Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

VẤN ĐỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.02 KB, 14 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TIỂU LUẬN KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề tài:
VẤN ĐỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Người thực hiện: Đỗ Tuấn Long
Học viên lớp: 18M
Khoa: Kinh tế chính trị

HÀ NỘI - 8/2010
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Vốn luôn được coi là một trong những nhân tố quyết định cho quá trình sản xuất kinh doanh và
tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Đặc biệt là để đạt tăng trưởng kinh tế cao, vấn đề tạo nguồn
vốn và sử dụng nó một cách có hiệu quả càng trở nên cần thiết đối với tất cả các quốc gia muốn trở
thành nước công nghiệp hoá với thời gian ngắn nhất
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, với vị trí là một quốc gia đang phát triển, việc
nhận trợ cấp từ nước ngoài để phát triển nền kinh tế còn lạc hậu trong nước là một trong những
giải pháp thiết yếu của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đã thu được những kết quả đáng khả quan
như tốc độ tăng trưởng nhanh, lạm phát ở mức có thể kiểm soát được, nhưng để duy trì tốc độ tăng
trưởng như vậy thì nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Trong khi đó nền kinh tế nước ta lại có xuất
phát điểm thấp, nghèo nàn, lạc hậu nên nguồn vốn trong nước không thể đáp ứng hết nhu cầu về
vốn đầu tư đó. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) nói riêng là rất quan trọng.
Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ đắc lực cho phát triển hạ tầng cơ sở ở Việt Nam, đồng thời là sự phát
triển về mặt xã hội trong thời kì xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bằng việc tiếp nhận và triển khai vốn ODA, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích nổi


bật, được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan, việc thu hút và sử dụng vốn ODA vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.
Theo nhận định của chính phủ, giai đoạn 2006-2010, trong bối cảnh ODA thế giới có nhiều thuận
lợi nhưng còn nhiều thách thức, Việt Nam tiếp tục có một số lợi thế để thu hút vốn đầu tư từ bên
ngoài, song đi cung với nó là không ít những khó khăn cần khắc phục để đạt được hiệu quả trong
việc sử dụng nguồn vốn trên, tránh tình trạng biến Việt Nam trở thành “ con nợ ” đồng thời thúc
đẩy quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong bài tiểu luận dưới đây, tôi xin được trình bày một vài ý kiến về vấn đề thu hút và sử
dụng vốn ODA ở Việt Nam, thực trạng cũng như một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Do thời gian có hạn, cũng như khả năng nắm bắt vấn đề còn hạn chế, bài tiểu luận không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô và
các bạn.
Chương I
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
(ODA)
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ODA
1. Khái niệm.
Theo cách hiểu chung nhất, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín
dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liệp
hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB...)
giành cho các nước nhận viện trợ. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài
trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định
nghĩa của OECD, nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố cho không phải đạt 25% trở lên). Về
thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA
được coi là một nguồn lực từ bên ngoài.
ODA có các hình thức sau:
Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là tài trợ trực tiếp (chuyển giao tiền tệ. Nhưng đôi khi lại

là hiện vật (hỗ trợ hàng hoá) như hỗ trợ nhập khẩu bằng hàng hoặc vận chuyển hàng hoá vào trong
nước qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc có thể chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách.
Tín dụng thương mại: Với các điều khoản "mềm" (lãi suất thấp, hạn trả dài) trên thực tế là
một dạng hỗ trợ hàng hoá có ràng buộc.
Viện trợ chương trình (gọi tắt là viện trợ phi dự án): là viện trợ khi đạt được một hiệp định
với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn
nhất định, mà không xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào.
Hỗ trợ cơ bản chủ yếu là về xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông thường, các dự án này có kèm
theo một bộ phận không viện trợ kỹ thuật dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những
hoạt động nhất định nào đó hoặc để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho đối tác viện trợ.
Hỗ trợ kỹ thuật: chủ yếu tập trung vào chuyển giao tri thức hoặc tăng cường cơ sở lập kế
hoạch, cố vấn nghiên cứu tình hình cơ bản, nghiên cứu khi đầu tư. Chuyển giao tri thức có thể là
chuyển giao công nghệ như thường lệ nhưng quan trọng hơn là đào tạo về kỹ thuật, phân tích kinh
tế, quản lý, thống kê, thương mại, hành chính nhà nước, các vấn đề xã hội.
2. Phân loại ODA:
Tuỳ theo phương thức phân loại mà ODAđược xem có mấy loại:
a. Phân theo phương thức hoàn trả: ODA có 3 loại.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn
lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên.
Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:
+ Hỗ trợ kỹ thuật.
+ Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.
- Viện trợ có hoàn lại: nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy mô
và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp.
Những điều kiện ưu đãi thường là:
+ Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay).
+ Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)

+ Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)
- ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một
phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển.
b. Nếu phân loại theo nguồn cung cấp, ODA có hai loại:
- ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua
hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.
- ODA đa phương: là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB
1
...) hay tổ chức
khu vực (ADB, EU,...) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ của một nước
nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP (Chương trình
phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc)... có thể không.
Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu:
+ Ngân hàng thế giới (WB).
+ Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF).
+ Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)
c. Phân loại theo mục tiêu sử dụng, ODA có 4 loại:
Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính
phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao trực tiếp cho nước nhận ODA hay hỗ
trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá).
Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo điều kiện ràng
buộc.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nước nhận viện trợ kế hiệp định
cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định tính chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng
như thế nào.
Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện được nhận
viện trợ dự án là "phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA".

3. Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu:
* Trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu Đông Tây: Trên thế giới tồn tại 3 nguồn ODA
chủ yếu:
- Liên xô cũ, Đông Âu.
- Các nước thuộc tổ chức OECD.
- Các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ.
* Hiện nay, trên thế giới có hai nguồn ODA chủ yếu: các nhà tài trợ đa phương, và các tổ
chức viện trợ song phương.
* Các nhà tài trợ đa phương gồm các tổ chức chính thức sau:
- Các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc bao gồm:
+ Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP).
+ Quĩ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF).
+ Tổ chức Nông nghiệp và lương thực (FAO)
+ Chương trình lương thực thế giới (WFP)
+ Quĩ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA)
+ Tổ chức y tế thế giới (WHO)
+ Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO)
+ Quĩ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFDA).
- Các tổ chức tài chính quốc tế:
+ Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF)
+ Ngân hàng thế giới (WB)
+ Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)
- Liên minh Châu Âu (EU).
- Các tổ chức phi Chính phủ (NGO)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5

×