TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỂN TRỌNG NHÂN
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG BIỆN PHÁP
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN
MINH PHÚ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120
11-2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỂN TRỌNG NHÂN
MSSV: 4114775
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG BIỆN PHÁP
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN
MINH PHÚ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
11-2014
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với các anh chị, cô
chú ở Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang đã tận tình
giúp đỡ, trao đổi kiến thức và tạo điều kiện giúp em thực tập tốt và học hỏi
nhiều điều bổ ích trong suốt quá trình thực tập.
Xin cảm ơn sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình của anh Lê Văn Hưng, Giám
đốc Kế hoạch thị trường hiện đang làm việc tại phòng Kinh doanh của Công ty
TNHH chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang.
Xin cảm ơn cô Phan Thị Ngọc Khuyên đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt quá trình làm báo cáo luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là
quý thầy cô Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh, Bộ môn Kinh doanh quốc tế
đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện giúp em học tập và tìm hiểu những
điều bổ ích.
Xin cám ơn các bạn Lớp Kinh doanh quốc tế K37 đã hỗ trợ, động viên
và giúp đỡ trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những
người thân yêu luôn bên cạnh, quan tâm, chăm sóc em trong suốt quá trình học
tập.
Xin chân thành cảm ơn.
i
TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 26 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Trọng Nhân
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ.................................................................................................. i
TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ...................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... viii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU...............................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung .............................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ....................................................................2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu .......................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................3
2.1.1 Khái niệm và các định nghĩa có liên quan bán phá giá .....................3
2.1.2 Ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá ...............................................5
2.1.3 Các biện pháp chống bán phá giá của WTO .....................................6
2.1.4 Cơ sở áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ .................9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 21
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 21
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................... 21
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ ..................................................................24
3.1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN MINH PHÚ .......................................24
3.1.1 Giới thiệu lịch sử hình thành.......................................................... 24
3.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ................ 25
3.1.3 Các hoạt động kinh doanh chính .................................................... 27
3.1.4 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ................................................... 28
3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .......................................... 30
3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2013 ........... 30
3.2.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2011 đến sáu tháng đầu năm
2014 .......................................................................................................32
CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ..36
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊ TRƯỜNG
HOA KỲ....................................................................................................36
4.1.1 Tình hình xuất khẩu chung ............................................................ 36
4.1.2 Giá trị xuất khẩu phân theo mã HS ................................................ 37
4.1.3 Giá tôm xuất khẩu ......................................................................... 39
iv
4.1.4 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố đơn giá và sản lượng đến kim
ngạch xuất khẩu của công ty Minh Phú .................................................. 40
4.2 TÌNH HÌNH MỨC THUẾ BÁN PHÁ GIÁ QUA CÁC ĐỢT XEM XÉT
HÀNH CHÍNH .......................................................................................... 41
4.2.1 Mức thuế chung cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam ...41
4.2.2 Mức thuế đối với công ty cổ phần thủy sản Minh Phú ................... 43
4.3 TÁC ĐỘNG CỦA BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ......44
4.3.1 Tác động đến chuyển đổi điều kiện giao hàng................................ 44
4.3.2 Tác động đến hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm của công ty .......... 45
4.3.3 Tác động đến chuyển đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu ................... 48
4.3.4 Tác động đến chi phí của doanh nghiệp ......................................... 49
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐỐI KHÁNG CÔNG CỤ CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ ............................................................................................. 54
5.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ..................................54
5.1.1 Mục tiêu phát triển ........................................................................ 54
5.1.2 Định hướng phát triển....................................................................54
5.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ............................................................... 56
5.2.1 Phân tích thuận lợi và khó khăn về hoạt động đối kháng chống bán
phá giá của công ty ................................................................................. 56
5.2.2 Giải pháp đề ra .............................................................................. 57
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 59
6.1 KẾT LUẬN ......................................................................................... 59
6.2 KIẾN NGHỊ......................................................................................... 59
6.2.1 Đối với doanh nghiệp ....................................................................59
6.2.2 Đối với Nhà nước, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP
............................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 61
v
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Đồ thị giá và sản lượng trước và sau khi có sản phẩm bán phá giá ....6
Hình 2.2 Tiến trình điều tra chống phá giá của Hoa Kỳ .................................14
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh
Phú ................................................................................................................ 25
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thủy sản Minh Phú - Hậu
Giang ............................................................................................................ 26
Hình 3.3 Sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2011 - sáu tháng
đầu năm 2014 ................................................................................................ 32
Hình 3.4 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo nhóm mặt hàng............................. 33
Hình 3.5 Cơ cấu thị trường xuất khẩu ............................................................ 34
Hình 4.1 Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn
2006 – 6 tháng đầu năm 2014 ........................................................................ 36
Hình 4.2 Giá trị xuất khẩu phân theo mã HS ................................................. 37
Hình 4.3 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu phân theo mã HS .................................38
Hình 4.4 Giá tôm xuất khẩu trung bình sang Hoa Kỳ của công ty Minh Phú .39
Hình 4.5 Mức thuế chống bán phá giá đối với công ty Minh Phú qua các đợt
xem xét hành chính ....................................................................................... 43
Hình 4.6 Quá trình xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ theo điều kiện DDP .....45
Hình 4.7 Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm của công ty Minh Phú ........................ 46
Hình 4.8 Cơ cấu chí phí đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm công ty Minh
Phú ................................................................................................................ 48
Hình 4.9 Tỷ trọng thị trường Hoa Kỳ trong cơ cấu thị trường xuất khẩu ........ 49
Hình 4.10 Cơ cấu chi phí xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2012 ......... 52
Hình 5.1 Chiến lược tăng trưởng của công ty Minh Phú trong tương lai ........ 55
vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các thời hạn trong vụ điều tra bán phá giá của Hoa Kỳ ................. 13
Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011- 2013 ........................ 30
Bảng 3.2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính so với kế hoạch ................ 30
Bảng 4.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của công ty giai
đoạn 2011 - 2012 ........................................................................................... 40
Bảng 4.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của công ty giai
đoạn 2012 - 2013........................................................................................... 41
Bảng 4.3: Mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam qua các đợt xem
xét hành chính ............................................................................................... 42
Bảng 4.4: Chi phí đầu tư ban đầu hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm công ty
Minh Phú ......................................................................................................47
Bảng 4.5: Chi phí phát sinh mỗi vụ kiện của công ty .....................................50
Bảng 4.6: Tiền ký quỹ và tiền thuế công ty phải nộp mỗi thời kỳ xem xét hành
chính ............................................................................................................. 51
Bảng 4.7: Chi phí xuất khẩu sang Hoa Kỳ trước và sau khi có thuế chống bán
phá giá năm 2012 .......................................................................................... 52
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐPG
:
Biên độ phá giá
Cty TNHH
:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn
DOC
:
Bộ Thương mại Hoa Kỳ
ITC
:
Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ
GATT
:
Hiệp định chung quy định về Thuế quan và Thương mại
GTTT
:
Giá trị thông thường
GXK
:
Giá xuất khẩu
POR
:
Giai đoạn xem xét hành chính
SPTT
:
Sản phẩm tương tự
VASEP
:
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
WTO
:
Tổ chức Thương mại thế giới WTO
viii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, trong xu hướng hội nhập và phát triển, xuất khẩu hàng hóa
được Nhà nước chú trọng bởi tình hiệu quả kinh tế - xã hội mà hoạt động này
mang lại là to lớn. Xuất khẩu tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong
nước mở rộng và phát triển sản xuất, mang lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần ổn
định cuộc sống và phát triển kinh tế đất nước. Một trong những ngành hàng
xuất khẩu chủ yếu của nước ta là thủy hải sản. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi
cùng với những bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện cho
phát triển hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Theo Tổng cục Hải
quan, xuất khẩu thủy hải sản đạt 6,717 tỷ USD năm 2013 (chiếm 5,08% trong
tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu), tăng 10,23% so với năm 2012 (6,092 tỷ
USD). Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) và các Hiệp định Thương mại tự do sâu, các nước nhập khẩu
có xu hướng sử dụng các hàng rào bảo hộ chặt chẽ hơn để bảo vệ nền công
nghiệp của họ, gây nhiều khó khăn cho sản phẩm thủy sản của nước ta khi
xuất khẩu. Điển hình là một số hàng rào về thuế quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu
chuẩn vệ sinh dịch tễ được các thị trường lớn của ta hay sử dụng như Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản,... Trong đó, nổi bật là biện pháp chống bán phá giá và chống
trợ cấp xuất khẩu đối với các mặt hàng thủy sản, làm ảnh hưởng lớn đến giá trị
xuất khẩu thủy sản.
Chống bán phá giá là một trong những biện pháp được sử dụng thường
xuyên trong tự do hóa mậu dịch ngày nay. Hoa Kỳ đã sử dụng công cụ thuế
chống bán phá giá vào những mặt hàng tôm xuất khẩu từ Việt Nam và năm
quốc gia khác là: Thái Lan, Bra-xin, Ê-cu-a-đo, Ấn Độ và Trung Quốc kể từ
năm 2004. Một vài nước trong số đó có những biện pháp tích cực và nỗ lực
đàm phán với tổ chức WTO nhằm gỡ bỏ thuế chống bán phá giá. Những quốc
gia chủ động này được hưởng tỷ lệ thuế xem xét thấp hơn các quốc gia bị
động trong vụ kiện chống bán phá giá.
Với cương vị là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng
đầu Việt Nam, công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã đóng góp lớn
trong việc phát triển xuất khẩu mặt hàng tôm sang thị trường Hoa Kỳ và các
nước trên thế giới. Và dĩ nhiên, công ty cũng là một trong những đối tượng mà
Hoa Kỳ luôn xem xét khi sử dụng biện pháp chống bán phá giá. Trong giai
đoạn xem xét hành chính lần thứ 8 (POR8, giai đoạn xuất hàng từ ngày
1-2-2012 đến 31-1-2013), mức thuế mà công ty Minh Phú phải chịu là 4,98%,
1
mức thuế cao nhất trong các đợt xem xét hành chính, gây bất lợi cho hoạt động
xuất khẩu. Vì thế, đề tài "Phân tích tác động biện pháp chống bán phá giá
của Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Tập đoàn thủy
sản Minh Phú" sẽ đóng góp cho công ty đánh giá đúng diễn biến cũng như tác
động của biện pháp chống bán giá. Qua đó, nghiên cứu này sẽ giúp công ty có
những giải pháp chủ động hơn đối phó với công cụ bảo hộ mà Hoa Kỳ đang
áp dụng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở phân tích diễn biến và xu hướng của biện pháp chống bán phá
giá mà Hoa Kỳ áp dụng, phân tích tác động của biện pháp này đối với hoạt
động xuất khẩu của công ty, để từ đó có những giải pháp thích hợp và chủ
động đối phó với công cụ chống bán phá giá.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích diễn biến và xu hướng của biện pháp chống bán
phá giá mà Hoa Kỳ áp dụng đối với mặt hàng tôm.
Mục tiêu 2: Phân tích tác động của biện pháp chống bán phá giá đến hoạt
động xuất khẩu tôm của công ty.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp đề phòng và giải pháp đối kháng
khi bị kiện chống bán phá giá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu
của công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện thông quá trình nghiên cứu thực tiễn tại công ty cổ
phần thủy hải sản Tập đoàn Minh Phú. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ
phòng kinh doanh của công ty và các thông tin trên internet.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11
năm 2014 với số liệu nghiên cứu qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,
2011, 2012, 2013 và sáu tháng đầu năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Các thông tin, số liệu liên quan đến chống bán phá giá mà Hoa Kỳ áp
dụng trong hoạt động xuất khẩu tôm của công ty.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm và các định nghĩa có liên quan bán phá giá
Hiệp định về Chống bán phá giá là một trong những hiệp định của Tổ
chức WTO được ký kết tại Vòng đàm phán U-ru-quay. Tên đầy đủ của Hiệp
định là Hiệp định về việc thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại 1994 (GATT 1994). Điều VI của GATT 1994 cho phép các
thành viên có biện pháp chống lại hành vi bán phá giá. Hiệp định về Chống
bán Phá giá quy định chi tiết các điều kiện để các thành viên WTO có thể thực
hiện các biện pháp như vậy.
2.1.1.1 Định nghĩa
Một sản phẩm được coi là bán phá giá khi: Giá xuất khẩu sản phẩm đó
thấp hơn giá có thể so sánh được trong điều kiện thương mại thông thường
("giá trị thông thường") hoặc giá xuất khẩu của sản phẩm đó thấp hơn giá của
sản phẩm tương tự khi tiêu thụ ở thị trường nước xuất khẩu. WTO không đề
cập đến trường hợp bán phá giá sản phẩm tương tự trong thị trường nội địa của
một nước. Sản phẩm tương tự (SPTT): là sản phẩm giống hệt hoặc có các đặc
tính gần giống với sản phẩm là đối tượng điều tra.
Định nghĩa về thiệt hại trong bán phá giá: Thiệt hại về vật chất đối với
một ngành sản xuất trong nước (thiệt hại hiện tại) hoặc nguy cơ gây thiệt hại
về vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước (thiệt hại tương lai) hoặc
làm trì trệ sự phát triển của một ngành sản xuất trong nước. Như vậy, để xác
định thiệt hại cần xem xét các nhân tố sau: khối lượng hàng nhập khẩu bị bán
phá giá có tăng một cách đáng kể không hoặc giá của hàng nhập khẩu đó có rẻ
hơn giá SPTT sản xuất ở nước nhập khẩu nhiều không; có làm sụt giá hoặc
kìm giá SPTT ở thị trường nước nhập khẩu không. Bên cạnh đó, để xác định
nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước cần xem xét: tốc độ tăng
nhập khẩu và khả năng tăng nhập khẩu trong tương lai; khả năng tăng năng
lực xuất khẩu của nhà xuất khẩu dẫn đến khả năng tăng nhập khẩu; tình hình
hàng nhập khẩu làm sụt giá SPTT ở nước nhập khẩu và cuối cùng là số lượng
tồn kho SPTT ở nước nhập khẩu.
Ngành sản xuất trong nước là toàn bộ các nhà sản xuất trong nước sản
xuất ra SPTT hoặc một số nhà sản xuất có sản lượng chiếm đa số tổng sản
lượng trong nước. Có thể xuất hiện một số trường hợp đặc thù dẫn tới việc xác
định cụ thể ngành sản xuất trong nước theo hai trường hợp sau. Trường hợp
3
thứ nhất, nhà sản xuất và nhà xuất khẩu/nhập khẩu có liên quan với nhau:
ngành sản xuất trong nước là các nhà sản xuất còn lại. Trường hợp thứ hai,
lãnh thổ nước nhập khẩu bị chia thành nhiều thị trường riêng: các nhà sản xuất
ở mỗi thị trường có thể coi là một ngành sản xuất riêng nếu bán toàn bộ hoặc
phần lớn sản phẩm liên quan ra thị trường đó và nhu cầu của thị trường đó đối
với SPTT nhập khẩu từ nước khác là không đáng kể.
2.1.1.2 Cách tính giá trị thông thường (GTTT)
Trường hợp không có giá nội địa của SPTT ở nước xuất khẩu do: SPTT
không được bán ở nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường
hoặc có bán ở nước xuất khẩu nhưng trong điều kiện đặc biệt hoặc số lượng
bán ra không đáng kể (< 5% số lượng SPTT bán ở nước nhập khẩu) thì:
GTTT = Giá xuất khẩu SPTT sang nước thứ 3; hoặc
GTTT = Giá thành sản xuất + chi phí (hành chính, bán hàng, quản lý
chung) + lợi nhuận.
Trường hợp SPTT được xuất khẩu từ nước có nền kinh tế phi thị trường
(giá bán hàng và giá nguyên liệu đầu vào do Chính phủ ấn định) thì các quy
tắc trên không được áp dụng để xác định GTTT.
2.1.1.3 Cách tính giá xuất khẩu (GXK)
GXK là giá mà nhà sản xuất nước ngoài bán SPTT cho nhà nhập khẩu
đầu tiên. Trong trường hợp giá bán SPTT không tin cậy được do giao dịch
xuất khẩu được thực hiện trong nội bộ công ty hoặc theo một thỏa thuận đền
bù nào đó thì: GXK bằng với giá mà sản phẩm nhập khẩu được bán lần đầu
tiên cho một người mua độc lập ở nước nhập khẩu.
2.1.1.4 So sánh GTTT và GXK
Để so sánh một cách công bằng GTTT và GXK, Hiệp định quy định
nguyên tắc so sánh như sau: so sánh hai giá này trong cùng điều kiện thương
mại (cùng xuất xưởng/bán buôn/bán lẻ), thường lấy giá ở khâu xuất xưởng và
tại cùng một thời điểm hoặc thời điểm càng gần càng tốt. Việc so sánh GTTT
và GXK là cả một quá trình tính toán phức tạp, vì không phải bao giờ cũng có
sẵn mức giá xuất xưởng của GTTT và GXK mà chỉ có mức giá bán buôn hoặc
bán lẻ của SPTT ở thị trường nước xuất khẩu (GTTT+) và giá tính thuế hải
quan, giá hợp đồng hoặc giá bán buôn/bán lẻ SPTT của nhà nhập khẩu (GXK+)
nên thường phải có một số điều chỉnh để có thể so sánh GTTT và GXK một
cách công bằng. Điều chỉnh các chênh lệch trong: điều kiện bán hàng, các loại
thuế, số lượng sản phẩm, đặc tính vật lý của sản phẩm và những yếu tố khác
ảnh hưởng đến việc so sánh hai giá.
4
Từ những nguyên tắc trên, Hiệp định đã đưa ra các cách so sánh GTTT
và GXK sau: trung bình GTTT so với trung bình GXK hoặc GTTT (từng giao
dịch) so với GXK (từng giao dịch) hoặc trung bình GTTT so với GXK (từng
giao dịch). Cách so sánh cuối chỉ áp dụng khi GXK+ chênh lệch đáng kể giữa
những người mua, các vùng hoặc giữa các khoảng thời gian khác nhau.
2.1.1.5 Các tiêu chí để áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi chứng minh được
hành vi bán phá giá của nước xuất khẩu đã thỏa mãn các điều kiện sau: thứ
nhất, một sản phẩm được coi là "phá giá" nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị
thông thường của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu, hay biên độ bán phá giá
phải >2%. Thứ hai, có sự thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa. Thứ ba, phải có
mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá với thiệt hại của
ngành sản xuất nội địa.
Ngoài các tiêu chí trên, một vụ kiện bán phá giá muốn được tiến hành
điều tra được phải thỏa mãn thêm các tiêu chí bổ sung sau: các nhà sản xuất
ủng hộ việc đánh thuế chống phá giá phải chiếm hơn 50% sản lượng của cả
người bày tỏ ý kiến phản đối hoặc ủng hộ kiến nghị. Các nhà sản xuất ủng hộ
việc đánh thuế phải chiếm ít nhất 25% sản lượng của ngành sản xuất. Việc áp
dụng biện pháp chống bán phá giá cũng không đáng được đặt ra nếu việc tăng
hàng nhập khẩu chỉ tác động lên đến một số ít nhà sản xuất và biên độ bán phá
giá nhỏ hơn 2%, lượng hàng nhập khẩu dưới 3% tổng lượng hàng hóa đang
được xem xét là bán phá giá, nhập khẩu vào nước nhập khẩu. Trừ trường hợp,
số lượng nhập khẩu của các hàng hóa tương tự từ nước có khối lượng nhập
dưới 3% nhưng tổng các sản phẩm tương tự của nước này được nhập vào nước
nhập khẩu chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu.
2.1.1.6 Cách tính biên độ phá giá (BĐPG)
Cách tính biên độ phá giá được áp dụng theo công thức sau:
(2.1)
Khi BĐPG > 0 thì xác định là có bán phá giá.
2.1.2 Ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá
Tác động của việc bán phá giá được xác định một cách đơn giản theo đồ
thị 2.1. Trước khi có hàng hóa của nước xuất khẩu được bán vào thị trường
nước nhập khẩu với giá thấp hơn giá hiện hành, cung và cầu mặt hàng đó cân
bằng ở điểm E, với giá P1 và lượng tiêu thụ Q1, hoàn toàn là hàng sản xuất
5
trong nước. Tuy nhiên, khi có nguồn hàng nước ngoài bán với giá thấp hơn là
P2, lượng tiêu thụ tăng lên Q2, trong khi đó lượng hàng sản xuất trong nước
giảm xuống chỉ còn Q'2, lượng hàng nhập khẩu là Q2 - Q'2.
Hình 2.1 cho thấy thặng dư của người tiêu dùng tăng thêm một lượng
bằng diện tích hình thang ABDE, trong khi đó thặng dư của nhà sản xuất trong
nước giảm một lượng bằng diện tích hinh thang ABCE. Như vậy có thể thấy
tác động của việc bán phá giá là: gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa
nhưng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Về tổng thể, toàn xã hội được lợi
bằng diện tích tam giác CDE.
Có hai trường hợp bán giá giá:
Thứ nhất, giá xuất khẩu thấp hơn thị trường nội địa nước xuất khẩu
nhưng vẫn cao hơn chi phí san xuất.
Thứ hai, giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất và thấ hơn giá thị
trường trong nước.
S
E
P
A
P1
B
D
C
SF
P2
D
Q2
Q1
Q2
Q
Hình 2.1 Đồ thị giá và sản lượng trước và sau khi có sản phẩm bán phá giá
Tuy nhiên, xuất phát từ thành kiến của các nhà sản xuất nội địa, việc bán
phá giá thường được coi là có tác động tiêu cực, vì lý do làm giảm lợi nhuận
của những người bán hàng khác hoặc gây thiệt hại cho các nhà sản xuất cùng
một mặt hàng của nước nhập khẩu, cho nên đất nước nhập khẩu thường tìm
biện pháp để chống lại hành động bán phá giá.
2.1.3 Các biện pháp chống bán phá giá của WTO
Sau khi chứng minh được việc bán phá giá và gây thiệt hại đối với ngành
sản xuất trong nước, Hiệp định cũng quy định các thủ tục rõ ràng về phương
thức khởi xướng các vụ kiện chống bán phá giá và tiến hành điều tra cùng với
6
đó là các điều kiện đảm bảo rằng các bên liên quan đều có cơ hội đưa ra bằng
chứng. Các điều khoản về việc áp dụng biện pháp tạm thời, về việc sử dụng
cam kết giá trong vụ kiện chống bán phá giá và trong thời hạn của các biện
pháp chống bán phá giá đã được củng cố.
2.1.3.1 Trình tự một vụ kiện chống bán phá giá
Một vụ kiện chống bán phá giá thực chất là tổng hợp các bước điều tra
xác minh các yêu cầu trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các
biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá bị kiện hay không. Có thể tóm
tắt các bước cơ bản của “vụ kiện chống bán phá giá” như sau:
Bước 1: Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo
chứng cứ ban đầu).
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc
từ chối đơn kiện, không điều tra).
Bước 3: Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu
hỏi gửi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các
bên tự cung cấp).
Bước 4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp
tạm thời như buộc đặt cọc, ký quỹ...).
Bước 5: Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao
gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu).
Bước 6: Kết luận cuối cùng.
Bước 7: Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kết luận
cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại).
Bước 8: Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơ quan điều
tra có thể sẽ điều tra lại biên độ phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều
chỉnh mức thuế).
Bước 9: Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế
chống bán phá giá hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để
xem xét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa).
2.1.3.2 Cách tính toán mức thuế chống bán phá giá được áp dụng
a. Về cách thức áp dụng
Mức thuế chống bán phá giá được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất
khẩu nước ngoài và không cao hơn biên độ phá giá của họ. Trường hợp các
nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc
7
điều tra nhưng hợp tác với cơ quan điều tra thì mức thuế chống bán phá giá áp
dụng cho họ không cao hơn biên độ phá giá trung bình của tất cả các nhà sản
xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra. Trường hợp các nhà sản
xuất, xuất khẩu không hợp tác, gian lận trong quá trình điều tra thì sẽ phải chịu
mức thuế cao mang tính trừng phạt.
b. Về thời điểm tính mức thuế chính thức
Có hai cách xác định mức thuế chống bán phá giá được áp dụng phổ biến.
Cách tính thuế cho khoảng thời gian sắp tới (EU theo cách này): mức thuế
chính thức sẽ được xác định ngay trong Quyết định áp thuế ban hành khi kết
thúc điều tra và có hiệu lực cho hàng hoá liên quan nhập khẩu trong khoảng
thời gian sau đó. Cách tính thuế cho khoảng thời gian đã qua (Hoa Kỳ theo
cách này): mức thuế nêu tại Quyết định áp thuế ban hành sau khi điều tra chỉ
là tạm thời; hết mỗi năm kể từ ngày có Quyết định này, cơ quan điều tra sẽ xác
định biên phá giá thực tế của các nhà xuất khẩu trong năm đó và quyết định
mức thuế chính thức cho họ (nếu mức này cao hơn mức thuế tạm tính thì
doanh nghiệp phải nộp bổ sung; nếu thấp hơn sẽ được hoàn trả). Theo quy
định của WTO, dù theo cách tính nào thì cứ tròn 01 năm kể từ ngày có Quyết
định áp thuế, các bên liên quan trong vụ kiện đều có quyền yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền rà soát lại để giảm, tăng mức thuế hoặc chấm dứt việc áp thuế.
c. Về thời hạn áp thuế
Theo quy định của WTO, việc áp thuế chống bán phá giá không được
kéo dài quá 05 năm kể từ ngày có Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến
hành rà soát lại.
d. Về hiệu lực của việc áp thuế
Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với tất cả hàng hoá liên quan nhập
khẩu từ nước bị kiện sau thời điểm ban hành Quyết định. Quyết định áp thuế
có hiệu lực với cả các nhà xuất khẩu mới, người chưa hề xuất khẩu hàng hoá
đó sang nước áp thuế trong thời gian trước đó; nhà xuất khẩu mới có thể yêu
cầu cơ quan điều tra tính mức thuế riêng cho mình, nhưng trong thời gian chưa
có quyết định về mức thuế riêng thì hàng hoá nhập khẩu của nhà xuất khẩu
mới vẫn thực hiện Quyết định áp thuế nói trên. Việc áp dụng hồi tố (áp dụng
cho những lô hàng nhập khẩu trước thời điểm ban hành Quyết định) chỉ được
thực hiện nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa là thiệt hại thực tế.
2.1.3.3 Các biện pháp chống bán phá giá của WTO
a. Biện pháp tạm thời
Sau khi cơ quan điều tra sơ bộ khẳng định về thiệt hại gây ra cho ngành
8
sản xuất nội địa, nước nhập khẩu có thể áp dụng một mức thuế chống bán phá
giá tạm thời. Mức thuế này không được đặt cao hơn biên độ bán phá giá ban
đầu. Các biện pháp tạm thời không được áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày
bắt đầu điều tra.
Thời gian tiến hành điều tra để đi đến một quyết định tạm thời là không
quá 04 tháng, có thể mở rộng đến 06 tháng nếu sự việc phức tạp cần nhiều thời
gian để thu thập thông tin, có thể kéo dài đến 09 tháng nếu được phép tiến
hành điều tra bổ sung.
Tiền thu thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ được hoàn lại nếu mức thuế
cuối cùng được quyết định thấp hơn mức thuế tạm thời.
b. Cam kết về giá
Nhà sản xuất sau tiến trình điều tra đã bị kết luận là đang bán phá giá có
thể đưa ra cam kết sửa lại giá và việc xuất khẩu trong tương lai sẽ được bán ở
mức không thể gây tổn thương cho nền công nghiệp nội địa của nước nhập
khẩu.
Trường hợp khi số lượng nhà xuất khẩu thực tế hoặc tiềm tàng quá nhiều,
nước nhập khẩu cũng có quyền xem xét không chấp nhận cam kết đó.
c. Quyết định đánh thuế chống bán phá giá
Sau khi tất cả các điều kiện để có thể đánh thuế đã được áp dụng, biện
pháp thông thường nhất chống lại hành động bán phá giá là áp đặt một mức
thuế quan đặc biệt đánh vào việc nhập khẩu các hàng hóa bán phá giá.
Số lượng thuế chống bán phả giá được xác định riêng biệt cho từng nhà
xuất khẩu hoặc nhà sản xuất; số lượng thuế phải nộp thay đổi theo biên độ bán
phá giá được xác định rõ ràng cho từng nhà xuất khẩu.
Các nhà xuất khẩu thuộc quốc gia bị đánh thuế bán phá giá không tham
gia vụ kiện sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn các nhà sản xuất tham
gia vụ kiện.
2.1.4 Cơ sở áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Luật chống bán phá giá đầu tiên của Hoa Kỳ nằm trong hai điều khoản
800-801 của Luật thuế (Revenue Act of 1916), và ghi rõ trong định nghĩa bán
phá giá một điều kiện: "Nếu là trong mưu đồ huỷ diệt hay gây tổn hại cho một
ngành sản xuất của Hoa Kỳ hay để ngăn chặn sự ra đời của ngành sản xuất ấy".
Vì "mưu đồ" khó chứng minh nên câu này biến mất khỏi Đạo luật chống bán
phá giá ban hành năm 1921. Bộ máy pháp lý về chống bán phá giá của Hoa
Kỳ như thế là cả một tổng hợp nhiều văn kiện gồm Đạo Luật 1916, Đạo luật
9
1921 - được thay thế bởi Chương VII của Luật thuế quan (Title VII of the
Tariff Act 1930, điều lệ của Bộ thương mại (DOC's Regulations ), và nhiều
điều lệ sửa đổi và bổ sung, trong đó gần đây và quan trọng nhất là Đạo luật bù
trừ các biện pháp tài trợ và bán phá giá tiếp diễn (Continued Dumping and
Subsidy Offset Act of 2000), gọi tắt là CDSOA hoặc Byrd Amendment vì xuất
phát từ một dự luật của Thượng nghị sĩ Robert Byrd. Như vậy, Hoa Kỳ là một
trong những nước có luật chống bán phá giá trước khi GATT ra đời, theo luật
pháp Hoa Kỳ thì hai cơ quan thực thi luật chống bán phá giá là Bộ Thương
mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC). Trong đó,
Bộ Thương mại là một cơ quan thuộc nội các của Tổng thống , được điều hành
bởi yếu tố chính trị, chịu trách nhiệm tiến hành điều tra chính thức các vụ việc
về chống bán phá giá, trợ cấp, đồng thời chịu trách nhiệm trong việc tính toán
các mức độ phá giá, trợ cấp khi một vụ kiện bắt đầu. Uỷ ban thương mại quốc
tế Hoa Kỳ là cơ quan liên bang bán tư pháp, độc lập, gồm có 06 Uỷ viên (03
thuộc Uỷ viên Đảng cộng hoà và 03 Uỷ viên thuộc Đảng dân chủ), cơ quan
này chịu trách nhiệm xác định việc hàng hoá nhập khẩu có phải là nguyên
nhân gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ hay không.
Về nguyên tắc, Hoa Kỳ vẫn tuân thủ theo những quy định của WTO về
các Hiệp định chống bán phá giá. Tuy nhiên, điểm khác biệt là cách vận hành
các bộ luật qua các điều lệ thi hành và cách các cơ quan có trách nhiệm liên
quan áp dụng những điều lệ ấy.
2.1.4.1 Cách xác định bán phá giá
a. Giá trị thông thường
Cách thức xác định Giá thông thuờng (giá công bằng) của DOC giống
với các nguyên tắc về vấn đề này của WTO. Cụ thể, nếu nuớc xuất khẩu bị
điều tra là nuớc có nền kinh tế thị truờng thì Giá thông thuờng đuợc DOC tính
theo thứ tự ưu tiên một trong ba cách sau:
Cách 1: Giá tại thị truờng nội địa (còn gọi là Phương pháp tính theo giá)
GTTT = Giá bán của sản phẩm tương tự tại thị truờng nuớc xuất khẩu.
Ðây là cách được ưu tiên áp dụng truớc nếu việc dựa trên giá bán tại thị
truờng nuớc xuất khẩu là phù hợp, cụ thể là nếu sản phẩm tương tự với sản
phẩm bị điều tra đuợc bán tại nuớc xuất khẩu trong điều kiện thương mại bình
thuờng và sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra đuợc bán với số luợng
đáng kể (không thấp hơn 5% số luợng sản phẩm đó bán tại nuớc nhập khẩu).
Cách 2: Giá bán sang nuớc thứ ba
GTTT = Giá bán của sản phẩm nuớc ngoài tương tự sang một nuớc thứ
10
ba (khác Hoa Kỳ).
Cách này chỉ đuợc áp dụng nếu có đủ các điều kiện: giá bán sang một
nuớc thứ ba có tính đại diện, số luợng sản phẩm tương tự bán tại thị truờng
này không thấp hơn 5% luợng sản phẩm bán tại hoặc xuất sang Hoa Kỳ và
tình hình thị truờng tại nuớc này là thích hợp cho việc so sánh.
Cách 3: Giá tính toán (còn gọi là phương pháp tính theo Chi phí)
GTTT = “chi phí sản xuất” + Chi phí quản lý và chi phí chung + lợi
nhuận
Cách 3 có thể áp dụng trong mọi truờng hợp khi cách 1 không thể áp
dụng. Cách 2 và 3 có thể đuợc lựa chọn áp dụng khi không đủ điều kiện áp
dụng cách 1, tức là khi: sản phẩm tương tự không đuợc bán tại thị truờng nuớc
xuất khẩu; hoặc luợng sản phẩm tương tự đuợc bán tại thị truờng nuớc xuất
khẩu thấp hơn 5% so với luợng sản phẩm nhập khẩu từ nuớc đó vào Hoa Kỳ
(còn gọi là truờng hợp việc bán SPTT tại thị truờng nuớc xuất khẩu không
“phù hợp”); hoặc việc bán sản phẩm nuớc ngoài tương tự tại thị truờng nuớc
xuất khẩu ở trong “tình trạng thị truờng đặc biệt” không cho phép việc so sánh
công bằng với giá xuất khẩu (bao gồm cả tình trạng Chính phủ can thiệp quá
mức vào việc định giá sản phẩm nước ngoài tương tự, hoặc khi có sự khác
nhau về nhu cầu giữa thị truờng Hoa Kỳ và thị truờng nuớc xuất khẩu). Trong
các vụ điều tra chống bán phá giá ở Hoa Kỳ, nếu cách 1 không áp dụng đuợc
thì DOC thuờng dùng cách 3 để tính toán Giá thông thuờng, ít khi cách 2 đuợc
sử dụng.
b. Giá xuất khẩu
Giá Xuất khẩu đuợc DOC tính toán theo một trong hai cách sau dây:
Cách 1: Giá Xuất khẩu chuẩn
Giá Xuất khẩu = Giá trong giao dịch mua bán sản phẩm bị điều tra sang
Hoa Kỳ (giá ghi trên hóa đơn thương mại, vận đơn hoặc thu tín dụng...)
Ðể áp dụng cách tính Giá Xuất khẩu này cần đáp ứng cùng lúc hai diều
kiện sau: có Giá Xuất khẩu (Sản phẩm đuợc xuất khẩu theo hợp đồng mua bán
giữa nhà sản xuất/xuất khẩu với nhà nhập khẩu); và Giá Xuất khẩu là giá có
thể tin cậy đuợc (nguời bán và nguời mua không có quan hệ phụ thuộc).
Cách 2: Giá Xuất khẩu tính toán (Constructed Export Price - CEP)
Giá Xuất khẩu = Giá bán sản phẩm nhập khẩu đó cho nguời mua độc lập
đầu tiên tại nuớc nhập khẩu; hoặc một trị giá tính toán theo những tiêu chí hợp
lý do DOC quyết định.
11
Lập luận đằng sau cách tính Giá Xuất khẩu tính toán là: không phải lúc
nào việc xuất khẩu hàng hoá từ một nuớc này sang một nuớc khác cũng đuợc
thực hiện trên cơ sở một hợp đồng mua bán ngoại thuơng (ví dụ: việc xuất
khẩu chỉ là việc chuyển hàng từ nuớc xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong nội bộ một
công ty; sản phẩm đuợc xuất khẩu theo hình thức trao đổi trong hợp đồng
hàng đổi hàng,...). Do đó, trong những truờng hợp như thế này, không có giá
giao dịch dể xác định giá XK theo cách thông thuờng hoặc trong một số
truờng hợp, mặc dù trên thực tế có hợp đồng mua bán ngoại thương nhưng giá
nêu trong giao dịch không đáng tin cậy (ví dụ, giá giao dịch này là kết quả của
các dàn xếp, bù trừ giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc của một bên thứ
ba; khi đó giá giao dịch có thể đã sai lệch).
c. Biên độ phá giá
DOC xác định có bán phá giá hay không thông qua việc so sánh về giá
giữa giá trị thông thuờng và giá xuất khẩu theo công thức khái quát như WTO.
(2.2)
Trong đó,
X : Biên độ phá giá (đuợc tính theo phần trăm)
Nếu X>0% thì có hiện tuợng bán phá giá.
X đồng thời là căn cứ để tính mức thuế chống bán phá giá, nếu đuợc áp
dụng.
Tuy nhiên không phải mọi biên độ phá giá lớn hơn 0 (biên độ dương) đều
bị áp thuế. Theo quy định của WTO mà Hoa Kỳ phải tuân thủ thì:
- Nếu X = 2% thì mức độ bán phá giá bị xem là đáng kể và có thể bị áp
thuế.
- Nếu X < 2% thì mức độ phá giá giá đuợc xem là không đáng kể và
không thể bị áp thuế.
2.4.1.2 Các giai đoạn và thời hạn cơ bản của một vụ điều tra chống
bán phá giá
Một vụ điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ được tiến hành tuân thủ
các bước theo quy định của Tổ chức WTO.
Các bước thực hiện điều tra một vụ kiện chống bán phá giá bao gồm:
12
(i)
Đơn kiện được nộp
(ii)
Khởi xướng điều tra
(iii)
Điều tra sơ bộ về thiệt hại
(iv)
Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá
(v)
Điều tra cuối cùng về bán phá giá
(vi)
Điều tra cuối cùng về thiệt hại
(vii)
Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá
(viii)
Rà soát hành chính hàng năm
(ix)
Rà soát hoàng hôn
Không phải tất cả các vụ điều tra đều đi hết các giai đoạn nói trên. Theo
pháp luật cũng như trong thực tiễn thì ở mọi giai đoạn của vụ việc đều có
những khả năng để chấm dứt vụ điều tra. Pháp luật Hoa Kỳ quy định thời hạn
tối đa cho từng hoạt động cụ thể trong mỗi giai đoạn của vụ điều tra chống bán
phá giá. Trong thực tế, các thời hạn này có thể thay đổi tùy thuộc vào tính chất
và hoàn cảnh khách quan của từng vụ việc cũng như khả năng chủ quan của cơ
quan điều tra (trong giới hạn mà pháp luật cho phép).
Bảng 2.1: Các thời hạn trong vụ điều tra bán phá giá của Hoa Kỳ
Thời hạn
0 ngày
20 ngày
45 ngày
160-210 ngày
235-345 ngày
280-420 ngày
Giai đoạn
Ngày nộp đơn
Ngày khởi xướng điều tra
Kết luận sơ bộ về thiệt hại
Kết luận sơ bộ về phá giá
Kết luận cuối cùng về phá giá
Kết luận cuối cùng về thiệt hại
Nguồn: Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá - chống trợ cấp tại Hoa Kỳ, 2010
Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, hai cơ quan DOC và ITC sẽ đảm nhiệm
điều tra vụ kiện chống bán phá giá. Tiến trình điều tra sẽ được diễn ra dưới sự
phối hợp chặt chẽ giữa DOC và ITC để xác định biên độ phá giá và mức độ
thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa. Hình 2.2 thể hiện tiến trình điều tra
chống bán phá giá của Hoa Kỳ.
13
Tiến trình điều tra chống phá giá
ITC
DOC
(1) Điều tra sơ bộ
Xác định thiệt hại
(4) Xác minh thiệt hại
1. Thành lập cơ quan điều tra và
lên kế hoạch giai đoạn điều tra
sơ bộ
2. Bảng câu hỏi
3. Bảng tóm tắt của bộ phận quản
lý
4. Bảng báo cáo và ghi chú của bộ
phận quản lý điều tra
5. Tóm tắt và bỏ phiếu
6. Kết luận và xem xét của ITC
1. Lên kế hoạch giai đoạn điều tra
cuối cùng
2. Bảng câu hỏi phỏng vấn
3. Xem xét trước các báo cáo của
bộ phận quản lý điều tra
4. Xét xử và tóm tắt lại kết quả
5. Báo cáo và ghi chú cuối cùng
của bộ phận quản lý điều tra
6. Đóng hồ sơ và xem xét ý kiến
cuối cùng của các bên tham gia
điều tra
7. Tóm tắt và bỏ phiếu
8. Kết luận và xem xét của ITC
(1) Khởi xướng điều tra
(2) Điều tra sơ bộ
(5) Điều tra cuối cùng
(6)Tránh nhiệm pháp lý
cuối cùng
đối với phá giá
Nguồn: Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Hoa Kỳ, 2013
Hình 2.2 Tiến trình điều tra chống phá giá của Hoa Kỳ
14
2.4.1.4 Các biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ
a. Biện pháp tạm thời
Biện pháp tạm thời chỉ đuợc áp dụng nếu cả ITC và DOC đều kết luận sơ
bộ khẳng định có việc bán phá giá và có thiệt hại đáng kể gây ra bởi hiện
tuợng nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá này vào Hoa Kỳ. Như vậy nếu DOC
kết luận phủ định về bán phá giá mà ITC kết luận khẳng định về thiệt hại thì
vụ điều tra sẽ vẫn đuợc tiếp tục mà sẽ không có biện pháp tạm thời nào đuợc
áp dụng cả. Biện pháp tạm thời thực chất là thuế chống bán phá giá tạm thời
với mức thuế bằng biên độ phá giá đuợc xác định trong điều tra sơ bộ của
DOC và thời điểm áp dụng là kể từ ngày kết luận sơ bộ của DOC đuợc đăng
trên Công báo. Theo quy định của WTO (mà Hoa Kỳ buộc phải tuân thủ), biện
pháp tạm thời không kéo dài quá 04 tháng (truờng hợp gia hạn cũng không
đuợc quá 6 tháng) và truờng hợp biên độ phá giá trong kết luận chính thức
thấp hơn hoặc không có thì khoản ký quỹ đã nộp sẽ đuợc hoàn trả tương ứng
với phần chênh lệch giữa biên độ phá giá tại kết luận cuối cùng và kết luận sơ
bộ.
Tuy nhiên, nếu bên nguyên đơn thuyết phục được cả ITC và DOC rằng
tồn tại “tình hình nghiêm trọng” trong vụ việc liên quan thì biện pháp tạm thời
có thể bị áp dụng hồi tố, tức là biện pháp này sẽ có hiệu lực cả đối với các lô
hàng liên quan nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong 90 ngày liền truớc ngày công bố
kết luận sơ bộ. Hai tiêu chí để DOC đánh giá “tình hình nghiêm trọng” khi
quyết định áp dụng hồi tố biện pháp tạm thời trong vụ điều tra chống bán phá
giá bao gồm: có tồn tại tiền sử phá giá (ở Hoa Kỳ hoặc một nuớc nào đó) hoặc
Nhà nhập khẩu biết rằng mình đang mua hàng bị bán phá giá (DOC sẽ suy
đoán là điều kiện này đuợc thỏa mãn nếu biên độ phá giá đuợc xác định trong
kết luận sơ bộ là trên 20% và có hiện tuợng nhập khẩu ồ ạt trong một thời gian
ngắn vào Hoa Kỳ. Ðể xem xét tiêu chí này, DOC sẽ phân tích cách thức mà
hàng nhập khẩu liên quan chiếm lĩnh thị truờng Hoa Kỳ và các phương thức
nhập khẩu trong quá khứ (thuờng với mức tăng trên 15% trong khoảng thời
gian liền truớc đơn kiện là có thể coi như “nhập khẩu ồ ạt”).
b. Thỏa thuận đình chỉ
Theo quy định, thoả thuận đình chỉ là một hình thức cam kết của nhà sản
xuất, xuất khẩu với những nội dung nhất định đuợc DOC chấp nhận, có tính
chất như một biện pháp chống bán phá giá thay thế cho biện pháp thuế. Khi
DOC và nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan đạt đuợc một thoả thuận đình chỉ
thì DOC sẽ đình chỉ việc điều tra, không áp thuế chống bán phá giá đối với các
doanh nghiệp bị đơn đạt đuợc thỏa thuận đình chỉ nhưng các doanh nghiệp này
15