Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

ÁP DỤNG BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH TẠI HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.9 KB, 53 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2012

Tên công trình:
ÁP DỤNG BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH TẠI HÀ NỘI,
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn

HÀ NỘI, 2012


2

MỤC LỤC


3

DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU

Lời mở đầu
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu
nhập đời sống của người dân được nâng lên cùng với đó là sự gia tăng chóng
mặt của số lượng phương tiện đặc biệt ở các thành phố lớn. Trong khi đó,
theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện nay số lượng bãi đỗ xe
có giấy phép toàn thành phố chỉ đáp ứng được 8-10% nhu cầu người dân, dẫn


tới tình trạng thiếu bãi đỗ xe là vô cùng nghiêm trọng.
Giao thông tĩnh ở Hà Nội hiện nay đang là một bài toán khó và cần giải
quyết ngay. Hàng ngày, hàng giờ chúng ta vẫn thường xuyên được nghe
những thông tin về tình trạng tắc đường tại các tuyến phố trên địa bàn Hà Nội,
đặc biệt trong những giờ cao điểm. Và một trong những nguyên nhân gây ra
tình trạng đó là việc đỗ, dừng xe không đúng nơi quy định. Các điểm đỗ,
dừng xe được tận dụng ở mọi chỗ, mọi nơi: trên vỉa hè, lòng đường, công
viên… điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông nội đô và mỹ quan đô
thị.
Để khắc phục nguyên nhân đó, ngày 15/2/2012 Sở Giao thông Vận tải
Hà Nội đã chính thức triển khai thu hồi giấy phép trông giữ xe tại 262 tuyến
phố trong 9 quận nội thành. Sau một tuần cấm trông giữ phương tiện, nhiều
tuyến đường thông thoáng hơn trước, giao thông trên nhiều tuyến cũng dễ
dàng và thuận lợi hơn, nhưng rất nhiều vấn đề bất cập, khó khăn đang phát
sinh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội. Những


4

bất cập này là do Hà Nội chưa có phương án hợp lí cho vấn đề giao thông
tĩnh. Và một trong những giải pháp lâu dài để giải quyết thực trạng này là xây
dựng các bãi đỗ xe. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu đất cho việc xây dựng
bãi đỗ xe ngày càng tỏ ra không khả thi do giá đất rất cao, diện tích đất cho
các mục đích cấp bách khác cũng đang thiếu trầm trọng.
Hiện nay, để giải quyết vấn đề giống như các đô thị Việt Nam đang
phải đối mặt này, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng hệ thống bãi đỗ xe
thông minh, và đã trở thành phổ biến, không chỉ ở các nước Châu Á đất chật,
người đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore… mà còn ở những
nước Châu Âu và Mỹ. Cho đến nay ở Việt Nam mới chỉ có một bãi đỗ xe
thông minh được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, xu hướng Việt Nam sử dụng

bãi đỗ xe loại này là tất yếu do mật độ xe gia tăng nhanh hơn tốc độ phát triển
mặt bằng giao thông, dẫn đến nhu cầu cấp thiết phải có kế hoạch xây dựng
các bãi đỗ xe để tránh tình trạng ùn tắc giao thông do sử dụng mặt đường, hè
phố làm bãi đỗ xe.
Việc sử dụng bãi đỗ xe tự động trên địa bàn Hà Nội sẽ đem lại những lợi
ích gì và những khó khăn trong việc triển khai, xây dựng bãi đỗ xe loại này ra
sao? Để hiểu rõ hơn về điều này, nhóm nghiên cứu xin đề xuất đề tài: “Áp
dụng bãi đỗ xe thông minh tại Hà Nội, thực trạng và giải pháp” với mong
muốn làm rõ thực trạng của việc áp dụng bãi đỗ xe thông minh trên địa bàn
Hà Nội và từ đó đưa ra được những giải pháp mới cho bài toán về giao thông
thành phố.
Thực tế cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về bãi đỗ xe thông minh
đã làm rõ được đặc trưng kĩ thuật của bãi đỗ xe thông minh. Đứng trên góc độ
là những sinh viên khối ngành kinh tế, nhóm nghiên cứu xin tập trung vào
khía cạnh kinh tế- xã hội khi áp dụng bãi đỗ xe thông minh trên địa bàn Hà
Nội. Đặc biệt, đề tài của nhóm chú trọng vào đánh giá mức độ hài lòng của
những khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ trông giữ xe tại bãi đỗ xe thông


5

minh để từ đó có những giải pháp khả thi nhằm phát triển bãi đỗ xe thông
minh trên đại bàn Hà Nội. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Bãi đỗ xe thông minh
 Phạm vi nghiên cứu:
• Không gian: khu vực nội đô Hà Nội
• Thời gian: 2006- 2012
Phương pháp nghiên cứu
 Thu thập dữ liệu sơ cấp:

• Điều tra bằng bảng hỏi:
Nhóm nghiên cứu tiến hành cuộc điều tra “Đánh giá mức độ hài lòng
của khách hàng sử dụng dịch vụ bãi đỗ xe thông minh tại chung cư M5Nguyễn Chí Thanh”. Với quy mô mẫu là 120/500 khách hàng đã và đang
sử dụng dịch vụ bãi đỗ xe thông minh M5, nhóm nghiên cứu thu về được
98 phiếu, trong đó có 90 phiếu hợp lệ và 8 phiếu không hợp lệ.
• Tổng hợp, phân tích số liệu thống kê và các vấn đề liên quan
• Điều tra khảo sát thực tiễn các bãi đỗ xe trong địa bàn Hà Nội
 Thu thập dữ liệu thứ cấp
• Sách báo, thông tin trên các website,..
• Tham khảo một số đề tài nghiên cứu: Đề tài “Xây dựng quy trình công
nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật cho thống đỗ xe tự động tại Việt Nam” của
Công ty TNHH cơ khí và cầu trục NMC năm 2006
Mục đích nghiên cứu
• Phân tích tình hình các bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố Hà Nội để thấy
rõ thực trạng thiếu diện tích đỗ xe của thành phố.
• Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trong quy hoạch, xây dựng, và quản
lý bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố Hà Nội.


6

• Nghiên cứu thực trạng, đánh giá việc áp dụng và phát triển bãi đỗ xe
thông minh trên địa bàn Hà Nội


Tìm ra hạn chế, nguyên nhân của bãi đỗ xe thông minh và đề xuất giải
pháp nhằm phát triển mô hình này vào thực tiễn, góp phần giảm ùn tắc
giao thông ở Hà Nội.

Ý nghĩa thực tiễn

• Xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt bãi đỗ xe trên địa
bàn Hà Nội
• Xác định tính ưu việt, hạn chế và nguyên nhân trong việc áp dụng bãi
đỗ xe thông minh tại Hà Nội
• Đề xuất phương hướng giải pháp khắc phục
Ý nghĩa khoa học
• Phục vụ công tác nghiên cứu xã hội học đô thị
• Phục vụ cho ứng dụng khoa học vào thực tiễn
Kết cấu của bài nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Vấn đề chung về bãi đỗ xe thông minh
Chương 2: Thực trạng phát triển bãi đỗ xe thông minh trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp


7

Chương 1: VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH
1.1. Quan niệm bãi đỗ xe thông minh
Bãi đỗ xe (bãi để xe, bãi đậu xe hay bãi giữ xe): là một khu vực rộng lớn,
trống trải được quy hoạch, xây dựng để dành cho việc đỗ các loại xe (thông
thường là xe hơi). Thông thường, thuật ngữ này nói đến một khu vực chuyên
dụng đã được giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình kiên cố hoặc
bán kiên cố.
Bãi đỗ xe thông minh (bãi đỗ xe tự động): là bãi đỗ xe sử dụng hệ thống
thông tin điện tử và rô bốt để hoạt động( điều khiển xe ra vào) dưới sự trợ
giúp của con người; chủ phương tiện không phải lái xe vào vị trí mà công việc
này hoàn toàn do hệ thống rô bốt và hệ thống thông tin điều khiển tự động
thực hiện.
1.2. Đặc trưng của bãi đỗ xe thông minh
Bãi xe thông minh có những đặc điểm khác biệt hẳn so với bãi xe thông

thường như sau:
 Được thiết kế nhiều tầng
 Với cùng một sức chứa xe thì bãi đỗ xe thông minh tiêt kiệm diện tích
mặt bằng hơn rất nhiều so với bãi đỗ xe thông thường.
 Sử dụng hệ thống thông tin điện tử và rô bốt để hoạt động(điều khiển
xe ra vào) dưới sự trợ giúp của con người. Tuy nhiên số lượng nhân viên của
bãi đỗ xe thông minh ít hơn nhiều so với bãi đỗ xe thông thường. Điều này
làm cho thời gian chờ lấy gửi của bãi đỗ xe thông minh được rút ngắn đi rất
nhiều, chỉ còn 1,5 phút (trong khi bãi đỗ xe thông thường thì con số này là 1520 phút).
Để hiểu rõ hơn các đặc trưng của bãi đỗ xe thông minh, nhóm nghiên cứu
so sánh giữa bãi đỗ xe thông minh (đại diện bãi đỗ xe M5), bãi đỗ xe truyền
thống (đại diện bãi đỗ xe Định Công), bãi đỗ xe bán hiện đại (đại diện bãi đỗ
xe Keang Nam), với những tiêu chí được thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1. Bảng so sánh giữa các loại hình bãi đỗ xe


8

Bãi đỗ xe
Tiêu chí

truyền thống
(đại diện bãi
Định Công)

Vốn đầu tư (triệu
đồng)
Diện tích mặt bằng
(m2)
Năng lực sức chứa

(xe)
Diện tích mặt bằng
tính trên 1 xe (m2/xe)
Thiết kế

Nguyên lí hoạt động
Thời gian chờ đợi
(phút)
Giá vé/ tháng (nghìn
đông)

Bãi đỗ xe bán

Bãi đỗ xe thông

hiện đại (đại diện

minh (đại diện

bãi Keang Nam)

bãi M5)

200

28000

2000

1800


20

202

560

202

9,9

3,2

0,1

1 tầng nổi

Xoắn ốc, 8 tầng
nổi

5 tầng ngầm

Thủ công, tự di

Thủ công, tự di

chuyển

chuyển


15-20

10

1,5

900

900

1800

Rô bốt tự động

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng bãi đỗ xe thông minh
1.3.1. Môi trường chính sách, pháp luật:`
Ngày 6/2/2012 UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi Sở Giao
thông Vận tải cùng môt số đơn vị liên quan về việc cấm tổ chức trông giữ
phương tiện xe đạp, xe mô tô, ô tô trên vỉa hè, lòng đường. Ngày 15/2/2012
Sở Giao thông vận tải đã chính thức triển khai thu hồi giấy phép trông giữ xe
tại 262 tuyến phố trong 9 quận nội thành. Sau 1 tuần cấm trông giữ phương


9

tiện, nhiều tuyến đường thông thoáng hơn trước rất nhiều, giao thông trên
nhiều tuyến cũng dễ dàng và thuận lợi hơn. Tuy nhiên cũng có rất nhiều vấn
đề bất cập, khó khăn đang phát sinh. Với những tuyến phố cấm thì những
phương tiện giao thông của người dân, người buôn bán, khách du lịch,…sẽ để
ở đâu? Đây là câu hỏi lớn cho thành phố khi mà nhu cầu gửi xe của người dân

ngày càng cao, số lượng phương tiện ngày càng tăng, điểm đỗ, dừng xe ngày
càng thu hẹp, chưa có quy hoạch cụ thể, chi tiết, người dân phải mỏi mắt để
tìm bãi gửi xe. Diện tích đất nội đô dành cho bãi đỗ xe càng thu hẹp hơn trong
khi đó theo quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ xây
dựng về việc ban hành “ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây
dựng” thì diện tích tối thiểu cho một chỗ đỗ của một số phương tiện giao
thông là:
+ Xe ô-tô con:

25m2

+ Xe máy: 3m2
+ Xe đạp:

0,9m2

+ Ô-tô buýt: 40m2
+ Ô-tô tải: 30m2
Theo như quy định này thì cần phải có một quy mô bãi đỗ xe rất lớn,
tuy nhiên diện tích đất thì hạn hẹp. Bãi đỗ xe thông minh có thể giải quyết
được khó khăn này, đây chính là một lợi thế của bãi đỗ xe thông minh. Vì
vậy, chính sách này có tác động tích cực tới dự án.
Một thuận lợi nữa cho dự án bãi đỗ xe thông minh là theo “Kế hoạch
phát triển tới năm 2030 của Hà Nội”, thành phố sẽ tập trung đầu tư xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng đi trước một bước so với yêu cầu xây dựng, phát
triển Thủ đô. Thành phố sẽ phát triển mạnh hệ thống đường giao thông kết
nối lan tỏa từ trung tâm ra các vùng ngoại vi; hoàn thành xây dựng các tuyến
đường quốc lộ, đường cao tốc, đường xuyên tâm, đường vành đai nối Hà Nội



10

với các tỉnh và kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh. Hiện đại hóa
các tuyến đường trục giao thông chính của thành phố. Chính sách này ảnh
hưởng tới quyết định mua xe của người dân thủ đô. Những con đường rộng
rãi làm cho người dân không phải đắn đo về tình trạng tắc đường, mất thời
gian,...nếu sở hữu chiếc một chiếc xe ô tô. Hơn nữa giao thông thông thoáng
các phương tiện giao thông cũng di chuyển nhiều hơn, làm tăng cầu gửi xe.
Các chính sách pháp luật của nhà nước có ảnh hưởng tích cực tới dự án
bãi đỗ xe thông minh. Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế sau:
Đề án nghiên cứu sắp xếp mạng lưới đỗ xe, bãi đỗ xe công cộng trên
địa bàn thành phố đến năm 2020 Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa trình Uỷ
ban nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất xây dựng thí điểm 20 bãi đỗ xe cao
tầng cơ giới tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa. Theo
đó, từ năm 2011-2015 Thành phố kêu gọi đầu tư 9 điểm đỗ xe cao tầng cơ
giới, từ năm 2016-2020 kêu gọi xây dựng thêm 11 điểm đỗ, phát triển mạng
lưới giao thông tĩnh sẽ đáp ứng nhu cầu trước mắt và phù hợp với quy hoạch
chung xây dựng thành phố. Đề án này ảnh hưởng tới việc lựa chọn địa điểm
của dự án, những khu vực xây dựng bãi đỗ xe cao tầng sẽ đáp ứng được phần
nào nhu cầu gửi xe của người dân. Những khu vực này đầu tư bãi đỗ xe thông
minh là không hiệu quả.
Từ phía Nhà nước, chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với việc tư
nhân đầu tư bãi đỗ xe còn hạn chế. Đặc biệt là thủ tục hành chính quá rườm
rà, chậm trễ kéo dài khiến các nhà đầu tư thiệt hại nghiêm trọng. Đây là một
bất cập của dự án.
1.3.2. Môi trường kinh tế
Thu nhập
Môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới việc áp dụng bãi đỗ xe thông
minh thông qua yếu tố thu nhập của người dân. Thu nhập bình quân 1 nhân
khẩu ở Việt Nam được thể hiện ở bảng 2.



11

Bảng 2. Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng ở Việt Nam.
Đơn vị: nghìn đồng
Năm

2002

2004

2006

2008

2010

Cả nước

356,1

484,4

636,5

995,2

1387,2


Thành thị

622,1

815,4

1058,4

1605,2

2129,7

Nông thôn

275,1

378,1

505,7

762,2

1070,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày càng tăng cao, theo
thống kê từ Tổng cục Thống kê, thu nhập của người dân Việt Nam đã đạt
1387,2 nghìn đồng/người/tháng (năm 2010), tăng 39,4% so với năm 2008.
Đặc biệt thành phố Hà Nội, với mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng
chung của cả nước năm 2010 thu nhập trung bình đầu người đạt 36,5-37,5

triệu đồng (năm 2009 là 32 triệu đồng/năm). Và theo chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa
được Thủ tướng phê duyệt thì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
bình quân hàng năm 12 - 13% thời kỳ 2011 - 2020 và 9,5 - 10% thời kỳ 20212030. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người từ xấp xỉ 1.700
USD/người hiện nay lên khoảng 7.100 - 7.500 USD năm 2020 và năm 2030
đạt 16.000 - 17.000 USD. Sự gia tăng của thu nhập làm cho cuộc sống của
người dân được cải thiện và họ chi nhiều hơn đời sống, cho vật chất và các
dịch vụ hữu ích. Theo như thông kê năm 2010 mức chi tiêu của mỗi người
dân tăng 52,8% so với năm 2008. Mức chi tiêu này cho thấy người dân càng
ngày càng chi trả nhiều hơn cho đời sống, phương tiện đi lại với nhiều tính
năng như ô tô lại càng được người dân chú ý tới đặc biệt là những người có
thu nhập cao bởi họ có khả năng chi trả và những giá trị về hình ảnh, sự tiện
lợi là rất lớn. Dự báo giai đoạn 2010-2030, Hà Nội có khả năng sẽ phải đối


12

mặt với sự bùng nổ ô tô con cá nhân.Đây là một nhân tố rất thuận lợi cho dự
án.
Lãi suất:
Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư của các
doanh nghiệp. Mức lãi suất ảnh hưởng lớn tới chi phí vốn của dự án. Trong
quá trình hoạt động kinh doanh của mình doanh nghiệp không phải lúc nào
cũng tự chủ được nguồn vốn của mình, thường phải huy động vốn từ bên
ngoài. Đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam, việc huy động vốn lại thêm
phần khó khăn vì lãi suất cao khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận được
nguồn vốn từ ngân hàng. Lãi suất cao sẽ khiến cho chi phí kinh doanh của
doanh nghiệp tăng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình kinh doanh, qua đó ảnh
hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.
Lạm phát:

Theo công bố của Tổng cục Thống kê tỉ lệ lạm phát của nước ta năm
2011 là 18,58% tăng so với năm 2010 (11,75%). Nhóm hàng vật liệu xây
dựng, thiết bị có mức tăng giá đứng thứ 3 trong nhóm có mức tăng mạnh nhất.
Đây là một bất lợi cho dự án. Mức lạm phát cao đẩy giá các thiết bị, nguyên
liệu để xây dựng và vận hành dự án lên cao, đồng thời mức lạm phát cao cũng
kéo theo việc tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế giảm và mức chi tiêu của
người dân cũng giảm.
1.3.3. Môi trường văn hóa xã hội
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước.
Quy mô dân số Hà Nội rất lớn với khoảng 7 triệu người (2011). Lượng dân số
lớn này khiến cho nhu cầu về phương tiện của thành phố lớn. Cùng với đó, Hà
Nội là khu vực có lợi thế mạnh về kinh tế, khả năng tìm kiếm việc làm cao vì
vậy lượng người từ các tỉnh lẻ đổ về thành phố làm ăn là rất lớn, đặc biệt là
khu vực trung tâm thành phố. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, khu vực


13

nội đô Hà Nội chiếm tới 68% tổng số công việc của thành phố. Điều này
khiến cho lượng giao thông thành phố tăng lên đáng kể do lượng lao động tập
trung cao kéo theo lượng phương tiện từ các tỉnh lẻ vào thành phố cũng như
từ thành phố về các tỉnh lẻ lớn. Theo đó, bãi đỗ xe cho các phương tiện này
như thế nào là hợp lí?
Hà Nội có tổng số 1178 điểm đỗ, bãi đỗ xe có phép với tổng diện tích là
42,9 ha, chiếm khoảng 56,94 diện tích đất dành cho giao thông tĩnh. Mạng
lưới điểm, bãi đỗ xe công cộng phân bố không hợp lý, chất lượng thấp, số
lượng bãi đỗ xe mới chỉ đáp ứng 8-10% nhu cầu đỗ xe của tổng số phương
tiện giao thông hiện có. Chất lượng dịch vụ của các bãi đỗ xe cũng chưa được
chú trọng gây sự mất cảm tình cho người gửi. Hiện trạng “cầu lớn - cung
không đủ” đã khiến hàng loạt bãi trông giữ xe tự phát mọc lên. Sau đây là một

số trường hợp điển hình:
Tại khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, nhiều phần đất lưu không và
vỉa hè đang biến thành bãi đỗ xe khổng lồ. Xe xếp dọc hai bên đường Hoàng
Đạo Thúy, tràn lên vỉa hè chung cư, chật như nêm trong các phần đường nội
bộ, diện tích công cộng. Phía sau tòa chung cư 2F, N3A, N3B phần sân chơi
dành cho trẻ em từ lâu đã biến thành bãi đỗ xe do Xí nghiệp Quản lý dịch vụ
và Khai thác KĐT quản lý. Xe xếp chật cứng, chỉ còn một lối nhỏ dẫn vào
thang máy. Trên vỉa hè các tòa chung cư N5C, N6B, N6C, N6A, N6E…
thuộc Trung Hòa – Nhân Chính cũng kín đặc xe máy, ôtô. Dọc tuyến đường
Lê Văn Lương ôtô xếp dày đặc trên vỉa hè, chiếm hết lối đi,…
Có rất nhiều các bãi đỗ xe sai quy định, tự phát mọc lên ở các khu công
cộng như gầm cầu, sân chung cư, vỉa hè,..làm mất mỹ quan đô thị. Đây cũng
là nguyên nhân gây mất trật tự và ùn tắc giao thông.
Đồng thời những bãi đỗ xe tự phát này lại thường không thu giá vé theo
quy định của nhà nước, các khách hàng phải trả với mức giá “cắt cổ”. Chi phí


14

gửi xe lớn nhưng khách hàng vẫn không nhận được thái độ phục vụ tốt, thời
gian lấy gửi xe lâu, dễ bị mất trộm.
Bãi đỗ xe thông minh với diện tích mặt bề mặt nhỏ, sức chứa lớn có thể
khắc phục được tình trạng "khan hiếm" bãi đỗ xe mà không ảnh hưởng đến
mỹ quan cũng như cơ sở hạ tầng hiện tại của thành phố. Hệ thống tự động
giúp phục vụ khách hàng tốt nhất, khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng
dịch vụ này.
1.3.4. Môi trường khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ phát triển, các sản phẩm công nghệ ngày càng đa
dạng có nhiều tính năng vượt trội hơn, thông minh hơn. Bãi đỗ xe thông minh
cũng chính là một sản phẩm của công nghệ; hệ thống rô bốt tự động, mắt thần

rất thông minh giúp nhận dạng và đưa xe vào vị trí thích hợp và đưa ra chỉ
trong vài phút . Nó đem lại cho dự án một thế mạnh về sự mới mẻ hơn, vượt
trội hơn hẳn so với các loại hình bãi đỗ xe truyền thống.
Đồng thời sự phát triển của khoa học kĩ thuật cũng cho ra đời nhiều loại
xe mới hơn, kiểu dáng mẫu mã đẹp, tiết kiệm nhiên liệu, nhiều tính năng,…Và
sự tiến bộ về khoa học công nghệ cũng tạo lên nhiều nguyên vật liệu thay thế rẻ
hơn, làm giảm chi phí sản xuất,…Điều này làm cho những chiếc xe càng phù
hợp hơn với thu nhập của người dân Việt Nam. Họ sẵn sàng chi trả cho chiếc xe
mà họ ưa thích, đẩy mức cầu về bãi đỗ xe lên cao hơn.
Dưới đây là một số công nghệ vận chuyển của bãi đỗ xe thông minh
trên thế giới được thể hiện thông qua bảng 3.
Bảng 3. Một số công nghệ vận chuyển của bãi đỗ xe thông minh trên thế giới
Tên hệ thống

Đặc điểm


15

Hệ thống Elevator

-Nhà sản xuất: Simmatec, Hàn Quốc
-Vận chuyển xe ô tô bằng thang nâng
-Hệ thống được ưa chuộng nhất đối với chỗ để xe loại tháp
-Độ rung và tiếng ồn thấp
-Phù hợp với chỗ đỗ xe vừa và lớn

Hệ thống TDL

-Nhà sản xuất: Simmatec, Hàn Quốc


(Non- pallet)

-Thang nâng ô tô vận chuyển xe tới TDL
- Phù hợp khi có sự khác nhau về độ cao giữa tầng vào/ra
chính và vị trí đỗ xe
- Công suất chứa tốt nhất là dưới 110 xe cho mỗi hệ thống
-Có 3 loại thang nâng:
• Thang nâng dây xích: Sử dụng khi sự chênh lệch độ
cao dưới 8m
• Thang nâng dây: Sử dụng khi sự chênh lệch độ cao trên
8m
• Thang nâng xoay:
+Thang nâng chuyển động thẳng đứng, ngang, xoay
mỗi lần
+Có thể giữ xe ở phía trước trong cả việc lấy xe và đưa
xe ra

Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt
Để minh họa cho hệ thống vận chuyển tự động của bãi đỗ xe thông minh,
nhóm nghiên cứu xin đưa ra hình ảnh của hệ thống thang nâng TDL (hình 1).


16

Hình 1- Hệ thống thang nâng TDL
1.3.4. Cung cầu thị trường bãi đỗ xe
Hiện nay số lượng cũng như quy mô các bãi đỗ xe tại Hà Nội còn hạn
chế. Danh mục các bãi đỗ xe có khuôn viên chính thức trên địa bàn thành
phố Hà Nội được thể hiện ở bảng 4.



17

Bảng 4. Danh mục các bãi đỗ có khuôn viên, vị trí chính thức
TT

Tên bãi đỗ

Diện tích

Sức

(m2)

chứa

Vị trí

1 Mỹ Đình 1

79.000

2 Mỹ Đình 2

14.000

80

3 Kim Ngưu 1


21.917

80

4 Ngọc Khánh 1

16.500

300 Ngã tư Kim Mã Liễu Giai

5 Gia Thụy

12.933

180 Khu vực nút cầu Chui

6 Dịch Vọng

15.279

150 Đường Nguyễn Phong Sắc

7 Nhà chờ Kim Ngưu

4.000

120 Dưới cầu Mai Động

8 Nguyễn Công Hoan


1.384

63

9 Kim Liên

2.000

100 Phường Kim Liên

10 Nam Thăng Long

5.621

50

11 Mai Dịch

3.500

100 Gầm cầu vượt Mai Dịch

12 Hải Bối

20.000

160 Huyện Đông Anh

Tổng cộng


196.134

1.450 Trên đường Lê Đức Thọ
Trên đường Lê Đức Thọ
Khu vực Đền Lừ
Phường Hoàng Văn Thụ

Phường Ngọc Khánh

Trước nhà số 30 Phạm Văn Đồng

2.833
Nguồn: Sở Giao thông vận tải Hà Nội


18

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trên địa bàn thành
phố có khoảng 3,8 triệu xe máy, 1 triệu xe đạp, 300 xe xích lô và 370 nghìn
ôtô (chưa tính phương tiện vãng lai). Trong khi đó, hiện toàn thành phố có
gần 43 ha đất dành làm bãi đỗ xe, với 1.178 điểm bãi đỗ xe có giấy phép. Các
bãi đỗ, điểm đỗ này chỉ đáp ứng được 8 - 10% nhu cầu của tổng các phương
tiện hiện có. Như vậy, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh mới chỉ chiếm
khoảng 0,72% quỹ đất xây dựng đô thị (5.676 ha), nếu tính cho đất nội thị
(8.438 ha) thì chỉ chiếm 0,48%. Tỷ lệ đất dành cho giao thông này ở Hà Nội
là quá thấp so với tiêu chuẩn, trong khi tiêu chuẩn 22-24% thì ở Hà Nội chỉ là
8%; đất dành cho giao thông tĩnh theo tiêu chuẩn là 3-5% ở Hà Nội là 0.72%.
Những con số trên cho thấy cung về bãi đỗ xe tại thành phố đang nhỏ hơn cầu
rất nhiều. Tuy nhiên sự phát triển của kinh tế, kĩ thuật lại làm cho số lượng

phương tiện cá nhân tăng quá nhanh, tốc độ trung bình hàng năm là 10-15%.
Thống kê từ 1/5 số đăng ký mới xe ôtô của thành phố tăng từ 3.000 xe/tháng
lên 4.000 xe/tháng. Theo như con số này thì mỗi tháng, thành phố phải bổ
sung tới 100.000 m2 đất cho việc đỗ xe.
Trong khi Hà Nội vẫn thiếu diện tích cho điểm đỗ xe, thì thành phố lại
cắt giảm từ 152 điểm xuống còn 138 điểm. Quy chuẩn thế giới cũng được
thành phố "chuẩn hoá" theo chuẩn riêng của Hà Nội, mà đáng ra, cần tới 7%
diện tích cho điểm đỗ xe thì thành phố lại chỉ dành 0,45% diện tích. Sự gia
tăng nhanh chóng này càng làm tăng mức chênh lệch giữa cung và cầu, khả
năng đáp ứng nhu cầu bãi đỗ xe là 30-35%. Trước tình trạng này, Hà Nội đã
cho phép sử dụng lòng đường, vỉa hè làm bãi đỗ xe. Theo Quyết định
07/1998/QĐ-UB và Quyết định 20/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố
Hà Nội, hai quyết định này cho phép sử dụng hè phố, lề đường làm điểm
trông giữ xe khi được Sở Giao thông Vận tải cấp giấy phép sử dụng tạm thời.
Riêng công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội thuộc Transerco quản lý và khai
thác 138 điểm đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội thì chỉ có 8 bến


19

trong khuôn viên được quy hoạch xây dựng ổn định và có tới 130 điểm trên
hè, đường phố. Trong giai đoạn hiện nay với số lượng phương tiện cá nhân
tăng nhanh như vậy trong khi hệ thống hạ tầng giao thông không theo kịp mà
vẫn sử dụng hè phố, lòng đường làm bãi đỗ xe là hoàn toàn bất hợp lý.
Theo tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị, chiều rộng mỗi làn đường của
người đi bộ lấy trung bình là 0,75 mét. Khi đỗ dựng ngang xe máy trên vỉa hè,
tính trung bình chiều dài một hàng xe máy là 2 mét thì phép tính đơn giản cho
thấy hàng xe máy đã chiếm mất 2,7 lối đi của người đi bộ nghĩa là một hàng
xe máy dựng trên vỉa hè đã làm cản trở khoảng 2 nghìn người đi bộ trong 1
giờ. Cũng theo tiêu chuẩn thiết kế này, hệ số quy đổi các loại xe ra xe con

được tính: 1 xe đạp = 0,3 ôtô con, 1 xe máy = 0,25 ôtô con. Với lưu lượng
trung bình được lấy P = 1.600 xe con/làn/giờ, dễ thấy được rằng khi một ôtô
đỗ dọc trên lòng đường, đã gây cản trở khoảng 5 nghìn xe đạp/ giờ, hoặc
6.500 xe máy/ giờ, hoặc 1.600 ôtô. Những con số trên đây cho thấy việc để xe
trên vỉa hè và lòng đường gây cản trở các phương tiện lưu thông đến thế nào.
Việc sử dụng “cái để lưu thông” làm “cái để đỗ” là không hợp lý và sai với
nguyên lý thiết kế ban đầu. Đó chỉ là giải pháp tạm thời khi đường chưa quá
tải.
Xét trên khía cạnh bài toán kinh tế, theo quy hoạch mới của thành phố
Hà Nội có dự án bãi gửi xe ngầm ở phố Hàng Khoai (3.300 m 2, 3 tầng, mỗi
tầng đỗ cùng lúc 200 xe, vốn đầu tư 154 tỷ đồng), hay dự án bãi gửi xe ngầm
ở vườn hoa Chí Linh (12.000 m2, 3 tầng, mỗi tầng đỗ cùng lúc 570 xe, vốn
đầu tư 375 tỷ đồng) thì tính trung bình mất khoảng 32 triệu đồng/m 2 cho bãi
đỗ xe. Con số này rõ ràng thấp hơn nhiều so với chi phí làm 1m 2 đường đô thị
(chi phí cho việc giải phóng các nhà dân mặt phố là rất lớn). Hơn nữa bãi đỗ
xe có thể làm nhiều tầng, còn đường chỉ có thể làm tới 2 hoặc 3 tầng. Việc
cho phép đỗ xe ở lòng đường, vỉa hè là không còn hợp lý nữa.


20

Nói tóm lại, trên địa bàn Hà Nội hiện nay nhu cầu sử dụng phương tiện
ngày một tăng cao, kéo theo đó là nhu cầu về bãi đỗ xe cũng tăng. Tuy nhiên
thực tế cho thấy rằng quỹ đất dành cho bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố còn
rất hạn chế, số lượng và cả chất lượng bãi đỗ xe nhìn chung chưa đáp ứng
được nhu cầu của người dân. Và mô hình bãi đỗ xe thông minh (được vận
hành rất phổ biến trên thế giới) là rất cần thiết cho Hà Nội của chúng ta. Nó
đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu lớn, đồng thời lại rất tiện dụng, phù hợp
với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.4. Một số mô hình bãi đỗ xe thông minh trên thế giới và bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam
1.4.1. Một số mô hình bãi đỗ xe thông minh trên thế giới
Nước Nga thời gian gần đây xuất hiện nhiều dự án và các công trình khai
thác không gian ngầm như khai thác không gian ngầm dưới quảng trường
Manhez ở Matxcova hay các sảnh công trình tàu điện ngầm tại các ga Kurxk,
Kazan…một ví dụ như trong không gian ngầm được tạo nên với thể tích
120m2 tại ga Xtrogino có thể được bố trí các phòng nhiều tầng và các vị trí đỗ
của ô tô, còn trên khu vực cao độ phòng thu ngân kích thước khoảng 6000 m 3
có thể bố trí các công trình sinh hoạt văn hóa khác như cà phê, cửa hàng bách
hóa, phòng thợ, phòng video và phòng thể thao, quảng cáo.
Hệ thống đỗ xe dạng tầng và thang nâng di chuyển xếp được 108 xe
trên diện tích đất dành cho 18 xe, có thể lắp đặt ngầm dưới lòng đất của các
tòa nhà. Dưới đây là hình ảnh một số mô hình bãi đỗ xe thông minh của các
nước trên thế giới đã áp dụng và cho hiệu quả tích cực.


21

Hình 2- Mô hình bãi đỗ xe thông minh của Mỹ
Ở Mỹ khi số xe ô tô đạt tới 700 xe trên 1 nghìn dân nảy sinh các vấn đề
bức xúc không tiện nghi, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, vấn đề
điểm đỗ…các nhà quản lý đô thị ở Mỹ đã đưa ra những giải pháp cụ thể:
giảm số lượng xe con xuống dưới 600 xe trên 1 nghìn dân, đồng thời
những năm 70 của thế kỷ XX, do giá đất lên cao, các bãi đỗ ngoài trời
được thay thể bằng các bãi đỗ cao tầng hoặc ngầm dưới đất. Các bãi đỗ
này thường tận dụng kết hợp với các chức năng như văn phòng, khách sạn,
trung tâm thương mại…hệ thống bãi đỗ xe đã phát triển tới trình độ cao,
chủ yếu là các bãi đỗ cao tầng. Chi phí để thuê điểm đỗ xe nhiều khu vực
cao hơn nhiều so với giá thành của phương tiện. Đến nay theo thống kê
của Viện nghiên cứu bãi đỗ xe thế giới của Mỹ Internation Parking

Institute, loại hình dịch vụ kinh doanh bãi đậu xe tại Mỹ đang đóng góp
doanh thu hàng năm lên tới 26 tỷ USD.


22

Hình 3- Mô hình bãi đỗ xe thông minh của Pháp
Tại Pari (Pháp) một kế hoạch soạn thảo, theo đó chợ trung tâm Pari cũ
(trevo Pari) cần được chuyển sang đô thị ngầm với các tầng ngầm có chiều
sâu là 35m. Trong đó có xây dựng nhà để xe ngầm cao từ 3 đến 6 tầng cho
khoảng 800-1000 chỗ để xe với các ga dịch vụ kỹ thuật và trạm nạp nhiên
liệu. Tiếp giáp với nó là cửa hàng bách hóa tổng hợp 6 tầng. Nhà hàng quán
cà phê và các vị trí phân nhánh được bố trí dưới sân các tòa nhà hiện có trong
trung tâm đô thị.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc áp dụng mô hình
bãi đỗ xe thông minh
Với các mô hình bãi đỗ xe thông minh trên thế giới đã được áp dụng và
mang lại hiệu quả tích cực cả về khía cạnh tài chính và xã hội thì Việt Nam có
thể tin tưởng vào bãi đỗ xe thông minh- giải pháp cho giao thông đô thị.
Nhưng để làm được điều đó thì đòi hỏi các nhà quản lỹ vĩ mô phải có một quy
hoạch đồng bộ, khoa học. Vị trí đặt bãi đỗ xe thông minh cần tập trung mật độ
phương tiện cao, tuy nhiên chi phí thuê đất cũng phải tính toán hợp lý tránh
thiệt hại cho chủ đầu tư. Việc lựa chọn kết cấu bãi đỗ xe ngầm hay nổi trên
mặt đất, hình hộp đứng hay vòng xoáy trôn ốc… còn phụ thuộc vào từng vị trí


23

xây dựng cụ thể. Ngoài việc xây dựng bãi đỗ xe thông minh thì còn có thể xây
dựng thêm các công trình hỗ trợ để gia tăng giá trị, chẳng hạn như: trung tâm

thương mại, chợ (cửa hàng bách hóa), trung tâm dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng
ô tô- xe máy, quán cà phê,…Đặc biệt, do khí hậu Việt Nam nóng ẩm quanh
năm nên khi áp dụng công nghệ nước ngoài các nhà đầu tư cũng cần chú ý tới
các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao khả năng thích nghi của công nghệ với
điều kiện thời tiết trong nước.


24

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BÃI ĐỖ XE
THÔNG MINH TẠI HÀ NỘI
Bãi đỗ xe thông minh thường được xây dựng tại những nơi tập trung đông
dân cư, các thành phố lớn nơi mà người dân có thu nhập cao có nhu cầu cao
về bãi gửi xe trong khi diện tích hạn mặt bằng hạn hẹp không đáp ứng đủ
được nhu cầu.
II.1. Các dự án bãi đỗ xe thông minh chưa triển khai
Để góp phần giải quyết tình trạng thiếu bãi gửi xe trên địa bàn, thành
phố Hà Nội đã có nhiều dự án bãi đỗ xe thông minh. Tuy nhiên trong số đó có
một số dự án chưa triển khai, các dự án này được thể hiện qua bảng 5.
Bảng 5. Một số dự án bãi đỗ xe thông minh chưa triển khai trên địa bàn
thành phố Hà Nội
STT

Tên bãi đỗ xe (BĐX)

Diện tích, vốn đầu tư

1.

BĐX ngầm phố Hàng Khoai


3.300m2, 154 tỷ đồng

2.

BĐX vườn hoa Chí Linh

12.000m2, 375 tỷ đồng

3.

BĐX vườn hoa Hàng Đậu

11.500m2

4.

BĐX hồ Bụng Cá

20.450m2
Nguồn: Sở Giao thông vận tải Hà Nội

Dự án bãi đỗ xe ngầm tại phố hàng Khoai xây dựng 3 tầng ngầm với độ
sâu 13m. 3.300m2 đất quy hoạch đáp ứng nhu cầu cho khoảng 200 xe ô tô đỗ
cùng lúc, 154 tỉ đồng là tổng vốn đầu tư cho dự án.
Dự án bãi đỗ xe ngầm tại vườn hoa Chí Linh, với tổng diện tích quy hoạch
lớn gấp ba lần dự án phố Hàng Khoai (khoảng 12.000m 2). Công trình cũng
được xây dựng với 3 tầng ngầm (độ sâu 14m). Với diện tích quy hoạch như
vậy dự kiến có thể giải quyết được cho khoảng 570 xe đỗ cùng lúc. Tổng đầu
tư cho dự án là 375 tỉ đồng.



25

Dự án bãi đỗ xe ngầm ở vườn hoa Hàng Đậu, khu vực này có lưu lượng
giao thông lớn, nhưng thiếu trầm trọng vị trí đỗ. Dự án sẽ triển khai sau hai
dự án ngầm ở Hàng Khoai và vườn hoa Chí Linh. Tổng diện tích xây dựng
dưới vườn hoa sẽ là 11.500 m2, trong đó 3.500 m2 làm gara xe ô tô.
Dự án xây dựng bãi đỗ xe dưới long hồ Bụng Cá với quy mô 20450 m2.
Các dự án này khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần rất lớn vào việc giải quyết
tình trạng thiếu bãi gửi xe hiện tại của thành phố. Tuy nhiên trong quá trình
triển khai xây dựng còn vấp phải nhiều khó khăn: Vốn lớn là mối quan tâm
hàng đầu của các doanh nghiệp khi tiến hành triển khai thực hiện dự án. Các
dự bãi đỗ xe thông minh phải yêu cầu công nghệ hiện đại cùng với đó là kỹ
thuật xây dựng tương đối phức tạp và còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên hầu
hết phải nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài. Ví dụ điển hình, dự án bãi đậu
xe ở Hàng Khoai vốn đầu tư lên tới 154 tỷ, dự án ngầm ở vườn hoa Chí Linh
phải đầu tư mức vốn lên tới 375 tỷ. Với mức vốn đầu tư lớn như vậy phải rất
lâu doanh nghiệp mới có thể thu hồi, cùng với đó thủ tục hành chính còn
rườm rà. Theo như chia sẽ của chủ dự án đầu tư hồ Bụng Cá thì phải mất tới 7
năm công ty mới xin được giấy phép đầu tư làm cho tiến độ dự án bị chậm rất
nhiều; sự chậm trễ về thời gian sẽ đẩy mức vốn đầu tư cho các dự án tăng lên
theo thời gian do trượt giá, lạm phát,…
2.2 Thực trạng bãi đỗ thông minh tại Hà Nội đang hoạt động
Như đã trình bày ở phần mở đầu thì hiện nay ở Hà Nội mới áp dụng mô
hình bãi đỗ xe thông minh này duy nhất ở khu chung cư M5. Chính vì vậy để
làm rõ thực trạng bãi đỗ xe thông minh tại Hà Nội nhóm xin tập trung phân
tích về bãi đỗ xe M5.

2.2.1. Giới thiệu bãi đỗ xe thông minh M5



×