Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thực trạng và giải pháp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong nội thành Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.73 KB, 13 trang )

Bản tóm tắt
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp dịch vụ vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt trong nội thành Hà Nội

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt
Chương 3: Thực trạng về dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt trong nội thành Hà Nội
Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt trong nội thành Hà Nội
Trong đó, nhóm chúng tôi tập trung vào 3 nội dung chính:
Chương hai đề tài nghiên cứu của chúng tôi đưa ra những vấn đề cơ bản về
dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt để có cơ sở lí thuyết để làm
rõ vấn đề mà đề tài đã đưa ra và đề ra được biện pháp hiệu quả, hợp lý phù hợp
giải quyết vấn đề đấy. Đầu tiên chúng ta đến với khái niệm dịch vận tải hành
khách công cộng và dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Để hiểu
hơn về những khái niệm nêu trên chúng ta đến với các đặc điểm của dịch vụ vận
tải công bằng xe buýt.
Thứ nhất, các đặc điểm cơ bản của dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt. Trước hết nó là một ngành dịch vụ nên mang đặc điểm cơ bản sau:

1


-

Tính vô hình phi vật chất: Sản phẩm tạo ra không thể xác định được

qua các chỉ tiêu kĩ thuật, các chỉ tiêu chất lượng đã được lượng hóa chỉ đánh giá


qua các giác quan tùy thuộc vào sở thích mỗi người.
Tính không phân chia: Trong đa số dịch vụ được sản xuất và tiêu
dùng đồng thời, và chỉ được hoàn thành cùng với sự hoàn thành tiêu dùng của
khách hàng.
Tính không ổn định: Do dịch vụ được thực hiện ở những thời gian,
địa điểm khác nhau và có cả sự can thiệp của khách hàng trong quá trình tạo ra
dịch vụ đã tạo ra tính không ổn định của dịch vụ.
Tính không lưu trữ được: Vì tính đồng thời của sản xuất và tiêu
dùng dịch vụ nên sản phẩm dịch vụ không cất trữ được. Nhà kinh doanh dịch vụ
cần đến 5Ps chứ không phải 4Ps như các nhà sản xuất.
Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt còn là một ngành vận
tải hành khách nên nó có những đặc điểm sau:
-

Tạo ra một sản phẩm đặc biệt: sự thay đổi vị trí của đối tượng

chuyên chở đó là khách hàng.
Quá trình vận tải là quá trình không có sự ngăn cách về không gian
và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng.
Vận tải là một hoạt động mang tính mùa vụ vì bản chất vận tải phụ
thuộc rất lớn vào hành khách. Tùy vào thời điểm mà dung lượng hành khách trên
xe buýt công cộng đông hay ít.
Thứ hai, vận tải bằng xe buýt có nhiệm vụ khác với các dịch vụ vận tải
khác, đó là phải trở thành loại phương tiện phục vụ việc đi lại của nhiều tầng lớp
người dân. Đây là vai trò trung tâm, là nhiệm vụ xuyên suốt của hệ thống xe
buýt.
Thứ ba, vận tải hành khách bằng xe buýt nói riêng và ngành vận tải nói
chung luôn cần phải nâng cấp và cải thiện mình để có thể thích ứng được với
mức độ phát triển của thị trường khi xu hướng phát triển ngày càng mở rộng.
Cuối cùng, đó nhờ có bàn tay vô hình của Chính phủ điều tiết. Hàng năm

Nhà nước luôn phải bù lỗ cho vận tải xe buýt.
2


Dựa trên các đặc điểm khái quát đó, đề tài đưa ra một số đánh giá ưu điểm
cũng như nhược điểm của dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Tiếp theo là vai trò của xe buýt trong hệ thống vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt. Hà Nội đang lâm vào tình trạng phát triển bề rộng quá nhanh
so với phát triển chiều sâu, dẫn tới hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng không đáp ứng
kịp cho nhu cầu đi lại của mọi người. Vì vậy, việc sử dụng phương tiện công
cộng góp phần giải quyết một số lượng lớn nhu cầu đi lại của người dân làm cho
sự di chuyển của mọi người được nhanh chóng và hiệu quả.
Trong tháng 02 năm 2012, toàn Thành phố Hà Nội xảy ra 48 vụ tai nạn
giao thông, làm 47 người bị chết và có 3 người bị thương (theo Tổng cục Thống
kê). Mối hiểm họa rình rập mọi người không phải là chiến tranh, bệnh tật mà là
những tại nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không trừ một ai. Các nước
không ngừng tăng cường mọi hình thức giáo dục an toàn giao thông, nhưng một
trong các biện pháp được nhận thấy hiệu quả là sử dụng xe buýt làm phương tiện
đi lại. Không những an toàn mà dịch vụ vận tải hành khách công cộng còn góp
phần tạo ra một xã hội văn minh. Với sự phát triển văn minh sử dụng phương tiện
xe buýt sẽ giảm thiểu các phương tiện các nhân như xe đạp, xe máy, ô tô riêng.
Chính nhờ sử dụng phương tiện lớn như xe buýt sẽ giảm thiểu các phương tiện
nhỏ làm giảm ách tắc giao thông. Tiết kiệm cho nền kinh tế, giá cả của phương
tiện xe buýt công cộng được nhìn nhận là rẻ hơn nhiều lần so với các phương tiện
khác. Với mức giá hợp lý xét theo từng đối tượng phục vụ của xe buýt.
Chất lượng sản phẩm dịch vụ là vấn đề tổng hợp nên nó chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố nên ta có thể chia thành các yếu tố ảnh hưởng sau:
Các nhân tố khách quan như trình độ dân trí, thu nhập của người dân; cơ
chế chính sách của Nhà nước đối vận tải buýt: trợ giá, chính sách về nhiên liệu,
các biện pháp ưu tiên trong quá trình sử dụng phương tiện,...; sự phân bố luồng

hành khách, đó là các khu dân cư, trường học, bệnh viện, các khu công nghiệp và
các điểm thu hút hành khách khác. Ngoài ra còn có điều kiện môi trường ( thời
3


tiết, khí hậu, môi trường kinh doanh…), điều kiện khai thác (mạng lưới giao
thông, đường sá…).
Các nhân tố chủ quan như: cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp cũng
như hệ thống quản lý, bộ máy tổ chức điều hành của doanh nghiệp vận tải; cơ sở
vận chất, hạ tầng như phương tiện vận tải, đường sá, bến đỗ, xưởng sửa chữa bảo
dưỡng,... để phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải. Có thể nói phương tiện
có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của hành khách trên xe.
Trong chương 3, nhóm đã nêu ra thực trạng cung cấp dịch vụ vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể:
-

Về hệ thống các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ vận tải

hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Hà Nội:
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay, doanh nghiệp có số lượng đầu xe buýt lớn
nhất (chiếm 85% tổng số xe) là Tổng Công ty vận tải Hà Nội (TRANSERCO),
tiền thân là Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội, được thành lập theo
Quyết định số 45/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 của UBND Thành phố Hà Nội.
Năm 2006, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đã gắn thương hiệu Transerco
Hanoibus cho khối Vận tải hành khách công cộng với mục đích mang đến cho
khách hàng Thủ đô dịch vụ vận chuyển uy tín, chất lượng gắn liền với tên tuổi
của Tổng Công ty. Cho đến nay Transerco Hanoibus đã có 4 đơn vị tham gia
cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt chính là: Xí
nghiệp buýt Hà Nội, Xí nghiệp buýt 10-10, Xí nghiệp buýt Thăng Long, Xí
nghiệp xe điện Hà Nội.

-

Về Cơ sở vật chất và hạ tầng giao thông phục vụ dịch vụ vận tải

hành khách công cộng bằng xe buýt :
Theo như số liệu điều tra thu được và có sự cho phép của ban lãnh đạo Xí
nghiệp xe buýt Hà Nội, hiện toàn xí nghiệp có 192 xe đang hoạt động trên tổng
số 11 tuyến đang vận hành. Tổng số 192 chiếc xe hiện có của xí nghiệp trước
4


đây được mua mới bổ sung theo nhu cầu cũng như theo yêu cầu của sở Giao
Thông Vận Tải Hà Nội nên không có sự đồng nhất về năm sản xuất.
Hết năm 2012 xí nghiệp sẽ có thay thế hầu hết xe sản xuất vào khoảng năm
1995-1999. Phương tiện xe buýt công cộng tuổi thọ sử dụng từ 15-20 năm phải
thay thế phương tiện mới nhưng trên thực tế điều kiện tài chính còn hạn hẹp vì
vậy hiện nay vẫn còn tận dụng bằng cách tu sửa những xe còn có khả năng sử
dụng. Nhu cầu xe của xí nghiệp được đề xuất lên Sở Giao Thông thành phố,
Ủy Ban thành phố phê duyệt và chờ các quyết định từ trên xuống. Chủng loại
xe, hãng xe,...đều được đưa vào quyết định chuyển xuống xí nghiệp thực thi
việc mua phương tiện để đáp ứng nhu cầu.
Hoạt động của phương tiện được hỗ trợ bởi 2 dịch vụ kĩ thuật: dịch vụ bảo
dưỡng sửa chữa tại garage của xí nghiệp hoặc xí nghiệp Trung đại tu ô tô của
tổng công ty và dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật trên tuyến (Quick service) nhằm hỗ trợ
xử lý các sự cố kỹ thuật đột xuất phát sinh trên tuyến.
Còn về cơ sở hạ tầng giao thông:
Ùn tắc giao thông ở Hà Nội từ lâu đã là một vấn đề rất quen thuộc, từ năm
này qua năm khác mà vẫn chưa có biện pháp cụ thể nào để có thể giải quyết
tình trạng này. Do khu vực nội thành cũ chịu sự quá tải về dân số dẫn tới sự gia
tăng không ngừng của cá phương tiện giao thông cá nhân. Theo Đại tá Trần

Thùy - Phó Giám đốc công an thành phố Hà Nội - hiện nay tổng số ô tô, xe máy
của Hà Nội hơn 4 triệu phương tiện, trong đó có 368.325 ô tô và khoảng 3,8
triệu xe máy. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2011, đã có 28.000 xe ô tô và trên
155.000 xe máy được đăng ký mới. Cũng theo Đại tá Thùy, trong 6 tháng có
494 vụ tai nạn giao thông làm 456 người chết và 136 người bị thương. "Với số
lượng các phương tiện cá nhân như trên, Hà Nội chiếm 1/8 số lượng xe máy và
1/6 số lượng ô tô cả nước, chưa kể có khoảng 50.000 phương tiện giao thông
vãng lai" - Đại diện Tổng Cty tư vấn thiết kế GTVT so sánh.

5


Khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện vận tải hành khách công
cộng như xe buýt là một hướng đi đã được nhiều đô thị lớn trên thế giới áp
dụng, đặc biệt ở Hà Nội nhưng hạ tầng giao thông ở Hà Nội hiện nay chưa thực
sự đáp ứng yêu cầu: cơ sở hạ tầng này quá đơn giản, mặt đường xấu, đường
hẹp… hiện tại, toàn thành phố chỉ có 1 làn đường dành riêng cho xe buýt dài
3,5 km nằm trên trục đường Nguyễn Trãi-Hà Đông. Còn lại thì thành phố Hà
Nội hiện vẫn còn có những con đường có bề rộng hẹp như đường Đê La Thành,
Định Công… Đường Định Công dài hơn 2km, nối từ đường Giải Phóng đến
phố Định Công Thượng, thuộc địa bàn phường Định Công, quận Hoàng Mai.
Phố dài nhưng mặt đường khá hẹp, chạy qua nhiều khu dân cư, hai bên đường
và khu vực xung quanh có nhiều cơ quan, đơn vị, trường học nên người và các
phương tiện tham gia giao thông thường xuyên rất đông. Tuy nhiên, nhiều đoạn
trên tuyến phố này đang vướng chợ cóc với đủ các loại hàng hóa, người kinh
doanh tùy tiện bày bàn ghế, thúng mẹt, lồng sọt ngổn ngang, gây cản trở giao
thông. Trên hè, nhiều loại biển hiệu chìa ra tận lòng đường, thò thụt cao thấp rất
mất mỹ quan. Tình trạng đường hẹp và xuống cấp như vậy cộng với việc người
buôn bán biến mặt đường thành chợ càng làm cho lòng đường bị thu hẹp. Với
kích cỡ bề rộng trung bình của một chiếc xe buýt là 2.5m thì việc di chuyển trên

những tuyến đường hẹp là khá khó khăn. Chưa kể, nếu trên đường đó đang
trong giờ cao điểm bị ùn tắc thì xe buýt hầu như di chuyển rất chậm chạp, và
làm cho tình trạng ùn tắc ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Những năm qua, hạ tầng cơ sở của Hà Nội đã được chú trọng đầu tư và đạt
một số kết quả, góp phần tích cực đáp ứng các nhu cầu phát triển của nền kinh
tế và phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng cơ sở của
thành phố vẫn còn nhiều bất cập chưa theo kịp nhu cầu của nền kinh tế và chưa
tương xứng với tầm vóc và vị thế của Thủ đô.
Với một mạng lưới xe buýt lớn và đang không ngừng mở rộng như của Hà
Nội bây giờ, cơ sở hạ tầng cần phải được bổ sung nhiều hơn nữa.
6


-

Về cơ sở hạ tầng dành riêng cho xe buýt, Sở GTVT cùng với Tổng

Công ty vận tải Hà Nội cũng đã tiến hành thay mới 14 nhà chờ xe buýt trên
đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, thí điểm lắp đặt 20 nhà chờ xe buýt bằng
khung thép và kính cường lực, duy trì thường xuyên 2 điểm trung chuyển dành
riêng cho xe buýt tại Long Biên và Cầu Giấy, 60 điểm đầu cuối, 1.612 điểm
dừng đón trả khách trên toàn mạng lưới. Trên toàn hệ thống xe buýt đã triển
khai hệ thống camera giám sát tại 2 điểm trung chuyển xe buýt Long Biên và
Cầu Giấy, hỗ trợ đắc lực cho công tác giám sát hoạt động xe buýt và công tác
bảo đảm an ninh trật tự.

Tuy nhiên, do quản lý chưa nghiêm nên hiện xảy ra tình trạng nhà chờ xe
buýt bị lấn chiếm. Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện để xe
buýt phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, lực lượng thanh tra Sở
GTVT, CSTT đã phối hợp triển khai lực lượng giải tỏa các vi phạm lấn chiếm

nhà chờ xe buýt.
-

Về việc đáp ứng nhu cầu của người dân:

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 50 tuyến xe buýt nội thành hoạt
động từ 5h đến 21h (5-10 phút/chuyến) trong đó Transerco có 900 xe buýt hoạt
động cả khu vực nội đô và ngoại thành, chiếm 85% tổng số xe buýt trên địa bàn
TP Hà Nội. Trong những dịp đặc biệt, công ty cũng tổ chức tăng chuyến để đáp
ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người dân. T
Tuy vậy hiện nay, xe buýt mới chỉ đáp ứng được trên dưới 10% nhu cầu;
trong khi đó mục tiêu thành phố đề ra cho xe buýt là phải đáp ứng được từ 20 25%. Như vậy là số lượng xe buýt vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu đi lại rất
lớn của người dân. Chính vì thế, hẩu hết các chuyến xe buýt đều lâm vào tình
trạng quá tải, lượng hành khách trên xe vượt hơn 200%, đặc biệt là vào những
giờ cao điểm.
7


Bên cạnh đó, tình trạng xe buýt bỏ bến, chậm tuyến cũng đã làm dư luận
bức xúc trong một thời gian dài.
-

Về thái độ của nhân viên:

Trong nội quy hoạt động của xí nghiệp, ghi rõ cán bộ điều hàng, nhân viên
chốt, công nhân lái xe, nhân viên bán vé... không được thiếu văn minh trong
phục vụ hành khách: quát mắng, chửi bới, đuổi, đe dọa hành khách hay hành
hung gây gổ, đánh hành khách, bỏ điểm dừng, hoặc dừng mà không mở cửa cho
khách lên xuống tại điểm dừng đón trả khách; đón trả khách khi xe chưa dừng
hẳn… Nhưng trên thực tế, có rất nhiều vụ vi phạm xảy ra.

Tình trạng xe buýt vi phạm luật giao thông còn phổ biến, đáng kể là hiện
tượng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu.
Đội ngũ nhân sự quản lý hoạt động xe buýt còn thiếu, chất lượng chưa
đồng đều.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, Công ty cũng đã tiến hành tổ chức
103 khóa đào tạo với gần 3.414 lượt học viên là công nhân lái xe, nhân viên bán
vé của các đơn vị. Ngoài ra công ty cũng đã được Sở GTVT phối hợp và tổ
chức một khóa đào tạo cho khoảng 500 lái xe, bán vé đào tạo đạo đức người lái
xe, thái độ phục vụ.
-

Về ảnh hưởng của xe buýt tới môi trường và các loại phương tiện

khác:
Tình trạng xe buýt nhả khói đen trong một thời gian dài qua và cho đến
nay vẫn gây bất bình cho người tham gia giao thông. Tổng Công ty Vận tải Hà
Nội (Transerco) cho biết, tổng công ty này đã đầu tư 200 tỷ đồng để đưa 132 xe
buýt, trong đó có 101 xe chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn về môi trường EURO II
vào sử dụng trong khi hiện nay Euro V mới là tiêu chuẩn cao nhất.
Đối với việc ảnh hưởng của xe buýt tới những phương tiện khác với điều
kiện Hà Nội có nhiều con phố nhỏ hẹp với chiều rộng chỉ dưới 10m, có sự đối
8


đầu giữa 2 chiếc xe buýt có kích thước lớn ngược chiều nhau sẽ dẫn đến tình
trạng ùn tắc cục bộ. Các lái xe khi đón trả khách không đúng quy định gây nên
cản trở đối với các phương tiện khác như chạy nhanh lấn sang phần đường của
xe máy, xe đạp; khi chuyển sang làn đường chính lại dồn ép các phương tiện
đang di chuyển bên tay trái sang phần đường dành cho ô tô; nghiêm trọng hơn
nữa là gây ra các vụ tai nạn thương tâm cho người điều khiển phương tiện giao

thông khác.
-

Về an ninh trên xe buýt:

Ông Trần Ngọc Thành - Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT nhìn nhận tình
trạng mất trật tự thường xuyên xảy ra tại các điểm chờ xe buýt và các tệ nạn
như: móc túi, cờ bạc và hút chích ma túy…gây hoang mang, sợ hãi cho hành
khách khi sử dụng xe buýt. Hiện nay, tại Hà Nội có nhiều điểm dừng đỗ xe buýt
còn phức tạp về tình trạng trộm cắp gây bức xúc trong nhân dân, như trước
cổng Siêu thị Big C, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Thương mại, Trạm
trung chuyển Cầu Giấy, trước số nhà 549 Nguyễn Văn Cừ, cửa chợ Long Biên,
đối diện Bến xe Mỹ Đình…
Chương bốn đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ công cộng bằng xe buýt
trong nội thành Hà Nội. Đầu tiên là dự báo nhu cầu đi lại của người dân và vấn
đề hạ tầng giao thông đường bộ của Hà Nội.
Vấn đề ùn tắc tại Hà Nội ngày càng nan giải và các nhà chức trách liên tục
đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình hình trên. Đặc biệt, trong thời gian
gần đây, một loạt các chính sách, quy định mới ra đời về: đổi giờ làm, giờ học từ
ngày 01/02/2012, điều chỉnh tăng mạnh lệ phí trước bạ và đăng ký biển số ô tô,
Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ một số đề xuất bổ sung đối với thu phí
lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố
giờ cao điểm…. Những biện pháp trên nhằm hướng đến mục tiêu giảm tình trạng
ùn tắc tại Hà Nội, tuy nhiên đã làm phát sinh nhiều vấn đề bất cập và không nhận
được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía người dân. Trong điều kiện đó, với năng lực
9


vận tải lớn như xe buýt, nếu có biện pháp, phương hướng phát triển đúng đắn, xe
buýt sẽ trở thành một giải pháp hữu hiệu trong việc hạn chế lưu lượng xe trong

nội thành Hà Nội, đặc biệt trong giờ cao điểm. Xe buýt dự báo sẽ đóng vai trò
then chốt và là nhiệm vụ chiến lược của các đô thị trong việc khắc phục ùn tắc
giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường. Dự báo xe
buýt sẽ thu hút đông khách trong thời gian tới đặc biệt là các đối tượng học sinh,
sinh viên, công nhân, viên chức nhà nước, góp phần giảm phương tiện cá nhân và
hạn chế ùn tắc ở thành phố.
Hạ tầng được nhìn nhận là sẽ phát triển trong các giai đoạn tiếp theo để
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ đó tạo điều kiện cho
chất lượng dịch vụ công cộng bằng xe buýt phát triển. Giai đoạn 2011-2015 dự
báo sẽ có khoảng 90 tuyến buýt trong mạng lưới xe buýt nội thành, giai đoạn
2016-2020 sẽ có hơn 100 tuyến. Đồng thời số lượng xe cũng sẽ tăng trong thời
gian tới để đáp ứng nhu cầu của người dân. Sản lượng vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt sẽ đạt khoảng 2,5 triệu hành khách/ngày giai đoạn 2011-2015
và 3,5 triệu hành khách/ngày ở giai đoạn 2016-2020. Đáp ứng khoảng 30% nhu
cầu đi lại bằng xe buýt trong giai đoạn 2011-2020 và 50% nhu cầu đi lại trong
giai đoạn 2020-2050.Trong giai đoạn tiếp theo con số này tiếp tục tăng.
Thứ hai, đề tài đưa ra định hướng phát triển dịch vụ vận tải công bằng xe
buýt
- Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt sẽ đóng vai trò then chốt và là nhiệm vụ chiến lược của các đô thị
trong việc khắc phục ùn tắc giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông và giảm ô
nhiễm môi trường. Giai đoạn 2020 -2050 đáp ứng 60% nhu cầu đi lại người dân
trong nội thành Hà Nội.
- Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải dựa trên quy
hoạch và điều kiện thực tế của mạng lưới giao thông vận tải. Phù hợp với quy
10


hoạch dân cư, khu công nghiệp của thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của
người dân.

- Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng cung
cấp dịch vụ xe buýt thuận tiện, phù hợp với nhu cầu đi lại của đa số người, tạo
tiền đề cho việc hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần giải quyết ùn tắc
giao thông khi đô thị ngày càng phát triển.
- Ưu tiên áp dụng các công nghệ hiện đại, an toàn và thân thiện với môi
trường để trang bị phương tiện, kiểm soát, vận hành hệ thống vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt.
- Quản lý chặt chẽ, khoa học và kịp thời xử lý các vướng mắc chung hoặc
vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt.
- Tập trung đầu tư phát triển phương tiện xe buýt bảo đảm số lượng và chất
lượng; nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng tần suất hoạt động.
Thứ ba,đề tài đề cập đến giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt trong nội thành Hà Nội bằng các biện pháp như sau:
Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt trong nội thành Hà Nội phù
hợp. Rà soát, điều chỉnh hợp lý lộ trình các tuyến và các điểm đỗ đảm bảo thuận
lợi, an toàn cho hành khách.
Đầu tư phương tiện tham gia hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt. Tập trung đầu tư phát triển phương tiện xe buýt bảo đảm cả về lượng và
chất, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng tần suất hoạt động. Đồng thời tăng
cường bảo trì, bảo dưỡng phương tiện theo đúng quy định đảm bảo duy trì chất
lượng của xe.

11


Phát triển và nâng cao cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ vận tải công bằng xe
buýt. Đối với hạ tầng đầu tư mới cần thiết kế và xây dựng làn đường ưu tiên cho
xe buýt, bảo đảm kết hợp hài hòa để khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống bến
xe buýt và cầu vượt dành cho người đi bộ trong đô thị.

Quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Nghiên cứu thành lập trung tâm quản lý để giám sát và quản lý chất lượng dịch
vụ xe buýt, áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong giám sát,đổi mới hệ thống
vé linh hoạt. Sở tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp chất lượng
dịch vụ công bằng xe buýt. Miễn phí thuế nhập khẩu phương tiện, phụ tùng thiết
bị (nếu là phương tiện lắp ráp trong nước) đối với các dự án đầu tư phát triển vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng của việc sử dụng xe buýt.
Tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phục vụ hoạt
động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Ưu tiên đối với các dự án đầu tư phương tiện xe buýt.
Thứ tư, để thưc hiện giải pháp trên chúng tôi đưa ra điều kiện thực hiện
giải pháp nhằm thực hiện các giải pháp đã đưa ra một cách có hiệu quả nhất.
Phải có chương trình sử dụng vốn cụ thể, đầu tư có hiệu quả, tránh đầu tư
tràn lan, cần tập trung vào các dự án trọng điểm.
Chọn lựa những nhà thầu uy tín, thực hiện các dự án một cách hiệu quả.
Bộ máy quản lý: vừa hồng vừa chuyên, cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư; thường xuyên giao lưu với người dân, tìm cách nắm bắt được tâm tư,
nguyện vọng của hành khách nói riêng và người dân nói chung.

12


Tham khảo ý kiến chuyên gia và các nước có hệ thống vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt phát triển đồng thời phải vận dụng sáng tạo phù hợp với
hoàn cảnh Việt Nam.
Và hiện nay, theo các điều tra cho thấy cả ở các nước tiên tiến xe buýt
cũng chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu đi lại. Do vậy với những giải pháp nêu
trên nhóm hy vọng rằng sẽ đáp ứng khoảng 60% người đi lại thường xuyên bằng
xe buýt trong nội thành Hà Nội. Như vậy sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại khá lớn của

người dân, giảm bớt gánh nặng cho nhà nước trong việc giải quyết ùn tắc giao
thông, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông thúc đẩy đất nước phát triển.

13



×