Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây trồng làm cơ sở cho chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại quận bình thủy, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------------------------

LÝ BẢO TRÂN

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CÁC LOẠI CÂY TRỒNG LÀM CƠ SỞ CHO
CHUYỂN ĐỔI KIỂU SỬ DỤNG ĐẤT TẠI QUẬN
BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------------------------

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CÁC LOẠI CÂY TRỒNG LÀM CƠ SỞ CHO
CHUYỂN ĐỔI KIỂU SỬ DỤNG ĐẤT TẠI QUẬN
BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 52850103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


PGs. Ts. LÊ TẤN LỢI

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Họ tên: LÝ BẢO TRÂN
Mssv: 4115099
Lớp: Quản lý đất đai K37A2

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
Xác nhận đề tài:
“KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC LOẠI
CÂY TRỒNG LÀM CƠ SỞ CHO CHUYỂN ĐỔI KIỂU SỬ DỤNG ĐẤT TẠI
QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ”
Sinh viên thực hiện: Lý Bảo Trân

MSSV: 4115099

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trường
& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ.

Ý kiến của Bộ Môn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Trưởng Bộ Môn

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chấp nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp
ngành quản lý đất đai với đề tài:
“KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
LOẠI CÂY TRỒNG LÀM CƠ SỞ CHO CHUYỂN ĐỔI KIỂU SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ”
Sinh viên thực hiện: Lý Bảo Trân

MSSV: 4115099


Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trường
& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
----o0o---NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC LOẠI
CÂY TRỒNG LÀM CƠ SỞ CHO CHUYỂN ĐỔI KIỂU SỬ DỤNG ĐẤT TẠI
QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ”

Do sinh viên Lý Bảo Trân (MSSV: 4115099) thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày….tháng..... năm 2014.
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức: ..................................................
Ý kiến của hội đồng:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày... tháng... năm 2014
Chủ tịch hội đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.
Cần Thơ, ngày.....tháng......năm 2014
Sinh viên thực hiện


Lý Bảo Trân

iv


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Lý Bảo Trân
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 13-09-1993
Nơi sinh: Cà Mau
Quê quán: Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu
Ngành học: Quản Lý Đất Đai
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ
Họ và tên cha: Lý Ngọc Long, Sinh năm: 1949
Nghề nghiệp: Buôn bán
Họ và tên mẹ: Trương Ngọc Mai, Sinh năm: 1960
Nghề nghiệp: Nội trợ

v


LỜI CẢM TẠ
Kính thưa quý thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ !
Trong thời gian học dưới mái trường đại học, được sự tận tâm và nhiệt tình truyền đạt
kiến thức quí thầy, cô là niềm vinh dự và hạnh phúc cho em. Ngày hôm nay với sự nổ
lực, cố gắng không ngừng của bản thân và sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy, cô đã
giúp cho em hoàn thành khóa học và thực hiện xong luận văn tốt nghiệp làm hành
trang cho tương lai sau này. Với những gì tốt đẹp mà thầy cô đã mang đến cho em, em
xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Thầy Lê Tấn Lợi đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ cho em hoàn thành tốt đề

tài luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn đề tài “ Xây dựng mô hình chuyển đổi kiểu sử dụng đất lúa theo hướng
nông nghiệp đô thị tại quận Bình Thủy Thành Phố Cần Thơ " đã tạo điều kiện và
hỗ trợ kinh phí trong quá trình điều tra thu thập số liệu.
Cô Phan Kiều Diễm và cô Nguyễn Thị Song Bình cố vấn học tập đã tạo điều kiện tốt
nhất cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Quý thầy, cô bộ môn Tài nguyên Đất đai, cùng toàn thể quý thầy, cô trường Đại học
Cần Thơ đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em.
Chị Lý Hằng Ni, anh Đỗ Thanh Tân Em, anh Nguyễn Đông Hồ và anh Lý Trung
Nguyên đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập điều tra số liệu cho em hoàn thành tốt
luận văn.
Các bạn lớp Quản lý Đất đai khóa 37 đã cùng học tập, chia sẻ và động viên giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
Con xin cảm ơn đến cha mẹ đã nuôi dưỡng con và tạo điều kiện tốt nhất cho con học
tập.
Lời cuối em xin chúc toàn thể quý thầy, cô được nhiều sức khỏe, thành công trong
công tác giảng dạy. Chúc các anh chị sức khỏe và công tác tốt. Chúc cha mẹ luôn khỏe
mạnh.
Em xin chân thành cảm ơn!

Lý Bảo Trân

vi


TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu: Khảo sát thực trạng sản xuất nông nghiệp của
quận Bình Thủy và xác định được hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác làm cơ sở đề
xuất chuyển đổi mô hình canh tác có hiệu quả và phù hợp với định hướng phát triển
nông nghiệp tại địa phương. Đề tài được thực hiện bằng phương pháp thu thập các số

liệu thứ cấp qua tiếp cận với cán bộ tại địa phương. Ngoài ra, đề tài còn điều tra khảo
sát thực tế tình hình sản xuất của nông hộ bằng phương pháp bảng câu hỏi chuẩn.
Qua quá trình điều tra cho thấy trong vùng hiện có 4 mô hình canh tác chính là: mô
hình lúa 3 vụ, mô hình lúa 2 vụ, mô hình chuyên màu, mô hình cây ăn trái.
Qua quá trình thu thập số liệu và tính toán cho thấy rằng lợi nhuận thu nhập của mô
hình chuyên màu mang lại lợi nhuận cao nhất, trong đó cao nhất là cây dưa hấu 237,55
triệu đồng/ha/năm, nhưng chi phí mô hình này rất cao 166,31 triệu đồng/ha/năm. Mô
hình cây ăn trái là mô hình thế mạnh của vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao với các
loại cây như cây có múi, vú sữa, xoài. Mô hình này có lợi nhuận từ khoảng 80 – 120
triệu đồng/ha/năm, chi phí chỉ từ khoảng 35 – 55 triệu đồng/ha/năm. Diện tích lúa của
vùng lớn tuy nhiên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, các nông hộ đang có xu hướng
chuyển dần sang mô hình canh tác màu và cây ăn trái.
Mô hình cây ăn trái tuy có lợi nhuận không cao bằng mô hình chuyên màu nhưng lại
có hiệu quả đồng vốn cao hơn, cao nhất là mô hình cây có múi 2,56, tiếp đến là mô
hình cây vú sữa 2,14 và xoài là 1,65. Dưa hấu và rau màu mang lại hiệu quả đồng vốn
lần lượt là 1,43 và 1,12. Mô hình lúa có hiệu quả đồng vốn thấp từ 0,53 đến 0,68.
Hiện tại người dân đang chú trọng: công lao động và kỹ thuật, đối với yếu tố đầu ra
người dân chú trọng về năng suất, thị trường và lợi nhuận.
Các mô hình canh tác còn gặp khó khăn như nguồn lao động nông nghiệp đang bị
thiếu, trình độ lao động sản xuất nông nghiệp thấp. Bên cạnh những khó khăn cũng có
những thuận lợi như: nguồn nước dồi dào, năng suất tương đối ổn định, nguồn cung
cấp giống tại địa phương.

vii


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI......................................................... i
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ......................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO...........................................................................iii

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. iv
LÝ LỊCH CÁ NHÂN............................................................................................................. v
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................................... vi
TÓM LƯỢC ........................................................................................................................ vii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................................. x
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. xii
CHƯƠNG 1.
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................................ 1
1.1
Đất đai.................................................................................................................... 1
1.1.1.
Định nghĩa đất đai .......................................................................................... 1
1.1.2.
Vai trò của đất đai .......................................................................................... 2
1.1.3.
Chức năng đất đai........................................................................................... 3
1.2
Nguyên tắc sử dụng đất đai..................................................................................... 4
1.3
Kiểu sử dụng đất đai............................................................................................... 4
1.4
Đánh giá đất đai với các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường ................................ 5
1.5
Định nghĩa về hệ thống canh tác ............................................................................. 5
1.6
Khái niệm về hiệu quả kinh tế................................................................................. 6
1.7
Nông nghiệp đô thị trong và ngoài nước ................................................................. 7

1.8
Đặc điểm vùng nghiên cứu ..................................................................................... 9
1.8.1
Vị trí địa lý...................................................................................................... 9
1.8.2
Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 11
1.8.3
Đặc điểm kinh tế xã hội và hoạt động sản xuất nông nghiệp.......................... 14
CHƯƠNG 2.
PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP......................................................... 17
2.1
Phương tiện nghiên cứu ........................................................................................ 17
2.1.1
Thời gian và địa điểm thực hiện .................................................................... 17
2.1.2
Phương tiện cần thiết.................................................................................... 17
2.2
Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 17
2.2.1
Thu thập số liệu ............................................................................................ 17
2.2.2
Xử lý số liệu.................................................................................................. 17
2.2.3
Phương pháp phân tích chi phí và lợi nhuận ................................................. 18
CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................................... 19
3.1 Hiện trạng sử dụng đất của quận Bình Thủy ........................................................... 19
3.2
Nguồn lực sản xuất nông nghiệp của các nông hộ ................................................. 20
3.2.1

Nhân lực ....................................................................................................... 20
3.2.2
Đất đai.......................................................................................................... 21
3.2.3
Phương tiện sản xuất .................................................................................... 22
3.2.4
Nguồn thu nhập của nông hộ từ sản xuất nông nghiệp .................................. 23
3.2.5
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp .................................................... 24
3.3
Lịch thời vụ sản xuất lúa....................................................................................... 25
3.3.1
Mô hình lúa 3 vụ, 2 vụ................................................................................... 25
3.3.2
Chuyên màu.................................................................................................. 25
3.3.3
Chuyên cây ăn trái........................................................................................ 26
3.4
Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng ................................................................. 26
3.4.1
Hiệu quả kinh tế mô hình trồng lúa ............................................................... 26
3.4.2
Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng màu....................................................... 28
3.4.3
Hiệu quả kinh tế của các loại cây ăn trái ...................................................... 29
viii


3.5
So sánh các mô hình canh tác của vùng ................................................................ 32

3.5.1
So sánh về chi phí đầu tư .............................................................................. 32
3.5.2
So sánh về lợi nhuận ..................................................................................... 33
3.5.3
So sánh hiệu quả đồng vốn............................................................................ 33
3.6
Định hướng phát triển ngành nông nghiệp của quận.............................................. 34
3.6.1
Quan điểmchung cho sự phát triển................................................................ 34
3.6.2
Định hướng phát triển nông nghiệp............................................................... 34
3.7
Đề xuất mô hình chuyển đổi ................................................................................. 35
3.7.1
Quan điểm đề xuất ........................................................................................ 35
3.7.2
Mô hình đề xuất ............................................................................................ 35
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 37
4.1
Kết luận................................................................................................................ 37
4.2
Kiến nghị.............................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 38
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 39

ix


DANH SÁCH HÌNH

Hình
1.1
3.2
3.3
3.4

Tựa hình
Bảng đồ hành chính quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
So sánh chi phí đầu tư các mô hình canh tác
So sánh lợi nhuận các mô hình canh tác
So sánh hiệu quả đồng vốn các mô hình canh tác

x

Trang
10
32
33
34


DANH SÁCH BẢNG
Hình
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20

Tựa bảng
Hiện trạng sử dụng đất quận Bình Thủy năm 2013
Số nhân khẩu nông hộ
Độ tuổi của chủ hộ
Trình độ học vấn của chủ hộ
Sở hữu đất theo KSD
Phương tiện sản xuất
Nguồn thu nhập của nông hộ
Nơi bán sản phẩm
Nguồn thông tin giá sản phẩm
Lịch canh tác 3 vụ lúa Đông Xuân – Hè Thu – Thu Đông
Lịch canh tác 2 vụ lúa Đông Xuân – Hè Thu
Lịch canh tác các loại cây rau màu của vùng
Lịch canh tác các loại cây ăn trái của vùng
Chi phí và hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình trồng lúa 3 vụ
Chi phí và hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình trồng lúa 2 vụ

Chi phí và hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình trồng rau màu
Chi phí và hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình trồng dưa hấu
Chi phí và hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình trồng cây xoài
Chi phí và hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình trồng cây vú sữa
Chi phí và hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình trồng cây có múi: cam,
chanh, hạnh

xi

Trang
19
20
21
21
22
22
23
24
24
25
25
26
26
26
27
28
29
30
30
31



MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện tồn tại phát triển của con
người và sinh vật, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng phục vụ hầu hết cho các
ngành kinh tế và cuộc sống con người.
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp về quy mô và diện tích nhường
đất lại cho quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển về kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển của nước ta
phải dựa vào sự phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nền tảng để phát triển vì
thế vấn đề đặt ra là sử dụng đất nông nghiệp như thế nào để hài hòa giữa mục đích
phát triển kinh tế xã hội hiện tại và lâu dài trong tương lai trên cơ sở giữ được nền tảng
nông nghiệp kết hợp với nhu cầu phát triển các loại hình kinh tế mang tính nông
nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ.
Sản xuất nông nghiệp ngày càng đòi hỏi cao hơn do yếu tố thị trường và chất lượng
nông sản để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Hiện tại, việc sử dụng đất
vẫn chưa đạt hiệu quả cao do trồng trọt còn mang tính tự phát và thường dựa vào kinh
nghiệm truyền thống sản xuất lâu đời, không mang lại hiệu quả kinh tế và chi phí cho
sản xuất cao.
Quận Bình Thủy tuy đã đạt được nhiều thành tựu cao trong quá trình phát triển. Tuy
nhiên, việc qui hoạch và bố trí lại cây trồng vẫn còn chưa phù hợp với định hướng
triển kinh tế xã hội của Quận. Theo định hướng đến năn 2020 thì quận sẽ không còn
đất lúa. Như vậy yêu cầu đặt ra là cần phải nghiên cứu xác định chuyển đổi như thế
nào cho phù hợp với định hướng phát triển theo thời gian và phù hợp với điều kiện tự
nhiên cho từng loại cây trồng. Vì vậy đề tài: “Khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu
quả kinh tế các loại cây trồng làm cơ sở cho chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại Quận
Bình Thủy, thành phố Cần Thơ” được thực hiện với mục tiêu:
- Khảo sát thực trạng sản xuất nông nghiệp của 3 phường Long Tuyền, Long
Hòa và Thới An Đông quận Bình Thủy.
- Tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác tại địa phương

làm cơ sở cho việc lựa chọn các loại cây trồng phù hợp.
- Đề xuất hướng mô hình và chuyển đổi thích hợp và có hiệu quả, phù hợp với
định hướng phát triển kinh tế của quận.

xii


CHƯƠNG 1.

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Đất đai
1.1.1. Định nghĩa đất đai
Theo Brinkman và Smyth (1976), về mặt địa lý mà nói đất đai “là một vùng đất
chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu
kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới,
trong đó bao gồm : không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể thực vật và động vật
và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ,
hiện tại và trong tương lai”.
Theo P. M. Driessen và N. T. Konin (1992), chúng ta cần phân biệt giữa thuật ngữ đất
và đất đai, vì đất chỉ là một trong những thuộc tính của đất đai bên cạnh các thuộc tính
khác như: khí hậu, thời tiết, tập đoàn động thực vật, các hoạt động của con người. Các
vùng tự nhiên mang tính đồng nhất về tất cả các thuộc tính của đất đai được gọi là các
đơn vị đất đai (Land unit).
Theo UN, 1994, Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng thì xác
định đất đai là “diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của
môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ
nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy), các lớp trầm tích sát bề
mặt, cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật,
trạng thái định cư của con nguời, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện

tại để lại (san nền, hồ chứa nước, hay hệ thống thoát nước, đường xá, nhà cửa ...). Hồ
Thị Lam Trà (2006), Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt là thành phần quan trọng của môi trường sống, là
địa bàn phân bố khu dân cư xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng.
- Đất đai là tài sản vì đất đai có đầy đủ thuộc tính của tài sản như: đáp ứng được nhu
cầu nào đó của con người tức là có giá trị sử dụng, con người có khả năng chiếm hữu,
là đối tượng tra đổi mua bán… do đó tài sản đất đai có thể mang ra trao đổi như hàng
hóa thông thường.
- Đất đai còn được coi là tài sản đặc biệt vì bản thân nó không do lao động làm ra mà
lao động tác động vào đất đai để biến nó từ trạng thái hoang hóa trở thành sử dụng vào
đa mục đích. Đất đai được coi là tài sản đặc biệt của mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn và
chuyển tiếp qua các thế hệ, là một trong những phương thức tích lũy của cải, vật chất
và được thừa kế hoặc trao đổi.

1


- Đất đai cố định về vị trí, có giới hạn về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng.
Bên cạnh đó đất đai có khả năng sinh lợi vì trong quá trình sử dụng nếu biết khai thác
hợp lí sẽ làm tăng thêm giá trị của đất. Khác với tài sản thông thường khác trong quá
trình sử dụng đất không phải khấu hao, giá trị của đất không những không mất đi mà
có xu hướng tăng lên.
Đất đai là một thực thể bao gồm: khí quyển, sinh quyển và địa quyển. Các thành phần
này có sự tác động qua lại lẫn nhau đồng thời có chu kì dự đoán được, một trong số
các thành phần này thay đổi thì tính chất của các thành phần đó cũng sẽ thay đổi theo.
Đất đai giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài
người. (Lê Tấn Lợi, 2009).
Tóm lại, đất đai giữ vị trí đặc biệt và có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng. Đất đai
là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân và
hoạt động của con người. Đất đai là một trong những tài nguyên quý giá của con

người, là điều kiện cho sự sống động vật, thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là
điều kiện cần thiết cho con người tồn tại và tái sản xuất ra các thế hệ kế tiếp nhau cho
loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất đai có hiệu quả về kinh tế và xã hội, môi trường,
bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai bền vững là cần thiết và quan trọng.
1.1.2. Vai trò của đất đai
Đất đai có vai trò rất quan trọng về kinh tế - xã hội và chính trị. Đó là tài sản quý báu
của quốc gia, không gì thay thế được.
Theo Nguyễn Thị Hồng Lê, 2001:
- Về mặt kinh tế: Đất đai là một tư liệu không gì thay thế được và sản xuất không giới
hạn. Đất đai được tồn tại vĩnh viễn theo thời gian mà không bị mất đi, trong khi các tư
liệu sản xuất khác bị hao mòn theo thời gian và được loại bỏ khi có một tư liệu sản
xuất khác tiến bộ hơn. Đất đai là cơ sở vật chất để thực hiện mọi quá trình sản xuất tất
cả các ngành kinh tế, riêng với nông nghiệp thì đất đai là tư liệu không thể thiếu được.
- Về mặt chính trị:
+ Đất giữ vai trò cực kỳ quan trọng là nguyên nhân cơ bản diễn ra hầu hết các cuộc
chiến tranh.
+ Luật đất đai năm 1993 đã khẳng định đất đai: là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội,
an ninh và quốc phòng.

2


Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của
con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động: xây dựng nhà,
xưởng, bố trí máy móc, làm đất…) vừa là phương tiện lao động ( cho con người đứng
và làm việc trên đó, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc…). Đất là điều kiện vật chất để
tồn tại và tái sản xuất cho các thế hệ tiếp theo của loài người (Tổng Cục Địa Chính,
1996).

Đất đai có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Đất đai là tư liệu sản xuất trực tiếp của nền kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp, là
địa bàn phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, là nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt
của con người (Lê Tấn Lợi, 1999).
Ngoài diện tích bề mặt, nước ta còn có một bộ phận lớn đất ngập nước: các đầm lầy,
sông ngòi, kênh rạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước nhân tạo.. với
nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, giải trí,
nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gen quý hiếm..ngoài ra nó cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc lọc nước thải, đều hòa dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều
hòa khí hậu địa phương, chống sạc lỡ ở bờ biển, ổn định mạch nước ngầm cho sản
xuất nông nghiệp, tích lũy nước ngầm, cư trú của các loài chim, du lịch…
Do đất đai là có hạn trong khi dân số ngày một tăng nên vai trò của đất đai ngày càng
trở nên quan trọng hơn đối với xã hội loài người. Vì thế, sử dụng đất đai một cách có
khoa học, có hệ thống, hợp lý và bền vững là nhiệm vụ mang tính cấp bách và lâu dài.
1.1.3. Chức năng đất đai
Theo Lê Quang Trí (2010), có thể chia đất đai ra 9 chức năng tương ứng với 3 nhóm
chức năng: Kinh tế - Xã hội – Môi trường:
Nhóm chức năng về kinh tế:
- Chức năng sản xuất: Đất đai là nền tảng cho hệ thống hỗ trợ sự sống thông qua việc
sản xuất sinh khối để cung cấp lương thực, thực phẩm chăn nuôi, sợi, dầu, gỗ và một
số vật liệu sinh vật sống khác cho con người sử dụng một cách trực tiếp hay thông qua
các vật nuôi như nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản vùng ven biển.
- Chức năng nước: Đất đai điều hòa sự tồn trữ lưu thông của nguồn tài nguyên n ớc
mặt và nước ngầm và những ảnh hưởng của chất lượng nước.
- Chức năng tồn trữ: Đất đai là kho chứa các vật liệu và chất khoáng thô cho việc sử
dụng của con người.
Nhóm chức năng xã hội:
3



- Chức năng không gian sống: Đất đai cung cấp nền tảng tự nhiên cho việc xây dựng
khu dân cư, nhà máy và những hoạt động xã hội như thể thao, nghỉ ngơi.
- Chức năng bảo tồn di tích lịch sử: Đất đai còn là nơi chứa đựng và bảo vệ các chứng
tích lịch sử văn hóa của loài người và nguồn thông tin về các điều kiện về điều kiện
khí hậu và những sử dụng đất đai trong quá khứ.
- Chức năng nối liền không gian: Đất đai cung cấp không gian cho việc vận chuyển
của con người, đầu tư và sản xuất, cho sự di chuyển của động vật, thực vật giữa vùng
các vùng riêng biệt của hệ sinh thái tự nhiên.
Nhóm chức năng môi trường:
- Chức năng về môi trường sống: Đất đai là nền tảng của đa dạng hóa sinh vật trong
đất thông qua việc cung cấp môi trường sống cho sinh vật và nơi lưu trữ nguồn gen
cho thực vật, động vật và sinh vật ở bên trên và bên dưới mặt đất..
- Chức năng điều hòa khí hậu: Đất đai và nơi sử dụng đất đai là nguồn và nơi chứa khí
gas từ nhà kính hay hình thành một sự cân bằng năng lượng toàn cầu giữa phản chiếu,
hấp thụ hay chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời và chu kỳ thủy văn của toàn cầu.
- Chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm: Đất đai có khả năng hấp thụ, lọc, đệm và
chuyển đổi thành phần nguy hại.
1.2

Nguyên tắc sử dụng đất đai

Việc sử dụng đất đai phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính
đáng của người sử dụng đất xung quanh.
- Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất
theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 6, Luật
đất đai 2013)
1.3


Kiểu sử dụng đất đai

Đánh giá đất đai bao gồm sự liên quan giữa những đơn vị đất đai đến một KSD đất đai
riêng biệt trong một vùng nhất định đang nghiên cứu. Những loại sử dụng đất đai này
có thể được định nghĩa như là loại sử dụng chính trong sử dụng đất đai hay nói chi tiết
hơn là kiểu sử dụng đất đai. (Lê Quang Trí, 2010)
Kiểu sử dụng đất đai là một loại riêng biệt trong sử dụng đất đai và được mô tả dưới
dạng tiêu chuẩn chẩn đoán hay đặc trưng chính. Những đặc trưng chính được chọn lọc
4


ra dựa trên cơ sở có liên quan trực tiếp đến khả năng cho sản lượng cây trồng của đất
đai (Lê Quang Trí, 2010)
1.4 Đánh giá đất đai với các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường
Yếu tố kinh tế xã hội cũng giữ vai trò rất quan trọng trong đánh giá đất đai. Yếu tố này
thay đổi theo từng vùng khác nhau liên quan đến khu vực dân cư, những hoạt động của
con người, những quyết định liên quan đến chính trị và hành chánh cho phép quy
hoạch, chính sách bao cấp nông dân hay các yếu tố không thể lượng hóa như phong
tục, tập quán.. Do đó trong đánh giá đất đai cần chú ý những giới hạn về tự nhiên đến
sử dụng đất bao gồm luôn cả hiện trạng sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng của các
yếu tố kinh tế xã hội lên sự chọn lọc và đưa ra các KSD có triển vọng.
Sự ảnh hưởng về môi trường trong sử dụng đất đai cũng là vấn đề cần được coi trọng.
Sự suy thoái môi trường do con người khai thác tài nguyên đất đai không theo quy
hoạch làm cho chất lượng đất đai ngày càng cạn kiệt và môi trường tự nhiên bị phá
hủy dẫn đến thay đổi lớn hệ sinh thái và ảnh hưởng đến các vùng khác.
1.5 Định nghĩa về hệ thống canh tác
Theo Nguyễn Văn Sánh (1996) thì hệ thống canh tác là sự sắp xếp phối hợp duy nhất
và ổn định nhất nhưng rất năng động các hoạt động của nông trại trong các điều kiện
nhất định về mặt vật lý, sinh học, kinh tế, xã hội phù hợp với mục tiêu, sở thích và các
nguồn tài nguyên của nông hộ. Những yếu tố này phối hợp tác động lên sản phẩm làm

ra và phương pháp sản xuất (Lê Quang Trí, 2010)
Hệ thống canh tác là hệ thống hoạt động của con người (nông dân) sử dụng tài nguyên
(tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, con người và xã hội) trong một phạm vi nhất định để tạo ra
sản phẩm nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, của con người (bản thân, gia đình,
cộng đồng và xã hội) (Trần Thanh Bé, 2008).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Thị Xuân Thu (2004), hệ thống canh tác là một phần
của hệ thống nông nghiệp, có thể chia ra thành những hệ thống nhỏ hơn như hệ thống
cây trồng, hệ thống chăn nuôi, hệ thống thủy sản.
- Hệ thống trồng trọt: là việc thực hiện mô hình canh tác cây trồng và sự liên quan giữa
cây trồng với môi trường bên ngoài.
- Hệ thống chăn nuôi: là mô hình mà vật nuôi có thể là một hoặc nhiều con dưới tác
động của các yếu tố kỹ thuật để sản xuất ra sản phẩm chăn nuôi trong một môi trường
kinh tế và điều kiện kinh tế cụ thể.

5


- Hệ thống thủy sản: là dạng canh tác trong điều kiện môi trường nước nuôi các loại
thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế nhằm đạt được mục tiêu của
nông dân.
Hệ thống canh tác tích hợp: là những hệ thống sản xuất nông nghiệp khác nhau nhưng
có mối quan hệ gắn bó, kết hợp chặt chẽ nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên. Sản phẩm hay phụ phế phẩm của một hệ thống này là được sử dụng như
nguồn nguyên liệu cần thiết cho hệ thống khác (Lê Quang Trí, 2010)
1.6 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi hướng tới;
nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là
năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung,
hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một

đơn vị thời gian.
Theo Nguyễn Thị Mỹ Hiền (2010) thì hiệu quả kinh tế là kết quả về mặt kinh tế của
một hoạt động nào đó của một sự vật hiện tượng.
Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các kết quả hoạt động của các sự vật, hiện tượng
bao gồm hiệu quả kinh tế, xã hội, đời sống, nhận thức…
Hiệu quả kinh tế là kết quả về mặt kinh tế của một hoạt động nào đó của một sự vật
hiện tượng. (Vưu Diễm Phúc, 2010)
Các chỉ tiêu xét về mặt kinh tế - xã hội bền vững bao gồm: Tăng thu ngân sách, tạo
thêm được nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của người lao động,
tái phân phối lợi tức xã hội.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng
hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau.
Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết
kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con
người.

6


Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và
lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá
trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực
đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng
như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 đại lượng đó.
Từ những vấn đề trên có thể thấy rằng, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là
với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều

nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng về vật chất của xã hội (Phạm Quang Khánh và Vũ Cao Thái, 1994).
- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp được xác định trên cơ sở: Giá trị sản
xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời
kỳ nhất định (thường là một năm). Giá trị gia tăng (GTGT) là hiệu số giữa giá trị sản
xuất (GTSX) và chi phí trung gian (CPTG), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm
trong thời kỳ sản xuất đó. CPTG là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên
bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong
quá trình sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm: GTSX/CPTG và GTGT/CPTG,
đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi
và thu dịch vụ.
- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi, bao gồm: GTSX/LĐ và
GTGT/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng
đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời
giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ
tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
1.7 Nông nghiệp đô thị trong và ngoài nước
Từ cuối thế kỷ XX, nông nghiệp đô thị đã trở thành xu thế trong quá trình phát triển đô
thị ở các quốc gia. Trên thế giới, gần 1/3 lượng rau, quả, thịt, trứng cung ứng cho đô
thị là từ nông nghiệp đô thị, 25 - 75% số gia đình ở thành phố phát triển theo mô hình
nông nghiệp đô thị. Ở Matxcơva (Nga), 65% gia đình có mô hình VAC đô thị, ở
Dactxalam là 68%, Maputo 37%,... Tại Béclin (Đức), có 8 vạn mảnh vườn trồng rau ở
đô thị; hàng vạn cư dân ở Niu Oóc (Hoa Kỳ) có vườn trồng rau trên sân thượng. Tại
nhiều thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu..., nông
nghiệp đô thị cung cấp tới 85% nhu cầu về rau xanh, 50% về thịt trứng của người dân.
Theo Tổ chức làm vườn quốc gia Hoa Kỳ, năm 2007, người dân Hoa Kỳ chi khoảng
7



1,4 tỷ USD cho việc trồng cây rau, quả tại nhà, tăng 25% so với năm 2006 (Võ Hữu
Hòa, 2011).
Một số quốc gia điển hình về phát triển nông nghiệp đô thị hiện nay. Tại Cu Ba phát
triển mạnh mẽ nông nghiệp đô thị để cung ứng thực phẩm tươi sống tại chỗ cho cư dân
đô thị, nhờ đó thủ đô Lahabana đã tự túc được đến 90% loại thực phẩm này. Năm 2008
có hơn 20 vạn thị dân Cu Ba làm việc trong ngành nông nghiệp đô thị sử dụng 140
km 2 đất đô thị. Chương trình nông nghiệp đô thị của Cuba là một thành công ấn tượng.
Ở Trung Quốc Nông nghiệp đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả
năng thích nghi của các thành phố, giải quyết rất tốt các vấn đề do đô thị hóa quá
nhanh gây ra cho các đô thị. Điều này sẽ được chứng minh qua ví dụ ở thủ đô Bắc
Kinh và thành phố Thượng Hải. Nông nghiệp ven đô đóng vai trò quan trọng trong
việc cung cấp nguồn lương thực sạch cho những người dân ở thủ đô Bắc Kinh. Trong
năm 2010, tỷ lệ rau cung cấp cho thành phố Bắc Kinh là 55% và Thượng Hải là 50%.
Do khoảng cách vận chuyển ngắn cũng làm giảm chi phí sản xuất lương thực. Giá rau
được vận chuyển đến Bắc Kinh từ khu vực phía Nam Trung Quốc là cao do giá dầu
cao. Đồng thời, giảm vận chuyển sẽ làm giảm phát thải CO2. Khi có thảm họa, việc tự
cung cấp lương thực sạch rất quan trọng.
Tại Việt Nam, tốc độ đô thị hoá nhanh đến chóng mặt, việc giúp bà con nông dân
chuyển nghề cho phù hợp với quá trình làng dân phố, xã dân phường chưa được các cơ
quan chức năng thực hiện tốt nhưng bản thân từng người dân đã có những cách làm
hiệu quả.
TP. Đà Nẵng là một trong những địa phương có những mô hình nông nghiệp đô thị
khá độc đáo. Thành quả đáng kể nhất là nghề làm sinh vật cảnh, trồng rau mầm, nấm
ăn phát triển nhanh, nông dân không chỉ tạo ra sản phẩm có giá trị mà còn có cơ hội
làm giàu.
Có một xu thế đang diễn ra rất mạnh hiện nay là nhiều gia đình ở Hà Nội cũng bắt đầu
trồng rau để phục vụ bữa ăn gia đình. Để có rau sạch, nhiều hộ đã trồng rau vào chậu
cảnh, hộp xốp, thậm chí cải tạo cả tầng thượng thành một vườn rau.
TP.Hồ Chí Minh là nơi có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất cả nước. Nhận thức rõ, phát

triển nông nghiệp đô thị rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thuỷ văn… mang
lại hiệu quả kinh tế cao, lãnh đạo thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm phát
triển nông nghiệp các vùng ngoại thành theo hướng công nghệ cao. Kết quả bước đầu
của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành thời gian
qua là tạo việc làm cho nhiều lao động tại chỗ, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm
nghèo, cải thiện môi trường, đóng góp vào sự tăng trưởng của nông nghiệp thành phố.
8


Như vậy, có thể thấy rõ, ưu điểm của nông nghiệp đô thị là không chỉ tạo ra nguồn
nông sản tươi sống, giá rẻ cung ứng tại chỗ cho cư dân đô thị, mà còn có tác dụng bảo
vệ môi trường, tạo việc làm cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp đô thị phải nhằm 4 mục tiêu: đó là
nâng giá trị sản xuất trên 1 ha diện tích nuôi trồng; tăng thu nhập cho người lao động;
nâng cao sức cạnh tranh cho các loại sản phẩm trong điều kiện kinh tế hội nhập; ngoài
ra nông nghiệp đô thị còn nhắm đến mục tiêu tạo ra môi trường sản xuất-kinh doanh
thân thiện với con người. Xây dựng nền nông nghiệp đô thị là một định hướng rất quan
trọng, cần thiết và cấp bách; đặc biệt trong giai đoạn các thành phố đang đẩy nhanh
tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và có dấu hiệu suy thoái môi trường như hiện
nay.
Theo báo cáo kết quả Các mô hình canh tác hiệu quả trên đất phèn vùng đệm Vồ Dơi
vườn Quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau của Lê Quang Trí, Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Thị
Song Bình, Nguyễn Hữu Kiệt, Kha Thanh Hoàng để chọn các mô hình canh tác hiệu
quả nhằm nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm để bảo vệ vùng tài nguyên thiên
nhiên rừng. Qua nghiên cứu cho thấy, mô hình cây ăn trái mang lại hiệu quả cao nhất
4,31, thủy sản đạt 3,26, chuyên màu đạt 2,23 (năm 2008), mô hình lúa mang lại hiệu
quả thấp nhất. Vùng đệm là vùng đất phèn, nguồn nước gặp khó khăn trong mùa khô,
các mô hình canh tác trong những năm đầu chủ yếu là cây lúa và các cây hoa màu phụ
khác. Sự chuyển đổi mô hình canh tác sử dụng đất đai còn chậm, tuy nhiên có những
bước tiến trong cải thiện kỹ thuật canh tác nên hiệu quả kinh tế gia tăng.

Theo Đào Đức Mẫn, Nguyễn Tất Cảnh (2013), nghiên cứu thực trạng và hiệu quả kinh
tế sử dụng đất canh tác huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, cho thấy hiệu quả kinh tế của
kiểu sử dụng đất chuyên lúa thấp hơn các kiểu sử dụng đất lúa – màu và kiểu sử dụng
đất chuyên rau màu. Hầu hết các kiểu sử dụng đất thuộc loại hình chuyên rau màu đều
cho hiệu quả kinh tế cao trên tất cả các chỉ số tính toán. Các kiểu sử dụng đất thuộc
loại hình lúa - màu cho hiệu quả kinh tế thấp hơn nhưng khá đồng đều nhau, tuy nhiên
nếu so sánh với loại hình chuyên rau màu thì thấp hơn trung bình khoảng 1,48 lần.
Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất thuộc loại hình sử dụng đất chuyên lúa trung
bình thấp hơn 1,02 lần so với loại hình lúa màu và 1,52 lần so với loại hình chuyên rau
màu.
1.8 Đặc điểm vùng nghiên cứu
1.8.1 Vị trí địa lý
Quận Bình Thủy nằm phía Đông Nam thành phố Cần Thơ, là một trong những quận
trung tâm của thành phố, tổng diện tích tự nhiên 7.068,23 ha, dân số năm 2013 là
9


119.158 người, chiếm 5,04% diện tích, 9,66% dân số của thành phố Cần Thơ, gồm 8
đơn vị hành chính: phường Bình Thủy, An Thới, Trà Nóc, Trà An, Bùi Hữu Nghĩa,
Thới An Đông, Long Hòa, Long Tuyền. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn một số cồn:
Cồn Sơn, Cồn Ngang, một phần Cồn Khương. Địa giới hành chính được xác định như
sau:
Phía Bắc giáp quận Ô Môn.
Phía Tây giáp huyện Phong Điền.
Phía Nam giáp quận Ninh Kiều.
Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long.
Về mặt vị trí: Địa bàn quận trải dài trên các tuyến trục chính như: Đường Cách mạng
tháng 8, Lê Hồng Phong, Quốc lộ 91B, đường Võ Văn Kiệt. Ngoài ra, trên địa bàn
Quận có Bộ Tư lệnh Quân khu 9, sân bay Cần Thơ, cảng Hoàng Diệu, khu công
nghiệp Trà Nóc 1, nhà máy điện Trà Nóc và nhiều đơn vị kinh doanh hoặc đơn vị sự

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, vai trò của quận được thể hiện:

Hình 1.1 Bản đồ hành chính quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
10


1.8.2 Điều kiện tự nhiên
1.8.2.1 Địa hình, địa mạo
Nhìn chung địa hình của quận Bình Thủy tương đối bằng phẳng, cao trình trung bình
khoảng từ 1,0 – 2,0 m, địa hình thấp dần theo hướng Đông Bắc sang Tây Nam. Về mặt
địa chất, quận Bình Thủy được hình thành chủ yếu do quá trình bồi lắng trầm tích biển
và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 m có 2 loại trầm tích: Holocene
(phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
Do nằm cạnh sông Hậu, nên địa bàn quận Bình Thủy có mạng lưới sông, kênh, rạch
khá dày. Với đặc điểm địa hình như trên, quận Bình Thủy có nhiều lợi thế về phát triển
công nghiệp, dịch vụ cảng, sản xuất nông nghiệp (đặc biệt cho các loại cây trồng hàng
năm và cây ăn quả).
1.8.2.2 Khí hậu
Bình Thủy nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình hàng năm
từ 26,8 – 27,10C. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không
quá 5 0C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, thấp nhất là tháng 12. Tuy nhiên chênh
lệch nhiệt độ ngày đêm trên địa bàn quận lại khá lớn, vào mùa khô đạt trị số từ 8 –
100c. Thời gian chiếu sáng khá dài (trung bình từ 2.200 – 2.300 giờ nắng/năm). Những
tháng mùa khô có số giờ nắng chiếu sáng cao (từ 220 – 240 giờ/tháng).
+ Nhiệt độ cao nhất các tháng trong năm (tháng 3 - 4) khoảng 34,3 – 35,60c.
+ Nhiệt độ thấp nhất các tháng trong năm (tháng 2 - 3) khoảng 21,5 – 21,80c.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 – 1.900 mm, phân bố không
đều theo thời gian. Vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), lượng mưa chiếm tới 90%

lượng mưa của cả năm. Tháng 9 và tháng 10 có lượng mưa cao nhất, đạt tới 300 mm.
Tháng 1 và tháng 2 có lượng mưa thấp nhất, chỉ đạt từ 10 -30 mm.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối ổn định từ 82 – 87%, biên độ nhiệt
trung bình giữa các tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng
và phát triển quanh năm của động thực vật.
+ Độ ẩm trung bình tháng cao nhất 91%.
+ Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 76%.
- Gió: Hàng năm trên địa bàn quận có 2 hướng gió chính:
+ Hướng Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô).
11


×