Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐÈ THI HSG TV CUỐI NĂM LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.56 KB, 4 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG

Họ và tên HS:...................................
Lớp:4..............

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4
CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2010 -2011

Môn: TIẾNG VIỆT
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (9 điểm)
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Dòng nào sau đây toàn động từ?
A- Học tập, ăn uống, đưa đón, yêu thương, giáo dục.
B- Học tập, nhắc nhở, mong muốn, chăm chỉ, ngăn ngừa.
C- Trông ngóng, giữ gìn, đón đợi, tìm kiếm, nhạt nhẽo.
Câu 2: Dấu ngoặc kép trong câu Cậu ta có một “gia tài” khổng lồ về các loại sách- có tác
dụng gì?
A. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
C. Đánh dấu từ ngữ được dùng theo nghĩa đặc biệt.
Câu 3: Câu nào sau đây có sử dụng biện pháp so sánh?
A- Từ xa, trong vòm lá xanh mát, từng chùm hoa phượng nở đỏ rực.
B- Những chùm hoa phượng chẳng khác nào muôn ngàn con bướm thắm.
C- Nhờ có nắng xuân và sương mai, cây đào ngày đẹp và rực rỡ hơn.
Câu 4: Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ mục đích?
A-Với quyết tâm cao độ, bạn Lan đã vượt qua kì thi này.
B- Vì tương lai, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa.
C- Như đàn chim sổ lồng, học sinh ùa ra khỏi lớp.


D- Vì lười học, Nam đã thi rớt.
Câu 5: Nếu viết “ Mỗi khi trở lại mái trường xưa.” Thì câu văn mắc lỗi nào?
A. Thiếu chủ ngữ
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 6: Câu nào là câu kể Ai thế nào?
A- Mẹ luôn yêu thương và chăm sóc con cái.
B- Hàng dừa soi bóng xuống dòng sông.
C- Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
D- Bà nội hiền như bà tiên trong truyện cổ tích.
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: (1,5đ) : a) Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép tổng hợp và 2 từ ghép phân loại có chứa tiếng
“vui” ( tiếng vui đứng trước hoặc đứng sau)
Từ láy:....................................................................................................................................
Từ ghép có nghĩa tổng hợp:................................................................................................
Từ ghép có nghĩa phân loại:.................................................................................................
Câu 3:(3đ) Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ ,trạng ngữ (nếu có) của mỗi câu sau:
a/ Lúa đang thì con gái đẹp như một thứ nhung xanh, khiến cho trời thu càng tuyệt.
b/ Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều đi học.
c/ Trên dòng sông, vang lên một điệu hò du dương trầm bổng.
Câu 3:(1,5đ) Dựa vào mục đích nói, em hãy điền dấu câu thích hợp vào ô trống cuối 4 câu
dưới đây và cho biết chúng thuộc loại câu nào?
a/ Trong lớp em, bạn nào học giỏi nhất ...................................................................
b/ Lần sau, em phải chăm học hơn nhé ....................................................................
c/ Em đang làm bài tập ngữ pháp..............................................................................


d/ Hôm nay trời đẹp quá..............................................................................
B. CẢM THỤ VĂN HỌC - TẬP LÀM VĂN (9 điểm)

Câu 1: (2đ) Trong bài “Bè xuôi sông La” (Tiếng Việt 4, tập 2), nhà thơ Vũ Duy Thông có viết:
Sông La, ơi sông La!
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi
Hãy nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Câu 2: (7đ) “Mẹ dang đôi cánh
Bây giờ thong thả
Con biến vào trong
Mẹ đi lên đầu
Mẹ ngẩng đầu trông
Đàn con bé tí
Bọn diều bọn quạ
Líu ríu theo sau”
(Phạm Hổ)
Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một bài văn (khoảng 20 dòng) tả đàn gà con đang
theo mẹ đi kiếm mồi.
.................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
( Chữ viết và trình bày toàn bài – 1,5 điểm)


ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (9 điểm)
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm
Câu 1:A


Câu 2:C

Câu 3:B

Câu 4:B

Câu 5:C

Câu 6:D

II. TỰ LUẬN: (6,5 điểm)
Câu 1: (1,5đ) : Tìm đúng số lượng từ như yêu cầu trở lên, mỗi loại ghi 0,5 điểm
Chẳng hạn:
Từ láy: vui vui, vui vẻ, vui vầy
Từ ghép có nghĩa tổng hợp: vui mừng, vui nhộn, vui tươi......
Từ ghép có nghĩa phân loại: vui tính, vui mắt, vui lòng..........
Câu 2:(3đ) Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ ,trạng ngữ (nếu có) của mỗi câu sau:
Học sinh xác định đúng thành phần 1 câu ghi 1đ.
a/ Lúa đang thì con gái/ đẹp như một thứ nhung xanh, khiến cho trời thu càng đẹp.
CN
VN
b/ Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới/ đều đi học.
TN
CN
VN
c/ Trên dòng sông, vang lên /một điệu hò du dương trầm bổng.
TN
VN
CN
Câu 3:(2đ) Mỗi trường hợp đúng ghi 0,5 điểm

a/ Trong lớp em, bạn nào học giỏi nhất? ( Câu hỏi)
b/ Lần sau, em phải chăm học hơn nhé !( Câu khiến)
c/ Em đang làm bài tập Tiếng Việt.( Câu kể)
d/ Ồ, hôm nay trời đẹp quá!( Câu cảm)
II. CẢM THỤ VĂN HỌC - TẬP LÀM VĂN
1. Cảm thụ văn học :(2đ)
Học sinh có thể bày tỏ cảm nhận (cảm nghĩ) về khổ thơ theo nhiều hướng khác
nhau, miễn sao đảm bảo các yêu cầu cơ bản về nội dung và diễn đạt:
a/ Nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp thật quyến rũ của dòng sông La quê hương với các
hình ảnh: trong veo, bờ tre xanh im mát….. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá sông
La( gọi tên sông một cách trìu mến như gọi tên một con người. Những luỹ tre rũ bóng
xuống mặt sông cũng được nhân hoá thành: bờ tre xanh im mát. Mươn mướt đôi hàng
mi.) Cách so sánh dòng sông La trong veo như ánh mắt làm cho ta thấy sắc màu trong
xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm .
Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ đẹp của một người con gái quê
hương. Đó cũng chính là vẻ đẹp đậm đà tình cảm yêu thương của dòng sông gắn bó với
con người.
b/ Diễn đạt:
- Viết đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả .
- Văn mạch lạc, trôi chảy, giàu cảm xúc .
2. Tập làm văn:(7đ)
2.1. Yêu cầu:
- Thể loại: Văn miêu tả - Kiểu bài tả con vật.
- Nội dung: Tả đàn gà con đang đi kiếm ăn cùng gà mẹ.
+ Học sinh lựa chọn được trình tự miêu tả hợp lí (thời gian, không gian).


+ Nêu được những nét nổi bật của đàn gà con (hình dáng chung của đàn gà (thân hình,
đầu, chân), màu sắc của đàn gà con, đặc điểm nổi bật của một vài chú gà, gà con chạy theo
mẹ tranh mồi, gà con bắt chước mẹ bới đất tìm mồi....)

+ Bày tỏ cảm nghĩ của em khi ngắm hình ảnh đàn gà con theo mẹ kiếm mồi; hoặc bộc
lộ tình cảm gắn bó hoặc ước mơ của em đối với đàn gà đã miêu tả.
- Hình thức:
+ Bài viết có bố cục chặt chẽ, gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
+ Vận dụng tốt một số kĩ năng cơ bản: quan sát, so sánh, liên tưởng; biết lựa chọn hình
ảnh, những nét độc đáo riêng của con vật và trình bày theo một thứ tự nhất định.
+ Diễn đạt lưu loát, trôi chảy, giàu cảm xúc, tự nhiên, tránh sáo rỗng.
+ Câu văn gợi tả, gợi cảm; biết xen tả và bộc lộ cảm xúc, biết sử dụng các biện pháp tu từ
một cách hợp lí để làm nổi bật các yêu cầu về nội dung của đề bài.
+ Dùng từ chính xác, đúng chính tả.
2.2. Biểu điểm:
- Điểm 7: Bài văn thể hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trên, có thể có một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 6 – 5: Bài văn thể hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Biết chọn lựa các
chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để miêu tả nhưng diễn đạt có chỗ chưa hay, biết trình bày cảm
xúc nhẹ nhàng, chân thành; mắc không quá 5 lỗi diễn đạt.
- Điểm 4- 3: Hiểu đúng yêu cầu của đề. Tả được những nét tiêu biểu của đàn gà con và gà
mẹ. Có nêu cảm xúc nhưng chưa sâu. Diễn đạt còn vụng, mắc không quá 8 lỗi diễn đạt.
- Điểm 2 – 1: Hiểu yêu cầu của đề nhưng bài viết còn sơ sài, bố cục không chặt chẽ, chủ
yếu liệt kê các chi tiết, hình ảnh. Phần nêu cảm xúc còn mờ nhạt. Diễn đạt yếu, mắc quá
nhiều lỗi.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề, hoặc chỉ mới thể hiện được phần mở bài, hoặc còn bỏ giấy trắng.
* Lưu ý: Giám khảo có thể ghi điểm thập phân ở các mức 0,5 điểm.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×