Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÁO cáo môn học CHÍNH SÁCH THƯƠNG mại QUỐC tế GIẢNG VIÊN TS vũ HOÀNG VIỆT NHÓM 24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.24 KB, 11 trang )

Họ và tên: Võ Thị Thương.
Mã SV: 0952030062
Lớp : TAM301(1-1112).1_LT.
Nhóm:

24.

BÁO CÁO BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Câu hỏi (Câu 1 – Chương IV):
Hiệu quả kinh tế ngoại thương là gì? Cách tính hiệu quả về mặt tài chính
của xuất khẩu. Cho ví dụ?

I. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong điều kiện đầy biến động của thị trường thế giới hiện nay, kinh tế
đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng có vai trò ngày càng quan trọng
đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đảm bảo việc không ngừng nâng cao hiệu
quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền kinh tế nói chung và của
mỗi doanh nghiệp nói riêng. Nhưng cũng thật khó để mà đánh giá chính xác
mức độ đạt được hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương hay của doanh
nghiệp xuất nhập khẩu. Vì vậy hiểu đúng bản chất của hiệu quả kinh tế ngoại
thương cũng như mục tiêu đảm bảo hiệu quả kinh tế của mỗi thời kỳ là vấn đề
vô cùng thiết thực và rất cần thiết trong hoạt động ngoại thương. Bởi vì có hiểu
đúng bản chất hiệu quả kinh tế ngoại thương thì mới có cơ sở để xác định các
tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ngoại thương, xác định đúng
yêu cầu đối với việc đề ra mục tiêu và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
ngoại thương.


Dưới đây là bài báo cáo về phần trả lời của câu hỏi nêu ở trên. Hi vọng
qua bài báo cáo này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn bản chất sâu xa của Hiệu quả kinh


tế ngoại thương.

II. NỘI DUNG
1. Phần trả lời của đại diện nhóm 19:
- Hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương về mặt hình thức là mối
quan hệ giữa kết quả đạt được của một hay nhiều hoạt động kinh tế nào
đó có ích cho xã hội với chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó.
- Về bản chất, hiệu quả của hoạt động ngoại thương là tăng năng suất lao
động xã hội hay tiết kiệm hao phí lao động xã hội, tăng thu nhập quốc
dân khả dụng.
- Hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương tạo ra trong sản xuất, thực
hiện trong trao đổi.
Biểu hiện:
+ Hiệu quả trao đổi
+ Hiệu quả năng suất:

Hiệu quả cơ cấu.
Hiệu quả chuyên môn hóa.
Hiệu quả thay thế

*) Cách tính hiệu quả tài chính của hoạt động kinh doanh xuất khẩu:
Dựa theo giá trị thời gian của đồng tiền.
a) Trong điều kiện không có tín dụng:
- Tỷ suất ngoại tệ:

Trong đó:

DTXK: tính bằng ngoại tệ.



CPXK: tính bằng nội tệ.
 Cần bỏ ra bao nhiêu đồng nội tệ để có một đồng ngoại tệ.
Nếu RXK < Tỷ giá hối đoái  Hiệu quả.
- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận:
+ Ở dạng số tuyệt đối:
P = D – CP
Trong đó: P là lợi nhuận thu được.
D là doanh thu tiêu thụ sản phẩm/sử dụng DV.
CP là chi phí sản xuất, kinh doanh.
So sánh kết quả với chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh.
+ Ở dạng tương đối thể hiện bằng tỷ suất lợi nhuận theo giá thành:
ới Z là giá thành sản phẩm)
+ Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn: phản ánh mức lợi nhuận thu được từ
một đơn vị vốn kinh doanh:

Trong đó:

Vcd: Giá trị còn lại bình quân của tài sản cố định trong kỳ.

Vld: Số dư vốn lưu động bình quân trong kỳ.
+ Tính theo doanh thu:

b) Trong trường hợp có tín dụng:
Giá trị tương lai: Quy doanh thu và chi phí về cùng thời điểm trong tương
lai:

Pt = P(1+i)t
Trong đó:

t: thời hạn tín dụng

i: lãi suất ghép.
Pt: vốn tích lũy tại thời điểm t.
P: vốn vay.
Hiện giá: Quy doanh thu và chi phí về cùng thời điểm hiện tại:
P = Pt / (1+i)t
Với i là lãi suất chiết khấu.


Ghi chú: Bạn trình bày xong phần lý thuyết và thầy giáo bảo bạn không phải
trình bày phần ví dụ nữa. Nên báo cáo của em không có phần ví dụ.
Bài 2- chương 4:

Hiệu quả kinh tế Ngoại Thương là gì? Nêu cách tính hiệu quả về mặt tài chính
của nhập khẩu. Cho ví dụ?

Bài làm:

- Hiệu quả kinh tế Ngoại Thương:

*Ở dạng khái quát, hiệu quả kinh tế Ngoại Thương là kết quả của quá trình sản
xuất (biểu hiện ở lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu, nhập
khẩu, tăng thu nhập quốc dân, lợi nhuận,...) trong nước và chi phí ( tồn tại nhiều
loại chi phí như chi phí sản xuất cá biệt, chi phí lao động xã hội, chi phí trong
nước, chi phí quốc tế,...) bỏ ra.

*Ở thực tiễn cũng có người cho rằng, hiệu quả kinh tế Ngoại Thương thực chất
là lợi nhuận và đa dạng giá trị sử dụng.

-> Tuy nhiên, cả hai khái niệm này đều bộc lộ hai mặt chưa hợp lí, đó là:



Thứ nhất, đồng nhất hai khác niệm hiệu quả và kết quả. Trong khi hiệu quả kinh
tế là phạm trù so snash thể hiện mối quan hệ tương quan giữa cái bỏ ra và cái
thu về được thì kết quả là khái niệm để chỉ yếu tố cần thiết để tính toán và phân
tích hiệu quả. Vì thế, không thể đồng nhất hai khái niệm này được.

Điểm thứ hai là cả hai khái niệm đều không phân định rõ bản chất và tiêu chuẩn
của họa động kinh tế Ngoại Thương với các chỉ tiêu biểu hiện bản chất và tiêu
chuẩn đó.

- Cách tính hiệu quả về mặt tài chính của nhập khẩu. Có tín dụng và không xét
đến lạm phát hoặc lạm phát không đáng kể.

* Trường hợp 1: Hiệu quả nhập khẩu (

(1)

trong điều kiện buôn bán thường:

=

Trong đó:

: Khoản thu nội tệ do buôn bán hàng hóa nhập khẩu.

: Chi phí ngoại tệ phải chi để mua hàng hóa nhập khẩu.


* Trường hợp 2: Hiệu quả nhập khẩu (


(2)

=

trong điều kiện bán chịu:

×

ong đó: i: là lãi suất ghép (%)

Kv: Hệ số hiệu quả vốn kinh tế quốc dân

-Ví dụ: Công ty A có nhập khẩu một lô hàng có chi phí nhập khẩu là 250.000
USD. Thời gian thanh toán là 4 năm, lãi suất ghép (i%) là 8%/ năm. Doanh thu
của công ty này khi bán lô hàng ra nội địa là 400.000 USD (Giá nội địa quy ra
đii là Mỹ theo tỷ giá ở thời điểm bán hàng). Hiệu quả vốn kinh tế quốc dân (kv)
là 10%/ năm.

Ta có:

Hiệu quả nhập khẩu trong điều kiện bình thường là:


=

=1,6

Hiệu quả nhập khẩu trong điều kiện bán chịu là:

=


×

= 1,49

Nhận xét: nhập khẩu trong điều kiện bán chịu có lợi hơn trong điều kiện bán
buôn bình thường.
2. Câu hỏi phụ của thầy giáo:
“Trong câu trả lời của em thì: bản chất của hiệu quả kinh tế ngoại
thương là tăng năng suất lao động xã hội (tiết kiệm chi phí lao động xã hội),
tăng thu nhập quốc dân khả dụng. Vậy em hãy cho biết vì sao hiệu quả kinh
tế ngoại thương được tạo ra trong quá trình sản xuất và thực hiện trong trao
đổi?”
Câu trả lời của bạn:
“Để tạo ra hàng hóa để trao đổi, mua bán thì cần có quá trình sản xuất
hàng hóa. Vì thế kinh tế ngoại thương được tạo ra trong quá trình sản xuất.
Hoạt động ngoại thương chính là những hoạt động mua bán quốc tế, xuất
nhập khẩu. Vì thế hiệu quả kinh tế ngoại thương được thực hiện trong trao
đổi.”
Bạn có lấy thêm 1 ví dụ: để có hoạt động ngoại thương thì phải có quá
trình sản xuất  hoạt động ngoại thương mang lại thu nhập cho người lao
động  thu nhập quốc dân khả dụng tăng lên.
3. Nhận xét và bổ sung thêm


- Thứ nhất là về phần trả lời của bạn về câu hỏi trong giáo trình: bạn đã
nêu được rõ ràng, đầy đủ hình thức và bản chất của hiệu quả kinh tế ngoại
thương. Nêu đúng cách xác định hiệu quả về mặt tài chính trong xuất
khẩu trong điều kiện có tín dụng và không có tín dụng. Phần này bạn làm
rất tốt, em không có bổ sung gì thêm.

- Thứ hai là phần trả lời câu hỏi phụ của thầy thì em có một số bổ sung như
sau:
Nói rằng hiệu quả kinh tế ngoại thương được tạo ra trong quá trình
sản xuất và trao đổi bởi vì:
+ Hoạt động ngoại thương thực chất là một quá trình lưu thông
(các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau).
Trao đổi ở đây là mua về những cái chúng ta chưa có và bán đi những cái
chúng ta đã có  tăng khối lượng hàng hóa.
+ Kết quả ngoại thương mang lại được tạo ra từ quá trình sản xuất:
các nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất những hàng hóa có chi phí sản xuất
thấp hơn để trao đổi với nước khác.
Hiệu quả kinh tế ngoại thương không tồn tại một cách biệt lập với
sản xuất. Kết quả ngoại thương và những tác động nhiều mặt của nó đến
nền kinh tế cần được đánh giá và đo lường thông qua và trên cơ sở các
chỉ tiêu hiệu quả kinh tế liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất. Đó là
năng suất lao động xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế ngoại thương tức là: kết quả lớn và chi phí tạo ra
kết quả đó thấp. Vì thế để nâng cao hiệu quả kinh tế ngoại thương thì các
doanh nghiệp cần cắt giảm chi phí sản xuất và tăng lượng tiêu thụ hàng
hóa. Như vậy: Ngoại thương góp phần sản xuất hiệu quả hơn.
III.

KẾT LUẬN
Nói tóm lại, về mặt hình thức thì hiệu quả kinh tế ngoại thương là mối

quan hệ giữa kết quả đạt được của một hay nhiều hoạt động kinh tế có ích
cho xã hội với chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. Còn về mặt bản chất thì đó


là tăng năng suất lao động xã hội và tăng thu nhập quốc dân khả dụng,

qua đó tạo thêm nguồn tích lũy cho sản xuất và nâng cao mức sống trong
nước.
Hiệu quả kinh tế ngoại thương được tạo ra trong quá trình sản xuất và
thực hiện thông qua trao đổi. Thông qua hoạt động ngoại thương, cơ cấu
xã hội kèm theo (cơ cấu kỹ thuật và công nghệ sản xuất) đã thay đổi theo
hướng có lợi cho quá trình phát triển, đổi mới, chuyển dịch cơ cấu theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình đó, ngoại thương
không chỉ tạo ra thị trường bên ngoài rộng lớn để mua bán hàng hóa, mà
còn thông qua hoạt động xuất nhập khẩu mở rộng thị trường trong nước.
Câu hỏi:
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế
với bên ngoài.
( Câu 9, Chương 3, Giáo trình “Kinh tế ngoại thương” )
I. Lời mở đầu
Ngoại thương là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, thực hiện chức
năng lưu thông hàng hóa giữa trong nước với nước ngoài. Mối quan tâm hàng
đầu của ngoại thương chính là việc đứa đến cho sản xuất và tiêu dùng trong
nước những giá trị sử dụng phù hợp với số lượng và cơ cấu nhu cầu của sản
xuất và tiêu dùng. Vì vậy có thể thấy rằng phát triển kinh tế trong nước và mở
rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài có mối quan hệ tác động qua lại tương đối
chặt chẽ.
II. Nội dung
1. Câu trả lời của đại diện nhóm 19
1.1 Tóm tắt câu trả lời
- Kinh tế trong nước phát triển dẫn đến sản xuất dư thừa, từ đó thúc đẩy
xuất khẩu làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước và tác động đến kinh
tế toàn cầu.


- Ngoại thương làm cho các nhà sản xuất tăng cường phát triển nhằm

cung ứng sản phẩm phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, vì hoạt động
xuất nhập khẩu thực hiện được là do nhu cầu của con người quyết
định.
- Nếu đóng của nền kinh tế, nguồn lực và nguồn tài nguyên của đất
nước sẽ bị hạn chế. Nhu cầu trong nước có hạn, nếu không mở rộng
quan hệ kinh tế với bên ngoài sẽ không tận dụng được các nguồn lực
trong nước, khiến cho các nguồn lực bị bỏ phí.
- Mở rộng quan hệ kinh tế làm cho tình trạng tiêu dùng của xã hội có
nhiều biến đổi quan trọng, đặt ra yêu cầu cao về sản phẩm. Sản phẩm
để xuất khẩu sẽ phải có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá thành phải
chăng. Điều này tạo sức ép cho sản xuất trong nước tăng cao, tăng
năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất
và từ đó tăng khả năng cạnh tranh.
- Ngoại thương thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ
và nguồn nhân lực, tạo ra nguồn lớn nhân lực ở ngoại quốc, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa sản phẩm chất lượng tốt
phục vụ tiêu dùng trong nước.
1.2 Nhận xét:
Bạn trả lời tương đối đầy đủ về nội dung chính của câu hỏi.
2. Câu hỏi bổ sung:
2.1 Câu hỏi:
Định nghĩa thế nào là mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài?
2.2 Tóm tắt câu trả lời của đại diện nhóm 19:
Mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài là hoạt động lưu thông hàng
hóa với nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.
2.3 Nhận xét:
Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài không chỉ đơn thuần là hoạt
động xuất nhập khẩu mà rộng hơn rất nhiều, bao gồm nhiều khía cạnh
khác như chuyển giao công nghệ, chuyển giao nguồn lao động, sở hữu
trí tuệ...

III. Kết luận
Phát triển kinh tế trong nước cũng như mở rộng quan hệ kinh tế với bên
ngoài đều rất quan trọng đối với nền kinh tế một quốc gia. Chúng có mối


quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy nhau cùng phát triển, từ đó làm tăng tốc độ
của toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội.
IV. Tài liệu tham khảo
Giáo trình “Kinh tế ngoại thương” - GS. TS. Bùi Xuân Lưu - PGS. TS.
Nguyễn Hữu Khải – Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Bùi Xuân Lưu – PGS.TS.Nguyễn Hữu Khải, Giáo trình Kinh
tế ngoại thương, 2009, NXB Thông tin và truyền thông.
2. />3. />4. />


×