Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

đề tài tiểu luận kinh tế môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.75 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN

BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Đề bài: “Phân tích thực trạng, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế,
nguyên nhân của những hạn chế đó và đề xuất giải pháp để giải quyết vấn
đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.

Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Tạ Thị Thanh Huyền
Học viên thực hiện: Hoàng Vũ Chính
Lớp cao học kinh tế nông nghiệp K12

Thái Nguyên, 2015


Phần I. MỞ ĐẦU
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc. 80% diện tích của
tỉnh là vùng nông thôn. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn bộ mặt vùng nông thôn đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên trong quá trình phát
triển đó đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các vấn
đề ô nhiễm môi trường chính thường được nhắc đến là: Ô nhiễm do các hoạt động sản
xuất nông nghiệp; Ô nhiễm môi trường nông thôn do rác thải sinh hoạt cùng với quá
trình đô thi hóa; Ô nhiễm môi trường nông thôn do sự hình thành các khu cụm công
nghiệp; Ô nhiễm do sự phát triển các làng nghề... Sản xuất nông nghiệp là nội tại, là
nền tảng của phát triển nông nghiệp nông thôn, đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp các sản phẩm thiết yếu là lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại,
cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp chế biến, cung cấp nông sản cho
xuất khẩu, phát triển sản xuất nông nghiệp giúp tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của
các ngành kinh tế khác. Nông nghiệp có tác dụng giữ gìn bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên môi trường, ở bất cứ nước nào sản xuất nông nghiệp cũng gắn liền với việc
sử dụng, quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một nền nông nghiệp phát triển


ngoài việc đảm bảo các vai trò trên còn phải góp phần giữ gìn bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, môi trường, đảm bảo khả năng tái tạo tự nhiên. Đó là chỉ tiêu quan
trọng để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Trong khuôn khổ của
bài tiểu luận này chúng ta sẽ phân tích thực trạng, đánh giá những kết quả đạt được,
những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó và đề xuất giải pháp để giải
quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.


Phần II. Nội dung
I. Tổng quan về ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
Hiện nay, việc quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng,
các loại phân bón hóa học, cộng với việc trình độ khoa học kỹ thuật trong canh tác,
chăn nuôi còn thấp, vấn đề xử lý nguồn thải còn mang tính giản đơn…đang là những
nguyên nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường ở mức độ ngày càng trầm trọng.
1. Ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực trồng trọt
Những năm gần đây do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích cũng như thay đổi cơ
cấu giống cây trồng, sự thuận lợi trong hoạt động giao lưu hàng hóa giữa các địa
phương kéo theo tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, sự suy giảm chất lượng đất.
Vì vậy số lượng và chủng loại thuốc BVTV, các loại phân bón sử dụng cũng tăng
lên.
Theo Bộ NN và PTNT, hàng năm nước ta sử dụng trung bình 15.000 - 25.000
tấn thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, việc sử dụng không hợp lý, không tuân thủ theo
đúng những quy định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng nên thuốc bảo vệ thực vật gây
nhiều tác hại cho chính người sử dụng và người tiêu dùng nông sản, thực phẩm có
chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống. Và
theo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, mỗi năm hoạt
động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu
là thuốc bảo vệ thực vật, trong đó không ít loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng.

Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại hàng chục kho
bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ chờ xử
lý. Có đến 60-65% lượng phân đạm không được cây trồng hấp thụ; hàng chục triệu tấn
chất thải chăn nuôi, 90% khối lượng chất thải rắn chưa được xử lý chủ yếu đổ ra ven
đường làng, bờ kênh, mương mỗi năm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng… Thực
trạng này khiến cho môi trường nông thôn đang phải gánh chịu những bất lợi từ hoạt
động sản xuất nông nghiệp.


Trong lĩnh vực trồng trọt, có tới 80% khối lượng rơm rạ, thân các loài cây lương
thực bị đốt hoặc vứt bỏ ngoài đồng ruộng. Bên cạnh chất thải hữu cơ, nguồn chất thải
rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất cũng khá lớn và ngày càng đáng báo động. Chỉ
tính riêng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), mỗi năm nước ta nhập khẩu 130.000 150.000 tấn. Hiện tượng lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại, tùy tiện
không tuân thủ quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly dẫn đến hậu quả:
ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Với tỷ lệ vỏ bao bì 15% thì hàng
năm thải ra môi trường 19.000 tấn bao bì, đây là loại rác thải nguy hại, nhưng hầu hết
không được xử lý do việc thu gom và gửi đi xử lý không thuận tiện.
2. Ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trong sản
xuất nông nghiệp, theo đó tổng khối lượng chất thải chăn nuôi khoảng 73 triệu
tấn/năm. Trong khi đó, phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, vì vậy
việc xử lý và quản lý chất thải chăn nuôi ngày càng khó khăn. Cả nước có 8,5 triệu hộ
chăn nuôi quy mô gia đình, 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung, nhưng mới chỉ có
8,7% số hộ xây dựng công trình khí sinh học (hầm biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có
chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm 10% và chỉ 0,6% số hộ có cam kết
bảo vệ môi trường. Vẫn còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải bằng
bất kỳ phương pháp nào mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài.
3. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng rất đáng lo
ngại. Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản,
nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của vật tư sử dụng như

hóa chất, vôi, khoáng chất, lưu huỳnh lắng đọng…
Vì vậy, thực trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta,
nhiều chuyên gia cho rằng, tình trạng ô nhiễm này đang ở mức báo động đỏ. Và nếu
chúng ta không có những giải pháp kịp thời thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Vấn đề mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ngày càng lớn.
Tình trạng tự phát trong sản xuất thể hiện rõ ở nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành,


đặc biệt là vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng thiếu quy hoạch, chuyển đổi đất giữa
trồng lúa và nuôi tôm, phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, khai thác hải sản quá mức…
dẫn đến dịch bệnh lây lan và phát tán nhanh, hiệu quả kinh tế giảm. Công tác quy
hoạch khó cân đối việc sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên, thường ưu tiên cho
khai thác tài nguyên và canh tác cao độ, ít cân nhắc đến bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững. Quá trình phát triển kinh tế không hợp lý sẽ dẫn đến môi trường ngày
càng bị ô nhiễm, làm thu hẹp dần các vùng sản xuất.
Tuy nhiên, những tồn tại này có thể được hạn chế và giải quyết nếu có một hệ
thống phối hợp đồng bộ về tổ chức quản lý, xử lý các vấn đề môi trường để đưa ra
những giải pháp tổng thể giải quyết vấn đề môi trường ở tầm quốc gia. Môi trường
nông nghiệp, nông thôn đang tồn tại nhiều vấn đề nan giải, trong khi đó những việc
đã làm được của ngành nông nghiệp mới dừng lại ở những chương trình, dự án quốc
gia để phục hồi hệ sinh thái, môi trường nông nghiệp, triển khai các mô hình xử lý
chất thải công nghiệp cụ thể, nhỏ lẻ. Những chương trình, dự án này là rất cần thiết,
tuy nhiên cũng cần có những giải pháp để giải quyết những vấn đề trọng tâm trước
thực trạng ô nhiễm đang ngày một đe dọa môi trường sản xuất và môi trường sống của
bà con nông dân.
Giải quyết vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp bao hàm nhiều
vấn đề bảo vệ môi trường mà ngành nông nghiệp phải đảm trách: khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, phục hồi cải thiện môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học... Ngoài ra, việc xây dựng bộ tiêu chuẩn về môi
trường ngành nông nghiệp để có thể quản lý được các vấn đề nảy sinh, tồn tại trong

thực tế, phát triển các công nghệ xử lý chất thải nông nghiệp cũng cần được quan tâm.
Các địa phương cũng cần chủ động nguồn ngân sách cho công tác này, đồng thời có
cơ chế chính sách để toàn xã hội có thể tham gia giải quyết vấn đề môi trường. Thực tế
cũng đã có nhiều địa phương giải quyết được vấn đề môi trường từ cơ chế xã hội hóa
công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, việc quy định cụ thể trách nhiệm, trong đó
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm phục hồi môi trường trong trường


hợp các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp gây ô nhiễm, làm thiệt hại tới môi
trường cũng rất quan trọng. Nếu thực hiện được đồng bộ các nhóm giải pháp này thì
môi trường nông nghiệp nông thôn mới sớm được cải thiện, nền nông nghiệp mới có
thể phát triển theo hướng bền vững và người nông dân mới đảm bảo sức khỏe và yên
tâm làm việc, sinh sống.
II. Thực trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái
Nguyên
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên được quan tâm
chỉ đạo phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững, góp phần nâng cao đời
sống cho nông dân. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật (BVTV) và các chất kích thích sinh trưởng để tăng năng suất, sản lượng cây
trồng; việc xử lý các chất thải trong chăn nuôi và nước thải trong nuôi trồng thủy
sản chưa triệt để đã và đang làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
xấu tới sức khỏe cộng đồng cũng như sự phát triển bền vững của ngành.
1. Trồng trọt:
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất trồng trọt đạt trên 50 triệu
đồng/ha canh tác; cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt 33-34%, chăn nuôi chiếm
46-47%, lâm nghiệp 6-7%, thủy sản 7,5-8%, dịch vụ nông-lâm-thủy sản 6,5-7% và
từng bước hình thành các vùng sản xuất nông-lâm-sản hàng hóa tập trung gắn với
công nghiệp chế biến và tiêu thụ như vùng cây ăn quả đặc sản, vùng chè, vùng rau
sạch, vùng lúa thâm canh…, các vùng sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn
tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục bị sức ép từ chất thải và dư lượng phân bón, hoá chất bảo

vệ thực vật (BVTV) trong nông nghiệp.
Thực tế, việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp chưa
được kiểm soát hữu hiệu đã dẫn đến chất lượng môi trường đất, nước đang đứng trước
nguy cơ bị ô nhiễm nếu không có giải pháp khắc phục. Tổng diện tích đất sản xuất
nông nghiệp của tỉnh là 108.074 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm 63.794 ha, đất
trồng cây lâu năm 44.280 ha. Hàng năm trên địa bàn tỉnh sử dụng trên 8.950 tấn


phân bón, trên 298 tấn hoá chất bảo vệ thực vật, như: các loại phân vô cơ thuộc
nhóm chua sinh lý (K2SO4), (NH4)2 SO4, KCl, supe phốt phát còn tồn dư axit đã
làm chua đất, kết quả phân tích đất tại một số khu vực đất chè, đất lúa có pH thấp
(dao động từ 4,3 đến 5,7).
Bà con nông dân hiện nay cũng sử dụng nhiều loại phân bón hóa học, trung
bình mỗi ha lúa bà con nông dân sử dụng từ 150-180 kg/ha. Kết quả tính toán của
các nhà khoa học cho thấy các cây trồng mới chỉ hấp thu ít hơn 30%, 70% còn lại
tan trong nước và ngấm vào đất và gây ô nhiễm môi trường, tồn dư trong nông sản,
phát thải khí nhà kính và lãng phí đầu tư cho nông dân.
Kết quả đánh giá cho thấy, bà con nông dân sử dụng trung bình khoảng 8,7
kg thuốc bảo vệ thực vật cho mỗi ha canh tác. Theo nghiên cứu của Viện Bảo vệ
thực vật, tỷ lệ bám dính vào bao bì trung bình là 1,85% và được thải ra môi trường
cùng với bao bì đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe nông dân như làm giảm đa dạng sinh học, tồn dư trong nông sản và gây một
số các bệnh nan y cho bà con nông dân. Ở đa số vùng sản xuất nông nghiệp, việc
thu gom, xử lý chất thải bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều hạn chế nên
đã làm trầm trọng hơn ô nhiễm môi trường và sức khỏe bà con nông dân.
Do điều kiện kinh tế nông thôn chuyển biến, hiện nay bà con nông dân
không còn tận dụng phổ biến các phụ phẩm trồng trọt như rơm, rạ, thân ngô, lá mía
cho đun nấu và độn chuồng. Để thuận tiện cho thu hoạch tiết kiệm công lao động,
bà con nông dân thường cắt ngang cây lúa, tuốt lúa và phụt rơm rạ tràn lan ngoài
bở ruộng. Rơm rạ sau khi thu hoạch, chỉ một số ít được bà con nông dân tận dụng

còn đa phần là đốt trực tiếp ngoài ruộng vừa gây lãng phí chất hữu cơ, vừa gây khói
bụi mù mịt làm ảnh hưởng đến sức khỏe nông dân như gây các bệnh đường hô hấp,
phổi, phát thải khí nhà kính khi rơm rạ bị phân hủy trong điều kiện ngập nước, làm


nghẹt rễ, giảm năng suất lúa, lãng phí nguồn chất thải hữu cơ cho canh tác nông
nghiệp.
- Trong các năm từ năm 2011 đến nay, Tỉnh đã quan tâm đầu tư hỗ trợ trong
sản xuất trồng trọt theo hướng phát triển bền vững: Hỗ trợ xây dựng mô hình; hỗ
trợ công tác đào tạo, tập huấn hộ nông dân và cán bộ cơ sở về sản xuất sản xuất rau,
chè, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, UTZ; mô hình canh tác giảm phát thải
khí nhà kính như mô hình sử dụng phân nén dúi sâu cho lúa; mô hình áp dụng biện
pháp canh tác lúa cải tiến (SRI); mô hình canh tác sử dụng phân hữu cơ, ...
- Trên diện tích sản xuất rau, chè, quả an toàn người sản xuất đã xây dựng bể
thu gom bao bì thuốc BVTV, tuy nhiên việc tiêu hủy vỏ bao bì thuốc BVTV chưa
đảm bảo do người dân tự tiêu hủy. Năm 2015 Tỉnh hỗ trợ ngân sách để tiêu hủy 1,1
tấn vỏ bao bì thuốc BVTV.
2. Chăn nuôi:
- Hiện nay, số lượng trang trại chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên là 548 trang
trại. Tổng đàn số lượng đàn trâu gần 70.000 con; đàn bò 36.500 con, bằng; đàn lợn
600.000 con; đàn gia cầm 10 triệu con. Cùng với việc phát triển chăn nuôi hiện nay
thì hiện trạng ô nhiễm do chăn nuôi gây ra ngày một gia tăng.
- UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chăn nuôi; Quyết định quy định về quản
lý môi trường chăn nuôi; quy định về điều kiện vận chuyển, giết mổ, kinh doanh
động vật và sản phẩm động vật; quy định điều kiện kinh doanh, sử dụng hóa chất
bảo vệ thực vật; chủ trì thực hiện các dự án về bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển
rừng, ...
- Trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay hầu hết các trang trại, gia trại xây dựng hầm
khí Biogas, sử dụng các chế phẩm sinh học để tiệt trùng, hạn chế sự lây lan của
virus, vi trùng gây hại. Hiện tại toàn tỉnh có khoảng 16.500 công trình Biogas, công

nghệ áp dụng: KT1, KT2; Composite và phủ bạt, Saibon; hướng dẫn, yêu cầu các
trạng trại sử dụng công nghệ không phân trong xử lý chất thải chăn nuôi.


III. Những tồn tại, khó khăn và giải pháp:
1. Tồn tại, khó khăn
- Môi trường nông nghiệp nông thôn từng bước được cải thiện cùng với
chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay tỉnh đã có 30/142 xã đạt chuẩn
nông thôn mới. Tuy nhiên, chất thải nông nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng
mức, vẫn tồn tại tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi và vỏ bao bì hóa chất
BVTV chưa được thu gom và tiêu hủy, ...
- Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu theo quy mô nông hộ (gia
trại), diện tích sản xuất nhỏ lẻ, không tập trung. Khả năng đầu tư vốn, tiếp cận khoa
học công nghệ, thông tin thị trường còn hạn chế, cơ chế bảo vệ môi trường không
rõ ràng vì vậy dẫn đến trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân còn
thấp.
- Tại tỉnh chưa có đơn vị chuyên trách về quản lý môi trường nông nghiệp
thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT nên thiếu đơn vị tham mưu cho Sở về công tác
quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn.
- Về văn bản quản lý nhà nước và cơ chế chính sách: chưa có phân công rõ
chức năng quản lý môi trường như rác thải và môi trường nông thôn. Hoạt động
phát triển kinh tế của ngành chủ yếu quan tâm đến các chỉ tiêu kinh tế xã hội, ít chú
trọng chỉ tiêu và biện pháp bảo vệ môi trường do vậy việc lồng ghép vấn đề bảo vệ
môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế.
- Kinh phí dành cho hoạt động bảo vệ môi trường trong nông nghiệp còn rất
hạn chế.
2. Giải pháp
Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp, các cấp, các ngành và các địa phương cần triển khai thực hiện các biện
pháp như sau:

- Nghiên cứu ứng dụng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi sau hệ thống
biogas nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong các cơ sở chăn nuôi,


quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường;
xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình; thu gom xử lý vỏ bao bì đựng hóa chất bảo
vệ thực vật; xử lý chất thải của các làng nghề.
- Cải tạo, nâng cấp, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn:
xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong xóm, làng, thị trấn; xây
dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã nông thôn mới.
- Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh
ở các công trình công cộng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức môi
trường. Trong đó, tập trung xây dựng các nội dung tuyên truyền phù hợp với từng
đối tượng, mục đích tuyên truyền; xây dựng được mạng lưới các tuyên truyền viên
bảo vệ môi trường ở các cấp hội của các tổ chức chính trị - xã hội.
- Xây dựng và cụ thể hoá các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật bảo vệ
môi trường của nhà nước phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nhằm huy
động các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường, xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ
môi trường, khuyến khích và thúc đẩy xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
- Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp bảo vệ môi trường giữa các ngành
liên quan với ngành tài nguyên và môi trường.
- Nâng cao năng lực quản lý môi trường đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm
vụ; đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường; bố trí và quản lý sử dụng
nguồn kinh phí đúng mục đích; đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ
môi trường; nghiên cứu ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường; đẩy
mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường:
- Tăng cường biên chế cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường, trong đó bố
trí cán bộ chuyên trách quản lý tài nguyên khoáng sản, nước và môi trường ở cấp xã,

trước hết ưu tiên cho các xã có nhiều vấn đề môi trường bức xúc.


- Tiếp tục tăng cường năng lực quan trắc môi trường cho cấp huyện, các
ngành; hướng dẫn cấp huyện lập, triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ
môi trường hàng năm.
- Nâng cao chất lượng và thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình việc lập, thẩm
định, phê duyệt và xác nhận hoàn thành các báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự
án cải tạo phục hồi môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường (gọi chung là báo cáo)
và các thủ tục cấp phép.
- Bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường và kiểm tra việc sử dụng của các
ngành, các cấp theo quy định.
- Tăng cường huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi
trường từ các doanh nghiệp, xã hội hóa, nguồn vốn trung ương, địa phương. Gắn
mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các chương trình, kế hoạch, dự án phát
triển của các ngành và địa phương.
- Tập trung đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường đối với công tác
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; khắc phục ô nhiễm môi trường.
- Lựa chọn và xây dựng các mô hình tổ chức tự quản môi trường ở một số
xã, phường, thị trấn và triển khai nhân rộng tới các xã, phường, thị trấn nhất là ở
địa bàn nông thôn, trước hết ưu tiên lựa chọn xây dựng mô hình, triển khai nhân
rộng ở các xã điểm xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu phát triển các loại hình
dịch vụ môi trường.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về bảo vệ môi trường, xử
lý nghiêm các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường. Trong đó tập trung thanh
tra, kiểm tra việc chấp hành thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường theo báo cáo
đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; việc thực hiện kế hoạch xử lý triệt để
ô nhiễm môi trường của các cơ sở nằm trong quyết định phê duyệt cơ sở gây ô
nhiễm môi trường của UBND tỉnh; xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi



trường trước khi chính thức đi vào hoạt động sau khi báo cáo đánh giá tác động
môi trường được phê duyệt.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng mục đích và đúng kỹ thuật sẽ mang lại
hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây trồng, bảo vệ nông sản.
Vì vậy, khi sử dụng thuốc cần phải có kiến thức nhất định để ngăn ngừa hoặc hạn
chế tác hại của thuốc có thể gây nên đối với chính bản thân người sản xuất, người
tiêu dùng, cây trồng, vật nuôi và môi trường sống, đồng thời phát huy những mặt
tích cực của nó. Gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh, bảo đảm yêu cầu phân
bón và nước thích hợp, tận dụng các biện pháp thủ công, Trong điều kiện áp lực
dịch hại cây trồng ngày càng phức tạp, định hướng phát triển ngành nông nghiệp
(năng suất, chất lượng, an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường) thì việc
quản lý dịch hại cây trồng phải tổng hợp bằng nhiều biện pháp.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, dự báo viên BVTV ở cấp cơ sở về sử
dụng thuốc BVTV, quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa và rau màu. Đẩy mạnh tuyên
truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng đúng thuốc BVTV trong danh mục cho phép
và thu gom, xử lý đúng cách bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng; xây dựng những
mô hình trình diễn về sử dụng thuốc BVTV góp phần nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của nông dân trong sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững,
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới các xã NTM
phải xây dựng mô hình thu gom rác thải sinh hoạt gắn với thu gom bao bì các loại
thuốc BVTV đã sử dụng, từng bước khắc phục thói quen xả thải phế phẩm nông
nghiệp bừa bãi.
- Để ngăn chặn, hạn chế việc đốt rơm, rạ sau thu hoạch, một số mô hình
được nghiên cứu và triển khai như: sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm, rạ, phụ
phẩm ngay tại ruộng để trả lại lượng mùn, chất hữu cơ cho đất; mô hình trồng
khoai


tây

trên

đất

hai

lúa

bằng

phương

pháp

phủ

rơm,

rạ…

- Về công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong chăn nuôi, các ngành chức


năng thường xuyên phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức đánh giá hiện trạng, tác
động của ô nhiễm môi trường đối với phát triển kinh tế - xã hội và có biện pháp xử
lý đối với các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm; đồng thời vận động người dân đầu tư
các nguồn lực để xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học như nuôi lợn trên
nền đệm lót sinh thái, sử dụng công nghệ khí sinh học biogas để xử lý chất thải,

giảm ô nhiễm, nâng cao hiệu quả chăn nuôi; phổ biến rộng rãi việc sử dụng chế
phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi để giảm mùi hôi thối, diệt khuẩn có hại và
tăng khả năng phòng chống dịch bệnh cho động vật
- Trong lĩnh vực thủy sản, Sở NN và PTNT tăng cường quản lý thức ăn, hóa
chất, thuốc kháng sinh, chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản;
hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm túc quy trình nuôi, nhất là quy trình chuẩn bị
ao nuôi.. Hiện nay, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản
theo quy trình VietGAP đã được nhân rộng.
Triển khai các kế hoạch, chương trình, đề án quy trình canh tác bền vững
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
theo hướng bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu (thay thế một phần
diện tích đất lúa nước không ổn định bằng những cây trồng có nhu cầu nước thấp
hơn và cho hiệu quả kinh tế cao hơn như ngô, lạc...). Các chương trình thâm canh
lúa cải tiến (SRI); “ 3 giảm 3 tăng” và “1 phải 6 giảm” mang lại hiệu quả bảo vệ
môi trường như tiết kiệm nước, giảm sử dụng phân bón và thuốc BVTV; Các biện
pháp tăng cường kiểm soát việc sử dụng hóa chất trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp; sản xuất nông nghiệp theo hướng Viet GAP, khuyến khích các mô hình sản
xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm hạn chế, sử dụng hợp lý phân bón hóa học, thúc đẩy
việc sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.
IV. Định hướng công tác bảo vệ môi trường, giải pháp thực hiện giai
đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên


- Tuyên truyền, vận dụng, cả hệ thống chính trị vào cuộc: Tăng cường tuyên
truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực của
ngành cho cán bộ quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp, và người dân.
- Quy hoạch vùng sản xuất, chế biến tập trung, đầu tư hạ tầng đồng bộ từ sản
xuất đến sơ chế, chế biến bảo quản.
- Giải pháp về ứng dụng KHCN trong sản, chế biến giảm ô nhiễm môi
trường nghiệp, nông thôn.

- Gắn cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở môi
trường nông thôn, gắn xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
- Công tác quản lý Nhà nước: Hình thành hệ thống tổ chức bộ máy quản lý
nhà nước về môi trường nông nghiệp nông thôn; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
văn bản quản lý; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý trong việc thực hiện
BVMT nông nghiệp, nông thôn.
- Bảo vệ môi trường làng nghề; môi trường trồng trọt và BVTV; môi trường
trong chăn nuôi thú y;
- Chuyển giao áp dụng công nghệ sinh học, tái sử dụng lại chất thải trong
nông nghiệp; sử dụng phụ phẩm nông nghiệp.
- Trong chăn nuôi thú y tập trung thực hiện các nội dung sau:
+ Giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đến năm 2020 đạt 100% trang
trại và gia trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas.
+ 100 % các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm thực hiện lập cam kết bảo
vệ môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với quy mô sản
xuất (theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường;
+ Khuyến cáo các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn kết hợp phương
pháp xử lý Biogas và ủ sinh học, áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến về xử lý môi
trường chăn nuôi như sử dụng công nghệ không phân. Các trang trại có quy mô vừa


và nhỏ áp dụng phương pháp xử lý bằng Biogas, chăn nuôi trong nông hộ cần có bể
ủ phân trước khi đưa ra bón ruộng.
VI. KẾT LUẬN
“Ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp” là một vấn đề cấp bách và
được quan tâm sâu sắc tại tỉnh Thái Nguyên. Qua phân tích thực trạng, nguyên
nhân, hạn chế của ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp và các giải pháp
để giải quyết vấn đề đó ta thấy được vai trò và trách nhiệm của các cấp chính

quyền, các tổ chức đoàn thể cũng như ý thức bản thân người nông dân để đạt được
mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, hoàn thành “Tiêu chí
môi trường” trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.



×