Tải bản đầy đủ (.doc) (190 trang)

Thái Bình phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 190 trang )

bộ quốc phòng
học viện chính trị

LÊ THị HồNG

ĐảNG Bộ TỉNH THáI BìNH LãNH ĐạO
PHáT TRIểN KINH Tế NÔNG NGHIệP
Từ NĂM 2001 ĐếN NĂM 2010

Luận án tiến sĩ lịch sử

hà nội - 2015


bộ quốc phòng
học viện chính trị

LÊ THị HồNG

ĐảNG Bộ TỉNH THáI BìNH LãNH ĐạO
PHáT TRIểN KINH Tế NÔNG NGHIệP
Từ NĂM 2001 ĐếN NĂM 2010
Chuyên ngành : LịCH Sử ĐảNG đảng cộng sản việt nam
Mã số
: 62 22 03 15

Luận án tiến sĩ lịch sử

Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS, TS on Ngc Hi
2. GS, TS Nguyn Ngc C



hà nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận
trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH THÁI BÌNH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1.
Yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát
triển kinh tế nông nghiệp
1.2.
Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh
Thái Bình
1.3.

Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ
NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010
2.1.
Những nhân tố mới tác động đến đẩy mạnh phát triển kinh
tế nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình
2.2.
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đẩy mạnh phát triển
kinh tế nông nghiệp
2.3.
Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp
của Đảng bộ tỉnh Thái Bình
Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1.
Một số nhận xét
3.2.
Kinh nghiệm chủ yếu
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
10

26
26
41

49

71
71
78
84
118
118
131
147
149
150
167


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số TT
01
02
03
04
05
06
07
08
09

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt


Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hợp tác xã
Kinh tế nông nghiệp
Kinh tế - xã hội

CNXH
CNH, HĐH
HTX
KTNN
KT - XH

Nhà xuất bản
Trang
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa

Nxb
Tr

UBND
XHCN


5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
từ năm 2001 đến năm 2010” được nghiên cứu sinh lựa chọn làm luận án Tiến sĩ

Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận án tập trung
nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN từ năm
2001 đến năm 2010. Đây là giai đoạn tỉnh Thái Bình vừa vượt qua những năm
cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, xảy ra khiếu kiện đông người trên diện rộng,
làm mất ổn định ở khu vực nông thôn, gây hậu quả nặng nề về nhiều mặt. Mặc
dù đã được khắc phục, nhưng hậu quả còn phải tiếp tục giải quyết trong những
năm 2001 - 2010. Được sự giúp đỡ của Trung ương và các cơ quan bộ, ban,
ngành, với bản lĩnh, tư duy lãnh đạo năng động, sáng tạo và có trách nhiệm với
dân, Đảng bộ tỉnh Thái Bình nhanh chóng vượt qua khó khăn, lãnh đạo nhân dân
trong tỉnh đạt được nhiều kết quả trong phát triển KT - XH, trong đó quan trọng
nhất là vấn đề phát triển KTNN. Đề tài luận án làm rõ những nhân tố tác động
đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN; hệ thống hóa
chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về phát triển KTNN; nhận xét ưu điểm,
hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó; đúc rút kinh nghiệm từ
thực tiễn quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2001
- 2010), để vận dụng vào hiện thực.
Những vấn đề được trình bày trong luận án là sự vận dụng quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt
Nam về phát triển KTNN và kế thừa có chọn lọc từ các công trình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài đã được công bố. Luận án là một công trình khoa học
mới, độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, đã và đang là nền tảng, là động lực cho sự phát triển kinh tế của nhiều


6
quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và
giữ nước, nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn là cơ sở vững chắc cho sự
phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Kế thừa truyền thống đó, trong

công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác
định, phát triển KTNN, nông thôn là nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội có vị
trí quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước, góp phần
đưa kinh tế Việt Nam giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa lịch sử.
Thái Bình là một tỉnh có truyền thống thâm canh lúa nước rất lâu đời,
là tỉnh đầu tiên trong cả nước đạt sản lượng 5 tấn thóc/ha trong những năm
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế, từ năm 2001 đến năm 2010, tỉnh Thái Bình
đã đạt được nhiều thành tựu về KT - XH mà điểm nổi bật nhất là phát triển
KTNN. Năm 2010, Thái Bình duy trì tổng diện tích gieo cấy trên 160.000ha,
với tổng sản lượng trung bình ổn định trên 1,1 triệu tấn/năm, cao nhất cả
nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong cả nước và của Tỉnh; đời
sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; bộ mặt nông thôn
tỉnh Thái Bình có nhiều thay đổi. Có được kết quả đó là do Đảng bộ tỉnh đã
quan tâm lãnh đạo phát triển KTNN trong sự phát triển chung về KT - XH của Tỉnh.
Tuy vậy, đến năm 2010, nông nghiệp tỉnh Thái Bình đã chuyển sang
sản xuất hàng hóa, nhưng chưa mạnh, hiệu quả còn thấp; chưa tạo được các
vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung; nhiều nơi chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, hình thành trang trại, gia trại tự phát, thiếu quy hoạch, hiệu quả thấp;
nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh tăng chậm. Hoạt động của các HTX
dịch vụ nông nghiệp chậm đổi mới [135, tr.35]. Nhiều vấn đề lý luận, thực
tiễn về lãnh đạo, phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đang đặt ra đòi
hỏi Đảng bộ tỉnh phải giải quyết, phấn đấu đến năm 2020 “Thái Bình trở
thành tỉnh nông thôn mới, có nền nông nghiệp và công nghiệp theo hướng
hiện đại” [135, tr.40].


7
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển
KTNN trong những năm 2001 - 2010, nhằm khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo

trong chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển
KTNN từ năm 2001 đến năm 2010; nhận xét ưu điểm, hạn chế của quá trình
Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN (2001 - 2010); trên cơ sở
đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào lãnh đạo phát triển KTNN
của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong thời kỳ mới đạt hiệu quả cao hơn. Với ý
nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận án tiến sĩ Lịch
sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển
KTNN từ năm 2001 đến năm 2010; đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụng
vào hiện thực, góp phần làm cho KTNN của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới
phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển
KTNN từ năm 2001 đến năm 2010.
Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Thái Bình về phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010.
Nhận xét và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh
đạo phát triển KTNN trong những năm 2001 - 2010 để vận dụng vào thực tiễn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnhThái
Bình về phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010.


8
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung
Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo phát triển KTNN của Đảng bộ

tỉnh Thái Bình. KTNN theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, theo nghĩa hẹp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi,
thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, con người với đối tượng
lao động trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong phạm vi luận án, nghiên
cứu sinh tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với
các ngành KTNN: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến thủy sản và các
yếu tố phục vụ cho các ngành đó phát triển.
* Về thời gian
Tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát
triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống
và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến một số vấn đề liên
quan trong thời gian trước năm 2001 và sau năm 2010.
* Về không gian
Trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế,
trong đó có KTNN.
* Cơ sở thực tiễn
Luận án được thực hiện trên cơ sở thực tiễn hoạt động lãnh đạo phát
triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến năm 2010. Đồng
thời dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh và kế
thừa một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã
được công bố.


9
* Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và

kết hợp hai phương pháp đó; đồng thời còn sử dụng các phương pháp thống
kê, phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp khảo
sát thực tế và phương pháp chuyên gia.
6. Những đóng góp mới của luận án
Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái
Bình về phát triển KTNN.
Tạo dựng bức tranh sinh động, khách quan, trung thực về KTNN tỉnh
Thái Bình trong những năm 2001 - 2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.
Qua đó, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong
phát triển kinh tế nói chung, KTNN nói riêng và vai trò KTNN trong chiến
lược phát triển KT - XH của Tỉnh; nêu lên những đánh giá, nhận xét và đúc
kết kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển KTNN trong thời gian tới ở tỉnh
Thái Bình.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Bình về
phát triển kinh tế, trong đó có KTNN, một lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế
Việt Nam, của Tỉnh trong những năm đổi mới.
Cung cấp một số dữ liệu quan trọng để Đảng bộ tỉnh Thái Bình tiếp tục
hoạch định chủ trương và chỉ đạo phát triển KTNN trong thời kỳ mới đạt hiệu
quả cao hơn.
Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng
dạy Lịch sử Đảng ở địa phương và ở các học viện, nhà trường, trong và ngoài
quân đội.
8. Kết cấu của luận án
Gồm phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương, 8 tiết,
kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên
quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


10

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát
triển KTNN luôn được Đảng xác định là mặt trận hàng đầu trong sự nghiệp
đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Do vậy, nghiên cứu KTNN là
một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học, các cơ quan quan tâm
nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu về KTNN đã được công bố, có
thể khái quát và phân thành các nhóm công trình khoa học sau:
1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông
dân và nông thôn trong cả nước
Tập thể tác giả các nhà khoa học thuộc Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung
ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong cuốn sách Con đường
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam [13], đã đề
cập đến vai trò của ngành KTNN và những vấn đề đặt ra trong quá trình
CNH, HĐH; tập trung nêu rõ hệ thống quan điểm cơ bản trong phát triển
nông nghiệp, nông thôn của Đảng từ Đại hội III đến Đại hội IX. Các tác giả
đưa ra một số mô hình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của các nước như
Đài Loan, Hàn Quốc… có giá trị tham khảo đối với Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Sinh Cúc với cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn thời
kỳ đổi mới 1986 - 2002 [42], đã nhìn nhận một cách khá toàn diện lịch sử phát
triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, khắc họa toàn cảnh bức tranh về
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Từ phân tích thực
trạng, tác giả đưa ra những định hướng và kiến nghị, giải pháp nhằm đưa
nông nghiệp, nông thôn phát triển.
Trong cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các
nước trong khu vực của Phạm Khiêm Ích và Nguyễn Đình Phan [73], đã



11
tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá
trình CNH, HĐH ở một số nước trên thế giới và liên hệ vào điều kiện cụ
thể của Việt Nam, trong đó có những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn
sâu sắc như vai trò của nông nghiệp trong công nghiệp hóa, vấn đề chuyển
đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết đất đai, lao động, môi trường… Đây là
những vấn đề mà Việt Nam còn lúng túng trong quá trình tổ chức chuyển
dịch KTNN theo hướng CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu lao động trong
xu hướng hội nhập quốc tế…
Hội đồng Lý luận Trung ương và Nxb Chính trị quốc gia phối hợp
thực hiện cuốn sách Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh
nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc [68]. Cuốn sách gồm các bài
tham luận của các nhà khoa học nghiên cứu lý luận và thực tiễn của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuốn sách đã cung cấp
thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các nhà nghiên cứu, những người
tham gia hoạch định chính sách, những hoạt động thực tiễn liên quan đến
vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Tác giả Nguyễn Từ với cuốn sách Tác động của hội nhập kinh tế
quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam [140], đã khái quát một
số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế; các hiệp định thương mại khu vực và
toàn cầu liên quan đến nông nghiệp nói chung và đến ngành Nông nghiệp
Việt Nam nói riêng, những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến
phát triển KTNN Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, nêu quan điểm
và những giải pháp chủ yếu phát triển nền nông nghiệp Việt Nam trong
thời gian tới.
Ngoài ra còn một số công trình khoa học đề cập đến vấn đề nông
nghiệp, KTNN của các nước, tác động đến Việt Nam như: tác giả Đặng
Kim Sơn với cuốn sách Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn,



12
nông dân trong quá trình công nghiệp hoá [104]. Tác giả Lê Hữu Tòng
với cuốn sách Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách
kinh tế ở Trung Quốc [137]. Tác giả Nguyễn Đình Liêm với cuốn sách
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan [81]
… Các cuốn sách đã tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn,
nông dân trong quá trình công nghiệp hóa ở một số nước trong khu vực và
tác động của nó tới Việt Nam, trong đó có những vấn đề mang tính lý luận
và thực tiễn sâu sắc như vai trò của nông nghiệp trong công nghiệp hóa;
vấn đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất; giải quyết những vấn đề về đất đai, lao
động, môi trường...
Tác giả Vũ Oanh trong cuốn sách Nông nghiệp và nông thôn trên con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa [95], đã đề
cập những vấn đề có tính lý luận được thể hiện trong đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn; vai
trò của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, khai thác tiềm năng nguồn
vốn to lớn của nông dân để thúc đẩy sản xuất phát triển; yêu cầu cấp bách đưa
nền KTNN Việt Nam theo con đường CNH, HĐH. Đồng thời, tác giả đã tổng
kết những kinh nghiệm qua việc chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về tiến hành
đổi mới cơ chế quản lý KTNN.
Nghiên cứu về những vấn đề mang tính chiến lược đối với nông
nghiệp, nông thôn, tác giả Nguyễn Xuân Thảo trong cuốn sách Góp phần
phát triển bền vững nông thôn Việt Nam [114], đã đề cập đến những vấn đề
như: vấn đề sử dụng đất đai, an ninh lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế,
vấn đề việc làm ở nông thôn, lợi ích người lao động.
Tác giả Lưu Văn Sùng trong cuốn sách Một số kinh nghiệm điển hình
về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại



13
hóa [107], đã phân tích thực trạng nền nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và
chỉ rõ đa số dân cư sống bằng nghề nông còn gặp nhiều khó khăn cả vật chất,
tinh thần. Do vậy, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải được đặt
lên hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung.
Tác giả Đặng Kim Sơn với cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam 20 năm đổi mới và phát triển [103], đã tái hiện lại bức tranh nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới. Tác giả dành phần quan
trọng nêu bật sự chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp, nông thôn,
khẳng định trong suốt quá trình 20 năm đổi mới, cơ cấu công - nông nghiệp
và dịch vụ cả nước chuyển đổi theo đúng quy luật, nông nghiệp luôn giữ vai
trò làm cơ sở cho công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Trong cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi
năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại của Nguyễn Văn Bích [16], tác giả đã tổng
kết toàn diện sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam
trong thế kỷ XX, nhất là trong 20 năm đổi mới. Đồng thời, làm sáng tỏ nhiều
vấn đề về lý luận và thực tiễn trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông
thôn; về quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
KTNN hướng tới sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và thị
trường định hướng XHCN.
Tác giả Lê Quang Phi với cuốn sách Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới [96], làm rõ yêu cầu khách
quan, chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; trình bày sự lãnh đạo
của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nội dung cuốn sách làm rõ
những thành tựu, yếu kém và nguyên nhân của những thành tựu, yếu kém đó
trong quá trình thực hiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm
1991 đến năm 2000. Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm của Đảng lãnh
đạo sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1991 đến năm 2000.



14
Bàn về thực trạng các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tác
giả Đặng Kim Sơn với cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - hôm
nay và mai sau [105], đã làm rõ quá trình phát triển tư duy của Đảng về phát
triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, sự lãnh đạo, chỉ đạo và
những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại.
Tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị một số chính sách nhằm
đưa nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển hơn.
Tác giả Phạm Ngọc Dũng trong cuốn sách Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn - từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
[49], đã trình bày cơ sở lý luận CNH, HĐH nông thôn trong phát triển bền
vững, đánh giá đúng thực trạng một số vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh
trong thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn Việt Nam như: Tình trạng mất
đất, thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông
ra các đô thị kiếm sống rất lớn.
Bàn về phát triển KTNN trong những năm 1986 - 2011, tác giả Nguyễn
Ngọc Hà có cuốn sách Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2011) [62]. Tác giả làm rõ
quá trình hình thành những quan điểm, chủ trương phát triển KTNN của Đảng
trong thời kỳ đổi mới; nghiên cứu một cách toàn diện về KTNN; quá trình
triển khai thực hiện đường lối, chính sách phát triển KTNN và những thành
tựu đạt được. Trong đó, đã tập trung vào nội dung trung tâm là vấn đề Đảng
lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, giải phóng sức
lao động, phát huy sự năng động, sáng tạo của người nông dân.
Cũng về KTNN, nhưng đi sâu về quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
ngành, có luận án tiến sĩ Sử học của Đặng Kim Oanh về Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm
2006 [94]. Tác giả Luận án trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương,



15
đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng CNH, HĐH từ
năm 1996 đến năm 2006; phân tích góp phần làm rõ sự phát triển nhận thức
của Đảng về chuyển dịch cơ cấu KTNN tác động đến sự phát triển KT - XH
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Từ đó, tác giả đánh giá những ưu điểm,
hạn chế của Đảng; đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình
Đảng lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu KTNN thời kỳ 1996 - 2006.
Ngoài những công trình có tính hệ thống, chuyên sâu như trên, còn có
một số bài viết tiêu biểu như: “Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền
vững, nông dân giàu hơn”, của Nguyễn Tấn Dũng [50]; "Tìm hiểu chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn trong
thời kỳ đổi mới", của tác giả Phạm Văn Búa [19] ... Các tác giả đã nêu lên
tính cấp thiết đổi mới chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và đề cập
đến một số chủ trương, chính sách đổi mới KTNN, những kết quả đạt được,
yếu kém, tồn tại trong sản xuất nông nghiệp và xác định phương hướng phát
triển KTNN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông
dân, nông thôn ở các vùng, các tỉnh
Nghiên cứu giới thiệu những thành tựu về các mặt: sản xuất, xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật, quan hệ sản xuất mới, nông thôn mới ở Nam Bộ, tác
giả Lâm Quang Huyên có cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng
tới thế kỷ XXI [72]. Tác giả còn phân tích những thuận lợi và khó khăn những
xu hướng chung và riêng trong nông nghiệp khi bước vào thế kỷ XXI, làm rõ
vai trò và nhiệm vụ của nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ trong quá trình
CNH, HĐH đất nước.
Tác giả Phạm Hùng với cuốn sách Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở miền Đông Nam Bộ
hiện nay [71], đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông



16
thôn theo hướng CNH, HĐH; khái quát thực trạng phát triển kinh tế nông
thôn Việt Nam, nông thôn miền Đông Nam Bộ. Đồng thời, đã trình bày
những đặc điểm tự nhiên, KT - XH có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông
thôn miền Đông Nam Bộ từ sau đổi mới; những khó khăn trở ngại có ảnh
hưởng đến kinh tế nông thôn miền Đông Nam Bộ cần nghiên cứu, giải quyết
như thị trường, giá cả vật tư, nông sản thường xuyên không ổn định, thiếu
vốn để sản xuất kinh doanh. Từ thực trạng trên, tác giả đưa ra phương hướng
và những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế nông thôn miền Đông Nam
Bộ theo hướng CNH, HĐH.
Trong cuốn sách Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở
đồng bằng sông Hồng - thực trạng và triển vọng của Đặng Văn Thắng và
Phạm Ngọc Dũng [113], các tác giả đã nghiên cứu những mặt cụ thể trong
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng
và phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu,
hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu KTNN, cơ cấu lao động, giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.
Tác giả Mai Thị Thanh Xuân với cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ (qua khảo sát các tỉnh Thanh Nghệ - Tĩnh) [173]. Trong đó, đã nêu lên những thuận lợi và khó khăn, những
thành tựu và hạn chế trong quá trình tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn; đồng thời đúc rút kinh nghiệm và đưa ra những gợi mở về các giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển KTNN ở vùng đất có tầm quan trọng chiến lược này
trong thời kỳ CNH, HĐH. Thông qua nguồn tài liệu, số liệu thực tế rất phong
phú và tin cậy của Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh trong cuốn sách, giúp
nghiên cứu sinh có thêm tư liệu của các tỉnh để so sánh với kết quả phát triển
KTNN ở tỉnh Thái Bình trong thời kỳ đổi mới.
Nhằm làm rõ đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng trong những
năm đổi mới và quá trình vận dụng của Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Nam



17
Trung Bộ, tác giả Trương Minh Dục có cuốn sách Nông nghiệp các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ trong những năm đổi mới [46]. Tác giả nêu bật quá
trình vận dụng của Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ trên một số
lĩnh vực như chính sách đất đai, xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới
trong nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, ứng dụng các thành
tựu khoa học, công nghệ…, từ đó, đúc rút một số kinh nghiệm trong việc vận
dụng đường lối của Đảng để phát triển KTNN ở các tỉnh Nam Trung Bộ trong
thời kỳ đổi mới.
Luận án tiến sĩ Kinh tế của Lê Anh Vũ về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn Tây Bắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [172]. Tác
giả hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn và vận dụng để nghiên cứu một vùng cụ thể; phân tích đánh giá
khách quan tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc; từ đó
làm rõ những thành công, hạn chế và các khuynh hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn vùng Tây Bắc; đề xuất một số quan điểm mang tính chỉ
đạo, định hướng cơ bản và giải pháp nhằm tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn vùng Tây Bắc.
Luận án tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Đăng Bằng về Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
[15]. Tác giả hệ thống hóa lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng CNH, HĐH; những nhân tố ảnh hưởng và thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn. Luận án đi sâu phân tích thực trạng quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ giai đoạn 1986 - 2000 và
đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH.
Trong luận án tiến sĩ Kinh tế của Phạm Ngọc Dũng về Sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng -



18
thực trạng và giải pháp [48], tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông
Hồng; phân tích làm sáng tỏ thực trạng chuyển dịch cơ cấu KTNN vùng đồng
bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những quan điểm, phương
hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu KTNN vùng
đồng bằng sông Hồng có hiệu quả.
Luận án tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Văn Vinh về Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm
2005 [171]. Tác giả đã làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong
quá trình thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng về chuyển dịch cơ
cấu KTNN từ năm 1986 đến năm 2005; khắc họa các bước phát triển trong
chuyển dịch cơ cấu KTNN của tỉnh Thanh Hóa qua hai giai đoạn: giai đoạn 10
năm đầu đổi mới (1986 - 1995) và giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
(1996 - 2005). Qua đó, tác giả đúc kết một số kinh nghiệm lịch sử và gợi mở
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và tổng kết thực tiễn; đưa ra những giải
pháp lãnh đạo phát triển KTNN có hiệu quả hơn ở các giai đoạn tiếp theo.
Luận án tiến sĩ Lịch sử của Vũ Quang Ánh về Thực hiện đường lối của
Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng bằng sông
Hồng từ năm 1997 đến năm 2010 [5]. Tác giả làm rõ quá trình đảng bộ và
nhân dân một số địa phương đồng bằng sông Hồng (các tỉnh, thành Bắc Ninh,
Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng) thực hiện đường lối của Đảng về phát
triển KTNN từ năm 1997 đến năm 2010. Luận án cũng đưa ra những hạn chế,
thiếu sót cần khắc phục và bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo của
các đảng bộ về phát triển KTNN trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Luận án tiến sĩ Lịch sử của Trần Thị Thái về Đảng bộ tỉnh Nam Định
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa từ năm 1997 đến năm 2005 [115]. Tác giả trình bày có hệ thống quan



19
điểm, chủ trương, các biện pháp chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Nam
Định về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH từ năm 1997 đến
năm 2005. Từ đó, tác giả đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh
Nam Định; bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ
tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học cho
việc giải quyết những vấn đề về nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực
tiễn đối với sự phát triển kinh tế của Tỉnh hiện nay.
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có các công trình nghiên cứu
về những vấn đề nảy sinh cần giải quyết từ quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn hiện nay. Đáng chú ý là các công trình: Biến đổi cơ cấu
ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ
đổi mới của Nguyễn Văn Khánh [74]; Định hướng phát triển làng - xã đồng
bằng sông Hồng ngày nay, của Tô Duy Hợp [69]; Việc làm của nông dân
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng
đến năm 2020, của Trần Thị Minh Ngọc [92]...
Những công trình khoa học nói trên đóng góp vào làm thành bức tranh
khá toàn diện về phát triển KTNN, nông thôn của Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng; thể hiện rõ quá trình sáng tạo của Đảng bộ các địa phương trong
lãnh đạo phát triển KTNN, nông thôn. Trong đó, có nhiều công trình đã đề
cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng về phát triển KTNN, sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, khai thác tiềm năng, nguồn lực từng địa phương thúc đẩy nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển…
1.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Thái Bình
Dưới góc độ địa phương, nhiều tác giả đề cập đến vấn đề phát triển
KT - XH trong thời kỳ đổi mới của tỉnh Thái Bình nói chung, phát triển
KTNN nói riêng như:



20
Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Thái Bình với cuốn Người nông
dân Thái Bình trong lịch sử [7]. Đây là công trình gồm nhiều bài viết của các
tác giả đề cập đến người nông dân tỉnh Thái Bình. Họ không những có truyền
thống cách mạng kiên cường mà còn có truyền thống thâm canh lúa nước từ
lâu đời. Các bài viết cho thấy: Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một
người”, tỉnh Thái Bình đã dồn lực huy động sức người, sức của ra tiền tuyến
tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các chiến trường miền Nam,
Lào, Campuchia. Ở hậu phương, trong muôn vàn khó khăn, gian khổ, thiếu
vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, cơ sở hạ tầng sản xuất yếu kém; các tiến bộ kỹ
thuật về giống, phương thức canh tác khoa học lạc hậu… song nhân dân tỉnh
Thái Bình đã xây dựng thành công những cánh đồng “Quảng Trị kiên cường”,
“Cánh đồng 5 tấn”, ghi dấu ấn về trình độ thâm canh lúa nước của nông dân
tỉnh Thái Bình.
Tác giả Nguyễn Dương An trong cuốn sách Từ quê lúa Thái Bình [1],
đề cập đến điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội, con người Thái Bình có nhiều
nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ…rất thuận lợi cho việc phát triển
nền KTNN toàn diện, đặc biệt là đẩy mạnh thâm canh cây lúa nước. Quá trình
hình thành, khai phá vùng đất Thái Bình gắn liền với xu hướng hội tụ của các
luồng dân cư về khai phá, chinh phục và cải tạo vùng đất Thái Bình, biến nơi
đây thành vùng đất nông nghiệp điển hình.
Tác giả Nguyễn Dương An trong cuốn sách Dân giàu xã mạnh - kinh
nghiệm quản lý tài chính nông thôn ở tỉnh Thái Bình [2], đã giới thiệu một số
nét về thành tựu KT - XH tỉnh Thái Bình, một vùng đất giàu truyền thống anh
hùng, yêu nước, cách mạng, trong đó có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo
làm KTNN, những tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi, những nhân tố mới
điển hình ở tỉnh Thái Bình trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra

một số kinh nghiệm trong quản lý tài chính ở nông thôn tỉnh Thái Bình.


21
Trong cuốn sách Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển Thái
Bình của Lê Cao Đoàn [61], với những tài liệu phong phú về địa lý, lịch sử,
KT - XH, tác giả đã làm nổi bật những nét cơ bản về kinh tế vùng ven biển
tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ cung cấp cho người đọc về đặc
điểm tự nhiên, cũng như trình bày những kinh nghiệm thành công của các
cuộc khai hoang trong lịch sử của Thái Bình. Còn quá trình phát triển kinh tế
biển ở tỉnh Thái Bình trong thời kỳ đổi mới chưa được tác giả đề cập đến.
Hai cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1954 - 1975) [10] và
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1975 - 2000) [11], trình bày khá công phu
những chặng đường lịch sử của Đảng bộ tỉnh. Trong đó, đã làm rõ thành tựu
quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng...
của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình (1954 - 2000). Đặc biệt cuốn sách
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1975 - 2000), đã đề cập tới sự lãnh đạo phát
triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong thời kỳ đổi mới, nhất là sự lãnh
đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh, tạo tiền đề vững chắc để Thái Bình
cùng cả nước bước vào đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Trong cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Thái Bình - thực trạng và
giải pháp của Bùi Sĩ Trùy [138], thể hiện cái nhìn tương đối toàn diện bức
tranh toàn cảnh thiên nhiên, con người Thái Bình, cơ sở hạ tầng và điều kiện
phát triển KT - XH. Để từ đó các tác giả đi sâu nghiên cứu về tiềm năng và
thực trạng phát triển KT - XH tỉnh Thái Bình, đồng thời nêu bật những vấn đề
đặt ra đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Bình trong những
năm đổi mới. Qua đó, người đọc có thể nhận biết tỉnh Thái Bình là cái nôi của
vùng lúa nước thuộc đồng bằng sông Hồng và sự phát triển nông nghiệp trong
những năm đổi mới. Song, nếu chỉ phát triển kinh tế “thuần nông” thì nhân
dân tỉnh Thái Bình không thể giàu lên được. Con đường làm giàu của nông

thôn trong tỉnh không thể nào khác là phải đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH
nông thôn. Đó là quá trình chuyển mạnh sản xuất thuần nông sang sản xuất


22
hàng hóa phù hợp với nền kinh tế thị trường; ưu tiên phát triển mạnh mẽ toàn
diện kinh tế biển; phát triển nghề và làng nghề truyền thống; triển khai xây
dựng các khu công nghiệp…
Nghiên cứu một số nét về thành tựu KT - XH của tỉnh Thái Bình, tác
giả Nguyễn Dương An có cuốn sách Thái Bình thời đổi mới [3]. Trong đó,
không chỉ giới thiệu thành tựu của KT - XH tỉnh Thái Bình mà còn nêu bật
thành tựu trên lĩnh vực phát triển KTNN. Với những kết quả đạt được,
nông nghiệp tỉnh Thái Bình đã góp phần quyết định vào việc ổn định tình
hình KT - XH trên địa bàn tỉnh, đưa nền kinh tế của Tỉnh đi lên, tạo ra tiền đề
vững chắc cho sự phát triển mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn. Người dân tỉnh Thái Bình thực sự tin tưởng, phấn khởi,
yên tâm đối với chủ trương của Đảng nói chung và chủ trương của Đảng bộ
tỉnh nói riêng. Đặc biệt, sự phát triển của nông nghiệp tỉnh Thái Bình trong
thời kỳ đổi mới đã mở ra khả năng mới cho người nông dân và nông nghiệp
tỉnh Thái Bình là có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Luận án tiến sĩ Kinh tế của Lê Quốc Dung về Thực trạng các chính
sách kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn Thái Bình từ đổi mới đến
nay và những vấn đề đang đặt ra [47]. Tác giả nêu rõ thực trạng nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Thái Bình trong 20 năm đổi mới (1986 - 2006). Trong đó, bên
cạnh nêu bật những thành tựu đạt được, tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong
chính sách KT - XH trong nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình và đưa ra
những giải pháp để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên
địa bàn tỉnh.
Nguyễn Hồng Diên với bài viết Thái Bình phát triển kinh tế biển gắn với
giải quyết an sinh xã hội và bảo vệ chủ quyền biển, đảo [44]. Tác giả nêu bật

quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển kinh tế biển
trong 20 năm đổi mới. Cùng với chủ trương phát triển kinh tế biển, Thái Bình
là tỉnh giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.


23
Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử của Phan Thị Nhung về Đảng bộ
tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1961 đến năm
1975 [93]. Tác giả làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn để Đảng bộ tỉnh Thái Bình
vận dụng linh hoạt, đúng đắn chủ trương, đường lối phát triển KTNN của
Đảng vào địa phương (1961 - 1975). Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã xác định rõ vị
trí, trách nhiệm của Tỉnh trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, lãnh
đạo nhân dân trong tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện, lấy KTNN là
trọng tâm và đạt được những kết quả nhất định, góp phần xứng đáng vào
thắng lợi chung của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Bên cạnh những thành tựu, hạn chế, tác giả đã đưa ra một số kinh nghiệm để
đẩy mạnh phát triển KTNN của Tỉnh trong những năm tiếp theo.
Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử của Lê Thị Thu Hằng về Chuyển
biến kinh tế ở vùng ven biển tỉnh Thái Bình thời kỳ đổi mới những năm 1986 2010 [64]. Tác giả tập trung làm rõ những chuyển biến chủ yếu về kinh tế
vùng ven biển tỉnh Thái Bình trên các lĩnh vực: đánh bắt, nuôi trồng và chế
biến thuỷ hải sản từ năm 1986 đến năm 2010. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra một
số đặc điểm trong quá trình phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thái Bình qua hơn
20 năm đổi mới.
Bên cạnh những công trình nêu trên, còn có một số công trình khoa học
những năm gần đây cũng đề cập tới vấn đề phát triển KTNN tỉnh Thái Bình
như: Trần Thị Bích Hằng với bài “Quản lý việc khai thác tiềm năng kinh tế
biển Thái Bình” [63]; Phạm Ngọc Quân với công trình Những giải pháp kinh
tế tổng hợp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả vừng đất bãi bồi, nước
mặn hoang hóa ven biển tỉnh Thái Bình [100]… Các tác giả làm sáng tỏ nhiều
vấn đề chủ yếu trong phát triển KTNN tỉnh Thái Bình ở các cấp độ khác nhau,

theo những mục đích và nhiệm vụ khác nhau… Thông qua đó, các tác giả đã
đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển KTNN thực hiện
thắng lợi mục tiêu đưa tỉnh Thái Bình trở thành tỉnh có nền nông nghiệp và
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.


24
2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, có
một số điểm nổi bật sau:
Một là, các công trình khoa học nghiên cứu về những vấn đề liên quan
đến phát triển KTNN rất phong phú và đa dạng, với nhiều cách tiếp cận khác
nhau từ góc độ lịch sử, kinh tế, chính trị... trên phạm vi cả nước, ở các vùng,
miền khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định rõ vị trí, vai trò, tầm quan
trọng của KTNN đối với sự phát triển KT - XH của đất nước, của các vùng,
miền và của từng tỉnh riêng biệt. Ở Việt Nam, phát triển KTNN luôn được
Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp,
góp phần đẩy mạnh phát triển KT - XH, ổn định đời sống nhân dân, nhờ đó
cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi, vững bước đi lên trên con
đường phát triển đất nước.
Hai là, những công trình khoa học nói trên đã bước đầu hệ thống hóa
đường lối, chủ trương của Đảng, của một số Đảng bộ về phát triển KTNN
trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH. Các công trình đã dựng lại
bức tranh khá toàn diện về tình hình phát triển KTNN Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
Ba là, một số công trình đã nghiên cứu tổng kết, đánh giá kết quả, đúc
rút kinh nghiệm, đề xuất được các chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả phát triển KTNN trên phạm vi cả nước, ở một số vùng và một số địa
phương trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chủ động, tích cực hội
nhập quốc tế.
Bốn là, các công trình nghiên cứu về KTNN ở tỉnh Thái Bình đã đề
cập đến một số vấn đề liên quan đến luận án, làm rõ những lợi thế của Tỉnh


×