưng sự ảnh hưởng tác

6


động của giáo viên đối với học sinh luôn giữ vai trò quyết định nhất. Bởi vì
hoạt động của giáo viên bao giờ cũng có mục đích, có kế hoạch, có chương
trình, có nội dung, nghệ thuật sư phạm…; người giáo viên luôn được chuẩn bị
về mọi mặt, có đầy đủ phẩm chất năng lực để dạy dỗ và giáo dục cho học sinh.
Hơn nữa người giáo viên là người trực tiếp tổ chức hoạt động giao lưu tập thể
trong nhà trường, xã hội như hoạt động đoàn, đội, hoạt động thi đấu thể dục thể
thao, hoạt động phòng chống tệ nạn…, từ đó hình thành nên nhân cách cho
người học sinh; đạo tạo cho học sinh trở thành những con người xã hội chủ
nghĩa có năng lực phẩm chất toàn diện, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của xã hội

khi các em bước vào lao động hay học tiếp lên bậc cao hơn.
Trong nhà trường có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục,
nhưng điều đó phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, vì người giáo viên còn
là người quyết định phương hướng, tư tưởng chính trị của bài giảng.
Thời đại ngày nay với những đặc trưng: nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và toàn cầu hoá. Trong bối cảnh đó nhà
trường từ chỗ khép kín, chuyển sang mở cửa rộng rãi và gắn kết với cộng đồng,
gắn bó với sự phát triển khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh. Người thầy
trước sự phát triển của đa phương tiện truyền thông, không còn là nguồn duy
nhất cung cấp sự hiểu biết. Vì vậy, người thầy ngày nay không chỉ có kiến thức
mà còn phải có năng lực hướng dẫn học sinh tự học, tự đánh giá; có năng lực
lôi cuốn học sinh, biết thu thập và xử lý thông tin để tự biến đổi mình thích ứng
với sự đổi mới. Từ đó truyền thụ cho học sinh những kiến thức đầy đủ, mang
tính biện chứng trong thời đại ngày nay.
Như vậy, vai trò của nhà giáo có thay đổi, song vị trí của nhà giáo không hề
giảm và có cơ hội tăng lên so với trước. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao hơn
cho đội ngũ nhà giáo cần phải nỗ lực phấn đấu rèn luyện mình, để đáp ứng được
7


yêu cầu của thời đại mới. Nhưng cho dù các phương tiện kỹ thuật có hiện đại
đến đâu đi nữa thì cũng không thể thay thế được vai trò của người giáo viên. Vì
thế giáo viên luôn đóng vai trò chủ đạo trong sự nghiệp phát triển văn hóa –
giáo dục của đất nước và có một vị trí vô cùng quan trọng không một ai, không
một tổ chức xã hội nào có thể thay thế được trong sự nghiệp giáo dục, là bộ
phận quan trọng góp phần làm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ở hiện
tại cũng như trong tương lai. Như Tiến sĩ Raja Rosingh, nhà giáo dục Ấn Độ,
chuyên gia giáo dục UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có lời bình
khá ấn tượng về tầm quan trọng của người giáo viên trong bối cảnh giáo dục đi
vào thế kỷ XXI: “Giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục và
đặc biệt trong việc định hướng lại giáo dục. Không một hệ thống giáo dục nào

có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó”.
Từ đó có thể khẳng định đội ngũ giáo viên luôn là nguồn nhân lực quyết
định chất lượng dạy học, giáo dục trong mỗi nhà trường, cũng như ở nhà
trường phổ thông. Vị trí và vai trò chủ đạo rất quan trọng của đội ngũ giáo viên
trong sự nghiệp “trồng người” của đất nước luôn được xã hội đánh giá cao.
Cho nên đã là người giáo viên trong nhà trường thì phải nỗ lực hết mình để
cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, tạo nên những nhân tài tương lai cho
đất nước, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và giàu đẹp hơn. Để xứng
đáng với những danh hiệu cao quý mà đảng, nhà nước và nhân dân ta đã trao
tặng cho đội ngũ giáo viên. Đào tạo ra những con người toàn diện xã hội chủ
nghĩa để góp phần thúc đẩy sự phát triển trong nền kinh tế - xã hội của đất
nước.

8



×