Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

thiết kế môn học phân tích hoạt động kinh tế công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.4 KB, 78 trang )

TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

CHƯƠNG 1. CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN
PHÁT ĐẠT
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.1.1 Giới thiệu chung về cơng ty
1.1
-

Tên đầy đủ:
CƠNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN PHÁT ĐẠT
Tên giao dịch:
PHATDAT CORPORATION
Tên viết tắt:
PHATDAT
Vốn điều lệ:
1.302.000.000.000 đồng (Gần một ngàn ba trăm tỷ đồng)
Trụ sở chính:
422 Đào Trí, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại:
+848.3773.2222
Fax: +848.3773.8908
Website:
www.phatdat.com.vn
Email:

1.1.2 Q trình hình thành và phát triển của cơng ty
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (tiền thân là Công ty Cổ phần Xây
dựng và kinh doanh nhà Phát Đạt) được thành lập từ đầu dưới hình thức cơng ty cổ phần


vào năm 2004 theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103002655 do Sở KH&ĐT TP HCM
cấp ngày 13/09/2004.
Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng của 03 Cổ đông sáng lập năm 2004, sau 4 năm phát
triển, hiện nay Phát Đạt đã có sự tham gia của 90 cổ đơng là các cá nhân, tổ chức trong và
ngoài nước với tổng số vốn điều lệ lên đến 1.302 tỷ đồng.
Năm 2004: Hợp tác đầu tư thực hiện các dự án khu dân cư Trung Sơn tại Huyện Bình
Chánh; dự án khu căn hộ cao cấp Sao Mai tại Quận 5, TP.HCM
Năm 2006: Khởi công xây dựng dự án The EverRich I tại Quận 11, TP.HCM, với vốn
đầu tư 1.100 tỷ đồng, 2 toà tháp cao 20 tầng với 5 tầng TTTM, 300 căn hộ cao cấp và 50
văn phòng.
Năm 2007: Tiếp tục triển khai việc xây dựng The EverRich I, đồng thời tập trung phát
triển quỹ đất cho dự án mới tại Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 9, Nhà Bè, TP.HCM.
Năm 2008: đầu tư resort cao cấp tại Cam Ranh, Hội An và Phú Quốc. Ký hợp đồng
với tập đoàn Starwood và Marriott để hình thành dự án The Westin Resort & Spa Cam
Ranh, Hội An, Quảng Nam
Năm 2009: hoàn thành và bàn giao căn hộ dự án The EverRich I cho khách hàng vào
ngày 15/11/2009, đánh dấu bước phát triển đầu tiên trong chiến lược đầu tư các dự án căn
hộ cao cấp mang thương hiệu EverRich.
Năm 2010: Khởi công dự án The EverRich II. Đồng thời nhằm chuẩn bị cho việc khởi
công dự án The EverRich III, Phát Đạt đã khởi công cây cầu Phú Thuận từ Phú Mỹ Hưng
bắt qua dự án The EverRich III.
1.1.3 Nghành nghề kinh doanh chính
- Xây dựng mua bán nhà ở.
- Mơi giới BĐS.
SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 1


TKMH: PTHĐK


GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

- Dịch vụ nhà đất.
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường.
- Cho thuê nhà, kho, bãi đậu xe.
- Môi giới thương mại.
-

Mua bán : hàng trang trí nội thất, thiết bị máy móc, vật tư ngành xây dựng.hàng kim khí điện
máy.xe ơ tơ.
- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét, cao lanh (không khai thác tại trụ sở).
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng (không kinh doanh khách sạn, nhà hàng tại trụ sở).
- Sàn giao dịch BĐS;
- Định giá BĐS.
- Tư vấn BĐS (trừ tư vấn pháp luật).
1.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

1.1.5

Hội đồng quản trị

SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 2


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC


Ơng Nguyễn Văn Đạt
Trình độ chuyên môn: Quản trị Kinh Doanh
Chức vụ hiện nay: Chủ tịch HĐQT Kiêm Tổng Giám Đốc

Bà Trần Thị Hường
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế - chuyên ngành tài chánh kế toán.
Chức vụ hiện nay: Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính

Ơng Lê Quang Phúc
Trình độ học vấn: Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (WSU-Hoa Kỳ)
Chức vụ hiện nay: Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Giải pháp Phát triển
Doanh nghiệp (BDSC)

SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 3


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

Ơng Đồn Viết Đại Từ
Trình độ học vấn: Quản trị kinh doanh, Tiếp thị và Tài chính
Chức vụ hiện nay: Chủ tịch Openasia Group

Ơng Nguyễn Văn Tuấn
Trình độ chun mơn: Quản lý kinh doanh.
Chức vụ hiện nay: Giám đốc Công ty TNHH Thiên Lộc Thọ

1.1.6 Ban tổng giám đốc

Ơng Nguyễn Văn Đạt
Trình độ chun mơn: Quản trị Kinh Doanh
Chức vụ hiện nay: Chủ tịch HĐQT Kiêm Tổng Giám Đốc

SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 4


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

Bà Trần Thị Hường
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế - chuyên ngành tài chánh kế toán.
Chức vụ hiện nay: Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính

Ơng Võ Tấn Thành
Chức vụ hiện nay: Phó Tổng Giám Đốc Đầu Tư

Ơng Phạm Trọng Hịa
Chức vụ hiện nay: Phó Tổng Giám Đốc Xây Dựng
1.1.7

Máy móc thiết bị

SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09


Trang 5


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

STT

Tên Máy

Số
lượng

1

Dàn khoan cọc nhồi KH180-3ED

1

2

Dàn khoan cọc nhồi KH180-3ED2

1

3

Dàn khoan cọc nhồi KOBEKO-7055


1

4

Máy khoan nhồi LS 108 - RH

1

5
6
7

Cẩu tháp
Máy trộn ben
Sàn treo

1
1
1

8

Cần cẩu Dh 350 –II

1

9

Bánh lốp KOBEKCO RB250-3


1

10

Xe tải nâng

1

11

Cẩu bánh lốp TADANO-16T

1

12

Cẩu trục bánh xích DH400

1

13

Cần trục bánh xích KH150

1

14

Xe cẩu thùng 57L-1241


1

15
16
17
18
19
20

Máy phát điện
Dàn giáo Coma
Coffa trượt
Xe tải thùng
Cừ Larsen
Dàn giáo bao che

Hoist
21
SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

1
1
1
1
1
1
1

Xuất xứ
Nhật

bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật

bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản
Nhật
bản

Tình Trạng
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt

động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động
Đang hoạt
động Trang 6


TKMH: PTHĐK
1.1.8


GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

Năng lực tài chính

Cơng ty có tiềm lực tài chính lành mạnh, đủ khả năng đáp ứng vốn thi cơng cho các cơng trình
lớn trên phạm vi cả nước và khả năng thực hiện các cơng trình của các quốc gia trong khu vực. Có
hệ thống kho bãi quy củ đủ điều kiện gia công, lắp ghép sửa chữa, trang thiết bị máy móc hồn
chỉnh, có diện tích, vị trí thuận lợi đảm bảo tập kết vật tư, vật liệu đáp ứng nhu cầu về thời gian
cũng như yêu cầu tiến độ của khách hàng. Có đầy đủ thiết bị phương tiện thi cơng và vận chuyển
chuyên dùng đáp ứng mọi yêu cầu của công trình khó khăn về địa điểm, phức tạp về địa chất.
 Số liệu Quý 3 năm 2011 và quý 3 năm 2012:

T
T
Chỉ tiêu
1 Tổng giá trị tài sản
2 Doanh thu thuần
Lợi nhuận thuần
3 HĐKD
4 Lợi nhuận khác
5 Lợi nhuận trước thuế
6 Lợi nhuận sau thuế

Năng lực tài chính của cơng ty
Quý III/2011
Quý III/2012
Trị giá (VNĐ)
Trị giá (VNĐ)
Tăng trưởng
4,359,094,179,070 5,025,003,045,964 665908866894

1,024,023,525
33,935,830,330 32911806805
-9,525,420,815
181,482,600
-9,343,938,215
-7,176,266,048

1,117,890,950
-323,462,000
794,428,950
595,821,712

10643311765
-504944600
10138367165
7772087760

Nhận xét:
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty trong q III/2012 so với q
III/2011 có những bước phát triển vượt bậc, thể hiện qua các mức tăng trưởng cao của các
chỉ tiêu về tài sản, doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua các năm. Có được sự tăng trưởng
vượt bậc như vậy là do trong q III/2012 Cơng ty dó doanh thu từ hoạt động bán đất nền dự
án the EverRich 3, doanh thu từ bán bất động sản đầu tư và từ hoạt động cung cấp dịch vụ
Chỉ số tài chính của Cơng ty năm 2010 : Tài sản (VNĐ):3.827.797.538.214; Doanh thu
(VNĐ): 1.573.905.931.385; Lợi nhuận trước thuế (VNĐ):440.030.232.184;Lợi nhuận sau
thuế (VNĐ): 328.812.598.733
Chỉ số tài chính của Cơng ty năm 2011: Tài sản 4.638.326.034.479 đồng; Doanh thu
126.218.873.257 đồng; Lợi nhuận trước thuế 8.820.394.562 đồng; Lợi nhuận sau thuế
6.669.093.137 đồng
 Ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty của năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng tài

săn của công ty vẫn tăng cụ thể là 4.638.326.034.479 đồng. nguyên nhân ở đây là do hàng
tồn kho bất động sản nhiều, tình hình bất động sản những năm gần đây đang trong tình
trang đóng băng nên doanh nghiệp nào cũng chịu chung hoàn cảnh này khơng chỉ riêng
Phát Đạt. Nhưng tình hình tài chính của công ty vẫn đủ để hoạt động và xây kí kết thêm
nhiều cơng trình, cụ thể ngày 20/6/2011 cơng ty đã hoàn tất việc xây dựng và khánh thành
SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 7


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

đưa vào sừ dụng cầu Phú Thuận, ngày 30/09/2012 khối lượng nhà C đã hoàn thành đến
tầng thứ 26, khối nhà B đã hoàn thành đến tầng 10. Dự án Long Thạnh Mỹ đang trong quá
trình xin sự phê duyệt quy hoạch chi tiết từ các cơ quan có thẩm quyền.
=> Các kết quả mà Công ty đã đạt được cho thấy Công ty đã biết cách khai thác
những thuận lợi, khắc phục được những khó khan chung, quy mơ của cơng ty ln được mở
rộng, lành mạnh về tài chính, uy tín của cơng ty trong các đơn vị cùng ngành được nâng cao
và là một trong rất ít đơn vị trong Tổng Cơng ty đạt lợi nhuận khả quan.
1.1.9 Kinh nghiệm thi công
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt là doanh nghiệp xây dựng có đủ
kinh nghiệm để xây dựng các cơng trình lớn và có u cầu kĩ thuật cao. Trong những năm
qua cơng ty đã hồn thành nhiều dự án tiêu biểu về dân dụng.
Một số công trình tiêu biểu như:

The Everrich I

SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09


Trang 8


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

The Everrich 2

The Everrich 3

SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 9


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

Hậu Giang Plaza, Quận 6

1.2 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Mơi trường vĩ mơ
1.2.1.1 Các yếu tố chính trị - pháp lý
• Quy định chính sách pháp luật
 Nghị quyết 11 NQ – CP
Hiện nay, ngành xây dựng vẫn còn đang được kiểm sốt bởi chính phủ một cách chặt

chẽ, cụ thể là bởi Nghị quyết 11 NQ – CP của Chính phủ ban hành ngày 24/02/2011 về chính
sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đâu tư công. Nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Trích dẫn:
“Chưa khởi cơng các cơng trình, dự án mới sử dụng vốn ngân sách nhà nước và trái
phiếu Chính phủ, trừ các dự án phịng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách và các
dự án trọng điểm quốc gia và các dự án được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA). Rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại để điều chuyển vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước,
trái phiếu Chính phủ năm 2011 trong phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các
cơng trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011”.
1.2.1

SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 10


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

“Kiểm tra, rà soát lại đầu tư của các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước, doanh
nghiệp Nhà nước, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý, loại bỏ các dự án đầu
tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, kể cả các dự án đầu tư ra nước ngoài”.
Nhận xét, đánh giá, và chiều hướng tác động:
Nghị quyết 11 của chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp trong ngành
xây dựng nói chung và DN XD Sơn Hải nói riêng.
Thứ nhất: Với chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm cho lãi suất NH tăng nhanh, khiến cho
các doanh khó khăn trong việc huy động vốn. Các dự án dở dang khơng thể hồn thành và
đưa vào sử dụng thu hồi vốn được.

Thứ hai: Chính vì đa số các cơng trình giao thơng chủ yếu là do vốn ngân sách của nhà
nước, vậy nên các chính sách căt giảm đầu tư công đã khiến các doanh nghiệp khơng có
cơng trình để thi cơng.
Vậy nên trong giai đoạn từ đầu năm 2011 cho đến nay các công ty Xây dựng đã rơi vào
tình trạng vơ cùng khó khăn khăn, phải tuyên bố phá sản, chuyển sang lĩnh vực khác, hoặc
tạm ngừng hoạt động. Và bản thân công ty Sơn Hải cũng ít nhiều bị tác động bởi chính sách
này, chứng minh là trong năm 2012 Sơn Hải chỉ nhận được các hợp đồng thầu phụ, với giá
trị khơng cao.
Dự báo xu hướng tác động:
Đến nay chính sách này đã được sử dụng gần 2 năm, Theo nhiều chuyên gia kinh tế dự
báo có nhiều khả năng CS này sẽ không được áp dụng hết năm 2013 nữa. Chính vì nó là con
dao hai lưỡi nếu sử q lâu sẽ làm nền kinh tế trở nên trì trệ và giảm phát.Vậy nên trong giai
đoạn còn lại 2012, Sơn Hải sẽ phải tiếp tục gặp khó khăn.
 Nghị quyết 13 NQ-CP
Nghị quyết được Thủ tướng ký ngày 10/5 với nhiều giải pháp cho doanh nghiệp như
giãn thời gian nộp thuế VAT, giảm tiền thuê đất, tái cơ cấu nợ, giảm 30% thuế thu nhập
doanh nghiệp,giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn,…nhằm hồi
phục nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển thị trường sau khi áp dụng các biện pháp
nhằm kiềm chế lạm phát năm 2011, tác động rõ nét nhất của NQ13 là việc hạ lãi suất huy
động vốn và lãi suất cho vay trong kì vừa qua.
Về phía cơng ty TNHH XD Sơn Hải, Công ty là 1 Cty nhỏ và đồng nghĩa với diện được
hỗ trợ theo nghị quyết 13, chúng tôi sẽ Chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần thiết để khi có hướng dẫn
cụ thể, doanh nghiệp sẽ vận dụng ngay để tránh bị động trong việc thụ hưởng chính sách của
Chính phủ.
• Chính trị
Việt Nam ln được đánh giá là quốc gia có mơi trường chính trị và xã hội ổn định so
với các nước trong khu vực. Chính trị xã hội ổn định, quốc phịng, an ninh được bảo đảm,
công tác đối ngoại đạt kết quả quan trọng, vị thế quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng
lên. Đã từng bước nâng cao chất lượng, tăng cường tiềm lực cho quân đội, công an, bảo vệ
SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09


Trang 11


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
được quan tâm chỉ đạo. Công tác đối ngoại được triển khai đồng bộ, toàn diện, cả ngoại giao
chính trị, kinh tế và văn hố; kết hợp đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và
ngoại giao nhân dân.
Trong phiên họp Quốc hội vừa khai mạc sáng thứ Hai ngày 22/10/2012, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã ‘nhận trách nhiệm’ trước Quốc hội, trước Đảng và trước dân về những
khuyết điểm trong quản lý, điều hành kinh tế. Đây là điều rất mạnh dạn, các đại biểu Quốc
hội ghi nhận việc Thủ tướng tự nhận thấy khuyết điểm của mình, của Chính phủ và cá nhân
Thủ tướng. Để rồi Chính phủ sẽ thực hiện tốt trách nhiệm của mình mà nhân dân tin tưởng,
hướng tới một tương lai tốt đẹp.
1.2.1.2 Các yếu tố về kinh tế
• Kinh tế thế giới
Có thể thấy rằng, tình hình kinh tế thế giới 10 tháng đầu năm khơng hề có nhiều điểm
sáng. Khủng hoảng nợ cơng và suy thối kinh tế có sức lan truyền nhanh và vơ cùng mạnh
mẽ, có tầm ảnh hưởng rất rộng và tác động mạnh lên các nền kinh tế toàn cầu, chỉ khác nhau
là mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều. Những con số trực quan cho thấy trong những tháng còn
lại của năm 2012 nền kinh tế tồn cầu sẽ khó có những đột phá tích cực.Việc nhà đầu tư
mong đợi trong thời gian này chính là sự thay đổi của chính sách điều hành tại các quốc gia,
các biện pháp để giải quyết những vấn đề đang là rào cản đối với sự phục hồi của nền kinh tế
toàn cầu.
- Bất ổn ở những nền kinh tế lớn
Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong Quý II/2012 tiếp tục điều chỉnh giảm xuống mức 1,5%

chậm hơn rất nhiều so với mức tăng 2,4% trong Quý I/2012. Cũng theo xu hướng chung
trên toàn thế giới, chi tiêu người dân Mỹ có chiều hướng sụt giảm mạnh, các kế hoạch tiêu
dùng đang bị hoãn lại do người dân lo ngại về nguồn thu nhập của họ không ổn định trong
tương lai. 7 tháng đầu năm, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức quanh 8% và gần đây nhất,
trong tháng 7 đã tăng lên 8,3%. Bên cạnh đó, theo khảo sát của các tổ chức thống kê và an
sinh xã hội thì chất lượng việc làm cũng như thu nhập của người lao động cũng có chiều
hướng bất ổn.
Với các số liệu kinh tế cơng bố trong 7 tháng đầu năm, dường như kinh tế châu Âu sẽ
khó thốt khỏi suy thối trong năm 2012. Chỉ số PMI sản xuất (phản ánh sức khỏe khu vực
sản xuất) của khu vực đồng tiền chung châu Âu trong các tháng 5, 6, 7 đều dưới mức 50 và
có chiều hướng giảm dần từ mức 45 xuống 44,8 và cuối cùng và 44,1.
Một điển hình đáng nói đến, nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới là Trung Quốc bắt đầu
thoái lùi tốc độ tăng trưởng. GDP Quý II tại Trung Quốc giảm tốc về mức 7,6%, mức thấp
nhất trong 3 năm trở lại đây. Điểm này cũng khá giống với kinh tế Ấn Độ, nền kinh tế các
nước mới nổi, đặc biệt các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu có chiều hướng suy giảm do
những ảnh hưởng suy thối trên tồn cầu và do sức mua giảm mạnh.
SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 12


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

Thất nghiệp tăng cao
Báo cáo của Tổ chức lao động thế giới (ILO) dự đoán tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới sẽ
tăng 3%, chiếm 6,1% trong số những người trong độ tuổi lao động, tương đương 202 triệu
người sẽ khơng có việc làm. Theo ông Somavia – cựu Tổng giám đốc ILO, tình trạng thất
nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ông Somavia cũng khẳng định, với nhịp độ tăng

trưởng kinh tế trung bình gần 1%/năm như hiện nay, khơng thể khơi phục hơn 30 triệu việc
làm đã mất từ khi xảy ra khủng hoảng năm 2008. ILO cũng dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng
lên 6,2% vào năm 2013, tương đương với 5 triệu người phải từ bỏ công việc của mình.
-

Ơng Raymond Torres - trưởng nhóm tác giả của “Báo cáo việc làm thế giới 2012” cho
biết: “Những con số này chẳng có gì đáng ngạc nhiên”. Theo thống kê, tại châu Âu, gần 2/3
quốc gia đã chịu tình trạng tỷ lệ thất nghiệp tăng theo từng năm. Số liệu từ Viện Thống kê
quốc gia Tây Ban Nha cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp nước này trong quý I/2012 tăng lên 24,4%,
cao nhất 18 năm qua và cao hơn mức dự báo 23,8%.
Từ đầu năm đến nay, thế giới đã chứng kiến những cuộc biểu tình quy mơ rầm rộ, dẫn
đến đình cơng ở nhiều ngành nghề tại Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Bỉ... để phản đối
việc cắt giảm những khoản chi tiêu công, cắt giảm lương, siết chặt chế độ lao động trong khu
vực nhà nước. Mỗi năm, trung bình có khoảng 40% người tìm việc phải đứng bên lề thị
trường lao động.
- Nợ công và thâm hụt ngân sách vẫn xảy ra
Theo số liệu do Economist cập nhật tính đến tháng 9/2012, khu vực Bắc Mỹ là khu vực
có tổng nợ lớn nhất. Tính đến tháng 9 năm nay, tổng nợ của Canada là 1.516 tỷ USD, trong
khi Mỹ nợ tới 11.110 tỷ USD. Khu vực Bắc Mỹ cũng nằm trong danh sách những khu vực
có tỷ lệ nợ cơng trên GDP cao nhất. Châu Á cũng là khu vực có tổng nợ khá cao, chỉ đứng
sau Bắc Mỹ và eurozone. Trong đó, Nhật Bản là nước mắc nợ nhiều nhất với 12.642 tỷ USD,
xếp sau đó là Trung Quốc, Ấn Độ và Australia. Tính đến tháng 9, nợ Trung Quốc là 1.267
nghìn tỷ USD, Ấn Độ là 942 tỷ USD trong khi Australia là 394 tỷ USD.
- Tiếp diễn lạm phát
Bối cảnh kinh tế thế giới thêm ảm đạm khi giá cả tăng cao không chỉ tại các nước mới
nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga hay Brazil mà còn ở nhiều nơi khác.
Bên cạnh cuộc khủng hoảng nợ công, lạm phát là mối đe dọa không nhỏ đối với kinh tế
châu Âu. Lạm phát tại 17 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 5 tăng 2,7%,
vượt mục tiêu 2% mà ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu) đặt ra trong dài hạn, và chưa
có dấu hiệu ngừng tăng trong bối cảnh giá dầu mỏ, lương thực và nhiều loại hàng hóa khác

đang trên đà đi lên. Đáng chú ý, lạm phát tăng nhanh tại các nước Đức, Ireland, Tây Ban
Nha, Italy, Luxembourg, Phần Lan, nhưng chậm lại tại Bỉ và Hy Lạp.

SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 13


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

Giá vàng và USD trên thị trường tự do vẫn ở mức cao, lãi suất giảm, ngân hàng trung
ương các quốc gia trên thế giới quyết định hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng, hâm nóng lại
nền kinh tế tồn cầu.
Đầu tư trực tiếp và gián tiếp
Năm 2012, dự kiến FDI toàn thế giới sẽ đạt khoảng đạt xấp xỉ 1.600 tỷ USD; năm
2013, FDI toàn thế giới sẽ lên tới 1.800 tỷ USD và năm 2014 là 1.900 tỷ USD. Trong đó, các
nước Đông Á và Asean vẫn là điểm đến hấp dẫn để thu hút đầu tư
Kết luận: Với tình hình thế giới ảm đảm như trên thì thời gian tới vẫn là một sự khó
khăn lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cơng ty Sơn Hải nói riêng. Những
khó khăn có thể đến như sự khó khăn trong việc tìm kiếm những nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư,
khan hiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, giá nguyên vật liệu tăng cao, khách hàng khó
tính trong việc lựa chọn sản phẩm… Vì vậy để tồn tại được trong giai đoạn hiện nay và phát
triển trong tương lại thì cơng ty Sơn Hải phải có những chính sách và chiến lược phù hợp,
hiệu quả.
• Kinh tế Việt Nam
- Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo
trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ).


Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất và bắt đầu có xu hướng
phát triển tốt. GDP quý I/2012 đạt 4%, quý II/2012 đạt 4,66%. Tính chung, tốc độ tăng GDP
6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%.
Việt Nam buộc phải hạ lãi suất quyết liệt và chấp nhận tăng trưởng chậm để kiềm lạm
phát và kích cầu cho nền kinh tế trong nước. Mặt bằng lãi suất Việt Nam đồng đã giảm đáng
kể, lãi suất cho vay các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phổ
biến ở mức 12-13% một năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17,5%... Tỷ giá
cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ dồi
dào do xuất khẩu tăng cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá lớn, dự trữ ngoại hối
được cải thiện.
SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 14


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

Chỉ số phát triển doanh nghiệp bắt đầu có tín hiệu sáng sủa với số doanh nghiệp phải
giải thể đã bắt đầu giảm khoảng 10% vào tháng 5. Số liệu thống kê về hàng tồn kho cho
thấy, mặc dù vẫn cịn ở mức cao, tình hình đang diễn biến theo chiều hướng khả quan (tháng
3 là 34.9%; tháng 4 là 32.1%; tháng 5 là 29.4%; tháng 6 là 26%). Với chu kỳ quý 4 và giáp
Tết Nguyên đán thường là thời vụ tiêu thụ tốt nhất trong năm, nhiều khả năng tình hình về
hàng tồn kho sẽ cải thiện rõ nét hơn bắt đầu từ cuối quý 3/2012.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt trên
53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.
Nhận xét: nền kinh tế của việt nam trong thời điểm này tương đối ổn định, có những
dấu hiệu tích cực. chính phủ có những chính sách hợp lý để cân bằng nền kinh tế làm cho

nhà đầu tư trong và ngoài nước có cái nhìn lạc quan khi thực hiện đầu tư vào Việt Nam.
- Tốc độ tăng trưởng, xu hướng GDP
Theo số liệu về tổng sản phẩm trong nước (GDP) được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố
tại báo cáo số 7499/BC-BKHĐT ngày 27/9/2012, tốc độ tăng GDP của Việt Nam từ đầu năm
đến nay có nhiều cải thiện và tăng dần qua từng Quý.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP Quý III/2012 ước đạt khoảng 5,35%, tuy thấp hơn so
với cùng kỳ các năm trước nhưng mức tăng này cao hơn mức tăng 4% của Quý I và mức
tăng 4,66% của Quý II đã thể hiện sự cố gắng lớn của nền kinh tế trong điều kiện phải tập
trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ.
Chính phủ vừa giảm dự báo tăng trưởng trong năm 2012 từ 6% xuống còn 5,2%. Tuy
nhiên, theo tính tốn của các chun gia Barclays, tốc độ tăng trưởng trong năm nay của
nước ta chỉ ở mức 4,8%. Trong năm 2013, hãng này cho rằng, tốc độ tăng trưởng nước ta sẽ
tăng lên mức 5,5% do tốc độ tăng trưởng trong khu vực còn yếu (trong khi con số mục tiêu
Chính phủ đề ra là 6%).
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) lại có cái nhìn lạc quan hơn về nền kinh tế Việt
Nam khi trong báo cáo Triển vọng phát triển Châu Á mới đây, tổ chức này dự báo tăng
trưởng của Việt Nam sẽ ở mức 5,1% trong năm 2012 và năm 2013 là 5,7%.
Nhận xét: trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, với việc ảnh hưởng nặng nề từ
cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng việt nam vẫn tiếp tục tăng trưởng chứng tỏ nước ta
đạng đi trên con đường phát triển kinh tế đúng đắn, tuy nhiên để đảm bảo tốc độ tăng trưởng
trong những tháng và những năm tiếp theo thì chính phủ cần có những chính sách hợp lý,
đúng đắn, quyết liệt hơn nữa để giúp nền kinh tế phát triển tốt.
- Lãi suất ngân hàng
Hiện tại, lãi suất cho vay trên thị trường phổ biến dưới 15%, thấp hơn 4-5% so với đầu
năm. Lãi suất huy động cũng giảm về dưới 12%, thấp hơn mức 15-20% như đầu năm.
Việc lãi suất giảm mạnh ngoài việc do lạm phát kỳ vọng giảm còn do nhu cầu vốn của
nền kinh tế giảm. Điều này thể hiện qua việc tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm mới chỉ
đạt 2,35%, đây là mức thấp nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, lãi suất giảm còn do NHNN
SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09


Trang 15


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

cũng đã giảm khá mạnh lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu. Lãi suất giảm có thể xem là
một hiệu ứng tích cực, Loạt điều chỉnh này sẽ tác động đến các dòng vốn, đến các quan hệ
tín dụng, đến tỷ giá USD/VND và cả yếu tố niềm tin, kỳ vọng của thị trường: sẽ góp phần
tăng tổng cầu nền kinh tế; tín dụng sắp tới sẽ tăng lên, chi tiêu ngân sách sẽ tăng lên, người
dân đầu tư sẽ sử dụng đồng tiền của mình vào sản xuất. Thứ hai là điều chỉnh hài hịa lợi ích
giữa người gửi và người vay. Và quan trọng là nó phù hợp với kỳ vọng của thị trường, cả
người gửi và người vay đều kỳ vọng sẽ giảm tiếp., thì sẽ kích thích các giao dịch kinh tế sẽ
nhộn nhịp hơn trong thời gian tới. Người ta khơng cịn kỳ vọng nào hơn nữa.
Những doanh nghiệp kinh doanh tốt sẽ có cơ hội tiếp cận vốn dễ dàng hơn, lãi suất thấp
hơn cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tiếp tục sản xuất kinh doanh để duy trì bộ
máy và phát triển.
Tuy nhiên rủi ro hệ thống ngân hàng lại tăng lên. Nợ xấu thật sự của ngân hàng có thể
lên trên 10% tổng dư nợ và hiện nay vẫn không ngừng tăng lên. Trong 7 tháng đầu năm
2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 0,57% . Việc tái cấu trúc ngân hàng diễn ra chậm
chạp và không như kỳ vọng.
Nhận xét: Các khoản nợ xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến q trình hoạt động của cơng
ty.Nó làm tắc nghẽn dịng tín dụng ra nền kinh tế.Dẫn đến việc dịng tiền vẫn còn đang loanh
quanh trong hệ thống ngân hàng. Đây là một trong những điểm nghẽn lớn nhất tác động xấu
đến tăng trưởng kinh tế, làm cho sản xuất, kinh doanh và thị trường gặp khó khăn, doanh
nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị ngừng hoạt động, phá sản. Nợ
xấu khiến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở mức cao trong thời gian dài, gần
đây tuy đã được giảm xuống, nhưng vẫn còn lớn. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất
huy động còn cao. Cần sớm giải quyết và mạnh tay với vấn đề nợ xấu để không làm ảnh

hưởng tiêu cực, làm giảm sức phát triển của công ty.
DN Sơn Hải cũng đã hạn chế tối đa nguồn vốn vay từ ngân hàng, sử dụng vốn tự có của
doanh nghiệp, tuy nhiên muốn duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh theo mục tiêu trong
5 năm tới thì phải nâng cao năng lực tài chính của cơng ty khơng chỉ trong khả năng vốn tự
có mà phải tạo được mối quan hệ làm ăn tốt với các ngân hàng.
- Tỉ lệ lạm phát
Nhìn chung lạm phát của nền kinh tế vẫn chưa tăng trở lại. Về bản chất giá hầu hết các
hàng hóa vẫn chỉ tăng ở mức thấp. Với việc tín dụng cả năm chỉ tăng ở mức rất thấp thì khả
năng trong những tháng tới lạm phát sẽ chỉ tăng nhẹ dù là vào mùa cao điểm của chu kỳ lạm
phát trong năm. Điều này trái với lo ngại của nhiều người là lạm phát sẽ tăng mạnh.

SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 16


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

Biểu đồ lạm phát của Việt Nam.
Sau khi giảm liên tục trong 7 tháng đầu năm, trong đó liên tiếp hai tháng 6 (-0,26%) và
tháng 7 (-0,29%) có trị số âm, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang có xu hướng tăng
trở lại. CPI tháng 9 tăng 2,2%, là mức tăng cao nhất trong 9 tháng. Chỉ số giá tiêu dùng
tháng 9 tăng 5,13% so với tháng 12/2011 và tăng 6,48% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn
nhiều so với tốc độ tăng giá tiêu dùng của các năm trước.
Tính đến tháng 8, lạm phát của nước ta đã hạ nhiệt xuống còn 5%, từ mức đỉnh 23%
cùng kỳ năm trước. Barclays tin rằng mức lạm phát cho cả năm 2012 của nước ta vào
khoảng 9% và sẽ tăng nhẹ lên mức 9,4% vào năm sau.
Cũng theo ADB, mức lạm phát của nước ta được dự báo ở vào khoảng 7% vào cuối

năm 2012, đưa tỷ lệ lạm phát trung bình của năm lên 9,1%, thấp hơn so với dự báo trước kia
vì giá thực phẩm giảm mạnh và nhu cầu trong nước yếu hơn dự đoán. Dự báo đến cuối năm
2013, lạm phát tăng nhanh lên mức 9,4% do giá lương thực toàn cầu và lượng cầu trong
nước tăng, trong khi chính sách tài khóa có thể được nới lỏng.
Có thể xem lạm phát là một điểm sáng vì nó tăng thấp hơn rất nhiều so với nhiều người
lo ngại. Tuy nhiên, nó khơng hồn tồn tích cực vì ở một góc nhìn khác thì lại cho thấy đó là
tín hiệu suy giảm của tồn bộ nền kinh tế.
- Chính sách tài chính, tiền tệ
Việc chính phủ tiếp tục áp dụng NQ 11 thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt,
cắt giảm đầu tư cơng để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô được xem là nguyên
nhân làm đầu tư và tiêu dùng giảm,việc thực hiện các cam kết hội nhập về giảm dần thuế
quan và cắt bỏ hàng rào phi thuế quan, dẫn đến áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài rất lớn, trong khi đó khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước chưa cao…
Gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận xét: Đầu tư và tiêu dùng giảm dẫn đến nhu cầu đối với các sản phẩm trong thị
trường giảm theo, các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt với doanh nghiệp xây dựng nói
riêng khơng tiêu thụ được sản phẩm. Như thế, số lượng hàng tồn kho lớn, các doanh nghiệp
SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 17


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

khơng thể quay vịng vốn của mình. Đa số, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu vốn, bị
chôn vốn, các dự án đầu tư trở nên thiếu hiệu quả, gây tổn hại tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Và Sơn Hải cũng khơng phải là ngoại lệ, đây chính là những khó
khăn chung của các cơng ty xây dựng trong giai đoạn hiện nay

 Khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Tình hình sản xuất kinh doanh của thành phố bị ảnh hưởng các nhân tố giá cả nguyên
nhiên vật liệu đầu vào gia tăng, thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hẹp, khó tiếp cận được với
nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh với tỷ suất lãi hợp lý… kinh tế của thành phố tiếp tục
tăng trưởng nhưng tốc độ chậm hơn so với năm trước, 9 tháng GDP của thành phố tăng
8,7%, (cùng kỳ năm trước tăng 10%).
Giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng 177.292 tỷ đồng chiếm 43,8%
GDP, tăng 7,8% (công nghiệp tăng 8,7%; xây dựng tăng 2%).
Dự ước cả năm 2012 GDP tăng 9,2%. Trong đó: khu vực Dịch vụ tăng 10,2%; khu vực
Công nghiệp và Xây dựng tăng 8%; khu vực Nông-Lâm-Thủy sản tăng 5,1%.
Giá trị sản xuất xây dựng quý 3 trên địa bàn thành phố ước đạt 41.148 tỷ đồng (theo giá
thực tế), tăng 17% so quý 2 và tăng 10,7% so quý 3/2011. Chín tháng 103.223 tỷ đồng (theo
giá thực tế) tăng 10,8% so cùng kỳ năm trước (9 tháng đầu năm 2011 tăng 21%). Trong đó
kinh tế nhà nước đạt 8.642 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,4%, tăng 3,3%; kinh tế ngoài nhà nước
đạt 87.308 tỷ đồng chiếm 84,6%; tăng 11,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7.273
tỷ đồng chiếm 7%; tăng 10,4%. Dự ước cả năm 2012 giá trị sản xuất xây dựng đạt 153.116
tỷ đồng (theo giá thực tế) tăng 11,3% so với năm 2011.
Vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn trên địa bàn 9 tháng ước thực hiện 100.584 tỷ
đồng, so với cùng kỳ tăng 8,9%; so với kế hoạch năm đạt 57,1% (9 tháng năm 2011 tăng
15,8%, đạt 55,8% kế hoạch năm). Trong đó vốn ngân sách thành phố 11.763,3 tỷ đồng, tăng
8,6% so với cùng kỳ và đạt 67,6% kế hoạch năm (9 tháng cùng kỳ tăng 8,5%; so kế hoạch
đạt 59,9%). Cấp thành phố ước thực hiện 6.120,4 tỷ đồng, chiếm 52%, so cùng kỳ tăng
7,6%; Kế hoạch vốn năm 2012 (đợt 2) được thành phố bổ sung 1.347,3 tỷ đồng, nâng tổng
vốn kế hoạch năm từ 15.063 tỷ đồng lên 16.410,3 tỷ đồng.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so với tháng 8 tăng 1,21%, 10/11 nhóm mặt hàng đều tăng
giá so với tháng trước. So với tháng 9/2011, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,63% (cùng kỳ tăng
18,87%. Các tháng trong 9 tháng đầu năm có 7 tháng giá tăng và 2 tháng giá giảm, mức tăng
cao nhất vào tháng 2 (tăng 1,32%) và tiếp theo là tháng 9 (tăng 1,21%). So với tháng 9/2011,
chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,63%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so với tháng 12/2011 tăng
3,38%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của 9 tháng 2012 (so với giá bình quân cùng kỳ năm

2011) tăng 8,83% (mức tăng của cùng kỳ là 14,57%).
Chỉ số giá vàng và tỷ giá USD: So với tháng trước giá vàng tăng 6,4%, giá USD tăng
0,21%. So với tháng 9/2011 giá vàng giảm 2% và giá USD giảm 0,37%. Tháng 9/2012 so
tháng 12/2011: Giá vàng giảm 0,73% và giá USD giảm 1,49%.
SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 18


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

Tổng doanh thu vận tải (thuần túy) 9 tháng đầu năm dự ước đạt 33.485,1 tỷ đồng, tăng
30,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm 15,2%, tăng
5,4%. Dự ước cả năm 2012 doanh thu vận tải thuần túy đạt 46.925,6 tỷ đồng, tăng 30,1% so
với năm 2011; Ước tính cả năm 2012, sản lượng hàng hố thơng qua cảng đạt 68.677,8
nghìn tấn, tăng 11% so với năm 2011.
Tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng ước thực hiện 152.167 tỷ đồng, đạt 65,1% dự
toán, tăng 0,2% so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2011 tăng 26%). Thu từ doanh nghiệp nhà nước 9
tháng ước 16.511 tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng thu nội địa, giảm 3,1% so cùng kỳ. Thu ngân
sách nhà nước địa phương 9 tháng ước 40.601 tỷ đồng, đạt 94,8% dự toán, giảm 7,5% so
cùng kỳ (cùng kỳ năm 2011 tăng 31,5%).
Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) 9 tháng ước thực hiện 32.166 tỷ đồng, đạt
75,1% dự toán, tăng 6,3% so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2011 tăng 26,8%).
Chi đầu tư phát triển 9 tháng ước thực hiện 16.025 tỷ đồng, giảm 0,4% so cùng kỳ. Chi
thường xuyên 9 tháng ước 15.669 tỷ đồng, tăng 27,3% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách nhà
nước địa phương kể cả tạm ứng 9 tháng ước 45.697 tỷ đồng, vượt 6,7% dự toán, tăng 5,9%
so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2011 tăng 32%).
Tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 9 ước 952,3 ngàn tỷ đồng,

tăng 0,3% so tháng trước, tăng 8,5% so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2011 tăng 19,2%). Tổng dư
nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 9 ước 774 ngàn tỷ đồng, tăng 0,5% so
tháng trước, tăng 5% so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2011 tăng 13%).
Kết luận:
Kinh tế Việt Nam trong khoảng thời gian này đang gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng
của sự suy thoái nền kinh tế thế giới.Lãi suất cho vay các nguồn vốn hỗ trợ tăng vì Việt Nam
đã được xếp hạng thoát khỏi các nước nghèo, kiếm chế lạm phát vẫn là vấn đề nan giải và
chính sách thắt chặt tiền tệ mang lại khơng ít khó khăn cho các DN sản xuất. Cơng ty sẽ khó
khăn trong việc vay vốn và đối mặt với tình hình giải quyết hàng tồn kho và các khoản nợ
xấu; hàng tồn kho của các doanh nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, cho nên
việc điều chỉnh tổng cầu mạnh tay là cần thiết.Và bên cạnh đó cũng phải giảm mạnh tổng
cung – số lượng DN giải thể và phá sản tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2012, hầu hết
các DN còn tồn tại đều đã và đang cắt giảm mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều
doanh nghiệp chỉ duy trì hoạt động cầm chừng.
Việc cấp bách của các DN là giải quyết được vấn đề hàng tồn kho,qua đó “dịng tiền”
của các doanh nghiệp sẽ được cải thiện và bớt áp lực lên các vấn đề nợ nói chung và nợ xấu
nói riêng. Chính phủ và các bên hữu quan có thể chủ động thúc đẩy quá trình này. Ví dụ,
Chính phủ có thể thực thi các biện pháp (cả hành chính lẫn kinh tế) hỗ trợ doanh nghiệp, giải
quyết các vấn đề đang làm ách tắc khâu lưu thơng hàng hóa hiện nay. Phía ngân hàng hạ lãi
suất cho vay (lạm phát và lãi suất huy động đã giảm mạnh) để các doanh nghiệp giảm được
SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 19


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

chi phí tài chính và giá thành sản phẩm. Về phía các DN, cần tái cơ cấu lại sự hoạt động của

công ty và đưa ra các chiến lược, chính sách hợp lý để đối mặt với bối cảnh kinh tế khó khan
như hiện này.
Giải quyết nợ xấu là vấn đề cấp thiết, nhưng NHNN nên tránh việc ưu tiên hàng đầu
(hay điều kiện tiên quyết) là phải giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu rồi sau đó mới thúc đẩy
được các vấn đề khác như tăng trưởng tín dụng,…. Với cách làm đó sẽ khơng có kết quả
trong thời gian dài, mà bên cạnh đó sẽ làm nền kinh tế lung đoạn và đình trệ vì q tập trung
vào nợ xấu mà khơng giải quyết các vấn đề khác.
Việc giảm mạnh các chi phí vốn thực tế sẽ làm vốn phi ngân hàng được khơi thơng,
DN có thể chủ động và dễ dàng hơn trong việc tái cơ cấu nguồn vốn, hoạt động kinh doanh
sẽ thuận lợi hơn. Đồng thời, như nói trên, nếu vấn đề tiêu thụ và hàng tồn kho được giải
quyết, áp lực và chi phí giải quyết nợ nói chung và nợ xấu nói riêng sẽ giảm đáng kể.
1.2.1.3 Các yếu tố về văn hóa – xã hội



Mơi trường bên ngồi doanh nghiệp

Dân số tại khu vực phía Nam và đặc biệt là thành phố Hồ Chi Minh hết sức đông đúc,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành xây dựng.Đặc biệt là công ty hoạt động
trong ngành xây dựng dân dụng như Sơn Hải.
Hơn nữa nhu cầu sở hữu một ngôi nhà riêng, tách biệt, là niềm ao ước của số đông
người Việt, vốn đã ăn sâu vào tiềm thức. Nó tạo ra một thị trường khổng lồ trong mảng xây
dựng dân dụng mà công ty đang tập trung đầu tư phát triển.
Cùng với đó là mức sống, thu nhập của người dân thành phố Hồ Chí Minh ngày càng
tăng thì đi đơi với nó nhu cầu xây dựng các ngôi nhà riêng là rất to lớn.
Lực lượng lao động đã qua đạo tào, lao động có tay nghề cao ngày càng tập trung về
thành phố thì cũng tạo ra cơ hội cho cơng ty trong việc tìm được nhân viên phù hợp với các
chính sách, mục tiêu của cơng ty.



Mơi trường văn hóa bên trong doanh nghiệp:
-

Khái niệm mơi trường văn hóa doanh nghiệp

Văn hố doanh nghiệp là tồn bộ các giá trị văn hố được gây dựng nên trong suốt quá
trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập
SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 20


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy
nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các
mục đích.
-

Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh
nghiệp này với doanh nghiệp khác.
- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho tồn doanh nghiệp.
- Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo.
- Tạo ra bản sắc riêng và tính thống nhất trong cam kết của lãnh đạo và của mọi thành
viên trong doanh nghiệp về mục đích và mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt tới
- Văn hóa doanh nghiệp có thể cải tiến hoặc có thể bóp méo một hệ thống thơng tin

chính thức trong doanh nghiệp; tác động tới tiến trình cải tổ của doanh nghiệp... thông qua
gây ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi chiến lược hoặc và cơ cấu của doanh nghiệp.
Việt Nam sẽ vẫn là một nền kinh tế hiện đại và đang phát triển với lượng dân số trẻ và
ngày càng mang tính đơ thị hóa có nhu cầu lớn về không gian để sinh sống, làm việc và
hưởng thụ.
Cùng lúc, một số điểm yếu và thách thức trong ngắn hạn vẫn sẽ tồn tại bao gồm tính
bất ổn của kinh tế vĩ mô, không được quy định rõ ràng, thiếu những thủ tục minh bạch và
nguồn cung không cân bằng của những phân tầng khác nhau trên thị trường.
1.2.1.4 Các yếu tố về kỹ tht - cơng nghệ


Khái niệm

Môi trường công nghệ (technological environment) – những lực lượng tạo nên các công
nghệ mới, tạo nên sản phẩm mới và các cơ may thị trường. Những yếu tố cần quan tâm
nghiên cứu:
 Sự ra đời của những công nghệ mới
 Tốc độ phát minh và ứng dụng công nghệ mới

SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 21


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

 Những khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và phát


triển (R&D)
 Luật sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền, tác quyền
 Luật chuyển giao công nghệ
 Áp lực và chi phí cho việc phát triển cơng nghệ mới,…


Ứng dụng khoa học cơng nghệ trong xây dựng giao thơng
 Xử lí nền móng, castơ, xử lí chống lún, chống dội, xây dựng và lắp ráp nhà máy

lớn.
 Công nghệ hiện đại trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
 Ứng dụng cọc ống rung hạ đường kính lớn, cầu dây văng nhịp lớn
 Phương pháp NATM hầm Hải Vân, hầm Thủ Thiêm


Tác động của các yếu tố công nghệ tới môi trường xây dựng

Khoa học công nghệ ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược kinh doanh cúa
doanh nghiệp. Việc áp dụng khoa học kĩ thuật giúp doanh nghiệp :
 Nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực của doanh nghiệp
 Tạo ra lợi thế cạnh tranh
 Nâng cao năng lực công nghệ của các Tổng Cơng ty xây dựng giao thơng có hệ

thống trang bị máy móc thi cơng đồng bộ, hiện đại, có thể tiến hành công tác thi
công xây lắp đối với bất kỳ cơng trình giao thơng loại nào. Các đơn vị thi công
này không những chỉ đủ mạnh để tham gia đấu thầu bất cứ loại cơng trình xây
dựng giao thơng nào trong nước mà cịn tham gia đấu thầu xây dựng ở các nước
trong khu vực và quốc tế.
Trên cơ sở nhận thấy được tầm quan trọng của yếu tố công nghệ trong công tác khảo
sát , thiết kế , thi công xây lắp cũng như trong công tác quản lý, các doanh nghiệp trong

ngành xây dựng giao thông đã đưa ra một vài định hướng chiến lược như sau :

SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 22


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

 Nghiên cứu tiếp cận làm chủ các công nghệ thi công xây lắp với mục tiêu nâng cao hơn

nữa năng lực công nghệ của các doanh nghiệp , giúp các doanh nghiệp đấu thầu thành
cơng các cơng trình trong và ngồi nước.
 Nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới trong các cơng trình cầu, hầm, đường cao tốc, nhà ga,

cảng hàng không..., nhằm tạo ra các cơng trình, các sản phẩm có chất lượng cao, có mỹ
thuật, đặc biệt là các cơng trình lớn có tầm thế kỷ
 Tiếp tục nghiên cứu, đào tạo cán bộ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ để làm chủ hồn

tồn các cơng nghệ tiên tiến về thiết kế và thi cơng các cơng trình GTVT như cầu dây
văng nhịp lớn, cơng trình hầm, đường hầm cho ơ tô.
 Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ Kỹ sư trưởng (Tổng cơng trình sư), xác

định chức danh, phương hướng đào tạo loại cán bộ này - những người giỏi cả lý thuyết
lẫn thực tế. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ KHCN chủ chốt, đầu ngành trong ứng
dụng và chuyển giao công nghệ trên từng lĩnh vực.
 Đổi mới cơ chế hoạt động và xây dựng lực lượng KHCN trong Ngành GTVT
 Đổi mới cơ chế và tổ chức hoạt động KHCN ở nước ta trong thời gian tới theo hướng


không bao cấp và không hành chính hóa, nhằm chuyển các tổ chức khoa học nghiên cứu
triển khai sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp khoa học. Thực chất là để các tổ chức
này thông qua việc cung cấp kết quả nghiên cứu cho xã hội mà tự trang trải và phát triển.
Cần xóa bỏ các rào cản đang hạn chế việc ứng dụng KHCN vào sản xuất, thi cơng.
Ngành giao thơng có nhiều trường đại học, cao đẳng và Viện nghiên cứu. Cần Nghiên
cứu gắn kết chặt chẽ hoạt động nghiên cứu với đào tạo, hoạt động của các trường đại học,
cao đẳng với viện nghiên cứu, công ty tư vấn cho phù hợp theo hướng phát triển thị trường
KHCN.
Ưu tiên thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực để làm chủ công nghệ,
tiến tới đổi mới công nghệ; đi xa hơn là sáng tạo công nghệ.
Nâng cao năng lực quản lý và nghiên cứu ứng dụng KHCN. Vừa qua việc quản lý
KHCN trong GTVT triển khai còn chậm, thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ; thiếu sự gắn bó giữa
cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu với các đơn vị trực tiếp sản xuất, thi công. Nhiều đề tài
NCKH chưa được chú trọng đúng mức, nội dung khoa học chưa rõ nét; Đầu tư cho KHCN
GTVT còn thiếu trọng điểm, kéo dài.

SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 23


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

1.2.2 Môi trường vi mô
1.2.2.1 Nhà cung cấp
Cung ứng vật tư:
Kiểm toán tư vấn định giá tài chính

- Cơng ty Ernst & Young Việt Nam
- Công ty KPMG Việt Nam
- Công ty Việt Capital
- Công ty Kiểm toán và tư vấn A&C
Quản lý reort và khách sạn
- Starwood Hotels and Resorts Worldwide, Inc-Mỹ
- Marriott International, Inc -Mỹ
Quản lý và khai thác dự án
- Công ty DWP-Hong Kong
- Công ty Ong & Ong –Singapore
- Công ty VTL
- THIẾT KẾ M&E
- Công ty Cơ điện lạnh PME
- Công ty J Roger Preston-Singapore
Thiết kế kết cấu
- Công ty CPE
- Công ty ACE
- Công ty Tân Bách Khoa
Thiết kế cảnh quan
- Công ty Belt Collins-Singapore
- Công ty DWP-Hong Kong
- Công ty Ong & Ong-Singapore
Thiết kế nội thất
- Công ty DWP-Hong Kong
- Công ty Romana Gatland-Thái Lan
Thi công xây dựng
- Công ty Cổ phần xây dựng CotecCons
- Công ty TNHH TM-DV Cơ Điện Lạnh P&M
- Công ty Bauer (Đức)
- Bauer -Germany

- Công ty Bachy Soletanche - Pháp
Giám sát thẩm tra và chứng nhận chất lượng
- Công ty Meinhardt (Úc)
- Meinhardt - Australia
- Công ty Bureau Veritas (Pháp)
- Bureau Veritas – France

SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Trang 24


TKMH: PTHĐK

GVHD: TH.S LÊ QUANG PHÚC

Nhà cung cấp của công ty có thương hiệu và uy tín tạo nên thương hiệu cho sản
phẩm, chất lượng sản phẩm được đảm bảo,nâng cao lòng tin của người tiêu dùng vào
sản phẩm
1.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh
Đất nước hội nhập về mọi mặt và ngành xây dựng cũng khơng là ngoại lệ, có nhiều
cơng ty nước ngồi với tìêm lực mạnh đã bắt đầu lấn sân vào thị trường trong nước. Khó
khăn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cơng ty Coteccons nói riêng là các
doanh nghiệp nước ngồi ln có được sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ nước họ.
Việc cạnh tranh với nhiều đối thủ như vậy đòi hỏi cơng ty phải ln phân tích đánh giá
đối thủ về mọi mặt để đề ra những chính sách hợp lý như khuyến mãi, giảm giá thành cơng
trình, tăng cường chăm sóc khách hàng…
Hiện cơng ty có hai đối thủ chính của cơng ty là Cơng ty Cp Him Lam, Tập đoàn Hoàng
Anh Gia Lai
Ngoài hai đối thủ được cho là cạnh tranh chính của cơng ty cịn rất nhiều đối thủ tiềm

ẩn được thành lập trong những con hiểm, những vị trí chiến lược mà cơng ty chưa nhận ra.
Công ty cũng cần chú ý đến những đối thủ cạnh tranh như vậy, những người có thể đưa ra
những cách mới hay khác để thỏa mãn cùng những nhu cầu đó. Cơng ty cần phát hiện các
đối thủ cạnh tranh của mình bằng cách phân tích ngành cũng như phân tích trên cơ sở thị
trường.
Phân tích hai đối thủ chính của cơng ty như đã nêu trên dựa trên điểm mạnh, điểm yếu
và mục tiêu định hướng của các đối thủ:
Công ty
Công ty
cổ phần
Him Lam

Điểm mạnh


Thương hiệu sản phẩm
quen thuộc với người dân.



Kinh nghiệm kinh doanh
trên thị trường bất động
sản



Thị trường rộng khắp cả
Việt Nam




Sản phẩm đa dạng

SVTH: NGUYỄN VĂN QUÂN- LỚP KX09

Điểm yếu


hoạt động quản
lý tài chính
doanh nghiệp
chưa hiệu quả.

Trang 25


×