Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

HOÀN THIỆN NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CAMEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.15 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2012

Tên công trình:

HOÀN THIỆN NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ VÀ
XẾP LOẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI
VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CAMEL
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 1 (KD1)

Hà Nội, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2012

Tên công trình:

HOÀN THIỆN NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ VÀ
XẾP LOẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI
VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CAMEL
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lí 1 (KD1)

Họ và tên sinh viên:
Đỗ Trần Hiếu


Vũ Duy Đức
Nguyễn Vũ Nam

(Nam)
(Nam)
(Nám)

Lớp: Tài Chính Tiên Tiến K51B Năm thứ 3/4,5
Ngành học: Tài chính
Người hướng dẫn: TS. Đặng Ngọc Đức

Hà Nội, 2012


Danh mục từ viết tắt
Từ, thuật ngữ

Viết tắt

Ngân hàng

NH

Ngân hàng nhà nước

NHNN

Ngân hàng thương mại

NHTM


Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTMCP

Tổ chức kinh tế

TCKT

Tổ chức tín dụng

TCTD

Việt Nam

VN

Hội đồng quản trị

HĐQT

Ban kiểm soát

BKS


Mục lục
Mục lục...............................................................................................................................................ii
Danh mục bảng..................................................................................................................................iv
Danh mục hình...................................................................................................................................v

Phần nội dung chính...........................................................................................................................1
Giới thiệu đề tài..................................................................................................................................1
1.Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài.................................................................1
2.Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................................2
3.Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................3
4.Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................4
5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................................4
6.Kết cấu đề tài...............................................................................................................................4
Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH CAMEL TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI NHTM..........5
1.1Những vấn đề cơ bản về mô hình CAMEL.................................................................................5
1.1.1Vai trò của mô hình CAMEL trong việc đánh giá và xếp loại NHTM....................................5
1.1.2Nội dung của mô hình CAMEL trong việc đánh giá và xếp loại NHTM................................8
1.2Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam trong việc đánh giá và xếp loại NHTM theo
mô hình CAMEL............................................................................................................................12
1.2.1Kinh nghiệm của Mỹ.........................................................................................................12
1.2.2Kinh nghiệm của Ấn Độ....................................................................................................19
1.2.3Kinh nghiệm của Indonesia...............................................................................................22
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH CAMEL ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI NHTM TẠI VIỆT
NAM.................................................................................................................................................25
2.1Tổng quan về hệ thống NHTM tại Việt Nam............................................................................25
2.2Thực trạng áp dụng mô hình CAMEL tại Việt Nam..................................................................27
2.2.1Khung pháp lí cho việc áp dụng mô hình CAMEL tại Việt Nam.........................................27
2.2.2Ví dụ áp dụng mô hình CAMEL để đánh giá Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
BIDV..........................................................................................................................................29
2.3Đánh giá thực trạng áp dụng mô hình CAMEL tại Việt Nam:...................................................37
2.3.1Những thành công............................................................................................................37


2.3.2Những hạn chế.................................................................................................................39
Chương 3: HOÀN THIỆN VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI NHTM TẠI VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CAMEL

.........................................................................................................................................................44
3.1Đề xuất nhằm hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá........................................................................44
3.2Đề xuất các giải pháp hỗ trợ....................................................................................................46
3.2.1Đề xuất phương pháp kiểm tra độ căng thẳng (stress test) áp dụng mô hình VAR (Vector
Autoregression) đối với các kết quả thu được từ hệ thống đánh giá và xếp loại NHTMCP VN
hiện hành (CAMEL) trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.........................................................46
3.2.1Đề xuất nhằm nâng cao tính minh bạch và tuân thủ kỉ luật thị trường............................48
Tổng kết............................................................................................................................................50
Phụ lục..............................................................................................................................................51
Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................................................68


Danh mục bảng
Trang

Tên bảng
Bảng 1.2.1A. Khoảng thời gian trung bình giữa các lần kiểm tra
của cơ quan giám sát đối với các NH được xếp hạng qua mô hình
CAMEL
Bảng 1.2.1B. Nội dung mô hình CAMEL áp dụng tại Mỹ
Bảng 1.2.2A. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các NH châu Á
Bảng 1.2.2B. Các thành phần trong mô hình CAMEL áp dụng tại
Ấn Độ
Bảng 1.2.2C. Trọng số từng thành phần trong mô hình CAMEL
áp dụng tại Ấn Độ
Bảng 1.2.3A. Ma trận xếp loại tổng hợp các tiêu chí theo quy định
Bảng 1.2.3B. Các thành phần trong mô hình CAMELS áp dụng
tại Indonesia
Bảng 2.2.2A. Vốn chủ sở hữu BIDV: 2010-2011
Bảng 2.2.2B. Phân loại nợ BIDV: 2009-2011

Bảng 2.2.2C. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV: 2010-2011


Bảng 2.2.2D. Cơ cấu thu nhập hoạt động BIDV: 2010-2011

Danh mục hình
Trang

Tên hình
Hình 1.2.1. Tổng số lần thanh tra mỗi năm và
tổng số NH có vấn đề: 1980 – 1994
Hình 2.2.2. Biểu đồ Dư nợ theo thời gian gốc
khoản vay BIDV: 2007-2011
Hình 2.3.2. Biểu đồ trích lập dự phòng rủi ro
tín dụng: 2010 – 2011


Phần nội dung chính
Giới thiệu đề tài
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Mô hình CAMEL đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia và nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của mô hình CAMEL đối với hoạt
động của ngân hàng (NH):
• Berger và Davies (1998) đã tìm ra mối liên quan giữa việc NH công bố
những thông tin tiêu cực về tình hình hoạt động và việc họ bị hạ bậc xếp
hạng theo mô hình CAMEL.
• CAMEL luôn đóng vai trò như một công cụ giám sát hiệu quả trong nội
bộ các NH, nhằm đánh giá sự lành mạnh của các công ty tài chính, tạo
tiền đề cho việc xác định những tổ chức nào cần quan tâm và giám sát
đặc biệt. (The United States. Uniform Financial Institutions Rating

System 1997, trang 1)
• Mô hình CAMEL cho phép dự đoán các rủi ro NH gặp phải trước một
vài tháng so với việc dự đoán dựa theo các yếu tố thị trường bên ngoài.
(DeYoung và ctv, 1998)
• Dr.K.Sriharsha Reddy (2012) kết luận rằng mô hình CAMEL có ưu
điểm vượt bậc so với các mô hình đánh giá trước đây về các phương
diện: tần suất đánh giá, độ bao phủ cũng như mức độ tập trung về các
mặt hoạt động của NH.
• Dr.D.Maheshwara Reddy và K.V.N.Prasad (10/2011)chỉ ra rằng mô
hình CAMEL là thước đo toàn diện về chất lượng hoạt động của các
NH.


Trong khi đó, mô hình CAMEL mới được áp dụng ở nước ta kể từ năm
2008 và chưa có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề áp dụng mô hình CAMEL ở
Việt Nam. Luận văn của nghiên cứu sinh Đăng Uyên (2011), chỉ ra rằng mô
hình CAMEL tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và cần hoàn thiện thêm.
2. Tính cấp thiết của đề tài
NH là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.
Hệ thống NH có thể bao gồm nhiều loại hình NH tùy thuộc vào sự phát triển
của nền kinh tế cũng như của hệ thống tài chính. Trong đó, ngân hàng thương
mại (NHTM) thường chiếm tỉ trọng lớn về quy mô tài sản, thị phần và số
lượng NH.
Bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang diễn biến khó lường và sẽ còn tiếp
tục ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế VN, chủ yếu thông qua sự sụt giảm của các
hoạt động xuất khẩu hay sự biến động của giá vàng, giá nguyên liệu. Thêm
vào đó, những bất ổn từ bên trong như lạm phát cao, cơ cấu các ngành kinh tế
và phân phối vốn bất hợp lí, năng lực cạnh tranh thấp, khả năng quản lí yếu
kém cũng đặt hệ thống NHTM vào tình trạng cần phải luôn sẵn sàng ứng phó
với những nhân tố từ cả trong lẫn ngoài nước.

Một trong những giải pháp nhằm lành mạnh hóa và nâng cao chất lượng hệ
thống NH là đề án tái cấu trúc NH và hệ thống NH. Phương án chủ đạo của đề
án này là các NH yếu kém sẽ được tái cấu trúc hoặc sáp nhập. Tuy nhiên, vấn
đề cốt lõi của tái cấu trúc hệ thống NH không nằm ở việc tái cấu trúc hay sáp
nhập như thế nào, mà nằm ở việc xếp loại NH, chỉ ra những NH yếu kém cần
phải tiến hành tái cấu trúc ngay, cũng như đánh giá những NH còn lại, tìm ra
những vấn đề tồn tại để kịp thời có các biện pháp khắc phục.


Trên thực tế, tầm quan trọng của việc đánh giá, xếp loại các NHTM tại VN
đã được khẳng định thông qua các chính sách của ngân hàng nhà nước
(NHNN), đặc biệt là hoạt động thanh tra, giám sát NH.
Ngoài ra, tầm quan trọng của việc đánh giá, xếp loại NHTM không chỉ thể
hiện ở việc quản lí, giám sát hệ thống NHTM mà còn thể hiện ở việc hỗ trợ
hoạt động của thị trường. Việc đánh giá, xếp loại chính xác các NHTM sẽ
cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư để đưa ra những quyết định sử dụng
đồng tiền của mình hợp lí hơn, cũng như phản ánh chính xác hơn giá cổ phiếu
của NHTM trên thị trường, góp phần nâng cao tính minh bạch của toàn hệ
thống.
Tháng 11 năm 2011, S&P đã điều chỉnh đánh giá mức độ rủi ro trong hệ
thống ngân hàng (BICRA) của VN từ nhóm 9 lên nhóm 10, tức nhóm rủi ro
lớn nhất. Trong số đó, nổi bật hơn cả là mức độ “rủi ro cực cao” về khung
chính sách thể chế. Có thể thấy rằng, việc đánh giá NHTM trong thời gian tới
sẽ được triển khai từng bước theo hướng thanh tra, giám sát rủi ro. Như vậy,
để việc thanh tra, đánh giá hiệu quả hơn thì 2 yếu tố quan trọng cần phải tập
trung thay đổi đó là khuôn khổ nghiệp vụ và khuôn khổ pháp lí. Khuôn khổ
nghiệp vụ sẽ là yếu tố tiên quyết mà dựa vào đó để xây dựng khuôn khổ pháp
lí. Mô hình CAMEL được nhắc tới sau đây, chính là khuôn khổ nghiệp vụ mà
NHNN đã và đang hướng tới để thanh tra, đánh giá NHTM dựa trên cơ sở rủi
ro.

3. Mục tiêu nghiên cứu
• Đánh giá thực trạng việc áp dụng mô hình CAMEL tại VN.
• Đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống đánh giá, xếp loại
NHTM tại VN theo mô hình CAMEL.


4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu bài viết có sử dụng phương pháp phân tích
định tính.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống đánh giá, xếp loại NHTM tại VN theo
mô hình CAMEL.
• Phạm vi thời gian: Từ tháng 3/2008 đến tháng 4/2012.
6. Kết cấu đề tài
Nội dung đề tài nghiên cứu khoa học được trình bày thành các chương như
sau:
Chương 1: Lý luận chung về mô hình CAMEL trong việc đánh giá và xếp
loại NHTM. Chương một giới thiệu những vấn đề cơ bản về mô hình
CAMEL , nêu ra vai trò của mô hình CAMEL trong việc đánh giá và xếp loại
NHTM và tổng hợp kết quả, kinh nghiệm từ việc áp dụng mô hình CAMEL
tại một số quốc gia trên thế giới.
Chương 2: Thực trạng áp dụng mô hình CAMEL để đánh giá và xếp loại
NHTM tại VN. Chương hai đánh giá thực trạng áp dụng mô hình CAMEL tại
VN để tìm ra những thành công và hạn chế của việc áp dụng mô hình CAMEL
ở VN.
Chương 3: Đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống đánh giá, xếp loại NHTM
tại VN. Chương ba tập trung vào việc đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện
các thiếu sót đã nêu ở phần trên.



Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH CAMEL TRONG
VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI NHTM
1.1 Những vấn đề cơ bản về mô hình CAMEL
1.1.1

Vai trò của mô hình CAMEL trong việc đánh giá và xếp loại

NHTM
Vai trò trong việc hỗ trợ giám sát NH của các cơ quan quản lí nhà nước
(supervisory monitoring)
Hoạt động NH là một lĩnh vực mang tính rủi ro cao. Vì vậy để hạn chế tối
đa rủi ro và đảm bảo cho sự phát triển ổn định bền vững của các NHTM nói
riêng và của cả hệ thống tài chính nói chung, các cơ quan quản lí nhà nước
hay các NH Trung ương trên thế giới đều đã đưa ra các chính sách xây dựng
và phát triển bộ máy thanh tra, giám sát NH. Hai hoạt động chính của bộ máy
thanh tra, giám sát NH bao gồm thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa nhằm kiểm
tra hoạt động của các NHTM. Trong đó, hoạt động giám sát từ xa của thanh
tra NH đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố chất lượng hoạt động
thanh tra tại chỗ. Từ các kết quả giám sát của bộ phận giám sát từ xa, các kế
hoạch thanh tra tại chỗ định kỳ hoặc đột xuất được xây dựng nhằm thẩm tra và
kiểm chứng thực tế hoạt động của từng NHTM cụ thể, cũng như phát hiện
những sai sót hay những nguy cơ trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Mô hình CAMEL thường được nhắc tới như là một công cụ tổng hợp các
kết quả, chỉ tiêu thanh tra, giám sát theo chuẩn mực chung nhằm đánh giá tình
hình hiện tại của NHTM. Các vấn đề cơ bản trong mô hình CAMEL bao gồm:
Vốn tự có, Chất lượng tài sản, Năng lực quản trị, Kết quả hoạt động kinh
doanh, và Khả năng thanh khoản. Một số công trình nghiên cứu đã đánh giá


về mức độ hữu dụng của các kết quả tổng hợp dựa trên những nhóm chỉ tiêu

này trong việc quản lý, giám sát hệ thống NH.
Công trình nghiên cứu của Cole và Gunther (1998) về dự đoán sự đổ vỡ
của NH đã chứng minh vai trò của mô hình CAMEL trong việc cung cấp
những thông tin phân tích, dự báo quan trọng. Mặc dù vậy, các tác giảcũng
đưa ra cảnh báo về hiệu lực của những thông tin này. Cụ thể, trong giai đoạn
1988 tới 1992, mô hình CAMEL không thể đưa ra những dự báo chính xác về
nguy cơ đổ vỡ của NH khi so sánh với mô hình thống kê sử dụng những dữ
liệu tài chính công bố trong khoảng thời gian 6 tháng trở lại.
Hirtle và Lopez (1999) nghiên cứu về tầm quan trọng của những kết quả
tính toán thu được từ mô hình CAMEL trong quá khứ đối với việc đánh giá
tình hình hiện tại của NH, cả về mức độ rủi ro cũng như kết quả hoạt động. Họ
chỉ ra rằng những báo cáo thanh tra, giám sát được tổng hợp bằng mô hình
CAMEL (mặc dù không công khai) luôn giúp những nhà quản lý có một cái
nhìn sâu hơn vào nội bộ NH, ví dụ như những quy trình quản lý nội bộ hay
quản trị rủi ro. Trong giai đoạn 1989 tới 1995, những kết quả phân tích sử
dụng mô hình CAMEL luôn có giá trị từ 1,5 cho tới 3 năm trong việc đánh giá
tình hình hiện tại của NH. Do đó, tần suất của hoạt động thanh tra, giám sát
cũng nên được điều chỉnh sao cho phù hợp với tính hiệu lực của kết quả áp
dụng mô hình CAMEL.
Có thể nói, việc đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu giám sát cũng chính là đảm
bảo cho sự ổn định của NH. Sự ổn định của NH có thể được biểu hiện thông
qua nhiều khía cạnh, song thông qua CAMEL, 2 khía cạnh rõ ràng nhất cần
được đánh giá chính là hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay của NH.
Yếu tố tiếp theo cần được lưu tâm là tính an toàn, được biểu hiện qua các mặt
chủ yếu: khả năng thanh khoản quyết định các mức dự trữ nhằm đảm bảo dự


trữ bắt buộc hay thậm chí dự trữ quá mức; an toàn về vốn là việc các NH cần
đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu (CAR); và cuối cùng là tỉ lệ nợ xấu.
Vai trò trong việc hỗ trợ giám sát NH của công chúng (public monitoring)

Một cách tiếp cận khác để đánh giá vai trò của mô hình CAMEL chính là
nghiên cứu những tác động của những kết quả đánh giá này lên giá trị của cổ
phiếu NH trên thị trường chứng khoán. Thông thường, giá trị cổ phiếu được
ngầm hiểu là sẽ phản ánh đúng tất cả những thông tin đã được công khai ra
bên ngoài. Tuy nhiên, trong một lĩnh vực đặc biệt như lĩnh vực NH,các nhà
đầu tư luôn gặp phải những khó khăn trong việc thu thập và xác minh thông
tin để đánh giá tình hình hiện tại của NH.
Trên thực tế, công trình nghiên cứu của Morgan (1998) về đánh giá rủi ro
của NH, đã đưa ra những dẫn chứng cho thấy rất nhiều khác biệt trong kết quả
đánh giá NH của các cơ quan xếp loại. Do đó, những kết quả đánh giá sử dụng
mô hình CAMEL, thông qua hoạt động thanh tra, giám sát nội bộ sẽ là nguồn
thông tin đáng tin cậy nhất, và được kì vọng sẽ đưa ra được những thông tin
chính xác về tình hình hiện tại của NH.
Nhóm đối tượng trực tiếp hưởng lợi từ việc công khai kết quả đánh giá
theo CAMEL chính là những người gửi tiền và những nhà đầu tư đang nắm
giữ cổ phiếu NH. Theo nghiên cứu của Jordan (1999), khả năng phát hiện rủi
ro của thị trường một phần phụ thuộc vào sự minh bạch trong việc công bố
thông tin của các NH. Sau khi có kết quả thanh tra, giám sát từ các cơ quản
quản lí, cổ phiếu của NH sẽ chỉ phải chịu những biến động nhẹ hơn nếu như
trước đó, những thông tin về tình hình hiện tại của NH, bao gồm kết quả kinh
doanh, tình hình tài chính, hay mức trích lập dự phòng rủi ro, đều đã được
công bố rộng rãi và minh bạch. Công trình nghiên cứu này thậm chí còn đưa
ra những gợi ý cho các nước châu Á về việc công khai những kết quả thanh


tra, giám sát NH (bao gồm cả những vấn đề còn tồn tại trong các NH) tới công
chúng nhằm hạn chế tối đa những rủi ro tiềm tàng của ngành.
Ngoài ra, những chủ nợ của các NH, đặc biệt là đối với các khoản nợ thứ
cấp, là nhóm đối tượng có cùng mối quan tâm với các cơ quan quản lí nhà
nước, đó là về khả năng vỡ nợ của NH. Nhóm nghiên cứu của DeYoung

(1998), đã chỉ ra vai trò của những kết quả thanh tra nội bộ trong việc định giá
các khoản nợ thứ cấp. Các tác giả này sử dụng mô hình kinh tế lượng và ước
tính những nhóm chỉ tiêu của mô hình CAMEL bằng phương trình hồi quy
cho giá trái phiếu nợ thứ cấp. Họ kết luận rằng các nhóm chỉ tiêu của mô hình
CAMEL (các biến độc lập) đóng một vai trò quyết định trong việc giải thích
sự thay đổi của giá trái phiếu (biến phụ thuộc) trong khoảng thời gian 6 tháng.
Đặc biệt, công trình nghiên cứu của Berger và Davies (1998), về mô hình
CAMEL, đã đưa ra một phát hiện tương đối thú vị. Khi kết quả thanh tra hạ
bậc xếp hạng dựa theo mô hình CAMEL của NH, điều này thường dẫn tới
việc công bố những thông tin không lạc quan về tình hình hoạt động của NH
ra thị trường.
Tóm lại, hoạt động thanh tra tại chỗ, với sự hỗ trợ của mô hình CAMEL, có
thể đưa ra những thông tin hữu dụng và đáng tin cậy hơn những thông tin mà
các nhà đầu tư có thểnắm trong tay. Không chỉ có vậy, sử dụng mô hình
CAMEL tự đánh giá, các NHTM có thể tìm ra những yếu điểm cần khắc phục
của mình để cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động.
1.1.2

Nội dung của mô hình CAMEL trong việc đánh giá và xếp

loại NHTM
Ở mục này, tác giả xin giới thiệu tóm tắt nội dung mô hình CAMEL (theo
nguyên bản của Mỹ) và tổng kết, đối chiếu với nội dung mô hình CAMEL
đang được áp dụng tại Việt Nam theo quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN.


Vốn tự có (Capital adequacy)
Vốn tự có dùng để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của NH. Việc đối mặt
với nhiều rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động) đòi hỏi NH
phải có mức vốn tự có lớn để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và bù đắp những

tổn thất tiềm ẩn.Để xác định vốn tự có cần sử dụng phương pháp đánh giá
định lượng đối với các yếu tố quan trọng ảnh hướng trực tiếp tới tình hình tài
chính của NH (tham khảo tại phụ lục 1.2.1. Kinh nghiệm của Mỹ - Bảng
1.2.1B)
Tại Việt Nam, theo quyết định 06/2008/QĐ-NHNN, các chỉ số và yếu tố
chính của thành phần này trong mô hình CAMEL bao gồm:
• Mức vốn điều lệ và sử dụng vốn điều lệ
• Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (chỉ số CAR)
• Tỉ lệ tài sản cố định trên vốn tự có
Chất lượng tài sản (Asset quality)
Chất lượng tài sản thấp là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự
sụp đổ của NH. Thông thường vấn đề này bắt nguồn từ việc quản lý chưa chặt
chẽ chính sách cho vay, qua đó gia tăng áp lực lên nguồn vốn ngắn hạn của
NH. Điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, biểu hiện ở tình trạng
đổ xô đi rút tiền ở NH.
Đánh giá tình hình hiện tại và khả năng cải thiện trong tương lai của chất
lượng tài sản có cần dựa trên những điều kiện và xu hướng chung của nền
kinh tế. Trong đó, các tài sản chính phải được chú trọng bao gồm các khoản
đầu tư, các bất động sản được sở hữu khác, hay bất cứ tài sản nào có thể gây
tác động xấu tới điều kiện tài chính của NH. Đánh giá chất lượng tài sản cần


quan tâm tới một số yếu tố (tham khảo tại phụ lục 1.2.1. Kinh nghiệm của Mỹ
- Bảng 1.2.1B)
Tại Việt Nam, theo quyết định 06/2008/QĐ-NHNN, các chỉ số và yếu tố
chính của thành phần này trong mô hình CAMEL bao gồm:
• Tỉ lệ số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng và các khoản
cho vay khác trên tổng tài sản
• Tỉ lệ nợ xấu
• Tỉ lệ dự phòng giảm giá chứng khoán

• Tỉ lệ tài sản có sinh lời
• Tỉ lệ phản ánh chất lượng các khoản cam kết ngoại bảng
Năng lực quản trị (Management quality)
Năng lực quản trị là khả năng của hội đồng quản trị và ban điều hành trong
việc quản lí rủi ro và bảo đám tính an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh của NH tuân theo pháp luật hiện hành. Nhiều nhà phân tích cho
rằngnăng lực quản trị là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình CAMEL, bởi vì
năng lực quản trị đóng vai trò quyết định đến thành công của NH.
Để đánh giá năng lực quản trị cần dựa vào 4 tiêu chí sau
• Chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính
• Kiểm soát nội bộ
• Khả năng chỉ đạo của ban điều hành
• Dịch vụ cho khách hàng
(tham khảo tại phụ lục 1.2.1. Kinh nghiệm của Mỹ - Bảng 1.2.1B)
Tại Việt Nam, theo quyết định 06/2008/QĐ-NHNN, các chỉ số và yếu tố
chính của thành phần này trong mô hình CAMEL bao gồm:


• Số lượng thành viên HĐQT, BKS
• Quy chế nội bộ và thực thi, bao gồm cơ cấu tổ chức, hệ thống kế toán,
kiểm toán nội bộ.
• Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và tư cách đạo đức nghề nghiệp, xã
hội của ban điều hành và những người phụ trách chính
• Quy định về cổ đông, cổ phần, và cổ phiếu
• Tình trạng kiểm soát đặc biệt
Kết quả hoạt động kinh doanh (Earning ability)
Lợi nhuận là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả công tác quản trị NH. Lợi
nhuận giúp gia tăng nguồn vốn của NH, bên cạnh đó lợi nhuận cao còn là một
lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư trong tương lai. Lợi nhuận còn có thể
dùng làm nguồn bù đắp tổn thất từ các khoản nợ xấu và bảo đảm mức trích lập

dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của NH là: thu nhập từ lãi, thu
nhập từ lệ phí, hoa hồng, thu nhập từ kinh doanh mua bán, và thu nhập khác.
Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, cần xem xét đánh giá một số các
yếu tố (tham khảo tại phụ lục 1.2.1. Kinh nghiệm của Mỹ - Bảng 1.2.1B)
Tại Việt Nam, theo quyết định 06/2008/QĐ-NHNN, các chỉ số và yếu tố
chính của thành phần này trong mô hình CAMEL bao gồm:
• Tỉ lệ lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân
• Tỉ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập
• Tỉ lệ thu nhập ròng từ hoạt động dich vụ trong lợi nhuận trước thuế
Khả năng thanh khoản (Liquidity)
Vai trò của thanh khoản đối với NH được thể hiện qua 2 mặt. Thứ nhất, NH
cần có thanh khoản để đáp ứng nhu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi
những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ


hạn. Thứ hai, NH cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng
ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do
NH thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số
tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên NH về cơ bản luôn có nhu
cầu thanh khoản rất lớn.Thanh khoản kém làm suy giảm lòng tin của người
gửi tiền và người cho vay. Do vậy, thanh khoản kém cũng là một nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến hầu hết các trường hợp đổ vỡ NH.
Các yếu tố cần quan tâm khi đánh giá khả năng thanh khoản (tham khảo tại
phụ lục 1.2.1. Kinh nghiệm của Mỹ - Bảng 1.2.1B)
Tại Việt Nam, theo quyết định 06/2008/QĐ-NHNN, các chỉ số và yếu tố
chính của thành phần này trong mô hình CAMEL bao gồm:
• Tỉ lệ khả năng chi trả
• Tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn
1.2Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam trong việc đánh
giá và xếp loại NHTM theo mô hình CAMEL

1.2.1

Kinh nghiệm của Mỹ

Mô hình CAMEL được đưa ra và áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ vào đầu những
năm 1970, khi chính quyền liên bang quyết định phát triển một công cụ giám
sát hiệu quả nhằm cấu trúc lại toàn bộ quá trình giám sát các NH, trong đó bao
gồm quá trình thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa (on-site and off-site
surveillance). Việc phát triển CAMEL dựa trên 2 công cụ phân tích vốn có:
các màn hình giám sát (supervisory screens) và các mô hình kinh tế lượng
(econometric models). Các màn hình giám sát là sự kết hợp các chỉ số tài
chính được rút ra từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập trong quá khứ
để đưa ra các dự báo trước về các vấn đề an toàn và lành mạnh của NH. Sau


đó các giám sát viên sử dụng kinh nghiệm để xem xét cẩn trọng và đánh giá
nội dung thông tin từ các chỉ số. Các mô hình kinh tế lượng cũng kết nối các
thông tin từ các chỉ số tài chính, tóm tắt lại các thông tin về tình hình NH qua
báo cáo kế toán, sau đó nhờ sự hỗ trợ của máy tính để đưa ra kết quả hợp lý.
Những kết quả này có thể sử dụng để dự đoán khả năng một NH có thể phá
sản, hoặc xuống hạng trong tương lai gần.
Tiếp theo vào năm 1979, Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ
(FDIC) đưa ra Hệ Thống Xếp Loại Các Tổ Chức Tài Chính Đồng Nhất (viết
tắt là UFIRS) và được coi là mô hình CAMEL chính thức đầu tiên được áp
dụng. Theo quy định của UFIRS, mỗi NH sẽ được đánh giá và xếp loại trên 5
mặt sau: an toàn vốn, chất lượng tài sản có, năng lực quản trị, kết quả hoạt
động kinh doanh và khả năng thanh khoản. Điểm xếp hạng được quy định từ 1
tới 5, mỗi mức điểm đều có những nhận xét và đánh giá tương ứng. Cụ thể,
nếu NH đạt mức điểm 1 trong thang điểm của CAMEL chứng tỏ NH đó ở
trong tình trạng ổn định và phát triển tốt xét theo các mặt được đánh giá. Để

được như vậy, NH phải đảm bảo điểm đánh giá thành phần là 1 hoặc 2 đồng
thời thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Trong khi các NH đạt điểm tổng
hợp là 5 trong thang điểm được coi như đang trong tình trạng dễ phá sản, hoạt
động thiếu lành mạnh và kém hiệu quả, nên cần được quan tâm và giám sát
nhiều nhất. Ngoài ra, để tính điểm xếp hạng cuối cùng cho một NH, thay vì
dùng phương pháp trung bình cộng, các nhà giám sát thường cân nhắc rất kĩ
các điểm đánh giá thành phần, các yếu tố bên ngoài tác động v.v sau đó tổng
hợp lại để đưa ra quyết định cuối cùng.
Vào tháng 10/1987, UFIRS tiếp tục được Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng
Hoa Kỳ (NCUA) thông qua và chấp thuận. Kể từ đó, nó trở thành một công cụ
giám sát hiệu quả trong nội bộ các NH, nhằm đánh giá sự lành mạnh của các


công ty tài chính, tạo tiền đề cho việc xác định những tổ chức nào cần quan
tâm và giám sát đặc biệt. (The United States. UFIRS 1997, trang 1). Cụ thể,
sau khi được chính thức áp dụng vào năm 1980, mô hình CAMEL đã cho thấy
kết quả đánh giá rất khả quan khi chỉ ra được một số lượng đáng kể các NH
yếu kém và cần quan tâm đặc biệt.
Hình 1.2.1: Tổng số lần thanh tra mỗi năm
và tổng số NHcó vấn đề: 1980 – 1994

Nguồn: FDIC, FRB, and OCC

Qua đồ thị trên, số lượng các NH có vấn đề (tương ứng với mức xếp loại 4
và 5) tăng lên nhanh chóng từ 1980 tới 1987, trong năm 1980 là 217 NH và
năm 1987 đạt mức kỉ lục 1600 NH, tăng gấp 7 lần. Điều này kéo theo sự tăng
cường các hoạt động giám sát của các cơ quan quản lý NH tại Mỹ cả về quy
mô lẫn chất lượng.
Bảng 1.2.1A. Khoảng thời gian trung bình giữa các lần kiểm tra của cơ
quan giám sát đối với các NH được xếp hạng qua mô hình CAMEL

(đơn vị: ngày)
Năm
1979
1980
1981

Phân loại ngân hàng theo thang thang điểm CAMEL
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Tất cả các NH
392
456
493

396
460
482

338
402
342

285
312
279

257
286
236

379
450

472


1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994

459
500
620
761
845
754
615
562
463
420
409
400
380


446
450
499
596
656
597
497
487
436
412
396
379
357

321
309
327
369
407
386
376
373
331
323
319
296
296

262

261
303
324
363
354
339
324
303
286
291
286
279

249
243
270
284
313
284
315
296
270
273
278
232
245

434
436
480

564
609
556
477
466
411
385
373
363
354

Nguồn: FDIC, FRB, and OCC.

Từ bảng trên cho thấy từ 1980 tới 1986, khoảng thời gian trung bình giữa
các lần kiểm tra đối với một NH nói chung của cơ quan giám sát tăng từ 379
ngày tới 609 ngày. Trong đó, với các NH được xếp hạng cao (1 hoặc 2) con số
này tăng lên đáng kể, từ 392 ngày tới 845 ngày với NH xếp loại 1, 396 ngày
tới 656 ngày với NH xếp loại 2. Với các NH có mức xếp hạng thấp hơn, con
số này có tăng nhưng không nhiều.
Đạo luật UFIRS được chính sửa tiếp vào cuối năm 1996, và mô hình
CAMEL trở thành CAMELS, khi đưa thêm nhân tố S nhằm đánh giá thêm
mức độ nhạy cảm của ngân hàng với những rủi ro thị trường (chẳng hạn sự
biến động của lãi suất có mức độ ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đối với các
tổ chức tài chính). Do vậy, CAMEL(S) cho phép đánh giá toàn diện hơn tình
hình tài chính, tình hình quản lý, khả năng hoạt động, và mức độ tuân thủ luật
pháp. Điều này cho phép các nhà quản lý xác định những NH yếu kém trước
khi có bất kì sự đổ vỡ nào xảy ra, đồng thời có những hành động can thiệp kịp
thời.
Cuối năm 1996 cũng cho thấy sự thay đổi trong chính sách công bố thông
tin xếp hạng NH. Thay vì chỉ báo điểm xếp hạng tổng hợp cho NH được đánh



giá, các cơ quan giám sát phải thông báo thêm cả những điểm xếp hạng thành
phần cấu thành. Tuy nhiên, việc hé lộ thông tin xếp hạng ra ngoài công luận
vẫn còn bị ngăn cấm.
Tuy nhiên gần đây các nhà phân tích ở Mỹ đặt ra rất nhiều câu hỏi về tính
hiệu quả và khách quan trong việc áp dụng mô hình CAMEL để đánh giá và
xếp hạng NH, khi so sánh với các mô hình xếp hạng khác. Một số câu hỏi đã
được giải đáp, qua đó trở thành kinh nghiệm hữu ích cho các nước đi sau áp
dụng CAMEL như Việt Nam.Ví dụ, khi nói về“sức khỏe” của một NH nói
chung, trước đây vẫn còn nhiều tranh cãi về mức độ phản ánh rút ra từ kết quả
của mô hình CAMEL và kết quả của việc phân tích thông qua các yếu tố thị
trường. Nếu thị trường phản ánh những rủi ro mà NH gặp phải với kết quả tốt
hơn và chính xác hơn những gì rút ra từ mô hình CAMEL, các nhà quản lý
phải bổ sung thêm các yếu tố tác động của thị trường trong việc đánh giá và
xếp loại các NH. Để tìm ta được câu trả lời, người ta đem so sánh liệu kết quả
đánh giá và xếp hạng của mô hình CAMEL có dự đoán được những rủi ro NH
gặp phải trước khi các sự kiện rủi ro thực sự xảy ra trên thị trường hay không.
Cuối cùng, kết luận cho thấy CAMEL cho phép dự đoán các rủi ro NH gặp
phải trước một vài tháng so với việc dự đoán dựa theo các yếu tố thị trường
bên ngoài. (DeYoung và ctv , 1998)
Ngoài ra, việc đánh giá tình hình hoạt động của NH, khả năng thanh toán
nợ hoặc vỡ nợ ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm từ chính phủ mỗi
quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. Điều đó kéo theo việc sử dụng thường
xuyên hơn các chỉ số tài chính. Chẳng hạn, trong CAMEL người ta sử dụng
nhiều các chỉ tiêu tài chính có khả năng đánh giá tình hình tài chính của một
ngân hàng, năng lực quản trị, v.v. (YUE, 1992). Mặc dù việc sử dụng chúng
luôn được các nhà quản lý và các nhà giám sát đánh giá cao nhưng luôn có rất



nhiều ý kiến đối lập về vấn đề này. Bởi lẽ, các chỉ số tài chính luôn có những
giới hạn về phạm vi bản thân nó, khi đó việc tồn tại những khoảng trống trong
phân tích chắc chắn sẽ gặp phải, từ đó tạo ra cái nhìn hời hợt, không chính xác
về một vấn đề, hiện tượng. Ở đây chính là mối tương quan, thay thế giữa các
chỉ số tài chính trong một hệ thống chỉ tiêu như CAMEL.
Cuối cùng, việc công bố kết quả xếp hạng NH và các thông tin liên quan
cho tới nay vẫn đang là một chủ đề nóng tại Mỹ khi ngày càng có nhiều những
yêu cầu từ công luận, đặc biệt các nhà đầu tư, các nhà phân ích tài chính đòi
công khai một phần thông tin. Theo đó, các cơ quan chủ quản trong đó có
FDIC đã có những bước đi tích cực khi cho phép các NH công bố một phần
dữ liệu được sử dụng bởi các giám sát viên khi xếp hạng qua mô hình
CAMEL. ("Fixing FDICIA," Báo cáo thường niên 1997, The Region, tháng 3
1998). Tuy nhiên, việc công bố các thông tin xếp hạng ra bên ngoài khó có thể
thực hiện được, bởi lẽ nó tiềm ẩn một số nguy cơ tiềm tàng cho các NH bị
công bố như khiến các NH đó trở nên nhạy cảm với việc xếp hạng, do đó gây
bất lợi cho quá trình kiểm tra sau này.
Bài học kinh nghiệm của Mỹ:
Như đã đề cập ở trên, Mỹ là nước đầu tiên phát triển và ứng dụng mô hình
CAMEL trong việc đánh giá và xếp hạng các NH. Và cho tới nay, CAMEL
vẫn chứng tỏ là một công cụ giám sát hiệu quả và không thể thiếu trong hoạt
động giám sát NH tại Mỹ. Ngược lại, ở VN, mãi tới năm 2008,chúng ta mới
chính thức áp dụng mô hình này để đánh giá và xếp loại các NHTM. Và trong
tương lai, rất cần những lần bổ sung và chỉnh sửa nhằm nâng cao vai trò của
mô hình CAMEL trong việc giám sát các NH tại VN. Ở đây, chúng tôi cố
gắng so sánh mô hình áp dụng tại VN với một mô hình CAMEL tại Mỹ để tìm


ra những điểm khác nhau cơ bản, sau khi loại trừ đi các yếu tố bắt buộc một
mô hình CAMEL phải có.
Trong mô hình của Mỹ, một NH được đánh giá trên năm mặt: tính đầy đủ

của nguồn vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản trị, lợi nhuận và quản lý tài
sản nợ - có (ALM). Còn với mô hình của VN có 2 điểm khác biệt ở phần vốn
tự có và khả năng thanh khoản.
Về thang điểm xếp loại, ở mô hình CAMEL của Mỹ, các nhà giám sát sẽ
ấn định các mức xếp hạng từ 1 tới 5 cho các mặt được đánh giá nêu trên, rồi
tổng hợp lại để cân nhắc điểm xếp hạng cuối cùng cho mỗi NH. Thông
thường, các nhà giám sát ở Mỹ thường tự đưa ra quyết định chấm điểm cuối
cùng tùy vào kinh nghiệm của bản thân và đặt vào trong những trường hợp cụ
thể. Còn với mô hình CAMEL của VN lại được tính theo thang điểm 100,
điểm xếp hạng cuối cùng cho mỗi NH là tổng của 5 điểm thành phần. Sau đó
tùy vào số điểm NH đạt được, NH sẽ được xếp vào một trong 4 loại A, B,C,
hay D. Chẳng hạn NHTMCP xếp loại D có tổng số điểm dưới 50 điểm; hoặc
có tổng số điểm cao hơn 50 điểm nhưng có điểm số của ít nhất một chỉ tiêu
thấp hơn 45% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.
Về số các chỉ số tài chính được sử dụng trong mỗi mô hình, mô hình của
Mỹ chiếm ưu thế với 31 chỉ số, trong đó có 4 chỉ số chính và 27 chỉ số phụ,
còn với mô hình của VN là 11 chỉ số, nhưng không phân biệt rõ chính phụ.
Các chí số được sử dụng ở 2 mô hình khác nhau hoàn toàn. Cụ thể mô hình
VN đang sử dụng có nhiều nét tương đồng với các bản CAMEL được sử dụng
phổ biến ở các nước, và với bản CAMEL của Mỹ giai đoạn từ 1980 tới 1990 .
Điều này thể hiện qua các chỉ số tài chính rất phổ biến như tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu (CAR), tỷ lệ nợ xấu, khả năng thanh toán ngay (Tài sản “có” có thể
thanh toán ngay/ Tài sản “nợ” phải thanh toán ngay). Trong khi đó, mô hình


×