Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÁO cáo môn học CHÍNH SÁCH THƯƠNG mại QUỐC tế GIẢNG VIÊN TS vũ HOÀNG VIỆT NHÓM 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.95 KB, 4 trang )

Họ tên : Nguyễn Thúy Quỳnh
Lớp : TAM301(1-1112).1_LT
Mã sinh viên : 0951010795
Nhóm : 2

BẢN BÁO CÁO
Môn: Chính Sách Thương Mại Quốc Tế
Câu hỏi 4 ( Chương VII): Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu: Nội
dung, ưu, nhược điểm và xu hướng áp dụng trên Thế Giới?
I.

Lời mở đầu:
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tùy thuộc vào việc lựa chọn

chiến lược từng thời kỳ, các quốc gia đều áp dụng một chiến lược phát triển
ngoại thương phù hợp với thời kỳ chiến lược đó. Tổng kết thực tiễn phát triển
ngoại thương của các nước, ta thấy có ba loại hình chiến lược phát triển ngoại
thương. Và “ Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu” ( chiến lược hướng
nội) là một trong ba loại hình chiến lược phát triển ngoại thương.
II.

Nội dung:

1. Trình bày câu trả lời của bạn “ Hoàng Việt Hòa” Nhóm 23:
Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu:
Nội dung:
Dựa trên phương pháp luận là “ lợi thế so sánh”
Ba nhân tố cơ bản:
-

Thay cho kiểm soát nhập khẩu thì khuyến khích nhanh khả năng xuất


khẩu.

-

Hạn chế bảo hộ công nghiệp địa phương – nâng đỡ xuất khẩu.

-

Đảm bảo môi trường đầu tư cho các nhà tư bản nước ngoài.

Ưu điểm:
Tận dụng được khoa học công nghệ và vốn.


Nhược điểm:

- Mất cân đối giữa các ngành xuất khẩu.
- Nền kinh tế phụ thuộc gắn chặt vào bên ngoài.

Xu hướng áp dụng trên thế giới: Các quốc gia đang tìm tòi chiến lược phù
hợp. Có nước chọn giai đoạn đầu “ sản xuất thay thế nhập khẩu” rồi sang
hướng tới xuất khẩu, có nước thực hiện đồng thời.
2. Nhận xét:
Nhìn chung phần nội dung trong câu trả lời của bạn tương đối đầy đủ nhưng
những phần còn lại: ưu, nhược điểm xà xu hướng áp dụng trên thế giới vẫn
còn thiếu nhiều. Theo nhận xét của thầy nếu chỉ trả lời như vậy bạn chỉ được
khoảng 3 điểm. Những ưu điểm nổi bật như “tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu
quả” hay nhược điểm như “ ảnh hưởng đến môi trường…” bạn đều không
nhắc đến trong câu trả lời.
3. Câu hỏi bổ sung của thầy:

Câu 1: Em hãy nêu ưu điểm lớn nhất của chiến lược này là gì?
- Câu trả lời của bạn : Tận dụng được khoa học công nghệ.
- Theo đánh giá của thầy : Câu trả lời sai và ưu điểm lớn nhất đó là tăng
trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả.
Câu 2: Nhược điểm lớn nhất là gì?
- Câu trả lời của bạn: Mất cân đối giữa các ngành.
- Theo nhận xét của thầy: Bạn cần phải bổ sung nhược điểm “ Công bằng
xã hội, môi trường, ảnh hưởng từ TTTG”
Câu 3: Hiện nay quốc gia nào đang áp dụng chiến lược này?
Bạn không trả lời được.
Thầy nhận xét: Các nước Đông Nam Á: Nhật Bản, Hàn Quốc , Đài Loan…
Câu 4: Em hãy kể những ngành sản xuất hướng về xuất khẩu ở Việt Nam?
Tiềm năng phát triển của các ngành này?
Câu trả lời của bạn : Ngành thủy hải sản, hồ tiêu, may mặc.
Bạn không trả lời được câu hỏi “ Tiềm năng phát triển của các ngành này?”
4. Bổ sung, hoàn thiện cho câu trả lời của bạn:


Nội dung:
- Tích cực tham gia phân công lao động quốc tế, bằng cách mở cửa nền
kinh tế quốc dân để thu hút vốn và kỹ thuật vào khai thác tiềm năng lao
động và tài nguyên của đất nước. Lấy thị trường nước ngoài là trọng tâm
để phát triển sản xuất.
- Thuyết lợi thế so sánh của Ricardo vẫn thường được coi là cơ sở lý luận
của mô hình chiến lược này.
Biện pháp thực hiện:
- Giảm bớt bảo hộ công nghiệp trong nước, giảm bớt các hàng rào thuế
quan và phi thuế quan.
- Khuyến khích nâng đỡ và hỗ trợ cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu.
- Đảm bảo môi trường đầu tư cho tư bản nước ngoài.

- Mở rộng quan hệ với các nước để khai thác thị trường bên ngoài.
Ưu điểm:
- NT & QHKTĐN được chú trọng.
- KT phát triển nhanh hiệu quả, năng động, tốc dộ tăng trưởng cao ( 2
con số)
- Sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước, đồng thời tận dụng được các
nguồn lực từ bên ngoài ( vốn và công nghệ)
- Một số ngành Công nghiệp đạt trình độ kỹ thuật cao và có khả năng
cạnh tranh cao trên thị trường Quốc Tế là động lực thúc đẩy nền kinh tế
tăng trưởng ( tác động lan tỏa).
- Giải quyết được công ăn việc làm.
- Giúp kinh tế trong nước hòa nhập với kinh tế khu vực và Thế Giới.
Nhược điểm:
- Dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa các ngành xuất khẩu và không xuất
khẩu.
- Ảnh hưởng đến công bằng xã hội.


- Ảnh hưởng đến môi trường.
- Tác động tăng trưởng kinh tế cao nhưng nền kinh tế phát triển không ổn
định, gắn chặt vào kinh tế Thế Giới và khu vực, dễ bị tác động xấu của
bên ngoài.
-

Nguy cơ lạm phát gia tăng, đặc biệt là sự gia tăng giá cả lương thực
thực phẩm vốn luôn luôn tạo áp lực nặng nề trên đời sống của người dân
nghèo và trở thành một vấn đề mang tính chất xã hội và chính trị.

Xu hướng áp dụng trên Thế Giới:
Tăng trưởng kinh tế qua con đường xuất khẩu là sự chọn lựa chiến lược phát

triển rất thành công của những nền kinh tế Đông Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc
và Đài Loan.
Người ta đã nói đến một cách thán phục sự thần kỳ kinh tế của Nhật Bản trong
thập niên 1960 và sự xuất hiện của những con hổ châu Á như Hàn Quốc, Đài
Loan, Hong Kong, Singapore trong thập niên 1990, gọi họ là những nước công
nghiệp mới - NIC, những nền kinh tế đã bước vào thế giới công nghiệp phát
triển bằng con đường xuất khẩu.
Họ đã có một chiến lược xuất khẩu rất thông minh với một lộ trình rõ ràng, đi
từ xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản, sang xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng
lao động lớn, và cuối cùng là xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ
cao. Sự thành công của họ dựa trên một yếu tố rất then chốt là duy trì một hệ
số ICOR thấp, có nghĩa là đồng vốn đầu tư khả dụng vào nền kinh tế mang lại
một hiệu quả cao đối với sự tăng trưởng của GDP.

Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Trường Đại học
Ngoại thương - GS,TS.Bùi Xuân Lưu - PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải.



×