Tải bản đầy đủ (.doc) (182 trang)

Địa lý du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.48 KB, 182 trang )

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA LÝ DU LỊCH
1.1.

Lịch sử hình thành Địa lý du lịch
Ngay từ đầu thế kỷ XX đã có các tài liệu mô tả về địa lý của các quốc

gia và các vùng trong đó có những thông tin về du lịch. Có thể coi đây là
tiền đề cho sự ra đời chuyên ngành địa lý du lịch trong địa lý học. Quá trình
hình thành địa lý du lịch như một chuyên ngành khoa học mới bắt đầu từ
nửa cuối thập niên 30 của thế kỷ XX. Đối tượng nghiên cứu của địa lý du
lịch phản ánh nhu cầu thực tế của xã hội, nó mở rộng dần từ việc nghiên cứu
địa lý các luồng du khách tới việc nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch,
nhu cầu du lịch rồi đến phân vùng và quy hoạch du lịch.
Những công trình nghiên cứu địa lý du lịch đầu tiên đã đặc biệt quan
tâm tới các luồng du khách trong cũng như ngoài nước và việc khai thác du
lịch của các vùng. Điển hình về hướng nghiên cứu này là các công trình của
nhóm học giả Liên Xô ở trường Đại học Tổng hợp Iagelonxki trong giai
đoạn 1936- 1939 dưới sự chủ trì của Kracovxki. Đây được coi là trung tâm
đầu tiên về nghiên cứu và đào tạo cán bộ du lịch. Những công trình của các
nhà địa lý cũng như các nhà kinh tế như Ananhiev, Zatrinhiaev, Fancovitch
và những người khác đã đề cập đến các vấn đề địa lý các luồng du khách
quốc tế. Hướng nghiên cứu này của địa lý được thể hiện trong nhiệm vụ của
địa lý du lịch. Một số tác giả nghiên cứu giá trị du lịch của cảnh quan, số
khác lại tập trung vào việc phát triển ngành kinh tế du lịch và khai thác tài
nguyên du lịch. X.Letsitski cho rằng nhiệm vụ cơ bản của địa lý du lịch là
xác định một cách khoa học giá trị du lịch của cảnh quan, nghiên cứu tiền đề
để tiến hành khai thác kinh doanh và tổ chức các hoạt động du lịch mà vẫn
bảo vệ được giá trị quí báu của cảnh quan. Đó chính là việc sử dụng và khai


thác hợp lý tài nguyên1. Theo định nghĩa của Đinhiev, địa lý du lịch nghiên


cứu đặc điểm lãnh thổ của ngành kinh tế du lịch, sự phân bố theo lãnh thổ
của hoạt động sản xuất và dịch vụ có liên quan tới du lịch, những điều kiện,
những yếu tố và tài nguyên để phát triển du lịch trong các quốc gia và các
vùng khác nhau. Chính vì có nhiều quan niệm khác nhau về nhiệm vụ của
địa lý du lịch mà dẫn đến hiện tượng một số người xếp địa lý du lịch vào địa
lý các ngành dịch vụ, còn số khác thì cho rằng địa lý du lịch phải thuộc
chuyên ngành địa lý dân cư vì họ coi hoạt động du lịch như một dạng di
dân. Đây là giai đoạn tích luỹ thông tin cần thiết trong quá trình tìm tòi các
phương pháp nghiên cứu địa lý du lịch phù hợp.
Sự phát triển ngành kinh tế du lịch và sự gia tăng các luồng du khách
từ đầu những năm 60 đã dẫn đến việc chuyển từ khai thác các khu vực có
điều kiện thuận lợi cho du lịch tới khai thác cả những lãnh thổ ít thuận lợi
hơn. Nhiệm vụ tìm tòi để khai thác những lãnh thổ du lịch mới đã trở thành
hướng thứ hai trong địa lý du lịch. Đó là những công trình thuộc lĩnh vực
đánh giá tiềm năng tự nhiên cho mục đích du lịch. Trong thời gian này ở
Liên Xô đã tiến hành những công trình lớn về qui hoạch các vùng du lịch.
Các nhà địa lý Liên Xô dưới sự chủ trì của Mukhina đã biên soạn những tài
liệu hướng dẫn đánh giá các tổng thể tự nhiên cho mục đích du lịch. Một
trong những vấn đề được các nhà địa lý hết sức quan tâm là nghiên cứu
phương pháp xác định sức chứa, độ bền vững của các cảnh quan đối với hoạt
động du lịch. Các nhà địa lý cảnh quan của trường Đại học Tổng hợp
Matxcơva như E.Đ.Xmirnova, V.B. Nefeđova, L. G. Svitrenco và những
người khác đã thực hiện những công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên

1

Đây là một chuyên ngành đào tạo sau đại học ở khoa Địa lý-Địa chất trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ
hơn 30 năm qua, chuyên ngành Sử dụng và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên



du lịch phục vụ quy hoạch các vùng điều dưỡng cũng như đưa ra nhiều kiến
nghị về các lãnh thổ du lịch tiềm năng.
Việc đánh giá và đề xuất các hình thức sử dụng tài nguyên du lịch tự
nhiên được đề cập rộng rãi ở các công trình của các nhà địa lý Mỹ như
Bohart, Davis và các nhà địa lý Canada như Wolfe, Heleiner.... Việc xác
định khả năng chịu tải của các cảnh quan tự nhiên do các nhà địa lý Ba Lan
như Kostrouixki; Warszyncka... nghiên cứu. Còn các nhà khoa học Tiệp
Khắc như Mariot, Sulawikova.. nghiên cứu việc đánh giá và thành lập bản
đồ tiềm năng du lịch tự nhiên và lịch sử - văn hoá.
B.N. Likhanov đã nghiên cứu tài nguyên du lịch như một dạng đặc biệt
của tài nguyên thiên nhiên. Ông cho rằng nghiên cứu chúng là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của địa lý du lịch- một ngành mới của địa lý tự
nhiên.
Du lịch ngày càng phát triển đã đặt ra cho thực tế xã hội nhiệm vụ là
phải điều hành nó theo kế hoạch. Điều này đòi hỏi phải xác định việc chuyên
môn hoá du lịch cho các vùng khác nhau và phải tiến hành phân vùng du
lịch. Vấn đề này đặt ra đã làm xuất hiện hướng thứ ba trong địa lý du lịch.
Nó đặt ra vấn đề tối ưu hoá cấu trúc lãnh thổ ngành kinh tế du lịch. Những
công trình nghiên cứu nguyên tắc và phương pháp phân vùng du lịch, bản
chất các vùng du lịch và đặc điểm địa lý kinh tế của chúng của Dorin,
Mironen, Rođoman... đã bước đầu giải quyết được vấn đề nêu trên. Trên cơ
sở đó, việc phân vùng du lịch đã được tiến hành tại nhiều quốc gia. Các nhà
địa lý phương tây (Mỹ, Canada, Anh...) giải quyết những vấn đề thực tế hơn
như xác định giá trị kinh tế của đất đai trong phát triển du lịch, hiệu quả sử
dụng chúng so với đất nông và lâm nghiệp, khả năng cạnh tranh của du lịch
trong điều kiện thị trường tự do.


Việc mở rộng các công trình nghiên cứu, qui hoạch, việc thay đổi cấu
trúc nhu cầu du lịch, việc phát triển mạnh mẽ các nhà nghỉ ngoại ô trong

điều kiện đô thị hoá mạnh mẽ đã tạo điều kiện phát triển những công trình
mang tính chất địa lý xã hội. Từ nửa sau của thập niên 60 các nhà địa lý Xô
viết (Preobragienxki, Zorin, Veđenin..) bắt đầu nghiên cứu rộng rãi các khía
cạnh xã hội của du lịch. Xuất hiện những công trình nghiên cứu về lựa chọn
điều kiện và địa điểm nghỉ ngơi, các chu kỳ hoạt động du lịch, mô hình hoá
các hệ thống du lịch theo các đặc điểm có sẵn, hiệu quả nghỉ dưỡng và mức
độ thoả mãn nhu cầu...
Hướng địa lý xã hội còn thể hiện trong công trình nghiên cứu của các
chuyên gia Mỹ và Canada. Nhiều học giả đi vào nghiên cứu và xây dựng
đường cong nhu cầu đối với các vùng nghỉ dưỡng, chỉ ra sự phụ thuộc vào
độ xa gần của địa điểm cư trú và vào việc sử dụng các mô hình trọng lực
(Knetsch, Clowson, Wolfe...)
Ở Đức các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu các luồng du khách
ngoại ô, các trung tâm nghỉ ngơi trong thành phố và đã đưa ra luận điểm về
sự cần thiết phải chuyển từ “địa lý du lịch” sang “địa lý thời gian nhàn rỗi”
(Rupert, Maier, Ruppert...). Để tối ưu hoá chức năng của các tổng thể và
các vùng du lịch, nhiều nhà địa lý đã tìm tòi áp dụng các phương pháp toán
học như mô hình hoá, phân tích tương quan, phân tích xu thế... Đây là nhu
cầu lượng hoá các đánh giá định tính để giúp cho việc đưa ra các kết luận
tăng thêm tính khách quan. Như vậy, những công trình địa lý xã hội - hướng
thứ tư đã chứng minh cho sự phức tạp của hoạt động du lịch.
Sẽ là thiếu sót nếu chỉ dựa theo quan điểm địa lý tự nhiên, hoặc chỉ
theo quan điểm địa lý kinh tế trong việc giải quyết những vấn đề về tổ chức
du lịch theo lãnh thổ, về sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch. Tính địa lý của


các lãnh thổ kinh tế, chuyên môn hoá về sản xuất dịch vụ du lịch và việc
thoả mãn nhu cầu du lịch của nhân dân phải được xem xét đồng thời. Quan
điểm hệ thống và quan điểm cấu trúc được áp dụng phổ biến trong địa lý
hiện đại cùng với những kinh nghiệm nghiên cứu tích luỹ được đã dẫn tới

việc hình thành một địa hệ đặc biệt - đó là hệ thống lãnh thổ du lịch2. Đây
chính là đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch hiện đại.
Theo Pirojnik, hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống địa lý xã hội,
bao gồm các yếu tố có quan hệ tương hỗ với nhau như: các luồng du khách,
tổng thể tự nhiên và tổng thể văn hoá- lịch sử, các công trình kỹ thuật, nhân
viên phục vụ và cơ quan điều hành. Các yếu tố này được gọi là phân hệ hay
hợp phần. Mỗi phân hệ có vai trò, chức năng nhất định trong hệ thống, song
nó tác động đến các phân hệ khác và chịu sự tác động của các phân hệ khác.
Phân hệ khách đóng vai trò trung tâm, nó đặt ra những yêu cầu đối với
các yếu tố khác thuộc hệ thống lãnh thổ du lịch do phụ thuộc vào đặc điểm
dân cư- xã hội, vào đặc điểm khu vực và dân tộc của du khách. Phân hệ này
mang những đặc điểm như: khối lượng và cấu trúc của nhu cầu du lịch, tính
thời vụ và sự đa dạng của các nguồn khách.
Phân hệ tổng thể tự nhiên và lịch sử- văn hoá là tài nguyên và điều kiện
thoả mãn nhu cầu du lịch và là lãnh thổ để hình thành các hệ thống lãnh thổ
du lịch. Các tổng thể tự nhiên và lịch sử văn hóa có một sức chứa nhất định,
có triển vọng, độ thích hợp, độ bền vững và hấp dẫn. Chúng mang những
đặc điểm như: trữ lượng, diện tích phân bố, thời gian khai thác và có thể
được sử dụng nhiều lần trong quá trình phục vụ khách.

2

Các nhà địa lý Xô Viết gọi là hệ thống lãnh thổ du lịch (ũúðốủũủờàÿ ũồððốũợðốàởỹớàÿ ủúủũồỡà), nhưng
các nhà địa lý phương Tây gọi là hệ thống du lịch (tourism system),


Phân hệ các công trình kỹ thuật góp phần tạo nên dịch vụ chính cho du
khách và cung cấp những điều kiện hoạt động bình thường của nhân viên
phục vụ (chỗ ăn, ở, thể thao), cũng như những nhu cầu đặc trưng cho du
lịch-nghỉ dưỡng (chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan, dịch vụ văn hóa và đời

sống...). Toàn bộ các cơ sở du lịch và dịch vụ tạo nên cấu trúc bên ngoài. Nó
mang những đặc điểm như: sức chứa, tính đa dạng, tiện nghi, tính chịu tải,
tính sinh thái, trình độ kỹ thuật....
Phân hệ nhân viên phục vụ thực hiện chức năng phục vụ khách và chức
năng cung ứng công nghệ sản xuất cuả các cơ sở du lịch. Nó mang những
đặc điểm như: số lượng (số nhân viên phục vụ trong các cơ sở chuyên môn
và phụ trợ), cấu trúc (độ tuổi, trình độ chuyên môn, giới tính...)
Cơ quan điều hành đảm bảo sự kết hợp tối ưu giữa các phân hệ và hoạt
động có hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Dựa trên quy hoạch và chiến lược
phát triển, cơ quan điều hành có vai trò quan trọng trong việc làm cho mạng
lưới hệ thống lãnh thổ du lịch phát triển toàn diện và bền vững. Cơ quan
điều hành làm nhiệm vụ dự báo nhu cầu du lịch, dự báo cán cân tài nguyên
du lịch và cung cấp thông tin, chỉ tiêu pháp lệnh và vật chất kỹ thuật cho
hoạt động du lịch.
Theo Nguyễn Minh Tuệ3, hệ thống lãnh thổ du lịch như một thành tạo
toàn vẹn về chức năng và lãnh thổ, thực hiện nhiều chức năng xã hội, trong
đó chức năng chính là phục hồi và tái sản xuất mở rộng sức khoẻ và khả
năng lao động, thể lực và tinh thần của con người (du khách). Về phương
diện này, các hệ thống lãnh thổ du lịch tương đương với các tổng thể lãnh
thổ sản xuất, cùng với các hệ thống giao thông và các hệ thống dân cư.

3

Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng. Địa lý du lịch. Nxb
thành phố Hồ Chí Minh, 1996, trg 106-107.


Địa lý du lịch nghiên cứu các hệ thống lãnh thổ du lịch như một hệ
thống toàn vẹn, phát hiện những qui luật hình thành, phát triển và phân bố
của các hệ thống thuộc các loại và các cấp khác nhau, dự báo sự thay đổi

của chúng, nghiên cứu những biện pháp hoạt động tối ưu, và như vậy nó là
một ngành khoa học địa lý- xã hội.
Ở Việt Nam, địa lí du lịch chỉ mới được quan tâm từ vài chục năm gần
đây. Trong số các công trình đầu tiên về hướng du lịch của các nhà địa lý
phải kể đến đề tài Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam do Vũ Tuấn Cảnh chủ
trì năm 1988-1990. Công trình này tập hợp trên 30 cán bộ có uy tín trong các
lĩnh vực khác nhau cùng tham gia. Nó là cơ cở quan trọng để các chuyên
gia Việt Nam tham gia cùng các chuyên gia thuộc WTO soạn thảo Định
hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010. Các công trình của
Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, Đặng
Duy Lợi, Phạm Trung Lương, Trần Đức Thanh, Nguyễn Thị Hải... trong
những năm qua chứng tỏ du lịch đang là một hướng được các nhà địa lý đặc
biệt quan tâm.
Như vậy, địa lý du lịch là một chuyên ngành của địa lý học, cụ thể hơn
là của địa lý kinh tế. Tuy nhiên, địa lý du lịch được coi là một trong những
môn cơ sở để hình thành một khoa học mới, khoa học du lịch. Trong lĩnh
vực khoa học mới này, địa lý du lịch là một hướng chuyên ngành quan
trọng.
1.2. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp và công cụ nghiên cứu Địa lý
du lịch.
1.2.1. Đối tượng, nhiệm vụ của Địa lý du lịch
1.2.1.1. Đối tượng


Qua nghiên cứu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của bộ
môn này có thể thấy rằng dưới góc độ của khoa học địa lý, địa lý du lịch là
một hướng chuyên ngành trong lĩnh vực địa lý kinh tế xã hội, chuyên nghiên
cứu về sự phân bố các phân hệ của hệ thống du lịch theo lãnh thổ.
Là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng, địa lý du lịch là một
chuyên ngành của du lịch học chuyên nghiên cứu về hệ thống du lịch theo

lãnh thổ phục vụ cho việc khai thác và xây dựng chiến lược khai thác không
gian du lịch một cách bền vững.
Đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch ngày càng phong phú và đa
dạng. Nếu từ buổi ban đầu chỉ là địa lý dòng khách thì nay địa lý du lịch
hiện đại nghiên cứu toàn bộ các hợp thành của hiện tượng du lịch trong hệ
thống du lịch.
Do bản chất của địa lý là sự phân bố không gian nên sự di chuyển của
dòng khách đã thu hút sự chú ý của các nhà địa lý. Những đoàn người lũ
lượt di chuyển về các vùng biển nhiệt đới ấm áp với cát mịn và Mặt trời,
dòng người về các vùng núi cao tuyết phủ mà Lozato Giotard gọi là các
vùng có vàng trắng, từng đoàn tín đồ hành hương về các thánh địa, những
đoàn khách mải mê đi chiêm ngưỡng các di tích hay thích thú, vui vẻ, háo
hức, náo nhiệt về các siêu thị và các quán chợ ở vùng quê... được các nhà địa
lý gọi là du lịch. Họ quan tâm nghiên cứu để tìm ra quy luật các dòng du
khách. Quy luật tìm ra được này rất có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh
du lịch. Dòng khách chiếm ưu thế được chỉ ra là dòng khách về các vùng
biển nhiệt đới ấm áp. Như vậy có thể thấy rõ rằng, những khu vực có biển ở
nhiệt đới như nước ta rất có thế mạnh trong phát triển du lịch. Tại Hội nghị
tổng kết ngành Du lịch Việt Nam năm 1997, Tổng cục trưởng Tổng cục Du
lịch Việt Nam đã chỉ đạo “tập trung phát triển du lịch tại các tỉnh có bãi


biển”. Định hướng này hoàn toàn phù hợp với quy luật mà các nhà địa lý đã
chỉ ra.
Đối tượng nghiên cứu tiếp theo của địa lý du lịch là nghiên cứu đánh
giá tài nguyên du lịch. Kết quả nghiên cứu này sẽ trả lời cho câu hỏi nảy
sinh là tại sao dòng khách chỉ tập trung về một số điểm mà không đến các
điểm khác. Nghiên cứu đánh giá bắt đầu bằng nghiên cứu mô tả (định tính
và định lượng), sau đó để có căn cứ thuyết phục trong việc so sánh, các
phương pháp lượng hoá được nghiên cứu áp dụng.

Tuy nhiên sau này các nhà địa lý nhận thấy rằng, khách ở một số điểm
cấp khách nghiên cứu hầu như không hoặc rất ít đến du lịch tại một vài điểm
du lịch nhất định mặc dù những điểm du lịch này thu hút khá nhiều khách từ
các điểm cấp khách khác. Việc nghiên cứu đánh giá tài nguyên không có khả
năng trả lời cho hiện tượng này. Câu trả lời không còn nằm tại điểm du lịch
mà đã chuyển sang điểm cấp khách. Đối tượng nghiên cứu lúc này đã mở
rộng đến nghiên cứu đặc điểm nhu cầu du lịch. Đây đã là một vấn đề mang
tính xã hội của du lịch. Rõ ràng rằng, khách ít có nhu cầu đi đến những nơi
không có gì khác lạ so với nơi ở hàng ngày của họ. Mặt khác nhu cầu còn
phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế-xã hội của cư dân như đặc điểm nghề
nghiệp, lứa tuổi, văn hoá , giới tính v.v....
Bước sang thế kỷ 20, hoạt động du lịch đã trở thành một nhu cầu phổ
biến hơn trong xã hội, kinh doanh du lịch đã trở thành một ngành kinh tế có
tốc độ phát triển nhanh chóng. Du lịch ồ ạt (mass tourism) đã là một nguy
cơ, một hiểm hoạ to lớn đối với môi trường. Các công trình điều tra khảo sát
các nguồn lực và điều kiện phát triển du lịch đã được tiến hành khá phổ biến
ở nhiều nước. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của địa lý du lịch đã mở
rộng thêm một bước nữa là nghiên cứu đánh giá các hợp phần của hệ thống


du lịch hay nói đúng hơn là toàn bộ hệ thống du lịch (hệ thống lãnh thổ du
lịch). Nhiệm vụ to lớn của các nhà địa lý du lịch lúc này là phải xây dựng
được quy hoạch về chiến lược khai thác không gian du lịch để vừa thoã mãn
nhu cầu cho khách du lịch hiện tại những vẫn đảm bảo thoả mãn nhu cầu đó
cho các thế hệ mai sau.
Như vậy đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch hiện nay là toàn bộ hệ
thống du lịch. Tuy nhiên khác kinh tế du lịch, địa lý du lịch nghiên cứu khía
cạnh về sự phân bố không gian của các phân hệ trong hệ thống du lịch và
mối tương tác không gian giữa chúng. Đó là sự phân bố của cầu du lịch, sự
phân bố của cung du lịch và các dòng khách. Cung du lịch bao gồm tài

nguyên du lịch, cơ sở vật chất du lịch, nhân lực trong du lịch... Hiện nay cơ
sở vật chất và kỹ thuật du lịch cũng đang dần có thêm chức năng là tài
nguyên du lịch vì nó cũng tạo nên sự hấp dẫn du lịch.
1.2.1.2. Nhiệm vụ
Về mặt lý thuyết, địa lý du lịch được coi là một trong những chuyên
ngành quan trọng của du lịch học. Kiến thức về đất nước học và kiến thức về
kinh tế là hai mảng kiến thức rất quan trọng của du lịch học. Khối kiến thức
về đất nước học như địa lý, lịch sử v.v.. .trang bị cho người làm du lịch
những hiểu biết nền tảng. Có quan niệm cho rằng những kiến thức về văn
hoá, địa lý, lịch sử chỉ thực sự cần thiết cho một hướng dẫn viên tương lai,
không cần thiết lắm đối với một chủ doanh nghiệp du lịch. Cần tăng cường
các kiến thức kinh tế hơn nữa trong chương trình đào tạo cử nhân du lịch.
Có lẽ nên xem xét lại quan điểm này. Thứ nhất mọi người đều nhất trí rằng,
kinh doanh du lịch có tính đặc thù cao. Đối tượng kinh doanh hay “hàng
hoá” mà người làm du lịch kinh doanh là giá trị của các nguồn lực tài
nguyên của đất nước. Mặt khác, bất cứ một doanh nhân nào muốn kinh


doanh thành đạt đều phải nắm vững các nguồn hàng hoá của mình, giá trị
của nó thế nào. Nếu nhìn nhận một cách logic như vậy sẽ thấy kiến thức về
tài nguyên du lịch mang ý nghĩa kinh tế to lớn. Trong những năm 90 của thế
kỷ XX, khái niệm tài nguyên trí tuệ đã được đưa ra một phần nào đã giúp
khẳng định thêm quan điểm này.
Địa lý học cung cấp một khối kiến thức to lớn cho các nhà du lịch.
Cung cấp thông tin và đánh giá các điều kiện, các nguồn tài nguyên phục vụ
mục đích phát triển du lịch, phân tích quan hệ về mặt không gian của hệ
thống cầu cung du lịch, xây dựng chiến lược khai thác hợp lý và tối ưu
nguồn tài nguyên là những lĩnh vực được các nhà địa lý quan tâm nghiên
cứu. Địa lý du lịch với tư cách là một chuyên ngành của khoa học địa lý đã
cũng đang trở thành một bộ phận quan trọng của khoa học du lịch. Một mặt

nó góp phần trang bị kiến thức về tài nguyên du lịch, mặt khác, với tư cách
là một chuyên ngành của du lịch học, địa lý du lịch sẽ phải nhìn nhận lãnh
thổ du lịch trong quan hệ cầu - cung, từ đó giúp định hướng chiến lược phát
triển và xây dựng quy hoạch phát triển du lịch .
1.2.2. Phương pháp và công cụ nghiên cứu Địa lý du lịch
1.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là “cách thức” cụ thể hay “công cụ” được sử
dụng để nghiên cứu một vấn đề nào đó, nhằm mục đích đi đến kết quả một
cách chính xác nhất.
Địa lý du lịch là một môn học khá mới mẻ, nó ra đời trên cơ sở có sự
liên thông rất nhiều lĩnh vực khác nhau như địa lý, kinh tế, bản đồ, xã hội
học, tâm lý học v.v... Do vậy địa lý du lịch sử dụng phương pháp của nhiều
ngành khoa học khác nhau và biến chúng thành phương pháp nghiên cứu của
mình. Dưới đây là một số phương pháp điển hình.


Phương pháp thu thập và nghiên cứu dữ liệu thứ cấp
Mọi nghiên cứu đều khởi đầu bằng phương pháp thu thập và khai thác
dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp có thể lấy từ các công trình nghiên cứu được
đăng tải trên các tạp chí, được in thành sách, trên internet v.v... Chúng có thể
có dưới dạng bài viết, dưới dạng bản đồ, bảng số liệu hay dưới dạng khác.
Lợi thế của phương pháp này là ít tốn kém về tiền bạc, thời gian và sức lực.
Chỉ trong một thời gian tương đối ngắn người nghiên cứu có thể có được
một cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, những kết quả đã được giải
quyết và những vấn đề còn đang tồn tại. Do kế thừa kết quả của các công
trình đã nghiên cứu trước nên người nghiên cứu dữ liệu không mất nhiều
công sức và kinh phí để nghiên cứu, điều tra. Tuy nhiên phương pháp này có
một số hạn chế nhất định. Trước hết đó là sự không nhất quán của các dữ
liệu thứ cấp có được. Có thể xảy ra trường hợp nhiều tài liệu khác nhau công
bố những thông tin không giống nhau về cùng một vấn đề. Hạn chế thứ hai

là các số liệu, dữ kiện không mang tính thời sự. Hạn chế thứ ba là các kết
luận, đề xuất, kiến nghị được đưa ra mang tính chủ quan của tác giả nghiên
cứu, nhiều khi những điều này không chuẩn xác hay không còn phù hợp với
hiện tại. Một hạn chế khác của phương pháp này là nhiều khi không thể cung
cấp đầy đủ cho nhà nghiên cứu những thông tin cần thiết. Khi nghiên cứu tài
liệu thứ cấp nhà nghiên cứu cần phân loại chúng theo độ tin cậy, theo tính
thời sự v.v... để tiện sử dụng.
Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu này là cơ sở để
hoạch định cho công tác điền dã (nghiên cứu, điều tra thực địa), cho việc xây
dựng kế hoạch phỏng vấn và các phương pháp khác, sẽ được trình bày dưới
đây.
Phương pháp điền dã (nghiên cứu thực địa)


Nghiên cứu thực địa là quá trình nhà nghiên cứu thu thập, tổng hợp
thông tin tại địa bàn nghiên cứu. Về cơ bản đây là phương pháp thu thập
thông tin, được gọi là dữ liệu sơ cấp. Chỉ có tắm mình ở tại điểm du lịch mới
có thể thấy hết được những giá trị của tài nguyên, mới có thể đề xuất xây
dựng được những sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo, mới có thể xác định
được những sự đa dạng, độc đáo và sự giống khác nhau của từng khu vực.
Phương pháp này khá tốn kém thời gian, sức lực và kinh phí. Song nó là
công cụ hữu hiệu để bổ sung, chính xác hoá và cập nhật những thông tin còn
thiếu hay đã lỗi thời, điểm yếu của phương pháp thu thập nghiên cứu dữ liệu
sơ cấp. Trong địa lý du lịch, đây là một trong những phương pháp rất quan
trọng. Để công tác điều tra thực địa được hiệu quả, cần tiến hành hoạch định
tốt kế hoạch triển khai, chuẩn bị tốt và chu đáo các phương tiện làm việc sao
cho phù hợp với địa bàn nghiên cứu. Ngoài những công cụ cần có thông
thường của một chuyến đi xa, một bản đồ địa hình và một GPS, một máy
ảnh là thiết bị không thể thiếu của phương pháp này trong nghiên cứu địa lý
du lịch.

Các phương pháp điều tra xã hội học
Trong địa lý học, địa lý du lịch được coi là môn học thuộc khối địa lý
kinh tế-xã hội. Do vậy phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp
không thể thiếu được. Nhu cầu, sở thích, sự thoả mãn của các nguồn du
khách v.v... cũng là những yếu tố tạo nên hoạt động du lịch, là những tham
số của lực hấp dẫn du lịch giữa điểm đến và điểm cấp khách. Những yếu tố
này không cố định mà biến đổi thường xuyên, chịu sự tác động trực tiếp và
gián tiếp của nhiều nhân tố xã hội như tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá
của thế giới và khu vực. Phương pháp điều tra xã hội học cho phép tìm thấy
những thông tin cần thiết để điều chỉnh, đưa ra các đề xuất phù hợp. Có


nhiều cách tiến hành điều tra xã hội học: điều tra bằng bảng hỏi, điều tra
qua điện thoại, phỏng vấn trực tiếp v.v...Mỗi cách đều có ưu, nhược điểm
nhất định nên các nhà nghiên cứu thường áp dụng kết hợp các cách này để
đạt hiệu quả cao trong nghiên cứu. Tuỳ theo nội dung của câu hỏi, đối tượng
phỏng vấn mà phương pháp này có thể được coi là phương pháp thu thập dữ
liệu (sơ cấp) hay phương pháp phân tích dữ liệu.
Phương pháp bản đồ
Trong du lịch học, phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng của
địa lý du lịch. Phương pháp này cho phép thể hiện sự phân bố không gian
của các phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch một cách cụ thể và rõ ràng
nhất. Có thể nói bản đồ là α và ω của địa lý du lịch như cách nói của
Baranski 4. Phương pháp bản đồ không chỉ đơn giản là thể hiện hiện tượng
lên bản đồ mà còn bao gồm nhiều nội dung khác như phân tích, khai thác
thông tin và đánh giá hiện tượng trên bản đồ. Ngày nay, bên cạnh bản đồ
được in ra trên giấy, bản đồ số cũng đã phát huy nhiều tác dụng rất tốt trong
nghiên cứu và kinh doanh du lịch. Những phần mềm như MAPINFO,
ARCINFO, ILWIS, MAPPER... đã và đang làm cho hệ thông thông tin địa lí
GIS trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực nghiên cứu du lịch.

Các phương pháp phân tích toán học
Một trong những nhiệm vụ cần giải quyết trong địa lí du lịch là đánh
giá tài nguyên, đánh giá mức độ hấp dẫn của điểm đến đối với điểm cấp
khách. Việc đánh giá sẽ trở nên thuyết phục hơn nếu bên cạnh các kết quả
đánh giá định tính có các kết quả đánh giá định lượng hoặc kết quả đánh giá
định tính được lượng hoá. Ví dụ việc xác định các thành phần có ý nghĩa đến
sự phân vùng sẽ đỡ phức tạp và nhanh chóng hơn nếu tiến hành trên cơ sở
4

nhà địa lý kinh tế Liên Xô


phân tích nhân tố, phân tích tương quan, thiết lập mô hình (phương trình)
v.v....
Nên phân biệt phân tích định lượng và lượng hoá các phân tích định
tính. Các chỉ tiêu định lượng thường là các số liệu thể hiện trong những đơn
vị đo lường cụ thể. Các chỉ tiêu này có thể dùng làm cơ sở để so sánh đối
tượng nghiên cứu này với các đối tượng nghiên cứu khác, kể cả với các đối
tượng được nghiên cứu bởi các học giả khác nhau. Lượng hoá các đặc tính
định tính có mục đích hướng tới các sử lý, phân tích toán học để tăng tính
khách quan của kết quả nghiên cứu. Thông thường việc phân tích định tính
phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm của nhà nghiên cứu, vào
mục đích cụ thể của việc đánh giá, thậm chí phụ thuộc vào đặc điểm của
khách thể, đối tượng nghiên cứu và ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nữa. Bên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào mô hình đánh giá sẽ áp dụng.
Như vậy kết quả đánh giá chỉ có thể dùng để so sánh các đối tượng đánh giá
được dùng chung một thang điểm, một mô hình (phương trình). Khó có thể
dùng kết quả đánh giá đối tượng nghiên cứu trong công trình này để so với
kết quả đánh giá đối tượng khác trong một công trình khác hay của học giả
khác. Tuy nhiên trong tương lai, với việc ứng dụng tin học, hy vọng rằng có

thể phần nào khắc phục được nhược điểm này.


1.2.2.2. Công cụ nghiên cứu
Máy ảnh, GPS, máy tính cá nhân, bản đồ địa hình, các phần mềm phân
tích thống kê như Statistics, SPSS, các phần mềm của GIS... là những công
cụ rất cần thiết phục vụ việc nghiên cứu địa lý du lịch. Nhưng phương tiện
hữu hiệu này đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của địa lí du lịch trong
giai đoạn hiện nay.
1.3. Phân hệ du khách
1.3.1.Các thuyết về động cơ du lịch
Do du lịch là một nhu cầu không thiết yếu nên việc quyết định đi du
lịch phụ thuộc vào 2 loại nhân tố là nội lực và ngoại cảnh.
Rõ ràng rằng ở mức độ cá nhân những yếu tố ảnh hưởng đến cầu du
lịch có liên quan mật thiết đến đặc điểm tâm lý khách hàng. Không có thể có
2 cá thể hoàn toàn như nhau và chính sự khác nhau về thái độ, nhận thức,
quan niệm, động cơ, điều kiện cá nhân... sẽ ảnh hưởng rất quan trọng đến
quyết định đi du lịch của họ. Trong vấn đề này cần lưu ý rằng thái độ của
khách hàng phụ thuộc vào nhận thức của họ về thế giới khách quan. Nhận
thức của mọi người khác nhau do trình độ, do hoàn cảnh, điều kiện sống và
năng lực nhận biết ... không như nhau. Nhận thức của du khách là ấn tượng
trí tuệ về điểm đến hay về nhà cung ứng du lịch có được từ nhiều kênh thông
tin khác nhau và mang tính chủ quan. Nhận thức đó tạo nên hình ảnh du lịch
trong mỗi du khách. Như vậy hình ảnh du lịch là tổ hợp của niềm tin, tư
tưởng, ấn tượng về sản phẩm du lịch. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến quyết định đi du lịch của cá nhân. Như vậy yếu tố nội tại thúc đẩy đi du
lịch, hay nói cách khác, động cơ du lịch cần được làm rõ trong nghiên cứu
du lịch. Động cơ du lịch là một nhân tố chủ quan và rất cá nhân nên rất khó



đo lường được nó. Du khách vì lý do này hay lý do khác không thể hay
không muốn nói ra động cơ thực sự lôi cuốn họ tham gia vào chuyến đi cụ
thể nào đó. Ngay cả khi họ biết rõ về động cơ chuyến đi song một số không
thích tiết lộ về nó. Đối với công nghiệp du lịch việc nắm được lý do đi du
lịch của du khách tiềm năng là vô cùng quan trọng. Có nắm được nhu cầu thì
mới có thể đưa ra được những sản phẩm có khả năng tiêu thụ nhanh. Có
nhiều học thuyết về động cơ của con người đã được các nhà tâm lý học và
du lịch học trên thế giới đưa ra.
Trước kia người ta cho rằng động cơ của con người phụ thuộc một
cách đơn giản vào nguyên tắc thú vui và sự đau đớn. Họ làm những gì họ
cho là tốt và tránh những gì họ cho là xấu. Có người cho rằng bản tính của
động cơ là lười biếng. Do vậy họ đưa ra phương pháp đối xử được gọi là
phương pháp củ cà rốt và chiếc gậy.
Maslow đưa ra lý thuyết nghiên cứu nhu cầu con người như sau :
Bậc thang nhu cầu của Maslow

Nhu cầu bậc cao

NHU CẦU TỰ ĐỔI
MỚI
(phát triển cá nhân,
hoàn thiện bản ngã)
NHU CẦU VỊ THẾ
(tự trọng, được tôn trọng)
NHU CẦU TÌNH CẢM
(yêu và được người khác yêu)
NHU CẦU ĐƯỢC AN TOÀN
(không phải lo lắng sợ hãi điều gì)

Nhu cầu cơ bản

(nhu cầu tối thiểu)

NHU CẦU SINH HỌC


(ăn, uống, mặc, ở, ngủ, nghỉ, tình
dục....)
1. Động cơ đáp ứng nhu cầu tự nhiên như nghỉ ngơi, thể thao, và các
nhu cầu có liên quan đến sức khoả con người. Động cơ này có tính chất phổ
biến
2. Các động cơ văn hoá được thể hiện qua nguyện vọng của du khách
muốn được tìm hiểu, học hỏi về đất nước đến du lịch, về thiên nhiên, nghệ
thuật, tôn giáo, truyền thống v,v,..
3. Động cơ giao tiếp, trong đó có cả nhu cầu làm quen, thăm thân hoặc
trốn tránh môi trường thường nhật.
4. Động cơ phô bày vị thế thể hiện thông qua nhu cầu muốn được mọi
người xung quanh đề cao, quan tâm đến mình hay nhu cầu muốn thể hiện
quyền lực, ra oai v.v...
Trường phái thứ ba do Gray đưa ra vào năm 1970 5. Ông cho rằng con
người sẵn có nhu cầu muốn đi đâu đó và trốn tránh nơi ở nhàm chán. Những
người theo trường phái này cho rằng con người luôn có nhu cầu trao đổi
thông tin, muốn giảng giải những điều mình biết cho người chưa biết, muốn
gạt sang bên những gì quen thuộc để tìm những gì mới lạ. Do vậy, nền văn
hoá khác, phong tục truyền thống, con người mới, chỗ mới là mục tiêu thôi
thúc họ đi du lịch. Họ đi du lịch vì họ cảm thấy không hoàn toàn hạnh phúc
tại nơi họ ở, làm việc. Họ thấy công việc và cuộc sống thường ngày của họ
đơn điệu, tẻ nhạt , là nguyên nhân cơ bản gây nên các căn bệnh trầm cảm,
thần kinh v.v..6

5

6

Gray, H.P. International travel-international trade. Heath Lexington Books. Lexington, USA, 1970.
Người Paris dùng ba từ Metro, Boulot, Dodo để nói lên sự nhàm chán trong cuộc sống hàng ngày.


Một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng Hoa Kỳ Stanley Plog (1974)
cho rằng động cơ đi du lịch có mối tương quan khá chặt chẽ với đặc điểm
tâm lý của du khách. Trong nghiên cứu về khách du lịch Mỹ, ông chia họ
thành năm nhóm tâm lý là nhóm có tâm lý hướng nội, khá hướng nội, trung
gian, khá hướng ngoại và hướng ngoại.7 Theo ông, nhóm hướng nội bao
gồm những người chủ yếu quan tâm đến những vấn đề xảy ra quanh gần họ,
có quan hệ trực tiếp với họ. Nhóm hướng ngoại là những người rất quan
tâm đến tất cả những gì xung quanh, luôn tỏ ra thích sự tân kỳ, sẵn sàng
mạo hiểm để được khám phá. Về nguyên tắc, người có kiểu tâm lý nào sẽ
chọn kiểu du lịch phù hợp với kiểu tâm lý ấy. Trên cơ sở đó Plog phân ra
thành năm kiểu du lịch mang tên năm kiểu tâm lý tương ứng. Điều đó có
nghĩa là nhóm hướng nội sẽ chọn các điểm du lịch quen thuộc, đi cùng
những người quen. Họ cảm thấy an tâm, vui mừng khi đến một điểm du lịch
mà họ đã từng đến trước đó, gặp lại những người phục vụ cũ đã để lại cho
họ nhiều cảm tình. Đó là kiểu du lịch hướng nội, đối với một tập du khách,
các điểm du lịch cũ được coi là các điểm du lịch hướng nội. Nhóm du khách
có hướng ngoại ở các mức độ khác nhau ưa đến những điểm mới phát hiện,
họ sẵn sàng chấp nhận cả những nơi chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn
thiện. Họ luôn muốn tìm thấy những khung cảnh mới, hoang sơ, khác lạ và
những mối quan hệ mới và đại đa số nhóm người này chấp nhận trả cho các
chuyến du lịch mới. Nếu xét về mặt lứa tuổi có thể dễ dàng nhận thấy rằng
đại đa số người nhóm hướng nội (ở các mức độ khác nhau) là người ở lứa
tuổi thứ ba, còn đại đa số người có tâm lý hướng ngoại là thanh, thiếu niên.
Hầu hết người trong độ tuổi lao động thuộc nhóm trung gian. Nhóm trung

7

Ông đưa ra thuật ngữ mới trong tiếng Anh là psychocentric, allocentric và mid-centric. Trong Tâm lý học
du lịch, nxb Trẻ 1997,trang 55 Nguyễn Văn Lê dịch là di tâm lý và đồng tâm lý. Trong Nhập môn khoa học
du lịch nxb ĐHQG Hà Nội, trang 61 Trần Đức Thanh dịch là nhóm tự kỷ và nhóm hiếu kỳ và nhóm trung
gian


gian thể hiện sự pha trộn về đặc điểm tâm lý giữa hai nhóm chính trên. Họ
cũng muốn được hưởng những gì mới lạ song lại muốn có một sự đảm bảo
chắc chắn về các điều kiện thuận lợi, an toàn. Họ cũng muốn nhìn thấy sự
đổi thay đó trong hình ảnh du lịch mà họ đã có được trong các chuyến đi
trước.
Phải thấy rằng mô hình này của Plog là một đóng góp quan trọng cho
cơ sở lý luận về động cơ du lịch. Tên tuổi của ông được nhắc lại nhiều trong
các công trình, tài liệu về du lịch học. Tuy mô hình của ông đưa ra chưa phải
là hoàn chỉnh song nó vẫn là một trong những luận điểm quan trọng trong
nghiên cứu thị trường du lịch trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay ở
nước ta.
1.3.2.Không gian địa lý và khái niệm du lịch, du khách
1.3.2.1.Khái niệm
Có không ít định nghĩa về du khách. Tuy nhiên do hoàn cảnh thực tế ở
mỗi nước, dưới lăng kính khác nhau của các học giả các định nghĩa được
đưa ra không phải hoàn toàn như nhau. Trước hết, trong hầu như tất cả các
định nghĩa, du khách đều được coi là người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên
của mình. (Josef Stander, Odgivil, Uỷ ban Xem xét Tài nguyên Quốc gia
Hoa Kỳ, Văn phòng Kinh tế Công nghiệp Australia...). Có lẽ tiêu chí này
chưa hợp logic vì ở đây du khách không phải được nhìn dưới con mắt của
nơi nhận khách mà lại từ phía nơi gửi khách. Tiêu chí thứ hai được nhiều
nhà kinh tế du lịch như Josef Stander, Lanquar, Morval ...nhấn mạnh là

không phải theo đuổi mục đích kinh tế. Đây cũng là điều cần xem xét. Nhìn
lại lịch sử hình thành và phát triển du lịch, mọi người đều thừa nhận rằng
chính các thương gia, trong quá trình mở rộng quan hệ làm ăn buôn bán của
họ lại là một đối tượng phục vụ quan trọng của ngành du lịch. Các số liệu


thống kê về cơ cấu khách ở nhiều nước cũng khẳng định cho nhận định trên.
Hơn nữa bản thân các tác giả trên, trong bảng phân loại du khách cũng như
các loại hình du lịch đều vẫn không bỏ qua du khách thương nhân. Tiêu chí
thứ ba trong định nghĩa du khách được quan tâm là thời gian và khoảng
cách từ nơi cư trú đến nơi du lịch. Rất nhiều người cho rằng thời gian đi
khỏi nhà từ 24 giờ trở lên là quan trọng nhất.

Luật du lịch .Điều 4. Mục 1, 2.
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyên đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến.
Luật du lịch .Điều 34.
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam ra nước ngoài du lịch.


Trần Đức Thanh. Nhập môn khoa học du lịch. Nxb ĐHQG. 1999, trang 14.
Chúng ta biết rằng, trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và

nhận thức, các từ ngữ thường có khá nhiều nghĩa, nhiều khi trái ngược nhau. Như
vậy, cố gắng giải thích đơn vị từ đa nghĩa bằng cách gộp các nội dung khác nhau
vào một định nghĩa sẽ làm cho khái niệm trở nên khó hiểu và không rõ ràng. Dựa
theo cách tiếp cận trên có lẽ cũng nên tạm thời tách thuật ngữ du lịch thành hai phần
để định nghĩa nó.
Du lịch có thể được hiểu là :
1. Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại
chỗ trình độ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ
một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung
ứng.
2. Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao trình
độ nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh


Trần Đức Thanh. Nhập môn khoa học du lịch . Nxb ĐHQG. 1999, trang 20
...du khách là người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của họ với mục đích
thoả mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu biết, phục hồi sức khoẻ, xây dựng hay tăng
cường tình cảm của con người (vớí nhau hoặc với thiên nhiên) thư giãn, giải trí hoặc
thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất và các dịch vụ do
các cơ sở của ngành du lịch cung ứng. Trong gian đoạn hiện nay của Việt Nam, có thể
cụ thể hoá tiêu chí cơ bản này bằng việc nghỉ qua đêm tại một cơ sở lưu trú của ngành
du lịch. Nói một cách khác thì du khách là người từ nơi khác đến với / kèm theo mục
đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình và / vô hình của thiên
nhiên và / của cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng
dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống...Cần phải phân
biệt hai loại du khách cơ bản. Những người mà chuyến đi của họ có mục đích chính là
nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện, tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá

được gọi là du khách thuần tuý. Ngược lại có những người thực hiện chuyến đi vì một
mục đích khác như công tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn, hội họp.. .Trên đường đi hay tại
nơi đến, những người này xắp xếp được thời gian cho việc tham quan, nghỉ ngơi..Khi
đó họ mới được coi là du khách . Để nói lên sự kết hợp đó, chuyến đi của họ được gọi
là du lịch công vụ, du lịch thể thao, du lịch tôn giáo..

Nếu như định nghĩa khách du lịch đưa ra trong Luật du lịch 2006
nhằm để kiểm kê lượng khách (đặc biệt là khách du lịch quốc tế) của một
quốc gia thì định nghĩa được đưa ra trong Nhập môn khoa học du lịch nhằm
xác định khách cho một doanh nghiệp hay một địa phương. Điều này rất có
ý nghĩa trong đối với các nhà quản lý du lịch vì lượng khách phục vụ là một
trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp ngành du lịch. Tại các đô thị lớn, doanh thu của các doanh nghiệp du
lịch có được trong phục vụ việc tổ chức cho người dân ở đó đi du lịch về các
địa phương khác, kể cả đi ra nước ngoài chiếm một tỷ trọng rất lớn.


Trong địa lý du lịch, khái niệm du lịch (từ đó kéo theo khái niệm khách
du lịch) còn được quan tâm dưới góc độ không gian địa lý. Về khía cạnh này
có một số định nghĩa đã đưa ra khoảng cách của chuyến đi là một tiêu chí
quan trọng. Ví du điển hình là của Uỷ ban Xem xét Tài nguyên Du lịch
Quốc gia Hoa Kỳ và của Australia. Trong định nghĩa về khách du lịch, Hoa
Kỳ và Australia cho rằng nhất thiết họ phải thực hiện chuyên đi với khoảng
cách tối thiểu là 50 dặm. Xét về mặt thống kê, những chỉ tiêu trên hầu như
không có ý nghĩa thực tế. Doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý chỉ cần
quan tâm số lượt người đã phục vụ trong giai đoạn kiểm kê chứ không cần
phân biệt họ đến từ địa phương xa hơn 50 dặm hay gần hơn 50 dặm. Dưới
góc độ địa lý, du khách là người thực hiện việc nâng cao nhận thức của mình
về thế giới xung quanh tại một không gian địa lý đủ xa để họ nghỉ lại qua
đêm tại đó.

Mối liên quan giữa không gian địa lý và khái niệm du lịch, du khách
Thời gian làm
Hội họp, hội chợ, nghiên

việc

cứu, thi đấu, tôn giáo...
Thời gianrỗi
Không gian địa

Loại hình hoạt
động
Người tham gia

Trong một

Trên một ngày

ngày
Trong vùng cư

Trong

trú

nước

Tham quan
Khách tham
quan


Ngoài nước
Du lịch
Du khách


(Phát triển từ Georogaphy of Travel and Tourism của Brian Boniface
1994)
1.3.2.2.Phân loại du khách
Du lịch và du khách có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác
nhau. Dưới góc độ xã hội học, Cohen8 và sau này đã được Boniface và
Cooper9 phát triển thêm đã chia du lịch thành 2 nhóm cơ bản là du lịch có tổ
chức và du lịch không có tổ chức (ý nói du lịch do cá nhân hay cơ quan tự
đứng ra tổ chức, không mua tour của các nhà cung ứng du lịch, trừ trường
hợp thật cần thiết có thể mua một phần của tour). Nhóm thứ nhất gồm 2 loại
khách là khách du lịch cơ quan và khách du lịch tự do. Đặc điểm của khách
du lịch cơ quan là luôn bị ràng buộc (thậm chí là vô thức) trong môi trường
cơ quan của mình. Họ “chạy theo” chương trình định sẵn, được đưa đến các
điểm tham quan có trong chương trình. Họ có rất ít cơ hội giao tiếp với dân
địa phương và thẩm nhận văn hoá địa phương. Khách đi lẻ có tổ chức là
những khách không từ một cơ quan hay tổ chức nào, họ được nhà cung ứng
ghép thành đoàn trong chuyến đi. Đối tượng này tuy tính tự do cao hơn,
song cũng có rất ít cơ hội giao lưu và tiếp xúc với dân địa phương. Họ cũng
khó có được những cảm nhận đích thực về giá trị của tài nguyên, của điểm
đến.
Nhóm không tổ chức cũng gồm 2 loại cơ bản là du khách thám hiểm và
du khách lang thang. Khách thám hiểm tự tổ chức chuyến đi và thường tránh
những đường quen thuộc. Tuy nhiên họ cũng có nhu cầu về cơ sở lưu trú và
phương tiện giao thông vận tải phù hợp hoặc tiện nghi. Khách lang thang
chối bỏ mọi liên hệ với nhà cung ứng du lịch, họ đi đến những nơi xa lạ với

8
9

Cohen E. Toward a sociology of international tourism. Social research 39, N1, 1972. Trang 164-183.
Boniface B, and Cooper C. The geography of travel and tourism.1994, trang 15.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×