Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.86 KB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2013

Tên công trình:

Kiểm toán hoạt động chuyển giá trong các công ty đa quốc gia
tại Việt Nam

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 1

HÀ NỘI, 2013


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ALP
APA
BCTC
CPM
CUP
DNKT
KTĐL
KTNN
KTV
MNE


OECD
TNDN

: Nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng (The arm’s length
Principle)
: Thỏa thuận xác định giá trước (Advance Pricing Agreements –
APA)
: Báo cáo tài chính
Phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost plus method - CPM)
: Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable
Uncontrolled Price Method -CUP)
: Doanh nghiệp kiểm toán
: Kiểm toán độc lập
: Kiểm toán nhà nước
: Kiểm toán viên
: Công ty đa quốc gia (Multi-national Enterprise)
: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development)
: Thu nhập doanh nghiệp


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU


1


2



3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài và tổng quan về tình hình nghiên cứu
thuộc lĩnh vực đề tài
Theo quan điểm của triết học Mác-Lê nin về mối liên hệ phổ biến, sự
quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự
vật, hiện tượng trên thế giới là mang tính độc lập, khách quan; bởi vậy cần có
quan điểm toàn diện khi nhìn nhận, xem xét một sự vật, hiện tượng và việc
dùng ý chí chủ quan của con người để đặt một sự vật, hiện tượng tách biệt ra
khỏi các mối liên hệ vốn có của nó là một hành động hết sức sai lầm. Lịch sử
cũng đã chứng minh một đất nước mà “nội bất xuất, ngoại bất nhập” và hoàn
toàn bị cô lập như Việt Nam dưới triều đại nhà Nguyễn khi xưa với chính
sách “bế quan tỏa cảng” thì kinh tế xã hội chắc chắn sẽ rơi vào cảnh trì trệ, lạc
hậu và là tiền đề dẫn tới sự tiêu vong tất yếu. Nhận thức được tầm quan trọng
của việc hội nhập và giao lưu quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương
mại, bắt đầu từ những năm đổi mới Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách
quan trọng nhằm thiết lập và mở rộng quan hệ quốc tế, mở cửa, thông thương,
quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam và đặc biệt là thu hút và mời
gọi những nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh
thổ. Các nhà đầu tư, các công ty, tập đoàn kinh tế của nước ngoài luôn được
tạo nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi để đầu tư, kinh doanh và ngược lại, hoạt
động đầu tư nước ngoài cũng đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của
nền kinh tế - xã hội Việt Nam trong hơn 20 năm qua.
Tuy nhiên, cùng với những thành tựu kinh tế xã hội không thể phủ nhận
mà các hoạt động đầu tư nước ngoài mang lại trong những năm qua, nhiều
vấn đề phức tạp đã nảy sinh trong đó có hiện tượng chuyển giá giữa các
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các công ty đa quốc gia. Đây là một hiện
tượng đang trở nên phổ biến với mức độ nghiêm trọng và tinh vi ngày càng
tăng ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hành vi này



4

tạo nên sự bất hợp lý, mất công bằng trong môi trường kinh doanh giữa các
doanh nghiệp, gây thiệt hại cho đối tác Việt Nam trong liên doanh, đặc biệt
gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng xấu đến việc
thực thi chính sách thuế…Nhận thức được mức độ và ảnh hưởng tiêu cực của
hành vi này, chính phủ Việt Nam đã tiến hành chống chuyển giá trong những
năm vừa qua. Tuy nhiên những kết quả thu được của hoạt động này quá ít
trong khi những hạn chế lại quá nhiều, một phần là do hiện tại hầu như chỉ có
cơ quan thuế và thanh tra chính phủ “chiến đấu” trên mặt trận này trong khi
công tác kiểm toán hoạt động chuyển giá chưa được quan tâm nghiên cứu và
thực hiện đúng mức mặc dù hoạt động chuyển giá hoàn toàn có thể coi là một
đối tượng cụ thể của kiểm toán và trực tiếp ảnh hưởng đến đối tượng chung
của môn khoa học này – thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Có thể khẳng
định rằng kiểm toán hoạt động chuyển giá thực sự là một vấn đề còn khá mới
mẻ cả về lí luận và thực tiễn đối với Việt Nam hiện nay.
Trong bối cảnh đó, đề tài “Kiểm toán hoạt động chuyển giá trong
các công ty đa quốc gia tại Việt Nam” với ý nghĩa cấp thiết cả về lí thuyết
lẫn thực tiễn đã được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ những vấn đề lí thuyết về công tác kiểm toán hoạt động
chuyển giá tại các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
- Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm toán hoạt động chuyển giá tại
Việt Nam hiện nay cùng kinh nghiệm của các nước trên thế giới
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị cơ bản nhằm cải thiện và thúc đẩy
công tác kiểm toán hoạt động chuyển giá tại các công ty đa quốc gia ở Việt
Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm toán hoạt
động chuyển giá trong các công ty đa quốc gia tại Việt Nam trên cơ sở tập


5

trung nghiên cứu các công ty đa quốc gia và công ty kiểm toán độc lập đang
hoạt động tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học hệ thống. Nhóm tác
giả đã sử dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu và phân tích các chủ thể
có liên quan, cụ thể ở đây là cơ quan quản lý của nhà nước về chuyển giá, các
doanh nghiệp có thực hiện hoạt động chuyển giá, và các công ty kiểm toán
cung cấp dịch vụ kiểm toán và dịch vụ định giá cho các doanh nghiệp có hoạt
động chuyển giá.
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, xem xét các hoạt
động, sự việc trong mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Các phương pháp cụ thể gồm có phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi và phương pháp chuyên gia, cụ
thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được vận dụng để tìm các tài liệu
nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, từ đó tổng hợp và phân tích các
tài liệu nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện.
Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp,
tham khảo ý kiến thực tế của các chuyên gia trong lĩnh vực thuế, lĩnh vực
chuyển giá, định giá và các lãnh đạo cấp cao tại các công ty kiểm toán độc lập
hàng đầu Việt Nam về thực tế kiểm toán hoạt động chuyển giá trong doanh
nghiệp ở Việt Nam.
Phương pháp điều tra được thực hiện thông qua bảng câu hỏi (Phụ lục
1) được thực hiện đối với các kiểm toán viên và lãnh đạo kiểm toán cấp cao

đến từ hai công ty Kiểm toán độc lập hàng đầu Việt Nam là Công ty TNHH
Deloitte Việt Nam và Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam do chính
nhóm tác giả thực hiện thu thập về thực tế hiện nay việc cung cấp dịch vụ
kiểm toán chuyển giá và định giá doanh nghiệp, sự cần thiết và khả năng thực


6

hiện của dịch vụ kiểm toán chuyên sâu hoạt động chuyển giá cho các doanh
nghiệp tại Việt Nam hiện nay.
Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa
học trên để phân tích một cách khách quan, khoa học, toàn diện nhằm giải
quyết các vấn đề đặt ra.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu được chia
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm toán chuyển giá tại các công
ty đa quốc gia
Chương 2: Thực trạng chuyển giá và kiểm toán chuyển giá tại các công
ty đa quốc gia tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy và cải thiện công
tác kiểm toán chuyển giá tại các công ty đa quốc gia tại Việt Nam


7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHUYỂN GIÁ
TẠI CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1.1. Những vấn đề cơ bản về chuyển giá trong các công ty đa quốc gia
1.1.1. Bản chất của giá chuyển nhượng (Transfer price)

Giá chuyển nhượng là một khái niệm ra đời, phát triển cùng với sự tồn
tại và phát triển của thị trường nội bộ - thị trường hình thành giữa các công ty
có mối quan hệ liên kết với nhau trên phương diện này hay phương diện khác.
Theo quan điểm của sách “Transfer Pricing Guidelines for
Multinational Enterprise and Tax Administration” (OECD Publisher, 2001),
“giá chuyển nhượng là giá của hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa hai hay
nhiều đơn vị trong cùng một công ty. Giá chuyển nhượng có thể được xác
định bởi các bên có quan hệ liên kết với mức khác xa so với mức giá thị
trường nhằm đạt được mục tiêu/ lợi ích của toàn công ty (như tối thiểu hóa
mức thuế phải nộp của toàn công ty, tối đa hóa giá trị của toàn công ty, xâm
nhập thị trường, …), khi đó, hành vi xác định giá chuyển nhượng được gọi là
chuyển giá.”
Theo thông tư 66/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính, khái niệm “các bên
có quan hệ liên kết” được xác định như sau
“Các bên có quan hệ liên kết” là cụm từ được sử dụng để chỉ các bên có
mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm
soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia;
- Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp
vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác;
- Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành,
kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào một bên khác.


8

Thông thường, hai doanh nghiệp trong một kỳ tính thuế có quan hệ
giao dịch kinh doanh thuộc một trong các trường hợp sau thì xác định là các
bên liên kết:
a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn

đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu
do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
c) Cả hai doanh nghiệp đều nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất
20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của một bên thứ ba;
d) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn đầu tư của chủ sở hữu
của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% vốn đầu tư
của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
e) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay
vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 20%
vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng
giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
f) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc
kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên
được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban
lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành
viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách
tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
g) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc
cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài
chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
h) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân
sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các
mối quan hệ sau: vợ và chồng; bố, mẹ và con (không phân biệt con đẻ, con
nuôi hoặc con dâu, con rể); anh, chị, em có cùng cha, mẹ (không phân biệt


9

cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi); ông nội, bà nội và cháu nội; ông ngoại, bà

ngoại và cháu ngoại; cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;
i) Hai doanh nghiệp có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú
hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
j) Một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm sử dụng tài sản vô
hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ của một doanh nghiệp khác với điều kiện chi
phí phải trả cho việc sử dụng tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ đó chiếm
trên 50% giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm;
k) Một doanh nghiệp cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% tổng
giá trị nguyên vật liệu, vật tư hoặc sản phẩm đầu vào (không bao gồm chi phí
khấu hao đối với tài sản cố định) để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh sản phẩm đầu ra của một doanh nghiệp khác;
l) Một doanh nghiệp kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% sản
lượng sản phẩm tiêu thụ (tính theo từng chủng loại sản phẩm) của một doanh
nghiệp khác;
m) Hai doanh nghiệp có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp
đồng.
Trong điều kiện nền sản xuất của xã hội loài người ngày càng phát
triển, nhu cầu về nguồn lực và thị trường ngày càng tăng cao, toàn cầu hóa
kinh tế đã và đang diễn ra như một xu thế tất yếu. Đặc biệt, sự chuyên môn
hóa ngày càng cao trong sản xuất kinh doanh dẫn đến việc một sản phẩm
hoàn chỉnh được làm ra là công sức lao động của rất nhiều nhân công ở nhiều
cơ sở kinh doanh khác nhau mà trong đó mỗi cơ sở kinh doanh chỉ đảm nhận
một hay một vài công đoạn mà thôi. Thực tế đã chứng minh, hiện nay cùng
với xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã nói ở trên, chuyên môn hóa không chỉ dừng
lại trong phạm vi nội bộ một quốc gia mà đã diễn ra trên phạm vi toàn cầu,
thông qua sự phân công lao động quốc tế ngày càng rõ rệt. Quy trình sản xuất
và phân phối sản phẩm đã vượt khỏi biên giới quốc gia thông qua hoạt động
xuất nhập khẩu cũng như đầu tư quốc tế trong đó phổ biến nhất là hình thức



10

đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI). Hình thức này
chủ yếu được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia (Multi-national Enterprise
– MNE), góp phần mở rộng thêm cho khái niệm “cơ sở kinh doanh có quan
hệ liên kết” và khiến thị trường nội bộ giữa các cơ sở kinh doanh bây giờ
không chỉ bó hẹp trong một vùng miền hay một quốc gia mà đã mở rộng, phát
triển lên toàn cầu. Do đó, khái niệm giá chuyển nhượng cũng đã phát triển lên
một mức mới, đa dạng hơn, phức tạp hơn và cũng được sử dụng thường
xuyên hơn.
Theo các quan điểm kinh tế hiện đại, giá chuyển nhượng là giá tính cho
hàng hóa (hữu hình hay vô hình) và dịch vụ cung cấp từ một cơ sở kinh doanh
này cho một cơ sở kinh doanh khác có mối quan hệ liên kết. Trên góc độ kinh
doanh và với một phạm vi liên kết chặt chẽ hơn, giá chuyển nhượng là giá mà
một bộ phận của một tổ chức kinh tế tính cho sản phẩm hoặc dịch vụ đã cung
cấp cho một bộ phận khác trong chính tổ chức đó.
Như vậy, về bản chất, giá chuyển nhượng là một loại giá phục vụ cho
việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa các cơ sở kinh doanh có quan hệ liên
kết, đặc biệt là đối với các cơ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau
trong cùng một công ty đa quốc gia. Xác định giá chuyển nhượng ban đầu
nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động trong một nhóm cơ sở kinh doanh có
quan hệ liên kết. Trên cơ sở xác định giá chuyển nhượng trong nội bộ nhóm,
các nhà quản lí có thể đưa ra các quyết định tốt nhất khi lựa chọn giữa việc
mua (bán) hàng hóa, dịch vụ trong nội bộ nhóm với bên ngoài. Tại một công
ty đa quốc gia, giá chuyển nhượng có thể được sử dụng làm căn cứ tính toán,
xác định các nghĩa vụ thu nộp, đóng góp vào ngân sách nhà nước mà công ty
đó có hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giá chuyển nhượng đóng vai trò là một công cụ quan trọng trong công
tác quản lí sản xuất kinh doanh của các công ty đa quốc gia cũng như trong
hoạt động quản lí của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên mức độ quan trọng

của giá chuyển nhượng và những tác động của giá chuyển nhượng tới công


11

tác quản lí sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào hình thức tổ chức của công ty
đó. Theo tiêu chí này, giá chuyển nhượng có thể được phân thành hai loại
chính:
- Giá chuyển nhượng nội địa (Domestic Transfer Price): được thiết lập
đối với các giao dịch diễn ra trong phạm vi nội bộ một quốc gia (các bộ phận,
cơ sở kinh doanh của công ty hay tập đoàn chỉ cùng hoạt động trên phạm vi
một quốc gia), với mục đích thuần túy là phục vụ các mục tiêu quản trị nội bộ
của công ty hay tập đoàn đó, không có nhiều tác động lớn đến nền kinh tế.
- Giá chuyển nhượng quốc tế (International Transfer Price): là giá cả
mà các công ty đa quốc gia thiết lập và sử dụng trong các giao dịch mua bán,
chuyển nhượng các loại hàng hóa, dịch vụ giữa các cơ sở kinh doanh mà các
công ty này sở hữu hay kiểm soát đặt tại nhiều quốc gia khác nhau. Giá
chuyển nhượng quốc tế có tác động lớn đến lợi ích kinh tế và số thu ngân sách
nhà nước nên luôn được đặc biệt quan tâm.
Trong phạm vi đề tài, giá chuyển nhượng được đề cập và nghiên cứu
cũng chính là giá chuyển nhượng quốc tế được thiết lập trong các công ty đa
quốc gia.
1.1.2. Định giá chuyển nhượng (Transfer Pricing) và hành vi áp đặt giá
chuyển nhượng (Transfer Price Manipulation)
Có thể hiểu, định giá chuyển nhượng là việc thiết lập giá chuyển
nhượng trong các giao dịch liên kết trong hoạt động kinh doanh của các công
ty đa quốc gia.
Xét trên khía cạnh các MNE, định giá chuyển nhượng đóng một vai trò
quan trọng trong việc theo dõi các giao dịch nội bộ, phân bổ chi phí tới cho
các hoạt động khác nhau, đánh giá tình hình chi phí và doanh thu của các chi

nhánh khác nhau. Trong một công ty hoạt động ở một chế độ thuế duy nhất,
việc xác định đúng giá chuyển nhượng là cần thiết để đánh giá khả năng sinh
lời của các bộ phận riêng biệt hoặc khả năng tiết kiệm chi phí tùy theo mục


12

tiêu quản trị nội bộ mà từng công ty đặt ra, từ đó khuyến khích, thúc đẩy các
nhà quản lý các bộ phận làm việc tốt hơn.
Tuy nhiên, “không nên nhầm lẫn giữa các vấn đề định giá chuyển
nhượng với các vấn đề trốn thuế hoặc tránh thuế, thậm chí các chính sách
định giá chuyển nhượng có thể được sử dụng với các mục đích như vậy”
(OECD Report, 1979)
Điều rất quan trọng ở đây là cần phải phân biệt được thuật ngữ “định
giá chuyển nhượng” và “áp đặt giá chuyển nhượng”. Như đã nói ở trên, về
bản chất thì định giá chuyển nhượng là một hoạt động hoàn toàn bình thường,
hợp pháp và cần thiết cho cả quản trị nội bộ trong công ty cũng như yêu cầu
quản lí của chính phủ. Tuy nhiên, áp đặt giá chuyển nhượng khác với định giá
chuyển nhượng, hay nói đúng hơn đó là một biến thái của việc định giá
chuyển nhượng. Đó là việc định giá cao hơn hoặc thấp hơn một cách không tự
nhiên, một cách có chủ ý và không phù hợp nguyên tắc thị trường của các
MNE để tránh các quy định quản lý của chính phủ hoặc khai thác sự khác biệt
xuyên biên giới về tỷ lệ thuế để nhằm giảm gánh nặng về thuế và tối đa hóa
tổng lợi nhuận sau thuế của toàn công ty cũng như đạt được các mục tiêu cụ
thể khác của MNE.
Theo cách nói thông thường, khái niệm “chuyển giá” thường được sử
dụng theo nghĩa áp đặt giá chuyển nhượng – mặt tiêu cực của định giá chuyển
nhượng. Sau phần này, thuật ngữ chuyển giá sẽ được sử dụng với nghĩa như
trên.
1.1.3. Các động cơ chuyển giá

a. Các động cơ bên trong
- Phần lớn các MNE tổ chức những công ty con như là một trung tâm
lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận cũng như là mục tiêu chiến lược
của MNE, các công ty con này sẽ được công ty mẹ độc quyền ra quyết định
về chiến lược cũng như cung cấp các yếu tố đầu vào sản xuất nhằm phục vụ
cho việc thực hiện chiến lược đó, hay nói cách khác hoạt động của các công


13

ty con gần như phụ thuộc vào chiến lược và kế hoạch của công ty mẹ. Do đó
mức thống nhất và kiểm soát trong một MNE càng lớn (tính phụ thuộc càng
cao) thì hành vi chuyển giá càng dễ xảy ra để phục vụ cho những mục đích và
lợi ích của toàn bộ MNE đó; ví dụ như tối thiểu hóa nghĩa vụ về thuế và qua
đó tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của toàn công ty, hoặc để bù đắp phần nào
những chi phí ở chính quốc do phải đầu tư nhiều về nghiên cứu và triển khai
(R&D),…
- Chuyển giá cũng có khi được sử dụng để nhằm mục đích thâm nhập
thị trường: bằng cách định giá thấp các sản phẩm đầu ra bán trong thị trường
nước nhận đầu tư cùng với các chiến lược marketing hiệu quả, các MNE với
tiềm lực tài chính khổng lồ sẽ gia tăng cơ hội chiếm lĩnh thị trường từ các đối
thủ cạnh tranh trong nước có tiềm lực nhỏ hơn, đặc biệt là ở những quốc gia
thu nhập trung bình thấp như Việt Nam thì chiến thuật này càng dễ phát huy
tác dụng. Với các MNE trong thời điểm ban đầu khi mới thâm nhập vào thị
trường thì việc quảng bá được sản phầm và chinh phục thị phần (đưa được
sản phẩm đến tay người tiêu dùng) có phần quan trọng hơn là việc thu được
lợi nhuận vì lỗ trong giai đoạn này có thể được bù đắp trong giai đoạn khác
của quá trình kinh doanh.
b. Các động cơ từ bên ngoài
- Sự quy định khác biệt về mức thuế thu nhập công ty: Trong số các

công cụ quản lí thường sử dụng để khuyến khích hoặc hạn chế sự phát triển
của các ngành kinh tế, chính sách thuế đặc biệt là thuế thu nhập công ty
thường được nhắc tới như là một công cụ hữu hiệu nhất. Trong xu hướng
chung là hội nhập và hợp tác phát triển kinh tế, mỗi quốc gia vẫn xây dựng
cho mình những chính sách phát triển kinh tế riêng, với những công cụ quản
lí riêng phù hợp với thực trạng của quốc gia đó. Mặt khác, tại các quốc gia
khác nhau, chính sách kiểm soát định giá chuyển nhượng thường khác nhau
về mức độ và hiệu quả thực hiện.


14

Lợi dụng sự khác biệt về mức độ điều tiết thuế này, thông qua việc
chuyển giá, các công ty đa quốc gia có thể thổi phồng chi phí, giảm doanh thu
qua đó giảm lợi nhuận trước thuế tại các cơ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia
có thuế suất thuế thu nhập công ty cao nhưng các công cụ kiểm soát chuyển
giá thiếu hoặc yếu nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp tại đây; ngược lại, tại
các quốc gia có mức độ điều tiết thuế thu nhập công ty thấp, các cơ sở kinh
doanh của MNE sẽ có doanh thu lớn, chi phí nhỏ, thu nhập chịu thuế và số
thuế phải nộp ở các quốc gia này tuy tăng nhưng tổng thuế thu nhập phải nộp
của toàn MNE sẽ thấp hơn nhiều so với khi không có hành vi chuyển giá.
- Những quy định về thuế xuất nhập khẩu: Đối với các MNE thì những
quy định khác nhau về mức thuế suất thuế xuất nhập khẩu giữa các quốc gia
chính là cơ hội và động lực để thực hiện chính sách chuyển giá. Tuy nhiên khi
định giá hàng hóa xuất nhập khẩu, các MNE sẽ phải cân nhắc giữa mục tiêu
giảm thuế thu nhập công ty hay giảm thuế xuất nhập khẩu vì trong nhiều
trường hợp hai mục tiêu này khó có thể thực hiện đồng thời. Ví dụ như, định
giá cao hàng nhập khẩu có thể làm giảm số thuế thu nhập công ty phải nộp
nhưng lại làm tăng thuế nhập khẩu…
- Hàng rào ưu đãi: Hầu hết nhiều quốc gia đều giành nhiều ưu đãi về

thuế để thu hút nguồn vốn FDI trong một thời kỳ nhất định. Tại một số quốc
gia, chính phủ xây dựng các khu vực miễn thuế cho FDI như là các trung tâm
tài chính ở xa và các khu chế xuất. Quy mô của hàng rào ưu đãi này càng lớn,
càng tạo động lực để các MNE sử dụng công cụ chuyển giá nhằm chuyển lợi
nhuận tới các khu vực có hàng rào ưu đãi này.
- Hạn chế trong việc chuyển lợi nhuận về nước: trên thực tế không phải
mọi lúc mọi nơi các chính sách đều thuận lợi và rộng mở với các nhà đầu tư
nước ngoài. Có những dự án có thể đạt mức lợi nhuận cao, điều kiện khai thác
đầu tư rất tốt song việc chuyển lợi nhuận về nước lại hết sức hạn chế do
những khó khăn về nguồn ngoại tệ, thuế suất thuế chuyển lợi nhuận cao,…
Do đó, để đạt được mục tiêu của mình, các MNE thường sử dụng hành vi


15

chuyển giá để gián tiếp chuyển lợi nhuận về nước, tránh những hạn chế hoặc
rào cản của các quốc gia nhận đầu tư đối với những món chuyển lợi nhuận về
nước của các quốc gia đầu tư.
- Sự tham gia liên doanh của các đối tác địa phương: trong thời gian
đầu của quá trình đầu tư, do chưa hiểu rõ về môi trường đầu tư, về thị trường
nội đia,… các MNE thường lựa chọn các đối tác địa phương tham gia liên
doanh, liên kết đầu tư. Tuy nhiên việc phải phân chia lợi nhuận với các đối tác
địa phương, không hoàn toàn tự chủ về kinh doanh,.. là điều mà không một
MNE nào mong muốn. Do đó, lợi dụng ưu thế hơn hẳn đối tác địa phương về
quan hệ giao dịch và thương mại quốc tế, hiểu biết luật pháp quốc tế, khả
năng cung cấp nguyên vật liệu, máy móc có nguồn gốc từ nước ngoài… các
MNE thường sử dụng chính sách chuyển giá nhằm tăng vốn góp trong liên
doanh, giảm bớt lợi nhuận của liên doanh trước khi chia cho đối tác địa
phương nhằm chiếm đoạt dần vốn đầu tư, gạt đối tác địa phương ra khỏi liên
doanh…

- Khả năng can thiệp hạn chế của các cơ quan thuế đối với hành vi
chuyển giá: thực tế đã chứng minh, khả năng các cơ quan thuế phát hiện chính
xác hành vi chuyển giá thường không cao do những hạn chế về quan hệ hợp
tác quốc tế, về phương tiện thiết bị và trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ
quản lí. Điều này càng tạo thêm những động cơ và cơ hội thôi thúc các MNE
thực hiện hành vi chuyển giá.
- Môi trường kinh doanh và các rủi ro khác trực tiếp đe dọa đến lợi
nhuận công ty: Tại các quốc gia có chế độ kiểm soát ngoại hối chặt chẽ, tỷ lệ
lạm phát cao, nên kinh tế, chính trị xã hội bất ổn định hay ẩn chứa nhiều rủi
ro… các MNE thường sử dụng chính sách chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận
từ đồng tiền yếu sang đồng tiền mạnh, chuyển lợi nhuận đến các quốc gia có
nền kinh tế xã hội ổn định hơn… Ngoài ra, mức lợi nhuận của một công ty
con đạt được cao có thể dẫn đến các áp lực cho MNE từ những người lao
động (đòi tăng lương, ưu đãi, phụ cấp,…) hay từ chính phủ nước nhận đầu tư


16

thông qua việc tăng thuế hay yêu cầu MNE tham gia với nhiều đối tác trong
nước nhằm giữ lại lợi tức thu được đó ở lại trong nước nhiều hơn.
1.1.4. Các phương thức chuyển giá
Nhìn chung các MNE sử dụng rất nhiều phương thức chuyển giá khác
nhau nhằm tối ưu hóa lợi ích của mình. Một số phương thức chính có thể kể
tới là:
- Áp đặt giá của tài sản cố định, nguyên vật liệu cao hơn giá thị trường
trong góp vốn đầu tư giữa công ty con và đối tác liên doanh của nước tiếp
nhận đầu tư.
- Áp đặt giá các tài sản vô hình dưới các hình thứchợp đồng chuyển
giao công nghệ, bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế, các hợp đồng
tư vấn quản lý.

- Áp đặt giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh cao hoặc thấp
hơn giá thị trường đối với các trường hợp phải nhập khẩu nguyên liệu để sản
xuất; áp đặt chi phí cao cho người nước ngoài làm công tác điều hành hay
chuyên gia, phí bảo dưỡng sửa chữa thiết bị,…
- Tài trợ các nghiệp vụ, dịch vụ cho công ty liên kết ở nước tiếp nhận
đầu tư với mức lãi suất cao hoặc thấp hơn lãi suất bình thường của thị trường
đối với khoản nợ cùng loại.
- Áp đặt giá bán hàng hóa, thành phẩm cao/thấp cho các công ty liên
kết trong các giao dịch nội bộ….
1.1.5. Các tác động tiêu cực của hành vi chuyển giá
- Làm giảm số thu về thuế: chuyển giá đã tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến
phân phối thu nhập. Thông qua chuyển giá, vốn, thu nhập sẽ chuyển ra khỏi
nước chủ nhà, cùng với đó là một khoản thu thuế đáng lẽ ra phải nộp vào
Ngân sách nhà nước. Thất thu về thuế sẽ khiến cho các phúc lợi kinh tế- xã
hội của nước nhận đầu tư bị giảm sút đồng thời làm yếu đi quyền lực của


17

Chính phủ hay nói cách khác sẽ giới hạn khả năng của Chính phủ các nước
này trong việc theo đuổi các mục tiêu, chính sách kinh tế đã lựa chọn.
- Làm giảm các lợi ích của người lao động: khi mục tiêu của các MNE
là tối thiểu hóa số thuế phải nộp tại nước chủ nhà, thu nhập của các cơ sở kinh
doanh ở đây sẽ cố tình “được” giảm thấp thông qua hành vi chuyển giá, điều
này sẽ khiến người lao động tại các các cơ sở kinh doanh này không thể cải
thiện mức lương cũng như được hưởng một số phúc lợi khác. Đồng thời, một
kết quả kinh doanh yếu kém chắc chắn sẽ ngăn chặn mọi ý định hoặc cơ hội
để các tổ chức công đoàn đưa ra các yêu sách tăng lương, tăng phúc lợi,…
cho người lao động.
- Gây thiệt hại cho các đối tác địa phương trong liên doanh: khi các đối

tác nước ngoài góp vốn ban đầu trong liên doanh, họ có thể tăng giá trị vốn
góp bằng cách định giá các máy móc, thiết bị,.. dùng để góp vốn cao hơn thực
tế. Khi lợi nhuận của liên doanh bị chuyển đi do hành vi chuyển giá, các đối
tác địa phương trong liên doanh sẽ mất bớt lợi nhuận, thậm chí là bị lỗ. Trong
trường hợp lỗ kéo dài, nếu đối tác địa phương không chịu được khoản mất
mát này thì việc đối tác nước ngoài mua lại cổ phần hoặc phần vốn góp với
giá rẻ là kết cục tất yếu.
- Xâm hại lợi ích chính đáng của các nhà sản xuất kinh doanh nước chủ
nhà không có quan hệ liên kết khác: chuyển giá sẽ khiến mức độ thực hiện
nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của các công ty, doanh nghiệp khác nhau, tạo
nên sự mất công bằng trong môi trường kinh doanh. Ngoài ra, khi thực hiện
hành vi áp đặt giá bán ra của các hàng hóa sản phẩm thấp hơn giá thị trường
sẽ giúp cho các MNE thâm nhập dần vào thị trường nước chủ nhà hoặc thậm
chí có thể tạo ra một sự độc quyền về nhãn hiệu, đẩy các doanh nghiệp cạnh
tranh trong nước vào thế bất lợi. Đồng thời, các nhà sản xuất trong nước còn
phải gánh chịu những ảnh hưởng từ việc áp đặt giá chuyển nhượng cao đối
với hàng nhập khẩu làm giảm lượng ngoại tệ có thể phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


18

Ngoài ra, trong dài hạn hành vi chuyển giá có thể làm biến dạng hình
thái đầu tư trong nền kinh tế quốc dân. Chuyển giá sẽ làm giảm tính cạnh
tranh trong nước, các nhà sản xuất tiềm năng sẽ bị ngăn chặn phát triển, khả
năng sinh lời thấp do chuyển giá sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư trong
nước ở các ngành kinh tế bị các MNE khống chế. Chuyển giá còn làm thay
đổi cấu trúc ngoại thương, ảnh hưởng tiêu cực đến các điều khoản thương mại
và cán cân thanh toán khi các MNE định giá thấp giá trị hàng xuất khẩu, định
giá cao giá trị hàng nhập khẩu. Ngoại thương sẽ không phản ánh đúng tự do

thương mại trên thị trường thế giới khi các MNE gần như toàn quyền kiểm
soát thương mại của nhiều quốc gia…
1.1.6. Biểu hiện bên ngoài của hành vi chuyển giá
Nhìn bề ngoài, hành vi chuyển giá thường có những dấu hiệu, hiện
tượng sau:
- Có nhiều các giao dịch nội bộ với các cơ sở kinh doanh liên kết tại
các quốc gia khác, đặc biệt khi các cơ sở kinh doanh này đặt tại các quốc gia
có mức điều tiết thuế thu nhập công ty thấp.
- Cơ sở kinh doanh của MNE đặt tại nước chủ nhà kinh doanh không
hiệu quả: lãi rất ít (tỷ suất sinh lời quá thấp so với các cơ sở kinh doanh cùng
ngành), thậm chí bị lỗ và lỗ liên tục kéo dài. Tình trạng lãi lỗ có dấu hiệu bất
thường.
- Quyền lợi của đối tác địa phương trong liên doanh bị giảm sút, đối tác
địa phương trong liên doanh bị mất vốn hoặc phải bán lại phần vốn góp cho
phía nước ngoài.
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quá thấp nếu so với các
doanh nghiệp khác cùng quy mô, cùng lĩnh vực kinh doanh.
- Doanh nghiệp kinh doanh có mặt hàng có giá bán thấp hơn rất nhiều
so với các mặt hàng có cùng chức năng và thuộc cùng chủng loại đang lưu
thông trên thị trường.
1.2. Cơ sở lý luận về chống chuyển giá


19

1.2.1. Khái niệm chống chuyển giá
Vấn đề chuyển giá, như đã giải thích ở phần trước, là vấn đề hết sức
nan giải đối với một quốc gia. Ở mỗi quốc gia, thuế đều là nguồn thu chủ yếu
của ngân sách nhà nước. Do đó mà một đồng thất thu về thuế do hành vi
chuyển giá gây ra cũng sẽ được coi là một sai phạm nghiêm trọng cần được

xử lý thích đáng. Các chính phủ cũng lo ngại rằng chuyển giá sẽ làm ảnh
hưởng trực tiếp đến giá cả của mặt hàng mà MNE đó cung cấp trong nước và
làm ảnh hưởng đến các cán cân thanh toán cũng như cán cân xuất khẩu của
nước mình. Chính vì vậy chính phủ các nước luôn nhìn nhận chuyển giá như
là một mối nguy hiểm tiềm ẩn và công tác chống chuyển giá được đặt ra như
là một trong những bài toán hàng đầu đang làm nhức nhối các nhà lãnh đạo
nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Theo quan điểm của OECD, chống chuyển giá bao gồm những nội
dung chính sau:


Qui định rõ ràng nghĩa vụ định giá theo nguyên tắc thị trường

trong các giao dịch với các bên liên kết, khi xác định các nghĩa vụ thuế phải
nộp của các cơ sở kinh doanh. Theo đó, các cơ quan chính phủ có thể quyết
định các phương pháp tính giá chuyển nhượng theo yêu cầu mà doanh nghiệp
đã đăng ký.


Xây dựng một hệ thống quy phạm pháp luật chặt chẽ, hiệu quả

để phòng chống gian lận thuế qua định giá chuyển nhượng


Tuyên truyền và phổ biến các chính sách thuế có liên quan đến

định giá chuyển nhượng để các cơ sở kinh doanh, các công ty đa quốc gia
thực hiện tốt, có những cảnh báo rõ ràng về sự nghiêm minh của pháp luật để
ngăn ngừa từ đầu ý định gian lận thuế của các cơ sở kinh doanh, các công ty
đa quốc gia

• Phát hiện kịp thời, chính xác các hành vi gian lận thuế qua định giá
chuyển nhượng để có biện pháp xử lí nghiêm minh các hành vi gian lận thuế


20

Như vậy, chống chuyển giá là một hoạt động của các cơ quan Nhà
nước trong đó sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nhằm phát hiện, ngăn
ngừa và xử lý những vụ việc có liên quan đến chuyển giá cùng những tác
hại mà nó gây ra.
1.2.2. Nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng (The arm’s length Principle –
ALP)
Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của MNC là những hoạt động mua bán
qua lại giữa công ty mẹ và công ty con hoặc giữa các công ty con của MNC
với nhau. Các công ty con của MNC hoạt động trên phạm vi của nhiều quốc
gia khác nhau do đó các giao dịch nội bộ của các MNC diễn ra rất đa dạng và
phức tạp với số lượng ngày càng nhiềuvà giá trị ngày càng lớn. Như đã nói,
trong thực tế các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ thường được các nhà quản lý
của MNC định giá sao cho tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp trên bình diện
toàn tập đoàn, đây chính là một trong những mục đích (và thường là mục đích
chủ yếu nhất) của hành vi chuyển giá. Hành vi này không chỉ tác động lên kết
quả hoạt động của MNC mà còn tác động lên ngân sách quốc gia. Để tránh
tình huống này, các chính phủ thường quy định định giá chuyển giao đặc thù
thành bộ phận của hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp, các quy định này đều
phải dựa trên khái niệm nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng- ALP (còn gọi là
giá thị trường/ giá mua bán công bằng), được ghi nhận tại Điều 9 – Mẫu hiệp
định tránh đánh thuế hai lần do OECD ban hành. Đây là cơ sở pháp lý đầu
tiên và quan trọng nhất đề điều chỉnh giá chuyển nhượng và xử lý các hành vi
gian lận.
a. Nội dung của nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng

Nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng- ALP (còn gọi là giá thị trường/
giá mua bán công bằng) được ghi nhận tại Điều 9 – Mẫu hiệp định tránh đánh
thuế hai lần do OECD ban hành, theo đó thì “ khi các điều kiện giao dịch
thương mại hay tài chính giữa hai công ty có quan hệ liên kết có sự khác biệt
so với các điều kiện tương ứng được thực hiện giữa hai công ty độc lập và do


21

đó lợi nhuận phát sinh lý ra sẽ đổ dồn về một công ty nhưng có thể không
được khai báo thì vẫn tính vào tổng lợi nhuận của công ty đó và sẽ bị đánh
thuế tương ứng”. Điều này có nghĩa là giá cả phải phản ánh đúng quy luật
giá trị và quy luật cung-cầu thị trường, phải giống như là sự thật họ đáng được
hưởng (hoặc phải chịu), các bên tham gia giao dịch tuyệt đối không được
thông đồng và liên kết với nhau. Các cơ sở kinh doanh có quan hệ liên kết
trao đổi, tiến hành giao dịch với nhau như là các cơ sở kinh doanh độc lập,
không quen biết chứ không xem như là các bộ phận không tách rời của một tổ
chức kinh doanh, các điều kiện về thương mại và tài chính của giao dịch phải
được xác định như trên thị trường cạnh tranh.
ALP dựa trên phương pháp tính toán tách biệt hay phương pháp thực
thể riêng rẽ. Tức là, ranh giới của các MNE tùy thuộc vào biên giới quốc gia,
các chi nhánh nội địa và nước ngoài thống nhất với công ty mẹ về mục tiêu
thuế, nhưng các chi nhánh nước ngoài và các chi nhánh khác của MNE được
xem xét như là các công ty riêng rẽ, hoạt động độc lập.
Mục tiêu của ALP là phân bổ thu nhập theo cách giống như thị trường
tự phân bổ. Điều này liên quan đến việc xác định giá chuyển giao dựa trên cơ sở
giao dịch nếu các bên là không liên kết, các giao dịch không chịu sự kiểm soát.
b. Cách thức áp dụng nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng
Khái niệm “ giao dịch mua bán ngoài” là giao dịch giữa hai bên không
có quan hệ gì với nhau. Khi đó:

- Giá luôn được xác định trên cơ sở thị trường công bằng – giá thị trường.
- Không nảy sinh một xung đột về lợi ích nào cả, vì quyền lợi các bên
là hoàn toàn độc lập với nhau.
- Hai bên giao dịch ở vị trí ngang bằng nhau, không chịu sự kiểm soát hay
ảnh hưởng của bên nào cả, các giao dịch hoàn toàn công bằng và khách quan.
ALP đặt ra câu hỏi: Giá nào sẽ được các bên thương lượng nếu các
thực thể không có quan hệ liên kết với nhau? Khi có quan hệ liên kết với nhau


×