PHỤ LỤC I
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN
- Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội
- Phòng giáo dục và đào tạo Ba Vì
- Trường THCS Phong Vân
- Địa chỉ: Xã Phong Vân, huyện Ba vì, thành phố Hà Nội
- Điện thoại:
- Email:
- Thông tin về giáo viên:
1. Họ và tên: Lã Thị Sỹ
Ngày sinh: 11/12/1976
Môn dạy: Toán
Điện thoại: 0987191516;
Email:
1
PHỤ LỤC II
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học.
TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY GIÚP HỌC
SINH HỌC TỐT TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG VÀ TÌM HIẾU DI TÍCH
LỊCH SỬ CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI
2.Mục tiêu dạy học.
a/ Kiến thức : Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của chương: các hệ thức giữa
cạnh và đường cao, các hệ thức giữa cạnh và góc của tam giác vuông. Hệ thống
các công thức, định nghĩa, tính chất các tỉ số lượng giác của một góc nhọn.
b/ Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng giải tam giác vuông và vận dụng vào tính chiều cao, chiều rộng
của vật thể trong thực tế.
- Luyện kỹ năng tra bảng (hoặc sử dụng máy tính bỏ túi) để tra (tính) các tỉ số
lượng giác hoặc số đo góc.
c/ Thái độ:
- Tích cực, chủ động, tự giác ôn tập hệ thống hóa kiến thức
* Tích hợp:
- Biết sử dụng BĐTD để nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng.
- Rèn khả năng tư duy, hệ thống kiến thức trong chương, thu thập thông tin,
phân tích kênh hình, làm bài tập thực hành, liên hệ thực tế.
- Áp dụng các công thức đã học tính toán các số liệu, chiều cao, dài, rộng của
các công trình thế kỷ, kỳ quan thế giới, di tích lịch sử…
- Mỹ thuật: Biết vẽ BĐTD để hệ thống kiết thức của chương- một bức tranh
mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ về những gì được học. Nêu được kiến trúc
của cột cờ Hà Nội.
- Lịch sử: Nắm được ý nghĩa lịch sử của cột cờ Hà Nội.
- Giáo dục công dân: Hiểu được cột cờ Hà Nội là biểu tượng vinh quang, là
niềm tự hào của dân tộc, cũng như của người Hà Nội, qua đó biết trân trọng,
bảo vệ các di tích lịch sử …và tự hào là học sinh Thủ đô.
- Kỹ năng sống: Lắng nghe tích cực, hoạt động nhóm và thể hiện sự tự tin.
3.Đối tượng dạy học của bài học:
- Học sinh lớp 9AB.
4. Ý nghĩa của bài học.
- Dạy - học tích cực môn Toán ở trường THCS là dạy – học không chỉ đem
đến cho học sinh kiến thức mà còn nhằm rèn luyện phương pháp tư duy logic
và khoa học, có khả năng tự giải quyết vấn đề. Kiến thức phải được khắc sâu
trong học sinh để làm tiền đề cho việc tiếp thu các kiến thức tiếp theo vì kiến
thức toán học là một chuỗi kiến thức nối tiếp nhau, có mối liên hệ hữu cơ với
nhau.
- Trong dạy – học môn Toán, việc tổ chức tốt tiết ôn tập từng chương, từng
phần hay toàn chương trình môn học của một khối lớp là cực kỳ quan trọng.
Tiết ôn tập giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của từng phần, từng chương từ
đó vận dụng vào giải quyết các vấn đề toán học mới, phức hợp được đặt ra.
2
- BĐTD để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi
chương, phần… Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ
thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ BĐTD.
Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc
làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh
chóng, dễ dàng.
- Dùng BĐTD để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức
của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các
em để các em tìm ra các từ liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện BĐTD. Qua
BĐTD đó HS sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng. Áp dụng các
công thức đã học cho các em lồng ghép tính toán các số liệu, chiều cao, dài,
rộng của các công trình thế kỷ, kỳ quan thế giới…khơi dậy trí tò mò, ham học
hỏi tạo hứng thú cho các em nắm bài chắc chắn hơn, hiểu được toán học quay
trở lại phục vụ cuộc sống.
- Dạy học tích hợp và sử dụng hiệu quả BĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều
kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương
pháp giảng dạy của giáo viên.
5. Thiết bị dạy học.
* Giáo viên: Máy chiếu, BĐTD, giáo án PPT ghi các câu hỏi và bài tập .
Thước, êke, compa, thước đo độ, phấn màu, máy tính.
*Học sinh: Làm các câu hỏi và bài tập trong ôn tập chương I, tập vẽ BĐTD
theo phần tóm tắt kiến thức cần nhớ của chương SGK T92. Thước kẻ, êke,
compa, thước đo độ, máy tính
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
- Trình bày cụ thể qua giáo án.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập .
- Sau khi học xong tiết ôn tập chương I – Hình học 9, học sinh:
+ Nắm được kiến thức cơ bản của chương: các hệ thức giữa cạnh và đường cao,
các hệ thức giữa cạnh và góc của tam giác vuông. Hệ thống các công thức, định
nghĩa, tính chất các tỉ số lượng giác của một góc nhọn.
+ Làm thành thạo dạng bài tập giải tam giác vuông và vận dụng vào tính chiều
cao, chiều rộng của vật thể trong thực tế.
+ Hiểu được nội dung một số môn tích hợp trong tiết dạy.
+ Tích cực, chủ động, tự giác ôn tập hệ thống hóa kiến thức.
- Vẽ được BĐTD hệ thống kiến thức cơ bản, cần nhớ của chương- một bức tranh
đầy màu sắc, mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ những đơn vị kiến thức.
- Tìm hiểu về các di tích lịch sử của thủ đô Hà Nội.
8. Các sản phẩm của học sinh.
- Làm tốt các bài tập trong SGK
- Biết vẽ BĐTD hệ thống kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương.
3
4
- Tìm hiểu về các di tích lịch sử của thủ đô Hà Nội.( cầu Thê Húc, Đền Ngọc
Sơn…)
Phong Vân, ngày 15/11/2014
người viết
Lã Thị Sỹ
5
GIÁO ÁN
Tiết : 16
ÔN TẬP CHƯƠNG I –HÌNH HỌC 9
I ) MỤC TIÊU:
a/ Kiến thức : Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của chương: các hệ thức giữa
cạnh và đường cao, các hệ thức giữa cạnh và góc của tam giác vuông. Hệ thống
các công thức, định nghĩa, tính chất các tỉ số lượng giác của một góc nhọn.
b/ Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng giải tam giác vuông và vận dụng vào tính chiều cao, chiều rộng
của vật thể trong thực tế.
- Luyện kỹ năng tra bảng (hoặc sử dụng máy tính bỏ túi) để tra (tính) các tỉ số
lượng giác hoặc số đo góc.
c/ Thái độ:
- Tích cực, chủ động, tự giác ôn tập hệ thống hóa kiến thức
* Tích hợp:
- Biết sử dụng BĐTD để nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng.
- Rèn khả năng tư duy, hệ thống kiến thức trong chương, thu thập thông tin,
phân tích kênh hình, làm bài tập thực hành, liên hệ thực tế.
- Áp dụng các công thức đã học tính toán các số liệu, chiều cao, dài, rộng của
các công trình thế kỷ, kỳ quan thế giới, di tích lịch sử…
- Mỹ thuật: Biết vẽ BĐTD để hệ thống kiết thức của chương- một bức tranh
mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ về những gì được học. Nêu được kiến trúc
của cột cờ Hà Nội.
- Lịch sử: Nắm được ý nghĩa lịch sử của cột cờ Hà Nội.
- Giáo dục công dân: Hiểu được cột cờ Hà Nội là biểu tượng vinh quang, là
niềm tự hào của dân tộc, cũng như của người Hà Nội, qua đó biết trân trọng,
bảo vệ và tự hào là học sinh Thủ đô.
- Kỹ năng sống: Lắng nghe tích cực, hoạt động nhóm và thể hiện sự tự tin.
d/ Trọng tâm: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của chương và vận dụng thành
thạo giải tam giác vuông.
II) CHUẨN BỊ :
* Giáo viên: Máy chiếu, BĐTD, giáo án PPT ghi các câu hỏi và bài tập .
Thước, êke, compa, thước đo độ, phấn màu, máy tính.
*Học sinh: Làm các câu hỏi và bài tập trong ôn tập chương I, tập vẽ BĐTD
theo phần tóm tắt kiến thức cần nhớ của chương SGK T92. Thước kẻ, êke,
compa, thước đo độ, máy tính
III) TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2/ Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong giờ.
6
3/ Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung
A) Lý thuyết: ( KT vấn đáp theo BĐTD)
Em hãy nêu các nội dung
kiến thức chính cần ghi - Trả lời
nhớ của chương?
=>GV trình chiếu bản đồ - HS quan sát và thu
tư duy.
nhận.
- GV phát phiếu học tập
in sẵn 4 nhánh cấp 1 của
BĐTD và yêu cầu mỗi
học sinh tiếp tục hoàn
thành nốt cho mình
BĐTD ôn tập chương
theo hướng dẫn
-1 HS lên bảng viết các
hệ thức về cạnh và đường
cao trong tam giác vuông
=> GV trình chiếu kết
quả
Nêu định nghĩa các tỉ số
lượng giác của góc nhọn?
- HS tại chỗ trả lời =>
7
GV trình chiếu kết quả.
Em hãy nêu các tính chất
đã học của các tỉ số lượng
giác?
- HS tại chỗ trả lời=> GV
trình chiếu kết quả.
Nêu các hệ thức về cạnh
và góc trong tam giác
vuông?
- 1 HS lên bảng viết.
=> GV trình chiếu kết
quả
GV chốt lại BĐTD phần lý thuyết, chiếu lên bảng BĐTD ôn tập chương
hoàn chỉnh phần lý thuyết. Kiểm tra phiếu học tập của học sinh, yêu cầu mỗi
nhóm học tập kiểm tra lẫn nhau để soát lỗi sai
8
1) CÁC HỆTHỨC VỀCẠNH VÀ
ĐƯỜNG CAO TRONG TAM
GIÁC VUÔNG
B. Bài tập
Bài tập 1: GV nêu bài tập
Đọc và nắm được Bài tập 1. Tìm x, y, z
yêu cầu của bài
trong hình vẽ sau.
D
- Tổ chức cho HS thảo luận - Làm việc theo
theo nhóm
nhóm.
8 cm
6 cm
z
- Theo dõi, hướng dẫn và - Các nhóm trình
nhắc nhở HS làm việc tích bày ra bảng phụ
F
E
y
x
H
cực hiệu quả.
- Treo bảng phụ của các
nhóm=> Cho HS nhận xét - HS nhận xét bài Lời giải:
chéo
của các nhóm *Áp dụng định lí
=> GV nhận xét về bài giải khác: Nêu được Pytago có:
và việc hợp tác trong nhóm ưu điểm và hạn EF 2 = DE 2 + DF 2
của mỗi nhóm.
chế bài làm của Hay: ( x + y ) 2 = 62 + 82
=> Khai thác các cách làm các nhóm
=> x+y = 10
khác nhau để HS khắc sâu
* Áp dụng hệ thức về
KT cho HS.
cạnh và đường cao
* Cách khác:
- Tìm tòi các cách trong tam giác vuông ta
Cách 1: Tính z bằng hệ làm khác dưới sự có:
HD của GV
1
1
1
DE 2 = EF.EH
thức: 2 = 2 + 2
z
6
8
hay 6 2 = 10.x =>
-Dùng định lí Pytago , hoặc
x = 3,6
hệ thức về cạnh và đường
=> y = 6,4
2
cao => x, y.
DH = EH.FH
Cách 2: Dùng định lí Pytago Khắc sâu kiến thức
hay z 2 = 3,6.6,4 =>
bằng nhiều cách z = 4,8
=> EF
4
3 làm
=> Tính sinE = , cosE =
5
=> x = DE.cosE = 3,6
5
=> Tích hợp GD
9
=> y = 6,4
kỹ năng sống:
z = DE.sinE= 4,8
Trong cuộc sống
Cách 3(HSG) tính tanE => trước một công
cosE, sinE bằng hệ thức
việc phải có sự
chuẩn bị, có nhiều
1
= 1 + tan 2 α
2
phương án giải
cos α
quyết và lựa chọn
và sin 2 α + cos2 α = 1
phương án hay
nhất, tốt nhất.
Bài tập 2:
GV tổ chức dưới hình thức trò chơi, tạo cho HS
hứng thú học tập
-Trò chơi: Tìm bức tranh bí mật( cột cờ Hà Nội)
- HS mở 6 miếng ghép bằng sáu câu hỏi
Câu1: a) Hình 1; sin α = ?
4
1
5
5
3
3
C.
5
5
4
3
D.
4
B.
Câu 2: Hình 2; sinQ = ?
PR
PR
A.
B.
QR
RS
SR
PS
C.
D.
QR
SR
Câu 3: Hình 3; Tìm hệ thức
đúng:
b
b
A. sinα = ;B. cotα =
c
c
a
a
; D. cotα =
c
c
Câu 4: Trong h 4, hệ thức
nào sau đây không đúng
A. sin 2 α + cos2 α = 1
B. sin α = cos β
C. tanα =
2
3
4 5 6
3
A.
Bài tập 2. Trắc nghiệm
P
S
Q
R
a
c
b
10
C. cos β = sin(90 0 − α)
sin α
D. tan α =
cos α
Câu 5: Hình 5; cos300 =?
2a
a
A.
B.
3
3
3
C.
D. 2 3.a 2
2
Câu6: Giá trị x trong hình 6
là:
A. 36
B. 6
C. 18
D. 12
2a
a
30 0
3a
B
4 H
9
x
A
C
Bức tranh mở ra: Cột cờ Hà Nội
? các em có biết chiều cao của cột cờ Hà Nội là bao nhiêu không?
=> Đưa ra bài toán thức tế: Tính chiều cao của cột cờ mà không cần lên tận
đỉnh
cột cờ khi biết góc nhọn tạo bởi tia nắng mặt trời với mặt đất là 40 0 và bóng
của cột cờ trên mặt đất là 39,5m.
- Em hãy chuyển câu hỏi trên thành nội dung một bài toán hình học?
HS nêu cách tính=> Gv trình chiếu bài làm và hình vẽ mô tả
Chiều cao của cột cờ hà Nội là:
h= 39,5.tan400 ≈ 33,14m
11
400
39,5m
* Tích hợp :
+ Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm bao nhiêu?
+ Cột cờ Hà Nội có chức năng gì?
+ Cho biết kiến trúc và ý nghĩa lịch sử của cột cờ Hà Nội?
=> Cho HS quan sát hình ảnh và đọc thông tin:
Theo sử sách ghi lại, công trình “Cột Cờ Hà Nội”, được xây dựng năm 1812,
dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía Nam của Hoàng
thành Thăng Long. Cột Cờ, còn được gọi là kỳ đài (kỳ: cờ, đài: nhà làm cao
để có thể nhìn xa, nhìn rộng được). Dưới thời nhà Nguyễn, kỳ đài còn có
chức năng là vọng canh. Từ trên đỉnh của kỳ đài có thể quan sát cả một vùng
khá rộng trong và ngoài khu thành cổ. Nhìn tổng thể Cột Cờ gồm những khối
12
lăng trụ xếp chồng nhau, cao thót dần từ dưới lên trên. Bố cục cân đối ấy đã
tạo lên những đường nét thẳng, khỏe khoắn, vững vàng.
Đứng dưới chân cột cờ, dù cảm thấy đỉnh cao ngất, nhưng không hề có cảm
giác nặng nề, mà trái lại, dáng vẻ của nó hài hoà, thanh thoát giữa các tam
cấp, thân cột và vọng canh.
Ở mỗi cấp, tường xây được trang trí bằng những hoa văn khác nhau, tuy đơn
giản nhưng lại tạo ra những đường nét mềm mại và vẻ đẹp riêng cho từng
cấp.
Toàn bộ Cột Cờ cao hơn 33m. Tính cả trụ treo cờ thì cao hơn 41m gồm ba
tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên
nhau, xung quanh xây ốp gạch…
Không chỉ là một công trình nằm trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng
Long mà công trình “kỳ đài” còn được tạo thêm dấu ấn lịch sử khi trở thành
nơi quân khởi nghĩa cắm lên lá cờ đỏ sao vàng, đánh dấu chủ quyền độc lập
dân tộc. Đó là vào ngày 10-10-1954, cả Hà Nội tưng bừng rạo rực chào đón
ngày hội lớn, ngày hội chiến thắng, Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng. Cả
Hà Nội dồn về “Cột Cờ Hà Nội” chờ đón giây phút lịch sử: Lễ thượng cờ Tổ
quốc trên đỉnh “Cột Cờ Hà Nội”. Lần đầu tiên lá cờ Tổ quốc tung bay trên
đỉnh “Cột Cờ Hà Nội”.
Từ ngày xây dựng đến nay, “Cột cờ Hà Nội” đã gần hai trăm năm tuổi. Khi
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hình ảnh của “Cột cờ Hà Nội”
đã được in trang trọng trên đồng tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
phát hành lần đầu tiên.
Trong tâm thức mỗi người hình ảnh Hà Nội không chỉ là Tháp Rùa, cầu Thê
Húc, Đền Ngọc Sơn mà “Cột Cờ Hà Nội” cũng là hình ảnh thân thuộc, không
thể thiếu vắng.
Hơn nửa thế kỷ qua, gắn trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội” là lá cờ đỏ sao vàng năm
cánh tung bay lồng lộng trên nền trời của Thủ đô Thăng Long-Hà Nội ngàn
năm văn hiến, mãi mãi là biểu tượng vinh quang, là niềm tự hào của dân tộc,
đất nước Việt Nam độc lập, tự do./.
=> GD học sinh phải biết giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh…
4/ Củng cố:
? Nhắc lại các nội dung kiến thức cần ghi nhớ của chương.
5/ HDVN:
Ôn lại lý thuyết và vẽ lại sơ đồ tư duy, vận dụng thành thạo các hệ thức để
giải quyết các bài toán thực tế.
Làm các bài tập 35,37,38,39 SGK
Tiết sau tiếp tục Ôn tập.
Tìm hiểu thêm các di tích lịch sử của Hà Nội
13
* HD bài tập 37(SGK)
a/ + Chứng minh ∆ABC vuông sử dụng định lí
Pytago đảo.
µ => số đo B
µ
+ Tính một trong các TSLG của B
µ (TSLG của 2 góc phụ nhau) hoặc sử
+ Tính C
µ.
dụng một trong các TSLG của C
+ Tính AH bằng hệ thức giữa cạnh và đường cao
hoặc hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác
vuông.
b/ Giả sử tìm được điểm M sao cho SMBC =
SABC
=> Khoảng cách từ M và A đến BC bằng
nhau => M nằm trên đường thẳng // BC và cách
BC bằng AH.
BT 37/94
M
A
6
B
4,5
7,5
H
C
Phong Vân, ngày 15/11/2014
người viết
Lã Thị Sỹ
14