Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

PHÁT HUY TÍNH ƯU VIỆT CỦA HỆ THỐNG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.32 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2012

Tên công trình:
PHÁT HUY TÍNH ƯU VIỆT CỦA HỆ THỐNG ĐÀO TẠO
THEO TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Thuộc nhóm ngành khoa học: KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ 2

BẢN TÓM TẮT


2

HÀ NỘI, 2012

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN.....................................................13
2.1. Phân tích thực trạng hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học
Kinh tế Quốc dân................................................................................................13
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH ƯU
VIỆT CỦA HỆ THỐNG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN................................................................................21
KẾT LUẬN.............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................24




3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.3: Số lượng và tỷ lệ phiếu đánh giá về sự gắn kết và quản lý sinh viên
của hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Bảng 2.5: Số lượng và tỷ lệ phiếu đánh giá về việc đăng ký tín chỉ của sinh
viên tại trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Bảng 2.6: Số lượng và tỷ lệ phiếu đánh giá về vấn đề học tập theo hệ thống
đào tạo tín chỉ của sinh viên tại trường Kinh tế Quốc dân.
Bảng 2.8: Số lượng và tỷ lệ phiếu cho điểm mức độ hiệu quả của hệ thống
đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phiếu đánh giá của sinh viên về cơ hội lựa chọn thời gian
học khi học tập theo hình thức tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phiếu đánh giá của sinh viên về khả năng được chủ động
lựa chọn môn học khi học tập theo hình thức tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ phiếu đánh giá của sinh viên về sự gắn kết và quản lý sinh
viên của hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ phiếu đánh giá của sinh viên về vấn đề học tập tại trường
Đại học Kinh tế Quốc dân khi học tập theo hình thức tín chỉ.
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ phiếu cho điểm mức độ hiệu quả của hệ thống đào tạo
theo tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.


4


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Chất lượng và tiện ích của đào tạo theo tín chỉ so với đào tạo theo niên chế là

điều đã được khẳng định qua quá trình đào tạo nhiều năm ở các trường đại học uy
tín trên thế giới. Cùng với các trường đại học trong cả nước, Đại học Kinh tế Quốc
dân tổ chức thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ đã được năm năm (từ năm 2008).
Vì vậy, vấn đề được đặt là phải thực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ
như thế nào cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trường.
Do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phát huy tính ưu việt của hệ thống đào tạo
theo tín chỉ tại trường đại học Kinh tế Quốc dân” để từ việc nghiên cứu sâu hơn về
thực trạng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường, chúng tôi phân tích đánh giá
những mặt tích cực đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong việc
thực hiện. Thông qua đó, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy
tính ưu việt của hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại trường.
2.

Mục đích nghiên cứu
- Phát hiện những mặt tích cực đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại

trong việc thực hiện chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
- Phát hiện các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát huy tính ưu việt của hệ
thống đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu

Việc thực hiện đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Những ưu thế của đào tạo tín chỉ đối với sinh viên tại Đại học Kinh tế Quốc
dân, áp dụng cho các nhóm sinh viên khóa 50, 51, 52, 53 thuộc các nhóm ngành:
Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng , Kế toán, Hệ thống thông tin
kinh tế.


5
4.

Các phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp nghiên cứu tư liệu
- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và xây dựng các khái niệm công cụ

cũng như các giả thuyết nghiên cứu.
- Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu có liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
4.2.Phương pháp phân tích thống kê
4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
 Phỏng vấn bằng bảng hỏi
Nhóm đã tiến hành phát bảng hỏi cho 1500 sinh viên tại trường Đại học Kinh
tế Quốc dân để tìm hiểu về thực trạng đào tạo tín chỉ tại trường (Mẫu bảng hỏi
được đính kèm trong phụ lục) và thu về được 1083 phiếu điều tra. Trong đó gồm có
270 sinh viên khóa 50, 540 sinh viên khóa 51, 273 sinh viên khóa 52 và 120 sinh
viên khóa 53 đến từ 22 chuyên ngành.
 Phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn trực tiếp một số sinh viên chính quy đang học tập tại trường Đại
học Kinh tế Quốc dân.
- Nội dung phỏng vấn:

+ Ưu điểm của đào tạo theo hệ thống tín chỉ so với đào tạo theo niên chế.
+ Những khó khăn sinh viên gặp phải khi học theo tín chỉ.
+ Đào tạo theo hệ thống tín chỉ có phù hợp với sinh viên Việt Nam nói
chung, sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng hiện nay không?
+ Những khó khăn của việc đăng ký các môn học vào mỗi kỳ.
+ Hạn chế của hệ thống tín chỉ trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
+ Ý kiến đóng góp của sinh viên cho nhà trướng.
- Danh sách các sinh viên được phỏng vấn:
+ Phùng Thu Hà lớp Tài chính Doanh nghiệp K51
+ Thái Thị Mỹ Hạnh lớp Quản trị nhân lực K52
+ Nguyễn Thu Hiền lớp Quản trị nhân lực K52
+ Đinh Đắc Vũ lớp Quản trị nhân lực K51
+ Nguyễn Thị Yến lớp Quản trị nhân lực K51
4.2.2. Phương pháp phân tích


6

Phân tích, xử lí số liệu thu được bằng phần mềm Excel 2007 và phần mềm
thống kê toán học SPSS.
5. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu tính ưu việt của hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
- Tìm hiểu những hạn chế và những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực
hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường để từ đó phát hiện ra những cách thức,
biện pháp phát huy tính ưu việt đó.


7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO
TÍN CHỈ
1.1.
Lịch sử của phương thức đào tạo theo tín chỉ
Phương thức đào tạo theo tín chỉ được sử dụng đầu tiên ở Mỹ vào cuối thế
kỷ 19, xuất phát từ việc số lượng học sinh trung học phổ thông đăng ký vào học đại
học ngày càng tăng, hệ thống tín chỉ đã được thiết kế ra, tránh gây áp lực cho quá
trình xét tuyển của các trường. Hiện nay tín chỉ đang bước đầu được áp dụng ở
Việt Nam.
Đào tạo theo học chế tín chỉ là một trong bảy bước đi quan trọng trong lộ
trình đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 - 2020. Vì vậy, tại Chỉ thị năm học
2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức yêu cầu các trường đại học và
cao đẳng “chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ vào năm học 2009 – 2010
hoặc muộn nhất là năm học 2010 – 2011”. Cho đến nay, gần như tất cả các trường
đại học và cao đẳng trên toàn quốc đã và đang chuyển đổi từ kiểu đào tạo niên chế
sang đào tạo theo tín chỉ với nhiều mức độ khác nhau.
1.2.

Tín chỉ là gì?
Tín chỉ là khối lượng kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của môn học mà

người học cần phải tích lũy được trong một thời gian nhất định.
Tín chỉ được làm rõ qua bảy điểm sau:
Thứ 1: Hoạt động dạy - học được tổ chức theo ba hình thức: Lên lớp, thực
hành và tự học tương ứng với ba kiểu giờ tín chỉ.
Thứ 2: Trong ba kiểu giờ tín chỉ, lượng kiến thức sinh viên thu được có thể
khác nhau nhưng để thuận lợi cho việc tính toán thì ba kiểu giờ tín chỉ này được coi
là có giá trị ngang nhau.
Thứ 3: Một tín chỉ gồm 15 giờ tín chỉ, thực hiện trong một học kỳ, kéo dài 15
tuần, mỗi tuần 01 giờ tín chỉ.



8

Thứ 4: Có thể có môn học chỉ gồm một kiểu giờ tín chỉ, nhưng có thể có
những môn học nhiều hơn một kiểu giờ tín chỉ.
Thứ 5: Người học trong phương thức đào tạo theo tín chỉ được cấp bằng theo
hình thức tích luỹ đủ tín chỉ.
Thứ 6: Người học được cấp bằng không chỉ phụ thuộc vào số tín chỉ tích luỹ
được mà còn phụ thuộc vào điểm trung bình chung quy định cho từng học kỳ, từng
kiểu văn bằng.
Thứ 7: Với phương thức đào tạo theo tín chỉ, tự học được xem như một
thành phần hợp pháp trong cơ cấu giờ học của sinh viên, những nội dung tự học
cũng được đưa vào thời khoá biểu và đưa vào các bài kiểm tra, bài thi.
(Nguồn tham khảo: ThS.Nguyễn Thị Hương Giang, Bộ môn Tâm lý giáo dục – Trường Đại học
Hà Tĩnh (2009), Tìm hiểu về phương thức đào tạo theo tín chỉ)
1.3.

So sánh đào tạo theo hệ thống tín chỉ và đào tạo theo niên chế
Có thể thấy được sự khác nhau cơ bản giữ hai hình thức học trên là:
Niên chế

Tín chỉ

1. Tôn chỉ
- Người dạy học là trung tâm, người - Người học là trung tâm của quá trình
học xoay quanh quỹ đạo của người dạy.
- Tổ chức theo năm học;

đào tạo.


2. Chương trình học
- Tổ chức theo học kỳ;

- Một năm học có 2 học kỳ;

- Một năm học có thể 2 hoặc 3 học kỳ;

- Chương trình học được thiết kế theo - Cấu trúc thành những học phần, lịch
năm học và ít biến động;

trình thực hiện chính xác;

- Sinh viên phải hoàn thành nội dung - Sinh viên tích lũy kiến thức theo học
học đã được ấn định theo năm học;

phần, tích lũy số tín chỉ theo học kỳ;

- Rất khó trong việc xét để học trước kỳ - Cho phép sinh viên đăng ký học vượt;
hạn dù điều kiện và năng lực tốt;

- Đơn vị đo lường khối lượng học tập là

- Đơn vị đo lường khối lượng học tập tín chỉ;


9

của sinh viên là đơn vị học trình;


- Chương trình học trên lớp được rút

- Chương trình học trên lớp dài hơn so ngắn khoảng 1/3 so với niên chế;
với học theo tín chỉ;

- Dễ liên thông và chuyển đổi trường,

- Liên thông theo ngành học, chuyên ngành khác nhau từ tín chỉ đã tích lũy;
ngành; khó liên thông ngành khác,
trường khác;
3. Phương pháp đánh giá kết quả học tập
- Kết quả được đánh giá theo năm học - Kết quả học tập được đánh giá theo
với số đơn vị học trình được quy định học kỳ và theo số tín chỉ được tích lũy;
sẵn;

- Sinh viên bị buộc thôi học nếu không

- Nếu sinh viên nào không đạt yêu cầu đạt được điểm trung bình chung tích lũy
học tập đối với một năm học thì có thể nào đó sau một giai đoạn nhất định;
phải học lại năm học đó (lưu ban).

- Sinh viên cần đạt đủ số tín chỉ và điểm

- Sinh viên phải thi đạt tất cả các môn trung bình chung tích lũy qui định theo
học qui định.

từng năm và cả khóa;

- Sử dụng thang điểm 10 (hoặc 100) và - Sử dụng thang điểm 4 kết hợp thang
đề cao cách tính điểm tuyệt đối.


điểm chữ, cho phép cách tính điểm

- Xem trọng các kỳ thi hết môn (chiếm tương đối;
70-100% điểm môn học)

- Xem trọng đánh giá quá trình (chiếm

cỡ 50% điểm môn học).
4. Phương pháp học tập
- Sinh viên cần chấp hành tốt các quy - Sinh viên phải chủ động nghiên cứu
định đã đề ra từ đầu chương trình;

kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà

- Tham khảo giảng viên chủ nhiệm lớp trường;
tại các buổi họp lớp hàng tháng. Tuy - Sinh viên cần thường xuyên gặp gỡ cố
nhiên, vai trò chủ nhiệm thường không vấn học tập;
rõ nét;

- Tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi

- Khả năng tự học chịu ảnh hưởng trực nhét kiến thức của người dạy, phát huy


10

tiếp của chương trình, khoa và giảng được tính chủ động, sáng tạo của người
viên giảng dạy trên lớp;


học;

- Thường phải hoàn thành chương trình - Có thể hoàn thành chương trình bằng
học theo số năm quy định, có thể kéo cách tích lũy tín để được cấp bằng tùy
dài nhưng rất khó rút ngắn;

theo khả năng và nguồn lực của cá nhân;

- Khó chọn lựa môn học theo thực tế - Có thể lựa chọn các môn tự chọn theo
của nhà tuyển dụng;

khuynh hướng nhà tuyển dụng…

- Sinh viên cùng một lớp học có chung - Mỗi sinh viên đều có thời khóa biểu
thời khóa biểu, được quy định cụ riêng, không theo một quy luật nhất định
thể.v.v…

nào.

Theo đánh giá của ThS. Nguyễn Thị Hương Giang Trưởng Bộ môn Tâm lý –
Giáo dục Đại học Hà Tĩnh, đào tạo theo tín chỉ có một số điểm ưu việt sau:
Thứ nhất, trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu của
sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình.
Thứ hai, độ mềm dẻo và linh hoạt của chương trình.
Thứ ba, sinh viên được cấp bằng khi đã tích lũy được đầy đủ số lượng tín chỉ
do trường đại học quy định.
Thứ tư, phương thức đào tạo theo tín chỉ phản ánh được những mối quan tâm
và những yêu cầu của người học và nhu cầu của các nhà sử dụng lao động.
Thứ năm, phương thức đào tạo theo tín chỉ sẽ khuyến khích sự di chuyển của
sinh viên, mở rộng sự lựa chọn học tập của họ, làm tăng độ minh bạch của hệ thống

giáo dục, và giúp cho việc so sánh giữa các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới
được dễ dàng hơn.
Để học tốt theo hình thức tín chỉ, sinh viên cần đảm bảo thực hiện:
tín chỉ.

Tham gia đầy đủ các buổi hướng dẫn và tập huấn về hình thức học theo


11

-

Nghiên cứu và thực hiện đúng quy định của trường về đào tạo theo hệ

thống tín chỉ và các quy định khác.
- Để tránh chủ quan trong việc học nên nghiên cứu kỹ các khác biệt trong
đánh giá kết quả học giữa học theo tín chỉ và học theo niên chế.
- Cần chủ động theo dõi thời khóa biểu các học phần, chủ động chọn số
môn học trong kỳ học dưới sự tư vấn và hướng dẫn của cố vấn học tập.
- Trong đào tạo theo tín chỉ, đối với sinh viên tự học là vấn đề quan trọng
nhất, sinh viên phải tự học ngay trên lớp (chứ không phải đi nghe giảng, dự giờ).
- Sinh viên học ở trên lớp phải ghi chép bài đầy đủ, hăng hái phát biểu ý
kiến, chưa hiểu vấn đề gì phải hỏi giảng viên hoặc trao đổi với nhóm học tập.
Nhà trường cần phải thực hiện một số yêu cầu đặt ra như sau:
-

Giảm tỉ trọng các môn quy định của Bộ, của trường; tăng các môn của

Khoa, của chuyên ngành.
- Giảm bớt môn học để sinh viên có thời gian đọc tài liệu tham khảo.

- Có nhiều chuyên đề mở trong chương trình đào tạo.
- Tăng các môn tự chọn và giảm sự quy định cứng về trật tự các môn phải
tích lũy.
Yêu cầu đặt ra với hệ thống cơ sở vật chất là:
-

Hệ thống thư viện phong phú.
Có phòng làm việc riêng để tạo điều kiện cho thầy cô có thể tư vấn trả lời

thắc mắc của sinh viên.
- Có phòng vi tính được nối mạng internet.
- Có phòng tự học.
- Có phòng thí nghiệm hiện đại.
- Đổi mới trang thiết bị phục vụ giảng dạy để bắt kịp với tiến độ khoa họccông nghệ tân tiến trên thế giới.
I.4. Các chính sách về đào tạo theo hệ thống tín chỉ
- Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): gồm 5 chương, 29 điều.


12

- Quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân (Ban hành kèm theo Quyết định số 95 /QĐ-KTQD, ngày
14 tháng 01 năm 2008 của Hiệu trưởng): gồm 6 chương, 35 điều.


13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
2.1. Phân tích thực trạng hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Kinh
tế Quốc dân
2.1.1.
Cơ hội lựa chọn thời gian học
Qua thống kê điều tra, có tới 80,98% sinh viên được khảo sát cho rằng được
chủ động lựa chọn và sắp xếp thời gian học. Với việc được chủ động lựa chọn thời
gian học như vậy, nhiều bạn còn có thể học tập tại hai trường đại học.
Tuy nhiên, một số ý kiến chỉ ra những hạn chế sau: Việc sắp xếp lịch học cho
các lớp tín chỉ và các môn học còn chưa hợp lý. Việc sắp xếp để có một lịch học
phù hợp đối với sinh viên cũng là một vấn đề khó khăn. Nếu không sắp xếp được
một lịch học phù hợp, tiết kiệm nhất thời gian thì sinh viên sẽ mất nhiều thời gian
hơn cho việc đi lại và tốn kém nhiều khoản chi phí. Ngay cả khi sắp xếp được một
lịch học hợp lý thì sinh viên cũng có thể phải thay đổi lịch do lớp học mình lên lịch
hoặc lớp học có thời gian tương tự không còn chỗ trống hoặc là số lượng quá ít dẫn
đến bị hủy. Việc giảng viên sắp xếp một buổi học bù do buổi học bị nghỉ gặp nhiều
khó khăn.
2.1.2.
Lựa chọn ngành nghề đào tạo và chuyển trường
Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chưa có quy định nào cho sinh
viên được chuyển đổi ngành nghề đào tạo.
Vấn đề này nên được nhìn nhận ở cả hai mặt. Một mặt, việc học một ngành
không yêu thích và không có khả năng phù hợp sẽ gây ra tâm lí chán trường cho
sinh viên, từ đó dẫn đến việc học tập và đào tạo không thu được hiệu quả cao như
mong muốn từ cả phía người học và người đào tạo. Mặt khác, cũng phải xét đến
khó khăn của nhà trường. Việc chuyển khoa, chuyển chuyên ngành trong thời gian
học tập cũng có rất nhiều phức tạp trong vấn đề đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá,
xem xét điều kiện của sinh viên có đủ đáp ứng cho chuyên ngành mới không. Và
nếu áp dụng chính sách cho phép chuyển khoa, chuyển chuyên ngành thì rất có thể



14

sẽ dẫn đến tình trạng sinh viên ồ ạt đổ xô vào đăng kí một chuyên ngành đang nóng
trên thị trường.
2.1.3.
Khả năng rút ngắn thời gian kết thúc chương trình đào tạo
Kết quả điều tra cho thấy, 70,08% sinh viên được khảo sát đồng ý với việc
chủ động lựa chọn số lượng môn học và đăng ký tín chỉ. Sinh viên học nhanh có
thể ra trường sớm từ 1- 2 kỳ. Trên lý thuyết việc học tín chỉ giúp sớm hoàn thành
và rút ngắn số năm học nhưng thực tế thì lại không được như vậy. Bên cạnh đó,
việc áp dụng chế độ ra trường sớm này chỉ áp dụng với một số khoa có số lượng
sinh viên lớn như Tài chính Ngân hàng hay Quản trị Kinh doanh.
2.1.4.
Sự gắn kết và quản lý sinh viên
 Sự gắn kết giữa sinh viên với sinh viên
72,02% sinh viên được khảo sát đồng ý rằng sinh viên trong các lớp chuyên
ngành ít gắn kết hơn do việc gặp gỡ và sắp xếp thời gian để tham gia hoạt động lớp
là khá khó khăn. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc học các lớp tín chỉ giúp
các bạn có cơ hội được học tập, giao lưu với các sinh viên đến từ các chuyên ngành
khác nhau, tạo được sự đổi mới và phong phú hơn trong học tập.
 Sự gắn kết giữa sinh viên với giảng viên
Với việc áp dụng hệ thống đào tạo tín chỉ, nhà trường rất khó kiểm soát được
việc học của sinh viên, không cập nhật, nắm rõ được thông tin của sinh viên, gây
khó khăn cho cán bộ quản lý lớp cũng như giảng viên trong việc nắm sĩ số lớp và
đánh giá quá trình học tập của sinh viên. Thầy cô không quan tâm đến sinh viên
như trong việc đào tạo theo niên chế.
 Sự gắn kết giữa sinh viên với quản lí của khoa
Hiện nhà trường đã xây dựng một đội ngũ cố vấn học tập cho các lớp, các
khoa, tuy nhiên cố vấn học tập vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình. Ngoài ra,

việc tư vấn hướng nghiệp và việc làm cho sinh viên chưa được thực hiện, nếu có
cũng chỉ là về mặt hình thức.
2.1.5. Việc đăng ký tín chỉ


15

Cũng giống như một số các trường áp dụng hệ thống đào tạo tín chỉ, hệ thống
đăng kí học của trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng luôn luôn rơi vào tình trạng
quá tải mỗi khi đến kì đăng kí học.
Qua khảo sát, có đến 99,17% sinh viên được khảo sát cho rằng hệ thống
đăng ký tín chỉ tại trường còn nhiều bất cập. Hệ thống bị lỗi và mạng quá tải trong
ngày đăng ký học khiến việc đăng ký mất rất nhiều thời gian. Nhiều sinh viên khi
đăng ký đã thấy môn học hiển thị trên tài khoản nhưng đến lúc vào lại không thấy
môn học đó.
Mặc dù trên danh nghĩa là phải học theo tín chỉ, nhưng hầu hết, sinh viên đều
phải đăng ký các môn theo lịch đã quy định không khác gì học niên chế.
Việc đăng ký bừa môn học cho đủ số lượng dẫn đến việc học không đúng
với trình tự, không đảm bảo được yêu cầu của môn học do có những môn đòi hỏi
tích lũy nhiều môn khác mới được học.
35,08% sinh viên được khảo sát cho rằng để có được một thời khóa biểu phù
hợp cũng khá khó khăn.
Các môn học đại cương ở năm thứ nhất và năm thứ hai khó đăng ký học lại
hoặc học nâng điểm hoặc phải chờ đợi một vài kỳ dẫn đến nhiều sinh viên không
kịp đăng ký để ra trường.
Ngoài ra, vẫn còn tồn tại hình thức học niên chế do các môn học của sinh
viên nhiều khi vẫn là do khoa đăng kí cho, sinh viên vẫn không được chủ động sắp
xếp.
2.1.6.
Vấn đề học tập

 Về khung chương trình học, 39,98% sinh viên được khảo sát cho rằng
khung chương trình còn nhiều bất cập.
Thứ nhất, chương trình quá nặng về đại cương; các môn học như thể dục là
bắt buộc, là điều kiện cần để ra trường trong khi nó nên là một môn học đòi hỏi sự
tự nguyện và yêu thích của người học.


16

Thứ hai, nhiều sinh viên không nắm được chương trình học dẫn đến đăng ký
thiếu hoặc thừa môn học; do vậy dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên ra trường muộn
chỉ vì học thiếu một môn học.
Thứ ba, chương trình học còn chưa rõ ràng: các môn học còn chồng chéo
chẳng hạn như việc một môn học có thể nằm ở hai tổ hợp được lựa chọn để đăng
ký. Điều này gây khó khăn cho cả người học và hệ thống tính điểm.
Thứ tư, việc sửa đổi chương trình học cũng không được cập nhật trên quản lý
đào tạo và không được phổ biến sớm dẫn đến tình trạng sinh viên đăng ký nhầm.
 Về việc lựa chọn môn học, có tới 63,99% sinh viên được khảo sát cho rằng
sinh viên được chủ động trong việc chọn những môn học tổ hợp và lựa chọn thứ tự
các môn học. Tuy nhiên, việc lựa chọn những môn học tổ hợp cũng gây nhiều khó
khăn cho sinh viên khi các bạn không được tư vấn rõ ràng. Hơn thế nữa nhiều sinh
viên còn không biết lựa chọn thứ tự môn học cho hợp lý để việc học đạt được trình
tự và hiệu quả cao nhất.
 Về phương pháp học tập, khoảng 40,07% sinh viên được khảo sát cho rằng
phương pháp học tập mới khó tiếp cận và còn nhiều hạn chế.
Thứ nhất, do ảnh hưởng nhiều từ việc học ở cấp ba và tình trạng lười biếng
mà chỉ có một số lượng rất ít sinh viện thực hiện điều này dẫn đến giảng viên khó
khăn trong vấn đề giảng dạy và việc tiếp thu bài không được hiệu quả.
Thứ hai, với mục tiêu lấy sinh viên làm trung tâm nhiều môn học áp dụng
cách thức cho sinh viên làm việc nhóm để thuyết trình các bài học hoặc các chủ đề.

Việc chuẩn bị bài thuyết trình mang lại cho sinh viên sự thích thú và mới mẻ, giúp
sinh viên tự đào sâu nghiên cứu về nội dung bài kỹ hơn qua đó sẽ nắm bài chắc hơn
đồng thời rèn luyện được nhiều kĩ năng mềm. Tuy nhiên để chuẩn bị một bài thuyết
trình chiếm thời gian khá lớn mà lại không đem lại hiệu quả như mong muốn do
sinh viên không tìm hiểu vấn đề đó trước và tâm lý cho rằng chẳng thu được kiến
thức gì từ các bài thuyết trình đó.


17

Thứ ba, thời lượng giảng dạy của các môn học giảm xuống để sinh viên có
thời gian tự nghiên cứu nhưng bộ phận sinh viên dành thời gian cho việc tự nghiên
cứu là rất nhỏ.
Thứ tư, một kỳ học của sinh viên trung bình có từ 7-9 môn học làm giảm thời
gian sinh viên tìm hiểu chuyên sâu về một môn học.
 Về cách thức làm việc nhóm, 42,47% sinh viên được khảo sát nói rằng họ
gặp khó khăn trong làm việc nhóm khi tham gia các lớp học phần mà không cùng
lớp chuyên ngành của mình.
 Về các quy định về thi nâng điểm, học nâng điểm và xếp hạng học lực
không được cập nhật và phổ biến rộng rãi đến sinh viên
 Về việc đi thực tập của sinh viên, chỉ được dồn hết vào kỳ cuối thay vì được
đi khảo sát các doanh nghiệp ở năm thứ ba và năm thứ tư như trong niên chế.
 Về hệ thống điểm được cập nhật chậm cũng gây nhiều bức xúc trong sinh
viên.
Qua những bất cập ở trên, có thể nói chương trình học của sinh viên vẫn còn
khá mơ hồ, chưa rõ ràng. Hơn nữa, chương trình học tại trường vẫn còn quá nặng,
khiến cho việc áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy của giảng viên còn nhiều
khó khăn do thời lượng trên lớp quá ít mà kiến thức thì quá nhiều. Hiệu quả đào tạo
từ đó cũng giảm xuống đáng kể.
Ngoài những lý do trên, một lý do lớn khiến cho phương pháp dạy và học

mới chưa thật sự hiệu quả là xuất phát từ suy nghĩ và tư tưởng của chính bản thân
sinh viên.
2.1.7.
Quy chế tính điểm môn học
Quy đinh của trường Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn giữ nguyên cách tính
điểm phẩy trên thang đo 10 như học niên chế chuẩn xác và công bằng hơn.
Tỷ lệ về thành phần điểm về cơ bản vẫn giống như ở học niên chế: điểm quá
trình học thường chỉ chiếm 20-30%, điểm bài thi cuối kỳ vẫn chiếm tỷ trọng lớn: từ
60-70%. Như vậy, đánh giá điểm quá trình còn ít mà dồn nhiều vào kỳ thi cuối kỳ,
điều này không đánh giá được toàn diện quá trình học của sinh viên.
2.1.8.
Cơ sở vật chất


18

Hiện nay, nhà trường cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện
hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập của một lượng lớn sinh viên. Mặc
dù đã cố gắng hoàn thiện hệ thống phòng học, tuy nhiên, hiện nay trường vẫn đang
phải thuê phòng học ngoài. Lớp học quá đông cũng là một vấn đề trường Đại học
Kinh tế Quốc dân đang phải đối mặt hiện nay.
Hiện nay hệ thống thư viện của nhà trường cũng chưa đáp ứng được nhu cầu
sử dụng của sinh viên. Cơ chế mượn tài liệu chưa thông thoáng cho sinh viên.
Hơn nữa, nhà trường vẫn chưa có nhiều phòng vi tính và phòng tự học phục
vụ cho việc học tập của sinh viên. Không chỉ riêng sinh viên mà ngay cả đến cố vấn
học tập cũng không có phòng làm việc riêng để tiện tư vấn cho sinh viên khi cần.
2.2. Những mặt tích cực đã đạt được
2.2.1. Về phía nhà trường
 Quy mô đào tạo
Việc áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ đã đáp ứng nhu cầu được học tập

của số lượng lớn sinh viên. Nhà trường đã phát huy được tính ưu việt trong việc
chuyển đổi sang hệ thống đào tạo theo tín chỉ, tạo điều kiện cho nhiều sinh viên
được tham gia học tập và cung cấp một đội ngũ nhân lực dồi dào cho xã hội.
 Hệ thống cơ sở vật chất
Trong điều kiện cho phép, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nhà
trường đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các phòng học cũng
như phòng thực hành, tạo điều kiện tốt nhất có thể cho sinh viên trong việc học.
Năm 2010, nhà trường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm một khu nhà
5 tầng với hơn 30 phòng học tiêu chuẩn chất lượng cao, đầy đủ trang thiết bị. Năm
2011, nhà trường cũng đã tiến hành xây dựng và đưa vào sử dụng thêm 2 dãy
phòng học mới. Cũng trong năm 2011, nhà trường đã cơ bản hoàn thành việc lắp
máy chiếu cho toàn bộ các phòng học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giảng viên
cũng như sinh viên trong việc dạy và học theo phương pháp mới.
Hơn nữa, để sinh viên có điều kiện nghiên cứu, học tập, nhà trường cũng đã
xây dựng nhà sách ngay trong khuôn viên trường, cung cấp tất cả các loại sách giáo
trình, tài liệu tham khảo, với giá cả hợp lý, phục vụ cho nhu cầu của sinh viên.


19

 Hệ thống quản lý đào tạo
Nhà trường đã xây dựng và không ngừng nâng cấp hệ thống quản lý sinh
viên trên website của trường nhằm phục vụ tốt nhất cho sinh viên khi đăng ký môn
học cũng như tra cứu lịch thi, xem điểm,…
 Các quy định trong đánh giá điểm
Các tiêu chí đánh giá được nêu đầy đủ và rõ ràng trong “Quy định đào tạo
đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95 /QĐ-KTQD, ngày 14 tháng 01 năm 2008 của
Hiệu trưởng)”.
 Khung chương trình học

Nhà trường đã có quy định rõ ràng về khung chương trình cho tất cả sinh
viên thuộc các khoa, các lớp khác nhau, quy định rõ môn nào là bắt buộc, môn nào
là tự chọn để sinh viên biết phải đăng kí học như thế nào.
 Giáo trình, tài liệu học tập
Hiện nay, nhà trường đã và đang tiến hành cải cách, cập nhật các kiến thức
mới, biên soạn lại một số giáo trình học để kịp thời đáp ứng nhu cầu học tập của
sinh viên.
 Phương pháp giảng dạy và học tập
Đại học Kinh tế Quốc dân đã và đang hướng đến đẩy lùi và xóa bỏ hình thức
giảng dạy theo kiểu “thầy đọc, trò chép” tồn tại trong hệ thống đào tạo theo niên
chế.
2.2.2. Về phía giảng viên và cố vấn học tập
Kể từ khi áp dụng hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã có những sự đổi
mới đáng kể về phương pháp giảng dạy của nhiều giảng viên, nhất là các giảng
viên trẻ. Ngoài ra, các giảng viên luôn nhiệt tình giúp đỡ sinh viên trong học tập và
nghiên cứu.
Trưởng các khoa cũng phân công cho mỗi lớp có một cố vấn học tập để theo
dõi, chỉ đạo và giải đáp những thắc mắc của sinh viên về vấn đề học tập.
2.2.3. Về phía sinh viên
Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay đang dần làm quen, có
xu hướng tiếp thu và thích ứng nhanh nhạy hơn với các phương pháp học mới,


20

năng động và sáng tạo hơn, kĩ năng thuyết trình cũng như làm việc theo nhóm đang
ngày càng được nâng cao hơn so với các sinh viên khóa trước.
Hơn nữa, việc áp dụng học tín chỉ còn tạo môi trường và điều kiện cho sinh
viên mở rộng mối quan hệ ra ngoài phạm vi khoa, lớp chuyên ngành qua các lớp tín
chỉ.

2.3.

Cho điểm mức độ hiệu quả của hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại trường

Đại học Kinh tế Quốc dân
Thông qua phần trả lời phiếu điều tra của 1083 sinh viên hệ chính của trường
Đại học Kinh tế Quốc dân về việc đành giá cho điểm mức độ hiệu quả của của hệ
thống đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tỷ lệ số phiếu đánh
giá chủ yếu là rơi vào thang điểm 41-60 và 61-80. Đó là các thang điểm ở mức
trung bình, khá. Nguyên nhân là do bên cạnh những ưu việt của hệ thống tín chỉ tại
trường Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần được khắc
phục.


21

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH ƯU
VIỆT CỦA HỆ THỐNG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
3.1.

Về phía nhà trường
 Về cơ sở vật chất
Trong điều kiện cho phép, nhà trường nên chú trọng đầu tư hơn cho khu thư

viện, đa dạng hóa các loại tài liệu, có cơ chế, thủ tục thông thoáng, đơn giản hơn
cho sinh viên khi vào thư viện học cũng như tìm kiếm, mượn tài liệu.
Đồng thời, nhà trường nên tiến hành tu sửa điều kiện vật chất trong các
phòng tự học về quạt, đèn,… để phù hợp với quy mô lớp học như hiện tại.
Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại, rất

mong nhà trường tiến hành thay các máy tính đã hỏng tại các phòng máy, nối mạng
internet và có cơ chế cho sinh viên vào học cũng như tìm kiếm tài liệu trên mạng
tại các phòng máy của trường.
 Về quy mô lớp học
Để đảm bảo hiệu quả đào tạo, tiêu chuẩn số lượng sinh viên trong một lớp
cần phải được quy định cụ thể.
 Về chương trình học
Một là, cân đối lại chương trình học cho các khoa, các chuyên ngành, nâng
cao tính chuyên sau đối với từng chuyên ngành.
Hai là, giảm bớt số lượng môn học trong một kì hoặc áp dụng học cuốn
chiếu để sinh viên có thêm thời gian tự học cũng như đọc thêm tài liệu tham khảo
hay nghiên cứu khoa học.
Ba là, có nhiều chuyên đề mở trong chương trình đào tạo để sinh viên tự
tham gia nghiên cứu dưới sự trợ giúp của cố vấn học tập cũng như giáo viên hướng
dẫn, tạo điều kiện cho sinh viên có thể vận dụng kiến thức vào thực tế.
Bốn là, tăng số môn học được lựa chọn của sinh viên, ngoài ra cũng có quy
định rõ về trình tự học của các môn.
Năm là, khi sinh viên vào trường, khoa đào tạo nên sắp xếp cố vấn học tập
hướng dẫn cụ thể cho sinh viên nắm rõ chương trình học trong 4 năm của mình và


22

trong quá trình học cần cập nhật liên tục để sinh viên có thể biết và theo dõi, chủ
động trong việc đăng kí, sắp xếp môn học cho bản thân.
 Về đội ngũ cố vấn học tập
Các khoa đào tạo và quản lý sinh viên phải xây dựng được đội ngũ cố vấn
học tập có trách nhiệm, sâu sát với sinh viên, có thể hỗ trợ cho sinh viên bất cứ lúc
nào sinh viên có khó khăn, khúc mắc trong vấn đề học tập. Với hệ thống công nghệ
thông tin như hiện nay, cố vấn học tập của mỗi lớp, khoa có thể lập một diễn đàn,

một hòm thư chung hoặc một nhóm trên các trang mạng xã hội để có thể dễ dàng
trả lời, tư vấn cho sinh viên.
 Về tài liệu, giáo trình học
Nên giảm tải kiến thức, những môn học kiến thức quá rộng có thể chia nhỏ ra
theo từng chuyên ngành; xuất bản giáo trình riêng cho từng môn học.
3.2. Về phía sinh viên
 Sinh viên nên chủ động trong việc tiếp cận phương pháp học mới, phải biết
cách tìm kiếm, xử lí và tự tích luỹ kiến thức cho bản thân.
 Chủ động trong việc tìm hiểu thông tin về các quy chế, quy định của việc
đào tạo theo tín chỉ, các quy định về học lại, thi nâng điểm hay học nâng điểm, cập
nhật môn học, tránh việc đăng kí học sai do thiếu thông tin.
 Tham gia các hoạt động tăng cường kĩ năng mềm cho bản thân, đồng thời
có cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
 Sinh viên cần tập cho mình thói quen tự học, tự nghiên cứu, tránh ỷ lại vào
tài liệu sẵn có hay giáo viên.


23

KẾT LUẬN
Nhìn chung, việc chuyển đổi từ việc đào tạo theo niên chế sang chương trình
đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một bước tiến mới trong quá trình nâng cao chất
lượng giáo dục - đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Do mới trải qua năm
năm thực hiện nên hệ thống đào tạo của trường còn nhiều vấn đề chưa giải quyết
được song bên cạnh đó, chúng ta không thể phủ nhận được những mặt tích cực và
những hiệu quả đáng kể mà việc đào tạo này đem lại, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học của trường. Để thực hiện việc đào tạo theo học chế tín chỉ triệt để
với chất lượng tốt hơn, chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém bất
cập hiện nay cũng như có biện pháp giải quyết phù hợp và kịp thời. Nó không phải
chỉ là vấn đề của nhà trường hay công tác quản lý mà còn cần sự hợp tác, hỗ trợ từ

tất cả các phía liên quan. Điều này đòi hỏi thời gian cũng như sự phối hợp đồng bộ
các nguồn lực cần thiết.


24

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

TS. Nguyễn Kim Dung,Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm

thành phố Hồ Chí Minh (2005), Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Kinh nghiệm thế
giới và thực tế ở Việt Nam, hội thảo Đào tạo theo tín chỉ do trường Đại học Ngoại
ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2005.
2. ThS.Nguyễn Thị Hương Giang, Bộ môn Tâm lý giáo dục – Trường Đại học
Hà Tĩnh (2009), Tìm hiểu về phương thức đào tạo theo tín chỉ.
3. TS. Lê Văn Hảo – Phòng ĐBCL&KT, Trường Đại học Nha Trang (2011),
Những khác biệt căn bản giữa đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ.
4. Nguyễn Tấn Hùng (2007), Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học
đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ, Tạp chí Giáo dục, Số168, Kì 2, 7-2007, tr. 17-18
5. Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban
hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học
Kinh tế Quốc dân (Ban hành kèm theo Quyết định số 95/QĐ-KTQD, ngày 14 tháng
01 năm 2008 của Hiệu trưởng)


25


PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN
VỀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO THEO HỆ THỔNG TÍN CHỈ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Lời nói đầu:
Xin chào các bạn, chúng tôi là nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu khoa
học lớp Quản trị Nhân lực K51 thuộc khoa Kinh tế và Quản lí nguồn nhân lực.
Hiện chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu khoa học với đề tài “Đào tạo theo
hệ thống tín chỉ tại trường đại học Kinh tế Quốc dân – Thực trang và Giải pháp”.
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này của chúng tôi là muốn tìm hiểu về ưu
điểm, nhược điểm của chương trình đào theo hệ thống tín chỉ của trường ta để từ
đó có thể đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hơn giúp cho việc đào tạo đạt hiệu
quả cao.
Vì vậy, hôm nay chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát này để lấy ý kiến đánh
giá của các bạn sinh viên đang theo học tại trường đại học Kinh tế Quốc dân để
giúp chúng tôi có được đánh giá chính xác hơn. Mong các bạn có thể dành một vài
phút để điền vào mẫu phiếu đánh giá này giúp chúng tôi. Sự giúp đỡ của các bạn
đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Chúng tôi sẽ giữ bí mật thông tin các bạn cung cấp.


×