Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lao động đến tình trạng sức khỏe và bệnh tật của công nhân nhà máy Hóa chất Công ty giấy Bãi Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 52 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NÔI

MA THI PHÚC

NGHIÊN CỨU ẢNH HlIỞNG
CỦA MÔI TRlIÒNG LAO BỘme « í : \ TÌMI TK Ị X i
s ứ c K1IOẼ VÀ BỆNH TẬ T CỦA CÔNG NHẪN M IÀ
MÁY HOÁ CHẤT - CÔNG TY G lẤ Y b ã i b Ằn «
( KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP D ư ợc s i KHOÁ 1997 - 2002 )

- Người hướng dẫn

: TS. Phùng Văn Hoàn.
ThS. Nguyễn Thu Anh.
PGS. TSKH. Lê Thành Phước.

- Nơi thực hiện

: Bộ môn Hoá Vô Cơ - Hoá lý.

- Thời gian thực hiện : 03/2002 - 05/2002.

HÀ NỘI, 5 -2 0 0 2 .



M

i e ỏ n t ti


<)i l ti ht tUt SU it' o s h ớn lt r ti l i det ht t Lũi etn n

ehõi thnh nht túi
\ J S3 C

J ớ i jh ỡiiilt ^pitttie -

eớti Itltỡờ n t b Ittõti Tụoỏ

(X)ụ- - Jụi Qhỡik i ớỳe ^)tiỳ'e '3ễèL QtSi - ti(fti tlt t ehỳ tụi
nhiu kiờn tlnớc ớin luiti tố ớioiin thnh uõit oỳn ớm mỡnh.
r e b i t, lụ i xifi hỡi t ũtU )ỡố n eiu n th n h lõ i

&S (J)Uựnt, (Dn. 'Jụit ỡli eint nhiờm
mũn Sỳớe liho
ngh nghip, ph (//'ôHI te
tõm (. iỳe ièa tỡnớtt (èn oitu
rvtũtit i he (- '3ễè QLi tiớtỡũi I/ true tỡốp ch ho Itớớn
dn, ti nliốới eu lựi liỳỡiti thnh ti, n/.
7fii c n g x in , (h n t h n h etu n n

&iS- ^èLớuh c7///ớ c/ni - eỏn bụ-

mụn Sa lihtỡ^ II (l i
n tỡ p - 3 C h o a ( tờ 'e ụ ttg ( n - C Jiu tỹ iif <){è h e (- 7 I Q l i - tũ n gxtũi
ó ginh ehti tỳi i iL ' tn tỡnh trớH suut quỏ trinh hớ' hin Lun

on t t Hètỡốp .
tTi ( n( Jtfat friu i vtỡtK i'/m t n ('ỏe tiớớ cụ tiỳ o b- liiõtt loti ()ụe& - ớtt)ỏ l ft'/tf)i (i he 0)tio'e 'Jụự QLi o eỏe flttuj eụ- (ỡỏo Ultỳa (- t
eụu ớtt trựũtU i he ( 7ự Qli ó nhit tỡnh it ó, t tỡhi

Uớờn. ttu ự n ltỡỡ tụ i h ti tliớm ớt lu õ n iXớn ttới/.

&ềè deL eltõn thnh etn n ròtS Qlut rJht CJhtmlt im eỏa eỏiL b
tnttM tỳm
t ớ (ũttớ t (ớớ (S ó ớ Qint t ú cn hờ eỳu( nhỳn OèH (ới
eỳttớ / ta ớỡỳ t t tớ tit l-ựờti ei() eh iiu tj ff) thu th ỏ p , i ' liờu, eit
k iờn tm I tỳte iltiốu p ớttỡn ớ/ ĩUH, t/ểỡ l tvỳnt tớt ỡ (ètm ehỳri, tụ i tiờu
lỡớm h eiỡn t oiờe t i th i t ỡu .
@ ul eỡn n , eitỳ t i gji l i etn tin tỳ i tjttt inhy n titũ i h ự n , hn hố
i'tm g eỏe t h eụ iỏc) h'f)n tiiớ n q ( i h a rD tt e Tụ. Q l i ó (fitifi ỳ ự
n t o iốn t i v t n h i u tvờn etui n g , h e t p , t) itớiỡố ii e u U ltỳ h e.
7 ụ n i, n . 2 5 tli ỏ n 5 n m 2 0 0 2

S in h ỳỡốtt
./7/ớ f / t / < )/u ớe.


MỤC LỤC
ĐẶT VÂN ĐỂ.............................................................................................................1
PHẦN 1: TỔNG QUAN............................................................................................ 3
1.1. Một số khái niệm liên quan...........................................................................3
1.1.1. Môi trường lao động và vệ sinh lao động [19]....................................... 3

1.1.2. Sức khoẻ..................................................................................................4
1.1.3. Yếu tố độc hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp:.............................. 4
1.2. Một vài nét tổng quan về Công Ty Giấy Bãi Bằng.......................................4
1 .2 . 1 . Sản phẩm của công ty ............................................................................ 4

1.2.2. Quy trình sản xuất của nhà máy bột giấy..............................................5
2.1.3. Nhận xét sơ bộ về môi trường lao động và các vấn đề về môi trường

nói chung của công ty....................................................................................... 8
2.1.4. Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng..................................................... 9
1.3. Tác động của MTLĐ đến sức khoẻ người lao động................................. 10
1.4. Các nghiên cứu về môi trường lao động và sức khoẻ công nhân............. 11
1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài................................................................ 12
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước................................................................ 12
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .............................. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứ u.................................................................................16
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 16
2.2.1. Các biến số nghiên cứu.......................................................................16
2.2.2. Xác định cỡ mẫu..................................................................................16
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 17
2.3. Địa điểm nghiên cứu: Công ty giấy Bãi Bằng tỉnh Phũ Thọ.....................18
2.4. Thời gian nghiên cứu: Tháng 4/2002..................................................... 18
2.5. Phương pháp xử lý số liệu:......................................................................... 18


PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u ........................................................................19
3.1. Thực trạng MTLĐ tại NMHC của Công ty giấy Bãi Bằng......................... 19
3.2. Tình hình sức khoẻ và bệnh tật của công nhân...........................................24
3.3. Bàn luận....................................................................................................... 33
3.3.1. Tình hình MTLĐ tại NMHC Công ty giấy Bãi Bằng.......................33
3.3.2. Vấn đề về sức khoẻ của công n hân ................................................. 38
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT......................................................................41
4.1. Kết lu ận ........................................................................................................ 41
4.2. Đề x u ất......................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHU LUC



CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT

BNN

:

Bệnh nghề nghiệp

CTGBB

:

Công ty giấy Bãi Bằng

HCBVTV

:

Hoá chất bảo vệ thực yật

MTLĐ

:

Môi trường lao động

NMHC

:


Nhà máy hoá chất

RHM

:

Răng hàm mặt

SKBT

:

Sức khoẻ bệnh tật

TCVSCP

:

Tiêu chuẩn yệ sinh cho phép

TMH

:

Tai mũi họng

TNT

:


Trinitro toluen

VKH

:

Vi khí hậu

WHO

:

World Health Organization


ĐẶT VÂN ĐỂ
Con người là vốn quý của xã hội vì chính con người cùng với sức lao
động của mình là nhân tố chủ chốt tạo dựng và phát triển mọi mặt đời sống
kinh tế xã hội. Phát triển toàn diện về mọi mặt nói chung và vững mạnh về
kinh tế nói riêng là mục tiêu của tất cả các quốc gia đồng nghĩa vói việc phải
đảm bảo nguồn nhân lực dồi dào và phát huy tốt nhất khả năng lao động.
Chính vì vậy, sức khoẻ người lao động là vấn đề rất quan trọng đối với tất cả
các quốc gia trên thế giới và đặc biệt quan trọng đối với xã hội Việt Nam.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động, môi trường lao
động là yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu về môi trường lao
động để phát hiện, hạn chế, tiến tới loại trừ những yếu tố có hại, cải thiện điều
kiện làm việc là một nhiệm vụ quan trọng mà ngành y tế cần phải thực hiện
nhằm nâng cao sức khoẻ người lao động, hiệu quả công việc và chất lượng sản
phẩm. Hơn nữa, trong công cuộc hiện đại hoá đất nước, quy mô công nghiệp
càng mở rộng thì nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố độc hại trong quá trình sản

xuất (hoá chất, tiếng ồn, chấn động cơ học, vi khí hậu) càng tăng lên. Do đó,
việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường lao động và điều
kiện làm việc ngày càng trở nên bức thiết.
Công ty giấy Bãi Bằng là một doanh nghiệp lớn do Thuỵ Điển giúp nước
ta xây dựng. Các phân xưởng sản xuất được trang bị tương đối hiện đại, quy
trình công nghệ phức tạp, vừa sử dụng các máy móc, thiết bị cơ khí, vừa phải
dùng nhiều hoá chất. Trong hệ thống các nhà máy của Công ty, nhà máy hoá
chất là nơi phải sử dụng nhiều hoá chất độc hại nhất, có thể gây nhiều ảnh
hưởng nguy hại đến sức khoẻ một bộ phận lớn người công nhân.
Với những đặc điểm về chức năng và quy trình sản xuất của nhà máy hoá
chất, việc nghiên cứu về môi trường lao động ở đây không những chỉ đóng

1


góp trực tiếp vào cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, công nhân trong nhà
máy nói riêng và trong Công ty giấy Bãi Bằng nói chung mà còn góp phần bảo
vệ sức khoẻ của những người lao động trong ngành giâý - một ngành sản xuất
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội đang có xu thế phát triển
mạnh ở nước ta.
Với những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu ảnh

hưởng của môi trường lao động đến tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của
công nhân nhà máy hoá chất Công ty giấy Bãi Bằng ” nhằm các mục đích
sau:
Muc tiêu chung; Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm MTLĐ đến sức khoẻ và
bệnh tật công nhân.
Muc tiêu cu thể;
1. Mô tả thực trạng môi trường nhà máy hoá chất Công ty giấy Bãi Bằng.
2. Xác định sự ảnh hưởng sức khoẻ và tình hình bệnh tật của công nhân.


2


PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Môi trường lao động và vệ sinh lao động[19]


Môi trường lao động: Là không gian của khu vực lao động, nơi mà

người lao động làm việc với các phương tiện phục vụ lao động. Bao gồm: yếu tố
vật lý (VKH, ồn, rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt, phóng xạ...), yếu tố hoá học (hoá
chất, một số loại bụi, thuốc kích thích da), yếu tố vi sinh vật (vi khuẩn, virút, ký
sinh trùng), yếu tố tâm lý (căng thẳng thần kinh, do tiền lương thu nhập thấp
hoặc không công bằng), yếu tố tai nạn (tình trạng nguy hiểm).
♦Vệ sinh lao động: Là khoa học nghiên cứu tác động của các yêu tố môi
trường và hoạt động sản xuất, từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ sức khoẻ người lao
động, với các nhiệm vụ là:
- Nghiên cứu đánh giá các yếu tố bất lợi của môi trường và điều kiện lao
động (yếu tố độc hại) để đề xuất các biện pháp kỹ thuật, biện pháp công nghệ Y
sinh học, tổ chức quản lý để hạn chế tác hại.
- Nghiên cứu những thay đổi của các chức phận trong cơ thể trong quá trình
lao động.
Phân tích sự thích ứng của cơ thể đối với những Stress tìm ra giới hạn sinh
lý và phòng chống mệt mỏi, tăng tuổi nghề cho công nhân.
- Nghiên cứu đặc điểm tâm lý con người trong quá trình lao động, phòng
chống căng thẳng về mặt tâm lý trong lao động.
- Nghiên cứu các yếu tố gây nhiễm độc, tổn thương cấp tính, gây chấn
thương hoặc tử vong.

- Nghiên cứu sự thích nghi với điều kiện lao động và điều kiện sinh hoạt của
con người làm cho con người hoạt động có năng suất và an toàn thoải mái.

3


1.1.2. Sức khoẻ
♦ Định nghĩa sức khoẻ của WHO:

/'

“ Sức khoẻ là một trạng thái sảrĩg kp0ắi về thể chất, tấrù thần và xã hội chứ
không phải chỉ là tình trang không.bênh tât

n

.

r

1.1.3. Yếu tố độc hậi nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp:
♦ Yếu tô độc hại nghề nghiệp: Là các yếu tố có trong quá trình lao động
và hoàn cảnh nơi làm việc sẽ tác động tới trạng thái của cơ thể con người, làm
ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.
♦ Bệnh nghề nghiệp:[18]
Theo thông tư liên bộ 08/TTLB ngày 19/5/1976 (Bộ Y Tế, Bộ Lao Động
thương binh xã hội và Tổng công đoàn) BNN được định nghĩa như sau:
BNN là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó
đã tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động gây nên bệnh.
Những trường hợp nhiễm độc cấp tính, bán cấp do hơi độc, hoá chất độc

gây nên tại nơi làm việc được coi như tai nạn lao động, tuy nhiên hiện nay ở
nhiều nước nhiễm độc cấp tính vẫn được coi như BNN.
1.2. Một vài nét tổng quan về Công Ty Giấy Bãi Bằng
CTGBB đặt tại huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Với khoảng3000 cán bộ
công nhân viên, là một công trình hữu nghị giữa hai nước ViệtNam và Thuỵ
Điển. Công ty bắt đầu được xây dựng vào năm 1974 và chính thức đi vào hoạt
động từ năm 1982. Qua 20 năm hoạt động, công trình này đã mang lại hiệu quả
to lớn về nhiều mặt: Chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật... Công ty đã
sản xuất ra 1/4 tổng sản lượng giấy trong cả nước và đạt chất lượng cao. Đây là
một mô hình tốt cho công cuộc " Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước

4


1.2.1. Sản phẩm của công ty
CTGBB được thiết kế chủ yếu để sản xuất giấy dùng trong nội địa, với công
suất thiết kê 55000 tấn/năm gồm rất nhiều chủng loại như: giấy in, giấy viết, giấy
Telex, giấy Photocopy, giấy kẻ ngang... Thực tế, năm 1998 công ty đã vượt công
suất thiết kế 5000 tấn giấy. Dự kiến năm 1999 công ty sản xuất đạt 70000 tấn và
năm 2000 là 100000 tấn. Sau năm 2002 quy mô của công ty sẽ được mở rộng để
sản xuất 2 0 0 0 0 0 tấn/năm.
1.2.2. Quy trình sản xuất của nhà máy bột giấy
a. Mô tả các công đoạn sản xuất bột giấy
Nguyên liệu thô là tre, nứa, gỗ cây. Gỗ cây từ sân chứa được đưa vào thùng
bóc vỏ, chặt mảnh, sàng chọn và đưa sang sân chứa mảnh. Riêng tre nứa sau khi
sàng chọn sẽ được rửa sạch bùn đất. Sau đó các mảnh được đưa vào nồi nấu với tỉ
lệ mảnh tre nứa / mảnh gỗ là 50/50 tạo ra bột giấy.
Bột giấy được sản xuất theo phương pháp Sulfat có thu hồi hoá chất. Bột
được đưa ra bể phóng để đánh tơi, tiếp theo đưa sang bốn máy rửa chân không,
sau đó bột được đưa vào lò nung hồi tạo ra dịch nấu bột. Để thu hồi hoá chất nấu

bột, dịch rửa (dịch đen) được đưa tới hệ thống chưng bốc rồi đốt ở lò hơi thu hồi
kiềm, sau đó dung dịch xanh được xút hoá để tái tạo lại dịch nấu bột.
Dịch bột sau khi được rửa sạch và sàng lọc để loại bỏ mảnh sống và cát sạn
sẽ đưa sang hệ thống tẩy trắng. Có bốn giai đoạn tẩy trắng là tẩy bằng Clo, xút,
Hypoclorit và tẩy bằng H 20 2 (được gọi tắt là c, E, H, H). Sau khi tẩy, bột có độ
trắng từ 75% - 80% sẽ được dùng làm giấy.
Trước khi đưa vào máy xeo, bột được nghiền và sàng lọc để loại bỏ các vật
liệu không phải là xơ sợi, sau đó đem trộn với phụ gia gồm phèn, nhựa và cao
lanh. Sau khi đã trộn đủ thành phần bột được phun lên lưới hoàn thành và ép ướt
có độ khô là 40% rồi đưa vào máy sấy. Giấy ra khỏi máy xeo có độ khô 90 -

5


95% được cuộn lại đưa sang máy hoàn thành để chế biến giấy cuộn, giấy gram và
kẻ vở học sinh.
Trong quy trình công nghệ sản xuất cần phải quan tâm đến các chất thải:
- Trong công đoạn 1 :
+ Có nước thải từ bộ phận rửa nguyên liệu thô.
+ Bụi do chặt mảnh, vận tải băng chuyền hoặc ô tô.
+ Khí thải do giao thông nội bộ.
- Trong công đoạn 2:
+ Quá trình thu hồi dịch đen để tái xút lại bằng cách cho vôi vào —>
chất thải là bùn vôi.
- Trong công đoạn 3:
+ Nước thải từ khâu xử lý bột, khí thải, tiếng ồn.
b. Sơ đồ quy trình sản xuất bột giấy và giấy
(Xem trang sau)

6



Sơ đồ quy trình sản xuất bột giấy và giấy

7


C.

Quy trình sản xuất dịch tẩy tại nhà máy hoá chất

NMHC sản xuất các loại hoá chất: Clo, Xút, Hypoclorit và dung dịch
HC1 30%-31% cung cấp cho dây chuyền nấu và tẩy bột trắng.
Nguyên liệu chủ yếu là NaCl, Mg, H 20 .
Muối đem về được hoà tan thành nước muối bão hoà rồi bơm lên thiết bị
phản ứng (có bộ phận gia nhiệt dùng hơi nước bão hoà để nâng nhiệt độ của nước
muối). Người ta bổ sung thêm Na2C 0 3 và NaOH để phản ứng với các tạp chất,
sau đó loại bỏ tạp bằng cách lắng, lọc. Quá trình này nước muối không còn bão
hoà nữa, tiếp tục được gia nhiệt bằng thiết bị trao đổi nhiệt để nước muối được
bão hoà trở lại rồi đem đi điện phân:

2 NaCl

+ 2 H 20

2 NaOH

+ Cl 2 + H j t

+ NaOH được đưa dến bể chứa dịch điện giải để cô đặc đến nồng độ 50%.

+ H 2 được đưa đến bình thuỷ phong làm mát bằng nước. Sau quá trình làm
sạch H2được đem đi tổng hợp thành HC1 30%. HC1 chỉ được sử dụng một lần và
được thải ra ngoài. Trước khi thải ra ngoài HC1 được trung hoà bằng cách sục qua
bùn vôi.
+ Cl2 được đưa lên thiết bị thuỷ phong an toàn rồi đến thiết bị làm nguội,
sau đó đem Cl2 đi lọc rồi sấy, nén cho hoá lỏng và được chứa vào 3 thùng có
dung tích 70 tấn Clo lỏng.
2.1.3. Nhận xét sơ bộ về môi trường lao động và các vấn đề về môi trường
nói chung của công ty
Khu vực sản xuất của CTGBB do các chuyên gia Thụy Điển thiết kế. Vào
thời điểm bắt đầu đưa vào hoạt động, cách đây 25 năm, công ty có cơ sở hạ tầng
(nhà xưởng, các công trình kiến trúc khác và thiết bị) vào loại hiện đại, công
nghệ sản xuất vào loại tiên tiến bậc nhất nước ta.

8


Bột giấy được sản xuất theo phương pháp Sulfat và tuỳ vào từng loại nguyên
liệu mà có hiệu suất thu hoạch bột khác nhau, thường là 48 - 50%.
Mức độ cơ giới hoá của công ty đạt 100%, tự động hoá 50%.(đạt tiêu chuẩn
“ công nghệ mới ” theo phân loại của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam).
Thiết bị công nghệ và thiết bị môi trường có độ bền cơ học và độ bền hoá
học lớn, ít bị rò rỉ và có hiệu suất làm việc cao.
Nguồn nước cung cấp cho sản xuất được lấy từ sông Lô, còn nước thải của
công ty được đổ ra sông Hồng, hệ thống cống rãnh nước thải tốt và đầy đủ. Hàng
năm công ty luôn kết hợp với Trung tâm y tế môi trường lao động Bộ công
nghiệp tổ chức một đợt kiểm tra môi trường lao động tại tất cả các phân xưởng xí
nghiệp nhà máy.
Ngoài ra, do khu vực sản xuất của Công ty xây dựng trên vùng đồi, còn ít
cây xanh che nắng. Chính vì vậy, một trong những mục tiêu cải tạo môi trường

của công ty năm 1996 là “ trồng cây xanh trong toàn bộ khu vực của công ty để
tạo cảnh quan và làm sạch môi trường”.
Nếu so sánh với các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp cùng ngành khác
trong điều kiện Việt Nam, MTLĐ ở công ty tương đối tốt. Mặc dù vậy, vẫn còn
một số hạn chế về môi trường lao động như nhiệt độ, tiếng ồn, bụi và hơi khí độc

ở một số nhà máy, phân xưởng.
2.1.4. Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
Căn cứ vào những kết quả điều tra khảo sát Y tế về sức khoẻ công nhân do
các cơ quan Y tế địa phương và Trung ương đã thực hiện, có thể rút ra nhận xét
sau:
Các bệnh về Tai - Mũi - Họng ( Viêm A, viêm mũi, viêm họng...), viêm lợi,
viêm kết mạc ở nhóm nghiên cứu cao hơn ờ các đối chứng. Tình trạng sụt cân,
mệt mỏi, hội chứng thần kinh ngoại biên thường gặp ở những người từ 45 tuổi trở

9


lên và bệnh cao huyết áp ở lứa tuổi lớn hơn 65, ở nhóm nghiên cứu cũng cao hơn
nhóm đối chứng.
Từ mô hình bệnh tật đã khảo sát có thể kết luận sơ bộ là: Đã có ảnh hưởng
của ô nhiễm môi trường do các chất thải công nghiệp của CTGBB đến sức khoẻ
và bệnh tật của công nhân ở vùng lân cận (như thị trấn Phong Châu, các xã Xuân
Thuỷ, Phù Lỗ, Phú Nham, Phú Lộc...).
1.3. Tác động của MTLĐ đến sức khoẻ người lao động
MTLĐ có mối quan hệ mật thiết tới tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và khả
năng làm việc của người lao động ở các cơ sở sản xuất. Nếu như trong các nhà
máy xí nghiệp có một môi trường thích hợp thì sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới
cuộc sống, sức khoẻ của người lao động. Nhưng thực tế hiện nay, khi phát triển
sản xuất cùng với sự mở rộng công nghiệp hoá, tác hại nghề nghiệp phát sinh,

các yếu tố độc hại xuất hiện gây ô nhiễm MTLĐ. Các yếu tố độc hại chủ yếu là
các loại bụi (bụi vô cơ và hữu cơ), là hơi khí độc, hoá chất độc, là tiếng ồn, là bức
xạ ion hoá và không ion hoá.
Hậu quả tất yếu là các BNN hay các bệnh mang tính chất nghề nghiệp phát
sinh, phát triển, tuổi lao động cũng như tuổi thọ người lao động giảm sút đáng
kể. Trong báo cáo tổng kết công tác Y tế lao động năm 1999 có 30905 người lao
động đã được khám bệnh nghề nghiệp (tăng 1,5 lần so với năm 1998 ), phát hiện
4719 người bị bệnh nghề nghiệp. Trong đó bệnh Bụi phổi - Silic vẫn chiếm tỷ lệ
cao nhất 66,1% (970 người), điếc nghề nghiệp 19% (280 người), nhiễm độc
HCBVTV 2,4% (36 người), nhiễm độc Nicotin 2,1% (32 người), nhiễm độc TNT
2,3% (34 người ), viêm gan do siêu vi trùng nghề nghiệp 1,5% (22 ngưòi ),
nhiễm độc chì là 1 ,6 % (26 người).
Nhiều BNN làm người lao động mất khả năng lao động và có thể chết trong
tuổi lao động. Theo một nghiên cứu của Mỹ năm 1990 số người chết vì ung thư
nghề nghiệp là 8 % (456240 người) so với số người chết do ung thư nói chung là
5703000. Tương tự như vậy, bệnh tim là 7,5% (200025 người), đường hô hấp

10


mãn tính 10% (270000 người), bệnh phổi ( riêng ở Mỹ) 100% (36000 người), rối
loạn thần kinh 2% (12080 người) và bênh thận 2% (13100 người). Vậy tổng số
người chết vì bệnh nghề nghiệp là 992415 người. [16]
Các yếu tố độc hại xâm nhập vào cơ thể con người do tiếp xúc lâu dài qua
đường hô hấp, tiêu hoá, da... sẽ gây nhiễm độc cấp và mãn. Nó phụ thuộc vào
độc tính, nồng độ một số chất độc hại và khả năng gây tổn thương cục bộ ở các
bộ phận tiếp xúc ngoài như: chân, tay, cổ, mặt...
Thật vậy, trong quá trình lao động sản xuất hay ở bất cứ nơi nào mà con
người:
- Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn, có cường độ trên giới hạn cho phép (> 85

dBA) có thể bị giảm thính lực và gây điếc nghề nghiệp.
- Tiếp xúc với bụi có kích thước nhỏ, lơ lửng nhất là bụi có chứa hàm lượng
Silic cao sẽ phát sinh bệnh bụi phổi silic.
- Tiếp xúc với nóng và bức xạ nhiệt có thể mắc các chứng bệnh như: say
nóng, say nắng.
- Tiếp xúc với hoá chất độc hại sẽ phát sinh các bệnh: nhiễm độc benzen,
chì, mangan, asen, thuỷ ngân, nicotin, TNT.
1.4. Các nghiên cứu về môi trường lao động và sức khoẻ công nhân
Từ trước đến nay đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về MTLĐ và ảnh hưởng
của nó đến sức khoẻ người công nhân, trong đó cũng có những tài liệu mô tả một
sô bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Đặc biệt từ sau cách mạng công nghiệp ở
nước Anh, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tác động của các yếu
tố môi trường như vật lý, hoá học, sinh học, điều kiện lao động tới sức khoẻ công
nhân. Đầu thế kỷ XVIII, nhà khoa học Italia là Pamaynu đã dành nhiều công sức
để nghiên cứu về điều kiện lao động và bệnh tật của những người làm nghề thủ
công. Ông được coi là người sáng lập ra ngành y học lao động và BNN. Việc

11


nghiên cứu, chẩn đoán sớm môi trường lao động đã cứu được hàng triệu công
nhân khỏi những tác hại nghề nghiệp nguy hiểm.
Đặc biệt, đối với ngành công nghiệp sản xuất giấy, người công nhân càng
chịu nhiều yếu tố môi trường lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ như: bụi,
tiếng ồn, hoá chất độc hại và vi khí hậu nóng.
1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới vấn đề MTLĐ trong các ngành nghề sản xuất đã và đang được
nhiều tác giả quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố
► Theo Vassileva, Indosova [20]: Tiến hành nghiên cứu về tác động của
nhiệt độ cao và tiếng ồn đến tình trạng sinh lý lao động trên cồng nhân dệt sợi

cho thấy:
+ Phối hợp giữa nhiệt độ cao và tiếng ồn tăng nhiệt độ da, nhịp tim,
huyết áp tối đa.
+ Tăng tiêu hao năng lượng.
+ Tiếng ồn tác động mạnh tới sự điều hoà nhiệt.
Do vậy các tác giả đã đề nghị xem xét đến tiêu chuẩn cho phép trong trường
hợp công nhân làm việc và tiếp xúc với tiếng ồn, nhiệt độ cao.
►Theo nghiên cứu của Xidenco A-T Xabonova: Tác động của NH 3 và c o
trên nữ công nhân nhà máy hoá chất ảnh hưởng mạnh mẽ tới các chỉ số sinh hoá
tế bào của công nhân.[2 2 ]
►Nghiên cứu của Moncova, Artem cev cho biết: trong điều kiện vi khí hậu
xấu có thể có sự thay đổi sức đề kháng của cơ thể với môi trường bên ngoài. Trong
điều kiện vi khí hậu xấu phản ứng thực bào giảm từ 18%-28% (p<0,01 ).[2 1 ]
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước
ở nước ta, ngành công nghiệp non trẻ được hình thành và đi vào sản xuất
trong những năm đầu của thập kỷ 60. Lúc đó vấn đề ô nhiễm MTLĐ và tác động
của nó đến sức khoẻ chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu tới. Nhưng đến

12


đầu năm của thập niên 70 cán bộ Viện vệ sinh dịch tễ đã có nhiều nghiên cứu về
môi trường lao động và sức khoẻ công nhân. Bộ công nghiệp cũng đã thành lập
trung tâm Y tê môi trường lao động để kiểm tra môi trường lao động và sức khoẻ
công nhân trong toàn ngành.
►Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Bích về MTLĐ và sức khoẻ công nhân
trong một số ngành nghề sản xuất ở phía nam cho thấy: các yếu tố độc hại trong
MTLĐ (bụi, hơi chất độc, vi khí hậu nóng - lạnh, bức xạ, nhiệt độ, tốc độ gió,
tiếng ồn...) ở các cơ sở sản xuất được nghiên cứu đều vượt quá giới hạn cho phép.
Ảnh hưởng của môi trường xấu không chỉ thể hiện ở thực trạng sức khoẻ và bệnh

tật của công nhân mà bản thân tuổi đời, tuổi nghề cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ
công nhân.[l]
►Theo Trần Thị Được, MTLĐ không đảm bảo đã đưa đến sức khoẻ công
nhân ngày càng giảm sút, sức khoẻ lao động giảm. [2 ]
► Trần Hoàng đã tìm hiểu MTLĐ và sức khoẻ công nhân ở một số xí
nghiệp trong ngành hoá chất: Các yếu tố độc hại (bụi, hơi, khí độc, ánh sáng,
tiếng ồn, điều kiện VKH và nồng độ ô nhiễm chất thải của các xí nghiệp sản xuất
hoá chất...) gây ô nhiễm MTLĐ ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt các nhà máy
sản xuất ắc quy, công nhân thường xuyên tiếp xúc với hoi và bụi chì có lúc vượt
giới hạn tối đa cho phép hàng 100 lần. [5]
Hậu quả của ô nhiễm MTLĐ kéo dài làm sức khỏe của công nhân giảm sút,
BNN có chiều hướng phát triển.
► Lê Ngọc Khôi khảo sát môi trường ở khu công nghiệp Biên Hoà cho
thấy: không khí, đất, nước bị ô nhiễm bởi rất nhiều yếu tố do công nghiệp như
bụi, chì, HC1, Cl2. .. và các chất thải khác gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao
động cũng như tổn hại cơ sở vật chất của xí nghiệp. [7]
► Theo nghiên cứu của Bùi Quốc Khánh về ngành giấy: Khu vực chưng
bốc xút hoá: MTLĐ nóng 30°c - 40°c, nồng độ bụi vượt TCVSCP nhiều lần, tiếp

13


xúc với nhiều loại hoá chất hơi khí độc hại NaOH, H2S nên người lao động dễ bị
mắc các bệnh viêm phổi và bệnh về tai mũi họng. [6 ]
►Theo kết quả điều tra sức khoẻ công nhân nhà máy hoá chất Việt Trì của
tác giả Phạm Quang Trứ [14]
Tháng 4/1992 tổ chức khám lâm sàng, nội các khoa TMH, RHM, Mắt, Điện
tim, chụp phim dạ dày ( tài liệu cũ ) cho 647 cổng nhân cho thấy:
Yếu tố độc hại chính là khí Cl2, HC1, bụi hoá chất các loại ( nồng độ của
chúng thường vượt quá giới hạn tối đa cho phép nhiều lần ), tuy nhiên có một số

công nhân trước đây còn tiếp xúc với Benzen, 6 6 6 , PVC...trong sản xuất. Những
bệnh tật thường được chú ý là: viêm họng hạt, viêm họng mãn tính ( 73,41%),
bệnh răng( 38,02%), bệnh viêm kết mạc hột (33,84%), các biến đổi từ nhẹ tới
nặng về hoạt động của hệ tuần hoàn (25%), bệnh ngoài da (10,81%).
►Theo nghiên cứu của Từ Hữu Thiêm từ 1984 - 1988 về MTLĐ và ảnh
hưởng của nó tới sức khoẻ, khả năng lao động của công nhân của 19 cơ sở sản
xuất cho thấy:
Nồng độ bụi môi trường đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ hàng chục đến
hàng trăm lần. Hàm lượng Si0 2 cao là nguyên nhân gây bệnh bụi phổi nghề
nghiệp và xuất hiện thêm các loại bệnh khác.
Hàm lượng các hơi khí độc đều vượt quá tiêu chuẩn quy định từ 2 đến 100
lần ( C 0 2, S02, Phenol, Chì ).[12]
► Công trình nghiên cứu của tác giả Phùng Văn Hoàn về những biến đổi
sinh lý của công nhân do tác động của vi khí hậu nóng, hơi khí độc và bụi trong
sản xuất, khi đo các chỉ tiêu sinh lý của công nhân trước và trong quá trình lao
động, ông nhận thấy rằng tác động của chúng làm một số chỉ tiêu sinh lý tăng
cao hơn, như: nhiệt độ da trung bình, huyết áp, mạch, nhịp hô hấp, biến đổi thần
kinh tâm lý và xuất hiện một số bệnh có liên quan đến nghề nghiệp. [3 ]

14


►Đào Ngọc Phong, Nguyễn Thị Thu và Phùng Văn Hoàn nghiên cứu ảnh
hưởng MTLĐ tới sinh lý và sức khoẻ của công nhân ở các lò công nghiệp cơ khí
về mùa lạnh cho thấy: ảnh hưởng của vi khí hậu nóng tới MTLĐ của các lò cơ
khí (lò rèn, lò thép) có phần giảm nhiều nhưng vẫn gây ra những biến đổi sinh lý
và bệnh lý của công nhân lao động trong các khu vực đó. [ 10 ]
►Theo Nguyễn Ngọc Ngà nghiên cứu sức khoẻ lao dộng trong thời kỳ mói:
Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước gắn liền với sự đổi mới phát triển
công nghệ và nhập khẩu công nghệ mới, một số yếu tố nảy sinh liên quan tới

điều kiện lao động. Đó là chất lượng không khí trong phòng ( liên quan đến nhà
kín và sử dụng hoá chất đặc biệt là các dung môi hữu cơ ). Sự không phù hợp
giữa máy móc và nhân trắc người Việt Nam , sự giảm động của các nhóm cơ lớn
và sự căng thẳng của các nhóm cơ nhỏ, căng thẳng thần kinh tâm lý (do tính chất
công việc, do sự bất cập giữa lối sống và phương thức quản lý mới..

Thực trạng

đó có thể dẫn đến những vấn đề mới về sức khoẻ và bệnh tật như : các rối loạn
thần kinh hành vi, hình ảnh mới của các rối loạn cơ xuơng, các vấn đề tim mạchthần kinh, giác quan. [8 ]
► Theo khảo sát sơ bộ tình hình ung thư nghề nghiệp ở Việt Nam của
Nguyên Văn Sơn: tác giả hồi cứu tất cả các công nhân đã được chuẩn đoán là ung
thư có 17281 hồ sơ bệnh án tại bệnh viện K và khoa Khối u của bệnh viện Thanh
Nhàn cho thấy 1088/17281 (6,3%) hồ sơ bệnh án của bệnh nhân ung thư có liên
quan tới nghề nghiệp. [ 11 ]
►Theo nghiên cứu của Phùng Văn Hoàn và Nguyễn Phương Hiền (2001)
về tình hình MTLĐ chung của toàn thể năm nhà máy CTGBB và tình hình bệnh
thấy: ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở nhà máy hoá chất chủ yếu là Cl2 và
NaOH nhưng tác giả chưa đi sâu vào môi trường nhà máy hoá chất mà chủ yếu
phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vật lý là tiếng ồn và vi khí hậu. [4 ]

15


I

PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1. Đối tượng nghiên cứu
♦ Môi trường lao động tại nhà máy hoá chất:
- VKH, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.

- Tiếng ồn đo ở các dải tần số khác nhau.
- Ánh sáng, bức xạ nhiệt.
- Hơi, khí độc: C 02, Cl2, HC1, NaOH, SO3.
♦ Các cán bộ công nhân viên thuộc nhà máy hoá chất Công ty giấy Bãi
Bằng và các cán bộ hành chính thuộc Công ty giấy Bãi Bằng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cắt ngang (Cross sectional study) trên cơ sở hồi cứu
số liệu có sẵn ( Secondary data) qua khám sức khoẻ đinh kỳ và số liệu thô của đợt
đo môi trường vào tháng 5/2001 của trung tâm y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ.
2.2.1. Các biến số nghiên cứu
Tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, nồng độ bụi, tình trạng
bệnh tật, tuổi, giới, tuổi nghề, các loại hoá chất độc hại...
2.2.2. Xác định cỡ mẫu

2

pxq

Trong đó :
n

: Cỡ mẫu nghiên cứu.

p

: Tỷ lệ ước tính công nhân bị mắc bệnh; q = 1

d2

: Khoảng sai lệch cho phép theo mong muốn của người nghiên cứu.


16

- p;


a

: Mức ý nghĩa thống kê.

z,

= 1,96 ứng với hệ số tin cậy của ước lượng là 95%

♦ Tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ngang mô tả
Theo nghiên cứu [9]: MTLĐ và tình trạng sức khoẻ của công nhân nhà máy
giấy Bãi Bằng thì tỷ lệ mắc bệnh viêm họng là tỷ lệ bệnh cao nhất (42%)
=> p = 0,42; q = 0,58;
Chọn d = 0,085; Thay vào công thức ta có:

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 139 công nhân NMHC tại nơi làm việc gồm
nhận xét của công nhân về môi trường và tình trạng sức khoẻ của công nhân trong
hai tuần trước ngày nghiên cứu (18/3/2002 - 1/4/2002). Số cán bộ công nhân được
phỏng vấn phù họp vói cỡ mẫu đã tính. Chúng tôi phỏng vấn thêm 58 cán bộ thuộc
bộ phận hành chính - không trực tiêp tham gia sản xuất - làm nhóm chứng.

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
a. Sử dụng sô liệu có sẵn bao gồm:



Kết quả đo kiểm tra MTLĐ tại các khu vực sản xuất của Công ty giấy

Bãi Bằng vào tháng 5/2001 của trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ với sự giúp
đỡ của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường.
# Phương pháp và thiết bị đo:
Phương pháp đo theo “ Thường qui kỹ thuật của Viện Y học lao động và Vệ
sinh môi trường, Bộ Y tế, 1993
- Đo tiếng ồn có phân tích các dải tần số bằng máy Sound
Octave band analyzer model NA 29 Rion - Nhật.

17


- Đo bức xạ nhiệt bằng nhiệt kế Vemon. Đơn vị đo Calo/cm2/phút.
- Đo hơi khí độc: Lấy mẫu bằng máy EC. 2000 và máy SKC - Mỹ, phân
tích bằng phương pháp so màu quang phổ hấp thụ vùng trông thấy trên máy đo
mật độ quang Spectronic 21 - D.
- Đo VKH: Sử dụng ẩm kế Assman, máy đo tốc độ gió DA - 40 (Đức).
- Đo ánh sáng: Máy 6293 - A12 ( Mỹ ).
►Các phiếu khám sức khoẻ người lao động của năm 2001: Chúng tôi thu
thập toàn bộ phiếu khám sức khoẻ của các công nhân thuộc NMHC (442 người)
và 69 cán bộ hành chính.
b. Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn:
►Phiếu điều tra chấp nhận môi trường và tình trạng dị ứng: Bao gồm bộ
câu hỏi về phần thông tin chung (họ tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tuổi nghề,
tình trạng hôn nhân, đơn vị công tác, số con, bình quân thu nhập). Với phần chấp
nhận môi trường (tiếng ồn, tính chất không khí, ánh sáng, nhiệt độ) và tình trạng
dị ứng của công nhân. Để đánh giá phần chấp nhận môi trường chúng tôi đã đưa
ra bộ cho điểm (từ 1 -ỉ- 6 ), với số điểm càng cao thì khả năng chấp nhận môi
trường càng tốt.

►Phiếu điều tra bệnh tật do ô nhiễm không khí nội thất: Bao gồm bộ câu
hỏi về phần thông tin chung (họ tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tuổi nghề, tình
trạng hôn nhân, đơn vị công tác, số con, bình quân thu nhập). Và phần điều tra
tình trạng bệnh tật trong hai tuần qua (mắt, mũi, họng, da, toàn thân).
2.3. Địa điểm nghiên cứu: Công ty giấy Bãi Bằng tỉnh Phú Thọ.
2.4. Thời gian nghiên cứu: Tháng 4/2002.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu:
Phương pháp thống kê số liệu, sử dụng phần mềm EPIINFO version 6.0.

18


PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
3.1. Thực trạng MTLĐ tại NMHC của Công ty giấy Bâi Bằng
Bảng 3.1: VKH, ánh sáng, bức xạ nhiệt trong sản xuất
Nhiệt độ

Độ ẩm

Tốc độ gió

Ánh sáng

Bức xạ nhiệt

(°C)

(%)

(m/s)


(lux)

(Calo/cm2/ph)

Ngoài trời 13h

27

85

0,6

1

Công đoạn rửa muối

27

85

0,42

639

0,70

2

Công đoạn tinh chế muối


28

78

0,4

1350

3

Khu vực máy lọc nước muối

27

85

0,6

150

4

Khu vực cô đặc Xút

26

64

0,5


178

5

Khu vực máy ly tâm cô đặc xút

28

77

0,9

577

0,71

6

Khu vực máy điện phân

32

64

0,6

93

0,69


7

Phòng điều khiển trung tâm

26

71

0,5

102

8

Phòng KCS

27

78

0,6

231

9

Khu vực sản xuất HCI

27


78

0,9

1332

10

Khu vực sản xuất Cl2

28

79

0,5

524

Tiêu chuẩn cho phép

20-30

<80

0,2-1,5

75 ■200

Điểm đo

STT

<1

* Nhận xét:
- Nhiệt độ: Nhìn chung nhiệt độ MTLĐ tương đối nóng. Đặc biệt ở khu vực
máy điện phân có nhiệt độ vượt quá TCVSCP (32°c so với giới hạn cao nhất là
30°C).
- Độ ẩm: Có 2/10 vị trí đo vượt quá TCVSCP (85% so với 80%). Tuy nhiên,
độ ẩm ngoài tròi vào ngày đo tương đối cao (85%).
- Ánh sáng: Có 6/10 vị trí đo vượt quá TCVSCP. Đặc biệt ở công đoạn tinh
chế muối và khu vực sản xuất HC1 lên tới hơn 1000 lux (trong khi TCVSCP từ 75
đến 2 0 0 lux).
- Tốc độ gió và bức xạ nhiệt: Theo kết quả đo được tại một số vị trí trên thì
không vượt quá TCVSCP.

19


I

Bảng 3.2: Tình trạng tiếng ồn tại NMHC
Mức áp âm ở các dải tần sô

Mức áp âm chung

Điểm đo

STT


1000 Hz

4000 Hz

1

Khu vực điện giải

78

75

65

2

Khu vực sản xuất Clo

86

81

77

3

Công đoạn rửa muối

72


68

62

4

Tinh chế nước muối

71

66

61

5

Khu vực ly tâm cô đặc

82

74

74

6

Khu vực cô đặc Xút

74


69

65

Tiêu chuẩn VSCP
TCVN 3985-1999

85

80

76

* Nhận xét:
Theo kết quả đo được, ở mức áp âm chung cũng như mức áp âm ở dải tần số
1000 Hz và 4000 Hz, tiếng ồn vượt quá TCVSCP tại khu vực sản xuất Clo.
Bảng 3.3: Tỷ lệ công nhân tiếp xúc với hoá chất độc

STT

Chất ô nhiễm
tiếp xúc

Hành chính

NMHC

p

%

79,1

n
2

%
3,4

<0,001

1

Cl2

n
110

2

HC1

105

75,5

2

3,4

< 0,001


3

NaOH

120

86,3

2

3,4

<0,001

4

h 2s o 4

40

28,8

0

0

-

5


Aceton

8

5,8

0

0

-

6

Hypoclorỉd

18

12,9

0

0

-

7

Javen


13

9,4

0

0

-

8

Amiăng

36

25,9

0

0

-

9

Bụi

24


17,3

0

0

-

20


×