Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.83 KB, 65 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời nói đầu
Trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đã ra
nhập WTO thì việc phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng đô thị nói
riêng một cách đồng bộ, đạt trình độ tiên tiến, tiêu chuẩn hiện đại đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế- xã hội, vừa là điều kiện vừa là một nội dung cơ bản của sự nghiệp
CNH – HĐH đất nước và tạo cơ sở quan trọng cho sự nghiệp đổi mới và phát triển
bền vững nền kinh tế đất nước. Nó là động lực để phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế
quốc tế và rút ngắn khoảng cách với bên ngoài. Hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến và
đồng bộ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ,
làm giảm sự chênh lệch về mức sống và dân trí giữa các khu vực dân cư.
Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, dân số đô thị cũng tăng lên với tốc độ
chóng mặt, điều này sẽ đồng nghĩa với sự gia tăng các nhu cầu. Một trong những nhu
cầu đó là nhu cầu tiêu thụ nước sạch ở đô thị. Để giải quyết vấn đề trên thì yêu cầu
đặt ra là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước. Do vậy, vấn đề về vốn để đầu tư
cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là rất lớn, cần phải đa dạng hóa các nguồn vốn cho
việc đầu tư phát triển. Nhưng khi mà các nguồn vốn Ngân sách nhà nước, nguồn vốn
ưu đãi quốc tế như ODA có xu hướng giảm thì việc đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân
đang ngày càng trở nên có vai trò quan trọng hơn.Cũng là lý do vì sao em chọn đề
tài : “ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và
giải pháp”
Đề tài được trình bày trong 2 chương :
Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà
Nội
Chương 2: Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp
nước đô thị tại Hà Nội
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại
Hà Nội...............................................................................................................1


Chương 2: Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
cấp nước đô thị tại Hà Nội..............................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................3
Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng...............................4
cấp nước đô thị tại Hà Nội.............................................................................4
1.1. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, vai trò và mô hình cung cấp nước đô thị
điển hình:.............................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị:.......................4
1.1.1.1. Cơ sở hạ tầng:........................................................................4
1.1.1.2. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị:...............................................8
1.1.2. Vai trò của việc đầu tư phát triển cơ sở hạ cấp nước đô thị:......................8
1.1.3. Các mô hình cung cấp đô thị điển hình:...................................................11
1.2. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội:
............................................................................................................................11
1.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị:.....11
Khái niệm về đầu tư phát triển và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.....................16
1.2.2. Tốc độ tăng trưởng dân số của người dân Hà Nội trong những năm qua:
............................................................................................................................20
Thành phố Hà Nội được điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị quyết số
15/2008/QH12 ngày 29/05/2008 v/v “ điều chỉh địa giới thành phố Hà Nội và
một số tỉnh thành phố có liên quan”. Sau khi được điều chỉnh địa giới hành
chính, Hà Nội mới diện tích tự nhiên 334.470,02 ha với dân số là 6.232.940
người. Tổng số đơn vị hành chính của thủ đô Hà Nội mới bao gồm 29 đơn vị
cấp quận huyện trong đó có 9 quận 2 thành phố và 18 huyện với 577 đơn vị cấp
xã phường. .........................................................................................................20
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2.3. Tiêu chuẩn dùng nước, cấp nước và nhu cầu dùng nước của người dân Hà
Nội:.....................................................................................................................20
1.2.4. Tình hình cung cấp nước đô thị tại Hà Nội:.............................................20

1.3. Tình hình thực hiện tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô
thị tại Hà Nội:.....................................................................................................25
1.3.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội:..28
1.3.2.1. Tình hình thực hiện sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng cấp nước đô thị Hà Nội phân theo nguồn vốn :.........................30
1.3.2.2. Tình hình thực hiện sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng cấp nước đô thị Hà Nội phân theo dự án đầu tư :......................34
1.3.3. Đánh giá tình hình đầu tư đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước tại Hà
Nội:.....................................................................................................................39
1.3.3.1. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước:
...........................................................................................................39
1.3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân:......................................................46
Chương 2: Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
cấp nước đô thị tại Hà Nội............................................................................50
2.1. Phương hướng đầu tư phát triển cấp nước đô thị tại Hà Nội:................50
2.1.1. Cơ sở xác định phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước
đô thị tại Hà Nội:................................................................................................50
2.1.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước tại Hà Nội đến năm 2020:
............................................................................................................................50
2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển cấp nước đô thị tại
Hà Nội:...............................................................................................................55
2.2.1. Giải pháp về huy động vốn đầu tư..........................................................55
2.2.2. Giải pháp về sử dụng vốn.........................................................................56
2.2.3. Giải pháp về quản lý quá trình sử dụng vốn.............................................57
2.2.4. Giải pháp khác:.........................................................................................62
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 3 Lớp: Đầu tư 47B
LỜI NÓI ĐẦU
. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một quốc gia là một trong những vấn đề hàng đầu
mà nhà đầu tư quan từm khi quyết định thực hiện đầu tư.

Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam đú cỳ những
bước phỏt triển, đỏp ứng phần nào yờu cầu phỏt triển kinh tế xú hội nỳi chung và
khẳng định được vai trũ của lĩnh vực này đối với quỏ trỡnh thu hỳt vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài núi riờng
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của chúng ta đã
và đang bộc lộ hạn chế về nhiều mặt, chẳng hạn sự xuống cấp của hệ thống giao
thông đường bộ, đường sắt, phí bưu điện khá cao... Dẫn đến vai trò của lĩnh vực cơ
sở hạ tầng kỹ thuật bị suy giảm, xuất hiện nguy cơ về sự giảm sút của vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Xuất phát từ thực tiễn trên, với sự tìm hiểu và nghiên cứu của mình, hơn nữa
được hướng dẫn, giúp đỡ của em đã nhận thức được rõ vai trò và tầm quan trọng của
lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật với quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài . Đây là lý do em chọn đề tài:
"Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực
trạng và giải pháp "
Nhưng vì cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một khái niệm riêng bao gồm một hệ
thống các công trình như cấp điện, cấp nước, giao thông, nhà ở, thông tin liên
lạc...mà thời gian nghiên cứu hạn chế, nên em chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu một số bộ
phận như cấp điện, giao thông, thông tin liên lạc.
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 4 Lớp: Đầu tư 47B
Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
cấp nước đô thị tại Hà Nội
1.1. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, vai trò và mô hình cung cấp nước đô thị
điển hình:
1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị:
1.1.1.1. Cơ sở hạ tầng:
Khái niệm: Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức
năng phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất đã sống của dân cư, được bố trí trên một
phạm vi lãnh thổ nhất định.

Chúng ta có thể thấy có hai loại ý kiến khác nhau xuất phát từ hai quan niệm
theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp về cơ sở hạ tầng.
Theo nghĩa hẹp, cơ sở hạ tầng được hiểu là tập hợp các ngành phi sản xuất vật
chất thuộc lĩnh vực lưu thông bao gồm các công trình vật chất kỹ thuật phi sản xuất
và các tổ chức dịch vụ có chức năng bảo đảm những điều kiện chung cho sản xuất,
phục vụ những yêu cầu phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội, theo cách hiểu này
cơ sở hạ tầng chỉ bao gồm các công trình giao thông, cấp thoát nước, cung ứng điện,
hệ thống thông tin liên lạc…và các đơn vị bảo đảm duy trì các công trình này. Tuy
nhiên, quan niệm cơ sở hạ tầng theo nghĩa hẹp không cho chúng ta thấy mối quan hệ
hữu cơ giữa các bộ phận vốn không cùng tính chất nhưng lại có mối liên quan mật
thiết với nhau trong một hệ thống thống nhất.
Theo nghĩa rộng, cơ sở hạ tầng là tổng thể các công trình và nội dung hoạt động
có chức năng đảm bảo những điều kiện “ bên ngoài” cho việc sản xuất và sinh hoạt
của dân cư. Cơ sở hạ tầng là một phạm trù gần nghĩa với “môi trường kinh tế” bao
gồm các phân hệ : Phân hệ kỹ thuật: đường, giao thông, cầu cảng, sân bay, năng
lượng, bưu chính viễn thông…, phân hệ tài chính: hệ thống tài chính, tín dụng…,
phân hệ thiết chế: pháp luật…, phân hệ xã hội: giáo dục, y tế…. Theo cách hiểu này
thì cơ sở hạ tầng rất rộng, nó bao gồm toàn bộ khu vực dịch vụ. Theo nghĩa rộng thì
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 5 Lớp: Đầu tư 47B
cơ sở hạ tầng không có sự đồng nghĩa và lẫn lộn giữa phạm trù “ khu vực dịch vụ”
hoặc là “ môi trường kinh tế” bởi cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các khu vực kinh tế
khác nhau phát triển.
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tổng hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức
năng phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống của nhân dân, được bố trí trên phạm
vi lãnh thổ nhất định. Các công trình vật chất kỹ thuật ở đây rất đa dạng như các công
trình giao thông vận tải: đường xá, cầu cống, sân bay…; các công trình của ngành
bưu chính - viễn thông: hệ thống đường cáp quang, các trạm, vệ tinh…hay các công
trình của ngành điện:đường dây, nhà máy phát điện… Các công trình này có vị trí hết
sức quan trọng, nó phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động của xã hội.

Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển quá trình tiến hành các hoạt động chỉ
là sự kết hợp giản đơn giữa 3 yếu tố đó là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao
động chưa có sự tham gia của cơ sở hạ tầng. Nhưng khi lực lượng sản xuất đã phát
triển đến trình độ cao thì để sản xuất có hiệu quả cần có sự tham gia của cơ sở hạ
tầng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ gắn liền với cuộc cách mạng
công nghiệp từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Bên cạnh đó, chính vì sự phát triển mạnh mẽ
của cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà nó thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội từ
cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành phát triển cơ sở
hạ tầng ở giai đoạn 3. Giai đoạn vừa phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật vừa phát triển
cơ sở hạ tầng xã hội. Như vậy, khi khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng cao thì cơ
sở hạ tầng càng phát triển.
Phân loại cơ sở hạ tầng
Để có thể nhận biết và có biện pháp tạo lập vốn phù hợp đối với từng loại sơ sở
hạ tầng nhằm tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ
tầng, có thể phân chia cơ sở hạ tầng theo nhiều tiêu thức khác nhau:
 Theo tiêu thức ngành kinh tế quốc dân:
Dựa vào tiêu thức phân loại này, cơ sở hạ tầng được chia thành : Cơ sở hạ tầng
kinh tế : bao gồm cơ sở hạ tầng công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 6 Lớp: Đầu tư 47B
chính viễn thông…; Cơ sở hạ tầng xã hội: bao gồm cơ sở hạ tầng giáo dục đào tạo, y
tế, văn hoá, thể dục thể thao…
Theo đó, Cơ sở hạ tầng kinh tế là cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực kinh tế, đó là
hệ thống vật chất kỹ thuật cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế như
cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp, nông nghiệp, hệ thống giao thông vận tải;
mạng lưới chuyên tải và phân phối năng lượng điện; hệ thống công trình và phương
tiện thông tin liên lạc, bưu điện, viễn thông, cấp thoát nước…
Cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực xã hội ( Cơ sở hạ tầng xã hội) : Đó là toàn bộ hệ
thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động văn hoá, xã hội đảm bảo cho việc
thoả mãn và nâng cao trình độ dân trí, văn hoá tinh thần cho dân cư, cho quá trình tái

sản xuất sức lao động của xã hội như các cơ sở, thiết bị và công trình phục vụ giáo
dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, các cơ sỏ y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe…nó
thường gắn với đời sống của các điểm dân cư, góp phần ổn định nâng cao đời sống
dân cư trên lãnh thổ
Sự phân chia này chỉ là tương đối vì trên thực tế, ít loại cơ sở hạ tầng nào hoàn
toàn chỉ phục vụ kinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại. Chẳng hạn
như hệ thống mạng lưới điện mở rộng đến nông thôn, đến vùng sâu, vùng xa giúp
cho việc phát triển sản xuất nhưng đồng thời nó còn phục vụ cho đời sống, ở những
nơi có điện, người dân có thể sử dụng các phương tiện hiện đại như đài, ti vi… để
tiếp cận với những thông tin văn hóa xã hôi, nâng cao trình độ dân trí.
Sự phân chia này cho phép chúng ta xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của từng ngành cụ thể, đồng thời xác lập mối quan hệ liên kết và phối hợp
đồng bộ giữa các ngành trong quá trình xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư một
cách cân đối và hợp lý.
 Theo khu vực lãnh thổ:
Cơ sở hạ tầng ở mỗi ngành , mỗi lĩnh vực hoặc liên ngành, liên lĩnh vực hợp
thành một tổng thể hoạt động, phối hợp hài hòa nhằm phục vụ sự phát triển của tổng
thế kinh tế - xã hội-an ninh - quốc phòng trên từng vùng và cả nước. Sự phát triển
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 7 Lớp: Đầu tư 47B
kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên một vùng lãnh thổ có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Mà mỗi vùng lãnh thổ riêng biệt lại có cơ sở hạ tầng riêng biệt,
do đó phải có cơ sở hạ tầng phù hợp.
Theo tiêu thức phân loại này, Cơ sở hạ tầng được phân chia thành: Cơ sở hạ
tầng đô thị và Cơ sở hạ tầng nông thôn.
 Theo cấp quản lý và đối tượng quản lý
Căn cứ vào tiêu chí này, Cơ sở hạ tầng được chia thành : Hệ thống cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội do trung ương quản lý, hệ thống cơ sở hạ tầng do địa phương
quản lý
Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội do trung ương quản lý bao gồm những

tài sản quan trọng, có giá trị lớn, có chiến lược quốc gia gồm : hệ thống đường quốc
lộ, đường sắt, sân bay, bưu chính viễn thông, điện, các trung tâm y tế, giáo dục lớn

Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý, đó là những tài
sản được nhà nước giao cho địa phương quản lý như : đường giao thông liên tỉnh, các
trạm bơm tưới tiêu, hệ thống cơ sở vật chất các ngành giáo dục, y tế, văn hoá xã hội
của địa phương.
Cách phân loại này cho phép chúng ta xác định rõ trách nhiệm của từng cấp
chính quyền trong việc quản lý, khai thác và sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng.
Trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch huy động các nguồn vốn đầu tư theo quy hoạch,
kế hoach đã đề ra.
Xét ở góc độ nào thì cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố, một chỉ số của sự phát
triển. Hiện nay, xu thế hội nhập đang diễn ta mạnh mẽ thì tầm quan trọng của cơ sở
hạ tầng ngày càng tăng lên, cơ sở hạ tầng là nền tảng trong đó diễn ra các quá trình
phát triển mà thiếu nó ( ví dụ như: hệ thống thông tin viễn thông hiện đại, hệ thống
giao thông vận tải, văn hóa, xã hội…) thì sự phát triển khó có thể diễn ra trôi chảy.
Chính vì điều đó mà việc xây dựng cơ sở hạ tầng trở thành một nội dung quyết định
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 8 Lớp: Đầu tư 47B
của sự phát triển, nó đem lại sự thay đổi lớn về điều kiện vật chất của toàn bộ sinh
hoạt trong kinh tế xã hội.
1.1.1.2. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị:
Cơ sở hạ tầng cấp nước là một bộ phận cấu thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao
gồm một hệ thống các công trình kiến trúc và các phương tiện vật chất kỹ thuật mang
tính nền móng cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, có chức năng
phục vụ nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt của xã hội bao gồm hệ thống ống
dẫn, các trạm bơm, các nhà máy nước…cùng với các cơ sở vật chất khác phục vụ cho
người dân. Xét về phạm vi lãnh thổ, nó gồm có cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị và cơ
sở hạ tầng cấp nước nông thôn.
Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là một bộ phận cấu thành nên cơ sở hạ tầng cấp

nước. Nó bao gồm một hệ thống các công trình, nhà máy, đường ống, hệ thống ống
dẫn, các trạm bơm…cùng những cơ sở vật chất khác ( hệ thống máy đếm nước…)
phục vụ cho các đối tượng dân cư đô thị và đảm bảo cho họ được tham gia vào hệ
thống cấp nước đô thị hoạt động một cách an toàn, thông suốt và liên tục.
1.1.2. Vai trò của việc đầu tư phát triển cơ sở hạ cấp nước đô thị:
Nhu cầu nước sạch là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, trong quá
trình phát triển nhu cầu của con người như nhu cầu ăn, mặc, nhu cầu uống… Nước là
một nhu cầu thiết yếu của con người. Cơ thể con người chiếm tới 70% là nước. Con
người có thể sống một tuần mà không ăn nhưng không thể sống quá ba ngày nếu
không có nước uống. Vì vậy nước có thể coi là yếu tố không thể thiếu cho sự tồn tại
và phát triển của con người. Chỉ tiêu người dân được cung cấp nước sạch là một
trong các chỉ tiêu phản ánh mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống con người trong
quá trình phát triển.
Việt Nam hiện nay có 708 đô thị với dân số 21,59 triệu người ( chiếm 26,3%
dân số toàn quốc). Cơ sở hạ tầng cấp nước sạch sinh hoạt có vai trò quan trọng đối
với sự phát triển bền vững của thành phố Hà Nội.
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 9 Lớp: Đầu tư 47B
Trước hết để biết được vai trò của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, ta tìm hiểu thế
nào là nước sạch cũng như vai trò của nước sạch trong đời sống và trong sản xuất.
Nước sạch là nước phải trong, không có màu, không có mùi vị, không chứa các mầm
bệnh và các chất độc hại. Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt phải
đảm bảo theo quy chuẩn vệ sinh nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y Tế ban
hành( Theo quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/04/2002 của Bộ trưởng Bộ Y
Tế). Nước sạch phải đảm bảo chất lượng theo quy định trên toàn hệ thống từ sau
công trình xử lý đến người trực tiếp sử dụng
a/ Trong đời sống sinh hoạt cũng như trong sản xuất, nước sạch có vai trò vô
cùng quan trọng, nó đáp ứng nhu cầu số lượng và chất lượng cho sinh họat và sản
xuất
 Nhu cầu nước sạch trong đời sống sinh hoạt:

Nước là tài nguyên, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống con người. Không có
nước thì không có sự sống. Chúng ta cần nước cho sinh hoạt, bảo vệ sức khoẻ và vệ
sinh.
Nước sạch có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống của con người. Nó đáp
ứng nhu cầu cơ bản của con người : ăn, uống. Trong cơ thể con người chiếm tới 70%
là nước, chúng ta có thể không ăn trong một tuần nhưng không thể sống không quá
ba ngày mà không có nước. Hàng ngày mỗi người cần tối thiểu 60 – 80 lít, tối đa tới
150 – 200 lít nước dùng cho sinh hoạt ; riêng lượng nước ăn uống vào cơ thể ít nhất
cũng tới 1,5-2 lít mỗi ngày. Ngoài ra, nước dưới đất còn chứa 60 nguyên tố đa lượng,
vi lượng rất cần thiết cho sự sống.
 Nhu cầu nước sạch trong sản xuất:
Nước sạch không chỉ dùng trong ăn uống, sinh hoạt cho con người mà nó càn
rất cần cho sản xuất nông nghiệp (đảm bảo tưới tiêu nước đi đôi với cải tạo đất lầy
thụt, chua phèn, nhiễm mặn, bạc mầu, phục vụ thâm canh, tăng vụ), thuỷ sản, công
nghiệp (góp phần quan trọng, bảo đảm các điều kiện để phát triển ngành công nghiệp
với nhịp độ cao, mở rộng quy mô và phân bố lại các lĩnh vực sản xuất, chuyển dịch
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 10 Lớp: Đầu tư 47B
cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại), du lịch và các ngành kinh tế khác. Nước còn cần
cho phát triển thuỷ điện và giao thông thuỷ.
 Xu hướng sử dụng nước sạch trong quá trình CNH – HĐH:
Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, theo cùng tốc độ đó thì dân cư đô thị
ngày một tăng lên. Mặc dù tốc độ tăng dân số tự nhiên ở các vùng đô thị thấp hơn so
với ở nông thôn nhưng tốc độ tăng dân số cơ học của các vùng đô thị lại cao hơn, do
một bộ phận dân số chuyển từ các vùng nông thôn ra thành thị tìm việc làm. Do đó
đòi hỏi nhu cầu về hệ thống cấp nước ngày càng cấp thiết.
Thực tế cho chúng ta thấy, dân cư đô thị có nhu cầu chất lượng cao hơn những
vùng khác. Sở dĩ có những điều đó là do dân cư đô thị có mức sống cao hơn so với
dân cư khu vực nông thôn, do đó đòi hỏi về nước sạch cũng như mức độ sẵn sàng chi
trả cho dịch vụ nước sạch của dân cư đô thị so với dân cư nông thôn cũng cao hơn.

 Cơ sơ hạ tầng phát triển sẽ đảm bảo đáp ứng đủ và trên quy mô rộng
cho các nhu cầu khác:
Việc phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ dựa trên cơ sở quy hoạch tổng
thể, quy hoạch đô thị và cơ sở hạ tầng đô thị sẽ góp phần giảm thiểu chi phí cho
người tiêu dùng cũng như chi phí cho nhà kinh doanh nước sạch.
b/ Cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng cấp nước nói riêng phát triển là yếu
tố cần thiết tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư phát
triển:
Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là điều kiện cho quá trình hình thành và phát
triển đô thị. Nó là một trong những yếu tố cấu thành cơ sở hạ tầng đô thị , cung cấp
những dịch vụ cơ bản, thiết yếu nhất cho các đô thị và phản ánh trình độ phát triển
của từng đô thị, trình độ văn minh của đô thị
Có thể nói, đối với các đô thị thì cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị còn được coi là
bộ mặt của đô thị, hơn thế nữa nó còn là bộ mặt của đất nước. Do vậy chúng ta không
thể không quan tâm đến cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 11 Lớp: Đầu tư 47B
Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là một trong những cơ sở hạ tầng rất quan trọng,
đáp ứng nhu cầu cần thiết của đời sống hàng ngày, quyết định việc đảm bảo chất
lượng vệ sinh môi trường sống cho người dân và góp phần tích cực phát triển và hiện
đại hoá đô thị.
1.1.3. Các mô hình cung cấp đô thị điển hình:
Hiện nay, tổng công suất thiết kế của các nhà máy xử lý nước trog toàn công ty là
68.900 m³/ng.đ bao gồm:
- Địa bàn thành phố Hải Dương, công suất thiết kế 49.000 m³/ng.đ.
+ XNSX nước Cẩm Thượng (nước mặt): 35.000m³/ng.đ
+ XNSX nước Việt Hà (nước ngầm):14.000m³/ng.đ
- Địa bàn thị trấn, thị tứ các huyện, công suất thiết kế : 19.000m³/ng.đ\
Hiện nay, công ty đang triển khai các dự án cấp nước cho 5 thị trấn còn lại của
tỉnh, công suất thiết kế ³³²²

1.2. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội:
1.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị:
Nhu cầu tiêu thụ nước sạch trên địa bàn Hà Nội phục vụ được dự báo trên cơ sở
các nhân tố dự báo về dân số, các mục tiêu như định mức tiêu thụ nước, nhu cầu
nước sinh hoạt, thất thoát cơ học và các nhân tố khác.
Dự báo dân số Hà Nội đến năm 2020 là khoảng 4,8 triệu người (bảng 1.1),
trong đó số dân trong phạm vi cấp nước đô thị là 4,044 triệu người. Trong khi đó, dự
báo dân số đô thị trong Điều chỉnh Quy hoạch chung năm 1998 là 2,5 triệu người và
con số này cũng đã được lấy làm cơ sở cho dự báo của Quyết định số 50. Nhu cầu
nước đến năm 2020 được dự báo vào khoảng 1,690 triệu m
3
/ngđ, cao hơn 19% so với dự
báo của Quyết định số 50 là 1,419 triệu m3/ngđ.
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 12 Lớp: Đầu tư 47B
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 13 Lớp: Đầu tư 47B
Bảng 1.1 : Dự báo dân số Hà Nội đến năm 2020
Đơn vị: Nghìn tỷ
2003 Dự báo đến năm 2020
Dân số Xu hướng QHTT 1998 Đề xuất
TP Hà Nội 3,008 4,899 3,579 4,800
Nội thành cũ 1,053 1,390 785 950
Ba Đình 221 340 130 250
Hoàn Kiếm 175 193 130 140
Hai Bà Trưng 301 399 270 280
Đống Đa 358 458 255 280
Nội thành mới 827 1,750 1,001 1,250
Tây Hồ 102 316 120 150
Thanh Xuân 185 322 180 250

Cầu Giấy 158 335 203 250
Hoàng Mai 209 499 203 300
Long Biên 172 278 295 300
Ngoại thành 1127 1759 1793 2600
Từ Liêm 239 619 207 800
Thanh Trì 154 220 189 250
Sóc Sơn 259 309 258 350
Đông Anh 276 333 826 900
Gia Lâm 201 278 313 300
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 14 Lớp: Đầu tư 47B
Nhu cầu tiêu thụ :
Dự báo tổng nhu cầu nước sạch năm 2010 ước tính khoảng 1,13 triệu m
3
/ngđ và
năm 2020 là khoảng 1,69 triệu m
3
/ngđ. Nhu cầu tiêu thụ nước được tính toán cho ba
khu vực chính là Tây Nam Hà Nội (hữu ngạn sông Hồng), Đông Nam Hà Nội (tả
ngạn sông Hồng và Gia Lâm) và Bắc Hà Nội (tả ngạn sông Hồng, Đông Anh, Sóc
Sơn). Trong tổng nhu cầu nước năm 2020, 67% nhu cầu nước tập trung tại Tây Nam
Hà Nội, 16% tại Đông Nam Hà Nội và 17% sẽ tập trung tại Bắc Hà Nội.
Bảng 1.2 : Nhu cầu nước đô thị phân theo khu vực địa lý
đơn vị : 1000 m
3
/ngđ
Khu vực 2003 2020
Nam Hà Nội 631 1.402,7
Bắc Hà Nội 137 287,3

Tổng số 768 1.690
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Tỷ lệ nhu cầu người dân phía Nam Hà Nội là 80% trong năm 2003, phía bắc
Hà Nội nhu cầu sử dụng nước chỉ chiếm 20%, theo địh hướng phát triên vùng và dân
cư dự tính năm 2020 nhu cầu sử dụng nước phía Nam Hà Nội cao là 83% và ở phía
Bắc Hà Nội có 17%. Chứng tỏ rằng trong tương lai vẫn tập trug dân cư, xí nghiệp,
nhà máy ở phía Nam Hà Nội.
Bảng 1.3 : Tỷ lệ cấp nước
Đơn vị : %
Phân vùng 2005 2010 2015 2020
Đô thị 100 100 100 100
Ngoại thành 70 85 90 95
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 15 Lớp: Đầu tư 47B
Chủ trương đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng cấp
nước đô thị.
Đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là
chủ trương được triển khai dựa trên những căn cứ khoa học và khách quan. Điều đó
được phân tích dựa trên những góc độ sau:
 Xét dưới góc độ sở hữu :
Như trên đã trình bày, sản phẩm của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là hàng hóa
công cộng. Mà hàng hóa công cộng cũng như hàng hoá thông thường, cũng có thể
tách ra thành quá trình sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên hàng hóa công cộng khác
hàng hóa thông thường ở chỗ, hàng hóa thông thường được sản xuất để cá nhân tiêu
dùng, còn hàng hóa công cộng được sản xuất ra cho cả cộng đồng sử dụng. Hàng
hóa thông thường được sản xuất ra sau đó đem bán ra thị trường trao đổi nhằm kiếm
lợi nhuận, phần lợi nhuận này lại được dùng để quay vòng sản xuất hay tái sản xuất
mở rộng. Còn với hàng hóa công cộng, không thể bán ngay được mà để phục vụ
chung cho cộng đồng. Chính vì vậy, nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô

thị chủ yếu là từ nguồn tài chính công và từ sự đóng góp của xã hội hay nói cách
khác là sự đa dạng hóa nguồn vốn trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.
 Xét dưới góc độ sử dụng:
Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị có đặc điểm là được sử dụng chung, phục vụ cho
sinh hoạt và sản xuất của người dân khu vực đô thị. Do vậy, dẫn đến mâu thuẫn đó
là: Ai là việc khơi mào đầu tư, bỏ vốn, sửa chữa, quản lý... điều đó sẽ phức tạp nếu
không giải thoát bằng một biện pháp có tính nguyên tắc đó là : cả xã hội tham gia đầu
tư và cộng đồng sử dụng.
 Xét về khả năng huy động vốn :
Trong năm 2005, trong số vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
thì 30% nguồn vốn Ngân sách và gần 40% vốn ODA còn lại là một lượng lớn nguồn
vốn được huy động từ các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong nước và ngoài
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 16 Lớp: Đầu tư 47B
nước, như vậy trên thực tế cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đã thu hút được toàn xã hội
tham gia. Cho dù tiếp cận theo cách nào đi chăng nữa thì cũng có thể khẳng định
rằng, muốn xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị một cách nhanh chóng thì phải có
sự góp sức của cả xã hội
 Xét về khía cạnh công bằng trong nghĩa vụ và quyền lợi của người dân:
Trong thời gian vừa qua, việc xây dựng và hưởng thụ cơ sở hạ tầng cấp nước ở
hai khu vực đô thị và nông thôn có sự khác biệt rất lớn. Các cơ sở hạ tầng cấp nước
đô thị được xây dựng với quy mô lớn, hiện đại, ở nông thôn thì các công trình này
thường có quy mô nhỏ hơn đặc biệt là các vùng miền núi. Nguồn vốn đầu tư cho phát
triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thường là vốn Ngân sách nhà nước, còn cơ sở hạ
tầng cấp nước nông thôn thì thường được huy động từ người dân, người dân ở khu
vực thành thị thường không phải đóng góp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước
mà họ chỉ việc đóng góp cho khối lượng nước mà mình sử dụng, người dân ở khu
vực nông thôn ngoài việc đóng góp cho khối lượng nước mà mình sử dụng phải bỏ ra
tiền bạc, công sức để xây dựng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là việc huy động vốn và đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước phải đảm bảo được sự công bằng xã hội

Khái niệm về đầu tư phát triển và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Khái niệm về đầu tư phát triển
Đầu tư là một hoạt động cơ bản tồn tại tất yếu và nó có vai trò quan trọng trong
bất kì nền kinh tế xã hội nào. Nói về khái niệm đầu tư, có rất nhiều cách tiếp cận
khác nhau.
Theo nghĩa rộng, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai
lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động hay công
nghệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm của các tài sản tài chính : tiền vốn; tài
sản vật chất: nhà máy, đường sá, các của cải vật chất khác…; tài sản trí tuệ : trình độ
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 17 Lớp: Đầu tư 47B
văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm
việc với năng suất cao hơn cho xã hội
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực
hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
Như vậy, xét theo bản chất có thể chia hoạt động đầu tư trong nền kinh tế ra
làm 3 loại : Đầu tư tài chính là hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận trực tiếp cho
người bỏ tiền ra để cho vay hay mua bán các chứng chỉ có gia mà không tạo ra tài sản
mới cho nền kinh tế. Đầu tư thương mại đây là hình thức mà nhà đầu tư bỏ tiền ra để
mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi
mua và khi bán.
Trong đó, đầu tư phát triển tài sản vật chất là hình thức đầu tư mà các nhà đầu
tư bỏ tiền và tài sản để tiến hành các hoạt động nhằm duy trì và tạo ra tài sản mới cho
nền kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên việc làm, nâng
cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Trong đầu tư tài sản vật chất, có đầu tư
các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc, thông tin, dịch vụ tài chính, tạo nền
tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội ; đầu tư sức lao động bao gồm đầu tư công

sức và đầu tư trí tuệ của người lao động.
Đầu tư phát triển là một chuỗi các hoạt động chi tiêu, hao phí các nguồn lực :
nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất đất đai, máy móc, thiết bị, nguyên nhiện vật
liệu… nguồn lực lao động và trí tuệ.
Phương thức tiến hành các hoạt động đầu tư : xây dựng mới, sửa chữa nhà cửa
và cấu trúc hạ tầng. mua sắm máy móc thiết bị và lắp đặt…, bồi dưỡng, đào tạo
nguồn nhân lực…
Kết quả đầu tư : hoạt động đầu tư không chỉ mang lại lợi ích cho chủ đầu tư nói
riêng : doanh thu, lợi nhuận… mà còn đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Đầu tư được
tiến hành trong hiện tại và kết quả của nó được thu về trong tương lai.
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 18 Lớp: Đầu tư 47B
Từ những khái niệm về đầu tư phát triển ở trên thì đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội là bỏ ra một lượng tiền vào việc tạo mới hay tăng cường cơ sở
vật chất, các điều kiện kỹ thuật, phương tiện, thiết chế, tổ chức làm nền tảng cho kinh
tế - xã hội phát triển.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
Như đã nêu ở trên, đầu tư phát triển là khái niệm rất rộng, trong phạm vi nghiên
cứu của luận văn em xin tập trung đi sâu vào nghiên cứu đầu tư về vốn để tăng thêm
tài sản vật chất cho phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là hình thức đầu tư cho việc
khôi phục, nâng cấp, bảo dưỡng hay xây dựng mới các nhà máy nước, hệ thống
đường ống và năng lực cấp nước cho người dân nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và
sản xuất cho người dân ở khu vực đô thị
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là một hoạt đồng đầu tư phát
triển của Nhà nước, của các đơn vị kinh tế tư nhân hay của các địa phương vào các
công trình cấp nước
Như vậy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị bao gồm:
- Đầu tư xây dựng cơ bản: là các khỏan đầu tư làm mới, mở rộng, cải tạo và
nâng cấp các nhà máy nước, hệ thống đường ống… khoản đầu tư này làm tăng năng

lực cấp nước cho người dân
- Đầu tư (chi) thường xuyên : là đầu tư cho công tác duy trì, bảo dưỡng hệ
thống cấp nước… tuy không làm gia tăng năng lực cấp nước nhưng nó giúp phục hồi
năng lực đã mất do tình trạng xuống cấp của hệ thống ống dẫn…
Đặc điểm của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp
nước đô thị nói riêng (là ngành sản xuất đặc biệt ), do nó có những đặc điểm khác với
các ngành sản xuất vật chất khác. Đó là :
 Đặc điểm về vốn và sử dụng vốn cho đầu tư CSHT cấp nước đô thị:
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 19 Lớp: Đầu tư 47B
So với đầu tư vào cơ sở hạ tầng khác ( Ví dụ như : hệ thống giao thông đường
bộ, đường sắt… đầu tư vào hệ thống cấp nước có nhu cầu vốn không lớn song vốn
thường sử dụng không tập trung.
Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống cấp nước tập trung chủ yêu vào các nhà máy
lọc nước, các công nghệ xử lý nước, hệ thống đường dẫn…mà khi đầu tư vào đây thì
có đặc điểm là vốn được đầu tư rộng khắp, từ nơi xử lý nước đến hộ tiêu dùng có
một khoảng cách rất xa.
 Đặc điểm về hình thức đầu tư
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ở đây đầu tư để duy trì năng lực hoạt
động và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ nước, đầu tư mở rộng mạng lưới cung
cấp, đầu tư nâng cao năng lực hoạt động, đầu tư tạo nguồn nước đảm bảo chất lượng
cung cấp nước…do vậy cần phải đa dạng hóa các hình thức đầu tư.
 Hiệu quả đầu tư gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành nước
Nếu ngành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khi đó chi phí hoạt động ngành
thấp, hay chi phí của các đối tượng sử dụng nước thấp cũng như lợi nhuận kinh
doanh của ngành tăng, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế
Hiệu quả đầu tư ở đây còn được biểu hiện ở số lượng và chất lượng dịch vụ.
Chất lượng và số lượng dịch vụ ở đây phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có cả yếu tố chủ
quan và yếu tố khách quan. Yếu tố chủ quan ở đây xuất phát từ chính doanh nghiệp

cung cấp dịch vụ nước; yếu tố khách quan xuất phát từ tính đồng bộ trong công tác
quy hoạch nước, thái độ của đối tượng sử dụng nước…
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 20 Lớp: Đầu tư 47B
1.2.2. Tốc độ tăng trưởng dân số của người dân Hà Nội trong những năm qua:
Thành phố Hà Nội được điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị quyết số
15/2008/QH12 ngày 29/05/2008 v/v “ điều chỉh địa giới thành phố Hà Nội và một số
tỉnh thành phố có liên quan”. Sau khi được điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội
mới diện tích tự nhiên 334.470,02 ha với dân số là 6.232.940 người. Tổng số đơn vị
hành chính của thủ đô Hà Nội mới bao gồm 29 đơn vị cấp quận huyện trong đó có 9
quận 2 thành phố và 18 huyện với 577 đơn vị cấp xã phường.
1.2.3. Tiêu chuẩn dùng nước, cấp nước và nhu cầu dùng nước của người dân Hà
Nội:
+ Hiện nay thành phố có 11 nhà máy nước lớn, năm 2001 nhà máy nước Cáo
Đỉnh công suất 30.000m³/ng đưa vào hoạt động nâng tổng công suất nhà máy nước
lên 460.000m³/ng² phục vụ các quận nội thành
+ Đáp ứng nhu cầu cấp ước của nhà máy nước mặt như sau:
- Giai đoạn 1: Trục đường Nam Thăng Long và vành đai 3 của thành phố cấp bổ sug
nước cho các quận huện nội thành (chủ yếu các quận như: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu
Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng) và cấp cho các huyện Từ Liêm, Thanh Trì.
- Giai đoạn 2: Theo vành đai 4 của thành phố cấp cho các khu vực phát triển giữa
vành đai 3 và 4 thành phố khu vực phía bắc sông Hồng.
1.2.4. Tình hình cung cấp nước đô thị tại Hà Nội:
Cấp nước đô thị:
Hầu hết dân đô thị như: thành phố Hà Nội, các thị xã Hà Đông, Sơn Tây, Bắc
Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Yên, Phúc Yên đã có hệ thống cấp nước sạch tập trung. Công
suất khai thác còn hạn chế so với nhu cầu sử dụng của người dân, chỉ đạt 45% dân đô
thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn cấp nước của toàn vùng từ 80-
120lít/người/ngày. Hệ thống mạng lưới đường ống chưa được phủ đầy đủ đến các
khu vực dân sinh sống.

Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 21 Lớp: Đầu tư 47B
Về nguồn nước, hiện nay nguồn nước khai thác chủ yếu là nguồn nước ngầm,
một số thị xã khai thác kết hợp nguồn nước ngầm và nước mặt. Chất lượng nước một
số đô thị còn chưa được đảm bảo, có khu vực chưa được khử trùng trước khi phát
vào mạng phân phối. Tỷ lệ nước bị hao hụt, rò rỉ còn khá cao ảnh hưởng đến hiệu
quả cấp nước.
Bảng 1.8: Hiện trạng nhu cầu dùng nước các đô thị vùng Hà Nội
TT Tên khu vực Nguồn nước
Công suất khai
thác (m
3
/ngđ)
1 Thành phố Hà Nội Ngầm 558.000
- Phía Nam sông Hồng Ngầm 488.000
- Phía Bắc sông Hồng Ngầm 70.000
2 Tỉnh Hà Tây Ngầm 40.000
- Hà Đông Ngầm 20.000
- Sơn Tây Ngầm 20.000
3 Tỉnh Bắc Ninh Ngầm 11.000
4 Tỉnh Hưng Yên Ngầm 10.600
5 Tỉnh Vĩnh Phúc Mặt + ngầm 32.200
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Cấp nước ngoại thành::
Kể từ khi có quyết định 237/1998/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
đến nay nước sạch nông thôn đã được cải tạo theo chiều hướng tích cực trong toàn
quốc nói chung và vùng Hà Nội nói riêng.
Ngoài những khu vực dân cư được cấp nước bởi hệ thống cấp nước tập trung,
người dân sống trong khu vực hầu hết đã khoan giếng, đào giếng để sử dụng làm

Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 22 Lớp: Đầu tư 47B
nước sinh hoạt. Tuy nhiên các loại giếng khoan, giếng đào hầu hết chưa đúng quy
cách kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng nước khai thác. Ngoài ra dân các vùng
nông thôn xây dựng bể chứa nước mưa để trữ nước phục vụ cho ăn uống, xây dựng
hệ thống nước tự chảy.
Tỷ lệ người dân được cấp nước sạch ngày một tăng, bình quân đạt 51% nâng tỷ
lệ người dân được cấp nước sạch lên 3,52 triệu người. Tuy nhiên, lại có sự chênh
lệch đáng kể giữa các vùng, tỉnh, đặc biệt là các tỉnh gặp khó khăn cả về điều kiện tự
nhiên lẫn kinh tế xã hội có tỷ lệ dân cư được cấp nước thấp dưới 60% như các tỉnh
Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên.
Việc cấp nước sạch cho dân cư nông thôn trong cả nước nói chung và các tỉnh
thuộc vùng Hà Nội nói riêng còn là một vấn đề đang bức xúc để đáp ứng sự gia tăng
dân số, phát triển kinh tế và nhu cầu dùng nước ngày càng tăng.
Bảng 1.9: Kết quả thực hiện mục tiêu cấp nước sạch chương trình mục tiêu
quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường các tỉnh thuộc vùng Hà Nội
giai đoạn 2001-2007
Địa
phương
2001 2003 2005 2006 2007
Số dân
được
cấp
nước
(người)
Tỷ
lệ
(%)
Số dân
được

cấp
nước
(người)
Tỷ
lệ
(%)
Số dân
được
cấp
nước
(người)
Tỷ
lệ
(%)
Số dân
được
cấp
nước
(người)
Tỷ
lệ
(%)
Số dân
được
cấp
nước
(người)
Tỷ
lệ
(%)

Hà Nội 1389420 62 1411830 63 1513200 72 1680750 75 1747980 78
H.Yên 583960 52 763640 68 741180 66 752410 67 797330 71
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 23 Lớp: Đầu tư 47B
Hà Tây 541600 50 509104 47 530900 54 617424 57 639088 59
V.Phúc 356490 34 524250 50 560600 57 576675 55 608130 58
B.Ninh 328680 36 365200 40 410850 45 456500 50 483890 53
B.Giang 646695 45 603582 42 610808
T.Nguyên 370445 43 413520 48 420055
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Nguồn nước:
Nguồn nước ngầm:
Khu vực Vùng Hà Nội có tầng chứa nước Qa gồm các thành phần cát hạt thô và
sỏi. Ở các phần phía Tây Bắc của lưu vực, tầng chứa nước có chiều dày từ 10-15m và
tầng dẫn về phía Đông Nam. Tại vùng lõm dọc theo sông Hồng, chiều dày tầng chứa
nước thường là từ 40-50m. Độ dày lớn nhất quan sát được là hơn 80m. Đáy của tầng
chứa nước được hình thành bởi hệ Neogene.
Theo kết quả của các lần bơm thử thì tầng chứa nước có hệ số truyền dẫn từ
400-2000m
3
/ngày và hệ số trữ nước từ 10
-3
đến 5.10
-4
. Bề mặt đường đẳng áp không
đều vì do có nhiều giếng khai thác hút nước từ tầng chứa nước chính, ví dụ như ở
khu vực Hạ Đình mực nước thuỷ áp tĩnh là -16m đến -18m dưới mực nước biển, tại
Mai Dịch là -10 đến -12 nhưng tại Yên Phụ và Lương Yên chỉ từ 0 đến - 4 dưới mực
nước biển.
Tầng chứa nước này được bổ cập do dòng chảy thẳng đứng xuyên qua lớp sét

nằm bên trên, chảy từ sông Hồng vào nguồn lưu lượng bổ cập. Miền thoát của tầng
chứa nước chảy về phía nam, thẩm thấu trở lại sông Hồng và do sự khai thác ở các
bãi giếng của chương trình cấp nước Hà Nội khoảng 330.000m
3
/ngđ và khai thác của
các giếng riêng lẻ khoảng tổng cộng 75.000m
3
/ngày.
Tầng chứa nước trong các lỗ hổng trầm tích đệ tứ Qa còn được phủ trên các khu
vực Như Quỳnh, Văn Giang, Văn Lâm, Phố Nối (Hưng Yên) và Ngọc Liên, Cẩm
Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 24 Lớp: Đầu tư 47B
Hưng, Cốm Giàng ở Hải Dương. Khu vực làng Hữu Chấp và huyện Từ Sơn ở Bắc
Ninh, các khu vực thị xã Hà Đông, Sơn Tây (Hà Tây) xung quanh bãi sông Hồng,
Hợp Thịnh (Vĩnh Phúc), thị xã Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình) .v.v...
Nguồn nước này đã và đang khai thác và có thể khai thác tiếp một phần để cấp
cho sinh hoạt cũng như công nghiệp trong giai đoạn tới.
Nguồn nước mặt :
Hầu hết các tỉnh thuộc vùng Hà Nội nằm trong khu vực đồng bằng Sông Hồng
hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước mặt là chủ yếu.
Vùng Hà Nội nằm trong lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình bao gồm các
con sông lớn trong khu vực, đây là nguồn cấp nước tương đối phong phú. Nguồn
nước mặt sông Hồng có trữ lượng lớn, chất lượng có thể sử dụng để cung cấp nước
cho sinh hoạt, tuy nhiên với hàm lượng cặn (chất phù sa) rất lớn (về mùa lũ lớn hơn
2500mg/l, mùa khô từ 1200-1500mg/l) và mực nước chênh lệch về mùa lũ và mùa
khô cũng rất lớn, nó sẽ làm tăng giá thành xử lý nước.
* Hệ thống các con Sông:
Bảng 1.10: Các thông số kỹ thuật của các con sông trong vùng Hà Nội
Đơn
vị

Sông
Đà
Sông
Hồng
Sông

Sông
Bùi
Sông
Tích
Sông
Đáy
Sông
Cầu
Diện tích lưu
vực
Km
2
52600 51750 39000 33 6000
Lưu lượng
Qmax M
3
/s 4413 3800 14000 3.95 146 798 3.500
Qmin M
3
/s 250 460 192 0.053 0.6 2.59 51.1
Qtb M
3
/s 1645 1542 1030 1.16
Mực nước

Sinh viªn: Vò ThÞ B×nh D¬ng GVHD: PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt

×