Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN - QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH HOÀN CHỈNH (Repaired)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.63 MB, 127 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP

MỤC LỤC

SV: A ~ LỚP KT1

1


BÁO CÁO THỰC TẬP

LỜI MỞ ĐẦU
Hạch toán kế toán ra đời là tất yếu khách quan của nền kinh tế sản xuất xã hội để
phục vụ quản lý kinh tế. ngày nay, kế toán đã thực sự trở thành một môn khoa học trong
hệ thống khoa học quản lý kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đối với doanh
nghiệp, kế toán được coi là ngôn ngữ kinh doanh, là phương tiện giao tiếp giữa doanh
nghiệp và đối tượng có quan hệ với doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
hữu ích cho các đối tượng trong việc đề ra các quyết định kinh tế hợp lý có liên quan đến
hoạt động của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế đó, trường Đại học Tài chính quản trị kinh doanh đã tổ chức
cho chúng em đi thực tập, tạo điều kiện cho chúng em cọ sát với thực tiễn công việc kế
toán, nâng cao tay nghề, tích lũy kinh nghiệm. Chuyến thực tập này chúng em có cái nhìn
tổng quát về các phần hành trong kế toán: từ phần hành kế toán vốn bẳng tiền đến phần
hành kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Trong thời gian đi thực tập tuy chưa hiểu cặn kẽ một số vấn đề, nhưng em đã cố
gắng tìm hiểu những vấn đề cơ bản trong công tác kế toán tại Trung tâm tư vấn khoa học
kỹ thuật cầu đường Hà Nội, đồng thời mạnh dạn đưa ra một số ý kiến mong muốn hoàn
thiện hơn nữa công tác kế toán và phát triển doanh nghiệp ngày một xa hơn. Em mong
nhận được sự giúp đỡ từ cô Nguyễn Thị Yến, Ban lãnh đạo công ty nói chung và chi
Nguyễn Thị Thanh Hương tại phòng kế toán nói riêng lời góp ý, đánh giá nhiệt tình
những thiếu sót để em hoàn thiện bài báo cáo thực tập của mình.


Phương pháp nghiên cứu đề tài quan sát, phân tích và tổng hợp.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: A ~ LỚP KT1

2


BÁO CÁO THỰC TẬP

PHÂN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM TƯ VẤN KHOA
HỌC KỸ THUẬT CẦU ĐƯỜNG HÀ NỘI
1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.Lịch sử phát triển của doanh nghiệp
Trong quá trình phát triển mạnh mẽ của ngành giao thông vận tải cả nước nói
chung và ngành giao thông vận tải Hà Nội nói riêng ngày càng có nhiều đường sá, cầu
cống, các công trình giao thông cần được làm mới hoặc sửa chữa, chính vì vậy lĩnh vực
hoạt động của hội cầu đường Hà Nội ngày càng được mởi rộng và chức năng, nhiệm vụ
của hội cũng trở nên quan trọng và nặng nề hơn. Xuất phát từ thực tế đó, hội cầu đường
Hà Nội đã thành lập Trung tâm tư vấn khoa học kỹ thuật cầu đường Hà Nội nhằm
giúp đỡ hội thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao. Trung tâm tư vấn khoa học kỹ
thuật cầu đường Hà Nội (Công ty TNHH) là một trung tâm như thế. Trung tâm chính thức
đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2003. Hoạt động của trung tâm được thực hiện theo điều
lệ đã được ban chấp hành hội thông qua tại phiên họp tháng 4 năm 2003. Trung hoạt động
theo hình thức là công ty trách nhiệm hưu hạn 1 thành viên, trực tiếp dưới sự chị đạo của
thường trực hội cầu đường Hà Nội. Sau một thời gian hoạt động, trung tâm đã bước đầu
hình thành nên một đơn vị sản xuất ổn định. Đến ngày nay, trung tâm đã có chỗ đứng
vững chắc trong ngành xây dựng.
Hoà chung vào công cuộc của Thủ đô. Khi Hà Nội mở rộng diện tích, Hà Tây xác
nhập vào Hà Nội, Trung tâm tên ban đầu là Trung tâm tư vấn khoa học kỹ thuật cầu

đường Hà Tây đổi tên thành Trung tâm tư vấn khoa học kỹ thuật cầu đường Hà Nội,
tên viết tắt: Trung tâm tư vấn khoa học kỹ thuật, có trụ sở chính ở số 1 đường Quang
Trung – phường Quang Trung – quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội và mã số thuế là
0500437729. Từ khi thành lập cho đến nay trung tâm thay đổi giấy phép kinh doanh 5
lần, do trung tâm muốn mở rộng lĩnh vực sản xuất, quy mô hoạt động của công ty.
Với số vốn điều lệ khi mới thành lập là 100 000 000 đồng nên trung tâm thuộc loại
hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp
Trung tâm tư vấn khoa học kỹ thuật cầu đường Hà Nội hoạt động trực tiếp dưới sự
chỉ đạo của hội cầu đường Hà Nội, do vậy trung tâm có chức năng hoàn thành nhiệm cụ
mà hội cầu đường giao, cụ thể là:
SV: A ~ LỚP KT1

3


BÁO CÁO THỰC TẬP

-

Thực hiện tổ chức một số hội nghị, hội thảo giới thiệu một số chuyên đề khoa học
kỹ thuật chuyên ngành để phục vụ cho hoạt động của hội cầu đường.

-

Ban hành bản tin khoa học kỹ thuật của hội ra hàng quý.

-

Tiếp tục củng cố tổ chức, hoạt động của trung tâm, tăng cường bồi dưỡng cán bộ

kỹ thuật giỏi, tăng cường thiết bị chuyên dùng để nầng cao nhiệm vụ tư vấn.

Ngoài ra, trung tâm đã tự lực thực hiện các công việc đã nêu trong giấy phép kinh doanh
ở phần trên, cụ thể là những công việc chính sau:
-

Lập hồ sơ mời thầu, phân tích xét thầu.

-

Lập báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi cầu đường.

-

Thẩm định thiết kế, dự toán công trình cầu đường loại nhỏ và vừa.

-

Khảo sát thiết kế công trình đường bộ loại nhỏ ( nhóm C).
Chuẩn mực kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

-

-

Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01/N kết thúc vào ngày 31/12/N.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt nam đồng.
Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức sổ nhật ký chung.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
o Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: thực tế đích danh

o Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định áp dụng: Khấu hao đường thẳng, khấu hao
nhanh.

SV: A ~ LỚP KT1

4


BÁO CÁO THỰC TẬP

2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc phụ
Phótrách
giámkế
đốc
Phó
hoạch
phụ
giám
trách
đốc giám
phụ trách
sát khảoPhòng
sát Phòng
thiết
Thầu
kếTổ chức hành chínhPhòng

tài vụ KCS

Phong kế hoạch Đội giám sát
Đội khảo sát thiết kế

:Quan hệ chỉ đạo

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại doanh nghiệp
2.1.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
- Giám đốc: là người điều hành, chịu trách nhiệm quản lý chung về mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và trước
pháp luật.
-

Phó giám đốc phụ trách kế hoạch: là người tham mưu trực tiếp cho giám đốc, là
người chỉ đạo trực tiếp phòng kế hoạch, có nhiệm vụ ngoại giao để tìm kiến công
việc.

-

Phó giám đốc phụ trách giám sát: Là người giúp việc cho giám đốc, là người chỉ
đạo trực tiếp đội khảo sát, có nhiệm giúp đỡ đội phát triên công viêc.

-

Phó giám đốc phụ trách thiết kế: tham mưu cho giám đốc thực hiện công việc tốt
hơn, là người lãnh đạo đội khảo sát thiết kế, tìm hiểu về công nghệ máy móc
hướng dẫn cho mọi người trong đội.

SV: A ~ LỚP KT1


5


BÁO CÁO THỰC TẬP

-

Phòng thầu: phòng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, có nhiệm vụ mở thầu,
làm hồ sơ yêu cầu theo hợp đồng của chủ đầu tư.

- Phòng tổ chức hành chính tài vụ: được sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, phòng
có nhiệm vụ bố trí nhân lực phù hợp với ngành nghề, quan tâm đời sống của cán
bộ trong trung tâm.

- Phòng KCS: dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, phòng có nhiệm vụ kiểm tra
thẩm định lại sản phẩm lần cuối cùng trước khi trình lên giám đốc.

- Phòng kế hoạch: dưới sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc phụ trách kế hoạch,
phòng có nhiệm vụ giao dịch, tìm kiếm việc làm.

- Đôi giám sát: dưới sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc phụ trách giám sát, đội
có nhiệm vụ giám sát trong quá trình thực hiện, khi có vấn đề phải báo ngay cho
cấp trên.
-

Đội khảo sát thiết kế: dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc phụ trách khảo
sát thiết kế, chuyên lập báo cáo, lập báo cáo nghiên cứu khả thi (Báo cáo đầu tư),
lập dự toán, trình duyệt.


2.2 Quy mô lao động tại doanh nghiệp
Trung tâm hoạt động theo hình thức là một công ty TNHH một thành viên trực tiếp
hoạt động dưới sự chỉ đạo của thường trực hội cầu đường Hà Nội. Người chịu trách
nhiệm chính ở trung tâm, giám đốc trung tâm là ông Vũ Hoàng Tạo.
Khi mới thành lập trung tâm chỉ có 6 nhân viên, qua 9 năm hoạt động, giờ số nhân
viên ở trung tâm là 37 người, trong đó:
-

Cán bộ về hưu tự nguyện đến làm việc: 10 người – đại học
Kỹ sư chuyên ngành cầu đường: 19 người
Trung cấp kế toán:1 người
Cử nhân tài chinh kinh tế: 5 người
Nhân viên kỹ thuật: 2 người
Được thể hiện ở dưới biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.1: biểu đồ lao động
SV: A ~ LỚP KT1

6


BÁO CÁO THỰC TẬP

Nhận xét:
Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty là hợp lý. Căn cứ vào chức năng, nhiệm
vụ cũng như ngành nghề kinh doanh của công ty đã có bộ máy lao động phù hợp.
Từ biểu đồ trên ta thấy công ty có số nhâ viên là kỹ sư chiếm hơn 50% trên tổng
cổng số nhân viên của toàn công ty. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là thiết kế vì
vậy ta thấy công ty đã thuê được đội ngũ nhân viên hợp lý, đó là điều kiện để phát triển
công ty hơn nữa.

Số cán bộ về hưu tự nguyện đến làm việc cũng chiếm hơn 25% trên tổng số công
nhân viên. Cho thấy công ty biết tận dụng những người có kinh nghiệp thâm niên về làm
việc, và tiết kiệm được khoảng thơi gian đào tạo lại cán bộ, họ là những người đã có săn
kỹ năng trong công việc.
3. Đặc điểm quy trình công nghệ
Trung tâm tư vấn khoa học kỹ thuật cầu đường Hà Nội chủ yếu hoạt động vể lĩnh
vực tư vấn giao thông, có nghĩa là thiết kế cầu đường, nên nguyên vật liệu chủ yếu là
giấy, bút, mực. Trung bình mỗi tháng công ty dung hết 1 lít mực, 6000 tờ giấy A4, Các
nguyên vật liệu trên được mua từ các cửa hàng văn phòng phẩm có giấy phép kinh doanh,
như cửa hàng Việt Thắng, cửa hàng Phong Lâm, công ty Hiền Hương, công ty Tâm Tâm.
Trung tâm sử dụng rất nhiều máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất:
-

Máy toán đạc điện tử, máy thủy bình, máy kinh vĩ, thiết bị khoan địa chất, bàn ép
tĩnh, máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay, máy in Laser, máy photocopy, máy
in màu, máy chiếu, máy Scan;

-

Các phần mềm khảo sát thiết kế, dự toán: Thiết kế đường, lập dự toán, thiết kế san
nền, tính cường độ mặt đường

Những loại máy móc trên được mua ở những cửa hàng có giấy phép kinh doanh
như: công ty TNHH máy tính Đồng Tâm, Trung tâm thiết bị máy văn phòng, công ty
Long Binh, cửa hàng Hoài Đức, cửa hàng Thanh Công,…
Quy trình làm việc tạo ra các bản thiết kế:

Đi khảo sát
SV: A ~ LỚP KT1


Làm việc trên máy tính
7

Các bản thiết kế


BÁO CÁO THỰC TẬP

4. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, trung tâm tư vấn khoa học kỹ thuật cầu
đường Hà Nội hoạt động tốt là nhờ lắm bắt được thị trường, xu hướng phát triển, tích cực
tìm hiểu và không ngừng sáng tạo nhưng bản thiết kế mới nhất.
Nhưng do vài năm trở lại đây, kinh tế thế giới đang bị suy thoái , Chính phủ nhiều
nước đang thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu - “ Thắt lưng buộc bụng” vi vậy mọi
vấn đề cũng như sự đầu tư cho các công trình cũng bị giảm bớt.
Bên cạnh đó còn yếu tố chủ quan:
-

Doanh nghiệp muốn phát huy hết khả năng của minh nhưng muốn phát huy được phải có
sự hỗ trợ của máy móc, mà trong khi đó doanh thu thi khiêm tốn lên không thể đầu tư quá
nhiều vào máy móc. Cán bộ chưa tiếp thu được khoa học kỹ thuật.
5. Kết quả sản xuất kinh doanh của kỳ trước
Cũng giống như tất cả các doanh nghiệp khác đã và đang tiếp tục thực hiện chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đề ra.
Trung tâm tư vấn khoa học kỹ thuật cầu đường Hà Nội luôn quan tâm đến lợi
nhuận cao nhưng đảm bảo chất lượng công trình và mức độ thu nhập cho người lao động.
Chính vì vậy chúng ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu
qủa cao. Thể hiện qua bảng sau:
ĐVT:VNĐ

Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Tổng lợi nhuận
Tổng tài sản
Tổng nguồn vốn

SV: A ~ LỚP KT1

2009

2008

12.951.785.70
0
11.598.399.29
0
1.353.386.412
4.060.816.319
4.060.816.319

8

8.445.019.972

Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
4.056.765.728
1,5%


7.825.873.498

3.772.525.802

1,5%

619.146.474
2.122.989.872
2.122.989.872

734.239.938
1.937.826.447
1.937.826.447

2,2%
2,1%
2,1%


BÁO CÁO THỰC TẬP

Bảng 1.1: phân tích chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nhận xét:
Từ bảng trên cho thấy công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, mọi chỉ tiêu của
năm 2009 đều tăng so với năm 2008.
Tổng doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 một lượng tuyệt đối là
4.056.756.728 đồng, tương ứng vơi tốc độ tăng 1,5%, có thể do doanh nghiệp đang chú
trọng vào khâu bán hàng, và tìm kiếm khách hàng để tăng doanh thu.
Tổng chi phí năm 2009 tăng so với năm 2008 một lượng tuyệt đối là 3.772.525.802

đồng, tương ứng với tốc độ tăng 1,5%, do việc chú trọng vào khâu bán hàng và tìm kiếm
khách hàng mới lên doanh nghiệp đã tốn không ít chi phí, ta thấy doanh thu tăng và chi
phí cũng tăng khá nhiều do vây doanh nghiệp cần phải tìm giải pháp để doanh thu tăng
cao nhất mà chi phí bỏ ra thấp nhất thì doanh nghiệp việc sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mới thực sự đạt hiệu quả.
Tổng lợi nhuận năm 2009 tăng so với năm 2008 một lượng tuyệt đối là
734.239.938 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 2,2%, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng khá
cao, nhưng doanh nghiệp có thể tạo ra được lợi nhuận cao hơn nữa nến biết chi tiêu hợp
lý.
Tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2009 tăng so vơi năm 2008 một lượng tuyệt
đối là 1.937.826.447 đồng, tương ứng vơi tốc độ tăng 2,2%, doanh nghiệp vẫn hoạt động
bình thường và có xu hướng đi lên
Ta thấy khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam khiến Chính phủ thắt
chặt đầu tư công, điếu đố ảnh hưởng rất lớn đến nguồn công ăn việc làm, làm giảm rất
nhiều thu nhập của doanh nghiệp, Bên cạnh đó việc thay đổi các chính sách liên tục và
những khó khăn khác làm cho chi phí sản xuất tăng lên rất nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi nhuận của doanh nghiệp.
6. Khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
Dựa vào Bảng cân đối kế toán năm 2011, ta có bảng số liệu sau:
ĐVT:VNĐ

SV: A ~ LỚP KT1

9


BÁO CÁO THỰC TẬP

Nội dung


2010

2011

Số chênh lệch
Tuyệt đối

Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Tổng nguồn vốn
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu

5.090.483.81
5
4.798.452.57
5
292.031.240
5.090.483.81
5
2.398.620.49
9
2.691.863.31
6

4.215.128.08
4
3.690.836.64
3

524.291.441
4.215.128.08
4
1.631.714.15
6
2.583.413.92
8

- 875.355.731

Tương
đối
0,83%

1.107.615.932
232.260.201
-875.355.731

0,77%

-766.906.343

0,68%

-108.449.388

0,96%

1,79%
0,83%


Bảng 1.2 : khái quát tình hình nguồn vốn và tài sản của trung tâm
*) Nhận xét:
Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp luôn biến đổi không ngừng, chúng biến
đổi nhưng vẫn giữ được sự cân băng, tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn. Từ Bảng cân
đối kế toán và Bản thuyết minh báo cáo tài chính của trung tâm trong năm 2011 được
tổng hợp lên bảng trên, ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của trung tâm có sự biến
đổi mạnh mẽ, có xu hướng đi xuống. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2011 so với
năm 2010 giảm một lượng tuyệt đối là 875.355.731đ, tương ứng với tốc độ giảm 0,83% ,
nhìn chung doanh nghiệp hoạt động trong tình trạnh khó khăn. Nhưng xét riêng từng khía
cạnh ta thấy:
Tài sản của trung tâm gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn:
Trong tài sản ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 giảm mạnh là 1.107.615.932đ,
tương ưng với tốc độ giảm 0,77%, mọi hoạt động thu mua điều giảm trong đo lượng lưu
chuyển tiền tệ là giảm nhiều nhất 821.260.788đ.
Với tài sản dài hạn năm 2011 so với năm 2010 lại có sự tăng mạnh lượng tuyệt đối
232.260.201đ, tương ứng với tốc độ tăng là 1,79%, có thể công ty đang đầu tư vào thiết bị
máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm
Nguồn vốn của trung tâm gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:
SV: A ~ LỚP KT1

10


BÁO CÁO THỰC TẬP

Nợ phải trả của trung tâm năm 2011 so với năm 2010 giảm một lượng tuyệt đối là:
875.355.731đ, tương ứng với tốc độ giảm 0,83%, tuy hoạt động trong tình trạng kinh tế
thị trường khó khăn nhưng công ty không gia tăng khoản nợ phải trả, cho thấy công ty so
với kinh tế thị trường hiện nay là trong tình trạng hoạt động tốt.

Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 so với năm 2010 giảm nhẹ một lượng tuyệt đối
là: 108.449.388đ, tương ứng với tốc đội giảm 0,96%, sự điều hòa nguồn vốn gần như là
không có biến động nhiều
Nhìn chung tình hình nguồn vốn và tài sản của trung tâm có chiều hướng giảm
nhưng so với tình hình kinh tế hiện nay thì trung tâm thuộc doanh nghiệp hoạt động tốt
vẫn giữa đước thăng bằng giữa các khoản mua săm cũng như các khoản nợ.
7. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Trung tâm hoạt động dưới sự chỉ đạo của hội cầu đường Hà Nội vì vậy được sự
quan tâm rất lớn của hội, nhưng không phải vì vậy mà trung tâm lười hoạt động, trung
tâm đã và đang phấn đấu để phát triển công ty hơn nưa.
Trung tâm tư vấn khoa học kỹ thuật cầu đường Hà Nội là doanh nghiệp mang tích
chất dịch vụ vì vậy sự chăm sóc khách hàng và quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp
được đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp rất chú trọng vào khâu đào tạo cán bộ công nhân
viên nâng cao tay nghề, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, để có sự hài
lòng cũng như sự tin tưởng của khách hàng. Bên cạnh đó công ty cũng chú trọng mua
thêm các phầm mềm, đổi mới máy móc để hỗ trợ sản xuất.
Nhưng bên cạch đó công ty cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh:
-

Đội ngũ cán bộ bị già hóa, khó tiếp thu những công nghệ mới.
Máy móc thiết bị được tân trang chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc
Thị trường hoạt động còn hẹp.
Có nhiều đối thủ cạnh tranh.

Với quy mô rộng hơn, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn
tồn tại nhiều khó khăn. Kinh tế mấy năm trở lại đây bị suy thoái, Chính phủ thắt chặt đầu
tư công cũng như chi tiêu “Thắt lưng buộc bụng” điều đó ảnh hưởng lớn đến nguồn công
ăn việc làm, làm giảm thu nhập của doanh nghiệp, ở trung tâm cũng không ngoại lệ. Bên

SV: A ~ LỚP KT1

11


BÁO CÁO THỰC TẬP

cạnh đó việc thay đổi các chính sách liên tục và những khó khăn khác làm chi phí sản
xuất tăng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

PHẦN 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM TƯ VẤN
KHOA HỌC KỸ THUẬT CẦU ĐƯỜNG HÀ NỘI
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Căn cứ vào quy mô và địa bàn hoạt động sản của trung tâm, căn cứ vào mô hình tổ
chức quản lý và phân cấp quản lý kinh tế tài chính của trung tâm, căn cứ vào số lượng và
trình độ của độ ngũ cán bộ kế toán trong trung tâm, cơ quan đã lựu chọn hình thức tổ
chức bộ máy kế toán tập trung.
Theo hình thức này trung tâm có bộ máy kế toán tập trung. Trung tâm có hai nhận
viên kế toán, theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng

Kế toán tiền mặt

SV: A ~ LỚP KT1

Kế toán lương

12


Kế toán bán hàng


BÁO CÁO THỰC TẬP

:Quan hệ chỉ đạo
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán
Trong đó:
Kế toán trưởng: chuyên tổng hợp chứng từ của doanh nghiệp, lên các loại báo
cáo, thanh toán lương cho công nhân viên, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Kế toán tiền mặt: có nhiệm vụ bảo quản tiền mặt tại quỹ (két) (tiền mặt gồm:
Tiềm Việt Nam, ngoại lệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân phiếu ), khi
thu – chi cho hoạt động của công ty phải có chứng tư hợp lệ chứng minh và phải có chữ
ký của Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị, sau khi thực hiện thu chi tiền, thủ quỹ giữ
lại các chứng từ để cuối ngày ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ. Số tốn quỹ cuôi ngày
phải khớp đúng với số dư cuối ngày trên sổ quỹ.
Kế toán tiền lương có nhiệm vụ tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất
lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương
và các khoản liên quan khác cho người lao động. Tính toán, phân bối hợp lý, chính xác
chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích bảo hiểm cho các đối tượng sử dụng liên
quan.
Kế toán bán hàng:có nhiệm cụ theo dõi hàng hóa được bán ra và ghi nhận doanh
thu dưới các hình thức: thu tiên ngay, trả chậm, trả góp hay là bán hàng đổi hàng.
2.1.2. Trình tự ghi sổ kế toán của doanh nghiệp
Việc xác định hình thức kế toán là rất quan trọng, bởi vì hình thức đó phải phù hợp
với quy mô, đặc điểm sản xuất và trình độ quản lý tại đơn vị. Bây giờ, công ty áp dụng
hình thức nhật ký chung. Hình thức này dễ sử dụng và phù hợp với môi trường hoạt động
ở trung tâm, đặc biệt thuận tiện cho việc sử dụng máy tính vào công tác kế toán.
Ngoài ra, do quá trình tập hợp khối lượng công việc tương đối nhiều, công ty yêu
cầu phải tính toán ghi chép hằng ngày, công tác kế toán phải chính xác và đấy đủ. Do vậy

công ty quyết định dùng hình thức nhật ký chung để ghi sổ kế toán.
Với quy mô sản xuất vừa và nhỏ, quy mô sản xuất đơn giản công ty áp dụng hình
thức tổ chức kế toán “Nhật ký chung”.
*) Trình tự ghi sổ kế toán
SV: A ~ LỚP KT1

13


BÁO CÁO THỰC TẬP

Căn cứ vào chứng từ phát sinh kế toán ghi số liệu vào sổ nhật ký chung, sau đó căn
cứ vào sổ liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào các tài khoản phù hợp trê sổ cái.
Các số liệu liên quan trên các sổ. Thẻ kế toán chi tiết đồng thời được ghi vào các sổ thẻ
chi tiết tương ứng.
Ngoài nhật ký chung kế toán có thể mởi các nhật ký đặc biệt như nhật ký bán hàng,
thu tiền, chi tiền,.. Căn cứ để ghi vào sổ nhật ký đặc biệt là các chứng từ gốc liên quan,
định kỳ 5 – 10 ngày hoặc cuối tuần các số liệu tổng hợp từ nhật ký đặc biệt, ghi vào các
tài khoản trên sổ cái sau khi trừ các nghiệp vụ trùng lặp của những nghiệp vụ đã được ghi
trên sổ nhật ký đặc biệt.
Cuối tháng, quý hoặc cuối năm cộng các số liệu trên sổ cái tính số dư để lập
bảng cân đối số phát sinh, các số liệu trên sổ kế toán cũng được tổng hợp để lập ra bảng
tổng hợp chi tiết, các số liệu sau khi được kiểm tra thấy khớp, đúng sẽ được dùng để lập
Báo cáo tài chính.
2.1.3.Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp
Trung tâm tư vấn khoa học kỹ thuật cầu đường Hà Nội là loại hình doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Theo quy định của nhà nước, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ được áp
dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC, trung tâm tư vấn khoa học
cũng vậy. Trung tâm tư vấn khoa học kỹ thuật cầu đường áp dụng hệ thống tài khoản theo
quyết định 48/2006/QĐ-BTC.

Hệ thống tài khoản dùng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có ưu điểm là: dễ sử dụng,
ngắn ngọn, giảm bớt công việc kế toán, phù hợp với quy mô sản xuất và trình độ quản lý
của trung tâm. Nhưng bên cạnh đó hệ thống tài khoản dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
chưa hạch toán rõ ràng, một số nghiệp vụ phải tạm để lại khi nào có chứng từ thì mới
hạch toán như: gửi tiền vào ngân hàng nhưng chưa nhận được chứng từ ngân hàng, kế
toán phại trờ khi nào có chứng từ của ngân hàng thì mới hạch toán, như vậy, trường hợp
kế toán quên hay sót sẻ ảnh hưởng tới tiền gửi ngân hàng của trung tâm.
2.1.4.Hệ thống chứng từ sổ sách doanh nghiệp sử dụng
Hê thống chứng từ đối với doanh nghiệp là rất quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp
phản ánh được hoạt động kinh tế mỗi khi phát sinh, và căn cứ vào chứng từ để lên hệ
thống sổ sách.

SV: A ~ LỚP KT1

14


BÁO CÁO THỰC TẬP

Trung tâm là doanh nghiệp vừa và nhỏ, lên sử dụng hệ thống chứng từ sổ sách theo
quyết định 48/2006/ QĐ-BTC, hệ thống sổ sách này đã lược bỏ một số sổ tài khoản so với
doanh nghiệp lớn. Do vậy, hệ thống sổ sách nay dễ sử dụng, ngắn ngọn, giảm bớt công
việc của kế toán so với hệ thống sổ sách của doanh nghiệp lớn. Nhưng ở trung tâm, hệ
thống chứng từ sổ sách được sử dụng lại theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Về mặt pháp
lý là chưa đúng, nhưng để cho thuận tiện theo dõi một số tài khoản.
2.2.Công tác kế toán tại doanh nghiệp
2.2.1.Kế toán vốn bằng tiền
*) Khái niệm về kế toán vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là một bộ phận thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp. Trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn bằng tiền là tài sản được sử dụng linh

hoạt nhất và nó được tính vào khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Vốn bằng
tiền của doanh nghiệp gồm: tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, các khoản tiền gửi ở ngân
hàng, các công ty tài chính, các khoản tiền đang chuyển; trong đó có tiền Việt Nam, ngân
phiếu, ngoại tệ, vàng bạc kim khí quý, đá quý.
*) Nguyên tắc hạch toán kế toán vốn bằng tiền:
Hạch toán vốn bằng tiền phải căn cứ vào chế độ quản lý tiền tệ của nhà nước và
tôn trọng những quy định sau:
-

-

Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt
Nam. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng ngoại tệ ghi sổ kế
toán nhưng phải được Bộ tài chính chấp thuận bằng văn bản.
Ở doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phải quy
đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nược Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, hoặc tỷ
giá giao dịch thực tế phát sinh để ghi sổ kế toán. Số chênh lệch giữa tỷ giá giao
dịch thực tế giữa tỷ giá ngoại tệ đã ghi sổ kế toán (nếu có) được phản ánh vào tài
khoản 413 ( chênh lệch tỷ giá). Các tài khoản vốn bằng tiền có số dư ngoại tệ phải
được điều chỉnh theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng do Ngân hàng Nhà nược Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo kế toán.
Kế toán phải theo dõi chi tiết từng nguyên tệ trên tại khoản 007 – Ngoại tệ các loại.

SV: A ~ LỚP KT1

15


BÁO CÁO THỰC TẬP


-

Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được tính ra tiền theo giá thực tế (giá hóa
đơn, hoặc giá được thanh toán) để ghi sổ kế toán và phải theo dõi số lượng, trọng
lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị của từng thứ, từng loại.

*) Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:
Để quản lý tốt vốn bằng tiền của doanh nghiệp, kế toán vốn bằng tiền có nhiệm vụ:
-

-

Phản ánh kịp thời, chính xác số hiện có, tình hình thu, chi toàn bộ các loại tiền, mở
sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ (theo nguyên tệ và theo Đồng Việt Nam quy
đổi), tưng loại vàng bạc, đá quý (theo số lượng trong lượng, quy cách, độ tuổi, kích
thước, giá trị,…).
Giám đốc tình hình sử dụng vốn bằng tiền, việc chấp hành chế độ quy định về
quản lý tiền tệ, ngoại tệ, kim loại quý, việc chấp hành chế độ thanh toán dùng tiền
mặt.

2.2.1.1. Kế toán tiền mặt
*) Khái niệm
Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ (két) của doanh nghiệp
bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân
phiếu.
*) Nguyên tắc quản lý tiền mặt tại quỹ:
Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp gồm: tiền Việt Nam ( kể cả ngân phiếu), ngoại
tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý do thủ quỹ bảo quản. Trong các doanh nghiệp sản xuất,
bao giờ cũng phải có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ nhu cầu chi tiêu

hàng ngày cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. việc quản lý quỹ tiền mặt của doanh
nghiệp phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
-

Tiền mặt tại quỹ doanh nghiệp phải được bảo quản trong két, hòm sắt đủ điều kiện
ạn toàn, chống mất cắp, mất trộm, chốn cháy,
Các khoản tiền mặt, vàng bạc, kim khí quý, đá quý do các đơn vị khác và cá nhân
ký cược, ký gửi tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tài sản bằng tiền
của doanh nghiệp. Riêng đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý trước khi nhập quỹ
phải làm đầy đủ các thủ tục về cân, đếm số lượng, trọng lượng và giám định chất

SV: A ~ LỚP KT1

16


BÁO CÁO THỰC TẬP

-

lượng, sau đó niêm phong có xác nhận của người ký cược, ký quỹ trên dấu niêm
phong.
Mọi nhiện vụ liên quan đến thu, chi, giữ gìn bảo quản tiền mặt do thủ quỹ chịu
trách nhiệm thực hiện, Hàng ngày thủ quỹ phải thường xuyên kiểm kê số tiền tồn
quỹ thực tế, tiến hành đối chiếu số liệu của sổ quỹ, sổ kế toán. Nếu có chênh lệch,
thủ quỹ và kế toán phải tự kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện
pháp giải quyết.

*) Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt:
-


Phiếu thu: Mẫu 01 – TT/BB
Phiếu chi: Mẫu 02 – TT/BB
Bảng kiểm kê quỹ: Mẫu số 07a – TT/BB và mẫu 07b – TT/BB

*) Lập chứng từ
Với phần hành kế toán tiền mặt, ở doanh nghiệp chủ yếu sử dụng các chứng từ là
phiếu thu, phiếu chi và giấy đề nghị thanh toán là chủ yếu
Khi lập phiếu thu: kiểm tra các chứng từ gốc có hợp lệ và đầy đủ chữ ký chưa, thì
lúc đó mới bắt đầu viết phiếu thu, khi viết kế toán phải điền đầy đủ các nội dùng trong tờ
phiế thu, và xin chữ ký của người nộp tiền, của kế toán, của thủ quỹ, của người lập phiếu,
và của giám đốc (đóng dấu).
Khi lập phiếu chi: kế toán căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán để lập phiếu chi.
Trước hết kế toán phải kiểm tra giấy đề nghị thanh toán đã nghi đầy đủ thông tin chưa?,
đã được giám đốc duyệt chưa?, khi đã đầy đủ thông tin rồi, kế toán bắt đầu tiến hành viết
phiếu chi, khi viết xong kế toán phải đưa cho giám đốc ký rối chuyển đến thủ quỹ để lĩnh
tiền.
*) Kiểm tra chứng từ
Chứng từ là vật mà doanh nghiệp dựa vào đó để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, các nghiệp vụ phát sinh có đúng , có hợp lệ, có chính xác thì phải dựa và chứng
từ đúng và hợp pháp.
Khi viết chứng từ tránh trường hợp tẩy xóa, viết đầy đủ thông tin và đóng dấu.

SV: A ~ LỚP KT1

17


BÁO CÁO THỰC TẬP


Khi người kế toán cầm chứng từ phải kiểm tra hợp pháp, tính hợp lệ của chứng tư,
mọi thông tin phải dõ dàng. Nếu đầy đủ thì mới chấp nhận chứng từ.

*) Sổ sách kế toán sử dụng
Theo hình thức “Nhật ký chung” thì kế toán tiền mặt sử dụng sổ nhật ký chung, sổ
quỹ và sổ cái.
Công ty: Trung tâm tư vấn khoa học kỹ thuật cầu đường
Địa chỉ: Số 1 – Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội

Mẫu S03b – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)

SỔ CÁI TÀI KHOẢN:111 – TIỀN MẶT
Năm:
ĐVT:
CHỨNG TỪ
NTGS

Diễn giải
Số
hiệu

A

NKC

B

Ngày
thán

g
C

Trang
số
D
Dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
……..
………
Cộng PS trong kỳ
Dư cuối kỳ
Cộng lũy kế

Kế toán ghi sổ
(Ký, họ tên)

SV: A ~ LỚP KT1

E

STT
dòn
g
F

TK
đối
ứng


G

Số tiền
Nợ



1

2

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

18


BÁO CÁO THỰC TẬP

Công ty: Trung tâm tư vấn khoa học kỹ thuật cầu đường
Địa chỉ: Số 1 – Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội

Mẫu S07a – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)

SỔ QUỸ TÀI KHOẢN: 111 – TIỀN MẶT
Năm:
ĐVT:
SHCT
NTGS


Diễn giải
THU
C

A

CHI
D

E
Số dư đầu ký
Số phát sinh trong kỳ
……
Cộng phát sinh trong
kỳ
Số dư cuối kỳ

TK
đối
ứng
F

Kế toán ghi sổ
(Ký, họ tên)

SỐ TIỀN
THU
1


CHI
2

TỒN
3

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

*) Tài khoản sử dụng
Để phản ánh tình hình thu chi và tồn tiền mặt của doanh nghiệp, kế toán sử dụng
tài khoản 111 “Tiền mặt”, TK 111 có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
-

Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc… nhập quỹ
Số tiền mặt thừa phát hiện khi kiểm kê
Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ.

Bên Có:
-

Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… xuất quỹ
Các khoản tiền mặt phát hiện thiếu khi kiểm kê

SV: A ~ LỚP KT1

19



BÁO CÁO THỰC TẬP

-

Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ.

Số dư bền Nợ: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có
Tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2
-

Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nan
Tài khoản 1112 – Ngoại tệ
Tài khoản 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK 112. TK 113, TK 331,
TK 152, TK 211, TK 133,…
*) Trình tự hạch toán kết toán tiền mặt
+) Kế toán tăng tiền mặt:
-

-

-

-

-

Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa bằng tiền mặt nhập quỹ:
Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333(1) – Thuế GTGT phải nộp (Doanh nghiệp nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ)
Thu tiền mặt từ hoạt động tài chính, hoạt động bất thường nhập quỹ:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 333(1) – Thuế GTGT phải nộp
Rút tiền gửi ngân hàng vè nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Thu hồi các khoản phải thu bằng tiền mặt:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 141 – Tạm ứng
Có TK 138 – Phải thu khác
Khi kiêm kê phát hiện thừa chưa do nguyên nhân:
Nợ Tk 111 – Tiền măt
Có TK 338 – Tài sản thừa chờ giải quyết
+) Kế toán giảm tiền mặt:

-

Xuất tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng:

SV: A ~ LỚP KT1

20



BÁO CÁO THỰC TẬP

-

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111 – Tiền mặt
Xuất quỹ tiền mặt mua vật tư, công cu dụng cụ
+) Theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liêu
Nợ Tk 153 – Công cụ, dụng cụ
Nợ 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 – Tiền mặt
+) Theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

-

-

-

-

Nợ Tk 611 – Mua hàng
Nợ Tk 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 – Tiền mặt
Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 – Tiền mặt

Xuất quỹ tiền mặt trả lương cho cán bô công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 111 – Tiền mặt
Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả, ghi:
Nợ Tk 311 – Vay ngắn hạn
Nợ TK 331 – Phải trả người bán
Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
Có TK 111 – Tiền mặt
Khi kiểm kê phát hiện thiếu chưa phát hiện thiếu nguyên nhân, ghi:
Nợ Tk 138 – Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 111- Tiền mặt

Đối với một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến tiền mặt tại quỹ cơ quan.
Dưới đây tôi xin đưa ra một số ví dụ minh họa chính các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh của cơ quan:

SV: A ~ LỚP KT1

21


BÁO CÁO THỰC TẬP

1. Căn cứ vào phiếu chi ngày 31/8/2011. Nộp BHXH, BHYT, BHTN cho Nhà Nước:

6.938.040.đ. Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc là bảng trích bảo hiểm để lập giấy
đề nghị thanh toán, từ hai chứng từ trên lập phiếu chi sau đó vào sổ kế toán.

SV: A ~ LỚP KT1


22


BÁO CÁO THỰC TẬP

2. Căn cứ vào phiếu chi ngày 31/08/2011. Trả lương cho cán bộ công nhân viên, tổng

số tiền là 39.935.600đ. Kế toán căn cứ vào bảng chấm công và bảng lương để lập
phiếu chi, từ các chứng từ gốc đó kế toán vào sổ kế toán

SV: A ~ LỚP KT1

23


BÁO CÁO THỰC TẬP

3. Căn cứ vào phiếu chi ngày 31/08/2011. Tạm ứng lương giám sát công trình: cứng

hóa đê Tả Đáy- Thanh Oai, số tiền là: 10.000.000.đ. Kế toán căn cứ vào chứng từ
gốc là giấy đề nghị tạm ứng để viết phiếu chi sau đó ghi sổ kế toán.

SV: A ~ LỚP KT1

24


BÁO CÁO THỰC TẬP

4. Căn cứ vào giấy lĩnh tiền mặt ngày 25/08/2011. Rút tiền về nhập quỹ:


400.000.000. Kế toán căn cứ vào giấy lĩnh tiền mặt và sổ phụ của ngân hàng để
vào sổ kế toán.

SV: A ~ LỚP KT1

25


×